PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài tiểu luận
1.1. Phát triển bền vững (sustainable development) là mục tiêu hướng tới của
nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Mỗi quốc gia sẽ dựa trên những đặc thù
riêng về điều kiện tự nhiên, về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá để hoạch định
chiến lược Phát triển bền vững của mình. Bên cạnh đó, Phát triển bền vững cịn là
mục tiêu chung của nhân loại, mang tính tồn cầu và nhìn nhận dưới góc độ quan
hệ quốc tế, đó cũng là mục tiêu quan trọng của các nước khi tham gia vào đời
sống quốc tế.
Phát triển bền vững được hiểu là: Sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh,
dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu
cầu của thế hệ con người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ
tương lai trong việc thỏa mãn những nhu cầu của họ. Khái niệm Phát triển bền
vững trong tuyên ngôn Rio de Janeiro đã nêu rõ ba mảng trụ cột của Phát triển
bền vững bao gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; sự
phát triển không phải chỉ cho thế hệ hiện tại mà cả các thế hệ tương lai.
1.2. Thị xã Quảng Trị thuộc vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Trị, trung tâm
thị xã nằm cách thành phố tỉnh lỵ Đơng Hà 12km về phía nam. Phía bắc và phía
tây giáp với huyện Triệu Phong, phía nam và phái đơng giáp huyện Hải Lăng.
Tổng diện tích của tồn thị xã là 7.291,60ha, tổng dân số thị xã có 25.764 người,
có 05 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Phường 1, phường 2, phường 3, phường
An Đôn và xã Hải Lệ.
Trong thời gian qua, bộ mặt thị xã có nhiều khởi sắc và khang trang; Kinh tế
tiếp tục có bước phát triển khá; kết cấu hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư xây
dựng. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo,
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Quốc phòng, an ninh
được tăng cường, chính trị ổn định, trật tự an tồn xã hội được giữ vững. Những
kết quả đó đã góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh hoàn thành thắng lợi
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra; tạo tiền đề quan trọng cho thị
xã Quảng Trị thực hiện các nhiệm vụ nhiệm kỳ mới.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ V vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm, đó
là: Kinh tế có bước phát triển khá nhưng một số lĩnh vực chưa đạt chỉ tiêu Nghị
quyết đề ra. Tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ tuy có phát triển, nhưng
nhỏ về vốn và quy mô sản xuất, tiềm năng về du lịch chưa được khai thác đúng
mức. Sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao chỉ mới ở dạng mô hình. Nguồn lực đầu
tư xây dựng cụm cơng nghiệp, nơng thôn mới chưa đáp ứng được yêu cầu. Thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm tuy đã hoàn thành dự toán, nhưng
nguồn thu chưa ổn định. Chi ngân sách phụ thuộc lớn vào trợ cấp của tỉnh. Thu
hút vốn đầu tư phát triển từ các thành phần kinh tế còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng
phục vụ phát triển kinh tế xã hội cịn thiếu.
Nếp sống văn hóa, văn minh đơ thị chưa được hình thành rõ nét, thiết chế
văn hóa, thể thao được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ.
Tình hình hoạt động của tội phạm hình sự và các hành vi vi phạm pháp luật,
tệ nạn xã hội và tai nạn giao thơng vẫn cịn diễn biến phức tạp. Công tác phát
triển đảng viên trong độ tuổi thanh niên nhập ngũ chưa đạt các mục tiêu, chỉ tiêu
đề ra.
Cơng tác tư tưởng có lúc chưa chủ động; việc nắm bắt tình hình, định hướng
tư tưởng, dư luận xã hội, giải quyết những khó khăn bức xúc trong đời sống của
nhân dân có lúc, có nơi chưa kịp thời. Công tác đánh giá cán bộ chưa đi vào chiều
sâu, quy hoạch cán bộ vẫn còn khép kín. Cơng tác kiểm tra giám sát chưa bao
qt hết các lĩnh vực, việc kiểm tra đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Thị ủy
quản lý còn hạn chế. Xử lý đơn thư có lúc cịn lúng túng, phối hợp chưa chặt chẽ,
thiếu kịp thời. Cơng tác dân vận có lúc, có nơi chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm
vụ trong tình hình mới; sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận và
các đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương có lúc còn thiếu
nhịp nhàng.
Qua nghiên cứu những tài liệu tham khảo cùng với những kiến thức đã
được lĩnh hội trong nhà trường, tôi chọn đề tài: “Phát triển kinh tế - xã hội thị
xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị theo hướng bền vững” làm đề tài Tiểu luận
chuyên đề bắt buộc (thuộc chuyên đề bắt buộc số 4, Khoa Chính trị học).
2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1.Mục đích
Trên cơ sở các vấn đề lý luận về phát triển bền vững, đánh giá thực tiễn quá
trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Trị trong thời gian đến
theo hướng bền vững.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển bền vững.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Trị trong thời
gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội thị xã Quảng Trị trong thời gian đến theo hướng bền vững.
3. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp luận
Dựa trên các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển
bền vững.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận chủ yếu sử dụng các phương pháp: phân tích - tổng hợp, thống
kê, so sánh.
4. Ý nghĩa tiểu luận
Góp phần cụ thể hóa Chiến lược Phát triển bền vững địa bàn thị xã Quảng
Trị, tỉnh Quảng trị. Đồng thời, thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn của tiểu luận
sẽ góp phần làm tài liệu tham khảo cho các địa phương ở tỉnh Quảng Trị vận
dụng cũng như làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan liên quan.
5. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài tiểu luận
được kết cấu thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội thị xã
Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị theo hướng bền vững.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Quan niệm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững (sustainable development) là mục tiêu hướng tới của
nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Mỗi quốc gia sẽ dựa trên những đặc thù
riêng về điều kiện tự nhiên, về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hố để hoạch định
chiến lược Phát triển bền vững của mình. Bên cạnh đó, Phát triển bền vững cịn là
mục tiêu chung của nhân loại, mang tính tồn cầu và nhìn nhận dưới góc độ quan
hệ quốc tế, đó cũng là mục tiêu quan trọng của các nước khi tham gia vào đời
sống quốc tế.
Trước sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế nhưng khơng tính đến sự suy giảm
tài ngun thiên nhiên và môi trường; năm 1972, ở thủ đô Stockhom của Thụy
Điển, Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị quốc tế về môi trường và con người với
sự tham gia của đại diện 113 nước. Đây là hội nghị quốc tế đầu tiên của nhân loại
bàn về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường sống. Lúc đầu,
Hội nghị này chỉ thể hiện mối quan tâm đối với bền vững về môi trường; nhưng
về sau các nhà khoa học đã nhận ra rằng, để đạt được sự bền vững môi trường,
không thể không chú ý đến việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội
khác. Trên cơ sở đó, Hội nghị đã ra Tuyên bố Stockhom về môi trường và con
người, gồm 7 điểm và 27 nguyên tắc, trong đó đặc biệt khuyến cáo “Việc bảo vệ
và cải thiện môi trường là vấn đề quan trọng tác động đến hạnh phúc của mọi
người và phát triển kinh tế thế giới... Việc bảo vệ và cải thiện môi trường cho các
thế hệ ngày nay và mai sau là mục tiêu cấp bách của nhân loại, một mục tiêu mà
nhân loại phải cùng nhau theo đuổi, hài hòa với các mục tiêu cơ bản đã được thiết
lập là hịa bình và phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới”1
Tại Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường và phát triển được Liên hiệp
quốc tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 (gọi tắt là Hội nghị Rio - 92)
với 179 nước tham gia đã đánh dấu mốc quan trọng trong nhận thức và hành
động của cộng đồng quốc tế về Phát triển bền vững. Hội nghị đã thông qua
“Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển” bao gồm 27 nguyên tắc cơ
bản. Hội nghị cũng đưa ra “Chương trình Nghị sự 21” (Agenda 21) về các giải
pháp phát triển chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21 và trên cơ sở những văn
kiện này, các quốc gia linh hoạt trong việc soạn thảo, hiệu chỉnh chiến lược phát
1
Bùi Minh Đạo (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, Thực trạng phát
triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội 2011, tr 20.
