Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

Danh Từ Riêng Trong Phép Giảng Tám Ngày Của A.De Rhodes Niên luận Ngôn Ngữ Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.18 KB, 141 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

NIÊN LUẬN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

Đề tài:

DANH TỪ RIÊNG TRONG PHÉP GIẢNG
TÁM NGÀY CỦA A.DE RHODES

CBHD:
SVTH:
LỚP:
MSSV:

TP.HCM, ngày tháng 12 năm 2015


MỤC LỤC

2


PHẦN 1: DẪN NHẬP
1.1.
Lý do chọn đề tài
Bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới cũng cần có phương tiện để biểu thị cho một
đối tượng cụ thể. Đối tượng ấy có thể là người hoặc vật, có thể là động vật hoặc bất


động vật được gọi là danh từ. Danh từ là một trong ba từ loại cơ bản của tiếng Việt,
chiếm một số lượng từ rất lớn trong kho từ vựng tiếng Việt. Danh từ có vai trị quan
trọng bậc nhất trong cơ cấu ngữ pháp, để cùng với động từ tạo nên những vấn đề chủ
yếu về từ pháp và cú pháp của tiếng Việt. Tuy nhiên, có khơng ít tác giả khi bàn về
danh từ hoặc mơ tả về các nhóm danh từ đã khơng nhắc gì đến danh từ riêng, và đáng
tiếc là họ khơng nêu rõ lý do về sự vắng mặt của danh từ riêng.
Bên cạnh đó, chữ viết của một quốc gia là một trong những vấn đề lớn. Do
vậy, nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ ở nước ta là một việc làm cần thiết và đòi hỏi
nhiều kiến thức xã hội, lịch sử, văn hóa. Theo nhiều nghiên cứu, chữ quốc ngữ là do
các giáo sĩ nước ngoài đặt ra. Họ làm cơng việc này vì sự cần thiết của bản thân họ, vì
yêu cầu truyền giáo. Trong sinh hoạt cũng như trong báo cáo với bề trên, họ phải tìm
cách ghi lại các địa danh, tên người. Cao hơn nữa là nhu cầu học tiếng của người bản
xứ để cuối cùng có thể dùng tiếng nói của nhân dân bản địa mà truyền giáo, chỉ như
thế thì cơng việc mới có hiệu quả cao. Những vấn đề đã kể trên tất yếu xảy ra ở bất cứ
nơi nào mà các giáo sĩ đặt chân tới, nhất là những đất nước đã có một trình độ văn
hóa khá cao như Trung Hoa, Nhật Bản và có cả Việt Nam. Nếu như Từ điển Việt – Bồ
- La xuất bản vào giữa thế kỉ XVII thì Từ điển Latinh - Bồ - Nhật đã xuất bản vào
cuối thế kỉ XVI, nghĩa là sớm hơn nửa thế kỉ. Theo đó, việc phiên âm tiếng bản địa ra
chữ Latinh nhằm mục đích truyền giáo là một hiện tượng phổ biến, mang tính khu
vực, chứ khơng phải chỉ có ở Việt Nam.
“ Phép giảng tám ngày” của giáo sĩ Alexandre de Rhodes là tác phẩm chữ quốc
ngữ đầu tiên được in ấn công phu, xuất bản tại Roma năm 1651 mà đối với chúng ta
hiện nay, cuốn sách có hai lợi ích to lớn: văn hóa và tơn giáo. Đây thực sự là cuốn
sách quý và hiếm đối với những ai muốn nghiên cứu sự hình thành của chữ quốc ngữ
cũng như cách trình bày giáo lý công giáo từ đầu thế kỉ XVII. Cho tới nay, cuốn sách
này chỉ nằm trong một vài thư viện Châu Âu.
1.2.

Lịch sử nghiên cứu


3


Những tài liệu nghiên cứu ngữ pháp về danh từ riêng
Có lẽ Trần Ngọc Ninh trong quyển Cơ cấu Việt ngữ, quyển 3, Lửa thiêng,
Sài Gòn là tác giả Việt Nam đầu tiên, khi bàn vể danh từ đã khẳng định danh từ riêng
“ là từ vô căn vô nghĩa và ở bên lề của hệ thống ngôn ngữ ”. Ông đã phân tích và
chứng minh một số đặc điểm của tên riêng và danh từ riêng như: khả năng kết hợp,
tính vơ căn, vơ nghĩa. Tuy nhiên, ơng chưa cho thấy rõ vị trí ngơn ngữ học của danh
từ riêng trong sự đối chiếu với các đơn vị ngôn ngữ có những nét tương tự với nó.
Nguyễn Tài Cẩn ( 1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội, đi theo một con đường riêng, có phần khác với mọi
người. Ơng chia ra một loại lớn danh từ gọi chung là “ từ chỉ đơn vị”, bao gồm hai
nhóm nhỏ là “ từ chỉ đơn vi tự nhiên” và “ từ chỉ đơn vị quy ước”. Nguyễn Tài Cầm
cũng đặt nhiều nghi vấn khi ông cho rằng danh từ tiếng Việt phần lớn đều có điểm
khơng giống danh từ ở nhiều ngơn ngữ trên thế giới, về căn bản chúng là danh từ xếp
vào loại không đếm được.
Cao Xuân Hạo ( 1992) lần đầu tiên đã đề xuất ra một các phân loại tương tự
và danh từ tiếng Việt trong đó trước hết là sự đối lập của hai lớp lớn: danh từ đơn vị
và danh từ khối.
Diệp Quang Ban trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông tập 1, NXB Giáo
Dục phân biệt danh từ riêng và danh từ chung căn cứ vào chỗ danh từ riêng là tên gọi
của sự vật cá biệt, duy nhất, còn danh từ chung là tên gọi của từng lớp sự vật đồng
chất về một phương diện nào đó, tức là ý nghĩa ở danh từ chung là thứ ý nghĩa chung,
khái quát cho nhiều vật cụ thể thuộc cùng một lớp đồng chất. Diệp Quang Ban cũng
chỉ ra rất rõ ràng, rằng về mặt ý nghĩa, danh từ riêng là tên người, tên đất, tên sách
báo, tên thời đại, tên gọi những tổ chức cụ thể… Ông cũng cho rằng danh từ riêng
bao gồm ba loại: thuần Việt, Hán Việt và loại phiên âm từ tiếng nước ngoài.
Bùi Đức Tịnh trong Văn Phạm Việt Nam chia danh từ làm hai loại là danh từ
chung và danh từ riêng. Theo đó, những danh từ chỉ dùng để gọi một vật, một con

thú, một người hoặc một nhóm người nhất định thì gọi là danh từ riêng. Danh từ riêng
tiếp tục được phân ra làm hai loại là danh từ riêng khái quát và danh từ riêng chỉ
định.
Nguyễn Kim Thản trong cuốn Nghiên cứu Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Giáo
Dục dựa vào đặc trưng ý nghĩa – hình thức để phân chia danh từ thành các tiểu loại.

