Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu dành cho khối 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.11 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÀI LIỆU DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 12 </b>


<b>Bài viết của thầy Nguyễn Đức Hiệp,giáo viên trường Trần Đại Nghĩa,thành phố Hồ Chí Minh. </b>


<b>VÀI LỜI KHUYÊN VỚI HỌC SINH </b>



<b>KHI LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VẬT LÍ 12</b>



<b>I - Tìm hiểu về trắc nghiệm khách quan </b>


Trong bài thi trắc nghiệm khách quan có thể phân chia ra nhiều kiểu câu hỏi khác nhau :
<b>1. Câu ghép đơi (matching items) </b>


Cho hai cột nhóm từ, địi hỏi thí sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở hai cột với nhau sao cho phù hợp
về nội dung.


Ví dụ : Ghép một nội dung ở cột trái tương ứng với một nội dung ở cột phải để được một câu có nội dung
đúng.


1. Dao động cưỡng bức là…
2. Dao động tắt dần là…
3. Dao động điều hoà là…
4. Dao động duy trì là…
5. Dao động tuần hồn là…


a. dao động có biên độ giảm dần theo thời gian


b. dao động xảy ra nhờ được cung cấp năng lượng đúng bằng
phần năng lượng tiêu hao sau mỗi chu kì


c. dao động có biên độ tăng dần đến giá trị cực đại khi tần số


của ngoại lực đúng bằng tần số riêng của hệ


d. dao động xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực tuần hồn
e. dao động khơng chịu ảnh hưởng của ngoại lực


g. dao động có li độ như cũ với vận tốc như cũ sau mỗi chu kì
h. dao động mà li độ biến đổi theo định luật dạng côsin (hoặc
sin) theo thời gian


<b>Đáp án: 1 - d; 2 - a; 3 - h; 4 - b; 5 - g </b>
<b>2. Câu điền khuyết (supply items) </b>


Nêu một mệnh đề có khuyết một bộ phận, thí sinh phải nghĩ ra nội dung (hoặc chọn các cụm từ cho sẵn)
thích hợp để điền vào ơ trống.


Ví dụ : Tìm từ thích hợp cho dưới đây, để điền vào chỗ trống trong câu sau


Hiện tượng sóng khi gặp vật cản thì đi lệch khỏi hướng truyền thẳng và đi …(1)… vật cản gọi là sự …..
sóng.


A. (1) vịng qua; (2) nhiễu xạ
B. (1) ngược hướng ; (2) phản xạ
C. (1) xuyên qua; (2) khúc xạ
D. (1) vòng quanh; (2) giao thoa
Đáp án: A.


<b>3. Câu trả lời ngắn (short answer) </b>


Là câu trắc nghiệm đòi hỏi chỉ trả lời bằng câu rất ngắn.



Ví dụ : Trong dao động điều hoà, thế năng đàn hồi biến đổi tuần hồn với tần số có mối liên hệ thế nào với
tần số của li độ ?


Trả lời: gấp 2 lần.


<b>4. Câu đúng sai (yes/no questions) </b>


Đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là
đúng hay sai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

a) Đúng b) Sai
<b>Trả lời: b) Sai. </b>


<b>5. Câu nhiều lựa chọn (multichoice questions) </b>


Đưa ra một nhận định và 4 hoặc 5 phương án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu vào một phương án
đúng hoặc phương án tốt nhất.


Ví dụ : Một con lắc vật lí dao động với góc lệch nhỏ so với phương thẳng đứng. Điều nào sau đây là đúng ?
A. Tần số tỉ lệ thuận với khối lượng.


B. Con lắc sẽ dao động chậm hơn nếu đưa nó lên cao so với mặt đất.
C. Chu kì tỉ lệ thuận với momen qn tính.


D. Chu kì khơng phụ thuộc kích thước của con lắc.
Trả lời: chọn B.


Chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về kiểu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
<i><b>TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN </b></i>



Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (NLC) có hai phần, phần đầu được gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề,
cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi ; phần sau là các phương án trả lời (được đánh dấu bằng
các chữ cái A, B, C, D). Trong các phương án để chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng ; các phương án
khác được đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” đối với thí sinh. Nếu câu NLC được soạn tốt thì một người
khơng có kiến thức chắc chắn về vấn đề đã nêu sẽ không dễ dàng phân biệt đâu là phương án đúng, đâu là
phương án nhiễu.


