Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Quy trình vận hành và bảo dưỡng TBA phân phối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.34 KB, 20 trang )

Mục lục
Nội dung
Phần I

Quy định chung

Trang
2

Phần II

Vận hành trạm biến áp
A - Vận hành máy biến áp ở điều kiện bình thường
B - Kiểm tra xử lý máy biến áp ở điều kiện khơng
bình thường và sự cố
C- Xử lý sự cố trạm biến áp

2
2
3

Phần III

Kiểm tra trạm biến áp
A - Các loại và thời gian kiểm tra
B - Các nội dung kiểm tra và xử lý

5
5
6


Phần IV

Hồ sơ kỹ thuật trạm biến áp

9

Phần V

Nghiệm thu đóng điện trạm biến áp

9

Phần VI

Bảo dưỡng sửa chữa trạm biến áp
A - Bảo dưỡng trạm biến áp
B - Sửa chữa trạm biến áp

10
10
12

Phụ lục

Một số mẫu phiếu kiểm tra trạm biến áp

13

Quy trình TBA phân phối


4

0


MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG QUY TRÌNH
MBA

: Máy biến áp

TBA

: Trạm biến áp

MC

: Máy cắt.

CS

: Chống sét.

TI

: Biến dịng điện.

TU

: Biến điện áp.


FCO

: Cầu chì tự rơi.

LBFCO

: Cầu chì tự rơi cắt có tải.

DCL

: Dao cách ly.

QLVH

: Quản lý vận hành

TBAPP-KTN

: Phiếu kiểm tra định kỳ ngày TBA phân phối.

TBAPP-KTĐ

: Phiếu kiểm tra định kỳ đêm TBA phân phối.

Rcđ

: Điện trở cách điện

SCL


: Sửa chữa lớn

QLVH

: Quản lý vận hành

Quy trình TBA phân phối

1


PHẦN I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy trình này quy định các yêu cầu cho công tác quản lý vận hành, kiểm tra
bảo dưỡng và sửa chữa TBA phân phối trên lưới điện thuộc Tổng công ty điện
lực Việt nam.
Điều 2. TBA phân phối là trạm có MBA lực biến đổi điện áp sơ cấp từ 1kV
đến 35kV sang điện áp thứ cấp có điện áp  1kV.
Điều 3. Cán bộ, nhân viên, công nhân trong Tổng Công ty có liên quan đến
cơng tác quản lý vận hành, kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa TBA phân phối
phải nắm vững quy trình này.
PHẦN II

VẬN HÀNH TRẠM BIẾN ÁP
A- VẬN HÀNH MÁY BIẾN ÁP Ở ĐIỀU KIỆN BÌNH THƯỜNG
Điều 4. Ở phụ tải định mức nếu nhà chế tạo khơng quy định nhiệt độ dầu thì
nhiệt độ dầu ở lớp trên không được vượt quá 95 0C đối với những MBA làm
mát tự nhiên bằng dầu.
Điều 5. èi víi MBA cCho phép MBA được vận hành với điện áp cao hơn định

mức ở nấc biến áp đang vận hành.
a. sLâu dài 5% khi phụ tải định mức và 10% khi ph ti khụng quỏ 0,25

ph ti nh mcđiện áp ứng với nấc đang vận hành.
b. Ngn hn 10% (di 6 giờ một ngày) với phụ tải không quá định mc.

Trờng hợp đặc biệt có thể vận hành với điện áp cao hơn, nhng không đợc
quá 10% điện áp ứng với nấc đang vận hành và phải đợc đơn vị quản lý
trên 1 cấp (so với cấp quản lý trực tiÕp) phª dut.
Điều 6. Các èi víi MBA cMBA cho phép quá tải bình thường theo số liệu cho
phép quá tải của nhà sản xuất. Trong trường hợp khơng có số liệu của nhà sản
xuất thì có thể tham khảo những số liệu trong bảng dưới đây:
Bội số quá tải
theo định mức

Thời gian quá tải (giờ-phút) với những mức tăng nhiệt độ của
lớp dầu trên cùng so nhiệt độ không khí trước khi q tải, 0C

Quy trình TBA phân phối

2


1,05
1,10
1,15
1,20
1,25
1,30
1,35

1,40
1,45
1,50

13,5

18

22,5

3-50
2-50
2-05
1-35
1-10
0-55
0-40
0-25
0-15

3-25
2-25
1-40
1-15
0-50
0-35
0-25
0-10
-


2-50
1-50
1-15
0-50
0-30
0-15
-

27

31,5

36

2-10
1-20
0-45
0-25
-

1-25
0-35
-

1-10
-

Lâu dài

Điều 7. Trong trường hợp đặc biệt, èi víi MBA cMBA được phép vận hành

quá tải cao hơn dòng điện định mức theo các giới hạn sau đây:
- Đối với máy biến áp dầu:
Quá tải theo dòng điện (%)
Thời gian quá tải (phút)

