Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

sáng kiến kinh nghiệm sinh học (sk25)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.83 KB, 41 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT ..............

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 12
VỚI VẤN ĐỀ TỔNG ÔN TẬP
CHO HỌC SINH TRƯỚC KHI ĐI THI

Tác giả: ................
Trình độ chun mơn: Cử nhân Sinh học
Chức vụ:Tổ phó chun mơn
Nơi cơng tác:Trường THPT ..............

.............., ngày 17 tháng 04 năm 2017
1


MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN

1. Tên sáng kiến: Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 12 với vấn đề
tổng ôn tập cho học sinh trước khi đi thi.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Sinh học.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 20 tháng 8 năm 2016 đến ngày 20 tháng 3 năm 2017.
4. Tác giả:
Họ và tên: .................
Năm sinh: 1983.
Nơi thường trú:.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sinh học – KTNN.
Chức vụ công tác: Tổ phó chun mơn.
Nơi làm việc: Trường THPT ...............


Điện thoại:
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:100%.
5. Đồng tác giả (không).
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị:Trường THPT ...............
Địa chỉ:.
Điện thoại:

2


BÁO CÁO SÁNG KIẾN:
Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 12 với vấn đề tổng ôn tập cho học sinh
trước khi đi thi.
I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Thực hiện chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
từ năm học 2014 – 2015 Sở giáo dục và Đào tạo Nam Định đã chỉ đạoviệc đổi
mới chương trình giáo dục định hướng nội dung sang chương trình định hướng
năng lực tới từng cơ sở giáo dục trong tỉnh. Trên tinh thần chỉ đạo của các cấp,
Ban giám hiệu trường trung học phổ thông .............. đã phổ biến tới từng giáo
viên và yêu cầu triển khai thực hiện thay đổi dạy học và nhất là phương diện
kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy và học thì việc viết sáng kiến kinh nghiệm
và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm là vấn đề đã được quan tâm chỉ đạo vì nó gắn
với thực tiễn giảng dạy của giáo viên.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một vinh dự rất lớn song cũng là nhiệm vụ rất
quan trọng đối với mỗi tổ chuyên môn trong hoạt động giáo dục đầu mạnh của
nhà trường vàcủa mỗi giáo viên trong việc khẳng định chuyên môn của bản thân
với đồng nghiệp.Việc bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ là một thông số để ban giám
hiệu nhà trường và tổ nhóm chuyên mơn đánh giá về giáo viên đó bên cạnh cơng
tác giảng dạy hàng ngày. Thành tích của mỗi đội tuyển học sinh giỏi có đóng

góp lớn vào thành tích chung của nhà trường. Khi đứng trước yêu cầu Đổi mới
giáo dục như ngày nay thì địi hỏi mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên bồi dưỡng
học sinh giỏi phải tích cực đầu tư nghiên cứu, thay đổi phương pháp dạy học để
đáp ứng yêu cầu đó và đạt được kết quả bồi dưỡng cao nhất cho bộ mơn của
mình để đóng góp cho thành tích chung của nhà trường.
Với môn Sinh học, trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi môn Sinh họclớp 12
nhiều năm qua của tỉnh Nam Định, nội dung thi chủ yếu gồm 2 phần là:
+ Phần V: Di truyền học.
+ Phần VI: Tiến hóa.
Trong đó, phần Di truyền học chiếm phần lớn số điểm trong cả trắc
nghiệm và tự luận chiếm khoảng 14 tới 15 điểm, phần Tiến hóa chiếm 4 tới 5
điểm theo thang điểm 20. Vì vậy, khi giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏimuốn
học sinh làm tốt bài thi gồm 2 phần tự luận và trắc nghiệmthì việc rà sốt lựa
chọn học sinh, tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn tập là cần thiết và theo
tơi thì bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học chia làm 3 giai đoạn cơ bản như sau:
+Chọn học sinh giỏi cho đội tuyển.
+Bồi dưỡng học sinh đội tuyển theo lịch dạy của nhà trường.
3


+Tổng ôn tập cho học sinh trong giai đoạn trước khi thi.
Bản thân tôi đã được nhà trường phân công giảng dạy nhiều năm với kết
quả khả quan và đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 12 năm
học 2016 – 2017, thì theo tơi trong 3 giai đoạn cơ bản của bồi dưỡng học sinh
giỏi thì giai đoạn thứ 3 đặc biệt quan trọng, nên tôi thu thập các nội dung để viết
báo cáo sáng kiến kinh nghiệm“Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 12 với vấn
đề tổng ôn tập cho học sinh trước khi đi thi”
II. Mô tả giải pháp:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Công tác giảng dạy cho học sinh thi học sinh giỏi là vấn đề khác biệt rất

nhiều so với công tác giảng dạy hàng ngày trên lớp. Việc giảng dạy trên lớp luôn
được học tập và đã có các loại sách hướng dẫn tham gia cùng, đã được học bằng
các tài liệu chính khóa của nhà nước với các mục tiêu của giáo dục đã đề ra. Với
giáo viên được phân công bước vào giảng dạy học sinh giỏi sau khi đã giảng dạy
trên lớp thì vấn đề hồn tồn mới lạ, khác biệt và cả những lo lắng, khó nghĩ khi
các vấn đề mình tiếp cận đã khác trước, vấn đề là bài dạy học sinh giỏi thì các
nội dung học tập các em học sinh đã được học trên lớp rồi. Vấn đề khác nữa đó
là sẽ lấy tiêu chí gì đề lựa chọn học sinh. Giáo viên sẽ giảng dạy cho các học
sinh đó như thế nào, ơn tập cho học sinh như thế nào để học sinh có thể đạt
được nội dung cơ bản của môn học và các nội dung nâng cao học sinh cần đạt
được thì đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi thì ln là điều khó khăn
khơng chỉ với giáo viên lần đầu dạy bồi dưỡng học sinh giỏi mà với mọi giáo
viên tham gia bồi dưỡng, các câu hỏi thường trực được đặt ra mà khơng có lời
giải đáp thực sự phù hợp vì quan điểm của mỗi giáo viên là khác nhau, cách tiếp
cận của học sinh mỗi khóa học cũng khác nhau.
Khi các vấn đề trên của giáo viên được đặt ra thì cũng là lúc giáo viên đã
được giao nhiệm vụ cần lập 1 kế hoạch chi tiết cho việc dạyvàhọc cho công tác
của giáo viên và học sinh trong 1 năm học song song với việc dạy trên lớp và
luôn phải suy nghĩ, giảng dạy và gắn kết các nội dung cơ bản nhưng là thứ cốt
lõi trong các bài học cho học sinh khi giảng dạy trên lớp để tạo ra mối liên kết
tổng quan nhất.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Trong năm học 2016 – 2017 nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của
việc bồi dưỡng học sinh giỏi các năm trước của tôi, đồng thời cũng là quá trình
suy nghĩ và đúc rút các vấn đề mà học sinh của tôi bồi dưỡng đã đạt được hiệu
quả trong các năm tôi giảng dạy, tôi đã thưc hiện các giai đoạn như sau:
4


