Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Thực trạng giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non tiền phong b, xã tiền phong, huyện mê linh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

ĐỖ THỊ HUỆ

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC DINH DƢỠNG VÀ SỨC KHỎE
CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON TIỀN PHONG B,
XÃ TIỀN PHONG, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học mầm non

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

ĐỖ THỊ HUỆ

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC DINH DƢỠNG VÀ SỨC KHỎE
CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON TIỀN PHONG B,
XÃ TIỀN PHONG, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học mầm non
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. Lƣu Thị Uyên



HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2; các thầy, cô giáo khoa Giáo dục mầm non đã tận tình
giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Lƣu Thị Uyên - ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo trƣờng
mầm non Tiền Phong B - nơi tôi thực tập, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tơi hồn
thành nhiệm vụ học tập.
Trong q trình thực hiện khóa luận, mặc dù tôi đã rất cố gắng song do
thời gian nghiên cứu hạn chế nên khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót. Tơi rất
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp từ thầy, cô giáo và các bạn để đề tài
nghiên cứu của tơi tiếp tục đƣợc hồn thiện.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2019
Tác giả

Đỗ Thị Huệ


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khóa luận: “Thực trạng giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho
trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tiền Phong B, xã Tiền phong, huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội” đƣợc tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của ThS.
Lƣu Thị Uyên. Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá

nhân tơi. Kết quả thu đƣợc hồn tồn trung thực và không trùng với kết quả
nghiên cứu của tác giả khác.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2019
Tác giả

Đỗ Thị Huệ


CHÚ THÍCH VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

MN

Mầm non

2

CBNV

Cán bộ nhân viên

3


PPDH

Phƣơng pháp dạy học

4

GDMN

Giáo dục mầm non

5

VLVH

Vừa làm vừa học

6

MT

Mục tiêu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................... 2
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 4
1.1. Mục tiêu giáo dục mầm non ................................................................. 4
1.2. Yêu cầu về nội dung, phƣơng pháp giáo dục mầm non ....................... 4
1.2.1. Yêu cầu về nội dung .......................................................................... 4
1.2.2. Yêu cầu về phương pháp ................................................................... 4
1.3. Giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non ................................. 5
1.3.1. Tầm quan trọng của giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ
mầm non ...................................................................................................... 5
1.3.2. Nội dung và mục tiêu giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ
4-5 tuổi ....................................................................................................... 6
1.3.3. Hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non . 10
1.3.4. Phương pháp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non .... 14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 16
2.1. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ..................................................... 16
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 16
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 17
3.1. Khát quát về trƣờng MN Tiền Phong B ............................................... 17
3.1.1. Quy mô trường MN Tiền Phong B, năm học 2018 - 2019 .............. 17
3.1.2. Đội ngũ giáo viên ............................................................................ 17


3.1.3. Cơ sở vật chất của Nhà trường ....................................................... 18
3.2. Thực trạng hoạt động giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ 4-5
tuổi tại MN Tiền Phong B ........................................................................... 23
3.2.1. Nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe ....................................... 23
3.2.2. Hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 4-5
tuổi tại MN Tiền Phong B ......................................................................... 24
3.2.3. Phương pháp dạy học trong giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho
trẻ tại MN Tiền Phong B ........................................................................... 28

3.2.4. Khảo sát, đánh giá trẻ (Lĩnh vực phát triển thể chất – nội dung
giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe) ................................................................ 31
3.3. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả giáo dục dinh dƣỡng,
sức khỏe cho trẻ 4-5 tuổi tại MN Tiền Phong B ......................................... 33
3.3.1. Cơ sở của các đề xuất ..................................................................... 33
3.3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ 4-5 tuổi tại MN Tiền Phong B ....................................... 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nội dung giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu giáo ............. 6
Bảng 1.2. Kết quả giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ 4-5 tuổi.................. 8
Bảng 3.1. Quy mô trƣờng MN Tiền Phong B năm học 2018 - 2019.............. 17
Bảng 3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên tại trƣờng (n= 37) ............................ 17
Bảng 3.3. Danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị (Phục vụ giáo dục dinh
dƣỡng, sức khỏe tại trƣờng MN Tiền Phong B) ............................. 21
Bảng 3.4. Nội dung giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ 4 - 5 tuổi tại
MN Tiền Phong B ........................................................................... 23
Bảng 3.5. Giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ 4 - 5 tuổi qua các chủ đề . 25
Bảng 3.6. PPDH trong giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ 4-5 tuổi tại
MN Tiền Phong B ........................................................................... 28
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá trẻ (n =35 trẻ) (Lĩnh vực thể chất – nội dung
giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe) ...................................................... 31
Bảng 3.8. Tăng cƣờng tích hợp giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ 4-5
tuổi vào các chủ đề.......................................................................... 39



