Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận tâm lý học đặc điểm tâm lý của giai cấp công nhân việt nam và ý nghĩa của vấn đề trong giáo dục, huấn luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.46 KB, 21 trang )

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM.
Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ TRONG GIÁO DỤC, HUẤN LUYỆN
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, kể từ buổi đầu dựng nước đến nay, vấn
đề nông nghiệp, nông thôn và nơng dân ln giữ vị trí quan trọng hàng đầu.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vấn đề nông nghiệp, nơng thơn, nơng dân
càng có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ đối với phát triển kinh tế - xã hội
mà cịn đối với việc ổn định chính trị đất nước. Thực tiễn đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc, thống nhất đất nước cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông
dân thực sự là một lực lượng hùng hậu, cùng với giai cấp cơng nhân và tồn
thể nhân dân hồn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Hiện nay, giai
cấp nông dân nước ta chiếm gần 80% dân số cả nước, chiếm khoảng 71%
tổng lao động tồn xã hội. Đây là giai cấp có tiềm năng rất to lớn của đất
nước, đặc biệt tiềm năng về lao động, con người. Họ không chỉ là lực lượng
lao động có vai trị quyết định đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
nơng thơn nói riêng mà cịn là lực lượng cách mạng hùng hậu, góp phần quan
trọng vào sự thành bại trong sự nghiệp xây dựng CNXH của cả dân tộc.
Sau hơn 2 thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới đã tạo nên những biến
đổi quan trọng đánh dấu một giai đoạn mới về vai trị vị trí của giai cấp nơng
dân và sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn nước ta. Đặc biệt, chủ trương
đưa kinh tế nông nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa (XHCN), đưa nơng nghiệp, nơng thơn hội nhập nhanh chóng vào sự
nghiệp CNH, HĐH kinh tế - xã hội của cả nước, làm thay đổi nhanh chóng bộ
mặt kinh tế - xã hội nông thôn. Cùng với những biến đổi về kinh tế - xã hội,
tâm lý của giai cấp nông dân cũng có những biến đổi mạnh mẽ. Đây là một
quá trình rất phức tạp với sự thay đổi về tình cảm, tâm trạng, động cơ, thái độ,
nhu cầu, xu hướng tâm lý, niềm tin, ý chí; là sự tự điều chỉnh lại những mối
quan hệ giữa cá nhân, tập thể và cộng đồng... của nơng dân. Nó trực tiếp tác


động, chi phối hành vi của người nông dân trong sản xuất, trong sinh hoạt
thường ngày. Do đó, dưới góc độ tâm lý học xã hội, nghiên cứu đặc điểm tâm


lý của giai cấp cơng nhân có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong hoạch định
những chính sách đối với nông dân, với sự phát triển của nông nghiệp và
nông thơn trong q trình đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay. Trong phạm vi bài
tiểu luận này, trên cơ sở khái qt các tài liệu khác nhau, chúng tơi trình bày
những đặc điểm tâm lý cơ bản của giai cấp nông dân Việt Nam, từ truyền
thống đến hiện đại, chỉ ra những biến đổi của những đặc điểm đó trong điều
kiện kinh tế thị trường, từ đó rút ra một số vấn đề trong giáo dục, huấn luyện
1. Đặc điểm tâm lý truyền thống của giai cấp nông dân Việt Nam
Tâm lý nông dân thực chất là tâm lý xã hội nơng dân. Đó là các hiện
tượng ý thức như tình cảm, tâm trạng, ước muốn, thói quen, tập quán, động
cơ, thái độ, hứng thú, sở thích, nhu cầu, xu hướng... của giai cấp nơng dân,
được hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và
chi phối thái độ, hành vi, cách ứng xử của họ. Tâm lý giai cấp nơng dân được
hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc,
với tính chất cơng điền, cơng thổ về ruộng đất cùng những luật lệ quy định
chặt chẽ về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, về mối quan hệ cá nhân và cộng
đồng suốt bề dày lịch sử đấu tranh, vận lộn với thiên nhiên và chống giặc
ngoại xâm và chi phối hành vi, cách ứng xử của họ. Đồng thời, tâm lý giai cấp
nơng dân cịn phản ánh điều kiện xã hội lịch sử chung của dân tộc. Vì vậy,
tâm lý giai cấp nơng dân Việt Nam có những đặc điểm truyền thống riêng,
bao gồm cả những nét tích cực và tiêu cực.
1.1. Những đặc điểm tâm lý truyền thống tích cực của giai cấp nơng
dân Việt Nam
Truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc
Đây là một trong những giá trị tinh thần lớn nhất, bền vững và trường
tồn, chi phối ý thức, hành vi, lối ứng xử của người nông dân; là nét tâm lý


truyền thống đặc trưng tiêu biểu của người nông dân Việt Nam cũng đồng
thời là của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Trong quan niệm của

mình, người nông dân Việt Nam rất đề cao chữ “hiếu”, họ cho rằng con cái
phải hiếu thảo, chăm sóc, ni nấng phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu. Trong
các câu ca dao truyền khẩu, người ta vẫn nhắc nhở nhau rằng: đạo làm con
phải luôn ghi nhớ "công cha", "nghĩa mẹ", phải "thờ mẹ, kính cha" sao cho
"trịn chữ hiếu". Có như vậy mới hợp với đạo sinh thành của trời đất. Song,
trong tâm hồn của mỗi nông dân Việt Nam, khơng chỉ có tình cảm u thương
cha mẹ mà ở họ, lịng u nước đã trở thành một tình cảm thiêng liêng, ngấm
vào máu thịt. Bởi vậy, họ không chỉ giữ chữ hiếu với cha mẹ mà còn phải tròn
chữ hiếu với Tổ quốc. Điều này đã trở thành thói quen, thành phong tục, tập
quán, lối sống đạo đức của của nơng dân Việt Nam. Khi nước nhà có giặc
ngoại xâm, vì đại hiếu với Tổ quốc, người nơng dân tạm gác tiểu hiếu với cha
mẹ để ra đi đánh giặc cứu nước. Cứu nước cũng là cứu nhà, người thực hiện
tốt đại hiếu sẽ được dư luận đánh giá cao, làm rạng danh cho tổ tông, cha mẹ
và như vậy, cũng phần nào thực hiện được tiểu hiếu của ḿnh. Trái lại, người
nào khơng làm trịn đại hiếu sẽ mang lại nỗi ơ nhục cho tổ tơng, dịng tộc và
cũng là bất hiếu với cha mẹ. Hiếu với cha mẹ cũng là để hiếu với nước. Nước
với nhà, làng xóm với gia đình đan xen, hịa quyện vào nhau tạo thành một
động lực, một giá trị tinh thần bền vững của nơng dân Việt Nam. Đây chính là
một trong những giá trị tinh thần lớn nhất, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt truyền
thống Việt Nam đến tận ngày nay.
Tinh thần đồn kết, tính cố kết cộng đồng
Đặc điểm địa lý, khí hậu khắc nghiệt, thất thường đã khiến người nông
dân Việt Nam luôn phải vất vả, vật lộn với thiên tai để sinh tồn, mặt khác,
trong lịch sử, dân tộc ta phải trải qua biết bao cuộc chiến tranh để giữ nước do
vậy đã hun đúc nên “truyền thống đồn kết”, tính “cố kết cộng đồng”. Người
nơng dân Việt Nam ý thức rất rõ mối liên kết Nhà - Làng - Nước gắn bó chặt


