Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tác động của điều trị phục hình răng tháo lắp toàn bộ lên tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 103 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGUYỄN THANH HƯƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU TRỊ
PHỤC HÌNH RĂNG THÁO LẮP TỒN BỘ
LÊN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú

TP Hồ Chí Minh- Năm 2017

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------



NGUYỄN THANH HƯƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU TRỊ
PHỤC HÌNH RĂNG THÁO LẮP TỒN BỘ
LÊN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Chuyên ngành: RĂNG HÀM MẶT
Mã số: 62722801
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HỒ PHƯƠNG TRANG

TP Hồ Chí Minh- Năm 2017

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Người cam đoan

Nguyễn Thanh Hương

.



.

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG

i
iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

v

DANH MỤC HÌNH

vi

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1 Khái niệm người cao tuổi

4


1.2 Tình trạng mất răng tồn bộ ở người cao tuổi và các phương pháp điều trị
mất răng toàn bộ
1.3 Dinh dưỡng ở người cao tuổi
1.4 Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng trên người cao tuổi
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7
8
19
25

2.1 Thiết kế nghiên cứu

25

2.2 Địa điểm - Đối tượng nghiên cứu

25

2.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu

26

2.4 Các biến số nghiên cứu

33

2.5 Thu thập và xử lý số liệu


34

2.6 Kiểm sốt sai lệch thơng tin

36

2.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

36

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ

3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

38

38

3.2 Tình trạng dinh dưỡng trước và sau điều trị phục hình tháo lắp tồn bộ hai
hàm

41

.


.

3.3 Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe răng miệng trước và sau điều
trị phục hình tháo lắp toàn bộ hai hàm

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

45
52

4.1 Về đặc điểm mẫu nghiên cứu

52

4.2 Về phương pháp nghiên cứu

54

4.3 Về kết quả của nghiên cứu

57

4.4 Ý nghĩa của đề tài

67

4.5 Những hạn chế của đề tài

68

KẾT LUẬN

69

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT


70

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BMI

Body mass index

BN

Bệnh nhân

CC

Calf circumference

CLCS

Chất lượng cuộc sống


CLCS – SKRM

Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng

cs

cộng sự

ĐH

Đại học

ĐLC

Độ lệch chuẩn

GTNN

Giá trị nhỏ nhất

GTLN

Giá trị lớn nhất

HG

Hàm giả

ICC


Intraclass Correlation Coefficient

MAC

Mid-arm circumference

MNA

Mini Nutritional Assessment

NCT

người cao tuổi

OHIP

Oral Health Impact Profile

PH

phục hình

PHTL

phục hình tháo lắp

PHTLTB

Phục hình tháo lắp tồn bộ


TB

Trung bình

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

Tp

Thành phố

.


.

ii

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT- ANH

Tiếng Việt


Tiếng Anh

Chỉ số khối cơ thể

Body Mass Index

Chỉ số tác động sức khỏe răng miệng

Oral Health Impact Profile

Chỉ số tác động SKRM 49 câu hỏi

OHIP-49

Chỉ số tác động SKRM 14 câu hỏi

OHIP-14

Chỉ số tác động SKRM 19 câu hỏi

OHIP-19

Chu vi giữa cánh tay

Mid-arm circumference

Chu vi bắp chân

Calf-circumference


Đánh giá dinh dưỡng tối thiểu

Mini Nutritional Assessment

Hệ số tương quan trong lớp

Intraclass Correlation Coefficient

Tình trạng dinh dưỡng

Nutritional status

.


.

iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Số lượng và tỉ lệ người cao tuổi ở Việt Nam
Bảng 1.2 Sự thay đổi thành phần cơ thể hoặc chức năng sinh lý

6
10

Bảng 1.3 Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan điều trị phục hình và tình trạng
dinh dưỡng


18

Bảng 1.4 Tóm tắt một số nghiên cứu về điều trị phục hình và CLCS- SKRM
24
Bảng 2.5 Các biến số nghiên cứu

33

Bảng 2.6 Độ tin cậy đo-đo lại các biến cân nặng, chiều cao, chu vi gữa cánh
tay, chu vi bắp chân, điểm số MNA, OHIP-19VN và 7 lĩnh vực

37

Bảng 3.7 Phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu

38

Bảng 3.8 Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn, nghề nghiệp trước
đây, thu nhập, tình trạng hơn nhân và tình trạng gia đình

39

Bảng 3.9 Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo tình trạng hàm giả và bệnh lý tồn
thân

40

Bảng 3.10 Bảng so sánh trung bình các chỉ số nhân trắc trước và sau điều trị
41
Bảng 3.11 Phân loại tình trạng dinh dưỡng trước- sau điều trị theo BMI


42

Bảng 3.12 Phân loại tình trạng dinh dưỡng trước- sau điều trị theo MNA

44

Bảng 3.13 Điểm OHIP-19 VN và 7 lĩnh vực trước khi điều trị phục hình tháo
lắp toàn bộ

45

Bảng 3.14 Điểm OHIP-19VN và 7 lĩnh vực sau khi điều trị phục hình tháo
lắp tồn bộ

46

Bảng 3.15 So sánh điểm số OHIP-19VN trước và sau điều trị PHTLTB hai
hàm 3 tháng

47

.