4


Ông cho rằng danh từ riêng có những đặc trưng ý nghĩa – hình thức biểu thị tên gọi
của một sinh vật, một tập thể hay một sự kiện riêng biệt và nhìn chung khơng bị số từ,
lượng từ, phó danh từ và đại từ chỉ định hạn chế. Tuy nhiên, đối với những danh từ
riêng chỉ tên người, đặc trưng ngữ pháp này không tuyệt đối. Những danh từ này,
trong trường hợp ngẫu nhiên, có thể đặt sau một số từ khi ở một nơi nào đó có hai
người trùng tên nhau.
Nguyễn Thị Ly Kha với Danh từ khối trong tiếng Việt hiện đại ( so sánh với
tiếng Hán hiện đại) Luận án tiến sĩ Khoa học Ngữ Văn, Thành phố Hồ Chí Minh,
năm 2001, đưa ra quan điểm của các tác giả về việc phân chia danh từ thành danh từ
chung và danh từ riêng. Tác giả cho rằng đây là hướng phân chia quen thuộc nhưng
nếu căn cứ vào kết quả của tiêu chí chung- riêng sẽ chỉ cho ta đối lập về công dụng
mà chưa cung cấp những đối lập cần thiết về ngữ pháp. Đồng thời, tác giả cho rằng,
danh từ riêng hầu hết là một loại sự kiện thuộc bình diện lời nói. Bất cứ sự phân loại
nào cũng giả định rằng các sự kiện được phân loại phải thuộc cùng một bình diện.
Tuy nhiên, khi phân loại chung- riêng, các tác giả trên chưa đáp ứng thõa mãn yêu
cầu này, vì đã lấy hai đối tượng thuộc hai bình diện khác nhau làm chỗ dựa, dẫn đến
việc thiếu sức thuyết phục và thiếu tính hệ thống khi xử lí các sự kiện của danh từ và
danh ngữ, nếu đặt danh từ chung- cái thuộc về ngôn ngữ, cạnh danh từ riêng- cái
thuộc về lời nói, và đối xử với một thái độ như nhau.
Hồ Lê trong Cú Pháp Tiếng Việt quyển 3, Cú pháp cơ sở , Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1992 có đề cập sơ lược đến danh từ riêng trong tiếng

Việt. Bên cạnh việc mô tả sự kết hợp của danh từ với một số từ loại khác, Hồ Lê cho
rằng những từ như: trời, đất, trâu, bò, áo, quần…và những từ chỉ tên riêng của người,
của vật, của nới chốn đều là tiểu loại của danh từ.
Nguyễn Hữu Quỳnh trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Bách Khoa Hà
Nội năm 2001 có nêu cụ thể các đặc điểm chung của danh từ. Tuy nhiên, ông phân
loại danh từ theo một cách rất mới mẻ, gồm có: danh từ riêng, danh từ loại thể, danh
từ chỉ đơn vị đo lường, danh từ chỉ chất liệu, danh từ chỉ thời gian, danh từ chỉ
phương hướng, danh từ chỉ người, danh từ chỉ vật và danh từ chỉ khái niệm trừu
tượng. Theo đó, Nguyễn Hữu Quỳnh định nghĩa “ danh từ riêng là tên gọi riêng một
người, một vật, một địa phương, một tổ chức hoặc một sự kiện, hiện tượng, khái niệm
riêng biệt”. Chẳng hạn như: Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội, chiến thắng Điện Biên... Danh
từ riêng trong tiếng Việt thường dùng dưới dạng cụm từ và danh từ riêng chỉ người

5


thường kết hợp với danh từ chỉ quan hệ xã hội, gia đình, ví dụ: đồng chí Trần Phú,
bác sĩ Phạm Ngọc Thạch…Nguyễn Hữu Quỳnh còn cho rằng danh từ riêng không kết
hợp với các từ chỉ số lượng và các đại từ này, ấy, kia…thí dụ khơng thể nói hai Hà
Nội, năm Đà Nẵng…Đối với trường hợp hai ba người cùng trùng tên thì có thể nói: “
Ở đây có hai An, anh muốn gặp An nào?” Quan điểm này của Nguyễn Hữu Quỳnh có
phần tương tự với cách nhìn của Nguyễn Kim Thản như đã nêu trên.
Trần Trọng Kim trong quyển Văn phạm Việt Nam, NXB Thanh Niên gọi tất
cả những tiếng dùng để gọi riêng từng người, từng họ, từng xứ, từng nước…là danh
tự riêng. Bên cạnh đó, ơng đề cập nhiều hơn đến danh tự chung và cách viết những
tiếng danh tự ra sao. Chẳng hạn, trong một tiếng danh tự ghép, thì phải viết có dấu
gạch ngang để nối hai tiếng đó với nhau như: nhà – cửa, Việt – nam…
Nguyễn Chí Hịa trong quyển Ngữ pháp Tiếng Việt Thực hành, NXB ĐHQG
Hà Nội, nêu ra các đặc trưng của danh từ, chức năng của danh từ, và phân chia tiểu
loại danh từ như nhiều nhà ngôn ngữ học: danh từ chung, danh từ riêng. Theo ông,

danh từ riêng không kết hợp trực tiếp với số từ và thơng thường thì danh từ riêng
cũng sẽ không kết hợp với các nghi vấn từ “ nào”, “ gì” và các đại từ chỉ định “ này”,
“ ấy”. Nguyễn Chí Hịa cịn cho rằng, trong tiếng Việt, danh từ riêng thường kết hợp
với các danh từ chỉ đơn vị, ví dụ: Nguyễn Văn An -> Em Nguyễn Văn An.
Có lẽ Từ loại tiếng Việt hiện đại của Lê Biên, NXB Giáo Dục, là quyển sách
có viết về danh từ riêng đầy đủ và chi tiết nhất. Lê Biên cũng chia danh từ làm hai
tiểu loại: chung và riêng. Tuy nhiên, ông cho rằng danh từ riêng chỉ là tên gọi sự vật,
nó khơng mang nghĩa sở chỉ, sở biểu. Cho nên, có trường hợp chỉ là một sự vật đơn
nhất như mặt trăng, mặt trời…vẫn không phải là danh từ riêng. Bên cạnh đó, Lê Biên
cũng đưa ra quan điểm như Nguyễn Chí Hịa và Nguyễn Hữu Quỳnh, rằng vì đặc
trưng nhất định của mình, bản thân các tên riêng đã được xác định nên danh từ riêng
thường không dùng kèm theo các từ chỉ số lượng và từ chỉ định. Ngồi ra, Lê Biên
cịn chia danh từ riêng làm hai bộ phận:
-

Bộ phận chỉ tên riêng Việt Nam: Lê Quý Đôn, rừng Cúc Phương…
Bộ phận chỉ tên riêng về người, về loài vật địa danh nước ngồi: Ơ – nơ –
rê đơ Ban – dắc…

6


Lê Biên cũng nhấn mạnh rằng, trong tên riêng Việt Nam, quan trọng nhất là những
tên riêng chỉ về tên người và ơng phân tích đầy đủ về tự, hiệu, húy cũng như các xu
thế cấu tạo tên riêng bằng cách phiên âm trực tiếp cách phát âm của tiếng nước ngoài.
Lê Trung Hoa với quyển Nhân danh học, NXB Trẻ bàn luận những vấn đề về
tên người – một bộ phận của của danh xưng học. Theo ông, nhân danh học là một
ngành đã ra đời từ rất lâu ở các nước Âu – Mỹ và phát triển với hàng trăm cơng trình
đã được cơng bố. Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ mới có một vài bài nghiên cứu về một
vài phương diện của họ và tên người Việt Nam. “Nhân danh học” của Lê Trung Hoa

gồm có 5 phần cụ thể và rõ ràng: họ, tên đệm, tên chính, các nhóm danh hiệu và cách
gọi tên của người Việt. Từng phần như vậy, tác giả phân tích rõ ràng về khái niệm,
chức năng, vị trí, nguồn gốc….
Bài viết của Lý Toàn Thắng về Loại từ và các tiểu loại danh từ trong tiếng
Việt in trong quyển Loại từ trong các ngôn ngữ ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học
Xã hội, năm 2000 cho rằng M. B. Emeneau ( 1953) là người đầu tiên đề xuất ý kiến
chia danh từ làm hai loại lớn là : danh từ có biệt loại ( Classified nouns) và danh từ
khơng biệt loại ( Nonclassified nouns) trên cơ sở khả năng kết hợp của chúng với loại
từ đi trước, so sánh: ( hai con) gà với ( hai) tỉnh. Lý Toàn Thắng trong bài viết này đã
đồng tình với ý kiến của Cao Xn Hạo trước đó và ơng cho rằng, sự phân loại của
Cao Xuân Hạo có một ưu điểm lớn “ đã xích gần lại với những phổ niệm của ngữ
pháp đại cương”, và hơn nữa, có căn vào cả những thuộc tính ngữ nghĩa và cú pháp
của danh từ.
Hồng Dũng và Nguyễn Thị Ly Kha trong bài viết về Danh từ và các tiểu
loại danh từ tiếng Việt, in trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt – những vấn đề lí luận,
NXB Khoa học Xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, cùng đưa ra những hướng
phân loại danh từ thường gặp nhưng họ chia danh từ ra làm hai loại: danh từ đơn vị
và danh từ khối. Ý kiến này của Hoàng Dũng và Nguyễn Thị Ly Kha đi theo quan
điểm trước đó của Cao Xuân Hạo trong quyển Ngữ pháp chức năng tiếng Việt tập 2,
Ngữ đoạn và Từ loại, NXB Giáo Dục, do Cao Xuân Hạo làm chủ biên, định nghĩa
danh từ là loại thực từ có thể tự mình làm thành một ngữ danh từ, làm trung tâm của
một ngữ danh từ.
Ngoài các sách ngữ pháp tiếng Việt, còn nhiều sách nghiên cứu khác như Lỗi
chính tả và cách khắc phục của Lê Trung Hoa (năm 2009, NXB.Khoa học xã hội).
Lê Trung Hoa là một học giả nổi tiếng về danh xưng học, cho nên quan điểm của ông
7