2.1. Chọn học sinh giỏi cho đội tuyển:

Vấn đề lớn nhất của việc lựa chọn học sinh giỏi là câu hỏi lựa chọn đối
tượng với tiêu chí như thế nào cho phù hợp?
Khi câu hỏi được đặt ra thì sẽ phải tìm cách trả lời và theo bộ mơn sinh
của tơi thì với các tiêu chí sau:
+ Học sinh đó có khả năng viết văn: ít nhất phải viết văn khá.
+ Học sinh đó phải có khả năng tư duy tự nhiên nhất là mơn hóa học và
mơn tốn đã được xác định.
+ Học sinh đó phải có ý định thi khối B: Tốn, Hóa, Sinh hoặc các tổ hợp
mơn học có mơn Sinh học như mấy năm gần đây.
Với tiêu chí trên, tơi đã tìm cách lựa chọn học sinh qua một số chỉ tiêu mà
tôi đã đặt ra. Tôi thường là chọn học sinh vào cuối năm lớp 11, với tiêu chí thứ 2
thường khơng có vì học sinh ln cho mơn Sinh là mơn phụ vì thế khơng theo
đội tuyển mơn Sinh học. Vì thế, tơi thường sẽ lên các lớp xin giảng qua mội số
nội dung ngắn và rất căn bản sau đó kiểm tra học sinh, thấy phù hợp thì sẽ lựa
chọn học sinh đó.
2.2. Bồi dưỡng học sinh giỏi theo các chuyên đề và theo thời gian bố trí của
nhà trường:
Sau khi đã lựa chọn được học sinh, thì tiến hành giảng dạy các học sinh
đội tuyển theo các chuyên đề và với sinh học 12 thì gồm:
-Phần V: Di truyền học.
+Cơ chế di truyền và biến dị.
+Các quy luật di truyền.
+Di truyền quần thể.
+Ứng dụng di truyền và chon giống.
+Di truyền học người.
-PHần VI: Tiến hóa.
+Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.
+Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất.
Thông thường với các chuyên đề trên thì giáo viên sẽ phải bổ sung
ngay 4 bài của sinh học lớp 10 trước khi giảng dạy các nội dung lớp 12

là:
+ Bài 5: Prơtin.
+ Bài 6: Axitnuclêic.
+ Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.
+ Bài 19: Giảm phân.

5


Trong giai đoạn 2, quá trình này giảng dạy thường là sẽ giảng dạy hết các
chuyên đề thì thường rơi vào cuối tháng 2,vì vậy việc tổng ơn tập sẽ cịn khoảng
4 tuần cho các nội dung ơn tập tổng thể trước khi đi thi.
2.3. Tổng ôn tập cho học sinh trước khi thi:
Trong thời gian này, giáo viên là người xây dựng kế hoạch và kế hoạch đó được
nối rõ với học sinh để học sinh thực hiện theo các vấn đề đặt ra.
a. Lập kế hoạch cho học sinh ôn tập.
Việc lập kế hoạch ôn tập, đây là việc cần thiết cho học sinh có thể rà sốt lại các
nội dung và ôn tập theo các nội dung đặt ra trong thời lượng nhà trường bố trí ơn
tập và giáo viên có thể xin phép việc học trong các buổi chiều mà học sinh đó
khơng phải học chiều theo lich của nhà trường.
Việc lập kế hoạch cho học sinh ơn tập cũng là q trình tổng kết rút gọn
cô đọng các vấn đề của giáo viên dành cho việc ơn tập và các dự kiến có thể xảy
ra cho học sinh ôn tập thi học sinh giỏi. Khi đã lập kế hoạch thì cả giáo viên và
học sinh cùng thực hiện và thực hiện nghiêm túc kế hoạch và có thể bổ sung cho
kế hoạch đó.
Tơi xin đưa ra một khung kế hoạch ôn tập như sau:
Giáo viên trực
Buổi
Nội dung ôn tập
tiếp kiểm tra phát

vấn học sinh
Buổi 1
Cơ chế di truyền và biến dị.
Buổi 2
Các quy luật di truyền.
Buổi 3
Các quy luật di truyền.
Buổi 4
Di truyền quần thể.
Buổi 5
Ứng dụng di truyền và chon giống.
Buổi 6
Di truyền học người.
Buổi 7
Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.
Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái
Buổi 8
đất.
Buổi 9
Tổng ôn tập
Buổi 10
Tổng ôn tập
b.Cho học sinh ôn tập và thực hiện phát vấn với học sinh trong các buổi ôn
tập.
Khi đã cho học sinh ơn tập theo kế hoạch thì giáo viên cần phải có các câu hỏi
phát vấn ngắn cho mỗi vấn đề và tôi lập ra các câu hỏi ngắn cho từng chuyên đề

6



theo thứ tự các câu hỏi ngắn, yêu cầu bám sát nội dung, học sinh trả lời phải
nhanh và chính xác.
Mục đích của việc đặt các câu hỏi phát vấn là nhằm tăng khả năng tư duy của
học sinh và khả năng ghi nhớ lại các vấn đề mà học sinh đã ơn tập vì thế vần đề
phát vấn học sinh là yêu cầu cần có và cũng đặc biệt quan trọng đối với bộ môn
Sinh học khi yêu cầu các câu trắc nghiệm có cả lí thuyết.
Khi thực hiện việc ơn tập phát vấn với học sinh có thể thực hiện:
+ Phát vấn trực tiếp với từng học sinh một về các vấn đề đã nêu.
+ Phát vấn với tất cả các học sinh theo kiểu thảo luận và tự nhận xét
hoặc là có bổ sung cho mỗi câu hỏi của các học sinh khác.
Việc phát vấn với học sinh thì giáo viên cần có kế. hoạch và báo trước cho
học sinh đó hoặc tất cả học sinh để học sinh có sự chuẩn bị bài. Kiểm tra kiểu
phát vấn có thể là lí thuyết có thể là các bài tập ngắn, có những cách vận dụng
làm bài ngắn nhất, hiệu quả nhất.
Sau đây tôi xin đưa ra các câu hỏi phát vấn ngắn về lí thuyết theo bài cho
học sinh trong chương trình sinh học 12 thi học sinh giỏi
Bài 1:Gen, mã di truyền và quá trình nhân đơi ADN
- Gen là gì ?
- Cấu trúc chung của một gen gồm những thành phần nào?
- Để phân biệt gen cấu trúc và gen điều hoà người ta dựa vào yếu tố nào?
- Mã di truyền có mấy đặc điểm? đặc điểm nào thể hiện tính phổ biến của
mã di truyền?
- Bộ ba nào của mã di truyền không thể hiện tính thối hố?
- Q trình nhân đơi ADN theo nguyên tắc nào?
- Các bước trong quá trình nhân đơi ADN? Khi nhân đơi ADN thì vai trị
của enzim ARNpolimeraza là gì ?
- Bộ ba mở đầu là bộ ba nào ? Mã hóa cho axit amin nào ở sinh vật nhân
thực ? nhân sơ ?
- Mạch có chiều nào bị tổng hợp một cách gián đoạn ?
Bài 2:Phiên mã và dịch mã

- Phiên mã là gì? Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào có đúng
khơng? Vì sao?
- Q trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ có mấy enzim tham gia? Tên enzim
đó?
- Quá trình phiên mã gồm mấy bước? theo em thì bước nào có vai trị quyết
định trong q trình đó?
- Dịch mã là gì? Người ta nói dịch mã chỉ xảy ra trong tế bào chất có đúng
khơng? Vì sao?
7


- Dịch mã ở sinh vật nhân sơ khác ở sinh vật nhân thực như thế nào?
- Các bước trong quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ là gì ? tại sao chuỗi
poliriboxom có vai trị quan trọng?
- Enzim ADN polimeraza chỉ có thể bổ sung nu vào vị trí nào ?
Bài 3:Điều hồ hoạt động của gen
- Điều hồ hoạt động của gen là gì?
- Tại sao điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực lại rất phức tạp?
- Khi đột biến xảy ra ở vùng O của một operon thì sẽ có hậu quả như thế
nào?
- Trong một operon thì khi phiên mã tạo ra mấy mARN? Tại sao có thể tạo
ra như thế ?
Bài 4: Đột biến gen
- Đột biến gen là gì?
- Thể đột biến là gì?
- Một đột biến có thể phụ thuộc vào những yếu tố nào? Kể tên các yếu tố
đó?
- Cơ chế của đột biến gen do nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên
ngoài?
- Sự biểu hiện của đột biến gen? thế nào là đột biến gen trội?