.

iv

Bảng 3.16 Tần suất các câu trả lời của từng câu hỏi trong bộ câu hỏi OHIP-19

VN trước và sau khi mang PHTLTB 3 tháng

49

Bảng 3.17 Hệ số tương quan Spearman giữa trung bình BMI, MNA với trung
bình OHIP-19 VN trước điều trị

51

Bảng 3.18 Hệ số tương quan Spearman giữa độ chênh lệch trung bình BMI,
MNA với độ chênh lệch về CLCS-SKRM trước và sau điều trị

.

51


.

v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ tình trạng dinh dưỡng trước–sau điều trị theo BMI

43

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ tình trạng dinh dưỡng trước – sau điều trị theo MNA

44


Biểu đồ 3.3 So sánh điểm số 7 lĩnh vực CLCS- SKRM trước và sau điều trị
PHTLTB hai hàm 3 tháng

.

48


.

vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mơ hình khái niệm đo lường SKRM của Locker (1988).

20

Hình 2.2 Đo chu vi giữa cánh tay

28

Hình 2.3 Đo chu vi bắp chân

29

Hình 2.4 Tóm tắt quy trình nghiên cứu

32

.



.

1

MỞ ĐẦU
Thế kỷ XX đã chứng kiến một cuộc cách mạng về tăng tuổi thọ; tuổi
thọ trung bình của con người đã tăng thêm 20 năm và dự kiến đạt 75,4 tuổi
vào năm 2050. Kết quả là dân số của nhiều quốc gia sẽ già hố nhanh chóng.
Cùng với xu hướng chung của thế giới, dân số người cao tuổi Việt Nam
không ngừng tăng lên cả về số lượng và tỷ lệ, và tăng nhanh hơn các nhóm
dân số khác. Tuổi thọ trung bình của người Việt từ 68,6 tuổi (năm 1999) tăng
lên 72,2 tuổi (năm 2005), dự kiến sẽ là 75 tuổi vào năm 2020. Việt Nam sẽ
bước vào giai đoạn “dân số già” vào năm 2017. Tỷ lệ người cao tuổi trong
tổng dân số đã tăng từ 6,9% (năm 1979) lên 9,45% (năm 2007). Tỷ lệ này dự
kiến là 11,24% vào năm 2020 và sẽ tăng lên tới 28,5% vào năm 2050 [13].
Sự tiến bộ trong nha khoa đã làm giảm tỷ lệ các bệnh lý răng miệng,
tuy nhiên tình trạng mất răng vẫn cịn phổ biến. Các nghiên cứu về thực trạng
mất răng trên người cao tuổi ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ mất răng trên người
cao tuổi là từ 81,7% đến 100,0%. Trong đó, tình trạng mất răng toàn bộ trên
người cao tuổi chiếm tỷ lệ từ 2,8% đến 31,9% [3], [11], [17]. Từ đó, cho thấy
phần lớn người cao tuổi chịu hậu quả của mất răng liên quan đến giảm khả
năng nhai, ảnh hưởng đến giao tiếp, vẻ bề ngoài, tâm lý, thể chất và chất
lượng cuộc sống. Do đó, bên cạnh mục tiêu chặn đứng bệnh tật, mục tiêu
quan trọng của chăm sóc nha khoa ở người cao tuổi là phục hồi chức năng
trên quan điểm về dinh dưỡng và duy trì hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống
của người cao tuổi [29].
Mất răng có thể làm giảm khả năng nhai, dẫn đến những thay đổi sự lựa
chọn thức ăn, do đó có thể làm tăng nguy cơ thiếu dinh dưỡng [27], [32], [41],

[57]… Người mất răng có xu hướng ăn nhiều thức ăn giàu chất bột đường,
chất béo, và giảm các thức ăn nhiều chất xơ [59], [60]. Năm 1994, Willett báo
cáo một số mối liên quan giữa chế độ ăn và bệnh lý toàn thân, cho thấy dinh

.


.