cũng nghiêng về phân loại theo hướng đề cao mặt ngữ nghĩa của tên riêng, còn quan
điểm viết hoa thiên về mặt thuần ngôn ngữ học của ông chỉ chiếm một phần nhỏ

trong sách.
The World Book Dictionary (2006, NXB.World Book, USA) định nghĩa tên
riêng như sau: “proper noun: a classification of nouns naming a particular person,
place, or thing, written with an initial capital letter. John, Chicago, Monday, and
World War are proper nouns; boy, city, and day are common nouns”. Có thể tạm dịch
“tên riêng: sự phân loại của danh từ, gọi tên cụ thể 1 người, địa điểm hoặc là 1 sự vật,
viết hoa ký tự mở đầu. John, Chicago, Monday, và World War là danh từ riêng; boy,
city, và day là danh từ chung”.
Các nghiên cứu về A. De Rhodes và “ Phép giảng tám ngày”
Bài giới thiệu “Phép giảng tám ngày” của Nguyễn Khắc Xuyên đăng trong
cuốn sách do Tinh Việt Văn Đoàn xuất bản năm 1961 đã nói đến lợi ích tơn giáo và
phương diện giáo lý của “ Phép giảng tám ngày”. Đồng thời, ông miêu tả sơ lược về
nội dung cũng như đặc điểm của cuốn sách này thông qua phương pháp dạy giáo lý
của giáo sĩ A.de Rhodes.
Nguyễn Khắc Xuyên với Quan điểm thần học trong “ Phép giảng tám ngày”
của giáo sĩ Đắc Lộ, tạp chí Đại học ( Huế), số 1, tháng 2, năm 1961.
A.de Rhodes, “ Phép giảng tám ngày” Tủ sách Đại Kết, thành phố Hồ Chí
Minh, 1993.
Lý Tồn Thắng và Võ Xn Quế trên tạp chí Ngơn ngữ, khi nói đến việc sưu tầm và
nghiên cứu về lịch sử chữ Quốc ngữ đã khẳng đinh có “ sự cộng tác của một số nhà
khoa học trong và ngoài nước” với “ một số tài liệu viết tay bằng chữ Quốc ngữ chưa
hề được công bố hoặc chỉ mới được công bố dưới dạng tư liệu mà chưa sưu tầm được
văn bản”.
Hoàng Tiến với Chữ quốc ngữ và cách mạng chữ viết đầu thế kỷ 20, NXB
Thanh Niên nghiên cứu về buổi đầu của chữ Quốc ngữ, những đóng góp của chữ
Quốc ngữ vào nên văn hóa cũng như lịch sử của nước ta. Hoàng Tiến đề cập đến giáo
sĩ A. de Rhoeds – người khai sinh ra chữ quốc ngữ. Theo ơng, tất nhiên việc này có
cơng sức đóng góp của nhiều người nữa, nhưng A. de Rhodes là người giữ công đầu.

8



Từ những yếu tố đã nêu, việc tìm tịi và tra cứu về những vấn đề liên quan đến
từ loại được xem là một bộ phận làm nên thế đối lập với danh từ chung ở buổi bình
minh của chữ quốc ngữ là điều cần thiết và đáng chú ý.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các đặc điểm về ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng của danh từ riêng được khảo
sát trong “ Phép giảng tám ngày” của A.de Rhodes.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và miêu tả.
- Thủ pháp thống kê
1.5. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
Mục đích
Nêu ra những kiến thức về lịch sử hình thành cũng như quá trình phát triển của
chữ quốc ngữ. Đồng thời đóng góp ý kiến về vấn đề danh từ riêng trong tiếng Việt nói
chung và trong quyển giáo lý “ Phép giảng tám ngày” nói riêng.
Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu các đặc điểm của danh từ riêng trong “ Phép giảng tám ngày” của
A.de Rhodes trong mối quan hệ giữa ba bình diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng, đề
tài sẽ góp thêm ý kiến về sự cần thiết và tính tất yếu khuynh hướng nghiên cứu các sự
kiện ngơn ngữ cũng như văn hóa, tơn giáo.
Ý nghĩa thực tiên
Ngồi ra, việc đối sánh chữ quốc ngữ ở buổi đầu hình thành so với từ điển
tiếng Việt hiện tại sẽ tạo điều kiện để việc mô tả được thấu đáo và trọn vẹn hơn.
1.6.

Kết cấu của đề tài
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
mục lục, phần nội dung của niên luận gồm ba chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương này đưa ra những yếu tổng quát về danh từ, danh từ riêng cùng với
các nghiên cứu, tìm tịi về “ Phép giảng tám ngày” cũng như về giáo sĩ A. de Rhodes.
9


Chương 2: Đặc điểm của danh từ riêng trong “ Phép giảng tám ngày”
Chương hai đi sâu vào làm rõ những đặc điểm và tính chất của danh từ riêng
dựa trên ngữ liệu “ Phép giảng tám ngày”, lập bảng ngữ nghĩa và lấy ví dụ minh họa
cho lý thuyết về danh từ riêng.
Chương 3: Đối sánh danh từ riêng trong “ Phép giảng tám ngày” với từ điển hiện tại.
Chương này tập trung so sánh cách viết và sử dụng danh từ riêng trong giáo lý
“ Phép giảng tám ngày” và một số từ điển của Huỳnh Tịnh Paulus Của hay Tầm
nguyên từ điển so với từ điển chính tả của Hoàng Phê và Hoàng Long.

10


II. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.
Một số vấn đề về danh từ - danh từ riêng
2.1.1. Danh từ
2.1.1.1. Định nghĩa danh từ:
Có khơng ít định nghĩa khái niệm danh từ, vì bản chất phức tạo của danh từ và
vì mỗi ngơn ngữ có những cách thức biểu hiện khác nhau. Cho đến nay vẫn chưa có
được một định nghĩa danh từ có khả năng dung nạp đầy đủ mọi đặc điểm của danh từ
trong các ngơn ngữ. Nhìn chung, có thể khái quát các kiểu định nghĩa danh từ thành
ba hướng chính như sau:
-

Danh từ là từ gọi tên người, nơi chốn hay sự vật.