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo chƣơng trình giáo dục học mầm non: “ Mục tiêu của giáo dục mầm
non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một;
hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và
phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa
tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho
việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [4]
Điều lệ trƣờng mầm non [1] đã quy định: “nhiệm vụ của giáo viên mầm
non là thực hiện cơng tác ni dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chƣơng
trình giáo dục mầm non; xây dựng mơi trƣờng giáo dục, tổ chức các hoạt
động chăm sóc nuôi dƣỡng, giáo dục trẻ em; tuyên truyền và phổ biến kiến
thức khoa học nuôi dạy trẻ em đến với cha mẹ trẻ; Điều lệ trƣờng mầm non
cũng quy định nội dung giáo dục mầm non phải hài hòa giữa ni dƣỡng,
chăm sóc và giáo dục”
Trong chƣơng trình giáo dục mầm non, giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe
cho trẻ là một trong những nội dung quan trọng. Mục tiêu giáo dục dinh dƣỡng,
sức khỏe là giúp trẻ có ý thức ăn uống đầy đủ và hợp lí, biết một số lợi ích của
dinh dƣỡng và tập luyện đối với sức khỏe; Biết cách chăm sóc, bảo vệ các bộ
phận cơ thể, các giác quan và sức khỏe cho bản thân; Có thói quen, nền nếp hành
vi tốt, chăm sóc bảo vệ sức khỏe khi ăn, ngủ, vui chơi, tự phục vụ, giữ gìn vệ sinh;
Có khả năng nhận biết và tránh nguy hiểm, bảo vệ an toàn cho bản thân[10].
Trong xu thế đổi mới nền giáo dục mầm non hiện nay thì việc đƣa nội dung
giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe vào kế hoạch giáo dục đã đƣợc chú trọng hơn.
Giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe trở thành một nội dung riêng biệt trong
chƣơng trình giáo dục mầm non và thể hiện rõ nét trong lĩnh vực giáo dục
phát triển thể chất.

1



Phạm Mai Chi – Vũ Yến Khanh – Nguyễn Thị Hồng Thu cho rằng: “Trẻ
mầm non và đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm và mau chóng
tiếp thu những điều học đƣợc ở nhà trƣờng và hình thành dấu ấn lâu dài. Giáo
dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ trong giai đoạn này sẽ góp phần quan trọng
trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời, tạo ra một lớp ngƣời mới có sự hiểu
biết đầy đủ về vấn đề dinh dƣỡng, sức khỏe, biết lựa chọn ăn uống một cách
thơng minh và tự giác, có hiểu biết về những hành vi có lợi cho sức khỏe để
đảm bảo cho sức khỏe của mình và của cộng đồng” [5].
Tuy vậy, vấn đề đặt ra là hiện nay các trƣờng mầm non đã thật sự chú
trọng đến giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ hay chƣa? Thực trạng hoạt
động giáo dục dinh dƣỡng, sức khoẻ cho trẻ mầm non nhƣ thế nào? Đâu là ƣu
điểm và hạn chế của hoạt động này? Và làm gì để cải thiện chất lƣợng giáo
dục dinh dƣỡng, sức khoẻ cho trẻ mầm non?
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng
giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Tiền
Phong B, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội”
2. Mục đích nghiên cứu
Từ thực trạng hoạt động giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ 4-5
tuổi tại trƣờng mầm non Tiền Phong B, xã Tiền phong, huyện Mê Linh,
thành phố Hà Nội (MN Tiền Phong B) chỉ ra đƣợc ƣu điểm, hạn chế và đề
xuất biện pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục
dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ tại nhà trƣờng.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
 Ý nghĩa khoa học
- Làm sáng tỏ vai trò, nhiêm vụ của trƣờng mầm non, giáo viên mầm non
trong công tác giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ tại trƣờng mầm non.
- Đóng góp dẫn liệu về thực trạng công tác giáo dục dinh dƣỡng và sức


2


khỏe cho trẻ mầm non hiện nay.
 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho
trẻ tại MN Tiền Phong B; các ƣu điểm, hạn chế của hoạt động giáo dục dinh
dƣỡng và sức khỏe cho trẻ tại trƣờng.
- Đề xuất biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục dinh dƣỡng,
sức khỏe cho trẻ.
- Tăng cƣờng kiến thức thực tế, năng lực chuyên môn cho sinh viên
ngành Sƣ phạm giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp sau khi
tốt nghiệp.