2

dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển của các
bệnh liên quan đến tuổi, như tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư và loãng
xương [84].
Mối liên quan giữa tình trạng răng miệng, chế độ ăn, tình trạng dinh
dưỡng và sức khỏe tồn thân thì phức tạp; liên quan đến nhiều yếu tố như sự
thay đổi sinh lý – xã hội theo tuổi, các bệnh mạn tính, các thuốc đang sử
dụng, tình trạng khó nuốt, suy nhược….Các yếu tố này ảnh hưởng đến khả
năng tiêu thụ thức ăn, dẫn đến nguy cơ thiếu dinh dưỡng tăng đối với người
cao tuổi [19],[36],[81]. Có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng thiếu dinh
dưỡng làm tăng tỷ lệ các rối loạn sức khỏe khác nhau.
Điều trị phục hình giúp phục hồi các răng mất, đòi hỏi sự thoải mái,
đáp ứng chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm. Tình trạng phục hình có thể
tác động đến việc lựa chọn loại thức ăn, chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể, và
tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi. Tình trạng phục hình kém có thể tác
động đến sức khỏe tồn thân và tăng nguy cơ tử vong do tình trạng dinh
dưỡng, thể chất và tinh thần kém [60],[72].
Đồng thời, điều trị phục hình khơng chỉ cần thành cơng về mặt lâm
sàng mà cịn phải thành cơng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống
(CLCS) bệnh nhân. Chỉ số tác động sức khỏe răng miệng OHIP-19 là một

công cụ phù hợp để đánh giá chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân mất răng
[15]. Nghiên cứu của John (2004) cho thấy CLCS cải thiện đối với cả phục
hình cố định, phục hình tháo lắp từng phần và phục hình tháo lắp toàn bộ
[40].
Cùng với sự phát triển của y học, vấn đề dinh dưỡng, chất lượng cuộc
sống của người cao tuổi càng được quan tâm. Ở Việt Nam đã có nghiên cứu
về tác động của sức khỏe răng miệng lên chất lượng cuộc sống ở người cao
tuổi [7], [16]; tuy nhiên, ảnh hưởng của điều trị răng miệng lên tình trạng dinh

.


.

3

dưỡng và chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi chưa được quan tâm nhiều.
Do đó, chúng tơi thực hiện nghiên cứu này với các mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá tác động của điều trị phục hình răng tháo lắp tồn bộ lên tình
trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống trên người cao tuổi.
Mục tiêu cụ thể:
1. So sánh tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước và sau điều trị phục
hình tháo lắp tồn bộ hai hàm 3 tháng.
2. So sánh chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe răng miệng của
bệnh nhân trước và sau điều trị phục hình tháo lắp tồn bộ hai hàm 3 tháng.

.



.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm người cao tuổi
Sự phân chia các lứa tuổi: Về tuổi thọ, con người có 3 lứa tuổi [14]
Lứa tuổi thứ nhất: bắt đầu lúc sinh ra và kết thúc lúc cơ thể phát

-

triển đầy đủ vào khoảng 25 tuổi
-

Lứa tuổi thứ hai: từ 25 đến 45 tuổi

-

Lứa tuổi thứ ba: sau 45 tuổi là lứa tuổi của những người lớn tuổi

Trong hội nghị chuyên đề về tuổi thọ của con người ở Leningrad
(1962) và Kiev (1965) người ta đã quy ước ranh giới của lứa tuổi thứ 3 như
sau:
 Từ 45-59 tuổi: tuổi trung niên
 Từ 60 – 74 tuổi: tuổi khá cao
 Từ 75 tuổi trở lên: tuổi già.
Ở hầu hết các nước phát triển, từ 65 tuổi trở lên được coi là người cao
tuổi. Tuy nhiên với nhiều nước đang phát triển thì mốc tuổi này khơng phù
hợp. Hiện tại chưa có một tiêu chuẩn thống nhất cho các quốc gia, tuy nhiên
Liên Hợp Quốc chấp nhận mốc để xác định dân số cao tuổi là từ 60 tuổi trở

lên [13].
Ở Việt Nam, Quốc hội đã thông qua luật người cao tuổi được ban hành
ngày 04 tháng 12 năm 2009. Theo đó, người từ 60 tuổi trở lên được gọi là
người cao tuổi [9].
1.1.1 Dân số người cao tuổi trên thế giới
Dân số già là sự dịch chuyển cơ cấu dân số tự nhiên, rộng khắp, không
thể nào thay đổi được mà tất cả các nước đều phải trải qua. Tỉ lệ sinh ngày
càng giảm, trong khi đó tỷ lệ người trưởng thành trong dân số ngày càng khỏe

.


.