30
120

45
80

60
45

75
20

100
10

20
60

30
45

40
32

50

18

60
5

- Đối với máy biến áp khô:
Quá tải theo dòng điện (%)
Thời gian quá tải (phút)

Các MBA đều được phép quá tải cao hơn định mức tới 40% với tổng số
thời gian không quá 6 giờ trong một ngày đêm trong 5 ngày liên tiếp, với điều
kiện hệ số phụ tải ban đầu không quá 0,93 (khi đó phải tận dụng hết khả năng
mọi trang bị làm mát của MBA).
Điều 8. Đối với những MBA có các cuộn dây đấu theo sơ đồ “sao-sao”, phía
hạ áp có điểm trung tính kéo ra ngồi, dịng điện qua điểm trung tính khơng
vượt q 25% dịng điện pha định mức .
B - KIỂM TRA XỬ LÝ MÁY BIẾN ÁP Ở ĐIỀU KIỆN KHƠNG
BÌNH THƯỜNG VÀ SỰ CỐ
Điều 9. Trong khi vận hành nếu thấy MBA có những hiện tượng khác thường
như chảy dầu, thiếu dầu, máy bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường,
phát nóng cục bộ ở đầu cốt sứ… phải tìm mọi biện pháp để giải quyết, đồng
thời báo cáo với cấp trên và ghi nhận hiện tượng, nguyên nhân vào sổ theo
dõi các tồn tại.
Điều 10. Máy biến áp phải được đưa ra khỏi vận hành trong các trường hợp
sau đây:
1. Có tiếng kêu mạnh, khơng đều hoặc tiếng phóng điện.
2. Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện
làm mát bình thường, phụ tải định mức.
Quy trình TBA phân phối


3


3. Dầu tràn ra ngồi máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phịng nổ hoặc dầu
phun ra qua van an tồn.
4. Mức dầu thấp dưới mức quy định và cịn tiếp tục hạ thấp.
5. Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột.
6. Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, đầu cốt bị nóng đỏ.
7. Kết quả thí nghiệm không đạt tiêu chuẩn quy định.
Điều 11. Khi tải MBA cao hơn định mức, phải tìm biện pháp điều chỉnh và
giảm bớt phụ tải của máy. Với MBA quá tải thường xuyên và lâu dài, cần thay
MBA mới có công suất phù hợp.
Điều 12. Khi nhiệt độ dầu trong MBA tăng lên quá mức giới hạn, phải tìm
nguyên nhân và biện pháp để giảm bớt nhiệt bộ bằng cách:
1. Kiểm tra phụ tải của MBA và nhiệt độ môi trường làm mát.
2. Kiểm tra thiết bị làm mát, tình hình thơng gió của buồng đặt máy.
3. Tăng cường hệ thống làm mát hoặc giảm tải.
Điều 13. Nếu mức dầu hạ thấp dưới mức quy định thì phải bổ sung dầu.
Trước khi bổ sung dầu cần sửa chữa những chỗ rò, bị chảy dầu.
C- XỬ LÝ SỰ CỐ TRẠM BIẾN ÁP PHÂN PHỐI
Điều 14. Nguyên tắc chung
- Phải thực hiện theo phiếu thao tác trừ trường hợp quy định trong điều 15.
- Khơng dùng dao cách ly, FCO để đóng cắt có tải MBA.
- Khi đóng tải MBA phải tuân thủ theo trình tự đóng từ nguồn đến tải.
- Khi cắt tải MBA phải tuân thủ theo trình tự cắt từ tải đến nguồn.
Điều 15. Khi kiểm tra, phát hiện có nguy cơ dẫn đến sự cố trạm phải báo cáo
ngay với người có trách nhiệm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trường hợp khẩn cấp khơng thể trì hỗn được (do có nguy cơ đe dọa đến
tính mạng con người và an toàn thiết bị), cho phép tiến hành thao tác tách
thiết bị ra khỏi vận hành mà không phải xin phép và phải chịu trách nhiệm về

thao tác xử lý sự cố của mình. Sau khi xử lý xong phải báo cáo ngay cho cấp
có quyền điều khiển thiết bị này.
Điều 16. Thao tác tách MBA ra khỏi vận hành
Bước 1: Cắt tất cả các áp tô mát, dao cắt tải của MBA theo thứ tự từ các
lộ ra đến lộ tổng.
Bước 2: Cắt các máy cắt hoặc LBFCO, FCO bên phía cao áp của MBA.
Bước 3: Dùng bút thử điện, đèn, còi hoặc các thiết bị thử điện khác để
kiểm tra và đảm bảo MBA hoàn tồn cắt điện.

