Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Lịch sử văn minh thế giới: Ảnh hưởng của nền văn minh Ai Cập đến các nền văn minh khác trên lĩnh vực chính trị, nghệ thuật và khoa học tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 9 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN MINH AI CẬP ĐẾN CÁC NỀN VĂN MINH
KHÁC TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC TỰ
NHIÊN
Ai Cập cổ đại hay nền văn minh sông Nile có thể nói là một trong những cái nơi
của nền văn minh nhân loại. Những thành tựu của của cư dân Ai Cập cổ đại đã
tác động rất nhiều tới lịch sử nhân loại cũng như các nền văn minh khác. Vì thế,
nhóm hai với chủ đề: Ảnh hưởng của nền văn minh Ai Cập đến các nền văn
minh khác trên lĩnh vực chính trị, nghệ thuật và khoa học tự nhiên, thơng qua
phương pháp phân tích các thành tựu và chỉ ra ý nghĩa cùng ảnh hưởng sẽ làm
rõ hơn chủ đề này.
I. Chính trị.
Dựa theo tín ngưỡng tôn giáo, thần mặt trời Ra là vị thần tối cao nhất. Chính vì
vậy, Pharaon, người trị vì, được coi là con của thần mặt trời Ra. Với hình thức
chính trị là quân chủ chuyên chế cổ đại, Pharaon cũng là người được tơn thờ
như con của thần. Vì vậy, Pharaon khơng chỉ nắm giữ vương quyền mà thậm chí
cả thần quyền, chi phối mọi mặt của đời sống.
Đứng đầu chính quyền của nhà nước chỉ sau nhà vua là tể tướng, người đóng
vai trị là đại diện và quản lý tồn bộ đất đai, quốc khố, các cơng trình xây dựng,
hệ thống pháp luật, và các tài liệu lưu trữ. Ở cấp độ khu vực, đất nước được chia
thành 42 khu vực hành chính gọi là các nome nằm dưới sự cai trị bởi
một nomarch, những người nằm dưới sự giám sát của tể tướng.
 Như vậy có thể thấy, hình thức chính trị của Ai Cập được coi là một tiền
đề để tiến đến hình thức quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
phong kiến, bởi nó tuy vậy, vẫn có những yếu tố như sử dụng, và chiếm
hữu nơ lệ. Vì vậy, đây có thể coi là một thành tựu của thế giới cổ đại khi
là bước đệm để tiến đến thời kì phong kiến với một hình thức chính trị
tiến bộ hơn.

II. Nghệ thuật
1. Điêu khắc và kiến trúc


1


Quần thể kim tự tháp Gyza, kỳ quan vĩ đại nhất mọi thời đại, cùng với tượng
Nhân Sư có thể coi là biểu tượng cho nghệ thuật điêu khắc cùng kiến trúc và kỹ
thuật sử dụng đá của người Ai Cập.
Đây là hai biểu tượng đáng tự hào nhất của con người Ai Cập, hơn cả nó tác
động đến nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc không chỉ của những nền văn minh
cổ đại khác mà còn đến cả chuẩn mực nghệ thuật của xã hội hiện đại.

2


Với những nền văn minh cổ đại khác, điển hình như La Mã, vì sự tinh xảo trong
kĩ thuật điêu khắc đá của người Ai Cập, người La Mã đã phải nhập khẩu vật liệu
xây dựng từ Ai Cập để xây dựng nên các kiến trúc mang phong cách Ai Cập.
Hơn nữa, vì sự ảnh hưởng sâu sắc của tơn giáo đến mọi mặt của đời sống, mà
những cột tháp, những di tích thờ cúng thần thánh cũng được người La Mã
mang đến Rome.

3


Hình ảnh trên là bảo tàng Louvre của Pháp, có thể thấy, kiến trúc cũng như tỉ lệ
của cơng trình trên đã học tập phần nào kim tự tháp Gyza hay các cơng trình
kim tự tháp khác của Ai Cập.

