Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tác động phá giá của đồng Nhân dân tệ Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.8 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÁO CÁO CẬP NHẬT VĨ MÔ </b>


<b>Tỷ giá USD/CNY</b>


<i>Nguồn: Bloomberg, VPBS </i>
<b>Trung Quốc hạ giá đồng NDT tác động lớn đến Việt Nam và thế giới </b>


<b>Trong hai ngày vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã điều chỉnh giảm giá đồng nội tệ </b>
(NDT) tổng cộng 3,5% với 1,9% hôm qua và 1,6% hôm nay. Tuy nhiên điều quan trọng hơn có lẽ là việc
giảm giá hôm nay là kết quả của việc thay đổi chính sách quản lý tỷ giá của PBoC. Trước đây, PBoC xác
định tỷ giá ở mức họ mong muốn. Giờ đây, theo chính sách mới, tỷ giá giao dịch hàng ngày sẽ được tham
chiếu theo tỷ giá đóng cửa của thị trường liên ngân hàng ngày hôm trước. Biên độ giao dịch được giữ
nguyên như trước ở mức 2%. Điều này đánh dấu sự thay đổi quan trọng nhất trong chính sách tỷ giá của
nước này kể từ khi Trung Quốc từ bỏ chính sách neo tỉ giá với đồng USD cách đây 10 năm


Lý do được đưa ra cho động thái này là nhằm cải cách thị trường. PBoC cho biết đây là một động thái chỉ
được thực hiện một lần”để tăng cường "định hướng thị trường và giá trị tham chiếu" của đồng NDT. Việc
đưa tỷ giá sát hơn với thị trường phù hợp với yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Thế giới muốn Trung Quốc thả nổi
tiền tệ tự do. Điều này rất quan trọng với chính phủ Trung Quốc, vốn đang hy vọng đồng NDT sẽ sớm
được đưa vào rổ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Tuy nhiên các ý kiến chỉ trích cho rằng Trung Quốc
thực hiện cơ chế tỷ giá theo thị trường vào lúc này là do đây là thời điểm thị trường sẽ đẩy giá NDT đi
xuống, để hỗ trợ xuất khẩu. Cần phải theo dõi tiếp xem liệu Trung Quốc có tiếp tục áp dụng chính sách
này khi đồng NDT tăng giá trở lại hay không.


6.05
6.1
6.15
6.2
6.25
6.3
6.35
6.4



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Tăng trưởng GDP của Trung Quốc theo quý (% so với cùng kỳ)</b>


<i>Nguồn: Bloomberg, VPBS </i>
Ngoài ra chúng tôi nhận thấy một số lý do khiến PBoC phá giá NDT:


<i>Xuất khẩu suy yếu </i>


Một tác nhân rõ ràng là nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại: trong hai quý đầu tiên nền kinh tế Trung
Quốc tăng trưởng với tốc độ 7%/năm, mức thấp nhất trong vịng sáu năm qua. Số liệu cơng bố cuối tuần
trước cho thấy xuất khẩu trong tháng 7 giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn rất nhiều so với
mức giảm dự kiến là 1,5%.


Đồng nội tệ của các nước đối thủ xuất khẩu của Trung Quốc như đồng Yên của Nhật Bản và Won của Hàn
Quốc - hiện đang mất giá so với đồng USD trong khi đồng NDT tương đối ổn định. Quả thực, đồng nội tệ
Trung Quốc là đồng tiền diễn biến tốt thứ hai tại các thị trường mới nổi so với USD trong năm nay (Đô la
Hồng Kông được ghi nhận có diễn biến tốt nhất). Đồng nội tệ suy yếu tương đối đã đem lại cho các đối
thủ thương mại của Trung Quốc lợi thế trên thị trường xuất khẩu. Bằng việc cho phép đồng NDT hạ giá,
Trung Quốc đang hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu của mình nâng cao vị thế cạnh tranh.


Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, xuất khẩu chiếm 22% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung
Quốc trong năm 2014. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu được cải thiện có thể gây tác động lớn tới GDP của
nước này.


<i>Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đang giảm </i>


Trong tháng Bảy, dự trữ ngoại hối đã giảm trong tháng thứ ba liên tiếp 43 tỷ USD so với tháng Sáu,
xuống 3,65 nghìn tỷ USD. Dự trữ hiện nay ở, thấp hơn mức kỷ lục được ghi nhận vào tháng Sáu năm
ngoái 343 tỷ USD, mặc dù vẫn ở mức cao nhất trên thế giới.