Quy trình TBA phân phối

4


Bước 4: Thực hiện tiếp địa các phía theo quy định nếu tiến hành công
tác.
Điều 17. Thao tác đưa MBA vào vận hành
Bước 1: Kiểm tra các áp tô mát, dao cắt tải cho lộ tổng, lộ ra của TBA
đang ở vị trí mở, người và tiếp địa các tiếp địa đã được tháo dỡ.
Bước 2: Đóng máy cắt, LBFCO, FCO cho phía cao áp của MBA. Trường
hợp đóng MBA bằng FCO phải đóng 2 phâ bên trước sau đó đóng pha giữa.
Kiểm tra tình trạng vận hành của MBA, nếu có các hiện tượng lạ (tiếng kêu
bất thường, rung bất thường…) thì phải cắt ngay các máy cắt, LBFCO, FCO.
Nếu bình thường thì thực hiện tiếp bước 3.
Bước 3: Đóng Áp tơ mát, dao cắt tải cho lộ tổng, kiểm tra khơng điện
hoặc đồng bộ sau đó đóng các lộ ra.
Điều 18. Xử lý sự cố TBA
Khi xảy ra sự cố TBA, người vận hành phải khẩn trương tách MBA ra
khỏi vị trí vận hành theo các bước như điều 16. Sau đó tùy theo tình trạng sự
cố mà xử lý khôi phục cấp điện.

18.1 Trường hợp nhảy MC, FCO, LBFCO phía cao áp mà áp tơ mát, cầu chì
phía hạ áp khơng tác động, người vận hành phải kiểm tra các thiết bị
trong trạm như máy cắt, LBFCO, FCO, MBA, áp tô mát, chống sét,
rơle… nếu không phát hiện cháy, phát nóng hay hiện tượng bất thường
khác thì thao tác đưa máy vào vận hành như điều 17 và báo cáo cho
người có thẩm quyền theo quy định.
18.2 Trường hợp Áp tơ mát hoặc cầu chì của dao cắt tải phía hạ áp tác động
mà MC, LBFCO, FCO phía cao áp khơng tác động người vận hành phải
kiểm tra xác định nguyên nhân tác động phía hạ áp và xử lý.
18.3 Trường hợp có cả thiết bị bảo vệ cao áp và hạ áp tác động thì phải thực
hiện mục 18.2, 18.1 sau đó thao tác đưa máy biến áp vào vận hành như
điều 17.
18.4 Trường hợp kiểm tra phát hiện hoặc nghi ngờ có hư hỏng MC, LBFCO,
FCO, MBA… người vận hành phải báo cho người có thẩm quyền để lập
phương án thí nghiệm, sửa chữa hoặc thay thế.

PHẦN III
CÔNG TÁC KIỂM TRA
A- CÁC LOẠI KIỂM TRA VÀ THỜI GIAN
Quy trình TBA phân phối

5


Điều 19. Đơn vị quản lý TBA phải thực hiện công việc kiểm tra kịp thời phát
hiện các dấu hiệu bất thường của thiết bị để có biện pháp xử lý tồn tại ngăn
ngừa nguy cơ sự cố.
19.1 Kiểm tra định kỳ ngày
- TBA có tải từ 80% hoặc từ 250kVA trở lên
: 01 tháng 1 lần.

- Các TBA còn lại
: 02 tháng 1 lần.
Khi kiểm tra định kỳ ngày phải kết hợp với vệ sinh công nghiệp TBA.
19.2 Kiểm tra định kỳ đêm
Kiểm tra đêm 03 tháng 1 lần vào giờ cao điểm tối cho tất cả các trạm.
19.3 Kiểm tra bất thường
a. Kiểm tra trước và sau khi có lụt bão, trước các dịp lễ, Tết.
b. Kiểm tra mỗi ngày 01 lần trong các trường hợp sau:
- MBA quá tải (kiểm tra vào thời điểm tải cao nhất).
- TBA có dấu hiệu bất thường.
c. Kiểm tra theo chuyên đề riêng.
19.4 Kiểm tra sự cố
Thực hiện ngay sau khi xảy ra sự cố, xác định nguyên nhân gây ra sự cố và
khắc phục kịp thời.
19.5 Kiểm tra thí nghiệm
Thực hiện thí nghiệm đối với các thiết bị trong TBA có nghi ngờ khơng
đảm bảo tiêu chuẩn vận hành. Thời gian, hạng mục thí nghiệm do đơn vị quản
lý TBA quyết định. Nếu kết quả thí nghiệm khơng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
phải có biện pháp thay thế, xử lý kịp thời.
19.6 Kiểm tra tổng thể
Định kỳ 6 tháng cán bộ kỹ thuật của Điện lực và cán bộ lãnh đạo kỹ thuật
của Chi nhánh kết hợp kiểm tra tất cả những TBA đã phát hiện tồn tại nhưng
chưa xử lý và xác xuất một số TBA.
Điều 20. Nhóm kiểm tra TBA phải có hai người trở lên và thực hiện các biện
pháp an toàn theo quy định.