2. Hội họa

Entry into JerusalemGiotto di Bondome

(1267-1337)

Một bức họa Ai Cập cổ đại
Hội họa Ai Cập cổ đại có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về việc thể hiện hai
chiều chân dung con người và không gian. Các nghệ sĩ tuân theo những tiêu
chuẩn được đặt ra và chủ động thể hiện những cảm giác, biểu hiện về thời đại,
thường những biểu hiện này khơng nằm trong cuộc sống bình thường, mà là
một cảm giác độc đáo, riêng biệt về thế giới. Vậy biểu hiện của những tiêu
chuẩn hội họa Ai Cập là gì? Đầu tiên, họ xác định lại thế giới dựa trên cái nhìn 2
chiều sau đó tìm cách thể hiện một cách rõ ràng nhất. Chân dung con người là
sản phẩm của hai cái nhìn khác nhau: chính diện và mặt nghiêng (mặt bên).
Mắt, tai và phần thân trên thường được mô tả trực diện. Trong khi đầu, hông,
chân được mô tả nghiêng. Chúng thường được thể hiện đối xứng. Một nhóm các
chân dung thường được làm ngang bằng với một nhóm chân dung khác để tạo
4


nên một hình ảnh đối xứng. Đặc điểm này chính là tiền thân của nghệ thuật
khảm Byzantine và bích họa châu Âu thế kỷ 14-15. Nghệ sĩ Ai Cập thường chia
bề mặt tác phẩm ra thành các dải khác nhau và dàn cảnh trên nó. Các đường ở
giữa các dải được coi là đường chính với các chân dung thể hiện trên nó. Nếu
phần chân nằm trên đường này thì có nghĩa là nó ở xa hơn trên phần nền. Đây
chính là cách các nghệ sĩ Ai Cập thể hiện chiều sâu của không gian.
 Như vậy, lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc cũng như hội họa của người Ai
Cập tác động không nhỏ đến giai đoạn lịch sử sau này. Để lại vô vàn kiến
thức cũng như nền tảng cho con người sau này học hỏi theo, như tỉ lệ
vàng của kim tự tháp, nghệ thuật điêu khắc tượng Nhân Sư, hay những
cách thức lột tả chân thực trong tranh vẽ và những tiêu chuẩn nghiêm
ngặt sau này trong cách thể hiện một bức tranh.


III.Khoa học tự nhiên
1. Thiên văn học
Lịch dân sự (hay tiền thân của Lịch Gregory) được tạo ra vào khoảng đầu hoặc
trước thời kì Cổ Vương Quốc, dừa trên các quan sát chòm sao Sirius xuất hiện
trên bầu trời tương ứng với số trận lũ lụt trung bình của sơng Nile trong suốt
thiên niên kỷ thứ 5 và thứ 4 TCN. Lịch này chia năm thành ba mùa xoay quanh
chu kỳ nông nghiệp - Mùa lũ, Mùa gieo hạt và Mùa hè. Mỗi mùa có bốn tháng.
Các tháng của Ai Cập được chia thành ba khoảng thời gian, mỗi khoảng là 10
ngày, được gọi là thập. Hai ngày cuối cùng của mỗi thập kỷ được coi là ngày lễ
và người Ai Cập không phải đi làm việc. Do đó, tổng cộng là 360 ngày trong một
năm. Năm ngày được thêm vào cuối mỗi năm, như vậy là 365 ngày trong một
năm, gần giống như lịch Gregory được sử dụng ở hầu hết các nơi trên thế giới
ngày nay. Năm ngày được thêm vào là để kỷ niệm ngày sinh của năm vị thần theo
thứ tự: Osiris, Horus, Seth, Isis và Nephthys, trong những ngày này người Ai Cập
khơng phải đi làm việc. Khơng có ngày nhuận trong lịch Ai Cập cổ đại.
Ảnh hưởng:
- Lịch Ptolemaic: Sau cuộc chinh phục Đế chế Ba Tư của Alexander Đại
đế, triều đại Macedonian Ptolemaic thống trị Ai Cập, tiếp tục sử dụng loại
lịch này của Ai Cập với một cái tên Hy Lạp. Vào năm 238 TCN. Nghị
định Canopus của Ptolemy III ra lệnh rằng mỗi 4 năm kết hợp xen kẽ
ngày thứ 6 nhằm tôn vinh ông và vợ là những vị thần như những đứa con
của thần Nut. Sự thay đổi này đã bị các tư tế và người dân Ai Cập phản
đối và bác bỏ.
5


