Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Tỉ lệ rối loạn tình dục và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 209 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGƠ THỊ N

TỈ LỆ RỐI LOẠN TÌNH DỤC
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh– Năm 2016

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGƠ THỊ N



TỈ LỆ RỐI LOẠN TÌNH DỤC
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số: 62720131

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS.Võ Minh Tuấn
2. TS.BS. Huỳnh Thị Thu Thủy

Thành phố Hồ Chí Minh- Năm 2016

.


.

i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

NGƠ THỊ YÊN


.


.

ii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
Trang
LỜI CAM ĐOAN
i
MỤC LỤC
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
iv
CÁC THUẬT NGỮ VIỆT - ANH
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
vii
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………
4
1.1. Sơ lƣợc lĩnh vực nghiên cứu tình dục nữ……………………………..
4
1.2. Chu kỳ đáp ứng tình dục nữ……………………………………………

6
1.3. Định nghĩa và phân loại RLTD nữ…………………………………….
7
1.4. Công cụ đánh giá RLTD nữ…………………………………………..
9
1.5. Tác động RLTD lên chất lƣợng cuộc sống và sức khỏe phụ nữ………..
17
1.6. Nguyên nhân và điều trị RLTD nữ. Vai trị của tƣ vấn…......................
19
1.7. Tình hình nghiên cứu về RLTD nữ……………………………………
27
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………..
34
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………
34
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu……………………………………..........
35
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu……………………………………………...
56
2.4. Y đức…………………………………………………………………
56
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………..
58
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu…………………………….
58
3.2. Đặc điểm RLTD của đối tƣợng nghiên cứu…………………………….
65
3.3. Các yếu tố liên quan với RLTD nữ……………………………………..
71
3.4. Tƣ vấn cải thiện mức độ các hình thái RLTD………………….....…...

75
Chƣơng 4: BÀN LUẬN…………………………………………………….
78
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu……………………………………………..
78
4.2. Tỉ lệ RLTD nữ…………………………………………………………
88
4.3. Các yếu tố liên quan RLTD nữ...............................................................
103
4.4. Tƣ vấn cải thiện mức độ các hình thái RLTD nữ...................................
110
4.5 Điểm mạnh của nghiên cứu.....................................................................
111
4.6 Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng khắc phục.........................................
113
4.7 Giá trị ứng dụng của đề tài.......................................................................
113
4.8 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo....................................................................
114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………..............
116

.


.

iii

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Thƣ ngỏ
Phụ lục 2. Thông tin giới thiệu nghiên cứu
Phụ lục 3. Phiếu tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4.Bộ câu hỏi phỏng vấn đối tƣợng nghiên cứu
Phụ lục 4b. Câu hỏi tự điền
Phụ lục 5. Phiếu ghi kết quả khám phụ khoa
Phụ lục 6. Bộ câu hỏi chức năng tình dục nữ (FSFI)
Phụ lục 7. Bảng tự đánh giá mức độ RLTD
Phụ lục 8. Tƣ vấn can thiệp cho từng hình thái RLTD nữ
Phụ lục 9. Công văn đồng ý của Sở Y tế TPHCM
Phụ lục 10. Công văn chấp thuận của Hội đồng y đức
Phụ lục 11. Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu
Phụ lục 12. Địa điểm lấy mẫu ngẫu nhiên tại TPHCM
Phụ lục 13. Tờ rơi truyền thông về RLTD nữ
Phụ lục 14. Chọn cụm nghiên cứu theo phƣơng pháp PPS
Phụ lục 15. Số liệu nghiên cứu đã mã hóa
Phụ lục 16. Cơng thức tính cỡ mẫu đánh giá hiệu quả tƣ vấn

.


.

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng Việt

CTC
DV
KHGĐ
KRLTD
KTC
NCKH
PT
QHTD
RLTD
SKSS
SKTD
SV
TD
TP HCM
TSM

.

Nội dung đầy đủ
Cổ tử cung
Dịch vụ
Kế hoạch gia đình
Khơng rối loạn tình dục
Khoảng tin cậy
Nghiên cứu khoa học
Phổ thơng
Quan hệ tình dục
Rối loạn tình dục
Sức khoẻ sinh sản
Sức khỏe tình dục

Sinh viên
Tình dục
Thành phố Hồ Chí Minh
Tầng sinh mơn


.

v

CÁC THUẬT NGỮ VIỆT – ANH
Bộ câu hỏi chức năng tình dục nữ
Bộ câu hỏi về chất lƣợng cuộc sống
tình dục của ngƣời nữ

Female Sexual Function Index (FSFI)
Sexual Quality of Life-Female (SQLF)

Các thuốc ức chế tái thu nhận chọn

Selective Serotonin Reuptake Inhibitors

lọc serotonin
Chỉ số quốc tế về chức năng cƣơng

(SSRIs)
International Index of Erectile Function
(IIEF)

Chỉ số khối cơ thể

Chụp cộng hƣởng từ

Body Mass Index (BMI)
Magnetic Resonance Imaging (MRI)

Cơ quan Kiểm soát Thuốc và Thực
phẩm (Hoa kỳ)

Food and Drug Administration (FDA)

Chứng nghiệm acid acetic quan sát

Visual Inspection with Acetic acid (VIA)

bằng mắt thƣờng
Rối loạn chức năng cƣơng
Rối loạn giảm ham muốn tình dục
Rối loạn phấn khích tình dục nữ

Erectile Dysfunction (ED)
Hypoactive Sexual Desire Disorder
(HSDD)
Female Sexual Arousal Disorder (FSAD)

Rối loạn về đạt khoái cảm nữ
Tổ chức Y tế Thế giới
Văn phòng khu vực Tây Thái Bình

Female Orgasmic Disorder (FOD)
World Health Organization (WHO)

Western Pacific Regional Office

Dƣơng
Viện Nghiên cứu Đái tháo đƣờng
quốc tế
Xác suất chọn tỉ lệ theo cỡ dân số

(WPRO)
International Diabetic Institute (IDI)

.

