Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

Nghiên cứu sử dụng gạo lứt trong chế biến đồ uống lên men bổ dưỡng cho bộ đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.47 MB, 201 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYỄN BÌNH LIÊM

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT
TRONG CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP
TẠI HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội – 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYỄN BÌNH LIÊM

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT
TRONG CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP
TẠI HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Sinh thái học


Mã số: 9 42 01 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Lê Đồng Tấn
2. TS. Đỗ Hữu Thư

Hà Nội – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Để đảm bảo tính trung thực của luận án, tơi xin cam đoan: Luận án “Nghiên
cứu tính đa dạng thực vật trong các mơ hình nơng lâm kết hợp tại huyện Phù Ninh
tỉnh Phú Thọ” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa
học của TS. Lê Đồng Tấn và TS. Đỗ Hữu Thư, các tài liệu tham khảo đều được
trích ng̀n. Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố ở bất kì cơng trình nào trước đây./.
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2021
Tác giả luận án

Nguyễn Bình Liêm


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
TS. Lê Đồng Tấn và TS. Đỗ Hữu Thư, những người đã hết lịng tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tạo cơ
hội cho tôi được nâng cao vốn hiểu biết và những trải nghiệm thực sự thú vị trong
nghiên cứu lĩnh vực Sinh thái học.

Tôi xin chân thành cảm ơn bộ phận Đào tạo Sau đại học và Lãnh đạo Học
viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập
và nghiên cứu tại cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới
Ban lãnh đạo Trung tâm phát triển công nghệ cao - Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện về mặt thời gian, công việc cũng như chia sẻ,
động viên để tơi hồn thành nghiên cứu của mình.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường THPT Hương Cần, cán bộ giáo viên
nhà trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian để tôi tập trung học tập, hồn
thành Luận án.
Cuối cùng, tơi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đờng nghiệp,
những người bạn đã bên cạnh, chia sẻ, ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua./.
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2021
Tác giả luận án

Nguyễn Bình Liêm


MỤC LỤC
Trang
Trâm vối................................................................................................................................................ 101
4. Nguyễn Bình Liêm, Lê Đồng Tấn, 2020. Hiệu quả kinh tế - sinh thái của các mơ hình nơng lâm kết hợp ở
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Rừng và Mơi trường, Số 104(2020), tr. 24-28............................112

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 113
NGÀNH THÔNG ĐẤT............................................................................................................................ 1
HỌ THÔNG ĐẤT................................................................................................................................... 1
NGÀNH QUYẾT.................................................................................................................................... 1
LÁ THÔNG........................................................................................................................................... 1
HỌ QUYẾT........................................................................................................................................... 1

LÁ THÔNG........................................................................................................................................... 1
Quyết lá thông..................................................................................................................................... 1
Equisetum ramosissimum Desf.................................................................................................................. 2
IV. POLYPODIOPHYTA................................................................................................................................ 2
10.DENNSTAEDTIACEAE............................................................................................................................ 3
Microlepia hookeriana(Wall. ex Hook.) C. Presl.........................................................................................3
11.DRYOPTERIDACEAE.............................................................................................................................. 3
Tectaria decurrens(C. Presl.) Copel............................................................................................................ 3
Tectaria wightii(C. B. Clarke) Ching............................................................................................................ 3
13.LINDSAEAECEAE................................................................................................................................... 3
Nephrolepis biserrata (Sw.) Schot............................................................................................................ 3
Diplazium dilatatum Blume....................................................................................................................... 4
58.CHENOPODIACEAE............................................................................................................................. 15
HỌ RAU MUỐI........................................................................................................................................ 15
Chenopodium ambrosioides L................................................................................................................. 15
Chenopodium ficifolium Smith................................................................................................................ 15
59.CHLORANTHACEAE............................................................................................................................. 15
Chloranthus elatior Link.......................................................................................................................... 15
60.CLUSIACEAE....................................................................................................................................... 15
Lagestromia calyculata Kurz.................................................................................................................... 23
Trâm vối.................................................................................................................................................. 27
Bạch đàn trắng........................................................................................................................................ 27
Bạch đàn chanh...................................................................................................................................... 27
Bạch đàn lá liễu....................................................................................................................................... 27
2a........................................................................................................................................................... 42
T, Tg........................................................................................................................................................ 42
10........................................................................................................................................................... 42
13........................................................................................................................................................... 42

PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NLKH
KVNC
HTCT
HQKT
VAC
RVAC
VR
RVC
Rg
R-O
CBA
VACR
RNV
ICRAF
SALT
IIRR
SEANAFE
OTC
TTV
IUCN
PRA
KHHGĐ
HTV
EN
VU
CR
LR

DD
IUCN
NĐ32
LR/lc
IA
IIA
DT
N
Ect

Nông Lâm kết hợp
Khu vực nghiên cứu
Hệ thống canh tác
Hiệu quả kinh tế
Vườn - Ao - Chuồng
Rừng -Vườn - Ao - Chuồng
Vườn - Rừng
Rừng - Vườn - Chuồng
Ruộng
Trồng rừng kết hợp nuôi ong lấy mật
Cost Benefit Analysis
Vườn - Ao - Chuồng - Rừng
Rừng + Nương + Vườn
International Center for Research in Agroforestry
Slopping Agricultural Land Technology
International Institute for Rural Reconstruction
Southeast Asia Network for Agroforestry Education
Ô tiêu chuẩn
Thảm thực vật
Red List of Threadtened Plant Species ver

Đánh giá nơng thơn có sự tham gia của cộng đờng
Kế hoạch hóa gia đình
Hệ thực vật
Nguy cấp
Sẽ nguy cấp
Rất nguy cấp
Ít quan tâm
Thiếu dẫn liệu
Danh lục đỏ thế giới
Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/3/2006 về
quản lý thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm, nguy cấp.
Ít quan tâm
Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
Diện tích
Số hộ có mơ hình
Effective Indicator of Farming System


DANH MỤC BẢNG
Trâm vối................................................................................................................................................ 101
4. Nguyễn Bình Liêm, Lê Đồng Tấn, 2020. Hiệu quả kinh tế - sinh thái của các mơ hình nơng lâm kết hợp ở
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Rừng và Mơi trường, Số 104(2020), tr. 24-28............................112

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 113
NGÀNH THÔNG ĐẤT............................................................................................................................ 1
HỌ THÔNG ĐẤT................................................................................................................................... 1
NGÀNH QUYẾT.................................................................................................................................... 1
LÁ THÔNG........................................................................................................................................... 1
HỌ QUYẾT........................................................................................................................................... 1

LÁ THÔNG........................................................................................................................................... 1


Quyết lá thông..................................................................................................................................... 1
Equisetum ramosissimum Desf.................................................................................................................. 2
IV. POLYPODIOPHYTA................................................................................................................................ 2
10.DENNSTAEDTIACEAE............................................................................................................................ 3
Microlepia hookeriana(Wall. ex Hook.) C. Presl.........................................................................................3
11.DRYOPTERIDACEAE.............................................................................................................................. 3
Tectaria decurrens(C. Presl.) Copel............................................................................................................ 3
Tectaria wightii(C. B. Clarke) Ching............................................................................................................ 3
13.LINDSAEAECEAE................................................................................................................................... 3
Nephrolepis biserrata (Sw.) Schot............................................................................................................ 3
Diplazium dilatatum Blume....................................................................................................................... 4
58.CHENOPODIACEAE............................................................................................................................. 15
HỌ RAU MUỐI........................................................................................................................................ 15
Chenopodium ambrosioides L................................................................................................................. 15
Chenopodium ficifolium Smith................................................................................................................ 15
59.CHLORANTHACEAE............................................................................................................................. 15
Chloranthus elatior Link.......................................................................................................................... 15
60.CLUSIACEAE....................................................................................................................................... 15
Lagestromia calyculata Kurz.................................................................................................................... 23
Trâm vối.................................................................................................................................................. 27
Bạch đàn trắng........................................................................................................................................ 27
Bạch đàn chanh...................................................................................................................................... 27
Bạch đàn lá liễu....................................................................................................................................... 27
2a........................................................................................................................................................... 42
T, Tg........................................................................................................................................................ 42
10........................................................................................................................................................... 42
13........................................................................................................................................................... 42



DANH MỤC HÌNH
Trâm vối................................................................................................................................................ 101
4. Nguyễn Bình Liêm, Lê Đồng Tấn, 2020. Hiệu quả kinh tế - sinh thái của các mơ hình nơng lâm kết hợp ở
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Rừng và Mơi trường, Số 104(2020), tr. 24-28............................112

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 113
NGÀNH THÔNG ĐẤT............................................................................................................................ 1
HỌ THÔNG ĐẤT................................................................................................................................... 1
NGÀNH QUYẾT.................................................................................................................................... 1
LÁ THÔNG........................................................................................................................................... 1
HỌ QUYẾT........................................................................................................................................... 1
LÁ THÔNG........................................................................................................................................... 1
Quyết lá thông..................................................................................................................................... 1
Equisetum ramosissimum Desf.................................................................................................................. 2
IV. POLYPODIOPHYTA................................................................................................................................ 2
10.DENNSTAEDTIACEAE............................................................................................................................ 3
Microlepia hookeriana(Wall. ex Hook.) C. Presl.........................................................................................3
11.DRYOPTERIDACEAE.............................................................................................................................. 3
Tectaria decurrens(C. Presl.) Copel............................................................................................................ 3
Tectaria wightii(C. B. Clarke) Ching............................................................................................................ 3
13.LINDSAEAECEAE................................................................................................................................... 3
Nephrolepis biserrata (Sw.) Schot............................................................................................................ 3
Diplazium dilatatum Blume....................................................................................................................... 4
58.CHENOPODIACEAE............................................................................................................................. 15
HỌ RAU MUỐI........................................................................................................................................ 15
Chenopodium ambrosioides L................................................................................................................. 15
Chenopodium ficifolium Smith................................................................................................................ 15
59.CHLORANTHACEAE............................................................................................................................. 15

Chloranthus elatior Link.......................................................................................................................... 15
60.CLUSIACEAE....................................................................................................................................... 15
Lagestromia calyculata Kurz.................................................................................................................... 23
Trâm vối.................................................................................................................................................. 27
Bạch đàn trắng........................................................................................................................................ 27
Bạch đàn chanh...................................................................................................................................... 27
Bạch đàn lá liễu....................................................................................................................................... 27
2a........................................................................................................................................................... 42
T, Tg........................................................................................................................................................ 42
10........................................................................................................................................................... 42
13........................................................................................................................................................... 42


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới có hệ sinh thái thảm thực
vật vô cùng phong phú và đa dạng. Do sự tác động của tự nhiên cũng như của con
người đã làm cho các hệ sinh thái này luôn ln có sự biến đổi. Việc nghiên cứu về
tính đa dạng thực vật nhằm hiểu được thành phần, tính chất các hệ thực vật ở từng
nơi, từng vùng, nhằm xây dựng mơ hình phục hời các hệ sinh thái đã bị suy thối,
bảo tờn ng̀n gen q là rất cần thiết.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là một trong những điều kiện không
thể thiếu cho hoạt đông sản xuất và đời sống con người. Việc xây dựng kế hoạch sử
dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khơng chỉ trước mắt mà cả lâu dài.
Ngành lâm nghiệp có tác dụng rất lớn đối với nền kinh tế có nhiều mặt khơng chỉ
cung cấp đặc sản rừng mà cịn tác dụng giữ đất, điều tiết nguồn nước, chống ô
nhiễm mơi trường, điều hịa khí hậu, phịng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, đa

dạng sinh học và các giá trị cảnh quan, du lịch, văn hóa. Tuy nhiên, những năm qua
chưa phát huy hết giá trị thực vật của vùng, chỉ tập trung khai thác triệt để thỏa mãn
nhu cầu trước mắt. Đầu tiên là sự khai thác kiệt quệ những lồi gỡ q, có giá trị
cao về mặt kinh tế và thẩm mỹ, làm giảm tính đa dạng sinh học, mất đi nguồn gen
sinh vật quý, làm biến đổi theo chiều hướng tiêu cực.
Việt Nam là một nước nơng nghiệp với dân số khoảng 94 triệu người trong
đó có trên 75% dân số sống dựa vào nơng nghiệp nên đời sống cịn gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt ở những vùng nông thôn miền núi. Nhưng ở vùng miền núi ngành
nơng lâm nghiệp cịn ít phát triển, hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn, năng suất
lao động thấp. Việc qui hoach và sử dụng đất đai ở nhiều nơi còn nhiều bất cập. Do
vậy, việc nghiên cứu sử dụng đất là cần thiết.
Nông lâm kết hợp là phương thức canh tác dựa trên những lợi thế tự nhiên
của các hệ sinh thái khác nhau. Thông qua áp dụng nông lâm kết hợp, con người đã
khai thác hợp lý tiềm năng sinh thái, lợi thế về điều kiện tự nhiên của các vùng lâm
nghiệp, góp phần phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái
vùng trung du và miền núi.
Nông lâm kết hợp là một giải pháp hiệu quả đang được áp dụng nhằm nâng


2

cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người nông dân phục vụ cho mục tiêu
phát triển bền vững. Đặc điểm chính của hệ thống sản śt nơng lâm kết hợp là sử
dụng hợp lý cây trồng trong canh tác để khai thác hiêu quả nguồn tài nguyên đất và
nguồn năng lượng mặt trời. Cho đến nay đã có nhiều mơ hình nơng lâm kết hợp đã
thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, thậm chí khơng có khả năng nhân rộng.
Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Phú
Thọ có địa hình dốc, bậc thang và lịng chảo nhưng lại có ng̀n nước phong phú,
có sơng Lơ chảy qua và nhiều hồ chứa nước rất thuận lợi cho việc cung cấp nước
tưới, tiêu cây trờng nơng - lâm nghiệp nên có thể kết hợp nhiều loại cây trồng lâm nông - công nghiệp trên các vùng đất dốc. Vùng đất đồi núi trọc có thể phủ xanh

bằng các loại cây lấy gỗ hoặc cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và tiểu gia
súc. Vùng đồi núi thấp và ruộng có thể phát triển trờng cây lương thực, kết hợp với
cả cây công nghiệp, cây lấy gỗ để tăng hiệu quả sử dụng và bảo vệ tốt hơn môi
trường sinh thái.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong
các mơ hình nơng lâm kết hợp tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ” nhằm cung cấp
cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp phát triển các mơ hình nơng lâm kết hợp
tại huyện Phù Ninh hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Nghiên cứu đặc điểm và vai trị của tính đa dạng thực vật trong các mơ hình
nơng lâm kết hợp tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Phân loại và đánh giá hiện trạng của mơ hình nơng lâm kết hợp.
+ Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và cây trờng trong các mơ hình nơng lâm
kết hợp đã được xác định.
+ Đề xuất giải pháp bảo vệ tính đa dạng thực vật cho mơ hình nơng lâm kết
hợp.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung dẫn liệu khoa về tính đa dạng thực vật trong hệ
thống các mơ hình nơng lâm kết ở huyện Phù Ninh nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung.


3

- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp khai thác và
sử dụng tính đa dạng thực vật để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, cải
thiện đời sống cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

4. Điểm mới của luận án
- Phân loại và đánh giá hiện trạng các mơ hình nơng lâm kết hợp ở huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Đưa ra dẫn liệu mới về tính đa dạng thực vật và cây trờng trong các mơ
hình nơng lâm kết hợp tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Nghiên cứu đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế - sinh thái các mơ hình
nơng lâm kết hợp ở huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và tăng cường tính đa dạng thực vật cho các
mơ hình nơng lâm kết hợp.
5. Cấu trúc của luận án
Luận án gờm 221 trang, ngồi phần mở đầu 3 trang, kết luận và đề nghị 4
trang, nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1. Tổng
quan các vấn đề nghiên cứu 21 trang; Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương
pháp nghiên cứu 7 trang; Chương 3. Điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên
cứu 6 trang; Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 72 trang. Có 27 bảng, 33
hình và 03 phụ lục.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm và định nghĩa về nông lâm kết hợp
Nông lâm kết hợp (NLKH) là một phương thức canh tác có lịch sử lâu đời và
theo P.K.R.Nair (1993) [1], là “tên gọi mới cho một phương thức canh tác cũ” bởi
nó được coi là một lĩnh vực khoa học mới trong phát triển nông thôn dựa vào việc
phát triển những hệ thống sử dụng đất bản địa vào thập niên 60 của thế kỷ XX. Cho
tới nay, nhiều khái niệm khác nhau được phát triển nhằm diễn tả và tạo sự hiểu biết
rõ hơn về NLKH. Cụ thể:
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất vững bền làm gia tăng sức sản

xuất tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu
năm), cây rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất
và áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của
dân cư địa phương, (Bene và cộng sự, 1977- dẫn theo P.K.R.Nair,1993) [1].
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của
rừng và trờng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất
thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại
địa phương, (ICRAF, 1999). [2].
Nông lâm kết hợp là tên gọi chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó
các cây lâu năm (cây gỡ, cây bụi, các cây họ cau dừa, tre trúc, cây ăn quả cây cơng
nghiệp…) được trờng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích với hoa màu
và/hoặc với vật ni dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các
hệ thống NLKH có mối tác động tương hỡ qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế
giữa các thành phần trong hệ thống (Lundgren và Raintree, 1983) [3].
Các khái niệm trên mô tả NLKH như là một loạt các hướng dẫn để sử dụng đất
liên tục ở nhiều mức độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế NLKH đã phát
triển như là một ngành kỹ thuật, trong đó có mối liên hệ chặt chẽ tới các vấn đề về kinh
tế - xã hội và đã hình thành nên một điều gì đó khác hơn là các hướng dẫn để sử dụng
đất. Trong bối cảnh mới, NLKH được xem như là một ngành nghề và một cách tiếp
cận về sử dụng đất trong đó đã phối hợp sự đa dạng của quản lý tài nguyên tự nhiên


5

một cách bền vững để hình thành nên các hệ thống kinh tế - sinh thái - nhân văn. Bởi
vậy, khái niệm về NLKH cịn có thể được hiểu ở các khía cạnh khác như sau:
Nơng lâm kết hợp là các hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính
sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay
đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững việc sản xuất giúp gia tăng các lợi ích về xã
hội, kinh tế và môi trường của các nông trại nhỏ (Leaky, 1996 - dẫn theo Phạm

Quang Vinh và cs, 2005). [4]
ICRAF đã phát triển khái niệm này rộng hơn, coi NLKH là một hệ thống sử
dụng đất giới hạn trong các nông trại [2]. NLKH là trồng cây trên nông trại và định
nghĩa nó như là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên rất linh hoạt và lấy yếu tố
sinh thái là chính, qua đó cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái
nông nghiệp làm đa dạng và bền vững sức sản xuất để gia tăng các lợi ích kinh tế,
xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ khác nhau.
Ngồi ra, về cấp độ cảnh quan có thể hiểu NLKH theo nghĩa rộng, đó là một
phương thức sử dụng đất tổng hợp trên một vùng hay một lưu vực, trong đó có mối
quan hệ tương tác giữa các hệ sinh thái tạo ra cân bằng sinh thái để sử dụng triệt để
tiềm năng sản xuất của một vùng hay một lưu vực và trong đó hệ sinh thái rừng giữ
vai trò chủ đạo. Đây là một cách tiếp cận mới để phát triển NLKH trên qui mô cảnh
quan một cách bền vững hơn. Ở cấp độ này, có thể nhận thấy NLKH không chỉ là
sinh kế của một hộ gia đình mà là sinh kế và mang lại lợi ích cả cộng đờng người
dân sống tại đó (Peter Huxley, 1999) [5].
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền núi phía bắc (2008) đưa ra định
nghĩa như sau: Nơng Lâm kết hợp là một phương thức sản xuất kinh doanh có khoa
học, nó kết hợp một cách hài hồ giữa cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp giữa
trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng một cách đầy đủ nhất, hợp lý nhất để sản xuất ra
nhiều sản phẩm mà không ảnh hưởng đến đất đai. Môi trường sinh thái bền vững,
tốn ít chi phí mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Như vậy Nông lâm kết hợp là một thuật ngữ dùng để chỉ một hệ thống sử
dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp bằng việc phối hợp một cách có hiệu quả
các thành phần cây trờng và vật ni một cách hiệu quả, cho năng suất và thu nhập
cao, bảo vệ được đất đai và tránh được rủi ro trong quá trình canh tác.


6

1.2. Lịch sử phát triển của nông lâm kết hợp

1.2.1.Trên thế giới
Hệ thống canh tác nông lâm kết hợp thường được các nhà nghiên cứu gọi là
hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) là một phương thức thức sản xuất nơng nghiệp
có từ lâu đời. Khó có thể xác định được một cách chính xác thời điểm mà tại đó
NLKH ra đời. Mặc dù vậy, người ta vẫn thừa nhận rằng sự hình thành và phát triển
của nó gắn liền với sự phát triển của các ngành khoa học thuộc lĩnh vực nông, lâm
nghiệp và gắn liền với nhận thức của con người về sử dụng đất và các nhu cầu kinh
tế. (Phạm Xuân Hoàn, 2012) [6]. Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông
nghiệp trên cùng một diện tích là một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở
nhiều nơi trên thế giới. Theo K.F.S. King (1987) [7], cho đến thời Trung cổ ở châu
Âu, vẫn tồn tại một tập quán phổ biến là “chặt và đốt” rời sau đó tiếp tục trờng cây
thân gỡ cùng với cây nông nghiệp hoặc sau khi thu hoạch nông nghiệp. Hệ thống
canh tác này vẫn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối thế kỷ XIX và vẫn còn ở một số
vùng của Đức đến tận những năm 1920. Nhiều phương thức canh tác truyền thống ở
châu Á, châu Phi và khu vực nhiệt đới châu Mỹ đã có sự phối hợp cây thân gỡ với
cây nơng nghiệp để nhằm mục đích chủ yếu là hỡ trợ cho sản xuất nông nghiệp và
tạo ra các sản phẩm phụ khác như gỗ, củi, đồ gia dụng,… (Auguicta Molnar, 1991
[8] và Bass & Morrison, 1994 [9]).
Tại Trung Quốc, khi lần theo những dấu vết trong quá khứ ở giai đoạn đầu
của nông nghiệp lúc sơ khai người ta đã nhận ra canh tác kết hợp giữa cây gỗ và cây
nông nghiệp đã được hình thành từ rất lâu đời và được sử sách ghi lại. Từ triều đại
nhà Hán (206 trước Công nguyên đến 220 sau Công nguyên), lịch sử cổ đại có ghi
lại tỉ mỷ về kỹ thuật trờng xen cây gỗ với chăn nuôi và cây nông nghiệp trong cuốn
sách cổ “Chimin Yaoshu” (Trí dân yếu thư) và tạm hiểu là cuốn sách ghi về những
mưu kế trọng yếu vì phúc lợi con người. (Zhu Zhaohua, 2001) [10]. Nhiều tài liệu
nghiên cứu trên thế giới đều thống nhất là, cội nguồn của NLKH đã xuất hiện từ
thời kỳ đồ đá mới (ICRAF, 1994 [11], Peter Huxley, 1999 [5] và bắt đầu từ canh tác
nương rẫy. Mặc dù, nhân loại đã trải qua nhiều hình thái xã hội khác nhau những
cho đến nay, tại thế kỷ XXI, nương rẫy vẫn cịn tờn tại. Điều đó nói lên sức sống
mãnh liệt của hình thức canh tác này, người ta vẫn có thể tìm thấy ở đây những “lợi



7

thế” của nương rẫy và qua đó có thể nhận biết được lịch sử hình thành và phát triển
của NLKH như thế nào (Peter W.J & L.F. Neuenshwander,1988) [12].
Tóm lại, NLKH là một phương thức canh tác phổ biến ở tất cả các châu lục
và tồn tại trong nhiều thế kỷ. Sự phát triển và phân hóa xã hội sau này đã làm cho
phương thức canh tác NLKH có những thay đổi và phát triển ở các mức độ và xu
hướng rất khác nhau.
1.2.2. Ở Việt Nam
Khó có thể xác định được một cách chính xác thời điểm mà tại đó NLKH ra
đời. Mặc dù vậy, người ta vẫn thừa nhận rằng sự hình thành và phát triển của nó gắn
liền với sự phát triển của các ngành khoa học thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và
gắn liền với nhận thức của con người về sử dụng đất và các nhu cầu kinh tế. (Phạm
Xuân Hoàn, 2012) [6].
Canh tác NLKH đã có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác
nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở
nhiều vùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước, v.v.. Làng truyền thống của người
Việt cũng có thể xem là những hệ thống NLKH bản địa với nhiều nét đặc trưng về
cấu trúc và các dòng chu chuyển vật chất và năng lượng (Trần Đức, 1998) [13]. Từ
thập niên 60 của thế kỷ XX, song song với phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh thái
Vườn - Ao - Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ
và lan rộng khắp cả nước với nhiều biến thể khác nhau thích hợp cho từng vùng địa
lý - sinh thái. Sau đó, dưới áp lực về dân số và thiếu đất canh tác, các hệ thống
Rừng -Vườn - Ao - Chuồng (RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh ở các khu
vực dân cư trung du, miền núi phía Bắc và cả Tây Nguyên. Các hệ thống rừng ngập
mặn, nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển ở vùng duyên hải các tỉnh cả ba miền
Bắc, Trung, Nam (Bảo Huy, Võ Hùng, 2011) [14]. Các dự án tài trợ quốc tế cũng
giới thiệu một số mơ hình canh tác trên đất dốc SALT từ kết quả thử nghiệm tại

Viện nghiên cứu tái thiết nông thôn ở Philippines IIRR, (Phạm Quang Vinh, Phạm
Xn Hồn, Kiều Trí Đức (2005) [4]. Trong những thập niên gần đây, nông lâm kết
hợp được xác định là “giải pháp hữu hiệu” để phát triển nơng thơn bền vững ở các
khu vực có tiềm năng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước Việt Nam.
Điều này được thể hiện thông qua q trình thực hiện chính sách định canh định cư,
vùng kinh tế mới và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại,… Đều có


8

liên quan đến việc xây dựng và phát triển NLKH tại Việt Nam. Gần đây hơn là
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới,… Các thông tin, kiến
thức về NLKH cũng đã được một số nhà khoa học, tổ chức tổng kết được những
góc độ khác nhau. Điển hình là các ấn phẩm của của Phạm Văn Vang (1981) [15],
Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998) [16], Trần Đức Viên (2002) [17], Trần Đức
Viên và cs, 2001 [18]… Về việc xem xét và phân tích các hệ sinh thái nông nghiệp
vùng trung du miền Bắc trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn. Các tác giả Nguyễn
Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2005) [19] đã tổng kết các mơ hình NLKH và đánh
giá rõ vai trị của NLKH trong sử dụng đất ở Việt Nam và trong công cuộc phát
triển nông thôn. Các hệ thống nông lâm kết hợp điển hình trong nước đã được tổng
kết bởi FAO và IIRR, 1995, cũng như đã được mô tả trong ấn phẩm của Cục
Khuyến nông và Khuyến lâm, Vụ KHKT (Bộ Lâm nghiệp, 1987) dưới dạng các
“mơ hình” sử dụng đất [20], [21]. Mittelman (1997) đã có một cơng trình tổng quan
rất tốt về hiện trạng nơng lâm kết hợp và lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là
về các chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển nông lâm kết hợp (dẫn theo Lê Thị
Tuyết Anh, 2009) [22]. Tuy nhiên các tư liệu nghiên cứu về tương tác giữa phát
triển nông lâm kết hợp với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh (vi mơ
và vĩ mơ) vẫn cịn phân tán và ít nhiều cịn thiếu tính khái qt.
Năm 1999, Việt Nam cùng 4 nước ASEAN (Indonesia, Philippines, Lào,
Thái Lan) có sáng kiến thành lập mạng lưới giáo dục và đào tạo NLKH SEANAFE.

Tổ chức này đặt mục tiêu phát triển NLKH qua đó cải thiện sinh kế và quản lý sử
dụng đất một cách bền vững cho những người làm NLKH tại mỗi quốc gia thông
qua giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Có nhiều hoạt động khác nhau đã và
đang được các nước thành viên mạng lưới triển khai thực hiện; trong đó có những
thành tựu về NLKH ở Việt Nam đã được tổng hợp và chia sẻ trong mạng lưới này.
(www.seanafe.org/htlm) [23].
Ở Việt Nam hệ canh tác nông lâm với cơ cấu và cấu trúc thích hợp sẽ cho
phép tạo nên một nền sản xuất ổn định với một tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp
tương ứng với hệ tự nhiên.
Cho đến nay, ở Việt Nam nguồn tư liệu nghiên cứu, đánh giá hoạt động
NLKH rất đa dạng và phong phú trên nhiều khía cạnh khác nhau như: lược sử phát
triển, các nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm bản địa trong NLKH, các mơ hình trình


9

diễn, các nghiên cứu bổ sung từ hỗ trợ của các dự án trong và ngồi nước,…Ở các
qui mơ và vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, trong những nguồn thông tin trên hiện
khơng có nhiều tư liệu đề cập tới xu hướng phát triển của NLKH qua thực tiễn rất
đa dạng và phong phú này.
Về phương diện chính sách và các cơ sở pháp lý liên quan đến phát triển
NLKH thể hiện tương đối rõ xu hướng này. Nếu như trước thập niên 60 - 70 của thế
kỷ XX, NLKH hồn tồn tự phát và manh mún thì sau khi “đổi mới”, NLKH được
chú ý và từng bước thể hiện trong các văn bản pháp qui của Nhà nước. Trước hết
phải kể đến 3 đạo luật cao nhất và quan trọng nhất liên quan đến sử dụng đất nông
lâm nghiệp là Luật Đất đai (2003), Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) và Luật
Bảo vệ môi trường (2005). Theo đó là các văn bản dưới Luật như các Nghị định,
Nghị quyết, Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án phát triển... thể hiện rất rõ
các khía cạnh hỡ trợ cho thúc đẩy phát triển NLKH như các chính sách về đất đai,
các chính sách về khuyến nơng, khuyến lâm, định canh định cư, về thị trường nông

lâm sản,… Và gần đây là các chính sách liên quan đến vấn đề xây dựng nông thôn
mới, vấn đề “tam nông” (nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn),… Tất cả những chính
sách này đều có những nội dung hướng tới mục tiêu phát triển NLKH bền vững
theo xu hướng chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa những sản
phẩm thu được từ NLKH.
Như vậy, theo định hướng trên NLKH sẽ khơng cịn là các hệ thống canh tác ở
qui mô hộ riêng lẻ mà phải phát triển ở qui mơ trang trại lớn (có tích tụ đất), qui mô lưu
vực hay cấp độ cảnh quan (Võ Hùng, Bảo Huy, Nguyễn Thị Thanh Hương, 2011 [24];
Phạm Xuân Hoàn, 2012 [25]). Trong dự báo về xu hướng phát triển của NLKH và của
kỹ thuật lâm sinh trong NLKH với mục tiêu cung cấp gỡ ở Việt Nam, Phạm Xn
Hồn (2010, 2012) [6, 25] đã nhận định là quá trình hồn thiện NLKH trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng có thể được khái quát thành ba giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn sản xuất NLKH sơ khai (primary stage)
trong đó du canh (shifting cultivation) và vườn nhiều tầng (multi - storey garden) là
một trong những điển hình về một hệ thống canh tác theo mục đích tự cung tự cấp
(subsistance farming).
- Giai đoạn thứ hai là giai đoạn mang tính chuyển tiếp (transition tree
growing stage). Giai đoạn này là giai đoạn phát triển và hoàn thiện về kỹ thuật.


10

NLKH phát triển dựa trên quan hệ sử dụng đất (landuse - based agroforestry), trong
đó cây gỡ lâu năm trong hệ thống là mục tiêu chính. Trang trại và các phương thức
canh tác trên đất dốc (SALTs),... Là những ví dụ minh họa cho giai đoạn “quá độ”
này và đây là giai đoạn dài nhất trong lịch sử phát triển của NLKH. Ở giai đoạn này,
người ta có thể nhận thấy sự kéo dài của một số phương thức canh tác của giai đoạn
trước nhưng cũng có thể nhận thấy mầm mống của các phương thức canh tác của
giai đoạn sau xuất hiện.
- Giai đoạn thứ ba là giai đoạn “đỉnh cực” (climax stage) và đây sẽ là hệ

thống mà kỹ thuật NLKH trong tương lai cần hướng đến. Giai đoạn này khơng có
nghĩa là giai đoạn tạo ra sản phẩm nông - lâm nghiệp cao nhất mà hàm ý của “cao
đỉnh” này là sự ổn định và bền vững dựa trên những nguyên tắc, nền tảng chung
nhằm bảo vệ mơi trường sinh thái (environment - based agroforestry). Điển hình
cho giai đoạn này là nông nghiệp rừng (agroforest/forest farming…), NLKH qui mô
cảnh quan (landscape agroforestry), nông lâm súc (silvo - pastural agroforestry),...
Đây chính là giai đoạn NLKH phát triển cân bằng, hài hịa giữa các mục tiêu kinh tế
và mơi trường sinh thái.
1.3. Các nghiên cứu về canh tác nông lâm kết hợp
1.3.1. Trên thế giới
1.3.1.1. Phân loại các hệ thống nông lâm kết hợp
Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều tác giả đã đưa ra các tiêu chí hay
ngun tắc nhằm phân loại các mơ hình NLKH để phục vụ cho công tác nghiên cứu
hay khai thác sử dụng hiệu quả mơ hình nơng lâm kết hợp. Đại diện cho xu hướng
này có thể kế đến các cơng trình của P.K.R.Nair (1985, 1993) [26, 1]. Điểm nổi bật
trong các nghiên cứu là ông đã tổng kết những đặc điểm cơ bản của mơ hình trên
thế giới, đờng thời đề xuất một số nguyên tắc chính làm cơ sở cho việc phân loại
mơ hình NLKH. Các ngun tắc đó như sau:
- Cơ sở cấu trúc: Dựa vào cấu trúc của các thành phần lồi, bao gờm sự phối
hợp không gian của các thành phần cây gỗ, sự phân chia theo tầng thẳng đứng của
các lồi hỡn giao với nhau và sự phối hợp theo thời gian khác nhau của những thành
phần này.
- Cơ sở chức năng: Dựa vào chức năng chính hay vai trị của các thành phần
trong hệ thống, chủ yếu là thành phần cây thân gỗ (ví dụ, nhiệm vụ sản xuất như là


11

sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc, chất đốt hay nhiệm vụ phịng hộ chẳng hạn
như đai chắn gió, rừng phòng hộ chống cát bay, bảo vệ đất chống xói mịn, bảo vệ

vùng đầu ng̀n nước).
- Cơ sở sinh thái: Cơ sở sinh thái được dựa vào điều kiện sinh thái và sự tương
thích sinh thái của các hệ thống do nhận định rằng một vài loại hệ thống thích hợp hơn
cho một số vùng sinh thái như vùng khô hạn, bán khô hạn, nhiệt đới ẩm, v.v…
- Cơ sở kinh tế xã hội: Dựa vào các mức độ đầu tư vào quản lý nông trại
(thấp hay cao) cường độ, hay mức độ của sự quản trị và mục đích thương mại (tự
cung tự cấp, sản x́t hàng hóa hay cả hai).
Các nguyên tắc phân loại có quan hệ lẫn nhau, chẳng hạn như các nguyên tắc
dựa vào cấu trúc tầng và dựa vào chức năng thường được đặt làm cơ sở để phân
chia hệ thống, còn các nguyên tắc khác như là dân sinh kinh tế, vùng sinh thái được
sử dụng làm nền tảng để chia cho nhóm theo mục đích.
Theo P.K.R Nair (1993) [1], trong các hệ thống sử dụng đất có quan hệ gần
gũi với NLKH, chỉ có 3 hình thái của các thành phần trong NLKH được con người
quản lý là: cây gỗ lâu năm, thực vật thân thảo và vật ni. Do đó, “bước đầu tiên
đơn giản và hợp lý trong việc phân loại NLKH là sử dụng các bộ phận cấu thành
này như là một căn cứ”. Dựa trên những nguyên tắc cơ bản đó, lần đầu tiên tác giả
đã đề xuất một sơ đờ phân loại bao gờm 3 hệ thống có tính phổ biến nhất là hệ kết
hợp giữa cây nơng nghiệp và lâm nghiệp (nông - lâm); hệ cây lâm nghiệp và chăn
nuôi (lâm - súc); hệ kết hợp cây nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi (nông - lâm
súc). Ngồi ra, cịn có những cách kết hợp khác nhau như rừng - nuôi ong; rừng cây
đa tác dụng, rừng - nuôi trồng thủy sản,… Tạo nên những “biến thể” trong thực tiễn
phát triển NLKH ở một số nơi mà điều kiện sinh thái cho phép. Trong 3 hệ thống
chính, tùy theo loài cây, loài con trong thành phần của từng hệ thống đó sẽ hình
thành nên các hệ NLKH cụ thể hơn.
Từ tiếp cận này, P.Nair cho rằng đơn vị phân loại cơ bản nhất là các hệ
thống, dưới đó là các phương thức NLKH hay là các mơ hình NLKH cụ thể. Theo
cách tiếp cận trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng hệ thống phân loại
NLKH cụ thể và có nhiều cải tiến với những tên gọi rất khác nhau nhưng có một
điểm chung nhất là hệ thống này đều được coi là một hệ thống canh tác (HTCT)
hoàn chỉnh (Hans Ruthenberg, 1980) [27].



12

Như đã đề cập tại phần xu hướng phát triển của NLKH, loại hình sử dụng đất
này khơng chỉ có ở các nước nơng nghiệp mà cịn ở các nước công nghiệp. Tại các
nước này, NLKH vẫn tồn tại và đã hình thành nên những HTCT vững bền cả về
phương diện kinh tế và sinh thái. Ở Mỹ chẳng hạn, NLKH về cơ bản được phân loại
thành 5 hệ thống chính: i).Trờng cây theo hàng (alley cropping); ii). Lâm - súc
(silvopasture); iii). Canh tác dưới tán rừng (forest farming/multistory cropping); iv).
Rừng hành lang ven bờ (riparian forest buffers) và rừng chắn gió cho nơng nghiệp,
chống tiếng ờn, bụi cơng nghiệp,… (windbreak). (Mac Dicken & Vergara, 1990 [28]
và USDA, 2013) [29].
Việc phân loại NLKH thành những hệ cơ bản đó khơng chỉ là cơ sở cho công
tác quản lý và phát triển hệ thống một cách bền vững mà còn từ những đơn vị phân
loại này người ta có thể có được các căn cứ để đánh giá hiệu quả của NLKH tr ên tất
cả các phương diện như hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái (môi trường), hiệu quả
xã hội,…
1.3.1.2. Đa dạng sinh học trong các loại hình nơng lâm kết hợp
Các hệ thống nơng lâm kết hợp có thể thuận lợi hơn các phương pháp sản
xuất truyền thống nơng nghiệp và lâm nghiệp. Chúng có thể đem đến năng suất tăng
cao và các lợi ích kinh tế, đa dạng hơn về hàng hóa nơng sản cà cung cấp các mơ
hình sinh thái.
Đa dạng sinh học trong các hệ thống nông lâm kết hợp thường cao hơn trong
hệ thống nơng nghiệp thơng thường. Với hai hay nhiều lồi thực vật tương tác trên
một diện tích đất nhất định, nó tạo ra một mơi trường sống phức tạp hơn có thể hỡ
trợ đa dạng hơn cho các lồi cơn trùng, chim chóc và các lồi động vật khác. Tùy
thuộc vào các ứng dụng, tác động của nông lâm kết hợp có thể bao gờm:
- Giảm nghèo đói qua việc tăng sản xuất gỗ và nông sản khác cho tiêu dùng
và hàng hóa.

- Góp phần vào an ninh lương thực bằng cách khơi phục độ phì nhiêu cho đất
trờng cây lương thực.
- Hạn chế q trình rửa trơi và xói mịn đất trờng, góp phần làm sạch ng̀n
nước thơng qua việc giảm chất dinh dưỡng và đất chảy tràn.
- Chống lại sự nóng lên tồn cầu và nguy cơ đói nghèo bằng cách tăng số
lượng cây chịu hạn và sản xuất các loại trái cây, các loại hạt và các loại dầu ăn.


13

- Giảm tình trạng phá rừng và áp lực lên rừng bằng cách cung cấp thêm củi
đốt, chất đốt từ trang trại.
- Giảm hoặc loại bỏ sự phụ thuộc vào các hóa chất nơng nghiệp độc hại
(thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, vv).
- Tăng đầu ra cho sản phẩm từ trang trại đa dạng hơn, cải thiện dinh dưỡng
trong thực phẩm cung cấp cho con người và vật nuôi.
- Trong trường hợp bị hạn chế về y tế do khoảng cách tới các cơ sở y tế và
điều kiện tài chính kinh tế eo hẹp thì nơng lâm kết hợp cũng tạo thêm không gian
cho phát triển cây thuốc và mơ hình vườn thuốc chữa bệnh.
- Tăng tính ổn định cây trồng.
- Tăng khả năng chống hạn hán và thiếu nước vào mùa khô.
- Tăng cường quản lý chất thải sinh học.
1.3.1.3. Đánh giá hiệu quả của nông lâm kết hợp
Như đã trình bày ở trên NLKH là một khái niệm dùng để chỉ hệ thống sản
xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế - sinh thái do con người xây dựng nên. Do đó,
các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng hiệu quả của mơ hình khơng chỉ đơn
th̀n là kinh tế mà còn phải đánh giá cả về phương diện môi trường và tác động
đến dời sống xã hội, nghĩa là cần đánh giá một cách tổng hợp, có tính chất đa ngành
bao gờm các nội dung về khả năng sản xuất (hiệu quả kinh tế), tính bền vững của hệ
thống (hiệu quả sinh thái) và khả năng chấp nhận (hiệu quả xã hội) (P.K.R. Nair

(1987) [30]). Dưới đây là những nguyên tắc và hiểu biết chung nhất trong đánh giá
hiệu quả của NLKH.
1.3.1.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Brendan George, 2009 [31] và Dan M. Etherington et al, 1983 [32] cho rằng
đánh giá hiệu quả kinh tế trong NLKH về thực chất là đánh giá một dự án đầu tư
trong nông - lâm nghiệp nên phương pháp đánh giá được áp dụng chủ yếu là tiến
hành phân tích và tính tốn số liệu thu được từ mơ hình theo hai nội dung sau:
- Về tài chính: Là khả năng sinh lợi từ các nguồn lực đầu tư: vốn, công lao
động, nguyên vật liệu,… là đầu vào của mơ hình.
- Về kinh tế: bao gờm hiệu quả kinh tế từ khả năng sinh lợi của vốn đầu tư;
hiệu quả bảo vệ môi trường như: che phủ và bảo vệ đất, giữ nước, chống xói mịn,
chắn gió, điều hịa khí hậu,… (Chin K. Ong và Peter Huxley, 1996) [33]; và hiệu


14

quả về xã hội: tạo ra việc làm, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống người
dân, bảo đảm an ninh trật tự xã hội v.v… (Anthony Young, 1987, 1997) [34, 35].
Theo phương pháp đánh giá này Anthony Young, 1990 [36] và Paul.D.K,
1990 [37] cũng thống nhất cho rằng đánh giá hiệu quả mơ hình NLKH chính là việc
đánh giá những hiệu quả xã hội thu được từ việc đầu tư nguồn lực. Sassone P.G và
Schaffer N.A, 1978 [38] đã bổ sung thêm nội dung gồm cả hiệu quả trực tiếp xác
định thông qua trao đổi, mua bán trên thị trường và do đó hàm chứa cả yếu tố kinh
tế và yếu tố xã hội.
1.3.1.3.2. Đánh giá hiệu quả tổng hợp
Kết quả của việc đánh giá về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên chỉ mới
đáp ứng được vấn đề kinh tế, thường ở qui mơ nhỏ là một mơ hình cụ thể hay là hộ
gia đình, cịn về xã hội - một yếu tố có vai trị quan trọng cho sự phát triển bền vũng
của mơ hình cịn ít được chú ý. Vì vậy, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng cần đánh
giá mơ hính NLKH trong một hệ thống rộng hơn, mang tính chất tổng hợp của một

vùng hay lãnh thổ với nội dung chính là xem xét hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ
chặt chẽ với cộng đồng xã hội. Xuất phát từ quan điểm này, W. R.Rola, 1994 [39],
John Dixon và Aidan Gulliver, 2001 [40] đã đề xuất phương pháp đánh giá hiệu quả
tổng hợp thơng qua việc tính toán chỉ số hiệu quả canh tác (Ect - Effective Indicator
of Farming System) của hệ thống đó. Phương pháp này được sử dụng để tính hiệu
quả tổng hợp cho các hệ thống NLKH. Các tiêu chí, chỉ báo định lượng vào tính
tốn đều được thảo luận với người dân để đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả x ã
hội, hiệu quả mơi trường vào tính tốn các chỉ số hiệu quả canh tác. Theo tác giả
nếu hệ thống NLKH nào có hệ số này càng gần trị số 1 thì hệ thống đó sẽ càng có
hiệu quả cao.
Tiếp cận phương pháp này nhiều tác giả của các nước trong mạng lưới
SEANAFE như Thái Lan, Lào, Indonesia, Philippines và Việt Nam cũng như nhiều
tác giả khác trên thế giới áp dụng. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu nhất là các
cơng trình nghiên cứu của ICRAF theo hướng này đưa ra những kết quả đánh giá
hiệu quả NLKH có giá trị khoa học và thực tiễn rất cao. (dẫn theo Võ Hùng, 2009)
[41]. Do tính phổ biến, tính đúng đắn và chưa thể thay thế của phương pháp đánh
giá hiệu quả NLKH như đã nêu nên các kết quả nghiên cứu theo hướng này trên
thực tế rất đa dạng và phong phú.


15

1.3.2. Ở Việt Nam
1.3.2.1. Những nghiên cứu về nông lâm kết hợp
Những nghiên cứu về nông lâm kết hợp ở nước ta đã được thực hiện từ
những năm 1960. Đến năm 1980 thực sự trở thành vấn đề cấp bách. Điều đó được
thể hiện qua các chương trình dự án như:
- Chương trình Mơi trường (52D) với việc thực hiện các mơ hình nơng lâm
kết hợp trên các vùng trung du miền núi phía bắc.
- Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước “Phủ xanh đất trống đồi núi trọc”

mã số 04A (1986 - 1990) do Bộ Lâm nghiệp chủ trì.
- Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước “Khơi phục rừng và phát triển lâm
nghiệp” mã số KN03 (1990 - 1995), Bộ Lâm nghiệp chủ trì.
Ở vùng Tây Nguyên, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Tây Nguyên
(2013) đã nghiên cứu kỹ thuật và hiệu quả của mơ hình nơng lâm kết hợp cây Tếch
+ Đậu đỗ trên đất trống của rừng khộp.
Ở vùng Tây Bắc, Trung tâm khuyến nông tỉnh Sơn La đã thực hiện dự án xây
dựng mơ hình nông lâm kết hợp canh tác bền vững trong giai đoạn 2012 - 2013.
Bằng việc sử dụng các cây trồng nơng nghiệp như đậu, đỡ, lạc trờng xen trong mơ
hình trồng rừng bạch đàn U6.
Ở tỉnh Điện Biên năm 2009, Trung tâm Khuyến nơng Điện Biên đó xây dựng
dự án phát triển trồng rừng nguyên liệu, canh tác nông - lâm kết hợp tại Si Pa Phìn
với mục đích là lựa chọn các giống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của
vùng, lựa chọn các quy trình kỹ thuật, xây dựng mơ hình nơng - lâm kết hợp canh
tác bền vững trên đất dốc có tác dụng bảo vệ đất và môi trường sống, sử dụng đất
một cách hợp lý nhằm duy trì và tăng độ phì của đất, từng bước nâng cao nhận thức
và vai trò của rừng.
Ở vùng Đông Bắc, Trung tâm Khuyến nông huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn
(2013) đã xây dựng mơ hình phát triển sản x́t nơng lâm kết hợp, diện tích 1,5ha
trên đất nương rẫy th̀n loại và áp dụng Mơ hình SALT 1 (Kỹ thuật canh tác nông
nghiệp trên đất dốc) với 4 loại cây trờng chính: Bạch đàn mơ, Keo lai, Ngô NK4300
và Đỗ tương DT84. Sau 2 năm triển khai, thực hiện đề tài đã đem lại hiệu quả kinh
tế cao, hiệu quả về xã hội và môi trường, nâng cao nhận thức và mức sống của
người dân. Việc trồng xen các cây nông nghiệp với lâm nghiệp tăng thêm khả năng
bảo vệ đất chống xói mịn, thối hóa và cháy rừng diễn ra hàng năm.


16

Lê Đồng Tấn và cộng sự (2007) đã thực hiện nghiên cứu xây dựng mơ hình

nơng lâm kết hợp phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn, và
đã đưa ra các mơ hình nơng lâm kết hợp cho khu vực như sau:
- Mơ hình Vườn + Ao + Ch̀ng
- Mơ hình Rừng + Nương + Vườn
- Mơ hình Rừng + Vườn + Ao + Ch̀ng
- Mơ hình vườn rừng: Kết hợp trờng cây ăn quả với cây lấy gỗ, cây lấy gỗ
với cây phi gỗ (song mây, cây thuốc).
1.3.2.2. Phân loại nông lâm kết hợp
Ở Việt Nam, trên cơ sở tổng kết các thành tựu về nghiên cứu, các kết quả từ
thực tiễn sản suất và kết hợp tham khảo các tài liệu đã được công bố, các nhà
nghiên cứu đã tiến hành phân loại mơ hình NLKH nhằm phục vụ cho cơng tác quản
lý và sử dụng. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là hệ thống phân loại của Nguyễn Ngọc
Bình và Phạm Đức Tuấn (2005) [19]. Theo đó, để phân loại mơ hình NLKH tác giả
đã phân chia Việt nam thành các vùng địa lý sinh thái, trên các vùng địa lý sinh thái
đó tiến hành xác đinh và đặt tên cho các hệ thống canh tác NLKH. Kết quả như sau:
- Vùng ven biển: Với các loài cây ngập mặn, chịu phèn, chống cát di động.
- Vùng đồng bằng: Các mơ hình Vườn - Ao - Ch̀ng, trờng cây phân tán,
đai xanh phịng hộ.
- Vùng đời núi và trung du: Các mơ hình Vườn - Rừng; Rừng - Vườn Ch̀ng; trồng rừng kết hợp nuôi ong lấy mật; các mô hình SALT chống xói mịn
bảo vệ đất.
- Vùng núi cao: Chăn thả dưới tán rừng (lâm - súc), làm ruộng bậc thang;
SALT và rừng phịng hộ đầu ng̀n, R - VAC và R - VAC - Rg.
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn khi xây dựng nguyên tắc cũng như
phương pháp phân loại NLKH, các nhà nghiên cứu phân tích và xác định mối quan
hệ tương tác giữa các yếu tố trong hệ canh tác NLKH. Các yếu tố đó chủ yếu là: cây
nơng nghiệp gờm cây thân thảo ngắn ngày, cây ăn quả,...; cây lâm nghiệp/công
nghiệp là cây gỗ, cây tre trúc, cau dừa,… sống lâu năm; và vật nuôi gồm gia súc,
gia cầm, thủy sản, ong,…thậm chí cả động vật hoang dã đã được th̀n hóa. Các
nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng mối liên hệ và “kết hợp chéo” giữa các
thành tố này là cơ sở hình thành nên các hệ NLKH ở Việt Nam.



×