chẽ với nhau, nước mất thì nhà tan nên họ rất có ý thức chăm lo, bảo vệ, xây
dựng và phát triển mối liên kết cộng đồng. Do vậy, tinh thần đồn kết, tính cố

kết cộng đồng là đặc trưng phổ biến trong tâm lý người nông dân Việt Nam.
Nhờ có tâm lý cộng đồng mà người nơng dân đã cùng nhau gánh vác công
việc chung của cộng đồng, làng xóm, thể hiện sự tương thân, tương ái
"thương người như thể thương thân", cùng nhau "chia ngọt sẻ bùi"; cùng nhau
vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Tình yêu lao động, cần cù trong cuộc sống
Yêu lao động, cần cù trong cuộc sống là nét bản chất nhất, là thước đo
giá trị cao nhất người nông dân Việt Nam. Do đặc thù của điều kiện sống và
sản xuất nông nghiệp, người nông dân Việt Nam gắn liền với lao động và rất
cần cù chịu khó trong cuộc sống. Việt Nam là đất nước nhỏ, thiên nhiên tươi
đẹp, song, khí hậu lại rất hà khắc. Người nơng dân ln phải đối mặt với thiên
tai, địch họa... Vì vậy từ xa xưa đã hình thành nên trong con người nơng dân
Việt Nam một tình yêu đối với lao động, sự cần cù sáng tạo trong cuộc sống.
Hơn ai hết, họ hiểu rằng, nếu không gắng sức, lười biếng trong lao động thì sẽ
đói nghèo, nên u lao động, cần cù trong cuộc sống vốn là bản tính của
người nơng dân Việt Nam. Hơn thế nữa, bản tính này dược truyền từ đời này
sang đời khác và trở thành truyền thống người nông dân Việt Nam. Khi
nghiên cứu bản chất con người, Mác và Ăngghen cho rằng: nhân tố cơ bản
làm xuất hiện ý thức con người chính là lao động; nhân tố làm nên sự khác
biệt giữa con người và con vật chính là ở chỗ biết làm ra cơng cụ lao động. Rõ
ràng, nhờ có lao động mà xã hội có thêm nhiều của cải; có phân cơng lao
động và xã hội phát triển lần lượt qua các nền văn minh từ đồ đá, đồ đồng, đồ
sắt... đến văn minh điện tử, tin học ngày nay... Lao động là đặc trưng cơ bản
nhất của bản chất người, của nhân tính. Với người dân Việt Nam, đặc biệt là
nơng dân làng xã cổ truyền Việt Nam, lao động cần cù và sáng tạo là nét bản
chất của họ.


Trọng đạo đức, trọng danh dự và tình cảm.
Coi trọng đạo đức, sống có tình nghĩa là lối ứng xử của người nông dân

Việt Nam cũng là tiêu biểu cho con người Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp đó
góp phần tạo dựng văn hóa, văn hiến đặc sắc, tạo nên sự bình n, dun dáng
của nơng dân Việt Nam, làng quê Việt Nam. Cùng với tinh thần yêu nước, ý
chí tự lực, tự cường, đoàn kết thân ái, yêu lao động, cần cù, chịu khó thì trọng
đạo đức, danh dự và tình cảm cũng là một phẩm chất tốt đẹp của người nông
dân Việt Nam. Phẩm chất này chịu tác động khá sâu sắc của một số hệ tư
tưởng tôn giáo, triết học, tín ngưỡng trong và ngồi nước, đáng kể nhất là:
Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Tuy nhiên, sự tiếp thu những ảnh hưởng đó
ở người nơng dân Việt Nam cũng rất linh hoạt, không thụ động, mà mềm dẻo,
có chọn lọc, sáng tạo. Chính vì vậy, suốt hàng chục thế kỷ qua người nông
dân Việt Nam vẫn giữ được bản sắc riêng mà không bị đồng hóa.
Trên mảnh ruộng, luống cày, người nơng dân Việt Nam sống bằng
chính sức lao động của mình. Họ khơng bóc lột sức lao động của người khác,
không buôn bán lớn, sống quần tụ trong cộng đồng làng xóm, dịng họ. Vì
vậy, nhìn chung lối sống cá nhân chủ nghĩa, vị kỷ, thực dụng thường xa lạ với
người nông dân nước ta, họ lấy tích thiện làm đầu. Cái thiện, cái đức là nét
đặc trưng cơ bản của người nông dân Việt Nam, là cái để phân biệt nhân bản
với cái phi nhân bản. Thiện được xem là cốt lõi của đạo đức. Có đức mới là
có tính người. Kẻ nào đánh mất đức, đánh mất tính thiện thì khơng phải là
người. Cái thiện vốn có trong con người ta, sinh ra đã là vậy, "nhân sơ tính
bản thiện". Con người Việt Nam, người nông dân Việt Nam luôn trọng đạo
đức, danh dự và tình cảm. Họ quan niệm giữ gìn được đạo đức sẽ giữ được
tính người. Người nơng dân Việt Nam không trọng của cải vật chất hơn đạo
đức, danh dự, tình cảm. Hơn nữa, văn hóa truyền thống làng xã cùng thể chế
chính trị phong kiến ln hướng con người ta đến chỗ coi trọng đạo đức.
Trong cộng đồng làng xã, ngoài các chức sắc, chức dịch, người học hành thi