B - CÁC NỘI DUNG KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ
Điều 21. Nội dung công tác kiểm tra định kỳ TBA phân phối bao gồm:
21.1 Kiểm tra MBA
- Tiếng kêu của MBA (bình thường, khơng bình thường).

- Bề mặt cách điện (rạn, nứt, bẩn, phóng điện, chảy dầu...).
Quy trình TBA phân phối

6


- Vỏ máy biến áp (bị rỉ dầu, hư hỏng ...)

-

Mức dầu trong bình dầu phụ (nếu có).
Tình trạng phát nhiệt các đầu tiếp xúc.
Hệ thống nối đất của MBA.
Màu sắc của hạt hút ẩm trong bình thở.
Tình trạng buồng MBA (nếu có): cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thơng hơi, đèn
chiếu sáng, lưới chắn ...
- Các thông số vận hành của MBA.
21.2 Kiểm tra tủ hạ áp
Kiểm tra tình trạng bên ngồi:
- Tủ có cịn ngun vẹn hay rỉ, thủng... Đặc biệt chú ý ở phía đáy tủ và mặt
sau của tủ.
- Kiểm tra nêm cửa có hiện tượng bị phá hay không.
- Kiểm tra khoảng hở giữa ống luồn cáp và đáy tủ hạ áp, tránh để chuột,
chim,… vào làm tổ.
Kiểm tra bên trong tủ
- Thiết bị đóng cắt (aptomat, cầu dao…)
- Kiểm tra bề mặt tiếp xúc giữa đầu cốt cáp hạ áp và đầu cực các thiết bị
đóng cắt hạ áp (Aptomat, cầu dao…)
- Kiểm tra kẹp cố định giữa các dây dẫn hạ áp.
- Kiểm tra hệ thống đo đếm.

- Kiểm tra điện áp tại trạm.
- Kiểm tra nối đất vỏ tủ.
21.3 Kiểm tra TU, TI và các cách điện
- Kiểm tra cách điện có bị nứt, vỡ...
- Kiểm tra tiếp xúc tại các đầu nối có chuyển màu do tiếp xúc xấu.
- Kiểm tra tiếng kêu bất thường do phóng điện.
21.4 Kiểm tra DCL, FCO, LBFCO
- Kiểm tra cơ cấu truyền động đóng, cắt.
- Kiểm tra cách điện có bị nứt, vỡ...
- Kiểm tra cần giữ chì có bị cháy nám, có vết phóng điện.
- Kiểm tra tiếp xúc tại lưỡi dao và ngàm.
- Kiểm tra lưỡi dao có bị cong vênh, hay hư hỏng.
- Kiểm tra lò xo ép tiếp điểm.
- Kiểm tra các bulong.
- Kiểm tra có tiếng kêu khác thường do phóng điện bề mặt.
- Kiểm tra các mối nối.
- Kiểm tra nối đất của dao cách ly có bị tưa, đứt khơng.

Quy trình TBA phân phối

7


21.5 Kiểm tra CS
- Kiểm tra cách điện có bị nứt, vỡ...
- Kiểm tra tiếng kêu khác thường do phóng điện bề mặt.
- Kiểm tra nối đất.
21.6 Kiểm tra cách điện trung áp
- Kiểm tra các loại cách điện xem có bị nứt, vỡ, gãy và nghiêng. Mặt ngồi
cách điện bị nám, tróc men hoặc cháy sém.

- Kiểm tra tiếng kêu khác thường do phóng điện bề mặt.
- Kiểm tra nhiễm bẩn bề mặt cách điện (nhất là nơi gần nhà máy hố chất,
luyện kim và nơi có nhiều bụi...).
- Các phụ kiện bằng kim loại của cách điện bị rỉ, bị rơi chốt...
21.7 Kiểm tra hệ thống tụ bù hạ áp
- Kiểm tra các đầu nối, tiếp xúc, tiếng kêu, bên ngồi có bị phồng rộp,
chảy dầu...
- Kiểm tra tiếp địa tụ.
- Kiểm tra hệ thống bảo vệ và tự động đóng tụ bù.
21.8 Kiểm tra các trang bị nối đất
- Kiểm tra các dây tiếp địa còn nguyên vẹn, chắc chắn.
- Kiểm tra vị trí tiếp xúc của tiếp địa.
21.9 Kiểm tra các kết cấu xây dựng
- Kiểm tra hành lang an tồn.
- Kiểm tra chiếu sáng, thơng gió, tình trạng ẩm ướt.
- Vệ sinh cơng nghiệp.
- Kiểm tra hệ thống xà có bị rỉ, gãy...
- Kiểm tra tình hình chân cột và móng cột: móng có bị lún, chân móng
phần bê tơng có bị vỡ hoặc nứt rạn để trơ lõi sắt…
- Kiểm tra cột có bị nghiêng, rỉ sét, gãy. Các bộ phận khác như đà (xà),
giá đỡ... có bị rỉ, gãy, cong, biến dạng...
- Kiểm tra các dây néo có bị rỉ, chùng hoặc đứt.
- Kiểm tra tình trạng các bu lơng, mối hàn, đinh tán (trụ Pylone).
- Kiểm tra biển báo an toàn, số cột có đầy đủ và đặt đúng vị trí khơng.
Đối với TBA đặt trong nhà cần kiểm tra thêm:
- Kiểm tra cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi, hệ thống chiếu sáng, lưới
chắn, hệ thống mái che, kết cấu của nhà đặt MBA...
- Kiểm tra các trang bị phòng, chữa cháy.
- Kiểm tra hệ thống dây dẫn đấu nối từ ngồi đường dây vào trạm có bị
tưa, xây xát, đứt.