- Lịch La Mã (Lịch Coplic, Lịch Alexandria): Loại lịch được sử dụng bởi
Giáo hội Chính thống Coptic dựa trên Lịch Ai Cập cổ đại. Năm 25 TCN,
Hoàng đế La Mã Augustus đã áp đặt Nghị định Canopus trở thành lịch
chính thức của Ai Cập.

- Lịch Julian: Dựa trên lịch của người Ai Cập, lịch Alexandria, với sự trợ
giúp của các nhà toán học và nhà thiên văn học Hy Lạp tạo ra Lịch Julius
mỗi năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng, và ngày nhuận được
thêm vào tháng Hai sau mỗi 4 năm. Vì thế năm Julius trung bình dài
365,25 ngày.
Sau này dần được sử đổi trở thành Lịch Gregory chúng ta sử dụng ngày nay.

2. Toán học:
Những ghi chép sớm nhất về hình học đến từ Ai Cập, cũng như các chuyên gia
hình học được gọi là “arpedonapti”. Arpedonapti sử dụng những sợi dây thừng
để tính tốn diện tích đất sau đó truyền lại phép tồn này cho người Hy Lạp.
Người Ai Cập cũng đã tìm ra các cách hiệu quả để thực hiện các phép nhận và
chia. Trong khi chúng ta có nhiều cách khác nhau để thực hiện các phép tính
tương tự, người Ai Cập đã sử dụng một phương pháp khác là nhân đôi số, một
kỹ thuật mà chúng ta vẫn sử dụng trong điện tốn hiện đại. Người Ai Cập cũng
tìm ra các phân số cơ bản, hầu hết chúng có số 1 ở tử số và các phân số phức tạp
hơn (như 4/7) phải được biểu diễn bằng cách cộng phân số đơn vị.
Tính tốn thời gian: Người Ai Cập là những người đầu tiên chia chu kỳ ngàyđêm thành 24 tiếng (giờ), một quy ước mà sau này được cải tiến bởi những nhà
thiên văn học người Hy Lạp như Ptolemy và Happarchus, họ lại chia theo hệ lục
thập phân (lấy 60 làm cơ số), và đó là lúc các giây xuất hiện. Trước tiên bạn có
thể chia một giờ thành 60 phần, kết quả là tạo ra một phút, tiếp tục chia lần thứ
hai (second time), chúng ta có 1/60 của một phút (cũng là vì sao một giây có tên
gọi là second).
3. Y tế
Người Ai Cập cổ đại – không phải người Hy Lạp cổ đại – mới là cha đẻ đích
thực của ngành y học, theo như một nghiên cứu quay về nguồn gốc của nó ít
nhất một thiên niên kỷ trước.
Các nhà khoa học sau khi khảo cứu các tài liệu có niên đại 3.500 năm cho biết
họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy khởi đầu y học không phải Hippocrates
(460TCN-370TCN) và người Hy Lạp mà ở Ai Cập cổ đại và những người như