triển của mình và định hướng hợp tác tồn cầu nhằm bảo vệ môi trường trên trái
đất. Ở Hội nghị này khái niệm Phát triển bền vững được hiểu là: Sự phát triển
kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ con người hiện nay và không ảnh
hưởng bất lợi đối với các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn những nhu cầu
của họ. Khái niệm Phát triển bền vững trong tuyên ngôn Rio de Janeiro đã nêu
rõ ba mảng trụ cột của Phát triển bền vững bao gồm: phát triển kinh tế, phát triển
xã hội và bảo vệ môi trường; sự phát triển không phải chỉ cho thế hệ hiện tại mà
cả các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế kể từ sau Hội nghị tại Rio de
Janeiro, việc thực hiện các cam kết về Phát triển bền vững của các nước chưa đạt
được kết quả mong muốn của cộng đồng quốc tế: Tình hình mơi trường toàn cầu
vẫn xuống cấp nghiêm trọng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn bị sử dụng
một cách lãng phí hoặc bị huỷ hoại, rừng bị chặt phá với tốc độ ngày càng nhanh,
đất đai bị hoang mạc hoá, nguồn nước sạch trở nên khan hiếm, hàng trăm triệu
người đang sống trong cảnh nghèo đói, các điều kiện y tế - giáo dục không được
cải thiện, khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và đang phát triển
càng rộng ra.
Để cải thiện những bất cập nói trên, năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh thế
giới về môi trường và phát triển được Liên hiệp quốc tổ chức năm 2002 tại
Johannesburg (Nam Phi) với sự tham gia của 166 quốc gia. Ngoài việc tiếp tục
khẳng định các nguyên tắc và văn bản đã được thông qua ở Rio-92; Hội nghị đã
thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản kế hoạch thực hiện về phát triển
bền vững (Kế hoạch thực hiện Joha) ở cấp độ toàn cầu. Bản kế hoạch đã đưa ra
các mục tiêu và khung thời gian thực hiện cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề phát
triển bền vững. Trong đó có nhiều mục tiêu quan trọng như giảm một nửa số
người không được hưởng các điều kiện nước sạch và vệ sinh môi trường vào năm
2015, phục hồi trữ lượng nguồn thuỷ sản nhằm bảo vệ đa dạng sinh học vào năm
2015, loại bỏ hoá chất độc hại vào năm 2005 và cam kết về tăng cường sử dụng
năng lượng tái tạo như là một vấn đề cấp bách. Để thực hiện các mục tiêu trên, đa
số các biện pháp được nêu lên đều liên quan đến sự hợp tác quốc tế giữa các quốc
gia, nhất là giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển.
Trên cơ sở hai Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển của Liên
hiệp quốc tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Johannesburg (Nam
Phi) năm 2002, Khái niệm phát triển bền vững được xác định là quá trình phát
triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm
phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ mơi trường.
Tiêu chí cơ bản để xác định sự bền vững về phát triển kinh tế là phải đảm
bảo kết hợp hài hoà giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá - xã
hội; cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, khoa học công nghệ, chú trọng phát triển công nghệ sạch. Bền vững
về phát triển xã hội thể hiện qua việc xây dựng được một xã hội có nền kinh tế
tăng trưởng nhanh và ổn định, đi đôi với dân chủ và công bằng và tiến bộ xã hội.
Bảo vệ môi trường là các dạng tài nguyên thiên nhiên cần được sử dụng tiết kiệm,
hợp lý nhất và một số có thể tái tạo; mơi trường tự nhiên và môi trường xã hội
không bị các hoạt động của con người làm ơ nhiễm, suy thối và tổn hại. Các
nguồn phế thải được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được đảm bảo,
con người được sống trong môi trường trong sạch2. Những tiêu chí trên là điều
kiện cần và đủ để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nếu thiếu một trong tiêu
chí đó, sự phát triển sẽ đứng trước nguy cơ mất bền vững. Phát triển bền vững,
do vậy là “sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không
gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (Hội nghị
Rio+20 diễn ra từ ngày 20-6 đến 23-6-2012 tại Rio de Janeiro -Brazil) năm 2012
tập trung giải quyết 2 nội dung bao trùm là: Kinh tế xanh và các khuôn khổ thể
chế cho sự phát triển bền vững. Hội nghị Rio+20 kết thúc với sự đồng thuận của
các nhà lãnh đạo thế giới về văn bản chính trị cuối cùng có tên gọi “Vì tương lai
chúng ta mong muốn”. Văn bản này kêu gọi thế giới thực hiện hàng loạt hành
động như bắt đầu quá trình thiết lập các mục tiêu phát triển bền vững, cụ thể hóa
phương thức nền kinh tế xanh, thúc đẩy các biện pháp giám sát sự bền vững của
các công ty, thực hiện các tiêu chuẩn ngoài tiêu chuẩn GDP để đánh giá tiến bộ
của một quốc gia3.
Khái niệm và nội hàm của phát triển bền vững như trên có ý nghĩa khung
và định hướng. Tùy theo từng quốc gia với đặc điểm riêng của mình lại có
những định nghĩa về phát triển bền vững khác nhau. Do đó, hiện có tới mấy
chục khái niệm phát triển bền vững của các quốc gia và tổ chức trên thế giới.
2
TS. Phạm Minh Sơn, “Phát triển bền vững – Mục tiêu quan trọng của quan hệ quốc tế hiện nay”, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền (AJC) – Friedrich Ebert Stiftung (FES), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Chính trị và phát triển bền vững trong
bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Hà Nội, ngày 15, 19 tháng 06 năm
2009
3
Minh Duy, “ Hội nghị RIO + 20: Cam kết chung về các vấn đề sinh tồn”, Hồ sơ sự kiện, số 227 (5/7/2012), tr 44
- 46
Trung Quốc đưa ra thuật ngữ phát triển hài hòa thay cho thuật ngữ phát triển
bền vững. Ở Việt Nam, nội hàm của phát triển bền vững xã hội nhiều khi được
hiểu bao gồm cả phát triển bền vững văn hóa, đồng nghĩa phát triển bền vững là
phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển văn hóa và bảo
vệ mơi trường sống...
Mặc dù vẫn còn khá nhiều ý kiến khác nhau, nhưng trên đại thể Phát triển
bền vững được hiểu là một sự phát triển dựa trên sự đảm bảo quan hệ hài hoà
giữa hiệu quả kinh tế với một xã hội công bằng gắn với một mơi trường được bảo
vệ, gìn giữ và sử dụng hợp lý; là sự phát triển hài hòa về mọi mặt trong hiện tại
và đảm bảo tạo lập các yếu tố, tiền đề cho sự phát triển của các thế hệ tương lai.
Tóm lại: Phát triển bền vững là sự phát triển bảo đảm tăng trưởng kinh tế
trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường nhằm đáp
ứng nhu cầu của thế hệ con người hiện tại và cả các thế hệ tương lai.