5

hơn, sống lâu hơn đang gia tăng. Dân số của các nước đang phát triển tăng
gấp 3 lần tăng dân số của các nước phát triển [28].
Dân số toàn cầu đang tăng với tỷ lệ 1,2% năm trong khi đó dân số từ 65
tuổi trở lên tăng 2,3% năm. Số người trên 60 tuổi xấp xỉ 600 triệu người và sẽ
tăng gấp đôi vào năm 2025. Từ 11% năm 2000 ước tính lên đến 22% vào năm
2050, dự đốn sẽ lên 2 tỷ người, 80% sống ở các nước đang phát triển [62].
1.1.2 Dân số người cao tuổi ở Việt Nam
Già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh,
quy mô ngày càng lớn. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999,
người cao tuổi (NCT) ở nước ta khi đó có hơn 6 triệu người, trong đó số NCT
từ 65 tuổi trở lên là gần 4,5 triệu người, chiếm 71,51% tổng số người cao tuổi.
Tỷ lệ NCT (trên 65 tuổi) của Việt Nam cao hơn tỷ lệ chung của thế giới (5%)
và các nước trong khu vực như Thái Lan (5%), Mianma (4%), Lào (3%).
Tỷ lệ NCT so với dân số chung đã tăng từ 6,9% năm 1979 lên 7,2%

năm 1989 và 8,12% năm 1999. Nhịp độ tăng dân số cao tuổi ở nước ta trong
thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã nhanh hơn nhiều so với thập kỷ 80. Nếu ở thập
kỷ 80, NCT chỉ tăng hơn 900 nghìn người thì trong 10 năm sau (từ năm 1989
đến năm 1999), số NCT tăng thêm 1,5 triệu người. Tốc độ tăng dân số trong
thời gian từ năm 1989 đến năm 1993 là trên 2%/năm, trong khi tốc độ tăng
dân số cao tuổi khoảng 5,87%/năm, gấp khoảng 3 lần tốc độ tăng dân số.
Những giai đoạn sau, chỉ từ 5 năm đến 6 năm, số NCT đã tăng nhanh hơn
trong thời gian 10 năm trước, tăng từ 2 lần đến 3 lần.
Theo số liệu nghiên cứu chọn mẫu của Ủy ban các vấn đề xã hội, trong
2 năm 1997 và 1998, ở nhiều địa phương tỷ lệ NCT còn cao hơn tỷ lệ chung
của cả nước, thậm chí có nơi làm tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia
đình, tỷ lệ NCT lên đến 15% so với dân số của nơi đó. Kinh nghiệm quốc tế
cho thấy, mơ hình biến động dân số của Việt Nam khá giống Trung Quốc và

.


.

6

Hàn Quốc, là những nước có dân số chuyển từ loại trẻ sang loại già, và dự
báo đến giữa thế kỷ XXI, dân số Việt Nam còn ở mức độ già hơn cơ cấu dân
số chung của thế giới. Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức về già hóa
dân số như Nhật Bản, Đài Loan và nhiều nước công nghiệp phát triển khác
trong tương lai gần [5].
Tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng do ba yếu tố
quan trọng: tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ tăng lên. Tổng tỷ
suất sinh (TFR) giảm từ 5,25 vào năm 1975 xuống 3,8 vào năm 1989 và 2,03
vào năm 2009. Tuổi thọ trung bình của dân số là 72,8 tuổi vào năm 2009, tăng

4,6 tuổi và 8 tuổi so với năm 1999 và 1989. Những thập kỷ qua, cơ cấu tuổi
dân số Việt Nam biến động mạnh theo hướng: tỷ lệ trẻ em (0-14 tuổi) ngày
càng giảm; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-59) tăng lên; và tỷ lệ người
cao tuổi (từ 60 trở lên) cũng tăng nhanh [10]. Tuổi thọ trung bình của Việt
Nam từ 68,6 tuổi (năm 1999) tăng lên 72,2 tuổi (năm 2005), dự kiến sẽ là 75
tuổi vào năm 2020. Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn “dân số già” vào năm
2017. Tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số đã tăng từ 6,9% (năm 1979) lên
9,5% (năm 2007). Tỷ lệ này dự kiến là 11,2% vào năm 2020 và sẽ tăng lên tới
28,5% năm 2050 [13] (bảng 1.1).
Bảng 1.1 Số lượng và tỉ lệ người cao tuổi ở Việt Nam [2]
Năm

Số dân cả nước

Số người trên 60

Tỷ lệ người trên 60

(triệu người)

tuổi (triệu người)

tuổi (%)

1979

53,74

3,71


6,90

1989

64,41

4,64

7,20

1999

76,32

6,19

8,12

2007

85,15

8,05

9,45

2020

99,003


11,125

11,24

.


.