Danh từ là lớp từ có khả năng kết hợp với những yếu tố chỉ lượng, kết hợp với mạo
từ, có khả năng đảm nhận vị trí trung tâm trong cấu trúc danh ngữ.
Danh từ là từ loại có ý nghĩa phạm trù sự vật, có các phạm trù ngữ pháp giống, số,
cách, thực hiện các chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu như chủ ngữ, bổ ngữ,
định ngữ.
Tuy có nhiều hướng định nghĩa và cách trình bày về tính chất, đặc điểm của
danh từ, nhưng nhìn chung, về cơ bản các tác giả đều nhất trí rằng danh từ là từ chỉ
thực thể và hình thức tồn tại của thực thể, là thành tố khơng thể thiếu trong khung vị
từ. Có thể định nghĩa danh từ là “ từ loại có thể tự mình làm thành ngữ đọan dùng để
chỉ những sự vật, hay những thực thể được xử lí như sự vật ( hành động, biến cố,
trạng thái, tình cảm, tính chất…), tức là danh ngữ, một trong những bộ phận của câu
chuyên biểu thị các tham tố của sự tình.
2.1.1.2 Nhận diện danh từ
Trong ngữ pháp học cổ điển, cấu trúc luận và ngữ pháp tạo sinh, việc phân
định từ loại bao giờ cũng dựa vào những tiêu chí hình thức . Cịn trong ngơn ngữ học
hiện đại, từ loại được phân định theo ba tiêu chí: khả năng làm thành ngữ đoạn, chức
năng cú pháp, các phương tiện hình thứ c đánh dấu chức năng cú pháp khi thể hiện
các vai nghĩa . Ngôn ngữ học hiện đại cũng sử dụng tiêu chí hình thức để phân định
từ loại danh từ, nhưng khác với ngôn ngữ học cấu trúc cổ điển ở chỗ ngôn ngữ học
hiện đại coi những tiêu chí hình thức như là những dấu hiệu và những hệ quả của
chức năng cú pháp và ngữ nghĩa.

11


Là từ loại biểu thị tham tố của sự tình, nghĩa khái quát nhất của danh từ là
nghĩa sự vật, chỉ thực thể ( người/ vật) tham gia vào cấu trúc tham tố của vị từ.
Nguyễn Kim Thản viết: “ Danh từ là một loại thực từ biểu thị những cái có tĩnh chất
sự vật ( sinh vật, vật thể, hiện tượng, sự việc trong đời sống thực tại và của tư duy)”.
Nguyễn Anh Quế thì khẳng định: Danh từ thường chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm.

Đinh Văn Đức nhấn mạnh: “ Ý nghĩa của danh từ là ý nghĩa thực thể”, danh từ là lớp
từ chỉ các khái niệm sự vật cụ thể, các khái niệm trừu tượng, và tất cả các khái niệm
khác được nhận thức một cách độc lập.
Xuất phát từ đặc điểm loại hình đơn lập của tiếng Việt, khi bàn về các đặc
điêm ngữ pháp của danh từ tiếng Việt, các tác giả Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Kim
Thản, Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo, Hồ Lê và Lý Toàn Thắng …về cơ bản đều
cho rằng danh từ tiếng Việt là từ loại:
-

Thường làm chủ ngữ, khơng độc lập làm vị ngữ
Có khả năng độc lập làm thành ngữ đoạn
Tham gia vào thế đối lập đơn vị/ khối
Có thể kết hợp với số đếm, lượng từ, chỉ định từ.
Có thể kết hợp với giới từ làm trạng ngữ.
2.1.1.3 Phân loại danh từ tiếng Việt
Mặc dù thừa nhận danh từ tiếng Việt không phải là một khối thuân nhất, nhưng
khi phân định, giới Việt ngữ học vẫn đi theo nhiều hướng khác nhau nên kết quả lại
không giống nhau.
Những hướng phân loại danh từ:
Dựa vào công dụng gọi tên cho một hay nhiều vật, lấy tiêu chí chung – riêng
làm điểm xuất phát, những tác giả như Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, Nuyễn Tài
Cẩn, Hoàng Văn Thung phân chia danh từ thành danh từ chung và danh từ riêng. Đây
là hướng phân chia quen thuộc, được nhiều tác giả sử dụng. Nhưng căn cứ và kết quả
của tiêu chí chung – riêng hầu như chỉ cho thấy sự đối lập về công dụng mà chưa
cung cấp những đối lập cần yếu về ngữ pháp.
Dựa vào tiêu chí biệt loại, Emeneau phân loại danh từ tiếng Việt thành danh từ
biệt loại và danh từ không biệt loại. Cao Xuân Hạo cho rằng kết quả phân chia của
Emeneau làm nảy sinh một sự đối lập khơng hề có trong thực tế. Vì loại từ là một

12



trong những chức năng về nghĩa có thể có được của danh từ chứ không phải là một từ
loại, và càng không phải là công cụ để phân loại danh từ.
Theo Hồ Lê, thiếu sót lớn của Emeneau là bản thân ông cũng không phân biệt
thật rõ những danh từ nào là danh từ biệt loại và danh từ không biệt loại, và xem loại
từ là từ loại tách khỏi danh từ.
Dựa vào ngữ nghĩa, Đinh Văn Đức phân loại danh từ thành: danh từ trừu
tượng và danh từ cụ thể. Cách phân loại này phản ánh được thế đối lập có thực trong
nội bộ các đối tượng được biểu thị bằng danh từ: có những đối tượng là “ vật” cụ thể
và có khơng ít đối tượng là “ vật” khơng hữu hình, kèm theo đó là những đặc điểm
ngữ pháp của mỗi loại.
Dựa vào tiêu chí đếm được hay không, Trương Vĩnh Ký tuy không tuyên bố
một cách hiển ngơn về việc dùng tiêu chí đếm được và không đếm được để phân loại
danh từ tiếng Việt, nhưng có thể nói ơng là người đầu tiên đã sử dụng tiêu chí này.
Trương Vĩnh Ký cũng là tác giả đầu tiên lập một danh sách 221 danh từ số và một
danh sách gồm 14 danh từ khái quát và lại biệt dùng với vị từ.
Trong một cơng trình cơng bố vào năm 1982, và trong một số bài bàn về danh
từ được công bố từ năm 1988 đến nay, Cao Xuân Hạo khẳng định tiêu chí phân loại
danh từ tiếng Việt phải là tiêu chí đếm được và khơng đếm được. Cũng căn cứ vào
tiêu chí này, Diệp Quang Ban chia danh từ thành danh từ đếm được và danh từ không
đếm được. Những từ chứng như số đếm, từ chỉ lượng, phân lượng từ, đã giúp tách và
nhận diện hai lớp danh từ này.
Hai tiểu loại lớn của danh từ tiếng Việt: danh từ chung – danh từ riêng
2.1.2. Danh từ chung
Diệp Quang Ban [ stt, 86] định nghĩa danh từ chung là tên gọi của từng lớp sự
vật đồng chất về một phương diện nào đó, tức là ý nghĩa ở danh từ chung là thứ ý
nghĩa chung, khái quát cho nhiều vật cụ thể thuộc cùng một lớp đồng chất. Đó chính
là tính chất trừ tượng từ vựng của danh từ chung.


13


Nguyễn Kim Thản [ STT, 146 - ] danh từ chung chiếm tỉ lệ chủ yếu trong các
danh từ. Về ý nghĩa, nó là tên gọi khái quát của cả một loại sự vật chứ không phải là
tên gọi một sự vật riêng biệt.
Trần Trọng Kim [ STT, 4] danh tự chung là tiếng để gọi chung các sự, các vật
cùng một loại. Ông chia danh tự chung ra thành: cụ thể danh tự và trừu tượng danh
tự.
Theo Bùi Đức Tịnh [ STT, 218 - 221], danh từ chung là những danh từ dùng để
gọi chung những người, thú, vật, cùng một loại với nhau.
Nguyễn Chí Hịa [ stt, 26] danh từ chung là danh từ chỉ một chủng loại sự vật,
có tính khái qt, trừu tượng, khơng có mối liên hệ đơn nhất giữa tên gọi và sự vật cụ
thể.
2.1.3. Danh từ riêng
2.1.3.1. Khái niệm
Theo Từ điển tiếng Việt
“Danh từ dùng làm tên riêng để gọi tên từng sự vật, đối tượng riêng lẻ được
gọi là danh từ riêng”
“ Về mặt ý nghĩa, danh từ riêng là tên người, tên đất, tên sách báo, tên thời
đại, tên gọi những tổ chức cụ thể…” [ Diệp Quang Ban, 87]
“ Danh từ riêng là những từ có đặc trưng ý nghĩa – hình thức như sau: biểu
thị tên gọi của một sinh vật, một tập thể, hay một sự kiện riêng biệt, và nói chung
khơng bị số từ, lượng từ, phó danh từ và đại từ chỉ định hạn chế. [ Nguyễn Kim
Thản, 146 – 147].
“Danh từ riêng là tiếng để gọi riêng từng người, từng họ, từng xứ, từng
nước…” [ Trần Trọng Kim, 47]
“ Danh từ riêng là những danh từ dùng làm tên gọi cho một người, một sự vật,
một hiện tượng tự nhiên ( một vùng đất, dòng sông, ngọn núi…) riêng biệt, để phân
biệt sự vật này với sự vật khác. Nó là tên gọi riêng cho từng người, từng vật, từng địa

danh” [ Lê Biên, 30]

