Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Bài giảng kinh tế du lịch đại học thủy lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.48 MB, 171 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
BỘ MÔN KINH TẾ

BÀI GIẢNG
KINH TẾ DU LỊCH
GV: Bùi Thị Thu Hòa, BM Kinh tế

HÀ NỘI, 1/2021


NỢI DUNG


CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH



CHƯƠNG 2 – NHU CẦU DU LỊCH, LOẠI HÌNH DU LỊCH VÀ CÁC LĨNH VỰC
KINH DOANH TRONG DU LỊCH



CHƯƠNG 3 – ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH



CHƯƠNG 4 – TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH




CHƯƠNG 5- LAO ĐỘNG TRONG DU LỊCH



CHƯƠNG 6 – CƠ SỞ VẬT CHẤT – KỸ THUẬT DU LỊCH



CHƯƠNG 7 – CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH



CHƯƠNG 8 – HIỆU QUẢ KINH TẾ DU LỊCH



CHƯƠNG 9 – QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH


CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH


1. Một số khái niệm



1.1. Khái niệm “Du lịch”




Là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của họ.



Du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và trong quá trình phát
triển, do đó khó khăn trong việc đưa ra định nghĩa:


Khó khăn 1: Do tồn tại cách tiếp cận khác nhau và dưới các góc độ
khác nhau



Khó khăn 2: là do sự khác nhau về ngôn ngữ và cách hiểu khác nhau về
du lịch ở các nước khác nhau.



Khó khăn 3: do tính chất đặc thù của hoạt động du lịch




Mối quan hệ giữa các đối tượng



Định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Canada vào

6/1991: “ Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngồi mơi
trường thường xun, trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời
gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến
đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi
vùng tới thăm”




1.2. Khái niệm “khách du lịch”
1.2.1. Định nghĩa của các tổ chức quốc tế về khách du lịch
- Định nghĩa của LHQ các quốc gia – League of Nations (1973)
“ Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường
xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h”
- Đinh nghĩa của LHQT của Tổ chức Chính thức về Du lịch –
IUOTO (International Union of Official Travel Organizationssau này thành WTO): khách du lịch có 2 đặc điểm khác so với
định nghĩa trên: Sinh viên và những người đến học ở các
trường cũng được coi là khách DL.
- Định nghĩa về khách du lịch được chấp nhận tại Hội nghị
Rome do LHQ tổ chức về các vấn đề DLQT và đi lại QT (1963)


Khách viếng thăm QT gồm 2 thành phần: khách du lịch QT
và khách tham quan quốc tế



- Những người sau không được coi là khách du lịch (khơng được thống kê
trong DL):



Những người ra nước ngồi để tìm kiếm việc làm hoặc để làm ăn theo
hoặc không theo hợp đồng



Công dân ở vùng giáp biên giới sống ở nước bên này nhưng làm việc ở
nước bên cạnh



Người dân di cư tạm thời hoặc cố định



Người tị nạn



Nhà ngoại giao



Nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán và lực lượng bảo an.




Như vậy khách du lịch cần đề cập 3 khía cạnh:



Đề cập đến động cơ khởi hành (có thể đi tham quan, nghỉ dưỡng...., trừ động
cơ kiếm tiền



Đề cập đến yếu tố thời gian (đặc biệt chú trọng đến sự phân biệt giữa khách
tham quan trong ngày và khách du lịch là người nghỉ qua đêm hoặc có sự dụng
trọ)



Đề cập đến những đối tượng được liệt kê là khách du lịch và những đối tượng
không được liệt kê là khách di lịch như dân di cư, khách quá cảnh....


1.2.2. Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam:


Tại điều 20, chương IV “ Khách du lịch bao gồm khách
du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế”



“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người
nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi
lãnh thổ Việt Nam”




“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt
nam định cư ở nước ngồi vào Việt nam du lịch và cơng
dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt nam ra
nước ngoài du lịch”.


1.3. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù
1.3.1. Khái niệm
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo
nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử
dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một
vùng hay một quốc gia nào đó.

1.3.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch:
-Sản phẩm dịch vụ gồm yếu tố:


Hữu hình: hàng hóa,



Vơ hình: Dịch vụ

-Xét theo quá trình tiêu dùng khách du lịch, sản phẩm DL gồm:


Dịch vụ vận chuyển




Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống,



Dịch vụ tham quan, giải trí



Hàng tiêu dùng và đồ lưu niệm



Các dịch khách phục vụ khách DL


1.3.3. Đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch:


Sản phẩm du lịch thường không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể.
Thành phần chính là dịch vụ (chiếm 80-90% về mặt giá trị), hàng hóa chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ => đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ DL thường
rất khó. Chất lượng SPDVDL thường được xác định dựa vào sự chênh lệch
giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du
lịch.