7

1.2 Tình trạng mất răng tồn bộ ở người cao tuổi và các phương pháp
điều trị mất răng toàn bộ
1.2.1 Tình trạng mất răng tồn bộ ở người cao tuổi
Trên thế giới, các bệnh lý răng miệng ở người cao tuổi phổ biến hơn so
với người trẻ. Tỷ lệ mất răng khác biệt giữa các quốc gia và khu vực, phổ
biến hơn ở các nước phát triển [44]. Wu và cs (2012) tìm thấy tỷ lệ mất răng
tồn bộ khác biệt ở những người trên 50 tuổi trong năm nhóm sắc tộc ở Hoa Kỳ:
người Mỹ gốc Châu Á, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người
Mỹ bản địa, và những người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha. Dolan và cs
(2001) báo cáo 19% người từ 45 tuổi trở lên ở Mỹ mất răng toàn bộ, và MedinaSolis và cs (2008) cho thấy ở Mexico tỷ lệ mất răng toàn bộ dao động từ 2% ở
nhóm 35-44 tuổi đến 26% trên nhóm 65-74 tuổi. Báo cáo tổng quan của Muller
(2007) về các nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu lâm sàng cho thấy tỷ lệ mất
răng toàn bộ trong thập niên 90 ở những người 75 tuổi ở thành phố Thụy Điển,
Đan Mạch và Phần Lan lần lượt là 27%, 45% và 58%. Năm 2003, Mojon cho
thấy tỷ lệ mất răng toàn bộ từ 0% đến 72% trên nhóm tuổi từ 65 đến 74 tuổi ở
Châu Âu. Điều tra sức khỏe răng miệng năm 2009 của Anh báo cáo rằng tỷ lệ
mất răng toàn bộ là 5% trên nhóm 55-64 tuổi và 15% với nhóm từ 65-74 tuổi
[61]. Nghiên cứu của Peltzer và cs (2014) cho thấy tỷ lệ mất răng tồn bộ trên
nhóm từ 50 tuổi trở lên ở Ấn Độ là 16,3%, Mêxicô là 21,7%, và Nga là 18,0%

cao hơn so với Trung Quốc 9,0 % Ghana 3,0% và Nam Phi 8,5% [61].

Tại Việt Nam, năm 2007, nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng cho thấy
tỷ lệ mất răng toàn bộ trên người cao tuổi ở một phường của thành phố Hà
Nội là 2,8 % [3]. Nghiên cứu của La Thanh Tân (năm 2012) báo cáo tỷ lệ
người cao tuổi mất răng toàn bộ tại Cần Thơ là 19,9% [11]. Nghiên cứu của
Hồng Xuân Trọng năm 2013 về thực trạng mất răng tại các cơ sở chăm sóc

.


.

8

người cao tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 31,9% người cao tuổi có
nhu cầu phục hình tháo lắp toàn bộ [17].
1.2.2 Các phương pháp điều trị mất răng tồn bộ
Q trình cơ bản để chế tạo phục hình tháo lắp tồn bộ hiện nay thay
đổi rất ít, tuy nhiên đã có những vật liệu và kỹ thuật mới để cung cấp phục hồi
có thẩm mỹ và chức năng cho bệnh nhân [52]. Quá trình điều trị phục hình
tháo lắp tồn bộ thơng thường gồm các giai đoạn: khám – lên kế hoạch điều
trị- lấy dấu sơ khởi- làm vành khít, lấy dấu sau cùng- ghi tương quan hai hàm,
lên giá khớp-thử răng- giao hàm- chữa đau [48]. Bên cạnh đó, phương pháp
điều trị phục hình nâng đỡ trên implant có thể cung cấp sự lưu giữ cho các
phục hình tháo lắp tồn bộ, tuy nhiên phương pháp điều trị này có chi phí cao,
vượt q khả năng tài chính của nhiều bệnh nhân [52]. Bên cạnh đó, bệnh
nhân cao tuổi thường khơng thích điều trị phẫu thuật hoặc các điều trị đắt tiền.
Implant đường kính nhỏ (mini-implant) có ưu điểm là giúp bệnh nhân giảm
bớt sự bận tâm nhờ vào giá thành thấp hơn, quy trình đặt implant hay tích hợp

implant với hàm giả đơn giản hơn, có thể khơng cần ghép xương [53].
1.3 Dinh dưỡng ở người cao tuổi
Dinh dưỡng và sức khoẻ liên quan chặt chẽ với nhau. Chế độ dinh
dưỡng khơng thích hợp hoặc hấp thụ kém sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh
dưỡng có biểu hiện lâm sàng rõ hoặc khơng có biểu hiện, điều này có thể ảnh
hưởng đáng kể đến sức khỏe của người cao tuổi. Suy dinh dưỡng là vấn đề
thường gặp ở những người cao tuổi trên khắp thế giới.
Các vấn đề về dinh dưỡng có thể là kết quả của những thay đổi liên
quan đến quá trình lão hóa, từ bệnh tật hoặc các tình trạng sức khỏe khác, từ
các tương tác với thuốc, hoặc kết hợp những điều này. Sự thiếu hụt nghiêm
trọng nhất, suy dinh dưỡng năng lượng protein, ảnh hưởng đến 2-4% người
cao tuổi trong cộng đồng và là yếu tố tiên lượng chính cho tử vong ở người
.