- Kiểm tra tình trạng của các sứ xun, có bị nứt nẻ, vỡ và phóng điện bề
Quy trình TBA phân phối

8


mặt ...
Điều 22. Kết quả kiểm tra của tất cả các loại kiểm tra phải được ghi chép vào
phiếu kiểm tra và vào sổ các tồn tại để có biện pháp theo dõi, xử lý hoặc đề
nghị cấp trên giải quyết. Phiếu kiểm tra được lưu giữ trong thời hạn 12 tháng.
Điều 23. Đơn vị quản lý vận hành phải có biện pháp xử lý ngay các tồn tại có
khả năng gây sự cố. Những tồn tại khác phải được xử lý hoặc có kế hoạch xử
lý trong thời gian nhanh nhất để đảm bảo vận hành an toàn.

PHẦN IV
HỒ SƠ KỸ THUẬT TRẠM BIẾN ÁP
Điều 24. Mỗi TBA phải có những tài liệu kỹ thuật sau đây:
Điều 1. Thiết kế kỹ thuật thi cơng, bản vẽ hồn cơng.
Điều 2. Lý lịch trạm biến áp (các thiết bị chính như MBA, MC, FCO,
LBFCO, CS…)
Điều 3. Các biên bản kiểm tra, biên bản thí nghiệm của MBA và các thiết
bị khác kể từ khi đưa vào vận hành và trong suốt q trình khai thác (như
thí nghiệm trước khi đưa vào vận hành, thí nghiệm định kỳ, thí nghiệm
sau sự cố, thí nghiệm sau đại tu).
Điều 4. Các bản vẽ của phần kiến trúc.
Điều 5. Các văn bản pháp lý liên quan tới việc xây lắp trạm.
PHẦN V
NGHIỆM THU, ĐÓNG ĐIỆN TRẠM BIẾN ÁP
Điều 25. Trước khi đưa TBA vào vận hành lần đầu cũng như sau các lần sửa
chữa lớn đơn vị quản lý dự án phải tổ chức nghiệm thu, đánh giá chất lượng

cơng trình để bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành theo đúng các quy định
quản lý, nghiệm thu chất lượng cơng trình xây dựng hiện hành.
Điều 26. Nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình nghiệm thu
phải dựa trên cơ sở thiết kế kỹ thuật của cơng trình, các phương án sửa chữa
TBA được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành và tài liệu hướng dẫn của nhà
chế tạo.
Điều 27. Kết quả nghiệm thu phải đưa vào biên bản. Các tồn tại của cơng
trình phải được quy rõ trách nhiệm cho các bên liên quan, đề ra biện pháp và
thời gian khắc phục
Điều 28. Đơn vị QLVH phải tiếp nhận đầy đủ hồ sơ quản lý kỹ thuật liên
Quy trình TBA phân phối

9


quan đến cơng trình (như nêu tại điều 24).
Điều 29. TBA chỉ được phép đóng điện khi hội đồng nghiệm thu kết luận chất
lượng các thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn vận hành.

PHẦN VI
BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TRẠM BIẾN ÁP
A - BẢO DƯỠNG TRẠM BIẾN ÁP
Điều 30. Bảo dưỡng TBA
Công tác bảo dưỡng TBA được thực hiện trong điều kiện cắt điện TBA. Các
công việc bảo dưỡng được ghi vào lý lịch TBA.
Điều 31. Bảo dưỡng TBA do Điện lực quyết định dựa trên kết quả kiểm tra và
tình trạng vận hành.
Điều 32. Nội dung công tác bảo dưỡng TBA
32.1 Bảo dưỡng MBA bao gồm
- Vệ sinh sứ.

