Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Xây dựng một số chiến lược xuất khẩu cá Tra, cá Basa sang thị trường Mỹ cho công ty TNHH TS Thiên Mã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 68 trang )

MỤC LỤC

š¯›
Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................... 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN............................................. 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………4

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN……………………………………………………4
2.1.1 Khái quát về xuất khẩu……………………………………………..........4
2.1.2 Chiến lược - quản trị chiến lược………………………………………...6
2.1.2.1 Khái niệm chiến lược……………………………………………….7
2.1.2.2Khái niệm về Quản trị chiến lược.......................................................7
2.1.2.3 Ưu và nhược điểm của Quản trị chiến lược………………………..8
2.1.3 Nghiên cứu mơi trường kinh doanh……………………………………....9
2.1.4 Phân tích nội tại cơng ty ……………………………………………….10
2.1.5. Hình thành và lựa chọn chiến lược …………………………………….10

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và dữ liệu………………………………...12
2.2.2 Phương pháp phân tích………………………………………………..12


Chương 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỘI TẠI CỦA CƠNG TY TNHH
THỦY SẢN THIÊN MÃ………………………………………………………..15

3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÔNG TY ……………………………………15
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển cơng ty ........................................... 15
3.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty……………………………………………......16
vi


3.1.3 Các sản phẩm của công ty .................................................................... 18

3.2 PHÂN TÍCH HỒN CẢNH NỘI TẠI CỦA CƠNG TY .................... 20
3.2.1 Nhân sự .............................................................................................. 20
3.2. 2 Máy móc và trang thiết bị sản xuất ...................................................... 21
3.2.3 Hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận chất lượng sản phẩm đang áp
dụng…………………………………………………………………………...21
3.2.4 Yếu tố nghiên cứu & phát triển………………………………………..22
3.2.5 Yếu tố marketing……………………………………………………….22

3.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CƠNG TY…………...23
3.3.1 Tình hình thu mua nguyên liệu cá tra, basa …………………………....23
3.3.2 Tình hình sản xuất……………………………………………………....25
3.3.2.1 Sản lượng thủy sản chế biến qua các năm………………………….25

3.3.2.2 Tình trạng cá tra, basa tồn kho qua các năm……………………....26
3.3.3 Phân tích tình hình tiêu thụ……………………………………………...27
3.3.3.1 Kết quả hoat động kinh doanh của công ty ………………………..27
3.3.3.2 Các thị trường xuất khẩu cá Tra, cá Basa........................................28
3.3.4 Tình hình xuất khẩu cá Tra, cá Basa của công ty ở thị trường Mỹ…….32
3.3.4.1 Giá cá đơng Block xuất khẩu trung bình sang thị trường Mỹ của cơng

ty so với trung bình chung toàn ngành……………………………………..33
3.3.4.2 Cơ cấu sản phẩm cá tra, basa xuất khẩu sang thị trường Mỹ……...34
3.3.5 Phân tích các tỉ số tài chính của cơng ty ................................................35

3.4 MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TÔ BÊN TRONG CỦA
CÔNG TY………………………………………………………………………38

Chương 4: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA
THỊ TRƯỜNG MỸ……………………………………………………..40
4.1 . PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG VĨ MƠ.................................................... 40
4.1.1 Kinh tế………………………………………………………………….40
4.1.2 Chính trị - pháp luật.............................................................................. 41
4.1.3 Chủ trương- chính sách………………………………………………….42
4.1.4 Yếu tố văn hóa xã hội.......................................................................... 43
vii


4.1.5 Giá nhập khẩu trung bình của thị trường Mỹ so với các thị trường
khác đối sản phảm cá đông Block của cơng ty ……………………………….45
4.16. Phân tích đối thủ cạnh tranh ................................................................. 45
4.1.6.1 Đối thủ trong nước……………………………………………. ….45
4.1.6.2 Đối thủ ngồi nước …………………………………………………47
4.1.7. Phân tích khách hàng…………………………………………………..49
4.1.8 Mức độ dễ xâm nhập thị trường……………………………………….50
4.1.9 Sản phẩm thay thế……………………………………………………..51
4.2 MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TƠ BÊN NGỒI
CỦA CƠNG TY ………………………………………………………………..51

Chương 5: XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC & GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC…………………………………………….53

5.1 CÁC ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU- CƠ HỘI, THÁCH THỨC
CỦA CÔNG TY ……………………………………………………………….53
5.2 BẢNG MA TRẬN SWOT………………………………………………...53
5.3 CÁC CHIẾN LƯỢC HÌNH THÀNH TỪ SWOT………………………..55
5.4 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC……………………………………………....57
5.4.1 Lựa chọn chiến lược phát triển …………………………………………57
5.4.2 Lựa chọn chiến lược hội nhập…………………………………………..58

5.5 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC ĐƯỢC CHỌN………60
Chương 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………62
6.1. KẾT LUẬN………………………………………………………………….62
6.2. KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………62

viii


ix


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cá Tra, cá Basa được nuôi phổ biến từ năm 1995 tại An Giang và Đồng
Tháp, các sản phẩm chế biến từ cá Tra, cá Basa được xuất khẩu lần đầu tiên sang
thị trường Mỹ vào năm 1997 chỉ ít ỏi với hơn 200 tấn. Nhưng đến năm 2002 (sau
khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận Việt Nam và ký Hiệp định thương mại song phươngthuế nhập khẩu cá Tra, cá Basa là 0%), đẩy số lượng xuất khẩu cá tra basa vào thị