.

9

cao tuổi [71], [59]. Nhiều bằng chứng về sự suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi,
đặc biệt là những người nhập viện, với nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ suy
dinh dưỡng từ 20% đến 70% [80]. Ngay cả những người khơng bị suy dinh
dưỡng vẫn có thể thiếu nhiều chất dinh dưỡng chủ yếu như protein và có thể
khơng đáp ứng khẩu phần ăn được khuyến nghị cho nhiều chất dinh dưỡng
khác [8]. Lượng ăn vào thiếu hụt calo, axit folic, vitamin D, vitamin B6,
canxi, vitamin B12, và kẽm đã được báo cáo ở những người lớn tuổi trên 60
tuổi. Tuy nhiên hiếm khi thiếu hụt một chất dinh dưỡng riêng lẻ. Tình trạng
phổ biến hơn là giảm lượng thức ăn tiêu thụ dẫn đến sự thiếu hụt đa dưỡng
chất [50].
Nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn uống thay đổi ở người lớn tuổi do

hậu quả của việc thay đổi thành phần cơ thể hoặc thay đổi sinh lý có ảnh
hưởng đến tình trạng dinh dưỡng được tóm tắt trong bảng 1.2 (trang 10). Tuy
nhiên, tầm quan trọng của việc thay đổi chế độ ăn uống để phù hợp nhu cầu
dinh dưỡng không được thông tin tốt đến người cao tuổi nói chung và đặc biệt
đối với người có sức khỏe yếu, khó di chuyển [80].
Ngồi ra, cịn có một số thay đổi xã hội và chức năng có ảnh hưởng đến
sự tiêu thụ thực phẩm. Những vấn đề này bao gồm khó khăn trong việc mua
sắm thực phẩm, nguyên nhân có thể do khó khăn di chuyển, khả năng thể chất
để mang vật nặng và thị lực giảm. Các yếu tố tâm lý xã hội có thể đóng vai
trị lớn hơn cả về thể chất, y tế, và các vấn đề về nha khoa trong việc xác định
sức khoẻ ở người cao tuổi. Người cao tuổi đặc biệt có nguy cơ suy dinh
dưỡng bao gồm những người sống một mình, người tàn tật khơng được chăm
sóc đầy đủ, người bị cơ lập, người mắc bệnh mạn tính và/hoặc chế độ ăn
kiêng nghiêm ngặt, và người già [8]. Nghèo cũng là một đóng góp lớn dẫn
đến suy dinh dưỡng. Người cao tuổi có thể giảm tình trạng kinh tế do kết quả
của nghỉ hưu, lạm phát, tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ và tử vong của người

.


.

10

có thu nhập [63]. Ngồi ra, sự phiền muộn, lo lắng và cơ đơn có thể làm giảm
mong muốn việc chuẩn bị và ăn thức ăn, liên quan đến chán ăn, giảm cân, làm
tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở người cao tuổi [80], [59].
Việc thưởng thức thực phẩm cũng gắn bó mật thiết với cảm giác đặc
biệt về mùi và vị, có liên quan đến tuổi tác. Sự giảm dần độ nhạy cảm của các
nhú vị giác, sự nhận biết mùi vị ảnh hưởng đến những niềm vui liên quan với

việc ăn thực phẩm ở những người lớn tuổi. Những thay đổi này càng trở nên
trầm trọng hơn ở những người có chứng khơ miệng.
Bất kể ngun nhân nào, sự thất bại trong ăn uống và thiếu dinh dưỡng
dẫn đến tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh tật và kéo dài thời gian nằm viện
ở người cao tuổi; bổ sung chất dinh dưỡng trong quần thể này có thể có một
lợi ích đáng kể về sức khỏe.
Bảng 1.2 Sự thay đổi thành phần cơ thể hoặc chức năng sinh lý [80]
Chế độ ăn uống

Thay đổi sinh lý

Tác động

Năng lượng

Thành phần cơ thể bị thay đổi
giảm lượng cơ bắp và tăng
tương đối mô mỡ và mô liên
kết. Giảm mức độ hoạt động
thể chất đặc biệt với bệnh
mạn tính.

Địi hỏi giảm năng lượng
nhưng không yêu cầu thay
đổi vi chất dinh dưỡng,
cần một chế độ ăn uống
giàu dinh dưỡng hơn.