3


NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Mục tiêu giáo dục mầm non
Theo chƣơng trình giáo dục học mầm non: “Mục tiêu giáo dục mầm non
là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những
yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành và
phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang
tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và
phát triển tối đa những khả năng tiểm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp
học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [4]
1.2. Yêu cầu về nội dung, phƣơng pháp giáo dục mầm non
Chƣơng trình giáo dục mầm non [4] đã nêu cụ thể những yêu cầu về nội
dung và phƣơng pháp giáo dục mầm non nhƣ sau:

1.2.1. Yêu cầu về nội dung
- “Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát
triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thơng giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ,
mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống
hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng
bƣớc hòa nhập vào cuộc sống”
- “Phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ em, hài hịa giữa ni dƣỡng,
chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh
nhẹn; cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ biết kính trọng yêu
mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh chị em ,bạn
bè; mạnh dạn thật thà tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết
thích đi học”.
1.2.2. Yêu cầu về phương pháp
- “Đối với giáo dục nhà trẻ, phƣơng pháp giáo dục phải chú trọng giao
tiếp thƣờng xuyên, thể hiện sự yêu thƣơng và tạo sự gắn bó của ngƣời lớn với

4


trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phƣơng pháp giáo dục phù hợp,
tạo cho trẻ cảm giác an toàn về thể chất, tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho
trẻ đƣợc tích cực hoạt động giao lƣu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui
chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm - sinh lý; tạo
môi trƣờng giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với
nhà trẻ.”
- Đối với hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo, phƣơng pháp giáo dục
cần tạo điều kiện cho trẻ đƣợc khám phá, trải nghiệm, tìm tịi mơi trƣờng
xung quanh với nhiều hình thức đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu hứng thú của
trẻ theo phƣơng châm “chơi mà học, học mà chơi”. “Chú trọng trong hoạt
động đổi mới tổ chức môi trƣờng giáo dục nhằm tạo cơ hội và kích thích cho

trẻ tích cực thử nghiệm, khám phá và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một
cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục cá nhân với giáo dục nhóm, chú ý
đến đặc điểm riêng của trẻ để có những phƣơng pháp giáo dục phù hợp. Tổ
chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân theo nhóm nhỏ, cả lớp, phù hợp
với độ tuổi của nhóm lớp, với khả năng của từng trẻ và điều kiện thực tế” [4]
1.3. Giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non
1.3.1. Tầm quan trọng của giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ
mầm non
Theo Phạm Mai Chi – Vũ Hồng Yến: “Giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe là
một trong những mục tiêu căn bản của giáo dục mầm non nói chung, giáo dục
mẫu giáo nói riêng. Giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe có ảnh hƣởng trực tiếp đến
q trình phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ và góp phần quan trọng vào việc
thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và giáo dục lao
động cho trẻ.Việc giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ ngay từ độ tuổi mẫu
giáo cịn tạo ra sự liên thơng về giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe ở các lứa tuổi
tiếp theo. Đó là cơ sở, tiền đề để xây dựng nên những con ngƣời có đầy đủ sức
khỏe, trí tuệ và năng lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội”. [5]

5


Giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ chính là cung cấp các kiến thức
liên quan tới các chế độ dinh dƣỡng, lợi ích của thực phẩm với sức khỏe, cách
bảo vệ và chăm sóc cơ thể để khỏe mạnh, tránh đƣợc các bệnh thơng thƣờng,
có kiến thức phịng tránh những nơi nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản
thân.
1.3.2. Nội dung và mục tiêu giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 45 tuổi
1.3.2.1. Nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 4-5 tuổi
Giáo dục dinh dƣỡng - sức khỏe là một trong hai phần thuộc lĩnh vực
giáo dục phát triển thể chất (“phát triển vận động và giáo dục dinh dƣỡng,

sức khỏe)
Bảng 1.1. Nội dung giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu giáo [4]
Nội dung

1. “Nhận biết
một số món
ăn, thực
phẩm thơng
thƣờng và ích
lợi của chúng
đối với sức
khoẻ”

3 - 4 tuổi

4 - 5 tuổi

5 - 6 tuổi

 “Nhận

biết  "Nhận biết một số

một

thực thực

số

phẩm


phẩm và món ăn thƣờng
quen thuộc.”