trường Hoa Kỳ lên đến gần 20.000 tấn, cá da trơn từ Việt Nam đã chiếm ưu thế
hơn cả so với cá da trơn từ nhiều nước như Inđônêxia, Trung Quốc, Mêhicô, Thái
Lan. Thị trường Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất lượng cá Tra, cá
Basa của Việt Nam.
Nhưng kể từ khi Việt Nam bị thua kiện và chịu thuế chống bán phá giá vào
năm 2006, và sau đó là sự tụt dốc của nền kinh tế Mỹ (năm 2007-2008), đã làm
cho sản lượng xuất khẩu của cá Tra, cá Basa ở thị trường này có chiều hướng đi
xuống, và khơng ổn định. Dù nhu cầu cá Tra, cá Basa ở thị trường này luôn tăng.
Năm 2008, theo thống kê của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam(VASEP), sản lượng cá Tra, cá Basa xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã sụt
xuống vị trí thứ 3, nhường vị trí đầu cho thị trường Mỹ và Nga. Và thị phần nhập
khẩu của cá Tra, cá Basa Việt Nam tại Mỹ cũng giảm xuống, thay vào đó là sự
tăng trưởng thị phần của cá Tra, cá Basa xuất xứ từ Trung Quốc và Thái Lan.
Mặc dù, các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu đã thành công trong việc phát
triển thị trường mới( Mỹ, Nga..), nhưng điều đó lại càng chứng tỏ các công ty
đang xuất khẩu theo hướng manh mún, thiếu sự lâu dài, dễ từ bỏ thị trường khi
có khó khăn.
Với một thị trường ln có nhu cầu lớn về cá Tra, cá Basa, các công ty xuất
khẩu nên xây dựng cho các chiến lược xuất khẩu phù hợp để giành lại thị
trường. Với đề tài, “ Xây dựng một số chiến lược xuất khẩu cá Tra, cá
Basa sang thị trường Mỹ cho công ty TNHH TS Thiên Mã trong giai
đoạn 2009-2013 ”, hi vọng sẽ giúp ích cho công ty trong việc đẩy mạnh xuất
khẩu cá Tra, cá Basa sang thị trường Mỹ trong tương lai.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo

Page 1


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Xây dựng một số chiến lược xuất khẩu cá Tra, cá Basa sang thị
trường Mỹ cho công ty TNHH TS Thiên Mã trong giai đoạn 2009-2013.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu cá Tra, cá Basa của công ty sang thị
trường Mỹ trong 3 năm 2006-2007-2008.
- Trên cơ sở đó tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của cơng ty .
- Tìm hiểu đặc điểm tiêu dùng thủy sản ( đặc biệt là cá) ở thị trường Mỹ
- Các chính sách ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cá Tra, cá Basa sang thị
trường Mỹ.
- Thấy được những cơ hội và đe doạ ở thị trường Mỹ .
- Hoàn thiện việc đưa ra các chiến lược tối ưu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cá
Tra, cá Basa của Công ty sang thị trường Mỹ trong tương lai.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Với lượng thời gian cho phép, và sự giới hạn về khả năng nghiên cứu,
bài luận văn này chỉ có thể tập trung nghiên cứu việc xây dựng và chọn ra
các chiến lược xuất khẩu cá Tra, cá Basa tối ưu cho việc đẩy mạnh xuất khẩu
cá tra, basa trong sang thị trường Mỹ tương lai, chớ không thể đi sâu vào
việc đưa ra các biện pháp cụ thể thực hiện các chiến lược. Cũng như luận
văn không thể khơng phân tích các hoạt động kinh doanh khác của công ty.
1.3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Lĩnh vực xuất khẩu cá Tra, cá Basa của công ty Thiên Mã sang thị trường
Mỹ trong 3 năm 2006 -2007 -2008
- Các số liệu thu thập chỉ thơng qua phịng kinh doanh- kế tốn của
Cơng ty và các thơng tin thu thập từ sách báo, internet.
- Quá trình tìm hiểu đánh giá chiến lược đòi hỏi phải qua thực tiễn tiếp xúc

lâu dài với công ty , nhưng do thời gian thực tập là có hạn nên luận văn sẽ dừng
lại ở giai đoạn lựa chọn chiến lược tối ưu, sau đó tìm ra một số giải pháp để thực
hiện nó.
1.3.3. Giới hạn thời gian
SVTH: Nguyễn Hồng Phương Thảo

Page 2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

1.3.3. Giới hạn thời gian
Dựa vào số liệu do công ty cung cấp trong thời gian 3 năm gần nhất đó là
2006 -2007 -2008 để có thể so sánh, tổng hợp đưa ra các nhận định, cũng như các
chiến lược xuất khẩu cho cá Tra, cá Basa cho công ty .
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Dựa trên giải pháp chung cho toàn ngành, thể hiện qua luận văn: “ Một số
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá Tra, cá Basa Việt Nam sang thị trường Mỹ
trong trong tương lai” của sinh viên Trần Anh Tú ( ĐH Ngoại Thương- Khoa
Kinh tế ngoại thương) thực hiện năm 2006, em đã ứng dụng và mở rộng nghiên
cứu đề tài này, theo hướng xây dựng cụ thể các chiến lược xuất khẩu nhằm đẩy
mạnh sản lượng cá Tra, cá Basa xuất khẩu sang thị trường Mỹ cho từng cá thể
công ty . Đây là đề tài rất được ngành xuất khẩu cá Tra, cá Basa quan tâm, nhưng
các cuộc hội thảo tìm kiếm giải pháp đẩy mạnh cho xuất khẩu cá Tra, cá Basa
sang thị trường Mỹ, do Hiệp hội chế biến thủy sản xuất khẩu (VASEP) tổ chức
trong những năm gần đây, cũng chỉ dừng lại ở chỗ đưa ra các giải pháp chung
cho toàn ngành vùng ĐBSCL, chưa thật sự phù hợp với từng cơng ty.
Ngồi ra, việc tham khảo thêm một số chính sách ưu đãi mở rộng vùng ni

của chính phủ và địa phương (Hội thảo Quy hoạch phát triển nuôi cá tra vùng
ĐBSCL đến 2010 và định hướng đến 2020- theo VASEP), cũng như các kế hoạch
mở rộng qui mô chế biến xuất khẩu trong tương lai của công ty nơi em đang thực
tập, sẽ làm cơ sở cho các chiến lược của đề tài mang tính khả thi và phù hợp với
thực tế phát triển của vùng ĐBSCL hơn. Bên cạnh đó, để nắm bắt được hoạt
động xuất khẩu cá Tra, cá Basa sang thị trường Mỹ của các công ty đối thủ trong
những năm qua, em đã tham khảo luận văn: “Phân tích hoạt động xuất khẩu cá
Tra, cá Basa sang thị trường Mỹ của công ty cổ phần casemex trong 3 năm 20082006-2007” của sinh viên Nguyễn Thành Phúc( ĐH Cần Thơ- Khoa kinh tế &
QTKD).

SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo

Page 3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về xuất khẩu
2.1.1.1 Khái niệm
Theo nghĩa hẹp, xuất khẩu được hiểu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch
vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Cịn theo nghĩa rộng, thì hoạt động xuất khẩu khơng chỉ đem lại nguồn lợi
cho chính quốc gia xuất khẩu mà nó cịn mang đến cho người dân các nước
hưởng được những lợi ích mà đất nước họ khơng có.

Như vậy, có thể nói xuất khẩu là một cơng cụ hay nói khác hơn là một hình
thức hoạt động giao lưu thương mại nhằm dung hồ lợi ích của mọi người trên
thế giới, đồng thời phát huy hết nội lực kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ
cho quốc gia xuất khẩu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
2.1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của xuất khẩu
 Vai trị
Xuất khẩu có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế
đất nước, điều này được thể hiện thông qua các lý do sau:
- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng trong giao thương quốc tế đáp
ứng nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất.
- Xuất khẩu được xem là cơng cụ đồn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế.
Bởi vì việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô và phát
triển sản xuất nhiều ngành nghề từ đó làm tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội và
nâng cao mức sống cho người dân.
- Xuất khẩu còn thúc đẩy việc phát minh, sáng tạo, phát triển và ứng dụng
khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Xuất khẩu tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử
dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đói và tương đối của đất nước.
- Cuối cùng xuất khẩu góp phần thúc đẩy và tăng cướng hợp tác quốc tế
giữa các nước trên thế giới.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo

Page 4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

Tóm lại: đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là hướng phát triển tất yếu mang

tính chiến lược để xây dựng một đất nước phát triển phồn thịnh
 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của xuất khẩu đó là xuất khẩu để thu về
ngoại tệ phục vụ cho cơng tác nhập khẩu. Ngồi ra xuất khẩu cịn góp phần tăng
tích lũy vốn, mở rộng sản xuất tăng thu nhập cho nền kinh tế từ những ngoại tệ
thu được từ đó đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện do có cơng ăn
việc làm, tăng nguồn thu nhập.
Thông qua xuất khẩu giúp cho các cơng ty nói riêng và cả nước nói chung
mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới, khai thác có hiệu quả
lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước từ đó kích thích các ngành kinh tế
phát triển.
2.1.1.3 Các hình thức xuất khẩu
a) Xuất khẩu trực tiếp
Là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất, các cơng ty trực
tiếp kí kết hợp đồng bán hàng cung cấp dịch vụ cho các cơng ty cá nhân nước
ngồi, với hình thức này các cơng ty trực tiếp quan hệ với khách hàng và bạn
hàng, thực hiện việc bán hàng hố ra nước ngồi khơng qua bất kì một tổ chức
trung gian nào.
Để thực hiện hoạt động xuất khẩu này, cơng ty phải đảm bảo một số điều
kiện như: Có khối lượng hàng hố lớn, có thị trường ổn định, có năng lực thực
hiện xuất khẩu.
- Xuất khẩu trực tiếp có ưu điểm là
+ Tận dụng được hết tiềm năng , lợi thế để sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Giá cả, phương tiện vận chuyển, thời gian giao hang, phương thức thanh
toán, do hai bên( mua và bán) chủ động thoả thuận và quyết định.
+ Lợi nhuận thu được không phải chia, do giảm được chi phí trung gian.
+ Có điều kiện thâm nhập, kịp thời tiếp thu được ý kiến trực tiếp từ khách
hàng, nhanh chóng khắc phục được sai sót
+ Chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nhất là trong điều kiện
thị trường biến động.

- Xuất khẩu trực tiếp có nhược điểm là
SVTH: Nguyễn Hồng Phương Thảo

Page 5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

- Xuất khẩu trực tiếp có nhược điểm là
+ Đối với việc thâm nhập thị trường mới có nhiều bỡ ngỡ, dễ gặp sai lầm,
bị ép giá trong mua bán.
+ Khối lượng mặt hàng phải lớn để có thể bù đắp được chi phí giao dịch
như: thủ tục hải quan, thuế, điều tra thị trường..
+ Công ty phải thực hiện mọi hoạt động trên các mặt của công tác xuất
khẩu như: khảo sát thị trường, chuẩn bị sản phẩm, tìm khách hàng, chuẩn bị các
tài liệu về sản phẩm, đàm phán, chuẩn bị các hợp đồng hàng hoá, chuẩn bị giấy
tờ xuất khẩu, chuẩn bị giấy tờ về tài chính, vận chuyển hàng; theo dõi để chuẩn
bị cho đợt vận chuyển hàng tiếp theo. Vì vậy, Địi hỏi năng lực ngoại thương và
nghiệp vụ của cán bộ phụ trách phải sâu, có nhiều kinh nghiệm.
b) Xuất khẩu gián tiếp:
Là hoạt động bán hàng hố và dịch vụ của cơng ty ra nước ngồi thông qua
trung gian (thông qua người thứ ba). Các trung gian mua bán khơng chiếm hữu
hàng hố của cơng ty mà trợ giúp cơng ty xuất khẩu hàng hố sang thị trường
nước ngoài.
- Ưu điểm :
+ Nhà trung gian thường có đủ cơ sở vật chất nhất định, cũng như am hiểu
về thị trường. Thông qua họ, công ty sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và giảm rủi
ro.

+ Thơng qua mạng lưới phân phối của nhà trung gian, công ty khơng
những có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng kênh phân phối, mà cơng ty cịn có
cơ hội mở rộng thị trường. Đặc biệt ở những thị trường mới.
- Nhược điểm :
+ Kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào năng lực của nhà trung gian.
+ Không thể trực tiếp liên hệ với khách hàng, dẫn đến việc không thể
nhanh chóng tìm ra sự cố và cách khắc phục .
+ Lợi nhuận bị chia sẻ.
- Các trung gian xuất khẩu như: đại lý, công ty quản lý xuất nhập khẩu
và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.
2.1.2 Chiến lược - quản trị chiến lược
2.1.2.1 Khái niệm chiến lược
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo

Page 6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

2.1.2 Chiến lược - quản trị chiến lược
2.1.2.1 Khái niệm chiến lược
Chiến lược là tập hợp các mục tiêu và chính sách đặt ra trong một thời gian
dài trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được những
mục tiêu phát triển. Do đó, chiến lược cần được đặt ra như là kế hoạch hoặc sơ
đồ tác nghiệp tổng quát chỉ hướng cho công ty đạt đến mục tiêu mong muốn.
Vì thế, chiến lược đề ra phải hội đủ đồng thời các yếu tố sau:
 Chiến lược phải được vạch ra trong thời gian tương đối dài.
 Chiến lược phải tạo ra sự phát triển cho tổ chức.

