Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài soạn HSG MON SINH 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.96 KB, 6 trang )

Đề Thi Chọn học sinh giỏi năm 2010-2011
Môn : sinh (thời gian 150 phút )
Câu 1.(2,5 đ)
a.Ở một loài sinh vật có các gen : A tương ứng với a , B tương ứng với b. Viết các kiểu gen liên
quan tới hai cặp gen đó ?
b.Dùng sơ đồ lai chứng minh phân li độc lập của các cặp gen xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp, còn
liên kết gen không xuất hiện hay hạn chế biến dị tổ hợp ?
Câu 2.(6 đ)
a.Trình bày những đặc tính cơ bản của NST ?NST kép hoạt động bình thường trong nguyên
phân ,giảm phân như thế nào?
b.Ở ruồi giấm 2n = 8 .Có bao nhiêu NST được dự đoán ở thể một nhiễm ,thể ba nhiễm, thể bốn
nhiễm ,thể ba nhiễm kép , bốn nhiễm kép và thể không nhiễm (khuyết nhiễm ) ?Viết sơ đồ giải
thích sự hình thành thể một nhiễm , 3 nhiễm và 3 nhiễm kép ?
Câu 3.(2đ )
a.Nguyên tắc bổ sung (NTBS) thể hiện trong cơ chế di truyền nào ?Sự vi phạm NTBS gây ra hậu
quả gì ?
b.Cho biết các mã sao ,mã hóa các axit amin như sau :
UUG : Triptofan ; UAU :Tirozin ; AAG : Lizin ; UXU :Xerin ; AUA :lsoloxin ;XXX prolin……
Một gen bình thường điều khiển tổng hợp chuỗi axit amin như sau :
Xerin-Tirozin-lsoloxin-Triptofan-Lizin….
Giả thiết riboxom luôn trượt trên phân tử mARN theo chiều từ trái qua phải và một bộ ba chỉ mã
hóa một axit amin.
+Hãy viết trật tự các nucleotit trên phân tử mARN và trật tự nucleotit trên hai mạch đơn của gen
tương ứng ?
+Nếu gen đột biến mất cặp bazơ nitric thứ 4 , 11 , 12 thì các axit amin trong chuỗi axit amin
tương ứng như thế nào ?
Câu 4.(2 đ )
Một phân tử mARN gồm 6 bộ ba mã sao với số lượng từng loại như sau : 1 bộ AUG ; 1 bộ UGA ;
48 bộ UXX ; 100 bộ AGU ; 150 bộ GUA và a bộ XGG.Biết gen tổng hợp ra mARN trên dài 0,51
micromet.
a.Tính số bộ ba XGG trên phân tử ARN trên ?


b.Tìm số lượng và tỉ lệ % từng nucleotit của phân tử mARN trên?
c.Tìm số lượng và tỉ lệ % nucleotit từng loại của gen tổng hợp nên phân tử mARN trên ?
Câu 5.(4,5 đ)
Cho hai giống thuần chủng hạt tròn, màu trắng và hạt bầu dục , màu đỏ lai với nhau được F
1
toàn
hạt tròn ,màu hồng.Cho cây F
1
tự thụ phấn thu được 27000 hạt trên cây F
1
với 3 kiểu hình.Biết
rằng mỗi gen quy định một tính trạng và không có hiện tượng đột biến hay gen gây chết xảy ra.
a.Xác định quy luật di truyền hai cặp tính trạng trên ?viết sơ đồ lai từ P-F
2
?
b.Tính số hạt của mỗi loại kiểu hình ?
c.Cho cây đực(cắt bỏ nhụy), hạt tròn ,màu hồng ở F
1
giao phấn với cây cái (cắt bỏ phấn ) ,hạt
tròn ,màu hồng ở F
1
thì tỉ lệ kiểu gen ,kiểu hình ở F
2
sẽ như thế nào ?(không cần viết sơ đồ lai giả
sử cây đực có kiểu gen giới tính là XY ,cây cái có kiểu gen giới tính là XX ).
Câu 6.(3đ )
Thế nào là NST giới tính ?phân biệt NST giớ tính với NST thường ?

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )
Hướng dẫn đáp số và thang điểm.

STT Đáp án Điểm
Câu1
(2,5 đ)
a
Xét hai trường hợp .
*Trường hợp 1 : 2 cặp gen nằm trên 2 NST khác nhau có 9 kiểu :AABB ,
AABb , AAbb , AaBB , AaBb , Aabb ,aaBB ,aaBb ,aabb.
*Trường hợp 2 : 2 cặp gen cùng nằm trên 1 NST có 10 kiểu :AB/AB ,AB/Ab
, AB/ab , AB/aB , Ab/Ab ,Ab/aB , aB/aB ,ab/Ab , ab/aB , ab/ab.
(Chú ý kiểu gen giồng nhau Ví dụ AB/ab =ab/AB hay aB/Ab =Ab/aB ….. )
0,5
0,5
b Học sinh phải lấy được ít nhất 3 sơ đồ lai để chứng minh .
*SĐL : Cho P
t/c
hạt vàng ,vỏ trơn (AABB) x hạt xanh ,vỏ nhăn (aabb)
G AB ab
F
1
AaBb ( 100% vàng ,trơn )
F
1
x phân tích : AaBb(vàng ,trơn) x aabb (xanh nhăn)
G
b
: AB ,Ab ,aB, ab ab
F
b
: 1 AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
KH : 1 vàng ,trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh ,trơn : 1 xanh ,nhăn

Vậy kiểu hình của biến dị tổ hợp là vàng, nhăn và xanh ,trơn
(Nếu học sinh cho F
1
x F
1
vẫn đúng)
*SDL : Cho P
t/c
thân xám ,cánh dài (AB/AB) x thân đen ,cánh cụt (ab/ab)
G : AB ab

F
1
: AB/ab (100 % Xám ,dài )
F
1
:lai phân tích : AB/ab (xám ,dài ) x ab/ab (đen, cụt)
G
b
: AB , ab ab

F
b
: 1 AB/ab (Xám ,dài ) : 1 ab/ab (đen ,cụt )
Phép lai trên không xuất hiện biến dị tổ hợp.
*SDL : Cho P
t/c
Xám ,cụt (Ab/Ab) x Đen, dài (aB/aB)
G : Ab aB


F
1
Ab/aB(Xám ,dài)
Cho F
1
x F
1
: Ab/aB (xám ,dài ) x Ab/aB (xám ,dài )
G: Ab aB Ab aB

F
2
: 1Ab/Ab : 2Ab/aB : 1aB/aB
KH : 1 Xám, cụt : 2Xám ,dài : 1 đen, dài
Phép lai này chứng tỏ hạn chế biến dị tổ hợp.
Vậy :Liên kết gen hạn chế và không xuất hiện biến dị tổ hợp còn phân li độc
lập xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
(Học sinh lấy 3 sơ đồ khác hợp lý để chứng minh vẫn cho điểm tối đa)

0,5
0,5
0,5
*Những đặc tính cơ bản của NST :
-NST có cấu trúc mang gen:
+NST chứa AND trong cấu trúc của mình đó là AND kết hợp với phân tử
protein loại histon tạo nên nucleoxom và đây là thành phần tạo nên NST.
0,25
0,25
Câu 2
(6đ)

a
+Nhưng biến đổi về số lượng, cấu trúc của NST cũng gây nên những biến
đổi về tính trạng.
-NST có khả năng tự nhân đôi:Thực chất của sự nhân đôi này là sự nhân đôi
của AND trong quá trình phân bào.
-Ở những loài sinh sản hữu tính NST phân ly trong giảm phân và tổ hợp qua
giao phối giúp ổn định bộ NST của loài qua cấp độ cơ thể.Sự phân ly đồng
điều của NST trong giảm phân giúp cho bộ NST ổn định qua cấp độ tế bào.
*Hoạt động bình thường của NST kép trong nguyên phân ,giảm phân như
sau
-Trong nguyên phân :
+Cuối kì trung gian NST ở dạng sợi mảnh nhân đôi thành NST kép.
+NST bắt đầu đóng xoắn ở kì đầu và đóng xoắn cực đại ở kì giữa.
+Kì sau mỗi cromatit trong NST kép tách nhau ở tâm động và theo dây tơ vô
sắc đi về hai cực của tế bào tạo nên các tế bào con có bộ NST lưỡng bội.
-Trong giảm phân
Lần phân bào I
+Cuối kì trung gian NST cũng nhân đôi tạo thành NST kép
+Kì đầu I , NST đóng xoắn , các NST kép tương đồng có hiện tượng trao đổi
chéo giữa 2 trong 4 cromatit chị em khác nhau về nguồn gốc.
+Kì giữa I , NST kép đóng xoắn cực đại và tập trung thành hai hàng trên mặt
phẳng xích đạo.
+Kì sau I , Mỗi NST kép trong từng cặp tương đồng phân ly về hai cực của
tế bào.
+Kì cuối I :NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng kép
phân ly về hai cực tạo nên hai tế bào con có bộ NST đơn bội ở trạng thái kép
khác nhau về nguồn gốc.
Lần phân bào hai giống nguyên phân từ kì giữa NST đơn ở trạng thái
kép tập trung trên mặt phẳng xích đạo.kì sau II mỗi cromatit trong từng cặp
đơn ở trạng thái kép tách nhau qua tâm động .Kết quả cuối kì cuồi II tạo ra tế

bào con đơn bội ( n ).
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b
*Số lượng NST ở các thể :
-Thể một nhiễm :2n-1=8-1=7
-Thể 3 nhiễm : 2n+1=8+1=9
-Thể 4 nhiễm :2n+2=8+2=10
-Thể 3 nhiễm kép :2n+1+1=8+1+1=18
-Thể 4 nhiễm kép :2n+2+2=8+2+2=12
-Thể khuyết nhiễm :2n-2=8-2=6
*Sơ đồ lai tạo thể 1 nhiễm, 3 nhiễm .
P : 2n x 2n
G
đ/b
: n-1 , n+1 n
F : 2n-1 2n+1
(Thể 1 nhiễm ) ( Thể 3 nhiễm)
Giải thích :Trong quá trình phát sinh giao tử do tác nhân gây đột biến tác
động vào quá trình giảm phân làm cho dây tơ vô sắc của một cặp nào đó

không hình thành hoặc bị đứt do đó tạo nên giao tử n+1 và n-1.sự kết hợp
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
giữa hai loại giao tử này với giao tử bình thường n trong quá trình thụ tinh
tạo nên thể 1 nhiễm và 3 nhiễm như sơ đồ trên .
*Sơ đồ tạo thể 3 nhiễm kép
P : 2n x 2n
G
đ/b
: n-1-1 ,n+1+1 n
F : 2n-1-1 2n+1+1 ( thể 3 nhiễm kép)
Giải thích :Do tác nhân gây đột biến tác động vào quá trình giảm phân, làm
cho 2 dây tơ vô sắc của 2 cặp NST khác nhau nào đó bị đứt hoặc không hình
thành nên khi phát sinh giao tử xuất hiện giao tử n-1-1 và n+1+1.Sự kết hợp
giữa giao tử n+1+1 với giao tử bình thường n trong thụ tinh tạo nên thể 3
nhiễm kép như sơ đồ

0,25
0,25
Câu 3
(2đ)

a
*Nguyên tắc bổ sung thể hiện qua cơ chế di truyền sau :

-Tổng hợp AND (sao mã) :Cuối kì trung gian AND tách đôi nhờ EnZim
AND polymeraza cắt liên kết hydro nối hai mạch đơn, các nucleotit ở môi
trường nội bào lắp ghép theo NTBS A liên kết với T và G liên kết với X tạo
nên hai phân tử AND giống phân tử AND ban đầu.
-Tổng hợpARN(phiên mã): Diễn ra trên mạch đơn của gen. Dưới tác động
của Enzim ARN polymeraza cắt đứt liên kết hydro nối hai mạch của gen ,
đồng thời các nucleotit (hay ribonucleotit) ở môi trường nội bào vào liên kết
với các nucleotit ở mạch gốc của gen theo NTBS A liên kết với U ,G

với X

hoặc X

với G

và T

với A.
-Trong cơ chế tổng hợp Protein ( giải mã ) :
Các tARN mang các axit amin đi vào riboxom thành dòng liên tục . Một đầu
của tARN mang bộ ba đối mã vào khớp với các bộ ba mật mã trên phân tử
mARN theo NTBS A với U và G với X và ngược lại nhờ đó mà tạo ra phân
tử protein theo đúng khuôn mẫu của gen.
*Vi phạm NTBS gây ra hậu quả sau :Làm thay đổi cấu trúc của phân tử
AND ,mARN về số lượng, thành phần ,trình tự phân bố các nucleotit tạo nên
alen mới hình thành sản phẩm protein mới.
0,25
0,25
0,25
0,25

b
+Trật tự nucleotit trêm mARN là :
Protein : Xerin-Tirozin-lsoloxin-Triptofan-Lizin
-mARN : UXU-UAU-AUA-UUG-AAG………..
-Gen: mạch gốc AGA-ATA-TAT-AAX-TTX…………
Mạch BS TXT-TAT-ATA-TTG-AAG……….
+Khi gen đột biến mất cặp nucleotit số 4, 11, 12 thì số lương axit amin trong
chuỗi axit amin như sau :
Gen đột biến : AGA-TAT-ATA-TTX………
mARN :UXU-AUA-UAU-AAG
chuỗi a.amin : xerin-lsolozin-tirozin-Lizin
Vậy số lượng axit amin sẽ giảm đi 1 axit amin triptofan và có hai axit amin
mới xuất hiện.Các axit amin ở vị trí khác không thay đổi.
0,25
0,25

0,25
0,25
a
Tìm a :
-Tổng số nucleotit của gen là :5100.2/3,4=3000 ( nu )
-Tổng số nucleotit trên phân tử mARN là :
0,25
Câu 4
(2đ)
3(1+1+48+100+150+a)=1500 (nucleotit) a =200
Vậy có 200 bộ ba XGG.
0,25
b
-Số lượng và tỉ lệ nucleotit trên mARN là:

Loại A=1+1+100+150=252 chiếm 252/1500=0,168 =16,8%
Loại U=1+1+48+100+150=300 chiếm 300/1500=0,2 =20%
Loại G=1+1+100+150+200.2=652 chiếm 652/1500=0,435 =43,5%
Loại X=48.2+200=296 Chiếm 296/1500=0,197 =19,7%
0,25
0,25
0,25
0,25
c
-Số lượng và tỉ lệ nucleotit trên gen :
Theo NTBS thì : A
1
= T
2
= A
mARN
=252
T
1
=A
2
= U =300
G
1
=X
2
= G
mARN
=652
X

1
= G
2
= X
mARN
=296
-Số lượng nucleotit tùng loại của gen là :
A=T=A
1
+ A
2
= 252 + 300 =552 chiếm 552/3000=0,184 =18,4 %
G=X= G
1
+ G
2
=652 + 296 =948 chiếm 948/3000=0,316 =31,6%
0,25
0,25
Câu 5
(4,5)
a
Xác định quy luật di truyền hai cặp tính trạng trên:
-P thuần chủng, F
1
đồng loạt mang KH tròn, hồng Tính trạng tròn trội
hoàn toàn so với bầu dục, tính trạng hồng là tính trạng trung gian của hai tính
trạng đỏ và trắng của bố mẹ
-Quy ước: A quy định hạt tròn, a quy định hạt bầu dục
B quy định màu đỏ, b quy định màu trắng Bb quy định màu

hồng
-Theo quy luật phân ly ở F
2
cặp tính trạng hạt có tỷ lệ: 3tròn: 1 bầu dục; cặp
tính trạng màu sắc hạt cho tỷ lệ: 1đỏ: 2hồng: 1trắng
Nếu xét chung hai cặp gen trên phân ly độc lập thì F
2
có 6 kiểu hình là với tỷ
lệ:
(3tròn: 1bầu dục)( 1đỏ : 2hồng : 1 trắng)
=3 tròn, đỏ: 6 tròn hồng: 3tròn, trắng: 1bầu dục, đỏ: 2 bầu dục, hồng: 1bầu
dục,trắng
-Nhưng ở đây chỉ có 3 kiểu hình vì thế hai cặp gen này liên kết với nhau.
Vậy ta có sơ đồ lai:
-P: Ab aB
(tròn, trắng ) x (bầu dục, đỏ)
Ab aB
-F
1
: Ab Ab
(tròn, hồng ) x (tròn, hồng)
aB aB
F
2
: Ab Ab aB
1 (tròn,trắng): 2 ( tròn,hồng) :1 (bầu dục, đỏ)
Ab aB aB
0,5
0,25
0,5

0,5
0,25
0,25
0,25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×