(trên

thơng loại một số thực

trong

nhóm thực

 "Nhận biết, phân

các phẩm thơng thƣờng
phẩm theo 4 nhóm thực

tháp

dƣỡng)."

dinh phẩm."
 "Làm quen với

 "Nhận biết dạng một số thao tác đơn
chế biến đơn giản giản trong chế biến
của một số thực một số món ăn,
phẩm, món ăn."

thức uống."


 "Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống
đủ lƣợng và đủ chất."
 "Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật"

6


 "Làm

 "Tập luyện kĩ

quen

cách đánh răng, - "Tập đánh răng, năng: đánh răng,
2. "Tập làm

lau mặt."

một số việc

 "Tập rửa tay  "Rèn luyện thao bằng xà phòng."

tự phục vụ

bằng xà phịng."

trong sinh

 "Thể hiện bằng phịng."


đúng

lời nói về nhu cầu  "Đi vệ sinh đúng

định, sử dụng đồ

hoạt"

lau mặt."

ăn, ngủ, vệ sinh."

lau mặt, rửa tay

tác rửa tay bằng xà  "Đi

nơi quy định."

vệ

sinh

nơi

quy

dùng vệ sinh đúng
cách."


 “Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.”
3. “Giữ

 “Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh mơi

gìn sức

trƣờng đối với sức khoẻ con ngƣời.”

khoẻ và an
toàn”

 "Nhận

biết  "Lựa chọn trang

 "Lựa chọn và sử

trang phục theo phục phù hợp với dụng trang phục
thời tiết."

thời tiết."

phù hợp với thời

 "Ích lợi của mặc tiết"
trang phục phù hợp  "Ích
với thời tiết."

lợi


của

mặc trang phục
phù hợp với thời
tiết"

 "Nhận
biết  "Nhận biết một số  "Nhận biết một
một số biểu
biểu hiện khi ốm và số biểu hiện khi
hiện khi ốm."
cách phòng tránh ốm và cách phòng
đơn giản."

tránh."

 "Nhận biết và phòng tránh những hành động và vật dụng
nguy hiểm, những nơi khơng an tồn, nguy hiểm đến tính

7


mạng."
 " Nhận biết một số trƣờng hợp khẩn cấp và gọi ngƣời giúp
đỡ."
1.3.2.2. Mục tiêu giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 4-5 tuổi
 Mục tiêu chung[4]
Chƣơng trình giáo dục mầm non đƣa ra mục tiêu hình thành và phát triển
ở trẻ:

- “Khả năng nhận biết và phân biệt đƣợc những loại thực phẩm thơng
thƣờng và ích lợi của thực phẩm đối với sức khỏe. Có ý thức ăn uống
đầy đủ, hợp lý để cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối, hài hòa”.
- “Bƣớc đầu biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân, chăm sóc vệ sinh
thân thể và các giác quan.”
- “Có một số kĩ năng sống cơ bản, nề nếp, thói quen, hành vi tốt trong ăn
uống, chăm sóc bảo vệ sức khỏe, tự phục vụ giữ vệ sinh.”
- “Có khả năng nhận biết và tránh nguy hiểm, bảo vệ an toàn cho bản
thân.”
 Kết quả mong đợi
Bảng 1.2. Kết quả giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ 4-5 tuổi [4]
Kết quả mong đợi

Nội dung
1: “Biết một số món

1. 1: “Biết một số thực phẩm cùng nhóm:”

ăn, thực phẩm thơng  Thịt, cá...có nhiều chất đạm.
thƣờng và ích lợi của  Rau, quả chín có nhiều vitamin.
chúng đối với sức

1.2: “Nói đƣợc tên một số món ăn hàng ngày và

khỏe”

dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh;
thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu
cháo...”