Vitamin D


Thay đổi hiệu quả tổng hợp Cần bổ sung vi chất dinh
vitamin D của da do khuynh dưỡng mức 10–15 μg/
hướng giảm tiếp xúc với ánh ngày
sáng mặt trời khi gia tăng tuổi
tác.

Vitamin B12

Thay đổi pH dạ dày, đặc biệt Cần bổ sung vi chất dinh
là chứng viêm teo dạ dày, dưỡng mức 15-25 μg/
dẫn đến giảm hấp thu B12.
ngày

.


.

11

Một yếu tố cần được xem xét trên những người cao tuổi, những người
bị bệnh là họ giảm khả năng cân bằng năng lượng sau một khoảng thời gian
ăn ít hoặc nhiều. Vì vậy, những người bị bệnh cấp tính, có thể có chế độ ăn
kiêng hạn chế, giảm khả năng trở lại chế độ ăn bình thường khi tuổi càng
tăng. Hơn nữa, có rất nhiều bệnh tồn thân có thể liên quan đến bệnh răng
miệng ở người già mà dinh dưỡng ở hiện tại hoặc quá khứ, đóng một vai trò
quan trọng trong bệnh căn của họ, bao gồm hội chứng chuyển hóa và đái tháo
đường cũng như bệnh tim mạch và ung thư.
Sức khoẻ và chức năng miệng cũng có quan hệ chặt chẽ với tình trạng
dinh dưỡng. Miệng là đường vào đầu tiên của thực phẩm; giới hạn của tình

trạng chức năng miệng là một trong những biến số có liên quan đến thay đổi
những thói quen và sự lựa chọn chế độ ăn uống. Như vậy, thay đổi tình trạng
chức năng miệng có nhiều khả năng xảy ra ở người lớn tuổi vì hầu hết các
bệnh về miệng và mất răng là các q trình khơng hoàn nguyên. Hơn nữa,
việc thưởng thức thực phẩm như là một hệ quả của chức năng miệng, các chất
kích thích từ thực phẩm bị phá vỡ và giải phóng, có thể hòa tan trong nước
bọt cho nụ vị giác ở lưỡi hoặc ở dạng khí cho các thụ cảm mùi trong hầu mũi.
Bên cạnh đó, kết cấu của thực phẩm cũng rất quan trọng. Hiệu quả nhai
giảm trên người mất răng, gây khó khăn hơn trong việc nhai thực phẩm.
Người ta sẽ khơng chọn các thực phẩm có kết cấu thức ăn gây khó nhai hoặc
gây khó chịu trong mơi trường miệng. Như một quy tắc, nếu người ta nhận
thấy một loại thực phẩm cụ thể khó nhai, họ sẽ tránh chọn thực phẩm này. Có
những nhóm thực phẩm khó nhai như rau tươi, các hạt ngũ cốc, và một số trái
cây…Do đó, giảm lượng trái cây, rau và các chất dinh dưỡng quan trọng [80].

.


.

12

1.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng với người cao tuổi
1.3.1.1 Nhu cầu về năng lượng
Có sự thay đổi về thành phần cơ thể khi tuổi gia tăng, với sự giảm khối
cơ bắp, và tăng tỷ lệ tương đối mô mỡ và mơ liên kết. Tình trạng tệ nhất là
chứng mất cơ (sarcopenia) dẫn đến sự giảm đáng kể các hoạt động cơ đơn
giản và trong những tư thế, góp phần gây mất cân bằng và dễ té ngã ở tuổi
già. Ngay cả khi tỷ lệ giảm “bình thường”, lực cơ cũng giảm không ngừng, và
kết quả là năng lượng cần thiết cho hoạt động trao đổi chất cơ bản giảm [80].

Lợi ích của việc tập thể dục để duy trì khối cơ bắp vẫn tiếp tục trên
những người lớn tuổi; những người tập thể dục thường xuyên sẽ giảm hoặc
ngăn ngừa sự mất cơ bắp. Bên cạnh đó, chứng mất cơ tác động lên hoạt động
cơ, khuynh hướng làm giảm sự linh hoạt của cơ khi càng lớn tuổi. Xu hướng
này trầm trọng hơn ở những người bị bệnh mạn tính, suy yếu khả năng vận
động, ví dụ như những người có viêm khớp dạng thấp hoặc những người béo
phì.
Kết quả của việc giảm số lượng cơ và giảm hoạt động thể chất là giảm
nhu cầu năng lượng cơ bản hàng ngày. Người cao tuổi cần ăn ít hơn người trẻ
để tránh tăng cân [80].
1.3.1.2 Protein ăn vào
Protein cần cho nhiều mục đích, bao gồm duy trì cơ xương cũng như
một nguồn cung cấp năng lượng. Cho dù cần có khẩu phần protein khác cho
người cao tuổi so với người trẻ hơn nhưng vẫn có sự tranh luận đáng kể trong
y văn. Điều này phản ánh sự kết hợp của giảm khối cơ xương ở người lớn tuổi
gợi ý rằng lượng protein nên ít hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cân bằng nitơ
cho thấy người lớn tuổi địi hỏi ít nhất là nhiều protein như những người trẻ
tuổi. Một báo cáo cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm châu Âu gần đây đã kết luận
rằng khơng có sự khác biệt trong mức nhu cầu trung bình của dân số với

.