- Vai trò của đột biến gen? khi người ta nói đột biến gen tạo nên các locut
gen mới có đúng khơng vì sao ?
- Đột biến giao tử là gì?
- Tại sao đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu của tiến hóa?
- Tại sao có trường hợp đột biến điểm đã xảy ra nhưng cấu trúc của phân tử
pr không thay đổi?
- Đột biến dịch khung là gì?
- Đột biến thiếu máu hồng cầu hình liềm thuộc dạng nào của đột biến gen?
- Đột biến gen phát sinh phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc của nhiễm sắc thể
- Nhiễm sắc thể có ở nhóm sinh vật nào?
- Bộ nhiễm sắc thể của loài được đặc trưng bởi yếu tố nào?
- Vai trò của vùng đầu mút và tâm động nhiễm sắc thể là gì?
- Khi đầu mút nhiễm sắc thể có vấn đề thì điều gì sẽ xảy ra cho nhiễm sắc
thể?
- Nhiễm sắc thể được cấu tạo bởi những thành phần cơ bản nào?
- Nêu đặc trưng của các mức độ cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể?
- Có mấy dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Thực chất của đột biến cấu
trúc nhiễm sắc thể?
- Hậu quả của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và vai trò của
chúng?
8


- Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thì dạng đột biến nào là dễ
hình thành lồi mới nhất? vì sao?
- Hiện tượng nhảy van ở chuột do đột biến nào gây ra?
- Tại sao đột biến mấtđoạn thường gây chết đối với thể đột biến?
Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì ?

- Đột biến lệch bội là gì ?
- Ngun nhân và có những cơ chế nào gây nên đột biến lệch bội?
- Đột biến lệch bội có thể hình thành lồi mới khơng?
- Hậu quả của đột biến lệch bội là gì ?
- Đột biến đa bội có những dạng nào? Đột biến đa bội cùng nguồn có thể
hình thành lồi mới khơng ?
- Vai trò của đột biến đa bội?
- Phát sinh thể đa bội trong nguyên phân xảy ra vào giai đoạn nào?
- Tại sao thể đa bội lẻ thường khơng có khả năng sinh sản hữu tính?
- Di truyền học hiện đại ngày nay phân loại biến dị thành mấy dạng . đó là
những dạng nào?
- Để phân biệt trứng tằm nở ra tằm đực hoặc cái người ta đã sử dụng
phương pháp nào?
Bài 8, 9: Quy luật Men Đen
- Các bước cơ bản quả quy luật nghiên cứu di truyền học của Men Đen?
- Các nội dung của học thuyết khoa học của Men Đen là gì?
- Phương pháp lai phân tích là gì?
- Lơ cút là gì?
- Các điều kiện nghiệm đúng của quy luật Men Đen?
- Các quy tắc nhân xác suất trong ứng dụng quy luật Men Đen và các
nguyên tắc làm bài quy luật Men Đen cho một bài quần thể và một bài di truyền
học người?
- Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li độc lập của Men Đen?
- Vận dụng được một số bài tập nâng cao nhanh và chính xác.
Bài 10: Tương tác gen và tính đa hiệu của gen
- Tương tác gen là gì? Thực chất của tương tác gen?
- Có mấy dạng tương tác gen? kể tên các dạng đó?
- Thực chất khi làm bài tập về tương tác gen?
- Gen đa hiệu là gì? Biến dị tương quan là gì?
Bài 11: Di truyền liên kết và hốn vị gen

- Số nhóm liên kết quả lồi được tính như thế nào?
- Khi di truyền liên kết hoàn toàn xảy ra thì sẽ có ý nghĩa như nào?
- Cách tính tần số hoán vị gen theo tế bào hoán vị? theo phép lai phân tích
sẽ tính như thế nào?
- Cho các kết luận khi hoán vị gen hai bên, 1 bên, dị đều, di chéo?
9


- Cách tính các bài tốn hốn vị gen cơ bản theo giao tử, theo kiểu gen,
kiểu hình?
- Thế nào là nhóm gen liên kết?
- Cơ sở tế bào học của hiện tượng hốn vị gen là gì ?
- Bản đồ di truyền có ý nghĩa gì?
- Người ta có thể dùng phép lai nào để xác định khoảng cách giữa 2 gen?
Bài 12: Di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân
- Nêu được các đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính XX và XY
- Nêu được cơ chế xác định giới tính bằng nhiễm sắc thể giới tính?
- Hiểu được đặc điểm các nội dung về di truyền trên X và trên Y
- Vận dụng được ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính
Bài 13: Ảnh hưởng của mơi trường đến sự biểu hiện tính trạng
- Mối quan hệ giữa kiểu gen mơi trường và kiểu hình?
- Mức phản ứng là gì? Đặc điểm của mức phản ứng? tính trạng số lượng,
chất lượng là gì? Mức phản ứng rộng và hẹp là gì?
- Thường biến là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của thường biến?
- Khi một giống muốn thay đổi mức phản ứng thì cần làm gì?
- Kiểu hình là gì?
- Bản chất thực sự của sự mềm dẻo kiểu hình là gì?
Bài 16, 17: Cấu trúc di truyền quần thể
- Quần thể là gì? Quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối?
- Vốn gen là gì?

- Khi muốn tạo dịng thuần người ta sử dụng phương pháp nào?
- Tại sao khi giao phối gần hoặc tự thụ phấn dễ gây ra hiện tượng thối hóa
ở thực vật và qi thai ở động vật?
- Đặc điểm chung của quần thể tự phối? vai trị của quần thể tự phối? tại
sao nói khi tự thụ phấn thì khơng có ý nghĩa với các dòng thuần?
- Đặc điểm của quần thể giao phối ngẫu nhiên? Trạng thái cân bằng di
truyền quần thể tuân theo phương trình nào?
- Đặc điểm chung quần thể ngẫu phối và quần thể tự phối?
- Khi một đột biến gen lặn xuất hiện trong 2 loại quần thể thì loại quần thể
nào sẽ xuất hiện thể đột biến trước? vì sao?
- Các cách tính tốn cho một bài tập quần thể cơ bản theo các dạng toán?
Viết các cách tính cơ bản đó?
- Luật hơn nhân và gia đình cấm người có quan hệ từ ba đời trở xuống kết
hơn với nhau vì sao?
- Ý nghĩa thực tiễn và lí luận của định luật Hacdi- Vanbec
- Khi quần thể một gen có nhiều alen thì trạng thái cịn duy trì khơng? Có
thể tính tốn với quần thể 1 gen có 3 alen khơng? Nêu cách tính?
Bài 18: Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp
10