Trong khi soạn thảo câu trắc nghiệm, người ta thường cố gắng làm cho các phương án nhiễu đều có vẻ “có
lí” và “hấp dẫn” như phương án đúng. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem câu trắc nghiệm sau đây :


Ví dụ : Kí hiệu các đại lượng : (I) Bước sóng; (II) Tần số; (III) Tốc độ. Một tia sáng đi từ khơng khí vào
nước thì đại lượng nào kể trên của ánh sáng thay đổi ?


A. Chỉ (I) và (II). B. Chỉ (I) và (III).
C. Chỉ (II) và (III). D. Cả (I), (II) và (III).
Chọn B.


Phân tích : Khi truyền từ khơng khí vào trong nước, tần số ánh sáng khơng đổi, cịn tốc độ ánh sáng thay đổi
nên bước sóng của ánh sáng thay đổi. Học sinh khơng đọc kĩ câu dẫn có thể f.hiểu nhầm và chọn phương
án D, vì cho rằng v =


<b>II - Các bí quyết giúp bạn làm nhanh bài thi trắc nghiệm </b>


Để làm tốt một bài thi trắc nghiệm, ngồi kiến thức, học sinh cần có những kĩ năng và kinh nghiệm làm bài
tốt.


Thông thường trong các kì thi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, thời gian quy định cho mỗi câu từ 1 đến 2 phút.
Vì vậy, để nhanh chóng tìm ra đáp án đúng, học sinh (HS) cần nắm vững hai phương pháp sau : phỏng đoán
và loại trừ.



1. Phỏng đoán là dựa vào các kiến thức của mình, HS phân tích, tổng hợp, phán đốn để lựa chọn câu đúng.
Ví dụ 1 : Hai sóng A và B truyền trên cùng một sợi dây như hình vẽ dưới đây :


So với sóng A thì sóng B có


A. tốc độ nhỏ hơn và năng lượng lớn hơn.
B. tốc độ lớn hơn và năng lượng nhỏ hơn.
C. cùng tốc độ và cùng năng lượng.
D. cùng tốc độ và năng lượng lớn hơn.


Nhận xét : Cả hai sóng cùng truyền trên sợi dây nên có cùng tốc độ truyền. Mặt khác do sóng B có biên độ
lớn hơn sóng A, nên có thể phỏng đốn rằng năng lượng của sóng B lớn hơn. Vậy chọn câu D đúng.
2. Loại trừ là bằng cách phân tích, suy luận, loại các câu sai, còn lại câu đúng. Phương pháp này thường
dùng trong các trường hợp như :


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Ví dụ 2 : Một điện áp xoay chiều 25 V, 50 Hz được đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R mắc nối tiếp
với cuộn dây thuần cảm L. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu R bằng 20 V. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn dây
thuần cảm là bao nhiêu ?


A. 5 V B. 10 V C. 15 V D. 20 V


Nhận xét : Đoạn mạch chỉ gồm điện trở R mắc nối tiếp với cuộn dây thuần cảm L. Vì vậy, dựa vào giản đồ
Fre-nen hoặc hệ thức giữa các điện áp : UR2 + UL2 = U2, HS có thể tìm UL bằng cách vận dụng định lí
Pi-ta-go và nhẩm các giá trị UR = 20 V, U = 25 V, sẽ thấy ngay chỉ có giá trị UL = 15 V là phù hợp. Vậy chọn
câu C đúng.


b) Loại trừ câu sai, giữ lại câu đúng mặc dù HS không kịp hiểu hết nội dung câu đúng
Ví dụ 3 : Có thể nhận biết tia hồng ngoại bằng


A. màn huỳnh quang B. máy quang phổ


C. mắt người D. pin nhiệt điện


Nhận xét : Nếu HS hiểu rằng tia hồng ngoại là bức xạ ngoài vùng khả kiến, khơng nhìn thấy trực tiếp bằng
mắt. Vì vậy, sẽ nhanh chóng loại trừ các phương án A, B, C. Vậy chọn câu D đúng, mặc dầu HS chưa hiểu
hết nội dung các phương án A, B, C.


