Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Phương pháp tổng quát giải bài tập vật lý THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.01 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Giáo viên Nguyễn Văn Nghị - Trường THPT Thái Phiên </b></i>
vannghithaiphien.wordpress.com


********


<i>Chúc các em ôn thi tốt và làm bài đạt kết quả cao.</i>


Hải
Phịng


<i><b>Khơng có một phương pháp nào đa năng có thể giải được tất cả các dạng </b></i>
<i><b>bài tập vật lý nhưng bài tập vật lý có thể được chia làm 2 loại: </b></i>


<b>Loại 1: Bài tập định tính </b>



Dạng bài này đòi hỏi phải giải quyết 1 vấn đề vật lý hay giải thích 1 hiện tượng vật lý
chỉ bằng lí luận mà khơng dùng tính tốn.


<b>Loại 2: Bài tập định lượng </b>



Dạng bài này đòi hỏi phải tính 1 hay nhiều đại lượng chưa biết. Khi giải dạng bài này
lưu ý một số điểm sau:


<b>1) Đọc đề bài: </b>


Đọc kỹ đề bài để hiểu rõ nội dung bài toán, rồi tóm tắt. Nếu bài tốn khơng có sẵn
hình vẽ thì nếu cần thiết phải căn cứ vào đầu bài để tự vẽ lấy hình, trên hình vẽ đó có thể tự
đặt những ký hiệu cần thiết.


<i><b>*Lưu ý: Phải vẽ hình rõ ràng, chính xác và đầy đủ. </b></i>



<b>2) Phân tích hiện tượng bài tốn (Bước quan trọng nhất): </b>


Phải tìm hiểu hiện tượng cho trong đầu bài xem hiện tượng đó thuộc loại nào, hình
dung hiện tượng đó diễn biến thế nào? Liên hệ hiện tượng đó với các hiện tượng đã học
trong lý thuyết. Nếu ta phân tích được các hiện tượng của bài tốn một cách đúng đắn thì
cơng việc coi như xong một nửa.


<i><b>*Chú ý: Chống khuynh hướng khơng chịu khó phân tích hoặc phân tích khơng kỹ càng các </b></i>


hiện tượng của bài tốn cứ lao vào tính tốn ngay.


<b>3)Vận dụng các định nghĩa, các định luật, các công thức .... để tính tốn các kết quả </b>
<b>bằng chữ: </b>


Sau khi đã nắm vững các hiện tượng của bài toán người học biết được các quy luật của
hiện tượng. Từ đó có thể vận dụng những định nghĩa, dịnh luật, công thức, .... đã học trong
lý thuyết để thiết lập những phương trình cho phép ta tìm những đại lượng hỏi trong đề bài.
Nói chung để cho việc tính tốn đỡ nhầm lẫn trước hết cần viết các phương trình đó với các
đại lượng đã được ký hiệu bằng chữ, rồi giải các phương trình ấy ra kết quả bằng chữ, rồi
sau đó mới thay số.


<b>4)Tính các kết quả bằng số: </b>


Sau khi đã tìm được kết quả cuối cùng bằng chữ, ta thay các đại lượng bằng trị số của
chúng để tính ra các kết quả bằng số.


<i><b>*Chú ý: </b></i>


- Trước khi thay số nhớ đổi trị số của các đại lượng sang hệ đơn vị SI.
- Khi tính kết quả cuối cùng nếu có số lẻ thập phân nhớ cách lấy sai số.



<b>5) Nhận xét giá trị của kết quả: </b>


<i>- Kiểm tra kết quả bằng thứ nguyên của nó. </i>


- Nhận xét xem kết quả có phù hợp với thực tế khơng ..v.v.. ?


</div>

<!--links-->

×