SPDL thường tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch




Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các SPDL trùng nhau về không gian
và thời gian, không thể cất đi, tồn kho như các hàng hóa thơng thường
khác.



Tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn mà chỉ có thể
tập trung vào những thời gian nhất định => hoạt động kinh doanh du lịch
thường mang tính mùa vụ.


2.Lịch sử hình thành và xu hƣớng phát triển du lịch
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của du lịch
- Thời kỳ cổ đại đến thế kỷ IV


Dấu hiệu của hoạt động kinh doanh du lịch bắt đầu sau cuộc
phân chia lao động XH lần 2- khi ngành thủ công tách khỏi nông
nghiệp. Thời đại chiếm hữu nô lệ, khi cuộc phân chia lao động
lần thứ 3 (ngành thương nghiệp tách khỏi ngành sản xuất), KD
du lịch đã có biểu hiện ở 3 xu hướng:lưu trú, ăn uống và giao
thông.



Du lịch tôn giáo cũng được biết đến trong thời gian này.





Thời kỳ phong kiến (TK V đến đầu TK XVII)


Trong thời kỳ này du lịch khơng có biểu hiện gì đặc biệt, có sự
phân hóa tầng lớp quý tộc phong kiến và nâng cao điều kiện
sống về vật chất và văn hóa nân đã giúp hồi phục một số phong
tục, tập quán của người bản xứ.



Cuối chế độ phong kiến (TK XVI đến năm 40 của TK XVII):
phương thức sản xuất phong kiến bị phân rã và dần thay thế
bằng phương thức sản xuất tư bản => phát triển du lịch được
mở rộng (Anh, Pháp, Đức)






Thời kỳ cận đại (những năm 40 của TK XVII đến chiến
tranh thế giới thứ 1)
 Sự phát triển mạnh của chủ nghĩa TB, nền kinh tế
thế giới phát triển mạnh và ảnh hưởng tích cực đến
du lịch. Đặc biệt sau cuộc bùng nổ cách mạng KHKT
(ra đời máy hơi nước)
 Du lịch phát triển mạnh do có phương tiện giao
thông mới
Thời kỳ hiện đại (đại chiến thế giới thứ nhất đến nay)

 Phương tiện được phát triển
 Đa dạng hình thức du lịch
 Mở rộng hợp tác giữa các quốc gia


2.2. Một số xu hƣớng phát triển du lịch thế giới: theo 2 nhóm chính
- Nhóm các xu hướng phát triển của cầu du lịch:


Xu hướng 1:Du lịch ngày càng được khẳng định là hiện tượng kinh tế - xã
hội phổ biến do:


đời sống người dân được cải thiện,



phương tiện vận chuyển được hoàn chỉnh,



gia tăng phúc lợi của người dân trong điều kiện làm việc khó khăn.



Điều kiện chính trị ổn định, các quốc gia mở rộng giao lưu kinh tế, văn
hóa…




Nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày càng tăng



Xu hướng 2: sự thay đổi về hướng và phân bố của luồng khách du lịch
quốc tế



Xu hướng 3: sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch



Xu hướng 4: sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách DL



Xu hướng 5: sự hình thành các nhóm khách theo độ tuổi



Xu hướng 6: Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong 1 chuyến đi




- Nhóm các xu hướng phát triển của cung du lịch:


Đa dạng hóa sản phẩm DL




Phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch



Tăng cường hoạt động truyền thông trong du lịch



Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong DL



Đẩy mạnh q trình khu vực hóa, quốc tế hóa



Hạn chế tính thời vụ trong du lịch


2.3. Các tác động về kinh tế - xã hội của du lịch
Tác động kinh tế:




Đối với phát triển du lịch nội địa:



Tham gia tích cực vào q trình tạo nên thu nhập quốc dân, tăng thêm GDP



Giúp phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, làm thay đổi cấu trúc thu nhập và chi
tiêu



Củng cố sức khỏe cho người dân lao động, góp phần tăng NSLĐ XH

Đối với phát triển du lịch quốc tế chủ động:


Tăng ngoại tệ, góp pần trong việc cân bằng cán cân thanh tốn quốc tế



Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất (là ngành xuất khẩu tại chỗ) và là ngành
“xuất khẩu vơ hình” hàng hóa du lịch (như điều kiện tự nhiên, văn hóa..) => giúp đem lại lợi
nhuận cao và tiết kiệm chi phí



Khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài



Phát triển, củng cố mối quan hệ kinh tế quốc tế




Đối với phát triển du lịch quốc tế thụ động: như đi du lịch kèm theo mục đích kinh doanh (tìm hiểu
thị trường….) đều có ý nghĩa gián tiếp về kinh tế.