cử đỗ đạt cao thì người được kính trọng nhất trong làng vẫn là những người
có đạo đức. Có thể nói đạo đức là thước đo quan trọng của nhân cách, là nền

tảng cơ bản của cái đẹp, có thể đánh bật được cái hào nhống bóng bẩy bề
ngồi. Dân gian thường truyền tụng: "Cái nết đánh chết cái đẹp", "Tốt gỗ hơn
tốt nước sơn".
Người nông dân Việt Nam sống trong làng xã rất coi trọng nghĩa tình.
Họ ln nhấn mạnh sự hài hịa giữa tình cảm u thương với nghĩa vụ con
người. Khi mối quan hệ này bị xung khắc, bị thương tổn hoặc thậm chí bị phá
vỡ thì cái tình dù mất, cái nghĩa vẫn cịn. Điều đó đã làm cân bằng cán cân xã
hội, dù mọi vật xoay vần, tạo hóa biến chuyển khơn lường thì cuộc sống
người nông dân ngàn đời nay vẫn tạo được cho mình sự bình n, êm ả riêng
có của nó. Sức mạnh của lối ứng xử Tình - Nghĩa thể hiện rất rõ trong một
khoảng trời rất riêng của mỗi con người - đó là gia đình. Người Việt Nam từ
xưa đến nay ln xem gia đình là vấn đề hệ trọng. Với nền văn minh lúa
nước, sản xuất nhỏ phân tán, người nông dân Việt Nam gắn rất chặt với gia
đình. Gia đình là đơn vị gốc. Gia đình gắn chặt với làng, với nước. Gia
đình truyền thống của người nông dân chịu ảnh hưởng và mang nhiều yếu
tố của một nền sản xuất ngưng đọng đóng kín. Ngồi những qui định chặt
chẽ của pháp luật nhà nước, thì hệ thống hương ước, quy tắc làng xã chi
phối mạnh mẽ đến những quan hệ trong gia đình, dịng tộc. Đó là việc thờ
cúng tổ tiên, kính già yêu trẻ, việc cưới, việc tang... tất cả phải lấy hiếu, lấy
nhân, lấy nghĩa làm đầu.
Tóm lại, những đặc điểm tâm lý nói trên của giai cấp nông dân Việt
Nam được hun đúc, chọn lọc, kế thừa từ đời này qua đời khác, góp phần tạo
nên truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đó là: tình u nước, tinh thần
tự tơn dân tộc, nếp sống cộng đồng tình nghĩa, lối sống giản dị, nhân hậu... Đó
là những yếu tố tâm lý tích cực có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội.


1.2. Những đặc điểm tâm lý truyền thống tiêu cực của giai cấp nông
dân Việt Nam
Tâm lý sản xuất nhỏ manh mún, phân tán, tự túc, tự cấp

Ở mọi thời đại, con người nhờ có hoạt động lao động sản xuất mà tồn
tại. Hoạt động sản xuất chính là phương thức biểu hiện nội dung sống, sự
sáng tạo của con người; còn cách thức sản xuất và sinh sống quy định tâm lý
mỗi cá nhân con người. Trong thời kỳ sản xuất hiện đại, những người lao
động, nhất là công nhân sản xuất cơng nghiệp có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
rất chặt chẽ. Sự phụ thuộc đó do tính chất của sản xuất công nghiệp quy định.
Trái lại, khi trình độ sản xuất thấp kém, sự hợp tác kinh tế lỏng lẻo, rời rạc thì
tính chất của lao động lại tách những người sản xuất ra thành những người lao
động riêng biệt. Đó chính là nét đặc trưng của người lao động nông nghiệp
trong xã hội phong kiến. Tâm lý sản xuất nhỏ manh mún, phân tán, tự túc, tự
cấp là nét tâm lư đặc trưng của người nông dân Việt Nam khi chưa bị cái "tất
yếu kỹ thuật" chi phối.
Nếu như điều kiện lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên như đắp đê điều,
làm thuỷ lợi... chống giặc ngoại xâm đã cố kết cộng đồng chặt chẽ thì ngược
lại, đặc điểm của nền sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán, lại tách rời những
người nông dân với nhau. Hàng ngày, họ làm những công việc như nhau, tồn
tại bên nhau, nhưng hầu như khơng có sự liên kết, ràng buộc hữu cơ nào cả.
Sống trong một cộng đồng làng nhỏ hẹp, nơng dân Việt Nam có quan
hệ gắn bó với nhau theo kiểu cố kết dịng họ. Tâm lý bám làng để an cư lạc
nghiệp cũng ăn sâu vào mỗi người. Cùng với thời gian, những thiết chế làng
xã càng làm cho tâm lý này được củng cố. Trong khi ruộng đất ngày một bị
thu hẹp do dân số gia tăng tự nhiên, đất đai canh tác ngày một thu hẹp do bị
chuyển dần thành đất thổ cư, thì sản xuất của người nơng dân ngày một khó
khăn cũng là lẽ đương nhiên.


Mặt khác, phương thức sản xuất của nền kinh tế tiểu nông riêng rẽ,
manh mún đă dẫn đến phong cách tư duy của người nông dân cũng hết sức
vụn vặt, lẻ tẻ theo kiểu "gà nhà ăn quẩn cối xay", khơng có tầm nhìn xa, trơng
rộng, khơng có tính chiến lược. Cách tư duy, cách nghĩ, cách nhìn đó, cùng