14


“ Những danh từ dùng để gọi một vật, một con thú, một người hoặc một nhóm
người nhất định. Đó là những danh từ riêng.” [ Bùi Đức Tịnh, 218]
“ Danh từ riêng là tên gọi riêng của một người, một vật, một địa phương, một
tổ chức hoặc một sự kiện, hiện tượng, khái niệm riêng biệt.” [ Nguyễn Hữu Quỳnh,
119].
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam hầu như cho rằng danh từ riêng là
loại danh từ dùng để gọi tên một người, một vật, một sự kiện, một hiện tượng tự
nhiên, một vùng đất, một tổ chức,…cụ thể và riêng biệt.
2.1.3.2. Cương vị ngôn ngữ học của danh từ riêng
Saussure đã chỉ rõ: một sự kiện thuộc bình diện ngơn ngữ phải tồn tại với tư
cách là cái mã chung của cộng đồng, phải mang tính khách quan , khơng mang tính cá
nhân, tính nhất thời. Nếu một sự kiện ngôn ngữ không tồn tại với tư cách là cái mã
chung của cộng đồng, mà lại mang tính cá nhân, tính chủ quan, tính nhất thời thì sự
kiện đó phải thuộc bình diện lời nói.
Danh từ riêng tồn tại với tư cách là cái riêng, cái cụ thể mang tính cá nhân.
Khác hẳn với danh từ chung, vị từ, số từ, liên từ và cũng không hề giống với quy tắc
ngữ pháp hay phương tiện từ vựng, những trường hợp vẫn thường được gọi là danh từ
riêng khơng hề có tư cách là cái mã chung của cộng đồng – cái tư cách mà bất cứ sự
kiện ngơn ngữ nào cũng buộc phải có – trái lại, danh từ riêng mang tính cá nhân, cụ
thể là danh từ riêng khơng phải là yếu tố có sẵn. Mỗi một người tùy theo ý muốn chủ
quan và nhu cầu cá nhân, mà có thể đặt tên cho mỗi vật một cách khác nhau. Ngay cả
họ, một thành tố của danh từ riêng chỉ người cũng mang đặc điểm của danh từ riêng
chứ không hề man đặc điểm của danh từ chung, cho dù nhiều người có chung một họ.
Vì vậy, việc gọi một vật duy nhất bằng cái tên X/Y/Z hồn tồn mang tính cá nhân.
Chính đặc điểm này của danh từ riêng đã dẫn đến ba hệ quả:

Một là khác với hầu hết các sự kiện ngôn ngữ, rất nhiều danh từ riêng mang
tính võ đốn, trái lại, tính có lý do rất rõ ràng. Khi đặt tên làng xã, tên con cái, tên tác
phẩm…người ta ít nhiều đều muốn gửi gắm vào đó một niềm mong ước, một khát
vọng, một kỉ niệm,…
Hai, là khác với các sự kiện ngơn ngữ, danh từ riêng khơng có biến thể. Chẳng
hạn, trong ngơn ngữ các yếu tố huỳnh / hồng, châu/ chu, sơn/ san, lài/ nhài, hồng/
15


hường…được coi là hai biến thể của một từ, nhưng dưới góc độ tên riêng ta hồn tồn
khơng thể đồng nhất. Chẳng hạn, không thể gọi Huỳnh Thúc Kháng là Hồng Thúc
Kháng, Mai Hoa thành Mai Bơng…
Ba là, tên riêng có thể thay đổi bằng một đề nghị của cá nhân, bằng một sắc
lệnh, một nghị định hoặc của chính quyền, một điều hầy như khơng thể có đối với sự
kiện ngôn ngữ.
Danh từ riêng luôn luôn gắn với một sở chỉ nhất định. Đặc điểm này khiến cho
danh từ riêng chỉ người và vật dễ dàng xuất hiện trong hơ ngữ với sắc thái trung hịa
trong lúc danh từ chung ít khi xuất hiện trong hơ ngữ và nếu có thì thường mang tính
chất hữu trưng. Khi đó, danh từ chung khơng cịn được dùng với nghĩa gốc – chỉ
chung – mà thay vào đó là nghĩa xác định, cụ thể và tính đánh dấu về tu từ cũng được
biểu hiện rõ.
2.1.3.3. Đặc điểm của danh từ riêng
Đặc điểm định danh cá biệt sự vật tạo cho danh từ riêng những nét đặc thù về ý
nghĩa và về ngữ pháp.
Về việc kết hợp với các từ khác thì danh từ riêng khơng có khả năng kết hợp
rộng rãi như danh từ chung. Chẳng hạn khả năng kết hợp với từ chỉ lượng nói chung
chỉ xảy ra khi có một số danh từ riêng trùng nhau, hoặc danh từ riêng được dùng theo
phép chuyển nghĩa để chỉ những cái tương tự hoặc khi gộp nhiều danh từ riêng lại
thành khối chung.
Danh từ riêng tên người thường đi sau danh từ chỉ chức vụ theo quan hệ đồng vị ngữ

hoặc đi sau loại từ ( danh từ chỉ loại), hoặc đi sau cả loại từ và danh từ chỉ chức vụ.
Ví dụ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cụ Hồ Chí Minh, Cụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo đó, Diệp Quang Ban cũng nhấn mạnh rằng từ chỉ chức vụ và loại từ có
thể viết hoa để tỏ bày tỏ sự kính trọng.
Lê Biên khi nhận xét về đặc trưng của danh từ riêng, ông cho rằng “ điều đáng
chú ý là, danh từ riêng chỉ là tên gọi sự vật, nó khơng mang nghĩa sở chỉ, sở biểu. Cho

16


nên, có trường hợp chỉ là một sự vật đơn nhất như mặt trăng mặt trời…vẫn không
phải là danh từ riêng.
Do đặc trưng của danh từ riêng, bản thân tên riêng đã được xác định nên danh
từ riêng thường không dùng theo các từ chỉ số lượng và từ chỉ định. Trường hợp sau
tên riêng có từ “ này” chỉ là lối gọi tên, có tác dụng dẫn xuất trong lời thoại trực tiếp (
Hoa này…An này).
Trường hợp sau tên riêng có định ngữ đặc trưng chỉ có tác dụng phân biệt khi
có hiện tượng trùng tên, như Hùng cận, Hoa béo, hoặc như một biệt danh... Trường
hợp trước tên riêng có từ chỉ số lượng thì hoặc là số từ khơng hàm nghĩa số đếm mà
chỉ có tác dụng để gộp, liệt kê hiện tượng trùng tên như: lớp có 3 Thúy, 2 An. Hoặc là
tên riêng đã chuyển nghĩa ( hoán dụ) dùng tên gọi chung cho nhiều sự vật giống nhau
như: những Nguyễn Viết Xuân, những Điện Biên Phủ…
2.1.3.4. Phạm vi - tiêu chí nhận diện danh từ riêng
Nguyễn Thị Ly Kha cho rằng danh từ riêng tồn tại với tư cách là cái riêng, cái
cụ thể mang tính cá nhân, khơng hề có tư cách là mã chung của cộng đồng, cũng
không phải là yếu tố có sẵn. Bên cạnh đó, danh từ riêng ln gắn với một sở chỉ nhất
định, mang nghĩa xác định, cụ thể và tính đánh dấu về tu từ cũng được biểu hiện rõ.
Dựa theo quan điểm của các nhà Việt ngữ học đã nêu, đề tài niên luận này cho
rằng danh từ riêng = tên riêng.