Trên cơ sở các quan niệm được nêu ra trong các Hội nghị quốc tế 4 có thể
hiểu Phát triển bền vững là một sự phát triển dựa trên sự đảm bảo quan hệ hài
hoà giữa hiệu quả kinh tế với một xã hội công bằng gắn với một mơi trường
được bảo vệ, gìn giữ và sử dụng hợp lý; là sự phát triển hài hòa về mọi mặt
trong hiện tại và đảm bảo tạo lập các yếu tố, tiền đề cho sự phát triển của các
thế hệ tương lai…
1.2. Tiêu chí:
Khái niệm và nội hàm của phát triển bền vững như trên có ý nghĩa khung và
định hướng. Tùy theo từng quốc gia với đặc điểm riêng của mình lại có những
định nghĩa và tiêu chí đánh giá phát triển bền vững khác nhau. Hiện nay trên thế
giới có nhiều bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững. Chẳng hạn, Chương trình
phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra bộ tiêu chí 58 chỉ tiêu, trong đó 14 chỉ
tiêu về kinh tế; Trung Quốc có bộ tiêu chí 80 chỉ tiêu, trong đó 15 chỉ tiêu kinh tế;
Thái Lan có bộ tiêu chí 65 chỉ tiêu, trong đó 16 chỉ tiêu kinh tế 5... Trong báo cáo
đề tài cấp bộ Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực hiện phát triển bền vững
của nhóm tác giả do TS. Lê Minh Đức làm chủ nhiệm (2007) đã tổng kết một số
4
Hội nghị quốc tế về môi trường và con người năm 1972 (ở thủ đô Stockhom của Thụy Điển); Báo cáo "Tương
lai của chúng ta” của Uỷ ban quốc tế về Môi trường và phát triển thế giới (WCED) năm 1987; Hội nghị Thượng
đỉnh về môi trường và phát triển được Liên hiệp quốc tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 (gọi tắt là
Hội nghị Rio - 92); Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về môi trường và phát triển được Liên hiệp quốc tổ chức năm
2002 tại Johannesburg (Nam Phi); Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (Hội nghị Rio+20
diễn ra từ ngày 20-6 đến 23-6-2012 tại Rio de Janeiro -Brazil) năm 2012 …
5
Bùi Minh Đạo - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, Thực trạng phát
triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội 2011, tr 29,30
nguyên tắc trong triển khai phát triển bền vững, đó là: Phát triển kinh tế gắn kết
chặt chẽ với phát triển bền vững xã hội, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Con người là trung tâm của phát triển bền vững.
Phát triển bền vững kinh tế, xã hội, môi trường xét cho cùng đều vì mục tiêu phục
vụ con người. Phát triển bền vững kinh tế, xã hội, môi trường phải đảm bảo đáp
ứng nhu cầu của con người hiện tại và không gây phương hại tới các thế hệ tương
lai. Lấy khoa học công nghệ làm động lực và nền tảng cho phát triển bền vững.
Sử dụng công nghệ sạch và thân thiện với môi trường trong các ngành, các lĩnh
vực của đời sống sản xuất. Phát triển bền vững là sự nghiệp chung của toàn thể
nhân loại, của các quốc gia, các vùng lãnh thổ và của từng người dân, trong đó
chính quyền và các đồn thể ở các quốc gia đóng vai trị đầu tàu tập hợp khuyến
khích thúc đẩy nhân dân thực hiện phát triển bền vững. Đảm bảo cung cấp thông
tin đầy đủ và kịp thời để mọi người dân biết và có thể tham gia, chia sẻ trong quá
trình phát triển bền vững. Bảo đảm sự hợp tác quốc tế cao trong quá trình phát
triển bền vững, trong đó đặc biệt bảo đảm phát triển bền vững từng quốc gia
không mâu thuẫn với phát triển bền vững các nước trong khu vực và quốc tế.
Phát triển bền vững không bằng mọi giá mà khả thi, phù hợp với điều kiện từng
quốc gia, từng địa phương, nhằm mục tiêu thống nhất trong đa dạng, độc lập, tự
chủ quốc gia nhưng hội nhập, hòa nhập với quốc tế6.
Độ bền vững của sự phát triển thường được đánh giá thơng qua các tiêu chí
và chỉ thị đo mức bền vững của 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và mơi trường”: Tiêu
chí cơ bản để xác định sự bền vững về phát triển kinh tế là phải đảm bảo kết hợp
hài hoà giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá - xã hội; cân đối
tốc độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
khoa học công nghệ, chú trọng phát triển công nghệ sạch.
Bền vững về phát triển xã hội thể hiện qua việc xây dựng được một xã hội
có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, đi đôi với dân chủ và công bằng và
tiến bộ xã hội.
Bảo vệ môi trường là các dạng tài nguyên thiên nhiên cần được sử dụng
tiết kiệm, hợp lý nhất và một số có thể tái tạo; mơi trường tự nhiên và môi trường
xã hội không bị các hoạt động của con người làm ơ nhiễm, suy thối và tổn hại.
6
Bùi Minh Đạo - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, Thực trạng phát
triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội 2011, tr 27, 28
Quan hệ ràng buộc giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội và
bảo vệ mơi trường sinh thái trong phát triển bền vững được khái quát trong sơ
đồ sau:
Phát triển bền vững có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó đều có một
ý nghĩa riêng. Một mẫu hình phát triển bền vững là mỗi địa phương, vùng, quốc
gia… không nên thiên về thành tố này và xem nhẹ thành tố kia. Vấn đề là áp
dụng nó như thế nào ở các cấp độ trên và trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội7
7
TS. Bùi Đức Hùng – Viện trưởng Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ, “Tiêu chí đánh giá sự bền vững cấp
Vùng ở Việt Nam”, Hội thảo khoa học: “Phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội khu vực Duyên hải miền
Trung - Tây Nguyên”, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, 9/2011
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1. Khái quát về thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị:
2.1.1. Khái quát chung
Thị xã Quảng Trị thuộc vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Trị, cách thành
phố tỉnh lỵ Đơng Hà 12 km về phía Nam.Có toạ độ địa lý từ 16 037'44'' đến
16046'09'' vĩ độ Bắc và từ 107003'55'' đến 107012'26'' kinh độ Đơng.
- Phía Bắc giáp huyện Triệu Phong.
- Phía Nam giáp huyện Hải Lăng.
- Phía Đơng giáp huyện Hải Lăng.
- Phía Tây giáp huyện Đakrơng và huyện Triệu Phong.
Tổng diện tích tự nhiên của thị xã Quảng Trị là 7291,60 ha chiếm 1,54%
diện tích cả tỉnh, bao gồm 05 đơn vị hành chính cấp xã là Phường 1, Phường 2,
Phường 3, phường An Đôn và xã Hải Lệ. Tổng dân số của thị xã (số liệu đến
30/01/2016) có 25.764 người.
Nằm cách thành phố Huế của tỉnh Thừa Thiên - Huế 54 km về phía Bắc,
cách Cảng Cửa Việt 17 km theo Tỉnh lộ 580, thị xã có vị trí địa lý thuận lợi cho
lưu thơng kinh tế, đời sống và phát triển thương mại dịch vụ. Thị xã Quảng Trị có
mạng lưới giao thơng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ thuận lợi và rất quan
trọng. Trên địa bàn thị xã có các trục đường bộ quan trọng như Quốc lộ 1A, Tỉnh
lộ 580, Tỉnh lộ 581 và hệ thống đường nội thị, đường thủy nối với chiến khu Ba
Lịng và cảng Cửa Việt đó là tiềm năng tạo ra thế mạnh không những trong việc
giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của thị xã mà còn là cầu nối cho sự
phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn.
2.1.2. Địa hình
Địa hình thị xã Quảng Trị được chia làm 2 vùng rõ rệt:
- Phía Nam là vùng đồi núi với những thảm rừng có hệ sinh thái phong
phú, cao độ 30 - 300 m thoải dần về phía Bắc, độ dốc trung bình 10 - 25%, bị
chia cắt bởi nhiều khe suối. Vùng này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp và
trồng cây cơng nghiệp lâu năm, ngồi ra hệ thống khe suối tạo nên nhiều cảnh
quan thiên nhiên đẹp có thể khai thác vào mục đích du lịch sinh thái.