Quý 2/2015 là quý thứ tư liên tiếp ghi nhận sự suy giảm dự trữ ngoại hối kể từ mức đỉnh vào năm ngoái.
Ba yếu tố góp phần gây nên tình trạng này bao gồm: (1) khi đồng USD mạnh lên, Trung Quốc sử dụng
dự trữ ngoại hối để duy trì giá trị của NDT. (2) Dòng vốn ngoại rời khỏi nước này trong thời gian gần đây
do chính sách kiểm soát vốn được nới lỏng. (3) PBoC đã dùng dự trữ ngoại hối để hỗ trợ thị trường chứng
khoán đang suy giảm.


PBoC đã buộc phải bán ngoại tệ dự trữ và mua NDT để giữ cho đồng tiền này ổn định so với đồng USD.
Phá giá đồng NDT sẽ cho phép Trung Quốc tăng lượng ngoại tệ dự trữ của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF </i>


Trung Quốc đã nỗ lực để đưa đồng NDT vào rổ tiền tệ SDR do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quản lý. IMF sẽ
xem xét rổ SDR 5 năm một lần và biểu quyết có cho NDT vào rổ này hay không vào cuối năm nay. Nếu
không thành công năm nay, Trung Quốc sẽ phải chờ thêm 5 năm nữa.


Một trong những tiêu chí để được đưa vào rổ SDR là đồng tiền "có thể sử dụng tự do", và các quan chức
IMF đã kêu gọi Trung Quốc để đồng NCY được điều chỉnh bởi các lực lượng của thị trường.


Động thái của Trung Quốc có thể coi là một bước quan trọng tiến tới cho phép đồng nhân dân tệ tự do
giao dịch, và tăng khả năng đồng tiền này sẽ được đưa vào rổ SDR.


<b>Việc phá giá đồng NDT tác động lên các thị trường toàn cầu. </b>


Ngay sau khi phá giá vào thứ Ba, hàng loạt đồng tiền trong khu vực đã giảm giá so với đồng USD – các
đồng tiền của New Zealand, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Australia đều giảm 1% hoặc hơn.


Có khả năng việc USD đang mạnh lên sẽ khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) do dự trong việc nâng lãi
suất trong cuộc họp FOMC sắp tới vào tháng 9, vì điều này sẽ gây thêm áp lực tăng giá lên đồng USD.
Trung Quốc là nước tiêu thụ hàng hóa cơ bản lớn nhất trên thế giới, và cũng là nước sản xuất một số loại
kim loại lớn nhất. Theo nhiều chuyên gia, giả định rằng giá kim loại bằng USD không đổi, sự giảm giá của


NDT so với USD sẽ làm tăng giá kim loại bằng NDT. Điều này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất Trung
Quốc sản xuất kim loại nhiều hơn, và người tiêu dùng Trung Quốc giảm tiêu thụ kim loại. Nói cách khác,
Trung Quốc cần giảm nhập khẩu kim loại (hoặc tăng xuất khẩu kim loại) và giá kim loại tính bằng USD sẽ
giảm.


Việc Trung Quốc phá giá cũng có thể càng làm dấy lên sự phản đối từ quốc hội Mỹ, là những người đã liên
tục cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ để gia tăng xuất khẩu và lấy mất việc làm của người Mỹ. Sự
phản đối này nhất định sẽ đưa lại sự ủng hộ của người Mỹ đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định này sẽ được đưa ra biểu quyết tại quốc hội Mỹ trong những
tháng tới. TPP được coi như một hiệp định thương mại nhằm kiềm chế Trung Quốc, đặc biệt với điều
khoản “tính từ sợi” yêu cầu các nước thành viên nếu muốn được miễn thuế phải mua nguyên liệu thô từ
các nước thành viên của hiệp định.


Đồng thời, những quan ngại do việc thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc gây ra sẽ khuyến khích
dịng tiền đầu tư trên thị trường vốn tìm nơi "trú ẩn an tồn", chẳng hạn như quay lại thị trường Mỹ. Điều
này đã tạo ra một môi trường phi rủi ro, khiến giá CDS tại các thị trường mới nối tăng lên và làm tăng chi
phí vay vốn bằng USD cho các chính phủ và doanh nghiệp các nước thị trường mới nổi trong khi lợi suât
trái phiếu Kho bạc của Mỹ lại giảm xuống.


