Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sử dụng thang Bloom trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 10 - THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.11 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 </i>


341


<b>SỬ DỤNG THANG BLOOM TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ </b>
<b> KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 10 - THPT </b>


<i>Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thường, K59TN </i>
<i>Hướng dẫn khoa học: TS Ngô Thị Hải Yến </i>
<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>


Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Thực tế quá
trình kiểm tra, đánh giá hiện nay ở trường phổ thơng cịn nhiều bất cập, đặc biệt là
các môn khoa học xã hội trong đó có Địa lí. Phương pháp kiểm tra truyền thống
chưa phát huy được năng lực thực sự của học sinh, hiện tượng học tủ, ghi nhớ máy
móc vẫn còn nhiều. Đánh giá phương diện kĩ năng còn chưa được chú trọng.


Quan điểm Bloom trong giáo dục hiện đại có vị trí rất quan trọng, đặc biệt
là trong quá trình kiểm tra, đánh giá. Các cấp độ nhận thức của Bloom xây dựng
từ dạng nhận thức thấp, dần dần tiếp cận tới các bậc nhận thức cao hơn. Do đó
xây dựng đề kiểm tra, đánh giá trên cơ sở lý thuyết về cấp bậc nhận thức của
Bloom sẽ góp phần làm nổi bật nội dung kiến thức cơ bản, các cấp độ câu hỏi
tương ứng với bậc nhận thức gợi mở vấn đề dần dần làm nâng cao khả năng tiếp
thu, phán đoán, tăng khả năng tư duy và vận dụng thành thạo các kĩ năng cơ bản
môn Địa lý của người học đồng thời giúp cho giáo có thể đánh giá hoạt động học
của học sinh và điều chỉnh hoạt động dạy của mình.


<b>NỘI DUNG </b>


<b>1. Một số vấn đề về dạy học Địa lí lớp 10 </b>



Đổi mới mạnh mẽ cách thức kiểm tra, thi, tăng cường các câu hỏi đòi hỏi
học sinh suy nghĩ, trả lời theo cách hiểu, cách vận dụng của riêng mình.


<i>Vai trị của kiểm tra, đánh giá: </i>


- Đối với người học: tự đánh giá kết quả học tập của chính mình để nâng cao kiến
thức, phát triển tư duy và vận dụng thành thạo các kĩ năng cơ bản môn Địa lý.
- Đối với giáo viên: có thể đánh giá hoạt động học của học sinh và điều chỉnh
hoạt động dạy của mình.


- Đối với nhà quản lý giáo dục: đánh giá kết quả học tập có hệ thống và kiểm
định chất lượng.


<i>Quan điểm Bloom trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh </i>
<i>Về nhận thức</i>: thang Bloom phân ra thành 6 cấp độ nhận thức: biết, hiểu, vận
dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.


<i>Về tình cảm - thái độ: gồm 5 cấp độ là </i>tiếp nhận, đáp ứng, nhận biết giá trị, cơ
cấu hóa, tính chất hóa.


<i>Về kỹ năng: Gồm 5 bậc từ thấp tới cao:</i> nhận biết, bố trí, đáp ứng với hướng dẫn,
bắt chước máy móc, thực hiện nhuần nhuyễn


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 </i>


342


Phần 1: Địa lí tự nhiên bao gồm kiến thứ cơ bản: bản đồ, khái quát về vũ
trụ, hệ quả chuyển động của trái đất đến các quyển của trái đất và hiện tượng xảy
ra trên bề mặt trái đất, quay luật cơ bản của lớp vỏ địa lí.



Phần 2: Địa lí kinh tế - xã hội: dân số, phân bố dân cư và các loại hình
quần cư, các loại hình tổ chức sản xuất phổ biến trên thế giới, môi trường và sự
phát triển bền vững.


Chương trình SGK 10 được biên soạn với đầy đủ kênh hình, kênh chữ,
những câu hỏi và bài tập.