- Phía Bắc là vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình 5 8 m, đây là nơi tập trung mật độ dân cư cao cùng với các cơ sở hạ tầng kinh tế
chủ yếu của thị xã, thuận lợi cho việc phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương
mại - dịch vụ và quy hoạch xây dựng đơ thị nhỏ. Ngồi ra, vùng này thường xảy
ra ngập lụt, hàng năm được bồi đắp phù sa nên thuận lợi cho việc trồng lúa và các
loại cây ăn quả lâu năm.
2.1.3. Dân số
Theo niên giám thống kê của thị xã Quảng Trị năm 2016, dân số của thị xã
là 25.764 người, mật độ dân số: 353,3 người/km2, bố trí tại 4 phường và 1 xã.
Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính khơng đều.
2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Trị thời gian qua
Trong những năm qua, trong bối cảnh với nhiều thuận lợi, khó khăn, thử
thách đan xen; song dưới sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, sự giúp đỡ của các ban,
ngành cấp tỉnh, Đảng bộ, quân và dân tồn thị xã đã nêu cao ý chí tự lực, tự
cường, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khãn, thách thức, đạt được những thành tựu
quan trọng trên nhiều lĩnh vực, tạo thế và lực mới cho những nãm tiếp theo.
2.2.1. Thực trạng phát triển ngành thương mại – dịch vụ.
2.2.1.1. Thực trạng phát triển ngành Thương mại:
Trong những năm qua, ngành Thương mại, Dịch vụ phát triển khá cao, giữ
vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế, đóng góp phần lớn trong nguồn thu ngân
sách địa phương và góp phần quan trọng vào sự ổn định, tăng trưởng kinh tế của
Thị xã. Trong đó, thành phần thương mại ngồi quốc doanh ngày càng có quy mơ
lớn về vốn, trình độ cơng nghệ và khả năng kinh doanh, cạnh tranh với các thành
phần kinh tế khác. Cùng với sự phát triển của đơ thị, thị xã đã hình thành trung
tâm buôn bán lớn ở khu vực chợ và các tụ điểm thương mại dọc các trục đường
chính của thị xã.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2010: 465 tỷ đồng,
đến năm 2016 đạt 600 tỷ đồng. Ngoài ra, với các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn,
chủ yếu chuyển sang hình thức bán bn, làm đại lý trung gian cung cấp hàng
hóa cho các địa bàn lân cận thị xã.
- Số cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ tăng nhanh qua các năm. Năm
2010 tồn thị xã có 1.920 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà
hàng. Đến năm 2016, tồn thị xã có 2.220 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ,
khách sạn, nhà hàng. Trong đó có 3 doanh nghiệp Nhà nước, 35 doanh nghiệp tư
nhân, 2.182 cơ sở kinh doanh cá thể. Nhiều cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ
đã chú trọng đầu tư mở rộng quy mô, cơ sở vật chất, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu
cầu kinh doanh.
- Lao động trong Ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ
cấu lao động của thị xã. Đến năm 2016, có 2.843 lao động tham gia trong lĩnh
vực này và chủ yếu là lao động nữ. Thu nhập của lao động trong ngành tương đối
ổn định và ngày càng được nâng cao.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh thương mại được quan tâm trên cơ sở
đầu tư của nhà nước và sự tham gia của người dân. Chợ Quảng Trị với quy mô
hơn 1200 quầy hàng kinh doanh cố định, đã phát huy được vai trị trung tâm đầu
mối thương mại lớn phía Nam của Tỉnh. Chợ Ba Bến chuyên kinh doanh lợn
sống đã tổ chức hoạt động ổn định. Chợ Hải Lệ với quy mô nhỏ chủ yếu phục vụ
nhu cầu đời sống hàng ngày khu vực xã Hải Lệ.
Tình hình kinh doanh thương mại tại các đường phố chính của thị xã ngày
càng phát triển mạnh. Mật độ kinh doanh ngày càng cao, nhiều chủng loại hàng
hố, nhiều loại hình kinh doanh thương mại phong phú đa dạng. Hệ thống bán lẻ
và bán sỉ được mở rộng. Đặc biệt, các điểm kinh doanh quanh khu vực cổng vào
Bảo tàng Thành cổ, đường Lý Thái Tổ, đường Ngơ Quyền phát triển, bước đầu
hình thành các tuyến phố chuyên kinh doanh các mặt hàng lưu niệm và các dịch
vụ phục vụ nhân dân trên địa bàn và du khách.
2.2.1.2. Thực trạng phát triển các ngành dịch vụ:
- Hệ thống di tích lịch sử thị xã và di tích Thành Cổ được xếp hạng đặc biệt
cấp Quốc gia được kết nối với các di tích trong tồn tỉnh và khu vực, thị xã
Quảng Trị có lợi thế trong việc tạo dựng các sản phẩm du lịch. Trong những năm
qua, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, thị xã đã thực hịên khá tốt việc xã hội hóa
xây dựng cụm cơng trình tri ân tưởng niệm ở 2 bờ sông Thạch Hãn và tổ chức
thành công mô hình lễ hội văn hóa cách mạng, góp phần tạo nên sản phẩm văn
hóa - du lịch tâm linh, hồi niệm độc đáo. Những giá trị lịch sử, văn hóa cách
mạng của thị xã đã thu hút đông đảo đồng bào, chiến sĩ cả nước về với tỉnh và thị
xã Quảng Trị, hàng năm có hàng trăm ngàn lượt người đến tham quan, tưởng
niệm tại khu dich tích Thành Cổ và khu vực nhà hành lễ.
- Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển, cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ vận
tải ngày càng được cải thiện.
- Dịch vụ bưu chính viễn thơng phát triển nhanh, mạng lưới viễn thơng
được hiện đại hố, mật độ điện thoại ngày càng lớn. Hạ tầng mạng điện thoại cố
định, Internet và di động đã phủ khắp trong toàn thị xã với 100% xã phường đã
có điện thoại, sóng di động và mạng Internet tốc độ cao ADSL; 100% xã phường
đã có cáp quang Internet tốc độ cao về đến trung tâm, cáp quang cũng đã đến các
thuê bao ở thị xã để cung cấp các dịch vụ tốc độ cao FTTx như: Internet, IPTV,...
Các dịch vụ ngày càng được nâng cao về chất lượng và tăng về số lượng tạo cho
khách hàng ngày càng được sử dụng đa dịch vụ, sự tiện ích và thuận tiện do các
nhà cung cấp dịch vụ mang lại.
- Dịch vụ tài chính, tín dụng ngày càng phát triển. Đến nay, trên địa bàn có 3
chi nhánh ngân hàng thương mại và 1 chi nhánh ngân hàng chính sách. Chất
lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, hình thức cho vay phong phú, tạo điều
kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, góp phần thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, nhất là đẩy mạnh phát triển thương mại và cơng nghiệp - TTCN.
- Các loại hình dịch vụ mới như điện tử, internet, bảo hiểm, chuyển giao kỹ
thuật, công nghệ...phát triển, bước đầu đã đáp ứng một phần nhu cầu phát triển
sản xuất-kinh doanh và đời sống của nhân dân.
Nhìn chung, ngành thương mại dịch vụ đã có những chuyển biến tích cực,
cơ bản đã đáp ứng nhu cầu lưu thơng hàng hố trên địa bàn và các vùng lân cận.
Là ngành giữ vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế thị xã; góp phần tích cực vào sự
phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, an sinh xã hội của địa phương.
2.2.2 Thực trạng phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp.
2.2.2.1. Tình hình phát triển các ngành cơng nghiệp:
Tình hình sản xuất CN-TTCN trên địa bàn trong những năm qua được duy
trì phát triển khá ổn định. Cơ cấu các ngành cơng nghiệp có bước chuyển dịch
khá. Trong đó, cơng nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng
cao. Năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chiếm 85,7%, năm 2016
chiếm 88,9% trong tổng số giá trị sản xuất công nghiệp.
