ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
TIỂU LUẬN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
Đề tài:
MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM TIÊU BIỂU
CỦA TỤC NGỮ HÁN VIỆT
BỘ MÔN: TỪ HÁN VIỆT
CBHD: TS. NGUYỄN ĐÌNH PHỨC
SVTH:
LỚP:
MSSV:
TP.HCM, ngày tháng năm 2015
I.
GIỚI THIỆU
Tục ngữ là một trong những kho tàng văn hóa – văn học dân gian vơ cùng
phong phú và đa dạng, là bộ phận truyền tải những nét đẹp tinh hoa văn hóa của
mỗi dân tộc, thể hiện một cách sâu sắc và tồn diện đời sống văn hóa xã hội của
dân tộc đó. Tục ngữ là sự đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn
của nhân dân qua nhiều thế hệ.
Do vị trí địa lí và sự giao lưu văn hóa lâu đời của nhân dân hai nước Việt –
Trung khiến cho tục ngữ Hán và tục ngữ Việt trong quá trình phát triển đã có sự
ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau. Các tục ngữ Hán theo con đường du nhập vào
Việt Nam đã hình thành nên các câu tục ngữ Việt gốc Hán, góp phần làm phong
phú, đa dạng thêm kho tàng tục ngữ ở Việt Nam. Tục ngữ Hán Việt được nhân dân
ta sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày, trong các tác phẩm văn học, thi ca,
điều đó cũng đồng thời với việc nhân dân ta đang tiếp thu một tinh hoa văn hóa đồ
sộ của Trung Hoa. Việc nghiên cứu tục ngữ Hán Việt là việc làm có ý nghĩa đối với
việc nghiên cứu sự giao thoa văn hóa giữa hai nước Việt – Trung.
Đứng từ phương diện ngôn ngữ học, tiểu luận này xác định đối tượng nghiên
cứu là phương diện ngôn ngữ của tục ngữ, do tính chất của bài tiểu luận, nên bài
viết này chỉ đề cập đến vài nét tiêu biểu về đặc điểm tục ngữ Hán Việt.
Thông qua bài tiểu luận này, chúng tơi mong muốn được góp một phần sức lực
vào các cơng trình nghiên cứu về tục ngữ Hán Việt sau này, đồng thời, đây cũng sẽ
là tài liệu có thể góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chúng tôi
hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo đáng tin cậy và có giá trị cho những cơng trình
có liên quan về sau này.
2
3
NỘI DUNG
II.
Trước khi tìm hiểu tục ngữ, chúng ta cần nhận dạng tục ngữ và thành ngữ, theo
tài liệu từ trang web tudienthanhngu.com (Từ điển thành ngữ):
“Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh
nghiệm, một ln lí, một cơng lí, có khi là một sự phê phán.
Tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, là một thể loại sáng tác ngang hàng với ca dao,
dân ca. Tục ngữ diễn tả một ý trọn vẹn, nó là một hiện tượng ý thức xã hội mà nội
dung là những phán đốn:
Ví dụ: Chó cắn áo rách. Người chửa cửa mả. Nói ngọt lọt tận xương.
Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều
nguời đã quen dùng nhưng tự nó khơng diễn được một ý trọn vẹn. Thành ngữ chỉ là
một nhóm từ dược dùng trong phát ngơn, trong ca dao, tục ngữ … Nó ngang hàng
với từ, thành ngữ là đơn vị định danh bậc hai của ngơn ngữ: nó là anh, từ là em.
Thành ngữ có nghĩa một chiều, một mặt, nói lên một tình trạng nhưng khơng kết
thúc. Nó là một hiện tượng ngôn ngữ mang nội dung khái niệm.” [2].
Từ những bước đầu nhận diện tục ngữ như trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu,
khảo sát các liệu liên quan đến tục ngữ Hán Việt, chúng tôi quan sát và thấy được
một vài đặc điểm nổi bật có trong tục ngữ Hán Việt như sau:
Có sự thay đổi thành tố trong cấu trúc tục ngữ.
-
Việc thay đổi thành tố trong cấu trúc tục ngữ đã tạo nên biến thể của tục
ngữ, mà nội dung vẫn được giữ nguyên. Việc thay đổi này diễn ra trên hai bình
diện:
•
Thay đổi bằng yếu tố Hán Việt
An cư lạc nghiệp
An cư lập nghiệp
4
Vật khinh tình trọng
Thiên cơ bất khả lậu
Nghi nhân mạc dụng, dụng nhân mạc
nghi
• Thay đổi bằng yếu tố Việt
Lễ khinh tình trọng
Thiên cơ bất khả lộ
Nghi nhân bất dụng, dụng nhân bất
nghi
Dĩ độc trị độc
Lấy độc trị độc
Quốc hữu quốc pháp, gia hữu gia quy Quốc có quốc pháp, gia có gia quy
Thuận thiên, hành đạo
Theo trời hành đạo
- Thay đổi sự sắp xếp từ trong câu (nghĩa không đổi)
Phu quí phụ vinh
Phu vinh thê quí
- Chuyển dịch sang tiếng Việt
Điều này đã tạo nên các biến thể Hán Việt - tiếng Việt
Anh hùng nan quá mỹ nhân quan
Anh hùng khó qua ải mỹ nhân
Bách chiến bách thắng
Trăm trận trăm thắng
Đa mưu, túc trí
Lắm mưu, nhiều kế
Nhân bất vị kỉ, thiên tru địa diệt
Người khơng vì mình, trời tru đất diệt
- Các tục ngữ được giữ nguyên dạng
Các tục ngữ này được sử dụng nguyên dạng như trong tiếng Hán
Bần cùng sinh đạo tặc
Danh thuận ngơn chính
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Tiên học lễ học hậu văn
Công thành danh toại
Dĩ hòa vi quý
- Sử dụng song song với tục ngữ tiếng Việt với nghĩa tương đương.