Probability Proportional to Size (PPS)


.

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Các công cụ đánh giá chức năng tình dục nữ ……………….

12

Bảng 1.2 Bảng tính điểm số FSFI………………………………………

14


Bảng 2.1 Danh sách các cụm đƣợc chọn tham gia nghiên cứu…………

36

Bảng 2.2 Độ tin cậy của bộ câu hỏi FSFI………………………………

42

Bảng 2.3 Bảng đánh giá BMI...................................................................

55

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu……………….

59

Bảng 3.2 Đặc điểm sản phụ khoa của mẫu nghiên cứu……………......

60

Bảng 3.3 Đặc điểm ngƣời chồng của mẫu nghiên cứu…………………

62

Bảng 3.4 Tỉ lệ các hình thái RLTD chuyên biệt.............……………….

64

Bảng 3.5 Tỉ lệ kết hợp các hình thái RLTD.........................……….......


66

Bảng 3.6 Liên quan giữa các hình thái RLTD……………………….....

67

Bảng 3.7 Mối liên quan yếu tố nhân khẩu học với RLTD.......................

68

Bảng 3.8 Mối liên quan yếu tố sản phụ khoa với RLTD.........................

69

Bảng 3.9 Mối liên quan yếu tố đặc điểm chồng với RLTD.....................

72

Bảng 3.10 Phân tích đa biến mối liên quan các yếu tố với RLTD...........

73

Bảng 3.11. Các yếu tố nguy cơ đối với RLTD nữ...................................

75

Bảng 3.12. So sánh sự cải thiện mức độ RLTD trƣớc và sau tƣ vấn.......

76


Bảng 4.1 Tỉ lệ RLTD nữ theo các nghiên cứu dùng FSFI ......................

89

Bãng 4.2.So sánh tỉ lệ các hình thái RLTD chuyên biệt ………………

93

Bảng 4.3 Tỉ lệ hình thái thiếu chất nhờn âm đạo ở một số nghiên cứu..

100

.


.

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1 Tóm tắt các bƣớc thu thập số liệu ………….. ………………

51

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ RLTD chung của mẫu nghiên cứu…………………..

64


Biểu đồ 3.2 Phân bố các hình thái RLTD theo nhóm tuổi……………...

66

Biểu đồ 4.1 So sánh tỉ lệ RLTD chung giữa các nghiên cứu…………...

90

.


.

1

MỞ ĐẦU
Chăm sóc sức khỏe sinh sản khơng thể bỏ qua sức khỏe tình dục. Tổ
chức Y tế thế giới định nghĩa: “Sức khỏe tình dục là một bộ phận của sức khỏe
sinh sản. Sức khỏe tình dục là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tình cảm, tinh
thần và quan hệ xã hội liên quan đến tình dục, chứ khơng chỉ là tình trạng
khơng có bệnh tật, khơng rối loạn chức năng hay khơng yếu ớt. Sức khỏe tình
dục địi hỏi cách tiếp cận tích cực và tơn trọng trong quan hệ tình dục cũng như
khả năng hưởng thụ tình dục an tồn mà khơng bị ép buộc, khơng bị phân biệt
đối xử và không bị bạo hành” [133].
Đáp ứng tình dục của người phụ nữ kết hợp các kích thích về cảm xúc
lẫn thể xác [102]. Rối loạn tình dục nữ là một vấn đề sức khoẻ, phụ thuộc
nhiều yếu tố [73] và tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ
theo các nghiên cứu qui mô lớn tại Mỹ [45][89], Đức [68], Ý [104], Anh [119].
Theo các nghiên cứu đã công bố, tỉ lệ rối loạn tình dục nữ dao động từ
24,4% đến 82,2% [70][127], tùy thuộc lứa tuổi, đặc điểm của đối tượng nghiên

cứu, cách lấy mẫu, tiêu chuẩn chẩn đoán [127]. Các nghiên cứu này chủ yếu
được tiến hành ở các nước châu Âu, châu Mỹ. Tại các nước Đông Nam Á, tình
dục nữ là một lĩnh vực cịn mới mẻ, kể cả với các bác sĩ làm cơng tác chăm sóc
sức khoẻ sinh sản [84][113][114]. Sau Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát
triển họp tại Cairo năm 1994, Việt Nam đã thực hiện một loạt các biện pháp
nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản [2], nhưng việc chăm sóc sức
khỏe tình dục chưa được đề cập nhiều và rối loạn tình dục nữ mới có vài số
liệu riêng lẻ [9][8][15].
Bệnh viện Từ Dũ đã triển khai Đơn vị Tư vấn Tình dục từ tháng
10/2008 và số lượng khách hàng ngày càng tăng, với 68 lượt năm 2009 đến
212 lượt trong năm 2014 [1]; trong số này hơn 90% đang độ tuổi sinh đẻ [15].