<i>Đặc điểm tâm sinh lí của lớp 10 THPT: </i>Đặc trưng nổi bật của các em là yếu
tố niềm tin, ý thức về đạo đức. Ở các em không chỉ phát triển năng lực nhận thức và
thái độ và tính tích cực tư duy độc lập, sáng tạo, thái độ với công việc. Ở lứa tuổi
này đã hình thành hứng thú học tập đã gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp.
<b>2. Vận dụng quan điểm Bloom trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh </b>
<i><b>2.1. Yêu cầu chung của một bài kiểm tra Địa lí </b></i>


- Có sự phân hóa học sinh, chuẩn mực, cơ bản, cập nhật.
- Để có một đề kiểm tra tốt cần đi theo các bước sau:
+ Xác định mục đích yêu cầu kiểm tra đánh giá
+ Xác định mục tiêu và nội dung kiểm tra
+ Thiết lập ma trận hai chiều


+ Thiết lập câu hỏi theo ma trận
+ Xây dựng đáp án và biểu điểm


<i><b>2.2. Vận dụng để xây dựng câu hỏi kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút </b></i>


- Kiểm tra miệng chủ yếu được sử dụng trước, trong và sau khi học bài
mới hoặc trong các kì kiểm tra cuối học kì, cuối năm (đối với những trường có
điều kiện). Giúp giáo viên thu được những tín hiệu ngược nhanh chóng và có tác
dụng thúc đẩy người học tích cực học thường xuyên. Đối với hình thức kiểm tra


này nội dung kiểm tra chủ yếu là yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ
năng đã được trang bị và rèn luyện để giải quyết một tình huống giao tiếp cụ thể.


- Kiểm tra 15 phút: Loại kiểm tra này nhằm chủ yếu vào việc cung cấp các
thông tin, xác nhận mức độ nắm kiến thức và kĩ năng của học sinh, giúp điều chỉnh
việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Nội dung kiểm tra 15’ nên là những bài
tập tự luận trong phạm vi kiến thức, kĩ năng của một bài học. Do hạn chế về thời
gian mà vẫn khái quát được những nội dung chủ yếu và kích thích được quá trình
học tập của học sinh nên đề kiểm tra 15’ nên dừng lại ở 3 mức độ đầu là biết, hiểu
và vận dụng dưới các hình thức khác nhau như trắc nghiệm hoặc tự luận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 </i>


343


những đề kiểm tra này thường gồm 2 hoặc 3 câu hỏi thuộc các bài khác nhau.
Các câu hỏi kiểm tra có thể được lựa chọn từ các câu hỏi, bài tập trong sách giáo
khoa. Trong số các câu hỏi có một phần yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến
thức để suy luận và giải thích, phân tích và tổng hợp. Trong mơn Địa lí, kĩ năng
là rất quan trọng do vậy câu hỏi kiểm tra kĩ năng nên sử dụng mức độ vận dụng,
phân tích và tổng hợp.


<b>3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả </b>
<b>học tập của học sinh theo thang Bloom </b>


<i>- </i>Tập huấn kĩ năng cấu trúc đề, hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá


- Tập huấn nâng cao nhận thức năng lực kiểm tra, đánh giá cho cán bộ quản lí,
giáo viên, học sinh.



- Tổ chức xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra, đánh giá cho bộ môn và
quản lí các q trình kiểm tra, đánh giá.


- Cần phối hợp cả việc ra đề TNKQ và TN tự luận với thời gian phù hợp.
<b>KẾT LUẬN </b>


Kiểm tra, đánh giá là một thành tố quan trọng khơng thể thiếu trong q
trình dạy học. Hiện nay việc đổi mới kiểm tra, đánh giá là một khâu tất yếu, là
vấn đề thu hút sự quan tâm của các tầng lớp trong xã hội. Kế thừa những kết quả
nghiên cứu đi trước, tác giả đã thu được một số kết quả sau:


Đề cập tới các vấn đề lí luận của đề tài một cách có hệ thống


Vận dụng thang Bloom trong việc ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh: kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết và học kì có sử dụng kết hợp 2 hình
thức tự luận và trắc nghiệm.


Xây dựng một số đề kiểm tra, đánh giá mơn Địa lí lớp 10 - THPT
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


[1]. Nguyễn Hải Châu, Phạm Thị Sen (chủ biên). <i>Đổi mới phương pháp dạy học </i>
<i>và kiểm tra, đánh giá mơn địa lí 10.</i> NXB Hà Nội, 2006.


[2]. Nguyễn Hữu Châu. <i>Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy </i>
<i>học</i>. NXB Giáo dục, 2005.


[3]. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. <i>Lí luận dạy học địa lý phần đại cương. </i>
NXB ĐHSP Hà Nội, 2003.


[4]. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng.<i> Phương pháp dạy học theo hướng </i>


<i>tích cực.</i> NXB ĐHSP Hà Nội, 2003.


</div>

<!--links-->

×