- Các bước cơ bản của chọn giống vật nuôi là gì?
- Ưu thế lai là gì? Các phương pháp tạo ưu thế lai? Có dùng con lai ưu thế
làm giống không ? tại sao?
- Giả thuyết về ưu thế lai?
- Tại sao trước khi tạo ưu thế lai phảI tiến hành cho tự thụ phấn hoặc giao
phối cận huyết?
- Khi muốn củng cố một số tính trạng nào đó người ta sử dụng phương
pháp nào?
Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

- Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến gồm mấy bước? kể
tên các bước đó.
- Đặc điểm của các tác nhân gây đột biến?
- Khi muốn vượt năng suất trần người ta làm như thế nào?
- Các nhà khoa học việt nam đã tạo giống dâu tằm tứ bội bằng phương pháp
nào?
- Khi muốn kiểm tra một gen nào đó người ta thường sử dụng phương pháp
nào?
- Cơng nghệ tế bào là gì?
- Ni cấy hạt phấn có đặc điểm như thế nào? Kết quả của nuôi cấy hạt
phấn?
- Lai tế bào sinh dưỡng gồm mấy bước? kết quả của nó?
- Cơng nghệ cấy truyền phơi và nhân bản vơ tính có đặc điểm chung là gì?
- Khi cấy truyền phơi thì các con sinh ra có đặc điểm gì?
- Tế bào trần là tế bào?
- Ưu điểm lớn nhất của cơng nghệ lai tế bào là gì?
- Tại sao trong nhân bản vơ tính người ta phải sử dụng tế bào trứng đã loại
bỏ nhân ?
- Cây lưỡng bội được ni từ hạt phấn có đặc điểm gì?
Bài 20: Cơng nghệ gen
- Cơng nghệ gen là gì?
- ADNN tái tổ hợp là gì?
- Thể truyền là gì? Những loại thể truyền cơ bản nào?
- Đặc điểm chung của một thể truyền? tại sao phải có thể truyền đã đánh
dấu?
- Enzim nối là?
- Enzim cắt là enzim?
- Thế nào là phương pháp biến nạp?
- Thế nào là phương pháp tải nạp
- Mục tiêu cơ bản nhất của công nghệ gen là gì?

- Kết quả của cơng nghệ gen?
Bài 21: Di truyền y học
11


- Bệnh di truyền phân tử là gì?
- Nguyên nhân chính của bệnh di truyền phân tử?
- Đặc điểm cơ bản của bệnh hồng cầu lưỡi liềm và bệnh pheninalanin?
- Hội chứng bệnh là gì?
- Ung thư là gì? Phân loại ung thư? Hai phương thức nghiên cứu cơ bản về
ung thư?
- Ung thư có phải bệnh di truyền khơng ? vì sao?
Bài 22: Bảo vệ vốn gen của lồi người và vấn đề dân số
- Các hoạt động bỏ vệ vốn gen của loài người?
- Liệu pháp gen? các cách làm biến đổi gen?
- Di truyền học với HIV?
- Thế nào là sinh vật biến đổi gen?
- Con người có thể làm biến đổi gen của một sinh vật theo mấy cách? Kể
tên các cách đó.
Bằng chứng và cơ chế tiến hoá
- Các bằng chứng tiến hoá ? kể tên?
- Cơ quan tương đơng? Cơ quan thối hố? Cơ quan tương tự? cho ví dụ
minh hoạ?
- Cơ quan tương đồng phản ánh kết quả gì?
- Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng
gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay có chung nội dung gì?
- Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử sẽ giải thích vấn đề gì?
- Theo Đac Uyn thì chọn lọc tự nhiên? Biến dị cá thể? Biến dị xác định?
Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi? Thực chất của chọn lọc tự nhiên là
gì?

- Phân li tính trạng là gì?
- Tiến hố nhỏ là gì? Quy trình và kết quả của tiến hố nhỏ?
- Tiến hố lớn là gì? Phương phaops nghiên cứu?
- Nguồn nguyên liệu sơ cấp và thứ cấp của tiến hố là gì? Vì sao giao phối
khơng là nhân tố tiến hoá nhưng lại là một nhân tố quan trọng trong q trình
tiến hố của lồi?
- Kể tên các nhân tố tiến hoá? Nhân tố nào làm nghèo vốn gen của lồi?
- Nhân tố tiến hố nào có thể làm giàu vốn gen?
- Nhân tố nào là nhân tố tiến hố có hướng?
- Giao phối được xem là nguồn ngun liệu thứ cấp của tiến hố vì sao?
- Theo sinh học hiện đại thì tác động của chọn lọc tự nhiên là gì? Thực chất
chọn lọc tự nhiên? Các hình thức chọn lọc tự nhiên?
- Theo sinh học hiện đại thì dịng gen là gì? Biến động di truyền là gì?
- Q trình hình thành đặc điểm thích nghi chịu sự tác động của những
nhân tố nào? Tại sao chọn lọc tự nhiên lại là nhân tố quyết định trong q trình
hình thành đặc điểm thích nghi ?
12


- Khi tiếp xúc với các tác nhân đột biến thì đột biến mới xảy ra là đúng hay
sai? Tại sao?
- Tại sao thích nghi kiểu hình cịn gọi là thích nghi sinh thái?
- Tại sao trong quần thể lại đa hình về kiểu gen?
- Tại sao các loại thuốc kháng sinh không nên dùng quá lâu?
- Tại sao mỗi đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lí tương đối?
- Lồi là gì? Thực chất q trình hình thành loài?
- Các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài than thuộc? kể tên các tiêu chuẩn đó?
- Các cơ chế cách li trước hợp tử? kể tên các cơ chế đó?
- Vai trị của cách li địa lí trong q trình hình thành lồi?
- Đối tượng hình thành lồi bằng cách li địa lí?

- Đối tượng của hình thành lồi bằng cách li tập tính và sinh thái?
- Khi cách li bằng các đột biến lớn để hình thành lồi mới thì có cần yếu tố
địa lí khơng? Vi sao?
- Chiều hướng tiến hố của sinh giới là gì? Trong các chiều hướng tiến hố
thì chiều hướng nào là cơ bản nhất? vì sao trong q trình tiến hố vẫn tồn tại
những lồi có tổ chức thấp bên cạnh các lồi có tổ chức cao hơn?
Q trình phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
- Có mấy giai đoạn tiến hố?
- Tiến hốn hố học đã có chịu tác động của chọn lọc tự nhiên chưa?
- Vì sao nói ARN có trước ADN?
- Hố thạch là gì? Vai trị của hoá thạch với tiến hoá?
- Các phương pháp nghiên cứu về hoá thạch?
- Để phân chia thời gian thành các kỉ, đại người ta căn cứ vào các yếu tố
nào? Tại sao căn cứ vào yếu tố đó?
- Đặc điểm cơ bản của mỗi kỉ, đại về sinh vât?
- Sinh vật nhân sơ cổ tìm thấy trong đại nào?
- Sinh vật nhân thực cổ tìm thấy trong đại nào?
- Sinh vật lên cạn vào kỉ nào?
- Trình tự các kỉ trong đại cổ sinh?
- Phát sinh chim, thú thuộc kỉ nào?
- Phát sinh loài người, linh trưởng? thực vật có hoa thuộc kỉ nào?
- Sự phồn thịnh cuả thực vật hạt trần và bò sát khổng lồ thuộc kỉ nào ?
- Lồi người có thể biến đổi thành lồi nào khác khơng? Vì sao?
- Các giả thuyết về phát sinh loài người ?
Khi học sinh được phát vấn riêng thì có thể phát vấn tổng thể theo kiểu ai
nhanh trả lời trước, sau đó phát vấn khơng theo lộ trình trên nữa mà phát vấn bất
kì các nội dung để học sinh càng phản ứng nhanh với việc trả lời trắc nghiệm lí
thuyết nhanh. Với các bài tập ngắn, bài tập lí thuyết cũng cần học sinh làm
nhanh hơn nữa thì giáo viên cần lồng ghép thật nhanh các nội dung và giáo viên
cũng cần chuẩn bị các nội dung kĩ lưỡng hơn.