 Chiến lược phải khai thác tối đa các nguồn lực và sử dụng hợp lý các
nguồn lực hiện có.
 Chiến lược phải tạo ra một vị thế cạnh tranh tốt nhất.
Sau khi đề ra chiến lược thích hợp thì ta phải biến đổi chiến lược thành
các chính sách, các chương trình hành động thơng qua một cơ cấu tổ chức hữu
hiệu nhằm đạt đến mục tiêu đã định.
Đặc trưng của việc thực hiện chiến lược là:
 Tất cả các nhà quản trị đều là những người tham gia vào việc thực hiện
chiến lược trong phạm vi quyền hành và trách nhiệm của mình có được, cịn
những người thừa hành sẽ là những người tham gia dưới quyền chỉ huy của các
nhà quản trị.
 Tiến trình thực hiện chiến lược được xem là thành công khi công ty đạt
được những mục tiêu và thể hiện được sự tiến bộ rõ rệt trong việc tạo nên các lợi
thế hoặc thế lực so với đối thủ cạnh tranh, so với việc thực hiện sứ mạng đã đề ra.
 Thực hiện chiến lược là một q trình kết hợp giữa tính khoa học và
tính nghệ thuật của quản trị.
2.1.2.2 Khái niệm về Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược kinh doanh là quá trình mà trong đó các nhà quản trị
xác định mục tiêu trong một thời gian dài và đề ra các biện pháp lớn có tính định
hướng để đạt mục tiêu trên cơ sở sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có và những
nguồn lực có khả năng huy động của công ty.
Cụ thể, quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các mơi trường hiện tại
cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của công ty; đề ra, thực hiện và
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo

Page 7


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong mơi
trường hiện tại cũng như tương lai.
Mục đích của một chiến lược là nhằm tìm kiếm những cơ hội, hay nói cách
khác là nhằm gia tăng cơ hội và vươn lên tìm vị thế cạnh tranh. Do đó, quản trị
chiến lược là một tiến trình gồm 3 giai đoạn chính:
 Giai đoạn hoạch định và xây dựng chiến lược.
 Giai đoạn thực hiện chiến lược.
 Giai đoạn kiểm soát chiến lược.
Để tạo nên một chiến lược hài hoà và hữu hiệu cần xét đến các yếu tố có thể
tác động đến chiến lược như: điểm mạnh, điểm yếu của công ty, các cơ hội và
nguy cơ thuộc mơi trường bên ngồi, mục tiêu nhiệm vụ của cơng ty…
2.1.2.3 Ưu và nhược điểm của Quản trị chiến lược
Nếu quản trị chiến lược hiệu quả ta sẽ được một số lợi ích sau:
 Xác định rõ hướng đi của công ty trong tương lai.
 Thấy rõ cơ hội và nguy cơ xảy ra trong kinh doanh ở thời điểm hiện tại
và trong tương lai, từ đó tận dụng cơ hội giảm nguy cơ đưa công ty vượt qua
cạnh tranh giành thắng lợi.
 Đưa ra được các quyết định đúng đắn phù hợp khi môi trường kinh
doanh thay đổi, nâng cao hiệu quả kinh doanh đưa công ty ngày càng đi lên.
 Tạo ra những chiến lược phát triển kinh doanh tốt hơn, tạo cơ sở tăng sự
liên kết và gắn bó của nhân viên.
 Thiết thực nhất là giúp công ty tăng doanh số bán, tăng năng suất lao
động, tăng hiệu quả quản trị, tránh được rủi ro về tài chánh, tăng khả năng phòng
ngừa và ngăn chặn các vấn đề khó khăn của cơng ty.
 Tuy có vị trí rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty,
nhưng việc quản trị chiến lược kinh doanh cũng gây khơng ít khó khăn cho cơng
ty như:
+ Chi phí thời gian, tiền của, sức lực thường rất cao trong chu kỳ đầu

tiên.
+ Dễ gây nên sự cứng nhắc trong quá trình hoạt động của tổ chức.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo

Page 8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

+ Nếu các dự báo quá khác biệt với thực tế thì sẽ gây khó khăn chung
cho hoạt động tổ chức.
+ Dễ gây nên sự nghi ngờ về tính hữu ích của tổ chức quản trị chiến
lược nếu như việc thực hiện chiến lược khơng được chú ý đúng mức.
Do đó, để tránh những tổn thất trên thì cơng ty nên có những biện pháp
quản trị chiến lược đúng đắn. Muốn vậy cần phải phân tích cặn kẽ, chính xác các
yếu tố làm ảnh hưởng đến công tác quản trị chiến lược kinh doanh.
2.1.3 Nghiên cứu môi trường kinh doanh
Các yếu tố môi trường có một tác động to lớn vì chúng ảnh hưởng đến
tồn bộ các bước tiếp theo của q trình quản trị chiến lược. Chiến lược được lựa
chọn phải được hoạch định trên cơ sở các điều kiện môi trường đã nghiên cứu.
Như vậy môi trường của một tổ chức là những yếu tố, những lực lượng,
những thể chế … nằm bên ngồi của cơng ty mà nhà quản trị khơng kiểm sốt
được nhưng chúng lại ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của công ty.
Môi trường của tổ chức có thể chia thành hai mức độ: mơi trường vĩ mơ
(hay cịn gọi là mơi trường tổng quát) và môi trường vi mô (hay là môi trường
đặc thù).
2.1.3.1 Môi trường vĩ mô
Các yếu tố trong môi trường vĩ mơ có tác động gián tiếp đến cơng ty . Phân

tích các yếu tố này, sẽ giúp cơng ty thấy được đâu là cơ hội, đâu là thách thức
đối với công ty.
(1). Các yếu tố kinh tế
(2). Yếu tố chính phủ và chính trị
(3). Yếu tố văn hố xã hội
(4). Yếu tố tự nhiên
(5). Yếu tố công nghệ
2.1.3.2 . Mơi trường vi mơ
Mơi trường vi mơ hay cịn gọi là mơi trường vi mơ bên ngồi cơng ty
được xác định đối với một ngành công nghiệp cụ thể, với tất cả các công ty trong
ngành chịu ảnh hưởng của mơi trường vi mơ trong ngành đó.
SVTH: Nguyễn Hồng Phương Thảo