với mảnh ruộng, cái cày càng cột chặt người nông dân trong lũy tre làng, yên
phận với cuộc sống đơn giản, nghèo khó đời này qua đời khác, xốy con
người vào cái vịng luẩn quẩn, kém tính tổ chức, kỷ luật, xa lạ với lối tư duy
của văn minh công nghiệp, thích sự ổn định, an phận, dễ rơi vào tâm lý thiển
cận, thực dụng, tư duy theo chủ nghĩa kinh nghiệm, khó tiếp thu cái mới, ngại
đổi mới. Từ phong cách tư duy dẫn đến một lối ứng xử co cụm "đèn nhà ai,
nhà nấy rạng" hay "cháy nhà hàng xóm bình chân như vại" thiếu tinh thần hợp
tác ở một bộ phận nông dân. Nét tâm lý này là hệ quả tất yếu của nền sản xuất
phát triển ở tŕnh độ thấp.
Bảo thủ, thiên về tư duy kinh nghiệm, trực giác, hạn chế sự phát triển
của tư duy lôgic và khoa học
Nông dân Việt Nam là cư dân vùng sơng nước, lấy trồng trọt làm nghề
lao động chính. Cuộc sống, sản xuất của họ phụ thuộc rất nhiều vào thiên
nhiên, thời tiết, khí hậu và rất nhiều các điều kiện tự nhiên khác. Đặc điểm
này đến lượt nó lại chi phối ln trạng thái khép kín trong các quan hệ xã hội,
trong phương pháp tư duy của người nông dân. Nếu như ở trong xã hội hiện
đại, sản xuất và nhu cầu thị trường là hai mặt tác động tích cực lẫn nhau thì
trong xã hội truyền thống của người nơng dân, nhu cầu trao đổi, bn bán
hàng hóa trên thị trường lại chưa phát triển. Vì vậy, tất yếu sản xuất cũng
không phát triển. Đối với người nông dân ở đây, họ chỉ cần đảm bảo những
nhu cầu sống sinh hoạt tối thiểu theo kiểu "cơm 3 bát, áo 3 manh, đói khơng
xanh, rét khơng chết". Do đó, trí tuệ, tư duy của họ cũng khơng phát triển,
khơng được mở mang.


Sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán đã khiến cho sự phân công lao động
và các quan hệ xã hội ở nông thôn Việt Nam kém phát triển. Người nông dân
sống và làm việc theo những tập quán cổ truyền, bám chắc vào cái cũ mà
không dám thử nghiệm những cái mới. Người nơng dân bằng lịng với cuộc
sống đạm bạc, bình ổn, tạm đủ với suy nghĩ "đói nằm co cịn hơn ăn no phải

làm". Họ ít quan tâm và thậm chí khơng muốn quan tâm đến những cái mới
diễn ra ngoài phạm vi hoạt động nhỏ hẹp của họ. Từ đời cha đến đời con, họ
"cày cấy trên mảnh đất của mình hồn tồn theo lối thơ sơ cũ của ông cha họ
và chống lại mọi điều mới mẻ với sự ngoan cố vốn có của những người nô lệ
của tập quán trải qua bao nhiêu đời kiếp vẫn khơng thay đổi". Chính vì vậy,
theo thời gian, họ càng trở nên bảo thủ ghê gớm. Hậu quả cuối cùng là tâm lý
bảo thủ đă đưa người nông dân đến chỗ lạc hậu, thụt lùi quá xa so với bước
tiến chung của cả xă hội.
Mặt khác, trong truyền thống Việt Nam, giáo dục mặc dù rất được coi
trọng, song lại chỉ chú trọng giáo dục đạo đức, văn chương mà ít chú trọng
giáo dục về sản xuất, dạy nghề, về khoa học tự nhiên, kỹ thuật - công nghệ.
Do đó, người nơng dân khơng được giáo dục tri thức về khoa học tự nhiên, về
sản xuất, dạy nghề nên người nông dân phải dựa vào tri thức kinh nghiệm là
chủ yếu. Trong cái vòng luẩn quẩn ấy, sản xuất cho người ta kinh nghiệm,
kinh nghiệm lại được áp dụng vào sản xuất... Và tư duy kinh nghiệm đă trở
thành truyền thống. Rõ ràng, do sản xuất ở trình độ thủ cơng, lạc hậu nên
nhận thức cảm tính, tư duy kinh nghiệm đă trở thành thói quen trong đời sống
người nông dân. Người nông dân suy nghĩ, hành động, ứng xử và cảm nhận
mọi việc bằng trực giác, bằng kinh nghiệm chứ không phải bằng tư duy.
Nền kinh tế tiểu nông kém phát triển tất yếu suy nghĩ của người nơng
dân chỉ bó hẹp trong khn khổ những cơng việc bình thường, lặng lẽ, lặp đi,
lặp lại ngày này qua ngày khác. Cái nhìn của họ khơng vượt xa hơn những
mảnh ruộng nhỏ hẹp - nơi họ cày cấy và lũy tre làng nơi họ sinh sống. Tư duy


của nông dân Việt Nam trong xã hội phong kiến thực sự xa lạ với lối tư duy
duy lý, tư duy thực nghiệm, tư duy khoa học. Đó là một hạn chế lớn trong tâm
lý nông dân, cản trở họ trong quá trình mở cửa hội nhập và giao lưu với quốc
tế để phát triển.
Tâm lư hẹp hòi, vị kỷ, phường hội, bè phái, cục bộ địa phương

Tình yêu đất nước, tính cố kết cộng đồng vốn là truyền thống tốt đẹp
của người Việt Nam ta nói chung và người nơng dân nói riêng. Tuy nhiên,
tính cố kết cộng đồng đậm nét, bền chặt ở người nông dân là cơ sở cũng tạo ra
chủ nghĩa bình quân cào bằng về mọi mặt quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm.
Mặt khác, phương thức sản xuất manh mún, phân tán, sản xuất tự cấp, tự túc,
phương pháp canh tác cổ truyền được kế thừa từ đời này sang đời khác, người
nông dân sản xuất chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân và cộng
đồng gia đình nhỏ hẹp của họ càng làm cho mối quan hệ của họ chỉ dừng ở
mối quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm, làm cho người nông dân cô lập với
nhau, biệt lập, riêng lẻ, khơng liên hệ với nhau. Thêm vào đó, sự kém phát
triển của cơ sở hạ tầng, của phương tiện giao thơng cùng với cuộc sống bấp
bênh, nghèo khó đã kìm hãm họ mở rộng mối quan hệ với các địa phương,
các vùng, các miền khác, đó là căn nguyên tồn tại tính đố kỵ, tâm lý hẹp hịi,
vị kỷ, phường hội, bè phái, cục bộ địa phương của người nơng dân Việt Nam.
Với cái nhìn thiển cận trong phạm vi của người tư hữu nhỏ, người nông dân
Việt Nam khơng thể nhìn xa, trơng rộng, chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, lợi
ích cục bộ, khơng nhìn thấy lợi ích lâu dài, lợi ích tồn bộ.
Thêm vào đó, nơng dân ở từng vùng, từng miền trên đất nước Việt Nam
có những phong tục, tập qn, lối sống, tính cách, tâm lý riêng, cho nên sự
hịa đồng khơng phải bao giờ cũng thuận lợi, trong nhiều trường hợp cịn có
sự khác biệt giữa xã này với xã khác, tỉnh này biệt lập với tỉnh khác. Thậm
chí, ngay cả trong phạm vi một làng thì xóm này cũng biệt lập với xóm khác,
họ này cũng biệt lập với họ khác. Đây là mảnh đất tốt để tâm lý bè phái,