13


c.Cho học sinh kiểm tra thử theo các đề để kiểm tra khả năng thích ứng với
việc ơn tập của học sinh.
Thơng thường khi cho học sinh ơn tập thì phải có các đề kiểm tra để đánh giá
mức độ tiếp thu và khả năng viết bài cũng như nhận biết các điểm yếu và mạnh
của học sinh trong quá trình làm bài.
Trong giai đoạn ơn tập này thơng thường tơi cho học sinh ơn tập thì cho kểm tra
và kiểm tra theo đúng thời gian học sinh làm bài thi và các bài thi theo đúng tinh
thần thi học sinh giỏi gồm 2 bài thi là: bài thi trắc nghiệm và bài thi tự luận.
Tôi đã thực hiện cho học sinh tham gia với các bài kiểm tra từ các nội dung cơ
bản và các câu hỏi nâng cao. Trong q trình làm đề thì giáo viên ln lựa chọn
các câu hỏi phù hợp và tập trung vào các vấn đề còn thiếu, còn yếu của học
sinh. Việc ra đề cho học sinh làm giáo viên cần có thêm các câu hỏi mang tính tư
duy cao, các câu hỏi đột phá của học sinh và các câu mang tính tính tốn có tính
hệ thống, phân bố các câu hỏi đảm bảo đúng các cấp độ của một bài kiểm tra
đánh giá năng lực học sinh.
Việc kiểm tra đánh giá cũng cần có các nội dung phù hợp với các giai đoạn ơn
tập theo kế hoạch của giáo viên, ví dụ khi đang ôn tập phần các quy luật di
truyền thì giáo viên khơng nên tập trung q nhiều về tiến hóa.
Khi kiểm tra đánh giá cũng là kiểm tra khả năng viết và trình bày một vấn đề
của học sinh. Học sinh làm bài cần có kĩ năng viết, khả năng xử lí các thơng tin
nhanh và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất cho một vấn đề. Ví dụ, khi trả
lời câu so sánh thì cần xây dựng tiêu chí giống nhau và khác nhau, trong tiêu chí
khác nhau thì cần có các yếu tố nào cấu thành? Khi trả lời câu hỏi về mặt ứng
dụng thì nên hiểu trước các khái niệm, quy trình của cơng nghệ nào đó thì việc
trả lời ứng dụng được nêu ra.
Khi xác định được rõ các mục tiêu cho việc kiểm tra đánh giá thử thì tơi bắt tay
vào việc xây dựng đề kiểm tra thử cho học sinh.

Sau đây tôi xây dựng 2 đề kiểm tra thử học sinh và có đáp án đi kèm trong tổng
số 10 đề tơi thường chuẩn bị cho học sinh trước kì thi và mỗi năm lại tiếp tục đổi
mới cho phù hợp với tính bao qt và đổi mới của bộ mơn.

14


Đề số 1.
SỞ GD VÀ ĐT NAM ĐỊNH
ĐỀ KIỂM TRA HSG SINH HỌC
TRƯỜNG THPT ..............
MÔN: SINH HỌC 12
Trắc nghiệm 1
NĂM HỌC 2016- 2017
Câu 1: Một nhóm tế bào sinh tinh với 2 cặp gen dị hợp cùng nằm trên một cặp
NST thường qua vùng chín để thực hiện giảm phân. Trong số 1600 tinh trùng
tạo ra có 128 tinh trùng được xác định là có gen bị hốn vị. Cho rằng khơng có
đột biến xảy ra, về mặt lý thuyết thì trong số tế bào thực hiện giảm phân thì số tế
bào sinh tinh khơng xảy ra sự hốn vị gen là:
A. 272.
B. 384.
C. 368.
D. 336.
Câu 2: Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 3 và Bb nằm trên cặp
NST số 5. Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBb giảm phân, cặp NST số 3
khơng phân li ở kì sau trong giảm phân I nhưng cặp số 5 vẫn phân li bình
thường. Tế bào trên có thể sinh ra những loại giao tử nào?
A. AaBb hoặc O.
B. AaB hoặc Aab.
C. Aa hoặc AB hoặc B hoặc b.D. AaB hoặc Aab hoặc B hoặc b.

Câu 3: Gen B có chiều dài 4080 A0 và có tích loại nu Timin với Xytơzin bằng
5,25%. Một đột biến điểm xảy ra làm gen B biến đổi thành b và số liên kết hiđrô
của gen đột biến (b) = 2761. Nếu cặp gen Bb đồng thời nhân đôi 3 lần liên tiếp
thì số nu mỗi loại mơi trường nội bào cần cung cấp là:
A. A=T= 5047; G=X= 11753.
B. A=T= 11760 ; G=X= 5047.
C. A=T= 11753; G=X= 5047.
D. A=T= 5047 ; G=X= 11670.
Câu 4: Trình tự các gen trên NST ở 4 nịi thuộc một lồi được kí hiệu bằng các
chữ cái như sau:
(1): ABGEDCHI (2): BGEDCHIA (3): ABCDEGHI (4): BGHCDEIA.
Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ
nòi trước đó. Trình tự xuất hiện các nịi là
A. 1→2→4→3
B. 3→1→2→4
C. 2→4→3→1
D. 2→1→3→4
Câu 5: Xét 4 gen của một loài: gen I có 2 alen nằm trên NST thường ; gen II có
3 alen và gen III có 2 alen cùng nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với
Y; gen IV có 2 alen nằm trên Y ở đoạn không tương đồng với X. Các gen liên
kết không hoàn toàn, số kiểu gen và số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong
quần thể là
A. 99 kiểu gen và 2.268 kiểu giao phối.B. 57 kiểu gen và 756 kiểu giao phối.
15


C. 57 kiểu gen và 540 kiểu giao phối.D. 99 kiểu gen và 4.752 kiểu giao phối.
Câu 6:Ở một loài thực vật, A qui định quả tròn, a qui định quả dài; B qui định
quả ngọt, b qui định quả chua; D qui định quả màu đỏ, d qui định quả màu vàng.
Trong một phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen: Aa


BD
BD
x Aa
. Cho biết hốn
bd
bd

vị chỉ xảy ra ở 1 bên và tỉ lệ quả dài, ngọt, đỏ ở đời con chiếm 16,875% thì tần
số hốn vị giữa 2 gen là:
A. 30%
B. 15%
C. 40%
D. 20%
Câu 7: Cho phép lai P.

AB
DdXEXe
ab

x

Ab
DdXeY. Biết rằng có hốn vị gen ở
aB

cả 2 giới, mỗi gen qui định một tính trạng và các gen trội hồn tồn. Nếu khơng
xét về giới tính thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là:
A. 120 loại kiểu gen, 32 loại kiểu hình. B. 108 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
C. 120 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.D. 108 loại kiểu gen, 32 loại kiểu hình.