8


1.3: “Biết ăn để cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh
và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ
chất dinh dƣỡng.”
2: “Thực hiện đƣợc

2.1: “Thực hiện đƣợc một số việc khi đƣợc nhắc

một số việc tự phục vụ nhở:”
trong sinh hoạt”

 Tự rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, đánh răng.
 Biết thay quần, áo khi bị ƣớt, bẩn.
2.2. “Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, khơng rơi
vãi, đổ thức ăn.”

3: “Có một số hành vi 3.1: “Có một số hành vi tốt trong ăn uống:”
và thói quen tốt trong  Mời cô và bạn trƣớc khi ăn, ăn nhai kĩ và từ
sinh hoạt và giữ gìn
sức khoẻ”

tốn.
 Chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau và
ăn rau…
 Khơng uống nƣớc lã.
3.2: “Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng
bệnh khi đƣợc nhắc nhở:”
 Vệ sinh răng miệng, mặc áo ấm, đi tất khi trời

lạnh, đội mũ khi ra nắng…
 Biết nói với ngƣời lớn khi chảy máu hoặc sốt,
bị đau....
 Đi vệ sinh đúng và bỏ rác đúng nơi quy định.

4: “Biết một số nguy 4.1: “Nhận ra bếp đang đun, bàn là phích nƣớc
cơ khơng an tồn và nóng.... là nguy hiểm khơng đến gần. Biết khơng
phịng tránh”

nên nghịch các vật sắc nhọn.”
4.2: “Nhận ra những nơi nhƣ: mƣơng nƣớc, ao,

9


hồ, sông suối, bể chứa nƣớc…là nơi nguy hiểm,
không đƣợc chơi gần.”
4.3: “Biết một số hành động nguy hiểm và phịng
tránh khi đƣợc nhắc nhở:”
 Khơng cƣời, chêu đùa trong khi uống nƣớc, ăn
cơm .
 Không ăn lá, quả lạ, thức ăn có mùi ơi thui...
khơng uống cà phê, rƣợi, bia; chỉ uống thuốc khi
ngƣời lớn cho phép.
 Không đƣợc tự ý ra khỏi trƣờng khi không
đƣợc sự cho phép của cô giáo.
4.4: “Nhận ra các trƣờng hợp nguy hiểm và biết
gọi ngƣời giúp đỡ:”
 Biết gọi ngƣời lớn giúp đỡ khi: có ngƣời rơi
xuống nƣớc, cháy, ngã chảy máu

 Nhờ ngƣời giúp đỡ khi bị lạc. Nói đƣợc tên, số
điện thoại ngƣời thân và địa chỉ gia đình khi cần
thiết
1.3.3. Hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non
Theo Phạm Mai Chi, Vũ Yến Khanh và Nguyễn Thị Hồng Thu cho
rằng[5]: “ Giáo viên cần tạo cho trẻ cơ hội khám phá, trải nghiệm các hoạt
động giáo dục hàng ngày. Ngoài ra, khi tổ chức các hoạt động giáo dục dinh
dƣỡng, sức khỏe nên tích hợp vào các hoạt động của các lĩnh vực khác; tổ
chức phối hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm, cả lớp sao
cho tự nhiên, khéo léo. Đồng thời phải lựa chọn các hình thức tổ chức phù
hợp để trẻ tiếp nhận các thông tin một cách hào hứng.”

10


1.3.3.1. Tích hợp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe qua hoạt động học có
chủ định
Đối với giáo dục mầm non, giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ qua
hoạt động dạy học có chủ định là qua các tiết học giúp hệ thống hóa, củng cố
những kiến thức về dinh dƣỡng, sức khỏe mà trẻ đã h. Nội dung giáo dục dinh
dƣỡng, sức khỏe cho trẻ đƣọc đƣợc tích hợp ở các tiết học khác nhau: “làm
quen với môi trƣờng xung quanh”,“làm quen với tác phẩm văn học”…[10]
Để tiến hành lồng ghép nội dung giáo dục dinh dƣỡng sức khỏe cho trẻ
vào các hoạt động học tập có hiệu quả, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung
giáo dục, lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học phù hợp cũng nhƣ thời
gian tiến hành thực hiện hoạt động lồng ghép. Khi tiến hành lồng ghép cần
đảm bảo tính tự nhiên, khách quan hợp lí và phù hợp với tri thức mơn học;
đảm bảo đƣợc tính trọn vẹn của nội dung hoạt động học tập và vừa sức với
trẻ.
1.3.3.2. Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe trong hoạt