c) Vận dụng óc phán đốn, suy luận (dựa vào đặc điểm của hiện tượng vật lí, tính quy luật, mối quan
hệ giữa các đại lượng …)


Ví dụ 4 : Trong hộp kín X có chứa 2 trong 3 phần tử R, L, C mắc nối tiếp. Biết rằng điện áp giữa hai đầu
hộp X sớm pha hơn dịng điện một góc . Trong hộp X có chứa các phần tử


A. R, L với ZL > R. B. R, C với ZC > R.


C. R, C với ZC < R. D. R, L với ZL R. Vậy, chọn phương án A.
<b>III - Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm vật lí lớp 12 </b>


Học sinh cần biết một số nội dung thường gặp trong các đề thi vật lí :
<b>1. Trắc nghiệm về kiến thức </b>


a) Những khái niệm về các sự vật, hiện tượng và q trình Vật lí


Ví dụ 1 : Chiếu một chùm ánh sáng trắng đi từ khơng khí vào nước, ta quan sát thấy tia đỏ bị lệch ít hơn tia
tím. Như vậy khi cho ánh sáng trắng truyền ngược lại từ nước ra không khí thì kết quả nào sau đây là đúng ?
A. Tia đỏ lệch ít hơn tia tím.


B. Tia đỏ lệch nhiều hơn tia tím.


C. Tia đỏ lệch nhiều hơn hay ít hơn tia tím cịn tuỳ thuộc vào góc tới.
D. Tia đỏ và tia tím ló ra theo các phương song song nhau.



Gợi ý : Dựa vào tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng.
b) Những quy luật định tính, các định luật cơ bản của Vật lí
Ví dụ 2 : Trong hiện tượng quang điện, phát biểu nào sau đây sai ?


A. Để có hiện tượng quang điện đối với mỗi kim loại, ánh 0 giới hạn quang điện  sáng chiếu đến phải có
bước sóng ứng với kim loại đó.


B. Cường độ dịng quang điện bão hòa tỉ lệ với cường độ chùm ánh sáng chiếu đến.


C. Vận tốc ban đầu cực đại của êlectron quang điện phụ thuộc vào cường độ chùm ánh sáng chiếu đến.
D. Vận tốc ban đầu cực đại của êlectron quang điện càng lớn khi cơng thốt của kim loại dùng làm catốt
càng nhỏ.


Chọn C.


Gợi ý : Theo định luật quang điện thứ ba thì vận tốc ban đầu cực đại của êlectron quang điện không phụ
thuộc vào cường độ chùm ánh sáng chiếu đến.


c) Các thuyết vật lí cơ bản


Ví dụ 3 : Thuyết lượng tử ánh sáng khơng giải thích được hiện tượng nào sau đây ?
A. Hiện tượng quang điện ngoài


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

C. Hiện tượng giao thoa ánh sáng
D. Hiện tượng quang điện trong
Chọn C.


Gợi ý : Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ giải thích được dựa vào thuyết sóng ánh sáng.



d) Các đại lượng vật lí : phân biệt và xử lí các đại lượng vơ hướng hay có hướng, phân biệt đơn vị
của các đại lượng vật lí.


Ví dụ 4 : Đơn vị của momen động lượng là


A. kg.m2.rad B. kg.m.s–1 C. kg.m2.s–1 D. kg.m.s–2
Chọn C.


e) Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của vật lí học như phương pháp thực nghiệm, phương pháp
mơ hình


Ví dụ 5 : Có bốn sóng A, B, C, D được mơ tả trên hình vẽ sau :
Sóng nào trên hình có chu kì nhỏ nhất ?


A. Sóng A. B. Sóng B. C. Sóng C. D. Sóng D.
Chọn D.


f) Kiến thức về lịch sử vật lí : nắm được những nét chính của quá trình phát triển của vật lí học từ thời cổ đại
đến nay, một số mốc của các phát minh quan trọng của vật lí học, tiểu sử tóm tắt của các nhà bác học lớn.
Ví dụ 6 : Nhà bác học phát minh ra tia X là


A. Fre-nen. B. Y-âng. C. Héc. D. Rơn-ghen.
<b>2. Trắc nghiệm về kĩ năng </b>


a) Các kĩ năng quan sát : thu lượm thơng tin từ quan sát thực tế, thí nghiệm… bao gồm diễn biến các
hiện tượng theo thời gian và khơng gian, những đặc điểm chính của hiện tượng, so sánh các điểm giống
nhau và khác nhau của các hiện tượng vật lí.