Việc này cũng ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu trên thế giới. Cổ phiếu các công ty sản xuất hàng tiêu
dùng như Apple và hàng xa xỉ như BMW đã giảm mạnh ngay khi có tin này.


<b>Tác động đến Việt Nam </b>


Ngay sau khi TQ phá giá NDT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã mở rộng biên độ giao dịch của
tiền Đồng (VND) từ 1% lên 2%. Với tỷ giá bình quân liên ngân hàng duy trì ở mức 21.673 VND/USD, biên
độ giao động tỷ giá sẽ nằm trong khoản 21.240 – 22.106 VND/USD. Ngay sau đó, các ngân hàng thương
mại niêm yết tỷ giá mới ở mức 21.990/22.090 VND/USD, rất gần với cận trên của dải biên độ, tương
đương tỷ lệ mất giá 3,2% tính từ đầu năm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Việt
Nam có thâm hụt thương mại với Trung Quốc tổng cộng 29 tỷ USD trong năm 2014 và 16,7 tỷ USD trong
nửa đầu năm 2015. Sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc nói chung và sự giảm giá của NDT nói riêng
đặt ra cho Việt Nam các thách thức sau đây:


- Thâm hụt thương mại song phương với Trung Quốc có thể tăng hơn nữa do cả hai nguyên nhân là nhu
cầu nội địa từ Trung Quốc yếu đi, đặc biệt là đối với mặt hàng được xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như
nông sản; và sự suy yếu của NDT khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam trở nên đắt hơn. Đồng thời, các
nhà sản xuất trong nước phải cạnh tranh với các sản phẩm trở nên rẻ hơn từ Trung Quốc như thép, phân
bón, ơ tơ, v.v.


- Các tác động lớn hơn có thể sẽ đến từ các ngành cơng nghiệp nơi xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và
châu Âu cạnh tranh trực diện với sản phẩm của Trung Quốc. Công ty lốp xe (như CSM) và xuất khẩu
hàng may mặc (như TCM) chắc chắn sẽ bị tổn thương bởi sự cạnh tranh tăng lên.


- Giá thấp hơn bằng USD các mặt hàng cơ bản trên thị trường toàn cầu như đã đề cập ở trên sẽ làm giảm
giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, công ty nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và bán sản phẩm của
mình trong nước có thể được hưởng lợi như VNM, BMP, DPM, PAC, CAV, v.v.


- Ngành thực sự có thể hưởng lợi có thể là bất động sản. Giá thuê thương mại văn phòng và mặt bằng
bán lẻ thường có điều khoản điều chỉnh giá thuê dựa trên biến động tỷ giá. Nếu VND cũng giảm giá theo
NDT, giá cho thuê của các cơng ty như VIC sẽ tăng khi tính ra tiền Đồng.


- Áp lực giảm giá VND sẽ khiến ngành ngân hàng của Việt Nam khó khăn hơn khi thực hiện chủ trương
của Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất cho vay thêm 0,5-1% trong nửa cuối năm nay bởi vì điều này sẽ tiếp
tục làm suy yếu giá trị của VND.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>LIÊN HỆ</b>



<b>Mọi thông tin liên quan đến báo cáo này, xin vui lòng liên hệ Phịng Phân tích của VPBS:</b>



<b>Barry David Weisblatt </b>
Giám đốc Khối Phân tích



<b>Nguyễn Thị Thùy Linh </b>
Giám đốc – Vĩ mơ & Tài chính






<b>Mọi thông tin liên quan đến tài khoản của quý khách, xin vui lòng liên hệ: </b>