động âm nhạc, hoạt động thể chất, hoạt động tạo hình
 Hoạt động âm nhạc
Ở trƣờng mầm non, đặc biệt lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một loại hình
nghệ thuật giúp trẻ phát triển năng lực, cảm xúc, sự sáng tạo, trí tƣởng tƣợng
và khả năng tập trung chú ý cũng nhƣ tạo ra hứng thú cho trẻ trong mọi hoat
động. Giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ tích hợp với hoạt động âm nhạc
mang đến cho trẻ những kiến thức, kĩ năng để chăm sóc cho bản thân có một
sức khỏe tốt. Với những giai điệu vui tƣơi, hồn nhiên, nhí nhảnh, sự phong
phú, của các thể loại âm nhạc, tích hợp giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ
sẽ mang lại hiệu quả cao.
 Hoạt động thể chất
Theo tác giả Nguyễn Thị Hà: “Giáo dục thể chất là một bộ phận quan

11


trọng của giáo dục tồn diện, có vị trí vơ cùng quan trọng trong mối quan hệ
mật thiết với giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và lao động.
Ở độ tuổi mầm non, giáo dục thể chất chiếm một vai trò quan trọng để bảo vệ,
tăng cƣờng sức khỏe nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện ngay từ những
năm tháng đầu đời” [10]
Qua hoạt động thể chất giáo viên lồng ghép kiến thức giáo dục sức khỏe
cho trẻ, rèn thói quen thƣờng xuyên tập luyện thể dục
 Hoạt động tạo hình
Vai trị của hoạt động tạo hình chính là giúp trẻ phát triển trí tuệ với khả
năng tƣ duy nhanh nhẹn, trí tƣởng tƣợng phong phú và khả năng ghi nhớ
nhanh…tăng vốn hiểu biết cho trẻ. Lồng ghép và tích hợp nơi dung giáo dục
dinh dƣỡng - sức khỏe cho trẻ trong hoat động tạo hình qua các hoạt động cắt,
xé, dán, nặn, vẽ…những loại thực phẩm, rau, củ, quả…qua đó trẻ sẽ đƣợc mở
rộng và khắc sâu kiến thức.

1.3.3.3. Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe qua các chủ đề
Lồng ghép nội dung giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe vào các chủ đề phù
hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ là hình thức tổ chức giáo dục phổ biến
trong các trƣờng mầm non. Nội dung giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe có thể
lồng ghép vào nhiều chủ đề, trong đó có các chủ đề đƣợc gợi ý trong chƣơng
trình giáo dục mầm non và các chủ đề mới do giáo viên tự xây dựng nhƣ:
Trƣờng mầm non; Nghề Nghiệp; Gia đình; Bản thân; Thế giới động, thực vật;
Quê hƣơng; Trƣờng tiểu học….
Giáo viên đánh giá sau mỗi chủ đề để xem xét mức độ đạt đƣợc của trẻ,
từ đó bổ sung nội dung vào các chủ đề hoặc lặp lại các nội dung từ chủ đề
trƣớc nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, trẻ đạt đƣợc kết quả mong đợi nhƣ đã
quy định trong chƣơng trình giáo dục.

12


1.3.3.4. Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe qua các trò chơi
Vui chơi là nhu cầu cần thiết của mọi lứa tuổi, đặc biệt đối với trẻ. Đƣợc
tham gia các hoạt động vui chơi sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Qua hoạt
động vui chơi trẻ học đƣợc rất nhiều thứ về môi trƣờng xung quanh, phát triển
các giác quan, ngôn ngữ, giao tiếp xã hội và các kĩ năng xã hội, tìm hiểu sở
thích của bản thân…Với trẻ “học mà chơi, chơi mà học” chính là một trong
các phƣơng thức quan trọng của giáo dục [6]
Trƣờng mầm non có khá nhiều loại trò chơi nhƣ: trò chơi học tập, trò chơi
sáng tạo, trị chơi đóng vai, trị chơi vận động... Mỗi loại trị chơi có nội dung,
tính chất khác nhau song đều có thể trở thành phƣơng tiện để giáo dục trẻ rất hiệu
quả. Chỉ với một vài sáng tạo nhỏ trong các trò chơi sẽ giúp trẻ biết tên loại
thực phẩm mà mình đƣợc ăn hàng ngày cũng nhƣ nhận biết đƣợc đâu là
những thực phẩm giàu dinh dƣỡng và tác dụng của chúng [6]
1.3.3.5. Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe qua tổ chức bữa ăn.

Tại các trƣờng mầm non hiện nay hầu hết tổ chức phục vụ cho trẻ 2 bữa
ăn trong ngày: ăn trƣa - ăn chính, ăn chiều - bữa phụ.
Hoạt động giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ qua tổ chức bữa ăn
nhằm giáo dục trẻ có một số thói quen tốt trong ăn uống hoặc giúp cho trẻ tự
làm một số việc nhỏ để tự phục vụ bữa ăn của mình: tự đi lấy bát, thìa ăn cơm
khi cơ đã chia cơm xong, khi ăn hết bát đầu tự túc đi ra phía cơ để lấy xuất
cơm tiếp theo, tự cất bát, thìa của mình sau khi ăn xong vào đúng vị trí…cách
làm này khơng chỉ giúp trẻ tự giác mà cịn biết trân trọng thực phẩm hơn và
có những thói quen tốt trong ăn uống nhằm đảm bảo sức khỏe cho chính bản
thân. Trẻ cũng hào hứng hơn với những bữa ăn của mình khi biết tự mình có
thể tham gia phục vụ và giữ gìn vệ sinh trong quá trình tổ chức bữa ăn.
1.3.3.6. Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe qua hoạt động ngoại khóa

13


Các hoạt động ngoại khóa nhƣ đi tham quan khu vui chơi, trạm y tế,
trƣờng tiểu học…, tổ chức ngày lễ hội dân gian tại trƣờng, tổ chức tham gia
cuộc thi nấu ăn hay trải nghiệm với hoạt động trồng cây và chăm sóc cây
cối…mang lại cho trẻ rất những điều thú vị, trẻ trực tiếp đƣợc tham gia các
hoạt động trải nghiệm, tự mình đƣợc quan sát, thực hành các hoạt động…Vì
vậy giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ qua hoạt động này cũng thú vị và
để lại ấn tƣợng sâu sắc cho trẻ.
Có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm, cho trẻ tham gia thi nấu ăn, tham
quan nhà bếp… sẽ khiến trẻ rất hào hứng, giúp trẻ biết đƣợc sự vất vả của
những ngƣời đầu bếp và từ đó biết trân trọng thức ăn, ăn hết xuất cơm của
mình. Ngồi ra tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động trồng rau, củ quả… chăm
sóc các con vât nuôi để tạo cho trẻ vốn hiểu biết về thực phẩm.
1.3.4. Phương pháp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non
1.3.4.1. ” Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm [5]”

-

Phƣơng pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng các

giác quan của mình, thực hiện theo chỉ dẫn của giáo viên và tiến hành thực
hiện các thao tác trực tiếp tác động vào đồ vật, đồ chơi (cầm, sờ, nắm, đóng
mở, xếp cạnh, xếp chồng lên nhau, xâu vào nhau,...) với mục đích phát triển
giác quan đồng thời rèn luyện khả năng, thao tác tƣ duy.
-

Phƣơng pháp dùng trò chơi: Giáo viên sử dụng các loại trò chơi khác

nhau kết hợp với các yếu tố chơi đa dạng và phù hợp để kích thích, tạo hứng
thú cho trẻ tham gia và giúp trẻ tích cực hơn trong việc giải quyết các nhiệm
vụ đƣợc đặt ra.
-

Phƣơng pháp nêu tình huống có vấn đề: giáo viên là ngƣời trực tiếp đƣa

ra các tình huống cụ thể để kích thích trẻ suy nghĩ và tìm tịi, giải quyết vấn
đề đặt ra.
-