Page 9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại
cảnh đối với công ty, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản
xuất kinh doanh đó. Có 5 yếu tố cơ bản là :
(1). Đối thủ cạnh tranh
(2). Khách hàng
(3).Nhà cung cấp
(4).Các đối thủ tiềm ẩn
(5). Sản phẩm thay thế
Ảnh hưởng chung của các yếu tố này thường là một sự thực phải chấp
nhận đối với tất cả các công ty, để đề ra được một chiến lược thành cơng thì phải

phân tích từng yếu tố chủ yếu đó.
Qua bảng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (IFE) sẽ giúp ta cụ thể
hơn nhũng cơ hội và đe dọa của môi trường kinh doanh.
2.1.4 Phân tích nội tại cơng ty
Hồn cảnh nội tại của công ty bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên
trong của công ty. Các cơng ty phải phân tích một cách cạn kẽ các yếu tố nội bộ
đó nhằm xác định rõ các ưu điểm và nhược điểm của mình. Trên cơ sở đó đưa ra
các biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm để đạt được lợi
thế tối đa. Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm các lĩnh vực chức năng như :
(1). Nguồn nhân lực
(2). Sản xuất
(3). Nghiên cứu và phát triển
(4). Tài chính kế tốn
(5). Marketing…
Qua bảng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (IFE) sẽ giúp ta cụ thể
hơn nhũng điểm mạnh và điểm yếu của cơng ty .
2.1.5. Hình thành và lựa chọn chiến lược
2.1.5.1 Qui trình hình một thành chiến lược tổng quát
Các kỹ thuật quan trọng để hình thành một chiến lược có thể được nêu
thành một qui trình ra quyết định gồm 3 giai đọan. Các công cụ được sử dụng
cho qui trình này có thể áp dụng cho tất cả các qui mô và loại tổ chức và có thể
SVTH: Nguyễn Hồng Phương Thảo

Page 10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên


giúp cho các nhà quản trị chiến lược xác định, đánh giá và lựa chọn các chiến
lược.
2.1.5.2 Giai đọan nhập vào
Các qui trình để hình thành ma trận Ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh
tranh và Ma trận IFE. Những cơng cụ này đòi hỏi các nhà quản trị chiến lược
phải xác định tính chất chủ quan trong suốt các gia đoạn trước của quá trình hình
thành chiến lược. Việc ra các quyết định “nhỏ” trong các ma trận nhập vào liên
quan đến tầm quan trọng tương đối của các yếu tố bên trong và bên ngoài sẽ cho
phép các nhà quản trị chiến lược ra các quyết định chiến lược cuối cùng hiệu quả
hơn. Những phán đoán bằng trực giác tốt là cần thiết cho việc quyết định đúng
đắn tầm quan trọng và sự phân loại.
2.1.5.3 Giai đọan kết hợp
Mỗi tổ chức đều có một số những cơ hội và mối đe dọa bên ngoài và các
điểm mạnh và điểm yếu bên trong, ta có thể sử dụng một trong các công cụ (ma
trận SWOT, ma trận SPACE, ma trận chiến lược chính) để hình thành nên các
chiến lược. Bài luận này sẽ dùng ma trận SWOT để xây dựng nên các chiến lược
cho công ty
2.1.5.4 Giai đọan quyết định:
Sau khi xây dựng được các chiến lược khả thi kkMỹfdo nguồn tài chính và
nhân lực của cơng ty có hạn nên không thể cùng một lúc triển khai nhiều chiến
lược được. Nên phải nhờ đến Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng
(QSPM) để xác định xem chiến lược nào là tối ưu nhất đối với công ty sẽ được
thực hiện trước.
2.1.5.5 Lựa chọn chiến lược.
Những chiến lược của Công ty để lựa chọn
 Chiến lược tăng trưởng tập trung
+ Xâm nhập thị trường
+ Phát triển thị trường
+ Phát triển sản phẩm
 Chiến lược phát triển hội nhập

+ Hội nhập về phía sau
+ Hội nhập về phía trước
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo

Page 11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

+ Hội nhập ngang
 Chiến lược tăng trưởng đa dạng
+ Đa dạng hóa đồng tâm
+ Đa dạng hóa hàng ngang
+ Đa dạng hóa kết hợp
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và dữ liệu
 Tham khảo các tài liệu có liên quan từ các phịng như: kinh doanh, kế
tốn, xuất nhập khẩu, tổ chức…của công ty .
 Quan sát thực tế tại cơ quan thực tập
 Phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý của công ty .
 Các website , tạp chí thống kê về thuỷ sản, kinh tế….
2.2.2 Phương pháp phân tích
 Phương pháp quy nạp: phương pháp đi từ những vấn đề nhỏ rồi mới đi
đến kết luận chung.


Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất nhằm so


sánh đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả. Trên cơ sở đó đánh giá được những vấn đề
thực hiện được và chưa thực hiện được, nhằm xác định nguyên nhân và tìm ra
giải pháp tối ưu nhất.
Phương pháp số tuyệt đối và số tương đối.


Phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến

động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích


Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để phân loại các yếu tố của ma trận

EFE và IFE.
Ngồi ra, cịn sử dụng thêm một số công cụ như
- Ma trận ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) và bên trong
(IFE) giúp: ta tóm tắt và lượng hóa những cơ hội- thách thức, điểm mạnh- điểm
yếu ảnh hưởng tới công ty. Gồm 5 bước thực hiện.
+ Bước 1: Lập danh mục bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, gồm cả những cơ
hội và đe dọa ảnh hưởng lớn đến công ty
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo

Page 12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

+ Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất

quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại cho thấy tầm quan trọng tương ứng của
yếu tố đó đối với sự thành cơng trong ngành kinh doanh của công ty.Tổng số các
mức phân loại phải bằng 1,0. .
+ Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để
cho thấy cách thức mà của công ty phản ứng với các yếu tố này. Trong đó: 4 là
phản ứng tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình và 1 là yếu.
+ Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với mức phân loại của nó
(= bước 2x bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng.
+ Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác
định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức.
Đánh giá: Bất kể số lượng yếu tố trong ma trận, tổng số điểm quan trọng
cao nhất mà một cơng ty có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5
- Phương pháp phân tích SWOT: là cơng cụ giúp cơng ty kết hợp các
yếu tố mạnh- yếu, cũng như cơ hội- thách thức của cơng ty đã được phân tích ở
ma trận (IFE và EFE). Nhằm đề ra các chiến lược một cách khoa học. Mơ hình
SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
+ (1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của
công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.
+ (2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng
vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.
+ (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của
công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
+ (4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua
hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
Mục đích của ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn
lựa, chứ khơng quyết địnhchiến lược nào tốt nhất.
 Phương pháp phân tích bằng Ma trận QSPM (Ma trận hoạch định
chiến lược có thể định lượng): Kỹ thuật phân tích này sẽ cho thấy một cách
khách quan các chiến lược thay thế nào là tốt nhất. Ma trận QSPM sử dụng các
yếu tố đầu vào nhờ những phân tích từ ma trận EFE, ma trận IFE. Và sau đó nhận

những thơng tin cần thiết để thiết lập ma trận QSPM từ ma trận SWOT.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo

Page 13


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

Để phát triển một ma trận QSPM, ta cần trải qua 6 bước:
+ Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ mối đe dọa quan trọng bên ngoài và các
điểm mạnh/ điểm yếu bên trong công ty. Ma trận nên bao gồm tối thiểu 10 yếu tố
thành cơng quan trọng bên ngồi và 10 yếu tố thành công quan trọng bên trong.
+ Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công bên trong và bên ngoài.
+ Bước 3: Liệt kê các phương án chiến lược mà công ty nên xem xét thực
hiện.Tập hợp các chiến lược thành các nhóm riêng nếu có thể.
+ Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược. Chỉ có những
chiến lược trong cùng một nhóm mới được so sánh với nhau. Số điểm hấp dẫn
được phân loại như sau: 1 = không hấp dẫn, 2 = có hấp dẫn đơi chút, 3 = kháhấp
dẫn, 4 = rất hấp dẫn. Nếu yếu tố thành công không ảnh hưởng đến sự lựa chọn
chiến lược thì khơng chấm điểm.
+ Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn, là kết quả của việc nhân số điểm
phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng

SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo

Page 14



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

Chương 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỘI TẠI CỦA CƠNG TY TNHH
THỦY SẢN THIÊN MÃ
3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CƠNG TY
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
- Tên công ty : CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
THIÊN MÃ
- Giám đốc: Phan Bá Tòng
- Địa chỉ: 75/35 Trần Phú, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, T.P Cần
Thơ.
- Điện thoại: +84-071-761-664
- Fax: 84-071-765-915
- Website:
 Công ty TNHH TS Thiên Mã được chính thức thành lập từ tháng 07 năm
2005.
 Lĩnh vực họat động chính của Cơng ty là chế biến và xuất khẩu các sản
phẩm làm từ cá Tra, cá Basa như: cá Tra, cá Basa philê, Tôm, Mực…và các sản
phẩm giá trị gia tăng khác.
 Trong những năm qua, công ty đã thâm nhập thành công vào các thị
trường như: Châu Á (Singapore, Hồngkông, Thái Lan), Mỹ, các nước Nam Mỹ
(Braxin, Pagagoay, Argentina...) và các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất
(UAE) với giá trị xuất khẩu cao. Kể từ khi thành lập, Công ty TNHH Thiên Mã
đã thể hiện được điểm mạnh của mình về lĩnh vực xuất khẩu cá Tra, cá Basa
philê không chỉ ở Cần Thơ, mà cả trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
 Để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu vững chắc, Công ty TNHH Thiên Mã
đã xây dựng khu vực nuôi thủy sản cung cấp riêng cho công ty ,với năng suất

hàng năm lên đến 6,000 tấn ở quận ô Môn, một quận thuộc thành phố Cần Thơ .
Bên cạnh đó, để phục vụ cho công tác chế biến, công ty đã đầu tư xây dựng nhà
máy chế biến thủy sản đặt tại Khu cơng nghiệp Trà Nóc, với năng suất họat động
100 tấn nguyên liệu/ngày( phân xưởng1), và trong tương lai sẽ đưa vào hoạt động
phân xưởng 2.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức cơng ty
SVTH: Nguyễn Hồng Phương Thảo

Page 15


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

3.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức cơng ty TNHH TS Thiên Mã

BAN GIÁM ĐỐC

Phịng

Phịng

Phịng

Phịng

Phịng


Phịng

Tổ

Kinh

Kế

Xuất

KCS,



Doanh

Tốn

Nhập

ĐH

Thuật

Chức

Khẩu

(Nguồn: phịng tổ chức công ty TNHH TS Thiên Mã )


Nhận xét: cơ cấu tổ chức của công ty được phân chia theo từng chức năng.
Mỗi phịng sẽ phụ trách chun chính một chức năng cho công ty, việc phân
chia như vậy sẽ làm cho công việc của công ty được thực hiện một cách đúng
chuyên môn, tiết kiệm nhiều thời gian hơn. Hiện tại, cơ cấu làm việc này đem lại
hiệu quả rất cao cho công ty , đây là một cơ cấu chặt chẽ và linh hoạt , có sự quy
định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, dễ dàng trong kiểm tra,
kiểm soát. Thuận tiện trong việc đào tạo nhân lực cho công ty.
Nhược điểm: Tuy nhiên, cơ cấu này vẫn có một số khuyết điểm như :khi
công ty thực hiện một kế hoạch hay chiến lược nào đó cần có sự phối hợp hay
lấy ý kiến từ các phịng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do tư tưởng cục bộ. Và do mỗi
phòng chỉ phụ trách chun mơn một cơng việc nên dẫn đến tình trạng thiếu hiểu
biết tổng hợp về công ty.
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:
 Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc và phó giám đốc
- Là đại diện pháp nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong mọi hoạt
động của công ty
- Phê duyệt và nắm giữ chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng cũng
như sổ tay chất lượng của tồn cơng ty.
SVTH: Nguyễn Hồng Phương Thảo