Câu 8: Ở một lồi thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a
quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hồn tồn so với alen b quy
định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả
vàng; alen E quy định quả trịn trội hồn tồn so với alen e quy định quả dài.
Tính theo lí thuyết, phép lai (P)

AB de
AB DE
x
trong trường hợp giảm phân
ab DE
ab de

bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị
gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e có tần số 40%,
cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả đỏ, dài chiếm tỉ lệ:
A.13,94%
B. 5,76%
C. 9,44 %
D. 1,44%
Câu 9: Ở một loài thực vật, A quy định quả ngọt là trội hoàn toàn so với a quy
định quả chua; alen B quy định chín sớm là trội hoàn toàn so với b quy định chín
muộn. Hai cặp gen quy định tính trạng liên kết khơng hồn tồn trên cặp NST
thường. Cho P: ♂

AB
Ab
x♀
. Biết rằng có 60% số tế bào sinh tinh và 20% số
ab

aB

tế bào sinh trứng gia giảm phân có xảy ra hốn vị gen, khơng xảy ra đột biến.
Theo lý thuyết thì kiểu hình quả ngọt, chín muộn ở F1 chiếm tỉ lệ:
A. 15,75%
B. 9,25%
C. 23,25%.
D. 21,5%
Câu 10: Quan hệ trội, lặn của các alen ở mỗi gen như sau: gen I có 2 alen gồm:
A1=A2> A3 ; gen II có 4 alen gồm: B1>B2>B3>B4; gen III có 5 alen gồm:
C1=C2=C3=C4>C5. Gen I và II cùng nằm trên một cặp NST thường, gen III
nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y. Số kiểu gen và kiểu hình
nhiều nhất có thể có trong quần thể với 3 locus nói trên:
16


A. 1.560 KG và 88 KH
B. 560 KG và 88 KH
C. 1.560 KG và 176 KH
D. 560 KG và 176 KH
Câu 11:Ở một lồi thực vật, có 2 màu hoa được ghi nhận gồm đỏ và trắng, các
phân tích di truyền cho thấy khi lai hai giống dị hợp về các locus chi phối tính
trạng thì đời sau thu được 43,75% số cây hoa trắng, còn lại là hoa đỏ. Nếu cho
cây hoa đỏ F1 lần lượt giao phấn với cây hoa trắng thì trong số các tỷ lệ dưới đây
(l ì. 9 đỏ: 7 trắng (2). 1 đỏ: 3 trắng
(3). 1 đỏ: 1 trẳng
(4). 3 đỏ: 1 trắng (5). 3 đỏ: 5 trắng
(6). 5 đỏ: 3 trắng
(7). 13 đỏ: 3 trắng (8). 7 đỏ: 1 trắng
(9). 7 đỏ: 9 trắng

Về mặt lý thuyết, các tỷ lệ có thể xuất hiện ở đời con:
A. Chỉ (2); (3)
B. (1); (3); (5); (7) và (9)
C. (2); (3); (5)
D. (1); (4); (6); (7); (8)
Câu 12: Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về các cặp tính
trạng tương phản F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F 1 lai
với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4
cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân
thấp, hoa vàng, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa
vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả
dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mọi q trình sinh học diễn ra
bình thường. Có bao nhiêu nhận xét dưới đây là đúng?
(1) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời
con là 0,0025.
(2) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa.
(3) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F2 là 0,05.
(4) Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có
xảy ra hốn vị gen.
(5) Cặp gen quy định tính trạng chiều cao di truyền độc lập với hai cặp gen quy
định màu sắc và hình dạng quả.
(6) Tần số hoán vị gen 20%.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 13: Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào cho sang tế
bào nhận là vì
A.nếu khơng có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ khơng vào được tế bào nhận.
B.nếu khơng có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân

lên và phân li đồng đều về các tế bào con khi tế bào phân chia.
C.nếu khơng có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong
tế bào nhận.
17


D.nếu khơng có thể truyền thì gen sẽ khơng thể tạo ra sản phẩm trong tế bào
nhận.
Câu 14: Xét 1 gen có 2 alen, q trình ngẫu phối đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau
trong quần thể. Cho rằng khơng có đột biến xảy ra, quần thể và gen nói trên có
đặc điểm gì?
(1)Quần thể tứ bội, gen nằm trên NST thường.
(2)Quần thể tam bội, gen nằm trên NST thường.
(3)Quần thể lưỡng bội, gen nằm trên NST thường.
(4)Quần thể lưỡng bội, gen nằm trên NST X và khơng có alen tương ứng trên
NST Y.
(5)Quần thể lưỡng bội, gen nằm trên NST Y và khơng có alen tương ứng trên
NST X. Các phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 15: Ở mèo, gen qui định màu sắc lông nằm trên NST X. A qui định lơng
hung trội hồn tồn so với a qui định lông đen; kiểu gen kiểu gen dị hợp cho
kiểu hình mèo tam thể. Biết khơng xảy ra đột biến, số đáp án đúng khi nói về sự
di truyền màu lông tam thể ở mèo là:
(1)cả ba loại kiểu hình xuất hiện ở hai giới với tỉ lệ giống nhau
(2) cả ba loại kiểu hình xuất hiện ở hai giới với tỉ lệ khác nhau
(3)ở mèo đực chỉ xuất hiện hai loại kiểu hình
(4) xác suất xuất hiện kiểu hình lơng hung ở mèo đực ln cao hơn ở mèo cái

A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 16: Đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra bệnh xơ nang ở
người, Một đứa trẻ được chuẩn đốn mắc bệnh, nhưng cha mẹ của mình hồn
tồn khỏe mạnh. Trong các nhận định sau số đáp án đúng về bệnh trên là
(1) Những đứa con sau này của cặp vợ chồng trên có thể bị bệnh với xác suất là 1/4.
(2) Trong tế bào da của đứa con trai bị bệnh của cặp vợ chồng trên có chứa hai
alen lặn về gen qui định bệnh xơ nang.
(3) Trong tế bào da của đứa con gái bị bệnh của cặp vợ chồng trên có chứa hai
alen lặn về gen qui định bệnh xơ nang.
(4) Con trai dễ mắc bệnh xơ nang hơn (so với con gái).
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 17: Lôcut A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen.
Tiến hành ba phép lai
- Phép lai 1: đỏ x đỏ thu F1: 75% đỏ, 25% nâu.
- Phép lai 2: vàng x trắng thu
F1: 100% vàng.
18


- Phép lai 3: nâu x vàng thu F1: 25% trắng, 50% nâu, 25% vàng.
Từ kết quả trên có thể rút ra kết luận về sự di truyền của gen qui định màu sắc
trong trường hợp này là:
A. gen qui định màu sắc trội khơng hồn tồn.
B. gen qui định màu sắc di truyền đa hiệu.