.

13

protein cho người trưởng thành. Lưu ý rằng nhu cầu năng lượng giảm ở người
cao tuổi gợi ý rằng những người lớn tuổi nên có tỷ lệ protein / năng lượng cao
hơn trong khẩu phần ăn của họ vì nhu cầu năng lượng của họ thấp hơn (phụ

lục 6).
1.3.1.3 Vi chất dinh dưỡng
Hiện tại khơng có khuyến cáo giảm lượng vi chất hàng ngày đối với
người cao tuổi, các khuyến cáo hiện nay giống nhau cho người trưởng thành
trên 20 tuổi. Như vậy, người lớn tuổi cần thay đổi thói quen ăn của họ nếu
muốn duy trì lượng vi chất dinh dưỡng khi lượng năng lượng ăn vào giảm.
Người cao tuổi cần ăn nhiều chế độ ăn nhiều dinh dưỡng (loại chứa nhiều vi
chất dinh dưỡng cho mỗi đơn vị năng lượng). Ví dụ chế độ ăn uống cần trái
cây, rau và hàm lượng ngũ cốc tương đối cao hơn với một lượng thích hợp
chất béo. Protein và carbohydrate là một hình thức hợp lý cung cấp phần lớn
năng lượng ăn vào chứ khơng phải chất béo, vì chúng tạo ra ít năng lượng hơn
chất béo và cũng tạo ra cảm giác no tốt hơn chất béo [1], [79]. Mức tiêu thụ
chất béo sao cho năng lượng do chất béo cung cấp trong khẩu phần trong
khoảng 18-25% năng lượng cần thiết [18].
1.3.1.4 Thay đổi chức năng sinh lý
Có hai nguồn vitamin D ở người: chế độ ăn uống và tổng hợp ở da. Sự
tổng hợp ở da phụ thuộc vào sự tiếp xúc của da với ánh sáng mặt trời phù
hợp, khi ánh sáng mặt trời đủ kích hoạt các quá trình tổng hợp. Hoạt động
tổng hợp này giảm dần theo tuổi tác và người cao tuổi ít có khả năng ra ngoài
tiếp xúc ánh sáng mặt trời trực tiếp so với những người trẻ tuổi. Khi tuổi thọ
tăng, người lớn tuổi tăng tiêu thụ vitamin D bằng đường ăn uống để bù đắp sự
giảm hiệu quả tổng hợp vitamin D tại da khi da giảm tiếp xúc với ánh sáng
mặt trời. Điều này có thể đạt được bằng cách bổ sung vitamin D thay vì chỉ
thay đổi chế độ ăn uống.

.


.


14

Có thể có sự thay đổi trong việc hấp thụ một số chất dinh dưỡng do hậu
quả của sự thay đổi trong ruột, ví dụ độ acid của dạ dày là cần thiết để hấp thu
một số phức hợp vitamin B, đặc biệt là B12. PH dạ dày tăng khi gia tăng tuổi,
rất có thể là kết quả của tình trạng viêm dạ dày tá tràng phổ biến ở người trên
65 tuổi.
1.3.2 Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng có thể được định nghĩa là tập hợp các đặc điểm
cấu trúc, các chỉ số hoá sinh và đặc điểm các chức phận của cơ thể phản ánh
mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng [1].
Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng
các chất dinh dưỡng của cơ thể.
Có một số phương pháp định lượng chính thường được sử dụng trong
đánh giá tình trạng dinh dưỡng như sau:
-

Nhân trắc học.

-

Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.

-

Các thăm khám thực thể, các dấu hiệu lâm sàng, đặc biệt chú ý tới các

triệu chứng thiếu dinh dưỡng.
-


Các xét nghiệm cận lâm sàng chủ yếu là hoá sinh ở dịch thể và các chất

bài tiết (máu, nước tiểu...) để phát hiện mức bão hoà chất dinh dưỡng.
-

Các kiểm nghiệm chức phận để xác định các rối loạn chức phận do

thiếu hụt dinh dưỡng.
-

Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Sử dụng các thống kê y tế để tìm

hiểu mối liên quan giữa tình hình bệnh tật và tình trạng dinh dưỡng.
-

Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và

sức khoẻ.

.


×