Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HIỆN NAY pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.16 KB, 12 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HCM
TIỂU LUẬN
SỨ MỆNH LỊCH SỬ
CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HIỆN NAY
Sinh vien:
Lớp: KT11CT
MSSV: 11510108364
Cần Thơ, Tháng 4 /2012
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THÁI
KINH TẾ - XÃ HỘI
HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về hình thái kinh tế xã
hội.
Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lich sử dùng để chỉ
xã hội ở những giai đoạn phát triển, những hình thái khác nhau và những hình thái
cụ thể của sự vận động xã hội, là một chỉnh thể thống nhất của cơ sở kinh tế và
kiến trúc thượng tầng, thích ứng với một giai đoạn nhất định của sự phát triển của
lượng sản xuất.
Hình thái kinh tế xã hội bao gồm hình thái kinh tế, hình thái chính trị và hình
thái ý thức, đó là sự thống nhất lịch sử cụ thể. Hình thái kinh tế là cơ sở của hình
thái xã hội, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đến sự phát
triển của xã hội từ thấp đến cao.
Mác và Lênin đã thường sử dụng phạm trù " hình thái xã hội" và hình thái "
kinh tế - xã hội " với ý nghĩa tương đồng, đồng thời cũng đã giải thích về " tổng
hòa quan hệ sản xuất ", đó là phương diện cơ bản của hình thái kinh tế xã hội. Và
kiến trúc thượng tầng được dựng trên cơ sở kinh tế là bộ phận không thể phân cắt
của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Một hình thái xã hội nhất định nói
chung đều phải lấy hình thức chế độ xã hội để biểu hiện ra. Xã hội loài người ngày
càng không ngừng phát triển , sự biến đổi và tiến bộ có tính căn bản của xã hội là


thông qua bằng việc thực hiện thay thế các quan hệ sản xuất ấy.
Có thể nói rằng: Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có
cấu trúc phức tạp trong đó các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng, tác
2
động qua lại lẫn nhau và thống nhất với nhau. Trong đó quan hệ sản xuất là tiêu
chuẩn khách quan để phân biệt với các chế độ xã hội khác.

2. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch
sử tự nhiên.
Xã hội loài người đã phải trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau.
Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vân động, phát triển khách quan của xã hội
C.Mác đã đi đến kết luận : " Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là
một quá trình lịch sử tự nhiên ".
Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống trong đó các mặt không ngừng tác
động qua lại lẫn nhau để tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách quan
của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định đến kiến trúc thượng
tầng và các quy luật xã hội khác. Chính sự tác động khách quan đó mà các hình
thái kinh tế - xã hội luôn vận động và phát triển từ thấp đến cao.
Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển đó đã quyết định đến sự thay đổi của quan
hệ sản xuất. Khi quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay
đổi theo, và do đó mà hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng hình thái
kinh tế xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn. Qúa trình đó được diễn ra một cách khách
quan chứ không phải theo một ý muốn chủ quan. Theo quan niệm của V.I.Lênin thì
:" Chỉ có đem những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem những
quan hệ sản xuất vào hình thai kinh tế xã hội ".
Trong toàn bộ tiến trình lịch sử phát triển xã hội loài người, sự thay thế và
phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ

phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và cuối cùng là đến xã hội cộng sản. Có được
sự phát triển như vậy là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó
quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
quy luật cơ bản nhất. Đúng như C.Mác đã viết :" Toàn bộ những quan hệ sản xuất
ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên
một kiến trúc thượng tầng pháp lí về chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất
định tương ứng với cơ sở hiện thực đó.
3
Như vậy xét trong nội bộ phương thức sản xuất thì quan hệ sản xuất là hình
thức phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng xét trong tổng thể các quan hệ xã hội
thì các quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội, tức là cơ sở hiện thực
mà trên đó hình thành nên kiến trúc thượng tầng tương ứng.
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm về chính trị, pháp quyền,
triết học đạo đức, tôn giáo… cùng với những thiết chế xã hội như nhà nước, đảng
phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất
định. Như vậy, trong một xã hội có giai cấp thì kiến trúc thượng tầng cũng mang
tính giai cấp, trong đó nhà nước có vai trò cực kì quan trọng. Đó là tiêu biểu cho
chế độ chính trị của một xã hội nhất định. Nhờ có nhà nước mà giai cấp thống trị
mới thực hiện được sự thống trị của mình về tất cả các mặt trong đời sống xã hội.
Giữa các mặt trong đời sống xã hội thống nhất biện chứng với nhau tạo thành
các xã hội cụ thể tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Các xã hội cụ thể đó
được chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng đẻ chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất
định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình
độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng
được xây dựng trên những trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới
có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh
tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
Sự tác động khách quan của các quy luật đã làm cho các hình thái kinh tế -
xã hội phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao - đó là con đường phát triển chung
của nhân loại. Song con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ chi phối bởi

các quy luật chung ấy mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính
trị, về truyền thống, văn hóa, điều kiện quốc tế … Chính vì vậy mà lịch sử phát
triển của nhân loại là hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi một dân tộc đều có một
nét độc đáo riêng trong lịch sử phát triển của mình. Có những dân tộc lần lượt trải
qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, nhưng cũng có những dân tộc bỏ
qua một hay một hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Tuy nhiên việc bỏ qua đó cũng
diễn ra theo một quá trình lịch sử - tự nhiên, chứ không theo một ý muốn chủ quan.
Như vậy sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử -
tự nhiên của sự phát triển xã hội. Qúa trình đó không những diễn ra theo con đường
4
phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua trong những điều kiện nhất định,
một hoặc một vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
3. Gía trị khoa học của lí luận hình thái kinh tế - xã hội.
Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội.
Sự ra đời học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã đưa lại cho khoa học một phương
pháp nghiên cứu thực sự khoa học. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã chỉ ra :
Sản xuât vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, và phương thức sản xuất quyết định
đến các mặt của đời sống xã hội, cho nên không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng từ
ý chí chu quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội mà
phải xuất phát từ phương thức sản xuất
Học thuyết cũng chỉ ra rằng : Xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu
nhiên, máy móc giữa các cá nhân với nhau mà là một cơ thể sống động, các mặt
thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó quan hệ sản xuất
là quan hệ cơ bản quyết định đến các quan hệ xã hội khác, đó còn là tiêu chuẩn
khách quan để phân biệt các chế độ xã hội, để phân kì lịch sự một cách đúng đắn
và khoa học
Học thuyết còn chỉ ra : Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một
quá trình lịch sử - tự nhiên, tức là diễn ra theo các quy luật khách quan, chứ không
theo một ý muốn chủ quan nào cả. Vì thế cho nên V.I.Lênin đã quan niệm rằng : "
Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng, một cơ thể mà muốn

nghiên cứu thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu
thành một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, và cũng cần phải nghiên cứu những
quy luật vận hành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội đó.
Ngày nay có quan điểm cho rằng cần thay thế lý luận đó bằn cách tiếp cận
khác ,nhất là cách tiếp cận theo nền văn minh.Ông Alvin Toffler ,nhà tương lai học
nổi tiếng người Mĩ,ông phân chia lịch sử nhân loại thành ba nền văn minh:Văn
minh nông nghiệp,văn minh công nghiệp,văn minh hậu công nghiệp .
+Nền văn minh nông nghiệp là nền văn minh có nền kinh tế khép kín,tự cung tự
cấp,dân cư sống thành làng mạc,chủ yếu làm nông nghiệp.
+Nền văn minh công nghiệp được bắt đầu từ năm 1650-1750,nó được thực
hiện bởi cuộc cách mạng khoa học kĩ thật.Nền văn minh này có sự phân công lao
động sâu sắc,công nghiệp giữ vai trò thống trị nền kinh tế.
5
+Nền văn minh hậu công nghiệp bắt đầu ở Mĩ sau đó lan rộng tới
Nhật,Anh,Pháp vào những năm 50 của thế kỉ XX,nền văn minh này gắn liền với
những ngành khoa học,công nghiệp mới như Lượng tử,tin học ,sinh học phân
tử,công nghệ gen,năng lượng mặt trời…
Cách phân chia như vậy ,mặc dầu có đề cập đến các mặt khác của đời sống xã hội
,nhưng cách phân chia ấy lại tập chung chủ yếu vào sự phát triển của sản xuất ,vào
trình độ phát triển của kinh tế.Suy cho cùng cách phân chia ấy dựa vào trình độ
phát triển cơ bản của lực lượng sản xuất và phân chia các thời đại kinh tế trong việc
xem xét kinh tế của mỗi nước.Cách tiếp cận đó còn quá phiến diện,không nêu ra
được cơ sở để phân chia các chế độ xã hội ,cũng không chỉ ra được mối quan hệ
giữa các mặt trong xã hội và quy luật thay thế xã hội này bằng xã hội khác cao
hơn.Chính vì vậy nó không thể thay thế được lý luận hình thái kinh tế -xã hội.
6
SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN HÌNH THÁI
KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀO
NƯỚC TA
Những nhiệm vụ của thời kì đầu trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở nước ta.
Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì tạo ra cơ sở vật chất và con người
cho chủ nghĩa xã hội trong quá trình thực hiện này.Với điều kiện và hoàn cảnh ở
Việt Nam đã đặt ra cho chúng ta rất nhiều những nhiệm vụ khác nhau nhằm thực
hiện mục tiêu đề ra để phát triển đất nước.Trong thời kì này đảng và nhà nước ta
luôn nhấn mạnh thực hiện theo tư tưởng của Lênin đó là chúng ta phải lợi dụng chủ
nghĩa tư bản ,nhất là hướng vào chủ nghĩa tư bản nhà nước ,làm khâu trung gian
để chuyển một nước tiểu sản xuất lên chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để xây dựng cơ sở vật
chất cho nền sản xuất lớn hiện đại .Tạo ra những điều kiện tất yếu về vật chất, kĩ
thuật, con người và khoa học công nghệ ,huy động mọi nguồm vốn, nguồn lực lao
động ,nâng cao tay nghề cho người lao động làm cho nền kinh tế phát triển nhanh
và bền vững.Két hợp với tổ chức thường xuyên cho mọi tầng lớp nhân dân , đặc
biệt là học sinh ,sinh viên về quan điểm và chủ chương thực hiện của đảng để tránh
đi lệch khỏi hướng xã hội chủ nghĩa mà đảng và nhà nước ta đã xác định từ
đầu.Quan tâm chăm lo tới đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Tại đại hội đảng lần thứ năm và việc thực thi nghị quyết đại hội chúng ta còn
thấy nhiều bế tắc trong quản lý,nền kinh tế tư nhân bị kìm hãm phát triển ,nói đúng
hơn là bị ngăn cấm triệt để.Quản lý kinh tế khi đưa ồ ạt nông dân miền Nam,Tây
Nguyên vào làm ăn tập thể,thể hiện tư tưởng bảo thủ ,trì trệ trong quan lý của đảng
và nhà nước.Kinh tế trong nước mất cân đối,kinh tế quốc doanh thua lỗ nặng .Thời
gian đó nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng quyệt quệ,đời sống nhân dân rất khó
khăn,khổ cực .Tất cả những điều ấy đã thay đổi toàn bộ,ta thấy được điều đó trong
nghị quyết đại hội VI của đảng . Trong văn kiện đại hội VI của đảng đã nêu rõ
“Mục tiêu về kinh tế , xã hội cho những năm còn lại của chặng đường năm đầu đổi
mới (1986-1990) là sản xuất đủ tiêu dùng có tích lũy ,bước đầu tạo ra một cơ cấu
kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất …” “ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa
học kĩ thuật ,nhất là các thành tựu về cây trồng vật nuôi,tạo ra vật liệu mới,sản
phẩm mới từ nguyên liệu trong nước ” “sắp xếp ,bố trí lại cơ cấu và bước đi trước
7

mắt ,phù hợp với khả năng thực tế của đất nước…”. Đại hội đảng lần thứ VI chú
trọng tới vấn đề thiết yếu đó là “ Lương thực -thực phẩm” “Hàng tiêu dùng “
“Hàng xuất khẩu” cùng nhiều vấn đề khác như khoa học kĩ thuật ,đời sống của
nhân dân .Với quá trình mới về sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
còn nhiều thách thức khó khăn trước mắt đảng và nhà nước đã đề ra những nội
dung cần thực hiện để thực hiện mục tiêu đó:
+ Tăng thêm tốc độ và tỉ trọng sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế quốc
dân.Đầu tư cho nền nông nghiệp để luôn đảm bảo về an ninh lương trong nước.
+ Dựa trên sự thay đổi về công nghệ chúng ta phải chuyển dich cơ cấu
kinh tế để dần tới sự tăng trưởng nhanh và bền .
+ Khuyến khích và đào tạo những tài năng trẻ nhằm tạo ra nguồn nhân lực
có chất lượng cao cho đất nước .
+ Thực hiện chuyển giao công nghệ kết hợp với năng lực sáng tạo của
quần chúng.Muốn vậy cần phải nắm bắt đầy đủ chính xác các thông tin cần thiết
thông qua các công ty tư vấn trong và ngoài nước để đảm bảo công nghệ lựa chọn
là chính xác và phù hợp.Mở rông liên kết kinh doanh với nước ngoài với sự giám
sát chặt chẽ của nhà nước ta,để có thể khai thác công nghệ một cách trực tiếp.
+ Xây dựng và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, cần phải chấn chỉnh, đổi mới và có hiệu quả
khu vực doanh nghiệp nhà nước làm tốt vai trò hỗ trợ và thúc đẩy các thành phần
kinh tế khác phát triển .
+ Thận trọng trong sự phát triển xã hội,mở rộng giao lưu văn hóa với các
nước trên thế giới,cần có biện pháp ngăn chặn sự thâm nhập của những văn hóa
không tốt kết hợp với giữ gìn bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc.
Liên tục đổi mới cơ chế của bộ may nhà nước tránh lặp lại cơ chế chuyên quyền
độc đoán trong bộ máy nhà nước đã từng mang lại hậu quả nghiêm trọng.
+Chống quan liêu độc đoán , chủ quan cá nhân.
+Phân biệt rõ chức năng ,thẩm quyền của các cấp các nghành.
+Phải đưa ra một hệ thống luật pháp chặt chẽ,hợp tình hợp lý,phù hợp với
những phong tục tập quán tốt.Phổ biến và thực thi nghiêm chỉnh mọi điều lệ đã ra.

Liên tục thăm dò và lấy ý kiến của nhân dân để hoàn thiệnhơn các bộ luật.
8
+Luật bảo vệ môi trường phải được thực thi và có sự kiểm tra giám sát cụ
thể sát sao,để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Kinh tế tập thể phải không ngừng được phát triển bởi đó là nền tảng của nền
kinh tế quốc dân.kinh tế tư nhân là một thành phần không thể thiếu ,nó là một trong
những động lực của nền kinh tế.Ngoài ra thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài được khuyến khích phát triển .Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ
,các loại hình thị trường từng bước được xây dựng và phát triển tuân theo quy luật
của nền kinh tế thị trường.Nhưng cần phải nâng cao năng lực của cán bộ quản lý
thị trường tránh để thị trường rơi vào tình thế không kiểm soát được
Trong đó khoa học công nghệ luân giữ vai trò then trốt trong phát triển lực lượng
sản xuất hiện đại ,bảo vệ tài nguyên môi trường ,nâng cao năng suất và trình độ sản
xuất tăng tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Sự phát triển khoa học
kĩ thuật đánh giá trình độ phát triển và dân trí của một quốc gia bởi vậy mà khoa
học kĩ thuật luôn được quan tâm và tạo điều kiện phát triển.Nghiên cứu và áp dụng
các thabhf tựu khoa học vào thực tiễn,trước hết là ưu tiên cho các lĩnh vực như y
tế,nông nghiệp,ngư nghiệp,lâm nghiệp và sau đó là các nghành khác như hóa
chất ,công nghệ thông tin,điện tử viễn thông…
Lập kế hoạch và thực thi việc xây dựng và tập trung phát triển các trung tâm
công nghiệp,trung tâm kinh tế của cả nước.Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc,đẩy
mạnh quá trình đô thị hóa,nhưng tránh xây dựng đô thị ồ ạt thiếu chất lượng gây
hậu quả nghiêm trọng.Cải tạo ,nâng cấp và xây mới các hạng mục công trình giao
thông,cơ sở hạ tầng đô thị tạo điều kiện cho kinh tế phát triển
Đảng và nhà nước luôn cố gắng đưa ra các chính sách và tạo điều kiện cho mọi
công dân tham gia hoạt động sản xuất đóng góp cho sự phát triển của đất
nước.Chăm lo cho đời sống ,an sinh xã hội cho nhân dân đặc biệt là cho những trẻ
em mồ côi lang thang cơ nhỡ,những người cô độc có hoàn cảnh khó khăn.Quan
tâm tới đời sống ,sức khỏe của các cựa chiến binh ,gia đình các liệt sĩ ,gia đình có
công với cách mạng ,họ là những người đóng góp tuổi thanh xuân thậm chí là

mạng sống của mình để mang lại cho chúng ta cuộc sống ấm no hạnh phúc ngày
hôm nay.
Thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ,tích cực giúp đỡ các gia đình gặp khó
khăn tạo điều kiện cho họ làm ăn kinh tế,giúp đỡ vốn hoặc cho vay dài hạn với lãi
suất thấp.Tạo điều kiện cho những người đã từng lầm đường lạc lối để họ làm lại
cuộc đời và hòa nhập với đời sống cộng đồng,không phạm lại sai lầm.Quan tâm tới
9
đời sống của các đồng bào dân tộc thiểu số,tạo điều kiện giúp đỡ cho họ làm
ăn,tuyên truyền phổ biến chủ trương của đảng cho họ.
Những thành tựu của đảng và nhân dân ta đã đạt được sau hơn hai
mươi năm đổi mới canh tân đất nước.
Sau hơn hai mươi năm kể từ nghị quyết của đảng và nhà nước ta tại đại hội lần
thứ VI,sự đồng lòng quyết tâm của nhân dân cùng đảng ,nhà nước chúng ta đã đạt
được nhiều thành tựu lớn về nhiều mặt.
*Về thưc hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước đạt được nhiều kết quả quan
trọng.
Nền kinh tế đã vượt qua khủng hoảng và đạt được mức tăng trưởng rất ấn
tượng, chất lượng ,hiệu quả và sức cạnh tranh của một số lĩnh vực và một số sản
phẩm có chuyển biến.Tốc độ tăng trưởng GDP thay đổi rất nhanh thể hiển qua số
liệu trong một số năm như sau.
+Giai đoạn 1986-1990 tốc độ tăng GDP còn chậm trung bình
tăng4,4%/năm,nhưng tới giai đoạn 1991-1995 GDP trung bình đã tăng 8,2% đất
nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh bắt đầu đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Năm 2005 đạt được tốc độ tăng trưởng cao
8,4%/ năm, năm 2007 là 7,87%.
Thu nhập bình quân của nhân dân cũng khá cao năm 2008 là
1024USD/người/năm đời sống nhân dân tăng cao hơn rất nhiều so với thời kì bao
cấp và những năm đầu của thời kì đổi mới.
Tiếp tục thực hiện tích cực chủ trương giữ vững nền độc lập ,tự chủ nền kinh
tế có tiến bộ đáng kể trong việc phát huy các nguồn lực của đất nước , của các

thành phần kinh tế cho đầu tư và phát triển.Kinh tế nhà nước vẫn giữ được vai trò
và vị trí quan trọng:Kinh tế nhà nước chiếm 38,4% trong tổng GDP của cả nước
vào năm năm 2005
Vào những năm 1986 nước ta còn là một nước thiếu lương trầm trọng phải
nhập khẩu nhiều,thì nhiều năm gần đây chúng ta đã hoàn toàn chủ động được
nguồnlương thực phục vụ trong nước không cần phải nhập khẩu hơn nữa chúng ta
còn là một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới.
*Về giáo duc –đào tạo,khoa học công nghệ ,phát triển văn hóa xã hội.
10
Nước ta đã đạt chuẩn về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.Phát triển
văn hóa ,xây dựng nếp sống văn minh , lành mạnh toàn dân.Công tác chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân được chú trọng, quan tâm hơn rất nhiều,các cơ sở y tế được xây
mới với các trang thiết bị hiện đại.Lực lượng y bác sĩ được đào tạo bài bản,có trình
độ chuyên môn cao.Phong trào toàn dân tích cực luyện tập thể dục thể thao được
nhân dân hưởng ứng và tham gia tích cực.Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục đạt
dược nhiều kết quả ,số hộ nghèo đã giảm từ 31,1% vào năm 2006 xuống 23,43%
vào cuối năm 2008.Khoa học công nghệ phát triển mạnh ở nhiều lĩnh vực.
*Về sự phát triển cơ sở hạ tầng đô thị ,các trung tân kinh tế và công nghiệp trọng
điểm.
Chúng ta có nhiều trung tâm kinh tế và công nghiệp lớn như Hà Nội,Tp.Hồ
Chí Minh khu công nghiệp Biên Hòa….cùng nhiều trung tâm kinh tế và công
nghiệp quan trọng khác,trong đó hai trung tâm kinh tế ,văn hóa lớn nhất đất nước
Vào thời kì bao cấp do chính sách của nhà nước không hợp lý ,thiếu thực tế đã
làm cho nền kinh tế nước ta bị trì trệ,tụt hậu thì sau hơn hai mươi năm đổi mới
những cảnh thời bao cấp lạc hậu không còn nữa mà thay vào đó là một hình ảnh đất
nước Việt Nam hoàn toàn mới .Công nghiệp phát triển mạnh thay nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu,đất nước ta đã lột xác hoàn toàn.
Sau hơn hai mươi năm đổi mới chúng ta đã làm nên một hình ảnh đất nước Việt
Nam hoàn toàn mới,dần khẳng định được vị trí trên trường quốc tế
Ngày nay, xã hội loài người đã có những phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều ra

với thời Cmác. Nhưng sự phát triển đó vẫn dựa trên cơ sở lý luận hình thái kinh tế
chính trị xã hội vẫn giữ nguyên giá trị của nó trong mọi giai đoạn. Tuy nhiên lý
luận
hình thái kinh tế – xã hội không có tham vọng giải thích tất cả các hiện tượng của
đời sống xã hội mà nó đòi hỏi được bổ sung bằng các phương pháp tiếp cận mới về
xã hội, không phải vì thế mà lý luận hình thái kinh tế – xã hội trở nên lỗi thời.
Lý luận về hình thái kinh tế – xã hội đã chỉ ra con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội là một tất yếu khách quan và chính nó đã đề ra những hướng đi đúng đắn và từ
đó đưa ra những giải pháp cho công cuộc xây dựng đất nước ta ngày càng phát
triển tới một đỉnh cao mới.
Như vậy ta có thể chắc chắn để khẳng định rằng: hình thái kinh tế – xã hội
11
vẫn còn dữ nguyên giá trị khoa học và tính thời đại của nó. Nó thật sự là phương
pháp luận khoa học để phân tích thời đại hiện nay nói chung và công cuộc xây
dựng đất nước ở Việt nam nói riêng.
12

×