Phƣơng pháp luyện tập: Trẻ trực tiếp thực hiện một nội dung hay

hoạt động nào đó theo yêu cầu của giáo viên trên cơ sở đó nhằm củng cô và

14



khắc sâu những kiến thức, kỹ năng đã thu nhận đƣợc.
1.3.4.2. Nhóm phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu,
minh hoạ)
Phƣơng pháp này trẻ quan sát, tiếp xúc trực tiếp cũng nhƣ giao tiếp với
các đối tƣợng, phƣơng tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); các thao tác và hành
động mẫu của cơ; những hình ảnh mơ hình, hình ảnh tự nhiên,và phƣơng tiện
nghe nhìn (máy vi tính, đài, băng đĩa, máy ghi âm...) qua việc sử dụng các giác
quan và kết hợp với sử dụng lời nói nhằm mục đích tăng cƣờng vốn hiểu biết,
phát triển nhận thức ...cho trẻ.
1.3.4.3. Nhóm phương pháp dùng lời nói
Sử dụng các phƣơng tiện ngơn ngữ với mục đích truyền đạt đến trẻ và
giúp trẻ thu nhận đƣợc thông tin, kích thích ở trẻ tính tích cực trong suy nghĩ,
bộ lộ cảm xúc, chia sẻ ý tƣởng,... Các câu hỏi, lời nói của giáo viên cần cụ thể,
ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với kinh nghiệm sống của trẻ.
1.3.4.4. Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ
Sử dụng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói nhằm mục đích ủng hộ, khuyến
khích trẻ trong q trình tham gia các hoạt động nhằm khơi gợi niềm tin, niềm
vui...khi trẻ tham gia các hoạt động.

15


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
-

Khách thể nghiên cứu: hoạt động giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho

trẻ tại trƣờng MN Tiền Phong B
-


Đối tượng nghiên cứu: thực trạng hoạt động giáo dục dinh dƣỡng, sức

khỏe cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trƣờng MN Tiền Phong B
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo: hệ thống các

kiến thức, nội dung có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, trên cơ sở đó hình
thành cơ sở lý luận về quan điểm về giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ ở
trƣờng mầm non; xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
-

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Sử dụng trong quá trình trao đổi,

phỏng vấn giáo viên, CBNV trƣờng MN Tiền Phong B về thực trạng các vấn
đề liên quan tới giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ.
- Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát trực tiếp các hoạt động
giảng dạy (nội dung, PPDH, sự hứng thú của trẻ trong giờ học và kết
quả đạt đƣợc…)
-

Phương pháp toán học thống kê: sử dụng trong quá trình xử lý các số

liệu đã thu thập đƣợc của quá trình nghiên cứu.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ 4 - 5 tuổi
tại trƣờng MN Tiền Phong B (Cơ sở vật chất của nhà trƣờng; Nội dung;
Phƣơng pháp giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ 4- 5 tuổi tại trƣờng; Kết

quả đánh giá trẻ…)
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo
dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trƣờng.

16


Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khát quát về trƣờng MN Tiền Phong B
Trƣờng MN Tiền phong B nằm ở địa bàn thôn Do Nhân Hạ, xã Tiền
Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Trƣờng đƣợc thành lập ngày
01/08/2016. Trƣờng đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 1 [12]
3.1.1. Quy mô trường MN Tiền Phong B, năm học 2018 - 2019
Năm học 2018 - 2019, trƣờng mầm non Tiền Phong B có 17 nhóm/lớp
với tổng số 506 trẻ, bố trí vào các nhóm lớp nhƣ sau:
Bảng 3.1. Quy mô trƣờng MN Tiền Phong B năm học 2018 - 2019
Nội dung

Số nhóm/lớp

Số trẻ

Nhà trẻ

04

106

Lớp 3-4 tuổi


04

125

Lớp 4-5 tuổi

04

126

Lớp 5-6 tuổi

05

149

17

506

Mẫu giáo

Tổng cộng

Ghi chú

Nguồn: Trường MN Tiền Phong B
3.1.2. Đội ngũ giáo viên
Tổng số giáo viên của Nhà trƣờng là 37 ngƣời; 100% giáo viên đạt chuẩn
về trình độ, trong đó, giáo viên có trình độ đại học chiếm 43,2%; cao đẳng:

10,8%; trung cấp: 46,0%; Trên 50 % giáo viên có tuổi nghề từ 5 - 10 năm.
Bảng 3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên tại trƣờng (n= 37)
Trình độ đào tạo
Đại học

Cao đẳng

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

lƣợng

(%)

lƣợng

(%)

16

43,2

4

10,8


Thâm niên công tác
Trung cấp
Số

Tỷ lệ

lƣợng (%)
17

46

Dƣới 5

Từ 5 -

Trên 10

năm

10 năm

năm

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Tỷ lệ


(%)

(%)

(%)

24,3

56,7

19,0

Nguồn: Trường MN Tiền Phong B

17


×