Đặc trưng phân biệt danh từ chung và danh từ riêng theo Nguyễn Kim Thản
Từ kết hợp

Số từ

Lượng từ

Phó danh từ

Đại từ chỉ
định

Danh từ chung
+
+
+
+
Danh từ riêng
Theo Lê Trung Hoa, sự khác biệt giữa danh từ riêng ( tên riêng) và danh từ chung
(tên chung), trước hết, tên riêng thường có liên hệ đến cá nhân, cá thể, còn tên chung
thường liên hệ đến một tập thể. Có nhiều tên riêng liên hệ đến nhiều người ( như họ,
tên đệm) và có một số tên chung chỉ liên hệ đến một vật thể duy nhất ( như thiên
đường, mặt trời). Kế đến, tên riêng thường không đi với các từ chỉ số nhiều như: các,
những. Cịn tên chung hồn tồn có khả năng đó. Điều này không đúng hẳn với các
17


ngôn ngữ Ấn – Âu, như tiếng Pháp. Tiếp theo về mặt ngữ nghĩa, tên riêng khơng cịn
giữ cái nghĩa vốn có của từ như tên chung. Sau cùng, tên riêng không thể dịch sang
một ngôn ngữ khác như tên chung.

2.1.3.5. Phân loại danh từ riêng
Có thể căn cứ vào chức năng của danh từ riêng để phân loại.
Trước tiên là danh từ riêng chỉ người. Tên những người bình thường, và tên những
người nổi tiếng: Lê Lợi, Nguyễn Trãi,…







Tên những cá nhân và tên những dân tộc. ( Trong một số ngôn ngữ, người ta cho rằng
dân tộc là một loại người, nên tên dân tộc không phải là tên riêng và không nên viết
hoa, lập luận ấy tưởng là không thõa đáng: các dân tộc Việt Nam, Thái, Êđê, Chăm,
Pháp, Anh, Nga…là những loại người, nhưng mỗi loại vẫn là một cá thể trong tính
chất hồn chỉnh.
Tên nơi chốn: Việt Nam, Hà Nội, Thăng Long…hay cả như: Hỏa, Kim, Thổ … (các
sao).
Tên thời kì, thời điểm, sự kiện lịch sử: Bắc thuộc, Lê – Trịnh, …
Tên tổ chức: Đơng kinh nghĩa thục, Việt Minh…
Tên cơng trình: Bình Ngơ đại cáo, Truyện Kiều, ... và tên sản phẩm: (chè) Thanh
Hương…( một loại sản phẩm gồm nhiều đơn vị nhưng có đặc điểm để phân biệt với
các loại khác, cũng là thực thể cá thể).
Cịn có thể kể trường hợp tên súc vật, thường là gia súc như: Vện, Vàng … mà
người ta thường cứ đặt bên cạnh tên người: xét về chức năng xã hội, những tên riêng
này không quan trọng.
Và có nhiều trường hợp mà trong nhiều ngơn ngữ, thấy có phân vân ( tên riêng
hay tên chung) và lúng túng ( viết hoa hay viết thường) như tên các hướng đông, tây,
nam, bắc; các mùa: xuân, hạ, thu, đơng; các cương vị xã hội gia đình: bác sĩ, má,
chú…; các kí hiệu khoa học: pi, gamma…; và hai trường hợp đặc biệt là mặt trời, mặt

trăng ( thường không viết hoa)…
Năm loại tên riêng trong bảng phân loại trên vừa rõ là tên riêng, vừa đáng chú ý
nhất. Chúng biểu thị những cá thể vật chất và tinh thần, cổ kim, kim cổ có vai trị
quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội.

18


Dựa vào phạm vi tên gọi, Lê Biên chia danh từ riêng thành hai lớp: lớp tên riêng
chỉ người và lớp tên riêng chỉ địa danh. Nói một cách dễ hiểu hơn, danh từ riêng, tên
riêng Việt Nam có thể chia thành hai phần chính: nhân danh và địa danh.
Ngồi ra, Diệp Quang Ban chia danh từ riêng làm ba loại: danh từ riêng Thuần
Việt, danh từ riêng Hán Việt và danh từ riêng có loại phiên từ tiếng nước ngoài.
Đề tài niên luận đi theo hướng phân chia của Lê Biên, đồng thời cịn có một số
trường hợp riêng không xếp vào nhân danh cũng như địa danh được, đó là: tên lồi
vật, tên sách kinh thánh trong ngữ liệu “ Phép giảng tám ngày”..v..v
2.1.3.6. Cách viết danh từ riêng
Trước tiên xin được điểm qua một số cách viết tên riêng trong một số văn bản
quy phạm pháp luật:
Đầu tiên là Quy định về chính tả tiếng Việt kèm theo quyết định số 240/QĐ ngày
05/03/1984 của Bộ Giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ký. Đây là một trong những
văn bản có tính quy phạm chung đầu tiên về việc viết tên riêng được đưa ra. Tuy
nhiên văn bản này do Bộ Giáo dục ban hành nên chỉ có tính chất quy ước trong một
phạm vi nhất định như việc giảng dạy chính tả, viết sách giáo khoa,… chứ chưa có
tính ảnh hưởng cao cũng như tác động nhiều đến báo chí.
Tiếp sau đó Bộ Giáo dục lại tiếp tục đưa ra Quy định tạm thời về viết hoa tên
riêng trong sách giáo khoa, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, số
07/2003/QĐ – BGDĐT, ngày 13/03/2003, Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai ký. Văn bản
này ra đời sau quyết định số 240/QĐ năm 1984, kế thừa được những quy cách trước
đó đã nêu. Quy định gồm hai phần cách viết tên riêng Việt Nam và cách viết tên riêng

nước ngoài. Quy định được sử dụng trong việc biên soạn và biên tập sách giáo khoa
viết theo Chương trình các mơn học ở tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng.
Vì vậy cũng như văn bản trước đó phạm vi của quy định cũng khá hẹp.
Tiếp đó vào năm 2006 Dự thảo quy định cách viết cách đọc tên riêng nước
ngoài trong các văn bản quản lý nhà nước (2006) đã được gửi tới các bộ ngành để lấy
ý kiến đóng góp. Đây là một động thái tích cực của nhà nước để đặt nền móng cho
một cái “khung chung” trong việc chuẩn hóa cách viết cách đọc tên riêng nước ngoài,
dự thảo đã nhận được những phản hồi rất tích cực. Tuy nhiên dự thảo còn một số
điểm hạn chế, thứ nhất văn bản chỉ nằm ở mức “dự thảo” chưa thể đưa vào thực
nghiệm; thứ hai văn bản chỉ xoay quanh cách viết tên riêng tiếng nước ngồi mà chưa
có tầm nhìn bao quát hơn về các vấn đề chung của tên riêng như tên riêng tiếng Việt,

19


tên riêng các dân tộc thiểu số; thứ ba dự thảo chỉ xoay quanh phạm vi “văn bản quản
lý nhà nước” nên tính áp dụng chưa cao.
Văn bản quy phạm nhà nước mới nhất được ban hành về vấn đề tên riêng là
Thông tư số 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành
chính do Bộ Nội vụ ban hành ngày 19/01/2011. Phần đề cập đến vấn đề tên riêng là
phần Phụ lục VI. Viết hoa trong văn bản hành chính. Phụ lục gồm có năm phần lần
lượt giải quyết các vấn đề về viết hoa: viết hoa vì phép đặt câu, viết hoa danh từ riêng
chỉ tên người, viết hoa tên địa lý, viết hoa tên cơ quan tổ chức, viết hoa các trường
hợp khác. Thông tư đã nêu lên được một cách khá đầy đủ và khoa học quan điểm
chung của nhà nước về cách viết hoa nói chung và cách viết tên riêng nói riêng. Tuy
nhiên văn bản chỉ mang tính chất quy định đối với văn bản hành chính.
Diệp Quang Ban cũng nhắc đến những cách viết tên riêng có xu thế trở thành phổ
biến hiện nay do sự giản tiện về chính tả của nó. Đó là cách viết tên riêng bằng con
chữ hoa đứng đầu mỗi tiếng rời khi viết ( tức là những tiếng không đứng liền với
tiếng khác hoặc khơng nối với tiếng khác bằng dấu ngang nối).