Page 16


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

- Là nơi lãnh đạo trực tiếp các phòng ban, tổ chức điều hành mọi công tác
đối nội, đối ngoại của công ty.
 Phịng tổ chức:

- Giúp giám đốc trong cơng tác tổ chức nhân sự, lao động, tiền lương, soạn
thảo các kế hoạch, phương án tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho Công
Ty cũng như chấm dứt hợp đồng lao động.
- Xây dựng và tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế của công ty.
- Cùng với cơng đồn đề xuất danh sách khen thưởng, danh hiệu thi đua cho
các cá nhân, đơn vị, phòng ban.
- Tư vấn, chịu trách nhiệm về Bảo Hiểm Xã Hội cho người lao động.
- Tổ chức bảo vệ công ty, tiếp và hướng dẫn khách hàng khi quan hệ giao
dịch với các phịng ban trong cơng ty.
 Phịng kinh doanh:
- Tiếp nhận, xem xét đơn đặt hàng của các đối tác trong và ngoài nước. Tiếp
xúc với khách hàng và soạn thảo hợp đồng để tham mưu cho Ban Giám Đốc
trong ký kết hợp đồng.
- Thực hiện điều phối các kế hoạch sản xuất và xuất hàng đúng tiêu chuẩn
về số lượng, chất lượng theo đúng các giao kết trong hợp đồng.
- Tổ chức quản lý và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và thanh lý hợp đồng.
- Cập nhật thông tin, theo dõi những biến động của thị trường trong và
ngoài nước về giá, nhu cầu cung ứng của thị trường tương lai, tiêu chuẩn chất
lượng… liên quan đến sản phẩm để kịp thời tham mưu cho ban Giám Đốc.
- Nắm giữ tài liệu và tiến hành kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý
chất lượng theo các tiêu chuẩn như: ISO 9001:2000, HACCP, BRC..
 Phịng kế tốn
- Tổng hợp, cập nhật số liệu về xuất nhập hàng hóa trong ngày, tháng, q
và năm từ các phịng ban, các nhà máy, kho chế biến,… để lên các bảng quyết
tốn định kỳ một cách chính xác và đầy đủ.
- Lập các bảng báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho
các cơ quan chức năng. Đăng ký và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định.
- Quản lý các nguồn vốn, quỹ sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tham gia công
tác kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất (theo chủ trương của cấp trên hoặc của ban
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo


Page 17


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

Giám Đốc công ty) gồm các nội dung về: vốn, tiền mặt, tài sản cố định, hàng
hóa…
- Quản lý thu, chi, trả cơng lao động.
- Phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh,
phát hiện lãng phí và thiệt hại đã xãy ra để có biện pháp khắc phục.
- Tham mưu cho Ban Giám Đốc về các vấn đề liên quan đến tài chính
 Phịng xuất nhập khẩu
Phòng xuất nhập khẩu thực hiện các chức trách sau:
- Thực hiện công tác xuất nhập khẩu và quản lý tập trung hồ sơ xuất khẩu
của Công ty.
- Quản lý điều phối công tác vận chuyển đường bộ và quan hệ các công ty
tàu vận chuyển đường bộ phục vụ cơng tác xuất nhập khẩu hàng hố cho cơng ty.
- Thực hiện báo cáo định kỳ các nghiệp vụ phát sinh theo quy định của
Cơng ty.
 Phịng kĩ thuật:
- Lập và triển khai thực hiện (sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt) các dự
án về đầu tư xây dựng cơ bản.
- Xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện các quy trình cơng nghệ, quy trình
vận hành máy, chế độ bảo dưỡng, sửa chửa cho tất cả các loại thiết bị hiện có của
Cơng Ty. Đề xuất với ban Giám Đốc các giải pháp nâng cấp, thay thế máy móc
thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
 Phòng KCS, điều hành:

Là phòng thực hiện các chức năng: kiểm tra chất lượng sản phẩm làm ra so
với mẫu chuẩn, điều hành mọi quá trình họat động của nhà máy và công ty .
3.1.3 Các sản phẩm của công ty
Cơng ty hiện có các nhóm sản phẩm chính như sau: sản phẩm cá Tra, cá
Basa đông lạnh, các sản phẩm giá trị gia tăng chế biến từ cá tra, Basa, sản phẩm
khác như: Tôm, cua, mực và sản phẩm từ phụ phẩm.
 Cá Tra, cá Basa đông lạnh.
Cá Tra, cá Basa đơng lạnh là sản phẩm chính có doanh thu chiếm trên 80%
trong tổng doanh thu của công ty. Phần thịt nạt để làm ra thành phẩm cá Tra và
cá Basa philê đông lạnh xuất khẩu chiếm từ 30 – 40% trọng lượng cá nguyên liệu.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo

Page 18


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

Sản phẩm của cơng ty được chia thành nhiều loại dựa trên kích cỡ và cách
đóng gói:
+ Kích cỡ: cá Tra và cá Basa thường phân ra các cỡ loại: 60-120, 120170, 170-220, 220-300, 300-UP, 170-UP (gr/miếng cá).
+ Đóng gói: sản phẩm cá Tra và cá Basa được đóng gói dưới hai hình
thức chính là đơng rời (IQF) và đơng khối (block).
 Đơng rời: cho 1 kg thành phẩm vào túi nhựa PE hàn kín miệng,
xếp 10 túi cùng cỡ loại cho vào thùng Carton và dùng đai nẹp 2 ngang 2 dọc.
 Đông khối: cho mỗi khối 5 kg vào túi nhựa PE hàn kín miệng, xếp
hai khối cùng cỡ lại cho vào thùng Carton và dùng đai nẹp 2 ngang 2 dọc
Ngoài ra tùy theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm cịn được đóng gói
theo nhiều dạng khác nhau. Ví dụ: 5kg/PE – 10kg/thùng.

Bao bì sử dụng loại giấy Carton, in nhãn hiệu phù hợp với nhãn hiệu Việt
nam (TCVN) về quy định nhãn hiệu hàng hóa xuất khẩu.
 Các mặt hàng giá trị gia tăng chế biến từ cá tra, Basa
+ Cá Tra, cá Basa Philê cuộn bông hồng
+

Cá Tra, cá basa Philê xiên que.