Kinh tế cá thể và tư nhân phát triển mạnh về quy mô, số lượng. Năm 2016 là
157.677 triệu đồng, chiếm 76,6% giá trị sản xuất toàn ngành. Nhiều doanh nghiệp
ngoài quốc doanh mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng, đào tạo
công nhân lành nghề để phát triển sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm nhiều thị
trường mới để tiêu thụ sản phẩm; nhiều cơ sở đã đầu tư du nhập công nghệ tiên
tiến tạo sản phẩm mới và mang lại hiệu quả cao, đứng vững trên thương trường.
Sản xuất CN-TTCN phát triển đa dạng trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực.
Trong đó ngành chế biến lương thực, thực phẩm phát triển mạnh. Ngành sản xuất
các thiết bị phục vụ cho máy nông nghiệp, đúc các chi tiết máy, cán thép xây
dựng, sửa chữa cơ khí, may mặc xuất khẩu tiếp tục phát triển khá. Đã phát triển
thêm các loại hàng mộc cao cấp, ván ghép thanh để xuất khẩu, sản xuất các loại
chai nhựa...góp phần khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo ra nhiều
sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
2.2.2.2. Tình hình phát triển các cụm Cơng nghiệp:
Cụm Cơng nghiệp Cầu Lịn – Bàu De: Diện tích gần 4,5 ha, bố trí cho 8
doanh nghiệp hoạt động. Vốn đăng ký hơn 30 tỷ đồng, sử dụng 235 lao động. Các
sản phẩm sản xuất ra bao gồm đúc các chi tiết nơng, lâm, ngư nghiệp, các hoa
văn trang trí bằng gang, các loại võ chai nhựa; Sản xuất ván ghép thanh, sản
phẩm mộc xuất khẩu; Các loại ống nhựa, dây ni lon, đúc và cán thép xây dựng.
Cụm xay xát chế biến lương thực Ba Bến: Diện tích quy hoạch trên 1 ha, bố
trí cho 5 doanh nghiệp xay xát chế biến lương thực hoạt động (tỷ lệ lấp đầy
100%). Vốn đăng ký 20 tỷ đồng, sử dụng 90 lao động thường xuyên. Các doanh
nghiệp ổn định đi vào hoạt động từ đầu năm 2008, hằng năm chế biến 10.000 15.000 tấn gạo chất lượng cao để cung ứng cho thị trường trong và ngồi tỉnh.
Cụm Cơng nghiệp Hải Lệ với diện tích 49 ha đã được UBND tỉnh phê
duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 242/QĐ-UBND ngày 16/2/2012 với
chức năng là cụm công nghiệp đa ngành nghề tập trung. Hiện nay đã hoàn thiện
trên 70% cơ sở hạ tầng và đã có 01 Cơng ty vào hoạt động.
Tuy đã đạt được một số thành tựu, song sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ
công nghiệp phát triển chưa vững chắc, chưa có sự bứt phá mạnh; nhịp độ phát
triển hàng năm tương đối cao nhưng giá trị tuyệt đối nhỏ, chưa đóng góp lớn cho
ngân sách địa phương. Cơng nghiệp ngoài quốc doanh tuy chiếm tỷ trọng cao
nhưng quy mô nhỏ, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chưa tạo được mặt hàng,
ngành hàng chủ lực. Nhiều cơ sở cơng nghệ, máy móc, thiết bị cịn lạc hậu, năng
lực quản lý, trình độ tay nghề chưa đủ sức tạo ra sản phẩm cạnh tranh trên thị
trường. Các cụm, điểm cơng nghiệp bố trí gần khu dân cư, quy mơ nhỏ nên việc
liên doanh liên kết, thu hút đầu tư từ bên ngồi cịn hạn chế.
2.2.3. Thực trạng phát triển ngành Nông – Lâm – Thủy sản:
- Sau khi mở rộng địa giới hành chính, quy mơ sản xuất ngành Nông, Lâm,
Thủy sản của thị xã tăng lên. Năm 2016 đạt 19,541 tỷ đồng, đưa tốc độ tăng giá
trị sản xuất Nông – Lâm - Thủy sản giai đoạn 2010 – 2016 đạt 1,97%/năm.
Kinh tế trang trai, hộ gia đình phát triển mạnh. Vùng ven đô thị xuất hiện
nhiều mô hình chăn ni mới có hiệu quả. Kinh tế nơng nghiệp đã góp phần quan
trọng trong việc ổn định đời sống dân cư. Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ kinh tế
nông nghiệp được chú trọng đầu tư. Bước đầu chú trọng công tác quy hoạch phát
triển nơng nghiệp vành đai quanh thị xã, đã hình thành các vùng chuyên canh tập
trung rau màu, hoa, cây cảnh, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị
trên một đơn vị diện tích canh tác.
2.2.3.1. Nơng nghiệp: Sản xuất nơng nghiệp có bước tiến bộ đáng kể, thực
hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng, tạo ra một khối lượng
sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và nguyên liệu chế biến trên địa bàn.
a. Trồng trọt: tính đến năm 2016, tổng diện tích gieo trồng là 1.013,5 ha, trong
đó diện tích trồng cây lương thực là 706 ha, chiếm 69,7% diện tích gieo trồng.
Nhờ áp dụng các kỹ thuật thâm canh tiên tiến, sử dụng các giống cây trồng
có năng suất chất lượng cao nên hiệu quả kinh tế không ngừng tăng. Năm 2016,
tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 3.300 tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 2.874
tấn. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 145 kg/năm.
Một số mơ hình sản xuất lúa giống tại chỗ, trồng rau màu, hoa cây cảnh
được hình thành. Bước đầu đã xây dựng vùng sản xuất cây rau màu tập trung tại
HTX Tích Tường - xã Hải Lệ với diện tích 1 ha. Các trang trại tổng hợp hoạt
động có hiệu quả, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nông
thôn. Công tác bảo vệ thực vật và công tác khuyến nơng được quan tâm, hoạt
động có chiều sâu theo hướng bền vững góp phần tăng năng suất và chất lượng
sản phẩm các loại cây trồng.
b. Chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi tiếp tục được chú trọng đầu tư nên chiếm tỷ trọng ngày
càng cao trong ngành sản xuất nông nghiệp, từ 35,2% năm 20010 đã tăng lên
39,4% năm 2016. Mạng lưới thú y cơ sở được tăng cường, công tác tiêm phịng
đạt tỷ lệ khá. Kiểm sốt giết mổ đã đi vào hoạt động nề nếp và có hiệu quả.
Quy mô về tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì ổn định qua các năm.
Năm 2016 đàn trâu có 1.040 con, đàn bò 845 con, đàn lợn 8.150 con, đàn gia cầm
40.500 con. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn tìm tịi và ni thử nghiệm các con
ni mới có giá trị kinh tế cao như hươu, dê và bước đầu mang lại kết quả tốt.
Các hình thức chăn nuôi lợn tập trung với quy mô từ 50 con trở lên, chăn
nuôi trang trại, sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường
được khuyến khích phát triển.
Nhìn chung chăn ni có bước chuyển biến, nhưng chủ yếu qui mơ cịn nhỏ,
phân tán và cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: đầu ra chưa ổn định, dịch bệnh luôn đe
dọa, ô nhiễm môi trường.v.v…
2.2.3.2. Lâm nghiệp:
Đến năm 2016, tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thị xã là 4.841,9
ha. Trong đó, diện tích rừng phịng hộ là 1.803,5 ha; diện tích rừng sản xuất là
3.038,4. Mặc dù diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn lớn nhưng chủ yếu do các
công ty Lâm nghiệp Triệu Hải quản lý, sản xuất nên người dân chưa có điều kiện
để phát triển kinh tế lâm nghiệp. Hiện nay, đang tiến hành bàn giao 219 ha rừng
của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải cho người dân quản lý và khai
thác. Cơng tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đạt nhiều kết quả. Phong trào
trồng cây bóng mát, bảo vệ mơi trường sinh thái được chú trọng, về cơ bản đã tạo
được vành đai xanh đô thị.