6


Imhotep (2667TCN – 2648TCN), người thiết kế các kim tự tháp ở Saqqara và
sau này được phong thần, trở thành vị thần của y học và chữa trị.
Nhóm nghiên cứu từ Trung tâm y sinh học Ai Cập KNH tại Đại học Manchester
đã phát hiện ra bằng chứng có trong giấy cói được viết vào khoảng năm
1.500TCN - khoảng 1.000 năm trước khi Hippocrates ra đời. Tiến sĩ Jackie
Campbell cho biết: "Các học giả cổ điển luôn coi người Hy Lạp cổ đại, đặc biệt
là Hippocrates là cha đẻ của y học nhưng những phát hiện của chúng tôi cho
thấy rằng người Ai Cập cổ đại đã chế tạo dược phẩm và thực hành y học một
cách đáng tin cậy từ rất sớm. Khi chúng tôi so sánh các phương thuốc cổ xưa
với các phác đồ và tiêu chuẩn dược phẩm hiện đại, chúng tôi thấy các đơn thuốc
trong các tài liệu cổ không chỉ so với các chế phẩm dược phẩm ngày nay mà
còn với nhiều phương thuốc khác còn giá trị trị liệu."
Các tài liệu y khoa, lần đầu tiên được phát hiện vào giữa thế kỷ 19, cho thấy các
bác sĩ Ai Cập cổ đại đã điều trị vết thương bằng mật ong, nhựa cây và khoáng
chất hiện được biết là có tác dụng kháng khuẩn. Nhóm nghiên cứu cũng phát
hiện ra các đơn thuốc nhuận tràng của dầu thầu dầu, colocynth (một loại dưa
đắng), quả sung và cám. Các tài liệu khác cho thấy đau bụng được điều trị bằng
cây hyoscyamus (cây phỉ ốc tư), vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, thì là và
rau mùi được sử dụng để làm giảm chứng đầy hơi. Họ đã sử dụng cần tây và
nghệ tây với bệnh thấp khớp, hiện là chủ đề của nghiên cứu dược phẩm và lựu
được sử dụng để diệt trừ sán dây, một phương thuốc vẫn còn được sử dụng
trong y học lâm sàng cho đến nửa thế kỷ trước.
"Nhiều phương thuốc cổ xưa mà chúng tôi phát hiện đã tồn tại đến thế kỷ 20 và
một số vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay, mặc dù thành phần của chúng
hiện được sản xuất tổng hợp", tiến sĩ Campbell nói.
Với sự phát hiện Văn bản giấy cói Edwin Smith - một trong những tác phẩm y
học cổ nhất, cũng là một trong những tác phẩm y học xuất sắc nhất thời Ai Cập

cổ đại, tác giả là Imhotep. Được viết vào khoảng năm 1600 TCN. Trong tác
phẩm này, ông đã thể hiện sự tiến bộ của mình so với những người cùng thời:
Những lý thuyết y học không hề chứa đựng một phương pháp tâm linh nào. Ở
trong đó xuất hiện hình ảnh một bác sĩ khâu một vết thương. Đó chính là phẫu
thuật, một trong những đóng góp lớn nhất của người Ai Cập cổ đại đối với y
học thế giới.
Mặc dù cịn những mê tín với việc thực hiện nghi lễ âm linh trừ bỏ một số bệnh
tật nhưng những thành tựu của nền y học Ai Cập cổ đại rất được tôn trọng bởi
các vị vua và quý tộc của nhiều quốc gia khác nhau, người Hy Lạp cũng đặc
biệt ngưỡng mộ nghề y của người Ai Cập. Các bác sĩ nổi tiếng sau này của
Rome và Hy Lạp - như Galen và Hippocrates đã nghiên cứu các văn bản và biểu
tượng của Ai Cập và truyền lại các kinh nghiệm cho đến ngày nay. Người Ai
7


Cập đã giới thiệu một hệ thống y học và dược lý có ảnh hưởng cho đến ngày
nay mà trong tất cả những người Ai Cập cổ đại, chính Imhotep là người được
coi là cha đẻ của ngành y.

IV. Kết luận
Như vậy, có thể kết luận rằng các thành tựu về nghệ thuật, khoa học tự nhiên,
chính trị của Ai Cập cổ đại là vơ cùng to lớn, nó đóng góp vào sự phát triển của
nhân loại trong mọi giai đoạn lịch sử.

V. Danh mục tài liệu tham khảo
8


/> />%C4%91%E1%BA%A1i
/> /> /> />

9



×