Marc Djandji, CFA


Giám đốc Khối Môi giới Khách hàng Tổ chức
& Nhà đầu tư Nước ngoài




+848 3823 8608 Ext: 158


<b>Lý Đắc Dũng </b>


Giám đốc Khối Môi giới Khách hàng Cá nhân




+844 3974 3655 Ext: 335


<b>Trần Cao Dũng </b>


Giám đốc Tư vấn Đầu tư và Quản lý Tài sản




+848 3823 8608 Ext: 250
<b>Võ Văn Phương </b>


Giám đốc Mơi giới Nguyễn Chí Thanh 1
Thành phố Hồ Chí Minh



+848 6296 4210 Ext: 130


<b>Domalux </b>


Giám đốc Môi giới Nguyễn Chí Thanh 2
Thành phố Hồ Chí Minh



+848 6296 4210 Ext: 128
<b>Trần Đức Vinh </b>


Giám đốc Môi giới PGD Láng Hạ
Hà Nội



+844 3835 6688 Ext: 369



<b>Nguyễn Danh Vinh </b>


Phó Giám đốc Mơi giới Lê Lai
Thành phố Hồ Chí Minh




</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>KHUYẾN CÁO </b>



Báo cáo phân tích được lập và phát hành bởi Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS). Báo cáo này không trực tiếp hoặc ngụ ý dùng để phân phối,
phát hành hay sử dụng cho bất kì cá nhân hay tổ chức nào là công dân hay thường trú hoặc
tạm trú tại bất kì địa phương, lãnh thổ, quốc gia hoặc đơn vị có chủ quyền nào khác mà
việc phân phối, phát hành hay sử dụng đó trái với quy định của pháp luật. Báo cáo này
không nhằm phát hành rộng rãi ra công chúng và chỉ mang tính chất cung cấp thơng tin
cho nhà đầu tư cũng như không được phép sao chép hoặc phân phối lại cho bất kỳ bên thứ
ba nào khác. Tất cả những cá nhân, tổ chức nắm giữ báo cáo này đều phải tuân thủ những
điều trên.


Mọi quan điểm và khuyến nghị về bất kỳ hay toàn bộ mã chứng khoán hay tổ chức phát
hành là đối tượng đề cập trong bản báo cáo này đều phản ánh chính xác ý kiến cá nhân của
những chuyên gia phân tích tham gia vào quá trình chuẩn bị và lập báo cáo, theo đó,lương
và thưởng của những chuyên gia phân tích đã, đang và sẽ không liên quan trực tiếp hay
gián tiếp đối với những quan điểm hoặc khuyến nghị được đưa ra bởi các chuyên gia phân
tích đó trong báo cáo này. Các chun gia phân tích tham gia vào việc chuẩn bị và lập báo
cáo khơng có quyền đại diện (thực tế, ngụ ý hay công khai) cho bất kỳ tổ chức phát hành
nào được đề cập trong bản báo cáo.


Các báo cáo nghiên cứu chỉ nhằm mục đích cung cấp thơng tin cho những nhà đầu tư cá
nhân và tổ chức của VPBS. Báo cáo nghiên cứu này không phải là một lời kêu gọi, đề nghị,


mời chào mua hoặc bán bất kỳ mã chứng khoán nào.


Các thông tin trong báo cáo nghiên cứu được chuẩn bị từ các thông tin công bố công khai,
dữ liệu phát triển nội bộ và các nguồn khác được cho là đáng tin cậy, nhưng chưa được
kiểm chứng độc lập bởi VPBS và VPBS sẽ không đại diện hoặc đảm bảo đối với tính chính
xác, đúng đắn và đầy đủ của những thơng tin này. Tồn bộ những đánh giá, quan điểm và
khuyến nghị nêu tại đây được thực hiện tại ngày đưa ra báo cáo và có thể được thay đổi mà
khơng báo trước. VPBS khơng có nghĩa vụ phải cập nhật, sửa đổi hoặc bổ sung bản báo cáo
cũng như khơng có nghĩa vụ thơng báo cho tổ chức, cá nhân nhận được bản báo cáo này
trong trường hợp các đánh giá, quan điểm hay khuyến nghị được đưa ra có sự thay đổi hoặc
trở nên khơng cịn chính xác hay trong trường hợp báo cáo bị thu hồi.


Các diễn biến trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai, không đại diện hoặc
bảo đảm, công khai hay ngụ ý, cho diễn biến tương lai của bất kì mã chứng khoán nào đề
cập trong bản báo cáo này. Giá của các mã chứng khoán được đề cập trong bản báo cáo và
lợi nhuận từ các mã chứng khốn đó có thể được dao động và/hoặc bị ảnh hưởng trái chiều
bởi những yếu tố thị trường hay tỷ giá và nhà đầu tư phải ý thức được rõ ràng về khả năng
thua lỗ khi đầu tư vào những mã chứng khốn đó, bao gồm cả những khoản lạm vào vốn
đầu tư ban đầu. Hơn nữa, các chứng khoán được đề cập trong bản báo cáo có thể khơng có
tính thanh khoản cao, hoặc giá cả bị biến động lớn, hay có những rủi ro cộng hưởng và đặc
biệt gắn với các mã chứng khoán và việc đầu tư vào thị trường mới nổi và/hoặc thị trường
nước ngồi khiến tăng tính rủi ro cũng như không phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư. VPBS
không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng hoặc dựa vào các
thông tin trong bản báo cáo này.


Các mã chứng khốn trong bản báo cáo có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư, và
nội dung của bản báo cáo không đề cập đến các nhu cầu đầu tư, mục tiêu và điều kiện tài
chính của bất kỳ nhà đầu tư cụ thể nào. Nhà đầu tư không nên chỉ dựa trên những khuyến
nghị đầu tư, nếu có, tại bản báo cáo này để thay thế cho những đánh giá độc lập trong việc
đưa ra các quyết định đầu tư của chính mình và, trước khi thực hiện đầu tư bất kỳ mã


chứng khoán nào nêu trong báo cáo này, nhà đầu tư nên liên hệ với những cố vấn đầu tư
của họ để thảo luận về trường hợp cụ thể của mình.


VPBS và những đơn vị thành viên, nhân viên, giám đốc và nhân sự của VPBS trên tồn thế
giới, tùy từng thời điểm,có quyền cam kết mua hoặc cam kết bán, mua hoặc bán các mã
chứng khoán thuộc sở hữu của (những) tổ chức phát hành được đề cập trong bản báo cáo
này cho chính mình; được quyền tham gia vào bất kì giao dịch nào khác liên quan đến
những mã chứng khốn đó; được quyền thu phí mơi giới hoặc những khoản hoa hồng khác;
được quyền thiết lập thị trường giao dịch cho các cơng cụ tài chính của (những) tổ chức
phát hành đó; được quyền trở thành nhà tư vấn hoặc bên vay/cho vay đối với (những) tổ
chức phát hành đó; hay nói cách khác là luôn tồn tại những xung đột tiềm ẩn về lợi ích
trong bất kỳ khuyến nghị và thơng tin, quan điểm có liên quan nào được nêu trong bản báo
cáo này.


Bất kỳ việc sao chép hoặc phân phối một phần hoặc toàn bộ báo cáo nghiên cứu này mà
không được sự cho phép của VPBS đều bị cấm.


Nếu báo cáo nghiên cứu này được phân phối bằng phương tiện điện tử, như e-mail, thì
khơng thể đảm bảo rằng phương thức truyền thơng này sẽ an tồn hoặc khơng mắc những
lỗi như thơng tin có thể bị chặn, bị hỏng, bị mất, bị phá hủy, đến muộn, khơng đầy đủ hay
có chứa virus. Do đó, nếu báo cáo cung cấp địa chỉ trang web, hoặc chứa các liên kết đến
trang web thứ ba, VPBS không xem xét lại và không chịu trách nhiệm cho bất cứ nội dung
nào trong những trang web đó. Địa chỉ web và hoặc các liên kết chỉ được cung cấp để thuận
tiện cho người đọc, và nội dung của các trang web của bên thứ ba không được đưa vào báo
cáo dưới bất kỳ hình thức nào. Người đọc có thể tùy chọn truy cập vào địa chỉ trang web
hoặc sử dụng những liên kết đó và chịu hoàn toàn rủi ro.


<b>Hội sở Hà Nội </b>
362 Phố Huế



Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội


<b>T - +84 (0) 4 3974 3655 </b>
<b>F - +84 (0) 4 3974 3656 </b>
<b>Chi nhánh Hồ Chí Minh </b>
76 Lê Lai


<b>Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh </b>


<b>T - +84 (0) 8 3823 8608 </b>
<b>F - +84 (0) 8 3823 8609 </b>
<b>Chi nhánh Đà Nẵng </b>
112 Phan Châu Trinh,
Quận Hải Châu, Đà Nẵng


</div>

<!--links-->

×