Từ năm 2010-2016 đã tập trung quản lý, khai thác diện tích rừng đến kỳ thu
hoạch và tiến hành trồng lại cây trên diện tích rừng vừa được khai thác. Giá trị
sản xuất Lâm nghịêp năm 2016 là 1.530 triệu đồng, chiếm 4,25% trong tổng giá
trị của ngành Nông - Lâm - Ngư nghịêp.
2.2.3.3. Thủy sản:
Những năm gần đây, ni trồng thuỷ sản đang được chú trọng và khuyến
khích phát triển. Diện tích ni trồng thuỷ sản tính đến năm 2016 là 60,6 ha. Diện
tích ni trồng chủ yếu tận dụng mặt nước sông suối, ao hồ tự nhiên, một số diện
tích được chuyển đổi từ những chân ruộng sản xuất lúa kém hiệu quả và vùng
trũng thấp.
Nhiều mô hình ni trồng thuỷ sản được duy trì và phát triển khá, đặc biệt là
các con ni có giá trị như cá chình lồng, cá lóc, ếch. Với việc đẩy mạnh đầu tư
thâm canh, tăng năng suất và chuyển đổi diện tích trồng lúa khơng hiệu quả cũng
như khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước của các: hồ Phước Mơn, hồ Đập
Đùng thì ni trồng thủy sản có khả năng phát triển mạnh trên địa bàn thị xã
trong những năm tới.
2.2.4. Hệ thống thoát nước, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường:
Một số trục đường trên địa bàn có hệ thống thốt nước thải, nước mưa
nhưng chưa hồn chỉnh. Một số khác chủ yếu thốt nước bằng rãnh khơi hoặc
chảy tự nhiên. Về mùa mưa lũ, hầu hết các trục đường chính của thị xã bị ngập
úng cục bộ. Nước thải sinh hoạt chủ yếu tự thấm vào lịng đất hoặc chảy chung
với cống thốt nước mưa nên gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt và nước ngầm,
ảnh hưởng đến môi trường sống. Sông Thạch Hãn tiêu thoát nước mưa và nước
thải sinh hoạt của thị xã, chất lượng nước sông về mùa hè bị nhiễm mặn. Các ao
hồ khu vực nội thị cũng là nơi tiêu thoát nước và chưa được nối với nhau thành
hệ thống, chất lượng nước bắt đầu bị ô nhiễm. Thị xã Quảng Trị đang khởi động
dự án xây dựng, cải tạo hệ thống cấp nước và xử lý nước thải đơ thị (ODA). Dự
án hồn thành sẽ góp phần quan trọng trong việc thốt nước thải đô thị và đảm
bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn.
2.2.5. Lĩnh vực Văn hóa xã hội.
2.2.5.1. Cơng tác chính sách xã hội:
Hoạt động Đền ơn đáp nghĩa, chăm lo gia đình các đối tượng chính sách
được quan tâm và đi vào chiều sâu. Việc giải quyết các vấn đề xã hội được tập
trung chỉ đạo có hiệu quả. Phong trào đền ơn đáp nghĩa gắn với cuộc vận động
"Tịan dân chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, người có cơng" được tồn dân
hưởng ứng tích cực. Cơng tác tìm kiếm, phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
được thực hiện tốt. Các phong trào: "Giúp nhau làm kinh tế", "Xóa đói giảm
nghèo", "Xố nhà tạm bợ dột nát"; cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" được
nhân dân đồng tình hưởng ứng.
2.2.5.2. Giáo dục và đào tạo:
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục đạt được kết quả khá tồn diện, quy
mơ ngày càng mở rộng, chất lượng dạy và học hàng năm được nâng lên. Chất
lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được chú trọng, số lượng học sinh giỏi các
cấp, học sinh giỏi đạt giải quốc gia ngày càng tăng. Việc giáo dục đạo đức, xây
dựng môi trường lành mạnh được quan tâm đúng mức. Đội ngũ giáo viên, cán bộ
quản lý giáo dục cơ bản đạt chuẩn, đáp ứng nhiệm vụ được giao. Việc huy động
các cháu trong độ tuổi vào nhà trẻ được quan tâm. Đến năm 2016, tỷ lệ cháu huy
động vào nhà trẻ đạt 29,5%, mẫu giáo 94,1%, mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%. Công
tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và phổ cập bậc Trung
học đạt kết quả khá tốt. Công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập
phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học được chú
trọng đầu tư. Phần lớn trường học trên địa bàn kiên cố, cao tầng hố. Cơng tác
xây dựng trường chuẩn quốc gia được chú trọng. Đến nay, thị xã có 2/5 trường
mầm non, 4/5 trường tiểu học, 1/4 trường THCS, 1/3 trường THPT được công
nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1; trong đó có 03 trường tiểu học được cơng
nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Công tác giáo dục hướng nghiệp-dạy nghề
được duy trì có hiệu quả. Sự nghịêp giáo dục - đào tạo thị xã phát triển mạnh,
vững chắc, có một số mặt đi trước so với mặt bằng chung của Tỉnh.
2.2.5.3. Cơng tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng:
Tồn thị xã có 7 cơ sở y tế. Gồm 01 Bệnh viện khu vực, Trung tâm y tế thị
xã; 5 trạm y tế xã, phường, trong đó có 4 trạm đạt chuẩn Quốc gia về Y tế. Đến
nay, 100% nhân viên y tế khu phố, thôn được qua đào tạo nghiệp vụ.
Cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh được quan tâm đầu tư theo hướng
từng bước hiện đại, cơ bản đảm bảo cho yêu cầu của việc khám chữa bệnh. Ngoài
3 trạm y tế phường đã được kiên cố hóa và đạt chuẩn, thị xã đang triển khai xây
dựng mới trạm y tế xã Hải Lệ, phường An Đôn.
Cơ sở vật chất thiết bị y tế ngày càng được trang bị hiện đại đáp ứng nhu cầu
khám, chữa bệnh cho nhân dân. Ngoài mạng lưới y tế cơng lập, các loại dịch vụ y
tế ngồi cơng lập như phịng khám bệnh tư nhân trong các lĩnh vực Y học hiện
đại và Y học cổ truyền, hiệu thuốc... phát triển khá. Đến nay có 8 phịng khám tây
y, 12 cơ sở cá nhân hành nghề y, 7 phòng chẩn trị y học cổ truyền, 5 nhà thuốc,
12 hiệu thuốc.
Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, được triển khai kịp thời và có hiệu
quả. Chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân ngày càng được nâng cao. Cơng
tác y tế dự phịng được triển khai đồng bộ, họat động truyền thông, giáo dục,
giám sát, xử lý dịch bệnh đạt hiệu quả. Việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
được tiến hành thường xuyên. Các chương trình Y tế Quốc gia, phịng chống
bệnh xã hội được chỉ đạo triển khai đúng quy trình, có chất lượng, góp phần bảo
vệ sức khỏe cộng đồng.