- Vệ sinh vỏ MBA, cạo làm sạch và sơn lại chỗ bị rỉ.
- Làm sạch và xiết lại các đầu cốt.
- Thí nghiệm các phần có nghi ngờ và xử lý.
- Bổ sung dầu nếu không đủ.
- Xiết lại các mối nối giữa vỏ MBA với hệ thống tiếp địa.
- Xử lý các tồn tại khác.
32.2 Bảo dưỡng tủ hạ áp
- Cạo, làm sạch các vết han rỉ và sơn lại khi tình trạng bên ngồi và trong
tủ bị han rỉ. Đặc biệt chú ý ở phía đáy tủ và mặt sau của tủ.
- Xiết chặt lại các vị trí nối dây dẫn. Tiến hành lau chùi các mặt kính của
các đồng hồ đo đếm bằng khăn khô.
32.3 Bảo dưỡng FCO, LBFCO, DCL, TU, TI
- Lau chùi cách điện, sửa chữa hoặc thay các chi tiết cơ khí khơng đạt u
cầu.
- Xiết chặt các vị trí, điểm tiếp xúc tại các vị trí đấu nối.
- Ép chặt các tiếp điểm LBFCO, FCO, DCL.
- Khắc phục các khiếm khuyết trong vận hành.
32.4 Bảo dưỡng CS
Quy trình TBA phân phối

10


- Vệ sinh toàn bộ chống sét.
- Chỉnh sửa lại vị trí của các chống sét.
- Làm sạch và xiết chặt các bulông bắt chống sét vào xà và vị trí nối với
dây tiếp địa.
32.5 Bảo dưỡng cách điện
- Lau chùi cách điện và chỉnh sửa các cách điện bị nghiêng lệch vị trí.
Thay thế các cách điện khơng đảm bảo vận hành như mặt ngồi bị nám,

tróc men hoặc cháy sém.
- Khi lau chùi phải tháo dây buộc cổ sứ (đối với sứ đứng).
- Dùng hoá chất hoặc nước để lau chùi đối với cách điện bị bẩn (nhất là
nơi gần nhà máy hoá chất, luyện kim và nơi có nhiều bụi...).
32.6 Bảo dưỡng hệ thống tụ bù hạ áp
- Cạo rỉ, làm sạch và sơn lại tủ đựng tụ bù khi thấy tủ bị rỉ.
- Kiểm tra thiết bị đóng cắt tự động tại tủ, xiết chặt các vị trí đấu nối.
- Thay thế các tụ hỏng nếu có.
32.7 Bảo dưỡng các trang bị nối đất
- Thay dây dẫn nối các thiết bị tại trạm với tiếp địa nếu có hiện tượng dây
tiếp địa từ trên cột xuống bị tưa, xây xát nặng...
- Làm sạch và xiết chặt bulông nối tiếp địa với thân cột hoặc hàn lại mối
nối dây tiếp địa vào các bộ phận khác của bộ tiếp địa nếu mối hàn dây
tiếp địa không tốt.
32.8 Bảo dưỡng các kết cấu xây dựng.
a. Đối với TBA treo ngoài trời :

- Sơn lại hệ thống đà (xà) nếu có hiện tượng bị rỉ.
- Xiết chặt hoặc thêm mới các bulơng bắt đà (xà) khi có hiện tượng lỏng
lẻo, rỉ nhiều và mất mát.
- Đắp và đầm chặt đất chân cột và móng cột trong trường hợp bị sạt lở.
- Chống đỡ hoặc hiệu chỉnh lại cột bị nghiêng, các đà (xà), giá đỡ... có bị
cong, bị biến dạng. Trường hợp hư hại nặng phải thay cột, xà mới.
- Gia cố móng khi bị lún, chân móng bị vỡ hoặc nứt rạn để trơ lõi sắt.
- Căng lại dây néo hoặc thay thế khi bị chùng, han rỉ nhiều hoặc bị đứt.
- Treo hoặc sơn lại biển báo an tồn, số cột khi biển báo bị mất, treo
khơng đúng vị trí hay bị mờ.
b. Đối với TBA đặt trong nhà:

- Xử lý các tồn tại của cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi, đèn chiếu sáng,

lưới chắn, hệ thống mái che, kết cấu của nhà chứa MBA...
- Vệ sinh nhà trạm.
- Bảo dưỡng các trang bị phòng, chữa cháy.
Quy trình TBA phân phối

11


- Vệ sinh và xử lý tổn tại của các sứ xuyên.
B - SỬA CHỮA TRẠM BIẾN ÁP
Điều 33. Công tác sửa chữa TBA chia làm 2 loại:
1. Sửa chữa lớn (đại tu).
2. Sửa chữa khắc phục sự cố.
Điều 34. Sửa chữa lớn MBA (đại tu MBA) và thiết bị trạm.
34.1 Các hạng mục sửa chữa lớn MBA
- Rút vỏ máy hoặc ruột máy ra khỏi vỏ (nếu cần).
- Kiểm tra và sửa chữa ruột máy và gông từ, kể cả các bộ điều chỉnh điện
áp.
- Sửa chữa vỏ máy, bình dầu phụ, các dàn ống làm mát, các van, sứ đầu
vào.
- Sửa chữa các thiết bị làm mát, bình hút ẩm...
- Vệ sinh và sơn lại vỏ máy (nếu cần).
- Kiểm tra các đồng hồ đo lường, trang bị báo hiệu.
- Lọc dầu hoặc thay dầu mới.
- Sấy lại ruột máy (nếu cần).
- Lắp lại MBA.
- Thí nghiệm MBA...
34.2 Quản lý công tác sửa chữa lớn MBA
- Trước khi SCL MBA phải tiến hành thí nghiệm tồn bộ các hạng mục
cần thiết để so sánh với số liệu sau SCL.