phường hội, cục bộ địa phương nảy sinh và phát triển. Cũng từ đó xuất hiện
tâm lư đố kỵ, hẹp hịi, vị kỷ, níu kéo... trong những cộng đồng nơng dân nhỏ
hẹp như: gia đình, họ hàng, làng xóm.... Lâu dần, tâm lý hẹp hòi, vị kỷ,
phường hội, bè phái, cục bộ địa phương trở thành một đặc trưng tâm lý của
nơng dân Việt Nam, nó chi phối hành vi, thái độ, cách ứng xử hàng ngày của

họ. Tâm lý bảo thủ, hẹp hòi, vị kỷ, phường hội, bè phái, cục bộ địa phương...
đưa tới cho người nơng dân thói quen trọng lệ hơn luật.
Như vậy, tâm lý hẹp hòi, vị kỷ, phường hội, bè phái, cục bộ địa phương
của người nơng dân có ảnh hưởng rất lớn khơng chỉ tới quá tŕnh phát triển của
mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng tới từng vùng, miền, và cả dân tộc. Nó kìm hãm
sự mở rộng tầm nhìn và các mối quan hệ của người nơng dân Việt Nam, kìm
hãm sự tiến bộ của cộng đồng cư dân nông thôn và của cả cộng đồng xã hội.
Tóm lại, tâm lý nơng dân Việt Nam trong lịch sử là một hiện tượng rất
phức tạp với nhiều sắc thái tâm lý đa dạng cái xấu, cái tốt, cái tích cực, cái tiêu
cực được hòa quyện, đan xen vào nhau. Bên cạnh lòng yêu nước, ý chí tự lực,
tự cường, tinh thần đồn kết cộng đồng, yêu lao động, cần cù trong cuộc sống;
trọng đạo đức, trọng danh dự, trọng tình cảm vốn là những đặc trưng tâm lý
tích cực, người nơng dân Việt Nam cịn mang trong mình những đặc trưng tâm
lý tiêu cực như: tâm lý sản xuất nhỏ manh mún, phân tán; bảo thủ, thiên về tư
duy kinh nghiệm, hạn chế sự phát triển của tư duy lơgíc, tư duy khoa học; hẹp
hòi vị kỷ, bè phái, phường hội, cục bộ địa phương; trọng lệ hơn luật... Đó là
tính lưỡng diện trong đời sống tinh thần ở làng xã nông thôn Việt Nam.
2. Những biến đổi tâm lý của giai cấp nông dân Việt Nam trong điều
kiện kinh tế thị trường hiện nay
Hơn 20 năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, cũng là thời gian
chúng ta dần đoạn tuyệt với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp để chuyển
sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên, do đặc điểm nước ta quá độ lên CNXH, bỏ
qua giai đoạn phát triển TBCN, từ một nước có nền kinh tế tiểu nông, lạc hậu


là phổ biến, do đó nền kinh tế chúng ta đang xây dựng chưa phải là nền kinh
tế thị trường XHCN với đầy đủ ý nghĩa đích thực của nó, mà là một nền kinh
tế thị trường còn sơ khai, chưa đồng bộ, mang tính quá độ. Tính chất quá độ
này thể hiện trên hai khía cạnh: nền kinh tế thị trường chưa thoát thai khỏi
những đặc điểm của kinh tế thị trường TBCN; nền kinh tế này bước đầu đã

mang những yếu tố XHCN. Chính đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp tới bộ
mặt nông thôn, kéo theo những biến đổi trong đời sống tâm lý của người nông
dân Việt Nam theo hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực.
2.1. Những biến đổi tâm lý nông dân Việt Nam theo hướng tích cực
Thứ nhất, những biến đổi tích cực về nhu cầu và định hướng giá trị
Nếu như trong thời bao cấp, hay trong thời chiến tranh, nhu cầu của
người nơng dân cịn khá đơn giản thì nay do tác động của kinh tế thị trường
mà chúng trở nên đa dạng, phong phú cả về số lượng và chất lượng như: Nhu
cầu điều chỉnh và tăng thêm diện tích ruộng đất, nhu cầu đầu tư cho sản xuất,
nhu cầu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần ngày càng tăng, nhu cầu về
thẩm mỹ và nhu cầu về tâm linh cũng có sự thay đổi.
Ngồi ra, từ khi đổi mới, người nơng dân Việt Nam cịn có những thay
đổi khác về mặt định hướng giá trị. Họ đã định hướng mạnh hơn đến giá trị sở
hữu cá thể. Đây là nét rất mới trong tâm lý người nơng dân, vì trước đó, trong
cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp, sở hữu cá thể không được coi
trọng, việc chăm lo tới lợi ích cá nhân người nơng dân ít có điều kiện thực
hiện, thêm vào đó chủ nghĩa bình qn đã thủ tiêu mọi khả năng vươn lên làm
giàu của mỗi người nơng dân. Chính vì vậy, trong thang giá trị truyền thống
đã có sự xáo trộn, người nông dân Việt Nam ưu tiên giá trị biết cách làm giàu
chính đáng, đề cao các giá trị kinh tế.
Thứ hai, những biến đổi tích cực về tâm trạng và niềm tin


Dưới sự tác động của kinh tế thị trường, trong khu vực cư dân nông
thôn đã xuất hiện những biến đổi tích cực ở phương diện tâm trạng và niềm
tin của người nơng dân. Có thể được khái qt trên mét số điểm cơ bản sau:
Một là, nền kinh tế thị trường với tính chất cạnh tranh đã huy động
được nhiều tiềm năng trí tuệ, năng lực của con người mà trước đây trong thời
bao cấp nó dường như bị bỏ qn. Nơng dân có tâm trạng phấn khởi, n tâm
đầu tư, tiến hành sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn. Ở nông thôn ngày

càng xuất hiện nhiều tỷ phú biết làm kinh tế giỏi.
Hai là, các thiết chế chính trị được đổi mới theo hướng mở rộng dân
chủ khiến cho sự dịch chuyển của các định hướng giá trị ngày càng hoàn
thiện. truyền thống yêu quê hương, đất nước, yêu lao động được củng cố và
phát huy mạnh mẽ. Những khái niệm yêu nước, yêu lao động, cần cù trong
cuộc sống được mở rộng và thêm vào những nội dung mới như có ý chí tự
lực, tự cường, vươn lên trong cuộc sống, ham học tập, tìm tịi, thử nghiệm,
năng động sáng tạo, quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, biết làm giàu
cho bản thân, cho quê hương, cho đất nước.
Nhìn chung, tâm lý của người tiểu nông sản xuất nhỏ, tự túc, tự cấp đã
và đang chuyển dần thành tâm lý của người nông dân sản xuất hàng hóa cho
thị trường. Cũng chính vì vậy mà tâm lý bảo thủ, kinh nghiệm chủ nghĩa ít
nhiều được hạn chế. Cách suy nghĩ theo lối ước lệ, ang áng, thiếu đầu óc tổ
chức hành động thực tế dần được thay thế bằng cách suy nghĩ lơgíc, khoa học,
sát thực tế. Đặc biệt là xu hướng mở cửa, hội nhập của nền kinh tế dưới tác
động của cơ chế thị trường đã khiến cho người nông dân không chỉ quan tâm
tới pháp luật hơn và thói quen trọng lệ hơn luật cũng có phần mờ nhạt mà cịn
chuyển từ xu hướng tâm lý hướng nội, khép kín sang xu hướng tâm lý hướng
ngoại, giao lưu, mở cửa, hội nhập, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường
và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn hiện nay.
2.2. Những biến đổi tâm lý nông dân Việt Nam theo hướng tiêu cực


Trong điều kiện kinh tế thị trường, bên cạnh sự biến đổi và xuất hiện
những trạng thái và thuộc tính tâm lý của người nơng dân Việt Nam có ý
nghĩa tích cực đã nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng đáng kể đến suy
nghĩ và hành vi của họ. Có thể khái quát những biến đổi tâm lý nông dân Việt
Nam theo hướng tiêu cực trên các phương diện chủ yếu sau:
Thứ nhất, hững tiêu cực phản ánh qua nhu cầu và định hướng giá trị
Kinh tế thị trường đã làm nhu cầu của người nông dân Việt Nam biến

đổi theo hướng đa dạng phong phú hơn. Bên cạnh những nhu cầu tiến bộ, lành
mạnh cũng nảy sinh tâm lý thích phơ trương hình thức, đặc biệt trong cưới
xin, ma chay, hội hè, đình đám. Rõ ràng, những nhu cầu này một mặt do ảnh
hưởng tâm lý truyền thống của người tiểu nơng thích hình thức, mặt khác là
sản phẩm tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường hay là sự lai căng những
giá trị ngoại lai, xa lạ với văn hóa, tập qn của nơng dân và điều kiện kinh tế
còn nghèo của đất nước.
Bên cạnh đó, kinh tế thị trường khơng chỉ góp phần làm rạn nứt sự bền
vững của một số giá trị truyền thống đã tỏ ra bất cập với thời đại, mà còn làm
nảy sinh sự lựa chọn giá trị theo những khuynh hướng phức tạp. Có thể nhận
thấy hai khuynh hướng nổi bật khác nhau sau:
Một là, tìm cách quay lưng lại với những giá trị hiện đại, trở về tìm
cách bảo lưu giá trị truyền thống theo lối "bảo thủ".
Hai là, đối lập với khuynh hướng thứ nhất là chạy theo những giá trị
của thị trường một cách cực đoan, chối bỏ những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Thứ hai, những tiêu cực trên phương diện tâm trạng và niềm tin
Mặt trái của kinh tế thị trường cùng với những sai lầm chủ quan trong
một số chủ trương chính sách của nhà nước là nguyên nhân xuất hiện tâm
trạng thờ ơ chính trị, thờ ơ với thời cuộc, chỉ lo vun vén cá nhân. Thêm vào
đó tình trang ngại đấu tranh, va chạm, co cụm, dĩ hòa vi quý... cũng đang là
những biểu hiện về tâm trạng của một bộ phận nông dân Việt Nam hiện nay.


Rõ ràng, quy luật cạnh tranh cùng những nhân tố khác của nền kinh tế
thị trường đã khiến cho chủ nghĩa cá nhân, hẹp hòi vị kỷ, cục bộ địa phương
trong tâm lý nông dân phát triển. Một bộ phận nơng dân, vì lợi ích riêng đã
chà đạp lên những giá trị truyền thống văn hóa, bất chấp lợi ích của cộng
đồng họ hàng, làng xã. Tinh thần đoàn kết, tính cố kết cộng đồng có phần bị
giảm sút, các chuẩn mực đạo đức bị đảo lộn, đạo đức, danh dự, tình cảm có
phần bị xem nhẹ, đức tin tơn giáo phát triển.

Tóm lại, dưới tác động của kinh tế thị trường, tâm lý giai cấp nơng dân
Việt Nam có những biến bổi mạnh mẽ, trong đó có sự đan xen cả cái tích cực
và tiêu cực, cái tốt và cái xấu song xu hướng chung là những cái tích cực, cái
tốt đang dần chiếm ưu thế, trở thành những giá trị tinh thần thúc đẩy người
nơng dân tích cực, hăng say trong sản xuất, lao động, đóng góp vào sự nghiệp
đổi mới của đất nước.
3. Ý nghĩa của vấn đề trong giáo dục, huấn luyện bộ đội hiện nay
Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của giai cấp nông dân Việt Nam có ý
nghĩa hết sức quan trong đối với công tác giáo dục, huấn luyện bộ đội ở đơn
vị hiện nay. Bởi lẽ, đại đa số hạ sĩ quan, chiến sĩ ở đơn vị đều xuất thân từ
giai cấp nơng dân. Họ chịu ảnh hưởng cả về mặt tích cực và tiêu cực của
những đặc điểm tâm lý nông dân mà họ mang theo trước khi gia nhập quân
đội. Nhưng do được sống trong môi trường chiến đấu, phục vụ chiến đấu và
sản xuất trong sự giao lưu với đồng chí, đồng bào, đồng nghiệp, những đặc
tính tiêu cực ở người nông dân hầu như đã được đổi thay. Lối sống quân sự và
sinh hoạt tập thể của người lính, của người thanh niên xung phong, của người
cơng nhân quốc phòng, kể cả những dân quân tự vệ, những người cịn làm
việc ở hậu phương… đã có tác dụng cải tạo những đặc điểm tính cách của họ
và tạo lập những định khuôn mới. Từ người nông dân vốn tùy tiện, thiếu tổ
chức, thiếu kỷ luật, được chăng hay chớ…đã được định khn theo mơ hình
nhân cách chiến sĩ có tổ chức, có kỷ luật. Từ người nơng dân vốn tự khép


mình sau những lũy tre làng, cục bộ, bản vị, mạng đậm tâm lý truyền thống,
phường hội, phe giáp, làng xã…đã trở thành những anh bộ đội khoáng đạt,
rộng mở, coi Tổ quốc là quê hương, coi đồng chí, đồng đội là anh em, coi
nhân dân là ruột thịt. Từ người nơng dân vốn lẩn khuất mình, che giấu mình
trong cộng đồng làng xã, thường rụt rè, e ngại, không bộc lộ mình trước đám
đơng, đã trở thành những nhân cách có nhận thức sâu - rộng, có ý chí lớn, có
tình cảm mạnh, tự khẳng định mình bằng những hành động trong sáng cao

đẹp trong chiến đấu và trong quan hệ với nhân dân.
Hiện nay, những quân nhân có thành phần xuất thân từ nông dân đang
phục vụ trong quân đội về cơ bản vẫn khẳng định được năng lực của mình
trên các cương vị cơng tác. Tuy nhiên, do thành phần xuất thân từ nông dân,
nhất là những hạ sĩ quan - chiến sĩ ở những miền quê xa xơi, hẻo lánh cịn
mang nặng những nét tâm lý tiêu cực của người nông dân truyền thống, ảnh
hưởng không nhỏ đến sự hình thành, phát triển nhân cách quân nhân, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Những biểu hiện
tâm lý tiêu cực có thể kể đến là:
Do phạm vi giao lưu hạn chế, nên thiếu tầm nhìn xa, trơng rộng, thấy
trước mắt, không thấy lâu dài, thấy bộ phận, không thấy toàn cục.
Địa phương chủ nghĩa, cục bộ bản vị, khép kín trong nội bộ làng xã,
thiên vị với họ mình, làng mình, vùng q của mình…
Tùy tiện, vơ tổ chức, thiếu kỷ luật, được chăng hay chớ, đánh trống bỏ
dùi, ưa nhàn nhã, thích hội hè, khơng q trọng thời gian.
Bình qn chủ nghĩa, chia đều, hịa tan vào cộng đồng, dựa dẫm vào số
đơng, ít bộc lộ cá tính, thiếu ý chí vươn lên, thiếu trách nhiệm cá nhân.
Coi trọng kinh nghiệm của bản thân. Ngại học tập, ngại áp dụng tri thức
khoa học mới, dễ bằng lòng với chính mình
Khả năng tư duy trừu tượng, tư duy lý luận hạn chế.


Thiếu tự tin vào chính bản thân mình. Thiếu chủ động trong công việc,
trông chờ, ỷ lại vào tập thể, vào người khác.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về đặc điểm tâm lý của giai cấp nông
dân Việt Nam có thể rút ra một số vấn đề có ý nghĩa trong giáo dục, huấn
luyện cho quân nhân có thành phần xuất thân là nông dân trong quân đội ta
hiện nay như sau:
Thứ nhất, nhận thức đúng mặt mạnh và hạn chế của quân nhân có
thành phần xuất thân là nơng dân để có biện pháp giáo dục, huấn luyện

phù hợp.
Người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cần có quan điểm khách quan khi đánh
giá nhân cách quân nhân có thành phần xuất thân là nông dân. Cụ thể là cần
đánh giá đúng những ưu điểm và hạn chế của họ về những đặc điểm tâm lý để
có biện pháp bồi dưỡng, phát triển. Cần tránh có cái nhìn định kiến, cào bằng
giữa quân nhân là nông dân với các thành phần giai tầng khác. Để đánh giá
chính xác nhân cách của họ cần nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện và
sâu sắc từ hồ sơ lý lịch, văn hóa vùng miền nơi họ sinh sống, thơng qua q
trình huấn luyện, giáo dục và hoạt động nhất định, đặc biệt chú ý tới những
bộc lộ thiên hướng của họ, ảnh hưởng của những đặc điểm tâm lý tiêu cực
tới q trình thực hiện nhiệm vụ, từ đó lựa chọn sáng tạo những phương
pháp giáo dục, huấn luyện thích hợp, nhằm khơi dậy, tạo điều kiện thuận
lợi cho những chức năng tâm lý đặc trưng phù hợp với từng loại hoạt động
cụ thể được phát triển.
Thứ hai, tổ chức chặt chẽ hoạt động huấn luyện quân sự, rèn luyện
kỷ luật xây dựng nếp sống chính qui.
Một trong những đặc điểm tâm lý tiêu cực của người quân nhân xuất
thân từ nơng dân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhân cách của họ
trong hoạt động quân sự là tùy tiện, vô tổ chức, thiếu kỷ luật, được chăng hay
chớ, đánh trống bỏ dùi, ưa nhàn nhã, thích hội hè, khơng q trọng thời gian.


Do vậy, người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cần nhận thức sâu sắc vấn đề này, từ
đó tổ chức chặt chẽ hoạt động huấn luyện quân sự, rèn luyện kỷ luật xây dựng
nếp sống chính qui trong đơn vị chính là tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi
cho họ hình thành và phát triển những phẩm chất tâm lý nhân cách phù hợp
với hoạt động quân sự. Bởi vì, chính trong q trình hoạt động, những phẩm
chất nhân cách được củng cố thêm, những thuộc tính mới được hình thành và
những tiền đề bẩm sinh chưa được hồn thiện cũng dần dần được hồn thiện
thêm. Chính vì vậy, đưa quân nhân vào hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm

lý của họ là điều kiện cần thiết nhân cách hình thành, phát triển. Trong hoạt
động người quân nhân có dịp để tự kiểm tra mình, thấy được chỗ mạnh yếu
của mình trong lĩnh vực đó, từ đó họ thấy cần phải cố gắng ở mặt nào đó để
đạt kết quả cao hơn. Ngược lại, những thành tích đạt được càng kích thích
tính tích cực hoạt động , tăng thêm sự ham thích cơng việc, thơi thúc họ nỗ
lực ý chí để đạt được kết quả cao hơn nữa. Chính trong hoạt động quân sự và
xây dựng nếp sống chính qui của đơn vị, các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được
củng cố và phát triển, các chức năng tâm lý - sinh lý phù hợp được kích thích
khơi dậy và củng cố một cách vững chắc hơn, được khái qt cao hơn, những
động hình cũ khơng phù hợp với hoạt động quân sự dần dần bị loại bỏ.
Thứ ba, nâng cao chất lượng giáo dục, huấn luyện, bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho quân nhân.
Do điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện địa lý, những qn nhân là
nơng dân thường ít có điều kiện học tập nghiên cứu nên trình độ nhận thức
của họ có phần hạn chế hơn những quân nhân khác. Mặt khác họ còn chịu ảnh
hưởng khá nặng tâm lý nông dân là coi trọng kinh nghiệm của bản thân; ngại
học tập, ngại áp dụng tri thức khoa học mới, dễ bằng lịng với chính mình;
khả năng tư duy trừu tượng, tư duy lý luận hạn chế. Vì vậy để phát triển năng
lực hoạt động quân sự, cán bộ các cấp cần quan tâm chăm lo trang bị đầy đủ,
tỉ mỉ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho họ hơn các đối tượng khác


trong đơn vị. Cụ thể, cần phải trang bị cho họ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
tương ứng với chuyên môn mà họ đảm nhiệm. Không những vậy, mà cần phải
cung cấp vốn tri thức chung, vốn hiểu biết sâu rộng làm cơ sở vững chắc cho
sự phát triển năng lực hoạt động quân sự. Đảm bảo cho nhân cách quân nhân
được phát triển một cách toàn diện, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo cho người quân nhân ở bất kỳ cương vị
nào, điều kiện hoàn cảnh nào, dù xuất thân từ thành phần nào cũng hoàn
thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao.

Thứ tư, động viên, giúp đỡ quân nhân xóa bỏ mặc cảm, tự ty, phát
huy tinh thần tự giác trong tự giáo dục rèn luyện phát triển những phẩm
chất nhân cách của mình.
Phát huy tính tích cực, tự giác của cá nhân là một trong những yếu tố
quan trọng của sự phát triển nhân cách. Thực tế đã chứng minh, dù được giáo
dục huấn luyện tốt, được sự quan tâm của tập thể nhưng cá nhân khơng tích
cực tự giác giáo dục, rèn luyện thì nhân cách không phát triển được. Đối với
mỗi quân nhân, chỉ có tích cực, tự giác, với ý thức tự hồn thiện mình, có
trách nhiệm cao trong nhiệm vụ được phân cơng thì những phẩm chất nhân
cách mới có điều kiện phát triển, những năng lực mới được hình thành, mới
có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay.
Quân nhân xuất thân từ nơng dân thường có tâm lý e dè, thiếu tự tin
vào chính bản thân mình. Thiếu chủ động trong công việc, trông chờ, ỷ lại
vào tập thể, vào người khác. Do vậy để bồi dưỡng, phát triển nhân cách cho
họ cần động viên, giúp đỡ quân nhân xóa bỏ mặc cảm, tự ty, phát huy tinh
thần tự giác trong tự giáo dục rèn luyện phát triển những phẩm chất nhân cách
của mình.


KẾT LUẬN
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cùng với những thành tựu
của công cuộc đổi mới đã khẳng định vị trí khơng thể thiếu của giai cấp nơng
dân Việt Nam. Có thể nói, truyền thống văn hóa dân tộc, những đặc điểm tâm
lý tiêu biểu của dân tộc đều được tạo nên từ người nông dân Việt Nam. Do đó,
nghiên cứu đặc điểm tâm lý của giai cấp nơng dân hiện nay có ý nghĩa vơ
cùng quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong hoạch định chính sách, chiến
lược phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Có
thể thấy, tâm lý giai cấp nơng dân Việt Nam được hình thành, phát triển dưới
sự tác động của hàng loạt nhân tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội gắn kết

với nhau qua hàng ngàn năm lịch sử nên khá bền vững. Cho đến nay, những
đặc điểm tâm lý truyền thống mặc dù có những biến đổi mạnh mẽ nhưng cịn
phức tạp, thường đan xen giữa những mặt tích cực và mặt tiêu cực. Do đó,
nghiên cứu tâm lý nơng dân Việt Nam phải xem xét toàn diện cả hai mặt đó
để có cơ sở khách quan đưa ra những giải pháp đúng đắn nhằm xây dựng đời
sống mới cho nông dân, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới nông nghiệp
và nông thôn hiện nay. Nghiên cứu đặc điểm tâm lý giai cấp nơng dân Việt
Nam cịn có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục, huấn luyện bộ đội ở đơn vị
hiện nay. Bởi lẽ, đại đa số hạ sỹ quan, chiến sĩ đều xuất thân từ nông dân nên
cịn mang trong mình những đặc trưng tâm lý của giai cấp nông dân. Nghiên
cứu nhận rõ những ưu điểm, khuyết điểm, những nét tích cực và tiêu cực
trong tâm lý của họ là cơ sở để lãnh đạo, chỉ huy đơn vị có biện pháp giáo
dục, huấn luyện phù hợp nhằm phát triển nhân cách của họ đáp ứng yêu cầu
hoạt động quân sự, từ đó xây dựng đơn vị vững mạnh tồn diện, ln ln sẵn
sàng chiến đấu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hiệp (chủ biên), Tâm lý học xã hội – Mấy vấn đề lý luận, Nxb
KHXH, H 1991.
2. Trần Hiệp (chủ biên), Tâm lý học xã hội – Những vấn đề lý luận,
Nxb KHXH, H 1997.
3. Vũ Dũng (chủ biên), Tâm lý học xã hội, Nxb KHXH, H2000.
4. Vũ Dũng, Tâm lý học xã hội – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Từ điển Bách khoa, H 2011.
5. Phương Kỳ Sơn, Tâm lý học xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb CTQG, H 2000.
6. Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Sự thật, H 1990.
7. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1990.
8. Nguyễn Đình Gấm, Những vấn đề tâm lý xã hội trong sự nghiệp

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb CTQG, H 2003.



×