.


.

2

Khảo sát các khách hàng này, nhận thấy rối loạn tình dục nữ có liên quan các
trục trặc trong quan hệ xã hội và ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình [15].
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan
trọng của Việt Nam. Phụ nữ tuổi sinh đẻ (18-49 tuổi) đã có chồng, cư ngụ tại
thành phố Hồ Chí Minh theo thống kê năm 2011, là gần một triệu hai trăm
người [11]. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống tồn
diện cho người phụ nữ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu cuộc sống tình
dục của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sẽ xác
định tỉ lệ RLTD nữ và các yếu tố có liên quan RLTD nữ. Phụ nữ tuổi sinh đẻ
còn một q trình sống và đóng góp rất dài; nếu phát hiện và tư vấn can thiệp
kịp thời thì hiệu quả nâng cao chất lượng cuộc sống được phát huy tốt nhất. Hệ

thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Bộ Y tế Việt nam đang quản lý và chăm
sóc phụ nữ tuổi sinh đẻ nên quá trình chọn mẫu và tiến hành nghiên cứu sẽ
thuận lợi hơn.
Câu hỏi nghiên cứu:
Tỉ lệ RLTD ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại TPHCM là bao nhiêu và các yếu tố
nào ảnh hưởng đến RLTD nữ?

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỉ lệ rối loạn tình dục ở phụ nữ tuổi sinh đẻ thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến rối loạn tình dục của phụ nữ tuổi
sinh đẻ.

.


.

4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƢỢC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU TÌNH DỤC NỮ
Vấn đề tình dục của con người bắt đầu được quan tâm từ khoảng thế kỷ

XVIII, khi một số tác giả tìm hiểu về khía cạnh tâm lý của hành vi tình dục.
Hamilton [54] tìm hiểu các mối quan hệ trong hôn nhân từ cuối những năm
1920. Davis [36] báo cáo về cuộc sống tình dục của 2.200 phụ nữ sống tại New
York. Một nhà sinh vật học người Mỹ là Alfred Kinsey đã khảo sát trên hơn
10.000 người (5.300 người nam và hơn 6.000 người nữ) từ 16 tuổi trở lên để
tìm hiểu về lĩnh vực tình dục từ cuối những năm 1930s [23]. Hai cuốn sách nổi
tiếng của ơng có ý nghĩa đột phá trong lĩnh vực tình dục học là Hành vi Tình
dục ở người nam (Sexual Behavior in the Human Male) năm 1948 và Hành vi
Tình dục ở người nữ (Sexual Behavior in the Human Female) năm 1953 đã
được Nhà xuất bản Saunders phát hành lần đầu tiên tại Hoa kỳ.
Kinsey làm việc tại Đại học Indiana, Hoa kỳ và là nhà sáng lập Viện
Nghiên cứu về Tình dục, Giới và Sinh sản năm 1947. Viện này về sau nổi
tiếng trên thế giới với tên gọi là Viện nghiên cứu Kinsey.
Không lâu sau các ấn phẩm về tình dục học của Kinsey tại Mỹ, năm
1956 Chesser cũng có những số liệu về cuộc sống tình dục của phụ nữ Anh
[34]. Cùng thời gian này, hai nhà nghiên cứu Masters và Johnson tại Mỹ đã bắt
đầu tiến hành các khảo sát về đáp ứng tình dục ở người, về chức năng và các
rối loạn tình dục thơng qua việc quan sát các đáp ứng giải phẫu và sinh lý
trong hoạt động tình dục ở người. Ông Masters và bà Johnson kết hợp làm việc
với nhau từ năm 1957 tại Khoa Sản phụ khoa, Đại học Washington, St. Louis
và cùng sáng lập Viện Nghiên cứu Sinh học về Sinh sản Người (sau này đổi
tên là Viện Masters & Johnson). Năm 1966, Masters và Johnson xuất bản ấn
phẩm Đáp ứng tình dục ở người (Human Sexual Response) nêu bật những đặc
điểm của chu kỳ đáp ứng tình dục [82]. Vài năm sau, Kaplan chắt lọc, bổ sung

.


.


5

những lý thuyết của Master & Johnson và thống nhất chu kỳ đáp ứng tình dục
gồm 4 giai đoạn: ham muốn, phấn khích, cực khối và thư giãn [65].
Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu và xác định hành vi tình dục
"bình thường" thơng qua việc sử dụng một số phương pháp khảo sát khác nhau
[127]. Những nghiên cứu nghiêm túc về sự thoả mãn tình dục được công bố
vào những năm đầu của thế kỷ XX.
Năm 1997, các nhà niệu khoa là những người đầu tiên sử dụng thuật
ngữ “rối loạn tình dục nữ” để nói về sinh lý bệnh của cơ quan sinh dục nữ
giới, tương tự như rối loạn chức năng cương của nam giới. Năm 1997, lần
đầu tiên Irwin Goldstein - một bác sĩ niệu khoa người Mỹ - đã mở một phòng
khám về sức khoẻ tình dục nữ tại Bệnh viện Đại học Boston, Mỹ [53].
Tháng 10/1999, Goldstein tổ chức hội nghị đầu tiên về chức năng tình
dục nữ tại Boston. "Chiến dịch về Tầm nhìn mới đối với Vấn đề tình dục nữ"
được hưởng ứng tại nhiếu quốc gia trên thế giới vào năm 1999. Kể từ đó, lĩnh
vực tình dục nữ đã được lưu ý nhiều hơn. Goldstein là chủ bút của tạp chí
Journal of Sexual Medicine cho ấn phẩm đầu tiên năm 2004 và cho đến nay là
một tạp chí uy tín về tình dục nữ. Bác sĩ Irwin Goldstein hiện là Giám đốc
Trung tâm Y học Tình dục San Diego, California, Hoa kỳ.
Jennifer Berman - người Đức, là học trò về niệu khoa của bác sĩ I.
Goldstein tại Đại học Boston cùng chị gái là Laura Berman đã mở một phịng
khám về tình dục nữ tại Đại học California, Los Angeles năm 2001.
Các công ty dược trên thế giới cũng quan tâm về lĩnh vực rối loạn tình
dục nữ. Pfizer đã nghiên cứu về Viagra® cho nữ giới từ 1997 đến 2004 [111].
Procter & Gamble giới thiệu miếng dán testosterone Intrinsa® trong điều trị rối
loạn tình dục nữ [83]. Kể từ năm 2006, rối loạn tình dục nữ đã trở thành một
vấn đề sức khỏe thực sự.

.



.

6

1.2. CHU KỲ ĐÁP ỨNG TÌNH DỤC NỮ
Một số từ ngữ chun mơn [65]:
Hoạt động tình dục: bao gồm vuốt ve, các cử chỉ âu yếm kích thích dạo
đầu, thủ dâm và/ hoặc quan hệ tình dục thực sự qua âm đạo.
Ham muốn tình dục: là cảm giác mong muốn có hoạt động tình dục, cảm
giác thích tiếp nhận các kích thích tình dục.
Kích thích tình dục: bao gồm các động tác, cử chỉ, tình huống như âu yếm,
mơn trớn nhằm mục đích gây cảm giác phấn khích muốn quan hệ tình dục.
Phấn khích: là hứng thú tình dục về thể xác và tinh thần; có thể bao gồm
cảm giác ấm áp hoặc sung sướng ở bộ phận sinh dục, chất nhờn âm đạo tiết
ra.
Khoái cảm: cảm giác cực khoái ngất ngây không cưỡng lại được cùng với
sự co giãn nhịp nhàng các cơ vùng đáy chậu và âm đạo.
Co thắt âm đạo: âm đạo không sẵn sàng cho dương vật đưa vào, gây cảm
giác đau và sợ giao hợp.
Giao hợp: được định nghĩa là động tác dương vật đưa vào trong âm đạo.
Chu kỳ đáp ứng tình dục được chia thành 4 giai đoạn [82]:
a. Giai đoạn ham muốn: gồm những tưởng tượng về hoạt động tình dục và
sự ham muốn có hoạt động tình dục. Ham muốn tình dục được chi phối
phần lớn bởi não bộ - được xem là “cơ quan tình dục lớn nhất” của con
người [60].
b. Giai đoạn phấn khích: gồm cảm giác chủ quan về sự thích thú trong hoạt
động tình dục và kèm theo những thay đổi sinh lý. Những thay đổi ở nam
gồm cương tụ và cương cứng dương vật. Những thay đổi ở nữ gồm sung

huyết mạch vùng chậu, sự tiết chất nhầy và mở rộng âm đạo, sự căng phồng
của cơ quan sinh dục ngoài.

.


.

7

c. Giai đoạn cực khoái: là đỉnh điểm của khoái cảm tình dục với sự giải
thốt căng thẳng tình dục và sự co thắt nhịp nhàng các cơ đáy chậu và cơ
quan sinh dục. Ở nam, cảm giác không cưỡng lại được việc phóng tinh và sự
xuất tinh xảy ra sau đó. Ở nữ, có sự co thắt của một phần ba ngoài của thành
âm đạo. Ở cả hai giới, các cơ thắt hậu môn đều co thắt nhịp nhàng. Sau giai
đoạn này, người nữ và nam vẫn cần được vuốt ve, âu yếm để đạt sự thoả
mãn.
d. Giai đoạn thư giãn: là cảm giác thư giãn cơ và toàn cơ thể nói chung sau
khi hoạt động tình dục được hồn thành.
Các rối loạn tình dục có thể xảy ra ở một hay nhiều giai đoạn của chu kỳ
đáp ứng tình dục.
1.3. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI RLTD NỮ
1.3.1. Định nghĩa RLTD nữ
Rối loạn tình dục nữ là những trục trặc lặp đi lặp lại trong đáp ứng tình dục,
ảnh hưởng đến tâm lý và quan hệ với bạn tình. RLTD nữ là một bệnh cảnh
phức tạp, chưa được biết đến nhiều và ảnh hưởng phụ nữ mọi lứa tuổi [101].
1.3.2. Phân loại RLTD nữ
Dịch tễ học của RLTD nữ rất khó mơ tả vì rối loạn này chưa được
nghiên cứu một cách tồn diện và hiện có vài hệ thống phân loại khác nhau.
Hơn nữa, một số dạng RLTD nữ khó phân biệt rõ rệt [51]. Hệ thống phân loại

được sử dụng nhiều là của Hội Tâm thần học Hoa kỳ, được công bố trong Sổ
tay Thống kê và Chẩn đoán các Rối loạn Tâm thần - lần IV (DSM-IV) [121],
trong đó liệt kê các dạng RLTD nữ và tiêu chuẩn chẩn đốn cho 4 nhóm rối
loạn chính gồm:
a. Giảm ham muốn tình dục
b. Giảm phấn khích tình dục
c. Khó đạt cực khối

.


.

8

d. Giao hợp đau
Tuy nhiên, định nghĩa và phân loại RLTD nữ vẫn tiếp tục được bàn cãi.
Năm 2004, Hội nghị đồng thuận Quốc tế lần thứ hai về Y học giới tính đã chấp
nhận định nghĩa các nhóm RLTD nữ như sau [59]:
* Rối loạn về ham muốn tình dục: 2 dạng
+ Giảm ham muốn tình dục: tình trạng thiếu hụt hoặc khơng có những
suy nghĩ hay ý muốn về hoạt động tình dục, làm đau khổ cho bản thân.
+ Ác cảm tình dục: tình trạng kéo dài hoặc tái phát cảm giác sợ quan hệ
tình dục, tránh tiếp xúc với bạn tình, làm đau khổ cho bản thân.
* Rối loạn phấn khích tình dục: tình trạng khơng có khả năng đạt được hoặc
duy trì cảm giác thích thú khi được kích thích tình dục, làm đau khổ cho bản
thân.
* Rối loạn khối cảm: tình trạng khó khăn, chậm trễ hoặc khơng thể đạt được
cực khối trong hoạt động tình dục, làm đau khổ cho bản thân. Có thể ở dạng
nguyên phát - khi phụ nữ chưa bao giờ trải nghiệm cực khoái lần nào; hoặc

dạng thứ phát - khi phụ nữ khơng tìm được cảm giác cực khối sau thời gian
đã từng cảm nhận cực khoái.
* Rối loạn đau tình dục: 3 dạng
+ Giao hợp đau: tình trạng đau tại cơ quan sinh dục kéo dài hoặc tái phát
có liên quan đến hoạt động tình dục.
+ Co thắt âm đạo: tình trạng co thắt khơng tự ý của các cơ lớp ngoài
cùng của âm đạo, làm cản trở việc đưa dương vật vào âm đạo.
+ Cảm giác đau tình dục khơng giao hợp: tình trạng đau tại cơ quan sinh
dục kéo dài hoặc tái phát gây ra bởi sự kích thích tình dục khơng giao
hợp.

.


.

9

1.4 CƠNG CỤ ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN TÌNH DỤC NỮ
1.4.1 Các phƣơng pháp đánh giá chức năng tình dục nữ
Nhiều phương pháp đánh giá chức năng tình dục hoặc RLTD nữ được
áp dụng trong bối cảnh lâm sàng hoặc trong nghiên cứu. Có 4 nhóm phương
pháp [100][101]:
1.4.1.1 Phƣơng pháp lâm sàng: khai thác bệnh sử chi tiết kết hợp thăm khám
lâm sàng. Biểu hiện lâm sàng RLTD nữ có các dạng sau đây:


Giảm hay mất ham muốn tình dục




Khơng thể đạt được hoặc khơng thể duy trì tình trạng phấn khích
trong q trình quan hệ tình dục.



Khơng đủ hoặc khơng duy trì được chất nhờn âm đạo cho cả quá
trình giao hợp.



Khó hoặc khơng đạt được cực khối.



Khơng cảm thấy thỏa mãn với cuộc sống tình dục.



Đau khi quan hệ tình dục hoặc âm đạo co thắt quá mức.

Các triệu chứng này mang tính chủ quan và thường đan xen vào nhau nên
việc chẩn đoán của thầy thuốc gặp nhiều khó khăn và khó chính xác.
1.4.1.2 Phƣơng pháp đánh giá khách quan hay phƣơng pháp sinh lý học:
Là phương pháp đo lường biến đổi tại âm đạo trong hoạt động tình dục
nữ; sử dụng một đầu ghi tín hiệu có kích thước và chất liệu như một tampon để
ghi nhận thay đổi về lưu lượng dòng máu và biên độ xung động của âm đạo,
đánh giá sự tăng tưới máu vùng âm đạo. Đây là phương pháp có độ nhạy cao
và tin cậy, thường được dùng trong các nghiên cứu lâm sàng trước đây. Ngồi
ra, cịn có phương pháp đo tình trạng sung huyết tại cơ quan sinh dục như đo

nhiệt độ môi lớn môi nhỏ, lưu lượng máu đến âm vật, siêu âm doppler hoặc
gần đây cũng đã sử dụng MRI. Tuy nhiên, các phương pháp này hiện không

.


.

10

được sử dụng rộng rãi trên thực tế cũng như khó áp dụng cho những nghiên
cứu qui mơ lớn.
1.4.1.3

Phƣơng pháp tự trả lời/ tự trình bày:
 theo bộ câu hỏi soạn sẵn
 theo nhật ký hàng ngày

So sánh hai hình thức tự trả lời/tự trình bày, nhận thấy: phương pháp
đánh giá theo nhật ký ghi nhận hàng ngày có ưu điểm là cung cấp dữ kiện định
tính về tần suất quan hệ tình dục và những yếu tố chi tiết trong q trình giao
hợp, cũng như có thể ghi nhận những dạng khác nhau của hoạt động tình dục.
Hạn chế của phương pháp này là phạm vi đánh giá; nó khơng thể đánh giá khái
qt và nhiều khía cạnh như bảng câu hỏi tự trả lời. Ngoài ra, nhật ký tự ghi tại
nhà nên dễ có sai lệch khi cung cấp thông tin và nhất là không thể đánh giá
đúng những khía cạnh chủ quan của đáp ứng tình dục nữ như ham muốn hay
phấn khích tình dục.
1.4.1.4 Phƣơng pháp phỏng vấn theo bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi là một công cụ được lựa chọn phổ biến để đánh giá chức
năng tình dục nữ. Đã có nhiều bộ câu hỏi được áp dụng trong các nghiên cứu

và trên thực tế sau khi được kiểm tra về các đặc tính đo lường tâm lý, sự hằng
định nội tại, độ tin cậy và năng lực đánh giá sự khác biệt [43][100][119]. Một
số bộ câu hỏi đã được sử dụng như:
a) Hypoactive Sexual Desire Disorder Screener (HSDD): Công cụ Sàng lọc
Rối loạn Giảm Ham muốn.
b) Sexual Function Questionaire (SFQ28): Bộ câu hỏi Chức năng Tình Dục
c) Abbreviated Sexual Function Questionaire (ASFQ): Bộ câu hỏi Chức năng
Tình Dục Tóm lược.
d) Sexual Quality of Life- Female (SQOL): Chất lượng Cuộc sống Tình dục
nữ

.


.

11

e) Female Sexual Distress scales (FSDS): Thang đánh giá Suy giảm Tình dục
nữ.
f) Female Sexual Distress scales- Revised (FSDS-R): Thang đánh giá Suy
giảm Tình dục nữ- cải tiến.
g) Female Sexual Function Index (FSFI): Chỉ số Chức năng Tình dục nữ.
a) HSDD là bộ câu hỏi gồm 4 câu hỏi để sàng lọc chuyên biệt về ham muốn
tình dục nữ. Ba câu hỏi về ham muốn và 1 câu hỏi về mức độ trầm cảm. Bộ
câu hỏi HSDD dành để sàng lọc những phụ nữ bị giảm ham muốn tình dục và
được khẳng định chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng [72].
b) SFQ28 là bộ câu hỏi về chức năng tình dục có 28 câu hỏi, cũng là một cơng
cụ hữu hiệu. SFQ có 6 nhóm RLTD, trong đó có 4 nhóm đặc hiệu cho 4 dạng
RLTD nữ là ham muốn, phấn khích, khối cảm và đau. Hai nhóm kia đề cập

đến “sự thích thú (enjoyment)” và các vấn đề liên quan bạn tình. Cơng cụ đánh
giá này cũng đã được kiểm tra tính hiệu lực ở nhiều nhóm phụ nữ RLTD [99].
c) ASFQ: là một phiên bản viết tắt của bộ câu hỏi Chức Năng Tình dục ngun
gốc có 28 câu (SFQ28). ASFQ gồm 20 câu hỏi được tạo ra nhằm giảm sự nặng
nề cho bệnh nhân nữ trong các nghiên cứu lâm sàng bằng cách bỏ bớt 8 câu
hỏi về bạn tình và các câu hỏi về sự thỏa mãn. Bộ ASFQ đánh giá về 4 nhóm:
ham muốn, phấn khích (cảm giác, chất nhờn âm đạo, nhận thức), khối cảm và
đau [130].
d) SQOL: gồm 18 câu hỏi tạo ra để đánh giá chất lượng cuộc sống tình dục của
người phụ nữ, đặc biệt đánh giá về sự tự tin, xúc cảm và mối quan hệ tình cảm.
Bộ câu hỏi đã được chứng minh hiệu lực ở những phụ nữ bị rối loạn phấn
khích và ham muốn [119].
e) FSDS: là một bộ gồm 12 câu hỏi đánh giá các khía cạnh của tình dục nữ,
chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng gây đau khổ cho bản thân [55].

.


.

12

f) FSD-R: là bộ gồm 13 câu hỏi- bổ sung câu thứ 13 vào bộ FSDS đã công bố.
Bộ câu hỏi này cho phép khai thác nhanh lĩnh vực ham muốn của bạn tình một
cách chi tiết hơn so với các câu hỏi về ham muốn của FSFI [100].
g) FSFI là bộ câu hỏi đánh giá 6 lĩnh vực khác nhau của chức năng tình dục
nữ, gồm 19 câu hỏi, trong đó có 2 câu hỏi về ham muốn, 4 câu hỏi về phấn
khích, 4 câu hỏi về chất nhờn âm đạo, và 3 câu hỏi riêng cho mỗi lĩnh vực về
khoái cảm, thỏa mãn, và đau khi giao hợp [106]. Dựa vào các diễn giải lâm
sàng trên cơ sở phân tích các thành phần chính yếu, bộ câu hỏi được thiết kế

gồm 6 nhóm ham muốn, phấn khích, chất nhờn, khoái cảm, thỏa mãn và đau.
Bộ câu hỏi này được đánh giá cao và áp dụng phổ biến vì nó đề cập đến nhiều
khía cạnh liên quan sức khỏe tình dục nữ, mặc dù nó hơi khó đánh giá điểm số
nếu để người phụ nữ tự trả lời. Bộ FSFI được khuyến cáo sử dụng dưới sự
hướng dẫn của nhân viên y tế và mang lại hiệu quả cao hơn trên thực hành lâm
sàng khi đánh giá nguy cơ bị RLTD nữ [128].
Các tài liệu hướng dẫn của FDA đánh giá cao hai phương pháp - phương
pháp tự trả lời/ tự trình bày bằng bộ câu hỏi soạn sẵn hoặc phương pháp phỏng
vấn theo bộ câu hỏi - trong đánh giá chức năng tình dục nữ [100].
Các cơng cụ đánh giá chức năng tình dục nữ (bảng 1.1) áp dụng cho
người 18 tuổi trở lên và trả lời từng câu hỏi theo thang Likert 5 mức độ [100].
Bảng 1.1 Các cơng cụ đánh giá chức năng tình dục nữ
Tên cơng cụ

Viết tắt

Hypoactive Sexual HSDD
Desire
Disorder
Screener
Sexual
Function SFQ 28
Questionaire

.

Số
câu
hỏi
4


Thời
Thời
gian
gian
đánh
hồn
giá
thành
3 tháng 2 phút

28

4 tuần

10 phút

Lĩnh vực

Ham muốn

Ham muốn, phấn khích,
khối cảm, đau, sự thích
thú và các vấn đề bạn tình.


.

13


Abbreviated
ASFQ
Sexual
Function
Questionaire
Sexual Quality of SQOL
Life- Female

20

Thời
gian
đánh
giá
4 tuần

18

4 tuần

Female
Sexual FSDS
Distress Scales

12

4 tuần

Female
Sexual FSDS-R 13

Distress
scalesRevised
Female
Sexual FSFI
19
Function Index

4 tuần

Tên cơng cụ

Viết tắt

Số
câu
hỏi

4 tuần

Thời
gian
Lĩnh vực
hồn
thành
6-7 phút Ham muốn, phấn khích,
khối cảm và đau.
7 phút

Ham muốn, phấn khích, sự
tự tin, xúc cảm và mối

quan hệ.
4 phút
Đánh giá ảnh hưởng chức
năng tình dục đến đau khổ
bản thân.
4-5 phút Bổ sung khai thác ham
muốn của bạn tình.
6-7 phút Ham muốn, phấn khích,
chất nhờn, khối cảm, thỏa
mãn và đau.

1.4.2 Tính ƣu việt của bộ câu hỏi FSFI:
1.4.2.1 Bộ FSFI đánh giá tồn diện các mặt của hoạt động tình dục nữ:
Bảng 1.1 cho thấy bộ FSFI đánh giá toàn diện các khía cạnh của tình
dục nữ hơn so với các bộ câu hỏi khác. Bên cạnh 5 yếu tố - ham muốn, phấn
khích, chất nhờn, khối cảm và đau - liên quan đầy đủ chu kỳ đáp ứng tình dục
nữ, yếu tố thỏa mãn về cuộc sống tình dục được đề cập. Cơ quan FDA khẳng
định sự ảnh hưởng gây đau khổ cho bản thân và ảnh hưởng chất lượng cuộc
sống là một thành tố quan trọng của RLTD nữ và phải được đánh giá chính xác
[100].
Tồn bộ 6 yếu tố này mang lại đặc điểm đo lường tâm lý toàn diện của
bộ câu hỏi. Mỗi câu hỏi được cho điểm từ 0 hoặc 1 đến 5. Điểm số của mỗi
hình thái được tính bằng cách cộng điểm của từng câu hỏi thuộc hình thái đó

.


.

14


và nhân với một hệ số đã được tính tốn của mỗi hình thái. Điểm số FSFI
chung là tổng điểm số của 6 hình thái, tối thiểu là 2 và tối đa là 36.
Ngưỡng điểm FSFI chung xác định RLTD nữ là dưới 26,55 [128].
Điểm ngưỡng để xác định sáu hình thái RLTD chun biệt dựa theo các
nguồn thơng tin đã được công bố [85][106][128], nhất là nghiên cứu đối tượng
phụ nữ châu Á [98][113][114]. Điểm số để xác định RLTD ở sáu hình thái là
dưới ngưỡng 4,28; 5,08; 5,45; 5,05; 5,04; và 5,51; tương ứng với giảm ham
muốn, giảm phấn khích, khơng đủ chất nhờn âm đạo, khó đạt khối cảm,
khơng thỏa mãn, và đau khi giao hợp.
Bảng 1.2 [129]

BẢNG TÍNH ĐIỂM SỐ FSFI
Dạng RLTD

Câu hỏi

Biên độ
điễm

Hệ số

Tối
thiểu

Tối đa

Chẩn đốn
RLTD


Ham muốn

1, 2

1- 5

0,6

1,2

6,0

< 4,28

Phấn khích

3, 4, 5, 6

0–5

0.3

0

6.0

< 5,08

Chất nhờn
âm đạo


7, 8, 9, 10

0–5

0.3

0

6.0

< 5,45

Khoái cảm

11, 12, 13

0–5

0.4

0

6.0

< 5,05

Thỏa mãn

14, 15, 16


0/1 – 5

0.4

0.8

6.0

< 5,04

Đau

17, 18, 19

0–5

0.4

0

6,0

< 5,51

RLTD chung

Tổng điểm
FSFI


2.0

36.0

< 26,55

+ Điểm số của mỗi nhóm = tổng điểm các câu hỏi x hệ số
Wiegel M, Meston C, Rosen R (2005). The Female Sexual Function Index (FSFI): Cross-validation and
Development of Clinical Cutoff Scores. J Sex Marital Ther 31:1-20.

Một số phụ nữ bị RLTD ở một hoặc vài hình thái RLTD nhưng mức độ
nhẹ, điểm số FSFI dưới ngưỡng 26,55 thì xác định là khơng bị RLTD chung.
1.4.2.2 Bộ FSFI đã đƣợc khẳng định giá trị và độ tin cậy
Các cơng cụ đánh giá RLTD nữ khác thiếu sự chính xác hoặc khơng có
kiểm tra tính khác biệt giữa các nhóm RLTD được khảo sát [84][101]. Bộ câu

.


.

15

hỏi FSFI được nhiều quốc gia kiểm tra năng lực đánh giá RLTD cũng như sự
hằng định nội tại, hiệu lực tập trung và khả năng phân biệt giữa nhóm có và
khơng có RLTD.
Quốc gia và năm
Số lƣợng phụ nữ
nghiên cứu
tham gia

Pháp 2014
512
[136]
Ba Lan 2013 [94] 189
(85 RLTD;
104 không RLTD)
Iran 2012
448
[40]
Trung Quốc 2011 328
[118]
(172 RLTD;
156 không RLTD)
Nhật Bản 2011
126
[120]
Ai Cập 2011
855
[17]
(644 RLTD;
211 không RLTD)
Ý 2010 [
312
57]
Đài Loan 2009
121 thai phụ
[32]
Phần Lan 2008
2.081
[131]

Malaysia 2007
[113]
Thổ Nhĩ Kỳ 2007
[126]
Hà Lan 2006 [69]

230
200 phụ nữ đau vùng chậu
(100 RLTD;
100 không RLTD)
350

Đánh giá
bộ FSFI
Đo lường tâm lý tốt
Công cụ tốt đánh giá
RLTD
Công cụ tin cậy
Đo lường tâm lý tốt
Hiệu lực cao trong đánh giá
sự khác biệt của RLTD.
Bộ câu hỏi tồn diện
Độ tin cậy cao
Cơng cụ tin cậy
Chấp nhận sử dụng để đánh
giá RLTD
Công cụ mới, nhanh chóng
và hiệu quả
Cơng cụ phù hợp
Phù hợp cho nghiên cứu

lâm sàng và cả quần thể
chung.
Rất có giá trị để xác định
RLTD
Cơng cụ tốt để xác định
RLTD nữ
Mang tính ổn định và
không phụ thuộc các biến
số dịch tể học khác nhau

Tác giả Meyer- Bahlburg từ khoa Tâm thần học, Đại học Columbia,
New York, Mỹ đã phân tích bộ câu hỏi của FSFI và nhận định đây là một công

.


.

16

cụ sàng lọc rất tốt về chức năng tình dục nữ và có đặc tính đo lường tâm lý
tồn diện. Tuy nhiên, một vài cách cho điểm của bộ FSFI sẽ gây khó khăn cho
cơng tác thống kê, cụ thể là các câu 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 17, 18,
19 có phần trả lời “khơng có quan hệ tình dục” tương ứng với điểm 0. Tác giả
đề nghị giải quyết bằng cách bỏ qua các trường hợp này trong thống kê [86].
Một số tác giả khác đề nghị khơng có điểm 0 trong phần trả lời; nhưng
nhiều tác giả đồng thuận vẫn nên có và phần này để xác định các trường hợp
khơng có quan hệ tình dục trong vịng 1 tháng qua và khơng đưa vào phân tích
thống kê. Dĩ nhiên, nếu khơng có quan hệ tình dục thì cũng khơng xem xét tiếp
là có rối loạn hay khơng [82].

1.4.2.3 Ứng dụng của bộ câu hỏi FSFI
Nhiều nghiên cứu xác định tỉ lệ RLTD nữ và các yếu tố liên quan đã sử
dụng FSFI làm công cụ đánh giá cho biến số chính.
Trong các nghiên cứu về chức năng tình dục của những quần thể phụ nữ
khỏe mạnh hoặc có các bệnh lý khác nhau, FSFI cũng được chọn làm công cụ
đánh giá RLTD. Một số nghiên cứu mới được công bố trong năm 2013- 2014:
Năm 2014, các tác giả tại Trung tâm nghiên cứu sức khỏe sinh sản, đại
học Y khoa Tehran, Iran đã sử dụng FSFI đánh giá chức năng tình dục trước
và sau can thiệp điều trị đối với những phụ nữ có rối loạn chức năng sàn chậu
[37].
FSFI là cơng cụ đánh giá kết cục chính trong nghiên cứu khảo sát chức
năng tình dục tác động đến chất lượng cuộc sống và tâm lý ở 32 cặp vợ chồng
có người nữ bị đau cơ. Nghiên cứu được cơng bố vào tháng 01 năm 2014
[123].
Để đánh giá chức năng tình dục của phụ nữ béo phì trong nghiên cứu
khảo sát sự liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và chức năng tình dục ở
những phụ nữ hiếm muộn, tác giả từ Iran cũng chọn FSFI để đánh giá những

.


×