Tóm lại, Du lịch tác động đến kinh tế


Tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương



Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển



Giúp hoàn thiện, mở rộng CSHT kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, phương tiện đại
chúng….






Tác động xã hội:



Góp phần giải quyết cơng ăn việc làm



Giảm q trình đơ thị hóa ở các nước kinh tế phát triển



Là phương tiện truyên truyền quảng cáo có hiệu quả



Làm tăng tình đồn kết, hữu nghị….

Tác động tiêu cực của phát triển du lịch :


Phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc
làm mất thăng bằng cho cán cân thanh toán quốc tế, gây
áp lực cho lạm phát.



Tạo sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành dịch vụ du
lịch



Gây ô nhiễm môi trường hoặc ảnh hưởng tài nguyên thiên
nhiên




Gây ra một số tệ nạn xã hội


Kết luận chƣơng I


Khái niệm cơ bản về du lịch dưới nhiều góc độ khác
nhau, khái niệm về du lịch trên thế giới và Việt nam



Phân tích khái niệm về khách du lịch



Khái niệm và phân tích đặc điểm của sản phẩm du lịch



Lịch sử hình thành và xu hướng phát triển của du lịch



Tác động kinh tế - xã hội của du lịch


CHƯƠNG 2

NHU CẦU DU LỊCH, LOẠI HÌNH DU LỊCH
VÀ CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH
TRONG DU LỊCH


NỘI DUNG
• Lý thuyết về nhu cầu của con người A. Maslow
• Nhu cầu du lịch của con người
• Các tiêu thức phân loại và bản chất các loại hình du lịch


1. Nhu cầu du lịch của con người
1.1.Nguyên nhân nghiên cứu nhu cầu cầu du lịch của con người
• Du lịch là một hoạt động giúp con người có thể thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải
trí…
• Du lịch đã trở thành phổ biến với mọi người
• Xu hướng dân số theo kế hoạch hóa, nên tạo điều kiện có thể DL dễ dàng
• Cơ cấu về độ tuổi thay đổi (dân số già nên nhiều thời gian rảnh rỗi và khả năng
tài chính tốt)
• Khả năng thanh tốn của người dân trên thế giới ngày càng được nâng cao
• Phí du lịch giảm dần
• Trình độ giáo dục tăng cao, trình độ hiểu biết của người dân nâng cao, muốn đi
du lịch để mở mang kiến thức, hiểu biết
• Cơ cấu nghề nghiệp đa dạng
• Đơ thị hóa ngày càng cao dẫn đến ô nhiễm môi trường, căng thẳng nên mọi
người có xu hướng đi du lịch tiếp cận với thiên nhiên, giải tỏa căng thẳng.
• Chương trình bảo hiểm, phúc lợi do Chính phủ tài trợ, phát triển du lịch trả góp
• Vì mục đích tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh
• Du lịch là tiêu chuẩn của cuộc sống
• Tăng cường quan hệ thân thiện, hịa bình giữa các quốc gia.



1.2. Nhu cầu du lịch của con người

• Lý thuyết Maslow về nhu cầu của con người

Do sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng thêm phong phú
hơn nên đã bổ sung 2 thang bậc: nhu cầu thẩm mỹ, cảm nhận cái đẹp và nhu
cầu hiểu biết


• Nhu cầu du lịch của con người: nhóm động cơ đi du lịch gắn với
các mục đích:
• Nhóm 1: Động cơ nghỉ ngơi: gồm
• đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thay đổi mơi
trường sống

• Đi du lịch với mục đích thể thao
• Đi du lịch với mục đích văn hóa, giáo dục
• Nhóm 2: Động cơ nghề nghiệp
• Tìm hiểu cơ hội kinh doanh kết hợp giải trí
• Thăm viếng ngoại giao
• Với mục đích cơng tác
• Nhóm 3: Động cơ khác

• Đi du lịch với mục đích thăm viếng người thân
• Mục đích chữa bệnh
• Bắt chước,…



• Nhu cầu du lịch là loại nhu cầu;
• đặc biệt vì khác với nhu cầu hàng ngày của con
người, chi tiêu nhiều hơn, đòi hỏi chất lượng
dịch vụ tốt hơn

• thứ cấp: vì con người chỉ có thể nghĩ DL khi đã
thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu, hàng ngày.
• tổng hợp: vì địi hỏi phải thỏa mãn nhiều nhu
cầu khác nhau, từ nhiều dịch vụ.


×