C. gen qui định màu sắc di truyền phân li.
D. gen qui định màu sắc di truyền đa alen.
Câu 18: Trong phép lai một cặp tính trạng người ta thu được tỉ lệ kiểu hình ở
con lai là 135 cây hoa tím : 45 cây hoa vàng : 45 cây hoa đỏ và 15 cây hoa trắng.
Qui luật di truyền nào sau đây đã chi phối tính trạng màu hoa nói trên?
A. Tác động gen kiểu bổ trợ.
B. Tác động gen kiểu át chế.
C. Qui luật hoán vị gen.
D. Định luật phân li độc lập.
Câu 19: Một gen có 2 alen nằm trên NST giới tính X ở đoạn khơng tương đồng
với Y, alen lặn quy định tính trạng bệnh, alen trội quy định tính trạng bình
thường. Tỷ lệ người bị bệnh trong quần thể người là 0,0208. Hai người bình
thường khơng có quan hệ họ hàng kêt hôn với nhau, cho răng quần thể có sự
cân bằng di truyền về tính trạng trên . Xác suất để sinh con bị bệnh của cặp vợ
chồng trên là
A. 1,92%.
B. 1,84%.
C. 0,96%.
D. 0,92%.
Câu 20: Ở một loài thực vật lưỡng bội: gen (A) quy định hoa đơn trội hoàn toàn
so với alen (a) quy định hoa kép; gen (B) quy định cánh hoa dài trội hoàn toàn
so với alen (b) quy định cánh hoa ngắn. Biết rằng 2 gen quy định 2 tính trạng
trên cùng nhóm gen liên kết và cách nhau 20cM. Mọi diễn biến trong giảm phân
và thụ tinh đều bình thường. Phép lai P: (đơn,dài) x (kép,ngắn) thu F1: 100%
đơn,dài. Đem F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho các nhận kết luận sau:
(1) F1 có kiểu gen AB//ab chiếm tỉ lệ 32%
(2) F2 gồm 16 tổ hợp giao tử bằng nhau.
(3) F2 gồm 4 kiểu hình: 66%A-B-:9%A-bb:9%aaB-:16%aabb.
(4) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở F2 chiếm 34%.
(5) Khi lai phân tích F1 thì đời con (Fa) gồm 40% cây kép, ngắn.

Số kết luận đúng:
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 21: Ý nghĩa về mặt lý luận của định luật Hacđi - Vanbec là
A. từ cấu trúc di truyền của quần thể xác định được tần số tương đối của các
alen.
B. giải thích được vì sao quần thể là đơn vị tiến hóa của lồi trong tự nhiên.
19


C. giải thích được tính ổn định trong thời gian dài của các quần thể trong tự
nhiên.
D. dự đoán được xác suất bắt gặp một thể đột biến nào đó trong quần thể.
Câu 22: Ở một quần thể ngẫu phối, xét 3 locut gen sau: Locut gen I có 3 alen
(quan hệ các alen: a1>a2=a3) nằm trên cặp NST thường số 1; Locut gen II có 5
alen (quan hệ các alen: b1>b2=b3=b4>b5) và Locut gen III có 4 alen (quan hệ
các alen: d1=d2>d3>d4) cùng nằm trên cặp NST thường số 3. Trong trường hợp
không xảy ra đột biến.
Cho các nhận định sau:
(1) số kiểu gen tối đa trong quần thể trên là 1260.
(2) Quần thể trên sẽ cho tối đa 60 loại giao tử ở các locut gen trên.
(3) Xuất hiện 160 loại kiểu hình trong quần thể.
(4) Xuất hiện 6000 loại kiểu giao phối trong quần thể.
Số nhận định đúng:
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.

Câu 23: Cho các trường hợp sau:
(1) Thể đồng hợp lặn. (2) Thể dị hợp. (3) Gen lặn trên vùng không tương đồng
của NST X ở giới dị giao tử.
(4) Gen lặn trên NST X ở giới đồng giao tử.
(5) Thể đơn bội.
(6) Thể tam nhiễm.
(7) Thể 1 nhiễm.
(8) Thể khuyết nhiễm.
Số trường hợp gen lặn biểu hiện thành kiểu hình là:
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 24: Cho các dữ kiện sau:
(1) enzim ligaza nối các đoạn exon;
(2) mạch gốc của gen làm nhiệm vụ phiên mã;
(3) enzim rectrictaza cắt các đoạn intron ra khỏi exon;
(4) ARN polimeraza lắp ráp nucleotit bổ sung vào đầu 3/-OH ở mạch gốc của
gen;
(5) ARN tổng hợp được đến đâu thì hai mạch của gen đóng xoắn lại đến đó.
Số dữ kiện xảy ra trong quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 25: Quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của 1 lồi cây xảy ra theo sơ
đồ sau:
Chất có màu trắng A  sắc tố xanh B  sắc tố đỏ.
Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A qui định.
Alen a khơng có khả năng tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành

sắc tố đỏ cần có enzim B qui định enzim có chức năng, cũn alen b khụng tạo
20


được enzim có chức năng. Gen A,B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa
xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F1.
Sau đó cho F1 tự thụ phấn tạo ra cõy F2. Cho tất cả các cây hoa màu xanh F2
giao phấn với nhau được F3. Cho các kêt luận sau:
(1)Tính trạng màu sắc hoa bị chi phối bởi quy luật tương tác bổ sung hoặc át chế.
(2)F2 phân li theo tỉ lệ kiểu hình 9 đỏ: 3 xanh: 4 trắng.
(3)F3 phân li theo tỉ lệ 3 xanh : 1 trắng
(4)F3 thu được tỉ lệ cây hoa trắng là 1/9
(5) F3 thu được tỉ lệ cây hoa xanh thuần chủng trên tổng số cây hoa xanh là : 1/2
(6) F2 có kiểu gen aaBB cho kiểu hình hoa đỏ . Số kết luận đúng là:
A.5.
B.4.
C.3.
D.2.
Câu 26:Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt gồm hai alen nằm trên vùng không
tương đồng của NST X. Alen quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen quy
định mắt trắng. Cho các ruồi giấm F1giao phối ngẫu nhiên với nhau, F2 phân li
theo tỉ lệ 2 ruồi giấm cái mắt đỏ :1 ruồi giấm đực mắt đỏ: 1 ruồi giấm đực, mắt
trắng. Cho các ruồi giấm F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Theo lý thuyết, tỉ lệ
kiểu hình thu được ở F3 là
A. 5 ruồi mắt đỏ : 3 ruồi mắt trắng
B. 3 ruồi mắt đỏ : 13 ruồi mắt trắng
C. 9 ruồi mắt đỏ : 7 ruồi mắt trắng
D. 13 ruồi mắt đỏ : 3 ruồi mắt trắng
Câu 27: Cho sơ đồ phảhệ sau:


BệnhPđượcquyđịnhbởigentrội (P)nằm NST thường;bệnhQđượcquyđịnhbởigen
lặn
(q)nằmtrênnhiễmsắcthểgiớitínhX,khơngcóalentươngứngtrênY.Biếtrằngkhơngcóđộ
tbiến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệtrên
sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả hai bệnh P, Q là
A.6,25%.
B.3,125%.
C.12,5%.
D.25%.
Câu 28: Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locus gồm 3 alen:
C (cánh đen)> cg ( cánh xám) > c (cánh trắng). Trong đợt điều tra một quần
thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta xác định được tần số alen sau: C= 0,5;
cg = 0,4; c = 0,1. Quần thể này tuân theo định luật Hacdy- Vanbeg. Quần thể
này có tỉ lệ KHlà:
21


A. 75% cánh đen: 24% cánh xám: 1% cánh trắng.
B. 75% cánh đen : 15% cánh xám : 10% cánh trắng.
C. 25% cánh đen : 50% cánh xám : 25% cánh trắng.
D. 74% cánh đen : 25% cánh xám : 1% cánh trắng.
Câu 29: Alen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrơ bị đột biến thành
alen a. Khi cặp gen Aa tự nhân đôi nhân đôi hai lần, môi trường nội bào đã cung
cấp 1089 nuclêôtit loại ađênin và 1611 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã
xảy ra với alen A là
A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X
B.mất một cặp A - T.
C.thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T
D. mất một cặp G - X.
Câu 30: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định

thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả
vàng. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai có thể cho
đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 thân cao, quả vàng : 2 thân cao, quả đỏ : 1 thân thấp,
quả đỏ?
(1) AaBB x AaBB.
(2)

AB
ab

Ab

x

aB

, hoán vị gen một bên với tần số 20%.