Hồng Tuệ cũng nêu ra một số quy tắc viết tên người Việt phổ biến hiện nay. Viết
hoa tất cả các phần, các yếu tố là hợp lý và dễ thực hiện một cách thống nhất. Trong
quy tắc ấy, không dùng gạch nối; điều này có gây ra băn khoăn … Cứ ngỡ rằng gạch
nối là dấu hiệu có ích khi cần làm rõ cấu tạo, nếu cấu tạo đã rõ thì khơng cần dùng nó.
Trong ngơn ngữ, có một ngun tắc chung: cần có đủ yếu tố hình thức để phân biệt
không nên thiếu cũng không nên thừa; cái thiếu, khi có thể và cái thừa khi cần, đều
phải có tác dụng sẽ bị thải dần … Trong các tiếng Anh, Pháp … có khi tên trước hay
tên sau là một tổ hợp ghép có tác dụng về cấu tạo, trong trường hợp đó, có khi người
ta dùng gạch nối, như: Julia – Curie , nhưng quy tắc này không cứng rắn mà có phần
tùy thuộc vào cá nhân. Phải chăng là đối với tên người Việt cũng có thể chấp nhận ý
muốn của cá nhân dùng gạch nối để làm rõ, khi thấy cần, cấu tạo của tên mình.
2.2.

Khái quát về Phép giảng tám ngày và Giáo sĩ A. de Rhodes
2.2.1 Phép giảng tám ngày

Phép giảng tám ngày của linh mục A. de Rhodes là tác phẩm chữ quốc ngữ đầu
tiên được in ấn mà chúng ta hiện có.
Cuốn sách này do nhà in của Bộ Truyền giáo Roma ấn hành năm 1651, khổ 17
x 23, gồm 315 trang là văn bản, mỗi trang chia làm hai cột: cột bên trái là bản văn La

20


ngữ và cột bên phải là văn bản Việt ngữ. Đây là một cuốn sách quý và hiếm đới với
những ai muốn nghiên cứu sự hình thành của chữ Quốc ngữ cũng như cách trình bày
giáo lý cơng giáo ngay từ đầu, ở thế kỷ XVII.
Cuốn sách quý hiếm này đến nay chỉ nằm trong một vài thư viện ở Châu Âu.
Vì là sách đầu tiên in bằng thứ chữ mà người ta quen gọi là chữ quốc ngữ, tức
là Việt ngữ phiên âm theo mẫu tự Latinh, nên Phép giảng tám ngày là một thành công

vẻ vang trong việc tác tạo chữ Việt phiên âm. Nó phải là sách căn bản để tìm hiểu
nguồn gốc chữ Quốc ngữ.
Thứ đến phương diện tơn giáo. Vì là sách giáo lý in đầu tiên bằng Việt ngữ nên
ngày nay người ta được biết về việc đào tạo các tín hữu trong một phạm vi quang
trọng là việc dạy giáo lý. Hơn thế nữa, nếu bằng vào những lời giảng dạy thời đó và
nếu xét đến một vài sách giáo lý cổ truyền, người ta sẽ nhận ra tính cách độc đáo về
phương pháp cũng như chất liệu trong Phép giảng tám ngày. Thêm vào đó, vấn đề từ
ngữ Ki tơ giáo ngun thủy cũng được đặt ra. Bởi vậy, về mặt văn hóa cũng như về
mặt tơn giáo, sách giáo lý Việt ngữ phiên âm này cs một giá trị vô song.
Lợi ích văn hóa và vấn đề thành lập chữ Quốc ngữ:
Dưới con mắt khảo cứu của mọi sử gia và văn học gia, chữ quốc ngữ không
phải là kết quả tìm tịi của riêng một ai. Đó là một sự nghiệp chung, nghĩa là của
nhiều người, trong số đó phải kể đến các giáo sĩ người Ý và nhất là người Bồ. Tuy
nhiên, bằng chứng rõ rệt xác định sự hình thành của chữ quốc ngữ chính là mấy tác
phẩm của giáo sĩ A. de Rhodes.
Lợi ích tơn giáo hay phương diện giáo lý của phép giảng tám ngày:
Thực ra chúng ta có thể gọi Phép giảng tám ngày là một sách giáo lý, nhưng là
sách giáo lý trình bày trong màu sắc Minh giáo, thích hợp cho một dân tộc, một văn
hóa riêng biệt là xã hội Việt Nam vào thế kỉ XVII .
2.2.1.1 Nội dung của “ phép giảng tám ngày”
Hai ngày đầu, tác giả bàn giải về những chân lý chủ chốt trong sinh hoạt con
người, như ý nghĩa cuộc đời, vấn đề linh hồn và Thượng đế (I) bản thể sự tính của
Ngài, sự hiểu biết Ngài là Đấng Hóa cơng và thưởng phạt (II). Đó là những điều lý trí
con người có thể tìm hiểu và thấu thái dễ dàng.
21


Tiếp đến hai ngày sau, trong đó giáo sĩ đề cập đến chân lý Thiên Chúa tỏ ra
cho loài người nhận biết được cách dễ dàng. Đó là việc tác thành thiên địa chiếu theo
sách Sáng thế, và việc dựng nên Adong tổ tơng lồi người ( III). Rồi tiếp tục diễn

giảng về lịch sử nhân loại, lớp người kế tiếp tổ tông Adong gọi là các tổ phụ (IV).
Nhưng khung cảnh bổng đổi thay: nhân dịp một câu chuyện trong Kinh thánh,
tác giả đã lợi dụng để chuyển sang lịch sử tôn giáo, nhất là Khổng giáo, Lão giáo và
Phật giáo. Tác giả không quên mấy sự thờ cúng khác cũng như việc thờ ông bà ông
vải ( IV). Như vậy, A. de Rhodes đã theo những chi tiết trong phương pháp trình bày
giáo lý đã biên trong hai quyển lịch sử kể trên, nghĩa là sau khi đã diễn giải về một ít
chân lý căn bản về linh hồn và Thượng đế, cũng như công cuộc dựng nên vũ trụ và
lồi người, thì bấy giờ ngài mới chỉ trích những sai lạc cùng tệ lạm trong các tơn giáo
cổ truyền.
Bắt đầu từ ngày thứ năm, giáo lý đạo Ki tô mới thực sự được đề cập tới. Trước
hết là mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, rồi tới mầu nhiệm Chúa Giesu giáng thế, hóa
thân làm người trong lịng một trinh nữ và sinh hạ tại Belem ( V). Và kế đó, là cuộc
đời trần gian của Đức Giesu Kito, cuộc đời ẩn dật, cuộc đời công khai, các phép lạ
ngài làm ( VI), cuộc đau thương, thụ thống thụ nạn, cái chết và sự phục sinh của
Ngài, việc Ngài lên trời và Chúa Thánh Thần hiện xuống, Giáo hội thành lập trên thế
giới ( VII). Sau cùng là số phận tối hậu của con người: tận thế, loài người sống lại,
phán xét chung, sự thưởng phạt đời đời. Một đoạn kết bàn giải về thập giới và sự sửa
soạn chịu phép rửa tội (VII).
2.2.1.2. Đặc điểm của phép giảng tám ngày
Đặc điểm thứ nhất nằm trong việc trình bày giáo lý theo lịch sử cứu rỗi hay
chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Ki tô giáo không phải chỉ là một học thuyết,
một mớ các hệ thống tư tưởng, một lý thuyết trừu tượng, nhưng trước hết là một lịch
sử để tỏ cho lồi người biết chương trình giải thốt nhân loại của ngài. Ki tơ giáo
được xây dựng trên lịch sử đó. Bởi vậy, giáo lý khơng phải là những công thức trừu
tượng, song là một tiến diễn lịch sử, một việc kể chuyện về những kỳ công của Thiên
Chúa làm trong lịch sử, kể từ tạo thiên lập địa cho đến Chúa Giesu Kito, và từ Chúa
Giesu Kito cho đến chung cục thế giới.
Đặc điểm thứ hai đứng trong việc sử dụng những giá trị văn hóa cố hữu của
dân tộc để giới thiệu những chân lý mới. công việc này như thể công việc tiếp cây:


22


ghép những ngành tư tưởng cố hữu vào Ki tô giáo, hay ghép Ki tơ giáo vào những giá
trị tích cực của sinh hoạt tinh thần của người dân Việt. Kết quả của cơng việc này là
một thành tích rực rỡ. Người ta phải lấy làm lạ rằng, nhờ hai ngày đầu của “ Phép
giảng tám ngày” mà quần chúng Việt Nam thế kỷ XVII đã được biết về một vũ trụ
quan Ki tô giáo, một nhân sinh quan Ki tô giáo, những điều mà các hiền nhân quân tử
chưa đề cập đến hoặc chỉ giải thích một cách mơ hồ.
Đặc điểm thứ ba ở việc trình bày những chân lý Ki tơ giáo dưới khía cạnh một
sự hợp lý, đúng lý, phải lý, nhất là trong hai ngày đầu. Điểm này rất thích hợp với con
người duy lý là các nho gia thế kỉ XVII, và cũng hợp với hầu hết mọi người có lý trí.
Ngài thường chủ trương và minh chứng rằng: đạo thật là đạo lý, đạo phải lẽ, nếu có
đạo nào phải lẽ thì phải “ chịu lấy đạo chính phải lẽ” ấy.
Về vấn đề chữ quốc ngữ cũng như về phạm vi tôn giáo, người ta cịn có thể
bàn luận chu đáo hơn, cũng như người ta phải nghiên cứu về từ ngữ Ki tô giáo trong
Phép giảng tám ngày, bởi vì sách giáo lý in bằng Việt ngữ phiên âm đầu tiên. Khơng
có gì hấp dẫn bằng việc đối chiếu từ ngữ của “ Phép giảng tám ngày với mấy sách
giáo lý bằng Hoa ngữ thế kỷ XVI – XVII, mặc khác, những từ ngữ “ Phép giảng tám
ngày” với những từ ngữ thông dụng trong Việt ngữ. Người ta sẽ nhận thấy, một lần
nữa ở đây, sự cố gắng trình bày những tư tưởng mới lạ, những tư tưởng thần học
trong những từ ngữ phổ thơng và thích hợp.
Phép giảng tám ngày đối với người Ki tô là một sách giáo lý để tham khảo,
lịch sử còn đối với người Việt Nam bất kỳ thuộc tơn giáo nào, thì cuốn sách này cũng
là thành tích văn hóa vơ giá, bởi vì đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử
dân tộc và văn hóa Việt Nam, đó là sự thành lập và sử dụng chữ quốc ngữ, một lối
viết văn tự nước nhà vừa đơn giản vừa dễ dàng, thành một dụng cụ truyền đạt văn hóa
tư tưởng tinh nhuệ đệ nhất trong miền Đông Nam Á.
2.3.


Đôi nét về Alexandre. de Rhodes

A.de Rhodes là người Pháp gốc Do Thái, sinh ở tỉnh Avignon [ Nguyễn Kim
Thản] một giáo sĩ truyền giáo dòng Tên đồng thời là một nhà ngơn ngữ học. Ơng là
người đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam bằng cơng
trình Tự điển Việt – Bồ La, hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt.

23


Khơng có một tài liệu nào thật chính xác nói về ngày sinh của ơng. Có nơi nói ơng
sinh năm 1591, nơi khác thì 1593. Phần đơng các tác giả nghiêng về giả thuyết sau
cùng này.
Năm 1620 ông đến Roma. Năm 1624 ông đến Phú Xuân, đời chúa Sãi – Đàng
Trong ( Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim ghi tên là Jean Rhodes). Ở 4 tháng ông
đã thông hiểu tiếng Việt, qua 6 tháng ông đã giảng đạo bằng tiếng Việt. Ơng cịn dựng
được giáo đường ở Phú Xuân.
Khi giáo sĩ Julien Baldinoti bị chúa Trịnh Tráng – Đàng Ngồi gây khó dễ,
nhận được tin, ơng đã ra Bắc ngày 19/5/1625. Nhờ vào tài ngoại giao khéo léo, biếu
chúa Trịnh một cái đồng hồ quả lắc và được giảng đạo tại kinh đô [ Trần Trọng Kim].
Cha A. de Rhodes đã nghiên cứu cách phát âm của người Đàng Ngoài (vùng
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bấy giờ) để đặt ra vần quốc ngữ có đủ được hết mọi giọng
trong tiếng Việt. Nhiều nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng càng đi vào miền Nam
cách phát âm càng bớt giọng đi, không nhiều thanh sắc bằng giọng Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ.
2.4.

Tiểu kết chương:

Những định nghĩa và tiêu chí nhận diện danh từ cùng với bước đầu tìm hiểu về

ngữ liệu “ Phép giảng tám ngày” để làm nền tảng cho những lý luận sau.

24


III.

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA DANH TỪ RIÊNG TRONG
IV.

PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY

V.

VI.

3.1. Về mặt ngữ nghĩa
VII. Câu hỏi thu hút sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học và những nhà triết
học là: Danh từ riêng, và nói rộng ra là tên riêng có nghĩa hay khơng? Câu hỏi này,
nói như David Kapalan là “ một cơn ác mộng của các nhà lý thuyết”
VIII. Triết gia thế kỷ XIX John Stuart Mill ( System of Logic, cuốn I, chương 2,

mục 5) cho rằng tên gọi có thể chia làm hai loại: có nghĩa liên tưởng ( connontative),
tức là chỉ chủ thể và đặc trưng, và khơng có nghĩa liên tưởng ( nonconnontative), tức
là chỉ chủ thể hay đặc trưng. Tên chung và những miêu tả xác định – những danh ngữ
có sở chỉ - thì thuộc loại trước. Cịn tên riêng thuộc loại sau. Tên riêng chỉ cá thể mà
nó gọi tên, chứ khơng cho ta biết đặc trưng của cá thể đó. Tuy tên riêng khơng hồn
tồn võ đốn nhưng một khi đã khai sinh, thì nó độc lập với lý do này. Một người tên
John vì đấy là tên bố anh ta, một thành phố có tên Dartmouth vì thành phố này ở cửa (
mouth) sơng Dart. Nhưng từ John không biểu thị cái người cha và người con ấy cùng

tên, thậm chí từ Dartmouth cũng khơng biểu thị thành phố này ở cửa sông Dart: nếu
cát lấp cửa sơng hay sơng đổi dịng chảy xa thành phố thì thành phố khơng nhất thiết
vì thế mà phải đổi tên.
IX. Như vậy, “ nghĩa [của tên gọi] không nằm trong cái nó biểu thị, mà ở cái nó

gợi ý. Cái tên gọi duy nhất của đối tượng mà khơng gợi ra cái gì cả, đó là tên riêng,
và nói một cách chặt chẽ, chúng khơng có nghĩa”.
X. Quan điểm này không phải đã thuyết phục mọi người. Bertrand Russell [188,

211] chẳng hạn cho rằng tên riêng có nghĩa, tức là cái cá thể mà nó trực chỉ. Rõ ràng
ở đây như P. F. Strawson [192, 220] nhận định, B. Russell đã nhầm lẫn nghĩa và sở
chỉ, một chuyện mà ngữ nghĩa học hiện đại từ sau Gottlob Frege đã phân biệt dứt
khoát.
XI. Nhưng đến đây sẽ nảy sinh câu hỏi của John. Searle: “ Nếu tên riêng nói chung

khơng minh định đặc trưng gì của đối tượng được chỉ, thì làm thế nào thực hiện được
việc xác định sở chỉ?”. Xuất phát từ J. S. Mill, người ta khơng trả lời được câu hỏi
này. Theo đó, việc sử dụng tên riêng tiền giả định đối tượng được gọi tên phải có
25


×