- Khi sửa chữa lớn MBA phải lập biên bản bàn giao giữa đơn vị sửa chữa
và đơn vị quản lý vận hành. Bên quản lý MBA giao cho bên sửa chữa các
tài liệu kỹ thuật cần thiết phục vụ việc sửa chữa MBA. Khi sửa chữa
xong, bên sửa chữa phải bàn giao đầy đủ nhật ký sửa chữa và các biên
bản thử nghiệm kèm theo MBA cho bên quản lý vận hành.
34.3 Sửa chữa các thiết bị khác được tiến hành theo kết quả kiểm tra và
tình trạng cụ thể của thiết bị mà quyết định.
Điều 35. Sửa chữa khắc phụ sự cố được tiến hành dựa trên kết quả điều tra sự
cố và phương án do Điện lực duyệt.

Quy trình TBA phân phối

12


Phụ lục : Một số mẫu phiếu kiểm tra
ĐƠN VỊ: Chi nhánh điện
Số ………/………..

Mẫu TBAPP_KTN

PHIẾU KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (NGÀY) TRẠM BIẾN ÁP PHÂN PHỐI
(Trạm từ 80% tải hoặc từ 250kVA trở lên:1 tháng/1 lần; các TBA còn lại: 2tháng/1 lần)

Tên TBA: …………………Loại trạm:------Dung lượng :
……….kVA
Danh sách nhóm kiểm tra:

Thuộc đường dây: -----------------------Ngày, giờ kiểm tra: ----------------------


Stt
Họ và tên
Chức danh
1
2
3
Nội dung kiểm tra bằng mắt :
- Máy biến áp
+ Các thơng số vận hành (nếu có đồng hồ hoặc dụng cụ đo):
UhA =

IhA =

UhB =

IhB =

UhC =

IhC =

+Tình trạng vỏ máy:
+Dầu:
+Hạt hút ẩm:
+Sứ đầu vào:
+Tiếng kêu:

Rỉ, rét
Thiếu
Bình thường

Bình thường
Bình thường

Bậc thợ Bậc AT

Io=

Chảy dầu
Đủ
K. bình thường
K. bình thường
K. bình thường

Tốt
Màu sắc

- Thiết bị đóng cắt trung áp (MC, LBFCO,FCO, cầu dao...) - Tên thiết bị:……
+Cách điện:
+Cơ cấu truyền động:
+Tiếp xúc:
- Chống sét:
- Biến dịng, biến điện áp:
+Cách điện:

Quy trình TBA phân phối

Bình thường
Bình thường
Bình thường
Bình thường

Bình thường
Bẩn

K. bình thường
K. bình thường
K. bình thường
K. bình thường
K. bình thường
Nứt, vỡ

Nguyên
vẹn

13


- Thiết bị đóng cắt hạ áp (Aptomat, dao cắt, máy cắt hạ áp…) - Tên thiết bị:….
+Tình trạng bên ngồi:
Bình thường
K. bình thường
+Tình trạng các đầu cực:
Bình thường
K. bình thường
Hư hỏng
+Tình trạng vận hành:
Bình thường
K. bình thường
- Cáp lực, thanh dẫn:
+Tình trạng cáp, thanh dẫn trung áp:
Bình thường

K. bình thường
+Tình trạng cáp, thanh dẫn hạ áp:
Bình thường
K. bình thường
- Tình trạng các đầu tiếp xúc, đầu cáp:
+Tình trạng đầu tiếp xúc , đầu cáp trung áp:
Tốt
Xấu
+Tình trạng đầu tiếp xúc, đầu cáp hạ áp:
Tốt
Xấu
- Hệ thống tiếp đất:
+Tình trạng tiếp đất chống sét:
Bình thường
K. bình thường
+Tình trạng tiếp đất trung tính, đầu cáp:
Bình thường
K. bình thường
+ Tình trạng tiếp đất an tồn:
Bình thường
K. bình thường
- Hệ thống đo đếm:
+Tình trạng nguyên vẹn của hệ thống Nguyên vẹn
Thay đổi
đo đếm:
Hư hỏng
+Cơng tơ làm việc:
Bình thường
K. bình thường
- Tình trạng tủ điện:


Bình thường

K. bình thường

- Các kết cấu xây dựng (ghi nội dung cần xử lý nếu có):
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tình trạng vệ sinh trạm:
Bẩn
Sạch sẽ
Diễn
giải
tất
cả
các
hiện
tượng
bất
thường:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Các
tồn
tại
đã
xử

trong
kiểm
tra:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------* Nhận xét:
Tình
hình

trạm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Biện
pháp
đề
nghị
giải
quyết
các
tồn
tại:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Quy trình TBA phân phối

14


Ngày cập nhật thông tin về hồ sơ quản lý trạm: -----------------------------------------------(Các Công ty căn cứ vào mẫu phiếu này để lập cho phù hợp với trạm của từng Đơn vị,
nhưng khơng trái với mẫu phiếu này).
Trưởng/Phó tổ quản lý vận hành
(Ký, ghi rõ họ tên)

Nhóm kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐƠN VỊ: Chi nhánh điện
Số ………/………..

Mẫu TBAPP_KTĐ


PHIẾU KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (ĐÊM) TRẠM BIẾN ÁP PHÂN PHỐI
(03 tháng/1 lần)
Tên TBA: ……………Loại trạm: ….
Dung lượng : ……….kVA
Danh sách nhóm kiểm tra:
Stt
1
2
3

Họ và tên

Thuộc đường dây: --------------------------------Ngày, giờ kiểm tra: -------------------------------

Chức danh

Bậc thợ Bậc AT

Nội dung kiểm tra bằng mắt (đảm bảo an tồn hoặc có dụng cụ an tồn):
- Máy biến áp
Các thơng số vận hành (nếu có đồng hồ hoặc dụng cụ đo):
UhA =

IhA =

UhB =

IhB =

UhC =


IhC =

Io=

- Phát nhiệt nóng đỏ mối nối, tiếp xúc(khi tắt hệ thống chiếu sáng):-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tiếng
phóng
điện
hoặc
âm
thanh
bất
thường
trong
trạm:-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Quy trình TBA phân phối

15


Hệ
thống
chiếu
sáng:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Diễn
giải
tất
cả
các
hiện

tượng
bất
thường:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Các tồn tại đã xử lý trong kiểm tra:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------* Nhận xét:
Tình
hình
trạm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------Biện
pháp
đề
nghị
giải
quyết
các
tồn
tại:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ -------------------------Ngày
cập
nhật
thơng
tin
về
hồ

quản

trạm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ----------------(Các Cơng ty căn cứ vào mẫu phiếu này để lập cho phù hợp với trạm của từng Đơn vị,
nhưng khơng trái với mẫu phiếu này).

Trưởng/Phó tổ quản lý vận hành
(Ký, ghi rõ họ tên)

Quy trình TBA phân phối

Nhóm kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

16


TỔNG CƠNG TY
ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
---------------------------Số:
/QĐ-EVN-KTLĐ

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------

Hà nội, ngày

tháng 6 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG CƠNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Ban hành Quy trình Quản lý vận hành & Bảo dưỡng
trạm biến áp phân phối
TỔNG GIÁM ĐỐC

Căn cứ nghị định 14/CP ngày 27/01/1995 của Chính phủ ban hành điều lệ
hoạt động và tổ chức bộ máy Tổng Công ty Điện lực Việt Nam;
Căn cứ vào thực tế vận hành trạm biến áp phân phối tại các Cơng ty Điện
lực;
Theo đề nghị của các Ơng Trưởng ban Kỹ thuật Lưới điện, Trưởng ban
Kỹ thuật An toàn Tổng Công ty Điện lực Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành tạm thời "Quy trình Quản lý vận hành & Bảo
dưỡng trạm biến áp phân phối".

Quy trình TBA phân phối

17


Điều 2: Quy trình này áp dụng trong cơng tác quản lý kỹ thuật, vận hành,
kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, nghiệm thu và đóng điện các trạm biến áp phân
phối.
Điều 3: Quy trình này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Ơng/Bà Giám đốc
các Cơng ty Điện lực, Công ty Tư vấn xây dựng điện, Viện Năng lượng,
Trưởng các Ban và thủ trưởng các đơn vị có liên quan của Tổng Công ty Điện
lực Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Phó Tổng Giám đốc
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Các ban KH, KD&ĐNT,
TCCB&ĐT, KTAT;
- Lưu VP, KTLĐ.


Trần Quốc Anh

TỔNG CƠNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
--------------------

QUY TRÌNH
QUẢN LÝ VẬN HÀNH & BẢO DƯỠNG
TRẠM BIẾN ÁP PHÂN PHỐI

Quy trình TBA phân phối

18


BIÊN SOẠN: CƠNG TY ĐIỆN LỰC 2
HIỆU ĐÍNH: BAN KỸ THUẬT LƯỚI ĐIỆN

Hà Nội, tháng 6/2004

Quy trình TBA phân phối

19



×