Ví dụ 7 : Một chùm ánh sáng Mặt Trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể
nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng



A. có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vng góc.
B. có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vng góc.


C. có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vng góc.
D. có nhiều màu khi chiếu vng góc và có màu trắng khi chiếu xiên.
Chọn C.


Gợi ý : Khi chiếu ánh sáng trắng vng góc với mặt nước thì tia sáng truyền thẳng và không xảy ra hiện
tượng tán sắc ánh sáng. Khi chiếu xiên, xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng, đồng thời xảy ra hiện tượng tán
sắc ánh sáng.


b) Các kĩ năng xử lí thơng tin từ thực nghiệm : từ các dữ liệu có được từ quan sát, thực nghiệm, HS
đoán nhận các quy luật, định luật vật lí có trong hiện tượng ấy.


Ví dụ 8 : Hình vẽ sau đây mơ tả sợi dây có hai đầu cố định P và Q đang có sóng dừng.


Một học sinh nêu nhận xét về tính chất dao dộng của hai điểm M và N nằm trên dây như sau :
(1). Hai điểm M và N ngược pha nhau.


(2). Hai điểm M và N dao động với cùng chu kì.


(3). Khoảng cách giữa hai điểm M và N bằng bước sóng.
(4). Hai điểm M và N dao động với cùng biên độ.


Các nhận xét đúng là


A. (1), (2) và (4). B. (1), (2) và (3).
C. (1), (3) và (4). D. (1) và (4).



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ví dụ 9 : Tính bước sóng của ánh sáng đơn sắc mà một hạt phơtơn của nó có năng lượng là 2,8.10–19 J ?
Cho h = 6,625.10–34 J.s, c = 3.108 m/s.


m.A. 1,70 B. 710 nm. C. 7,1.10-6 m D. 0,17.10-6 m.
Chọn B.


d) Kĩ năng về đồ thị : bao gồm kĩ năng đọc, vẽ, nhận biết, so sánh các đồ thị khác nhau :


Ví dụ 10: Một chùm sáng đơn sắc chiếu đến một tấm kim loại gây ra hiện tượng quang điện. Giữ cho cường
độ sáng không thay đổi, đồ thị nào sau đây biểu thị đúng mối tương quan giữa số quang êlectron N phát ra
và thời gian chiếu sáng t ?


A. hình 1. B. hình 2. C. hình 3. D. hình 4.
Chọn C.


Gợi ý : Số quang êlectron N bứt ra khỏi kim loại tỉ lệ thuận với thời gian chiếu sáng t.
e) Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế


Ví dụ 11 : Ban đầu một vận động viên trượt băng nghệ thuật hai tay dang rộng đang thực hiện động tác quay
quanh trục thẳng đứng đi qua trọng tâm của người đó. Bỏ qua mọi ma sát ảnh hưởng đến sự quay. Sau đó
vận động viên khép hai tay lại thì vận động viên sẽ quay


A. chậm lại. B. với tốc độ như cũ.


C. nhanh hơn. D. lúc đầu nhanh hơn sau đó chậm lại.
Chọn C.


Gợi ý : Vì tổng momen lực tác dụng lên hệ đối với trục quay bằng 0 nên momen động lượng bảo toàn. Vận
động viên khép hai tay lại thì momen qn tính của vận động viên (đối với trục quay thẳng đứng đi qua khối
tâm) bị giảm đi, kết quả là chuyển động quay sẽ nhanh hơn.



g) Kĩ năng tính tốn


Ví dụ 12 : Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng 400 nm vào catơt của một tế bào quang điện,
được làm bằng Na. m. Vận tốc ban đầu cựcGiới hạn quang điện của Na là 0,50 đại của êlectron quang
điện là


A. 3,28.105 m/s. B. 4,67.105 m/s.
C. 5,45.105 m/s. D. 6,33.105 m/s.
Chọn B.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×