Tục ngữ Hán Việt
Độc mộc bất thành lâm
Viễn thân bất như cận lân
Bích trung hữu nhĩ
Dĩ độc trị độc
Dưỡng hổ, dị họa
Cận mặc giả hắc, cận đăng giả minh
Tục ngữ tiếng Việt
Một cây không thành rừng
Họ hàng xa không bằng láng giềng gần
Tai vách mạch dừng
Gậy ông đập lưng ông
Nuôi ong tay áo
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
5
Ngoài những đặc điểm nêu trên, khi xem xét tục ngữ dưới góc độ ngữ nghĩa,
chúng tơi nhận thấy, tục ngữ Hán Việt cũng có những đặc điểm giống với tục ngữ
trong tiếng Việt, đó là tục ngữ Hán Việt cũng tồn tại các lớp nghĩa là lớp nghĩa đen
và lớp nghĩa bóng, ngồi ra, cịn có rất nhiều trường hợp tục ngữ được hiểu theo cả
nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Tục ngữ chỉ mang nghĩa đen
-
Là phần nghĩa hiển thị ngay trên câu. Các câu tục ngữ dạng này ta có thể dễ
dàng lý giải qua nghĩa hiển ngơn.
“Cốc vũ tiền hậu, tài qua chủng đậu
Trước và sau tiết cốc vũ là thích hợp cho việc thu hoạch dưa và trồng đậu
[Cốc vũ: một trong 24 tiết khí, nằm khoảng giữa tháng 4]” [1]
“Sinh mệnh tại vu vận động”
Tức: cuộc sống là ở sự vận động
-
Tục ngữ mang cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng
Ngồi phần nghĩa trên mặt chữ, thì tục ngữ dạng này cịn có thêm một lớp
nghĩa hàm ẩn bên trong. Chẳng hạn câu: “nhất tự vi sư bán tự vi sư” ngoài nghĩa
đen được hiểu là một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy , câu này có nghĩa
bóng là khuyên nhủ chúng ta phải biết nhớ ơn những người đã chỉ dạy cho chúng
ta bất cứ việc gì, hay câu: “căn bất chính miêu oai” có nghĩa đen là rễ khơng thẳng
thì mầm cong và nghĩa bóng là thế hệ trước khơng tốt, khơng giáo dục được thế hệ
sau tốt.
-
Tục ngữ chỉ mang nghĩa bóng
6
Có khơng ít trường hợp, các câu tục ngữ chỉ được hiểu theo nghĩa bóng,
nghĩa đen của chúng rất mờ nhạt hoặc cũng có thể khơng đủ khái qt hiện thực
được đề cập đến. Ví dụ như câu “Nhân đa xuất Hàn Tín” có nghĩa là nhiều người
tất nảy sinh người tài giỏi.
7
III.
KẾT LUẬN
Sự xuất hiện của tục ngữ Hán Việt đã góp phần làm phong phú, đa dạng
thêm kho tàng văn học dân gian của Việt Nam, tục ngữ Hán Việt là cầu nối cho
sự giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt – Trung.
Qua con đường du nhập, tục ngữ Hán Việt vừa mang những nét đặc trưng
của tiếng Hán vừa mang những nét đặc trưng của tiếng Việt, thông qua việc thể
hiện trên cấu trúc của câu, hình thành những nét phong cách đặc trưng riêng
biệt chỉ có riêng ở tục ngữ Hán Việt, góp phần làm đa dạng phong cách sử dụng
trên các tác phẩm văn chương, báo chí,…
Khơng chỉ làm gia tăng số lượng tục ngữ trong tiếng Việt, mà tục ngữ Hán
Việt còn bổ sung về mặt chất lượng cho kho tàng tục ngữ tiếng Việt, chúng
cung cấp những khái niệm mới mà trong tiếng Việt chưa có, chúng mang những
nội dung tương đồng với tiếng Việt, tạo nên một lớp tục ngữ đồng nghĩa, làm
cho đa dạng, đa sắc thái biểu cảm các nội dung đó.
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu thành văn
1.
2.
Nguyễn Văn Khang, 2006, Từ ngoại lai trong tiếng Việt, NXB Giáo dục
Lê Đình Khẩn, Từ vựng gốc Hán trong Tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia
3.
tp.Hồ Chí Minh
Hồng Phê, 2011, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
Tài liệu Internet
1.
Phạm Thanh Hằng, luận án tiến sĩ ngữ văn: Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa
tục ngữ tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt, trường Đại học sư phạm tp.Hồ Chí
Minh
/>1.
Phạm Thanh Hằng, Vài nét về tục ngữ Hán Việt trong tục ngữ Việt, Kỉ yếu
Hội thảo Khoa học của Học viên sau Đại học
/>2.
Từ điển thành ngữ
/>3.
Tục ngữ Việt Nam – Hán Việt – Tiếng Anh
/>4.
Tục ngữ Hán Việt
/>
9