2.2.5.4. Khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
a. Khoa học công nghệ:
Nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học-công nghệ được chú trọng. Việc
chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào trong đời sống và sản xuất, nhất là
trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp, CN-TTCN được quan tâm, góp
phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Một
số tiến bộ KHKT đã được đưa vào ứng dụng, đem lại hiệu quả cao, như áp dụng
IPM, ICM, phân bón qua lá, thuốc trừ chuột sinh học, ni lợn theo quy trình an
tồn sinh học; ứng dụng CNTT vào cơng tác quản lý hành chính và hoạt động sự
nghiệp giáo dục, y tế... Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất và chất lượng cuộc sống được
nâng lên.
b. Bảo vệ môi trường
Vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường được quan tâm, bước đầu hạn chế
mức độ gia tăng ơ nhiễm, suy thối; từng bước phục hồi, cải thiện môi trường.
Tuy vậy, khu vực nội thị là nơi có mật độ dân cư rất lớn, chất thải của các cơ sở
chăn nuôi, sản xuất, chế biến... chưa qua xử lý được thải ra môi trường tự nhiên;
ý thức về nếp sống đô thị, vệ sinh môi trường của một bộ phận dân cư còn thấp,
tình trạng vứt rác bừa bãi tại các khu vực cơng cộng cịn phổ biến nên vấn đề mơi
trường ở thị xã rất đáng quan tâm. Hiện nay, thị xã đã đóng cửa bãi cũ, đang xây
dựng và đưa vào sử dụng bãi rác mới ở Hải Lệ.
Hệ thống đường sá chưa hòan chỉnh, lộ giới các phần đường chưa xác định
rõ, chưa có quy hoạch cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật mặt bằng lề đường nên việc xác
định vị trí trồng cây xanh cịn khó khăn, lúng túng. Vì vậy, yếu tố vệ sinh mơi
trường càng quan trọng, cần được ưu tiên đầu tư xây dựng để đảm bảo phát triển
bền vững của thị xã trong tương lai.
2.2.6. Quốc phịng - An ninh:
Cơng tác quốc phịng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được
đảm bảo ổn định. Đã tập trung xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân gắn với
thế trận an ninh nhân dân và cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. Coi
trọng và tập trung xây dựng, huấn luyện lực lượng vũ trang địa phương ngày
càng đi vào chiều sâu, vững chắc. Hoàn thành tốt chỉ tiêu tuyển quân hàng năm;
cơng tác bồi dưỡng kiến thức quốc phịng, an ninh cho các đối tượng đã thực sự
đi vào nền nếp với chất lượng cao hơn. Tổ chức tốt các cuộc diễn tập các cấp và
diễn tập chiến đấu trị an kết hợp phịng, chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn ở các
phường, xã.
Đã chủ động nắm chắc tình hình, triển khai các đợt cao điểm tấn công trấn
áp tội phạm nhằm kìm chế gia tăng tội phạm, bảo vệ an tồn tuyệt đối các sự
kiện chính trị, các lễ hội trọng đại trên địa bàn. Phong trào quần chúng bảo vệ an
ninh Tổ quốc được triển khai tích cực với nhiều mơ hình tiêu biểu. Cơng tác đảm
bảo an tồn giao thơng, trật tự đơ thị, phịng chống tệ nạn xã hội, phòng chống
tội phạm đạt kết quả tốt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
thị xã.
2.2.7. Thu ngân sách
Thu ngân sách trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 53.7 tỷ đồng/năm. Cơ
cấu các khoản thu từ thuế, các loại phí và nguồn thu khác đã từng bước vững
chắc, ổn định hơn và có tốc độ tăng trưởng khá; việc huy động nội lực và tiết
kiệm chi thường xuyên cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu; đầu tư phát triển văn
hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo và phúc lợi xã hội đạt được kết quả đáng
phấn khởi.
Thực hiện tốt cải cách, đổi mới tích cực trong công tác quản lý ngân sách;
đã tăng cường phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho cấp xã đặc biệt
là các khoản thu từ đất đai, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh,...nên đã khuyến khích các
địa phương huy động, tăng cường quản lý, sử dụng tốt hơn nguồn lực tài chính
để thực hiện nhiệm vụ chi của địa phương.
2.2.8. Đánh giá chung
Trong những năm qua, được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, của
tỉnh, đồng thời phát huy truyền thống anh hùng, ý chí tự lực tự cường; Đảng bộ,
quân và dân toàn thị xã Quảng Trị đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử
thách thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ V, đạt những thành tựu
quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tích cực; thu nhập và đời sống của nhân dân được nâng lên. Kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội và dân sinh, diện mạo trung tâm thị xã và bộ mặt nơng thơn
thay đổi đáng kể. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; chất lượng giáo dục đại trà và
mũi nhọn được nâng lên; an sinh xã hội được đảm bảo; tỷ lệ hộ nghèo giảm, hộ
khá giả ngày càng tăng. Thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân
dân ngày càng vững chắc. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thường
xuyên được cũng cố, kiện tồn và trưởng thành về mọi mặc.
Nhìn lại quá trình phấn đấu, mặc dù tiềm năng, thế mạnh của địa phương
trên một số lĩnh vực chưa được phát huy; chất lượng, hiệu quả kinh tế ở một số
lĩnh vực chưa cao; một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra. Nhưng những thành
tựu đạt được là cơ bản, đánh dấu sự trưởng thành trong lãnh đạo của Đảng bộ,
quản lý chính quyền và sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, đã tạo
tiền đề và nền tảng vững chắc cho bước phát triển cao hơn trong những năm
tiếp theo.
2.3. Mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Trị,
tỉnh Quảng Trị theo hướng bền vững
Trong 5 năm đến, dự báo tình hình kinh tế thế giới sẽ cịn gặp nhiều khó
khăn, thách thức; tình hình chính trị trên thế giới và khu vực sẽ cịn nhiều diễn
biến phức tạp, khó lường. Đồng thời cũng là thời kỳ nước ta thực hiện đầy đủ
các cam kết trong cộng đồng ASEAN và của thành viên WTO, hội nhập sâu
rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nước ta sẽ tham gia các hiệp định
thương mại tự do với các quốc gia và các định chế kinh tế lớn, vừa là thời cơ để
phát triển, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Những thành tựu đạt được của
thị xã trong những năm qua, nhất là kết cấu hạ tầng và các dự án động lực, là
tiền đề quan trọng cho sự phát triển cao hơn và bền vững hơn trong thời gian
đến. Tuy nhiên, thị xã còn nhiều vấn đề yêu cầu thực tiễn đặt ra cần được tập
trung giải quyết như: tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu
tư, huy động các nguồn lực cho đầu tư, phát triển; trong khi đó nguồn lực cho
đầu tư phát triển chưa đáp ứng nhu cầu, năng lực đội ngũ cán bộ và chất lượng
nguồn nhân lực còn hạn chế ...đòi hỏi phải nắm bắt thời cơ, nỗ lực phấn đấu
vượt qua những khó khăn, thách thức để xây dựng thị xã Quảng Trị phát triển
nhanh và bền vững.
2.3.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng thị xã Quảng Trị phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội; tạo
chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; giữ gìn được bản sắc văn hố dân tộc; mơi
trường, sinh thái được bảo vệ; quốc phịng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được
giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Đến năm 2022, cơ bản xây dựng thị xã thành trung kinh tế phía nam của tỉnh.
2.3.2. Các giải pháp chủ yếu.
2.3.2.1. Huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển
a. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn xây dựng cơ bản, vốn ngân sách
Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung đầu tư cho
các cơng trình, dự án trọng điểm, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân
dân như các dự án giao thông, thủy lợi, xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Hải
Lệ, các cụm TTCN, chỉnh trang đô thị và xây dựng trường học, cơ sở y tế... Thực
hành tiết kiệm chi ngân sách, chi đúng, chi đủ cho những hạn mục cơng trình đã
được bố trí. Làm tốt cơng tác quản lý, giám sát, chống thất thốt, lãng phí trong
đầu tư xây dựng cơ bản. Lập qui hoạch để làm cơ sở cho việc thực hiện các
chương trình, dự án và chủ động bố trí đầy đủ, kịp thời về vốn, kể cả vốn đối ứng
của địa phương. Thực hiện việc xúc tiến đầu tư, hỗ trợ đầu tư, bố trí vốn chuẩn bị
thực hiện dự án và vốn đối ứng cho từng dự án.
b. Tạo nguồn vốn từ nội lực nền kinh tế
Khai thác tiềm năng, thế mạnh về nguồn thu và tạo nguồn thu mới trên địa
bàn. Thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tạo quỹ đất, tạo thêm nguồn thu.