+ Các loại chả Basa : chả Basa vò viên, chả Basa dồn khổ qua, chả Basa
dồn nấm đông cô…
 Sản phẩm từ phụ phẩm cá Tra, cá Basa
Các phần còn lại của con cá Tra, cá Basa sau khi đã lấy đi phần thịt nạt để
xuất khẩu gồm có đầu, xương, da, thịt vụng, mỡ. Tỷ lệ khối lượng phụ phẩm
chiếm 60 – 70% khối lượng cá nguyên liệu. Phụ phẩm này chủ yếu được chế biến
thành mỡ thực phẩm và bột cá. Doanh thu của hoạt động này chiếm khoảng 1-2%
tổng doanh thu.
Giá trung bình các sản phẩm của cơng ty chế biến thực phẩm là 5000 –
5500 đồng/kg bột cá và 2500-3700 đồng/kg mỡ.
Chất lượng bột cá và mỡ thực phẩm đã đạt được những tiêu chuẩn cần thiết
do Viện Pastuer Thành phố Hồ Chí Minh kiểm nghiệm.
 Sản phẩm khác như: Tôm, cua, mực chủ yếu được xuất khẩu dưới
dạng sơ chế đông lạnh theo đơn đặt hàng của khách hàng.
+ Tơm ngun con
SVTH: Nguyễn Hồng Phương Thảo

Page 19


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

+ Tôm tẩm bột, Tôm burger
+ Mực ống cắt khoanh bọc bột, Mực nang philê
+ Bạch tuộc bọc bột…
3.2 PHÂN TÍCH HỒN CẢNH NỘI TẠI CỦA CƠNG TY
3.2.1 Nhân sự:
Bảng 1: Tình hình nhân sự của cơng ty TNHH TS Thiên Mã
Trình độ học vấn
Nhân sự

Phần trăm
(%)

Đại học

Trung cấp

Cấp 3

Trực tiếp sản xuất

-

-

1097

96


Gián tiếp sản xuất

30

14

-

4

(Nguồn: phịng tổ chức cơng ty TNHH TS Thiên Mã )

Đến cuối năm 2008 thì lực lượng lao động của tồn Cơng ty là 1141 người.
Trong đó:
+ Trực tiếp sản xuất có 1.097 người (chiếm 96%).
+ Gián tiếp sản xuất có 44 người (chiếm 4%). Trong đó đại học là 30 người
(chiếm hơn 68.19%), trung cấp 14người.
- Lao động gián tiếp: là những người làm việc ở các bộ phận thuộc các
phòng ban như: các cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu mua nguyên
liệu.
- Lao động trực tiếp: Đối với lao động trực tiếp, thì công ty trả lương
theo sản phẩm làm ra. Nếu không có việc làm thì cơng ty trả cho mỗi lao động
mỗi ngày là 14.000 đồng để ổn định cuộc sống, và gắn bó lâu dài với cơng ty .
Tạo ra nguồn lực ổn định trong sản xuất.
Qua bảng1 tình hình nhân sự , ta thấy số nhân viên gián tiếp có trình độ đại
học là rất cao. Cơng ty được thành lập trong tình hình cạnh tranh rất gay gắt, nên
công ty rất chú trọng vào viêc tuyển chọn nhân viên. Bên cạnh việc, tìm kiếm
những nhân viên kinh nghiệm lâu năm trong ngành, làm nồng cốt cho công ty.
Công ty ln có chế độ ưu tiên cho các sinh viên giỏi ở các trường đại học, nhằm
hướng dẫn họ trở thành người kế thừa về lâu dài cho công ty. Qua đó, tạo ra cơ

cấu làm việc trẻ, năng động.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo

Page 20


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy đa số nhân viên cấp dưới của công ty đều bị
hạn chế về kinh nghiệm, trong khi cấp lãnh đạo lại rất có năng lực quản trị, điều
này làm giảm đi hiệu quả công việc. Công ty nên tạo điều kiện hơn nữa qua các
khoá huấn luyện chuyên sâu, để nhân viên cấp dưới nâng cao kinh nghiệm của
mình.
3.2. 2 Máy móc và trang thiết bị sản xuất
Trong năm 2005, để đi vào hoạt động công ty đã đầu tư hơn 37 tỷ đồng để
đưa vào sử dụng phân xưởng chế biến 1, với một số hệ thống máy móc thiết bị
chính như: hệ thống cấp đông, hệ thống kho lạnh, hệ thống máy nén, giàn ngưng,
thiết bị lạnh, hệ thống cấp nước lạnh… và các phương tiện cần thiết khác được
nhập từ Châu Âu .Vì thế dây chuyền sản xuất hiện tại của phân xưởng 1, vẫn
đang có thế mạnh về cơng suất cũng như công nghệ sản xuất ( hơn 100 tấn cá/
ngày) và hợp chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên hệ thống
kho bảo quản của công ty chưa thật tương xứng với hoạt động của nhà máy, sức
chứ chỉ 600tấn (chỉ đạt hơn 70% nhu cầu dự trữ). Cơng ty ln phải tốn chi phí
th mướn kho bảo quản của các công ty lớn ở Cần Thơ, Tp HCM.
Ngồi việc, việc chịu thêm chi phí cho th mướn kho bảo quản, cơng ty
cịn chịu thêm chi phí cho thuê mướn vận chuyển. Công ty đã gặp thiếu sót khi
chỉ tập trung cho xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn cao, mà hạn chế lại chi phí
đầu tư cho vận chuyển. Thực tế đã cho thấy, nhu cầu bảo quản tăng cao hơn mức

dự kiến xây dựng ban đầu, một phần là do đội vận chuyển hàng cuả công ty luôn
thiếu hụt và chỉ đạt hơn 60% nhu cầu vận chuyển. Số cịn lại phải th mướn
nên khơng thể chủ động trong việc xuất nhập nguyên liệu và thành phẩm.
3.2.3 Hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận chất lượng sản phẩm
đang áp dụng
Trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu, việc kiểm tra chất lượng sản
phẩm xuất khẩu là rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại
của công ty . Nên công ty đã mạnh dạn đầu tư vào việc xây dựng hệ thống quản
lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế như:
+ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, HACCP, BCR, GMP…
+ Chứng nhận FDA: Công ty được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
Hoa Kỳ (The U.S. Food and Drug Administration- FDA) cấp.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Thảo

Page 21


×