(3) AaBb x AABb.
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)

AB
ab
Ab
aB
Ab

aB
AB
ab
AB
ab

AB

x

ab
Ab

x
x

aB

x

Ab
aB
Ab
aB

x

Ab
aB


, hoán vị gen một bên với tần số 50%.
, liên kết gen hồn tồn.
, hốn vị gen một bên với tần số 10%.
, liên kết gen hồn tồn.
, hốn vị gen hai bên với tần số 25%.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 6.

Đáp án trắc nghiệm
Câu
1 2
3 4
1 - 15 D D C B
16 –30 A D A A

5
A
C

6
A
C

7

A
B

8
D
C

22

9
C
C

10
C
C

11
C
D

12
C
A

13
C
A

14

A
C

15
B
C


SỞ GD VÀ ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HSG SINH HỌC
TRƯỜNG THPT ..............
MÔN: SINH HỌC 12
Tự luận 1
NĂM HỌC 2016- 2017
Câu 1: 1.5 điểm
Ở sinh vật nhân thực mỗi nhiễm sắc thể điển hình đều chứa các trình tự
nuclêơtit được gọi là tâm động, đầu mút và trình tự khởi đầu nhân đôi ADN.
Hãy cho biết ý nghĩa của các vùng trình tự nuclêơtit đó.
Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?
Câu 2: 1.0 điểm
Ở một loài thực vật, xét phép lai ♂AabbDD x ♀AaBBdd. Ở đời con có
một thể đột biến có kiểu gen AAaBbDd. Hãy giải thích cơ chế hình thành thể đột
biến trên.
Câu 3: 1.5 điểm
Trong trường hợp nào thì đột biến sẽ dẫn tới phát sinh ung thư.
Ung thư có phải là một bệnh di truyền hay khơng? Giải thích.
Câu 4: 2.5 điểm
Vai trị chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa? Quan niệm hiện đại đã hồn
thiện quan niệm của Đácuyn về chọn lọc tự nhiên như thế nào ?
Câu 5: 1.5 điểm
Con đường hình thành lồi nào diễn ra nhanh chóng nhất? Giải thích cơ chế

bằng sơ đồ.
Câu
Đáp án tự luận 1
Điểm
số
Câu
a. Ý nghĩa các vùng trình tự nuclêơtit
1
- Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có 0.25 đ
thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
- Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm 0,25 đ
cho các NST khơng dính vào nhau.
- Các trình tự khởi đầu nhân đơi ADN là những điểm mà tại 0,25 đ
đó ADN được bắt đầu nhân đôi.
b.-Đột biến gen phổ biến nhất là thay thế cặp nuclêơtit.
0.25 đ
-Vì:
+ Cơ chế phát sinh đột biến tự phát dạng thay thế nucleotit dễ
xảy ra hơn cảngay cả khi khơng có tác nhân đột
biến (do các nucleotit trong tế bào tồn tại ở các 0,25 đ
23


Câu
2

Câu
4

dạng phổ biến và hiếm).

+ Trong phần lớn trường hợp, đột biến thay thế nucleotit là
các đột biến trung tính (ít gây hậu quả nghiêm trọng) do chỉ
ảnh hưởng đến một codon duy nhất trên gen.
+ Trong thực tế, dạng đột biến gen này được tìm thấy (biểu
hiện ở các thể đột biến) phổ biến hơn cả ở hầu hết các loài.
* Rối loại giảm phân I ở cơ thể đực hoặc cơ thể cái
- Nếu xảy ra rối loạn giảm phân I ở cơ thể đực tạo giao tử
AabD. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường ABd của
cơ thể cái sẽ tạo thành hợp tử AAaBbDd, phát triển thành thể
đột biến.
- Nếu xảy ra rối loạn giảm phân I ở cơ thể cái tạo giao tử
AaBd. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường AbD của
cơ thể đực sẽ tạo thành hợp tử AAaBbDd, phát triển thành thể
đột biến.
* Rối loại giảm phân II ở cơ thể đực hoặc cơ thể cái
- Nếu xảy ra rối loạn giảm phân II ở cơ thể đực tạo giao tử
AAbD. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường aBd của
cơ thể cái sẽ tạo thành hợp tử AAaBbDd, phát triển thành thể
đột biến.
- Nếu xảy ra rối loạn giảm phân II ở cơ thể cái tạo giao tử
AABd. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường abD của
cơ thể đực sẽ tạo thành hợp tử AAaBbDd, phát triển thành thể
đột biến.
a. Ung thư có phải là một bệnh di truyền hay khơng? Giải
thích.
- KN ung thư
- Ung thư là một bệnh di truyền vì:
+ Cơ chế phát sinh bệnh ung thư do các rối loạn về di truyền,
do biến đổi trong CTDT dẫn tới làm rối loạn quá trình phân
bào của TB.

+ Cơ chế biểu hiện của bệnh cũng liên quan đến DT: là do sự
phát triển về số lượng TB dẫn tới tạo nên khối u, khối u đó
chèn ép các cơ quan khác dẫn tới ảnh hưởng tới hoạt động
của các cơ quan làm phát sinh bệnh.
24

0,25 đ

0.25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0.25 đ

0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ


Câu
4

+ Cơ chế điều trị bệnh ung thư cũng dựa trên các nguyên lí về
di truyền.
b. Trong trường hợp nào thì đột biến sẽ dẫn tới phát sinh
ung thư.

Đột biến sẽ làm phát sinh ung thư mới nếu:
- Đột biến ở gen tiền ung thư làm tăng cường hoạt động của
gen dẫn tới biến gen tiền ung thư thành gen ung thư.
- Đột biến ở gen ức chế khối u làm bất hoạt gen ức chế khối u
a. Vai trò chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa:
- Cơ thể thích nghi phải có kiểu gen quy định kiểu hình thích
nghi.
- CLTN phân hóa khả năng sinh sản của những KG khác nhau
trong quần thể.
- Quần thể đa hình CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu
thế của những cá
thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn.
- CLTN tác động lên kiểu hình của các cá thể, thơng qua đó
tác động lên kiểu gen và các alen, do đó làm biến đổi thành
phần kiểu gen của quần thể. Dưới tác động của CLTN các
alen có lợi được tăng lên trong quần thể.
- CLTN làm cho tần số alen trong mỗi gen biến đổi theo một
hướng xác định.
- Áp lực của CLTN lớn hơn nhiều so với áp lực của q trình
đột biến.
- CLTN khơng tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với
toàn bộ kiểu gen, CLTN không chỉ tác động với từng cá thể
riêng lẻ mà cịn đối với cả quần thể, trong đó các cá thể có
quan hệ ràng buộc với nhau.
-CLTN là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi
TPKG của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
Trong nghiên cứu của mình ở quần đảo Galapagos, Đacuyn
khơng thu được lưỡng cư. Hãy giải thích tại sao?
- Đảo Galapagos là đảo đại dương, khi mới hình thành khơng
có lồi sinh vật nào, sau đó, một số lồi có khả năng vượt

biển, phát tán, di cư đến.
- Lưỡng cư không thể vượt biển cũng như di chuyển xa nên
25

0.25 đ
0,25 đ

0.25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ


×