Huy động sự đóng góp của nhân dân và các thành phần kinh tế để tạo nguồn vốn
đầu tư xây dựng các hạ tầng thiết yếu.
c. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào địa bàn
Thực hiện nghiêm túc các chính sách ưu đãi đầu tư của Trung ương, của
Tỉnh; đồng thời có cơ chế ưu đãi đầu tư trên địa bàn thị xã phù hợp với điều kiện
của địa phương. Xác định các ngành, lĩnh vực, địa bàn được ưu đãi đầu tư; xây
dựng danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư.
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ
của Trung ương, của Tỉnh, vốn trái phiếu Chính phủ; huy động tốt các nguồn vốn
từ các thành phần kinh tế, trong nhân dân; đồng thời tăng cường thu hút các
nguồn vốn nước ngoài như vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI, vốn viện trợ
chính thức ODA.... Đa dạng hóa các hình thức đầu tư (liên doanh, liên kết trong
nước, nước ngoài, 100% vốn nước ngồi, đầu tư theo hình thức BOT, BTO,...).
Rà sốt, sửa đổi, bổ sung các quy định không phù hợp, gây trở ngại trong
việc thu hút đầu tư. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng và thực hiện các chính
sách đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào để triển khai các dự án đầu tư. Đẩy mạnh cải
cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, tạo mơi trường thơng thống, thân
thiện, ổn định để thu hút đầu tư phát triển.
d. Thực hiện xã hội hóa đầu tư
Thu hút các nguồn lực tồn xã hội cho đầu tư phát triển trên địa bàn thị xã.
Vận động, kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, con em của Thị xã Quảng
Trị trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các quỹ từ thiện tham gia đầu tư, hỗ
trợ vốn nhằm tăng thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ mơi
trường, phịng tránh thiên tai trên địa bàn thị xã.
2.3.2.2. Giải pháp quy hoạch
Công tác quy hoạch cần đi trước một bước, tạo cơ sở để xây dựng và triển
khai các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể. Các dự án quy hoạch cần kế thừa,
xử lý, kết hợp tốt các định hướng phát triển ngành, phát triển các vùng nhằm đảm
bảo sự phát triển toàn diện, đồng bộ, hiệu quả, tránh chồng chéo, cục bộ.
Hiện nay, Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội thị xã đến năm 2020, quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, điện lực và các quy hoạch ngành khác
đã được phê duyệt, do vậy trước mắt phải tổ chức công bố và triển khai thực hiện
theo quy hoạch; đồng thời tiếp tục rà soát để điều chỉnh, bổ sung đảm phù hợp
với tình hình thực tế trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
2.3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với việc đẩy mạnh
chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông thôn
Phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh lập đề án, xây dựng chương
trình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới và và hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn gắn với yêu cầu
chuyển đổi ngành nghề trên các địa bàn và chuyển dịch cơ cấu lao động nông
nghiệp-nông thôn. Chú trọng đào tạo nâng cao trình kỹ thuật cho lao động trong
các ngành sản xuất chính như trồng trọt, chăn ni, ni trồng thủy sản, xây
dựng, cơ khí, làng nghề, các ngành nghề có tiềm năng phát triển trên địa bàn.
Quan tâm đào tạo đội ngũ cơng nhân kỹ thuật, đón bắt cung cấp nguồn lao
động cho các khu công nghiệp, các đô thị lớn và xuất khẩu lao động.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng quản lý doanh
nghiệp và cán bộ các HTX nông nghiệp về kiến thức kinh tế, quản lý, quản trị
kinh doanh phù hợp với nhu cầu phát triển.
Phát huy vai trò của Trung tâm dạy nghề thị xã, tăng cường liên kết các
trường Cao đẳng, Đại học để tổ chức mở các lớp đào tạo chuyên môn, kỹ thuật,
tay nghề cho lao động địa phương và cung cấp lao động kỹ thuật cho các địa bàn
trong tỉnh.
Đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác dạy nghề, hướng nghiệp, tập huấn-chuyển
giao kỹ thuật. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các trung tâm, cơ sở
dạy nghề, đào tạo tin học, ngoại ngữ ... góp phần nâng cao hiểu biết, nắm bắt kỹ
thuật, kỹ năng làm việc cho lực lượng lao động trên địa bàn.
2.3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất
và đời sống
Tăng cường sử dụng giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất, chất
lượng cao, chú trọng các giống lúa, các giống rau, đậu thực phẩm, cây công
nghiệp và cây đặc sản phù hợp với từng vùng sinh thái. Đẩy mạnh lai tạo hóa đàn
bị, nạc hóa đàn lợn và các loại gia cầm chất lượng cao. Xây dựng quy trình ni
một số đối tượng thuỷ sản có giá trị để đẩy mạnh ni thuỷ sản theo hướng sản
xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, trong
bảo vệ thực vật; sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
kết hợp hạn chế ô nhiễm môi trường; áp dụng công nghệ sinh học trong bảo quản,
chế biến nông sản sau thu hoạch. Từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại vào
sản xuất nơng nghiệp.
Khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc,
thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các ngành công nghiệp then
chốt như chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản, cơ khí gia cơng - sửa chữa, chế
biến tiểu thủ công nghiệp, xây dựng...
Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội
hoạt động của các cơ quan lãnh đạo, quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã
hội và trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.
2.3.2.5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và
đẩy mạnh cải cách hành chính
a. Củng cố tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính
Sắp xếp, kiện toàn bộ máy nhà nước từ thị đến cơ sở. Cải tiến phương
thức, lề lối làm việc và nâng cao năng lực hoạt động của chính quyền các cấp.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chương
trình kế hoạch của HĐND, UBND các cấp. Xây dựng và thực hiện tốt mối quan
hệ phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
b. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục
hành chính
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, cụ thể, rõ ràng,
minh bạch. Tiến hành rà soát loại bỏ các thủ tục không cần thiết, thực hiện công
khai hóa các thủ tục hành chính. Nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả từ thị xã đến phường, xã theo mơ hình “một cửa” và “một cửa
liên thông”.
Thực hiện phân công, phân cấp, giao quyền chủ động cho các địa phương,
cơ quan chức năng nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực
hiện nhiệm vụ được giao. Tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho các ngành, địa
phương, đồng thời đảm bảo tính thống nhất của hệ thống cơ quan hành chính từ
thị đến cơ sở.
Tăng cường ứng dụng công nghệ tin học trong các dịch vụ hành chính
cơng, trong cơng tác quản lý, điều hành để nâng cao chất lượng công tác.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo về số lượng và năng lực, có
tinh thần trách nhiệm cao, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển của đời sống xã hội.
c. Nâng cao năng lực thi hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức
Thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển dụng cán bộ, công chức; thực hiện tốt
việc phân cấp quản lý cán bộ và tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công chức, lấy phẩm
chất và hiệu quả công việc làm thước đo.
Chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, trọng tâm
là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường; chú trọng bồi dưỡng nâng cao kiến
thức chun mơn, trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ, công chức.
Tăng cường kỷ luật lao động, kỷ cương hành chính. Kiên quyết đưa ra khỏi
bộ máy những cán bộ, công chức quan liêu, tham nhũng, khơng hồn thành
nhiệm vụ, gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân.