Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài soạn ĐÊ KSCL HỌC KỲ I Sử 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.37 KB, 3 trang )

ĐỀ THI KSCL KÌ I (2010 - 2011)
MÔN :LỊCH SỬ
Đề ra : 1
Câu 1: (3đ) Hãy nêu cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến ?
Câu 2: (3đ) Trình bày những nét chính về luật pháp và quân đội thời Lý ?
Câu 3: (4đ) Trình bày tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn
II (1076 - 1077)?
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Câu Nội dung Điểm
Câu1 (3đ)
Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến
- Cơ sở kinh tế chủ yếu của xã hội phong kiến là sản xuất nông
nghiệp kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
1.0 đ
- Sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn
(phương Đông).
0.5đ
- Sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa (phương Tây). 0.5đ
- Ruộng đất nằm trong tay các lãnh chúa hay địa chủ. Họ giao cho
nông dân hay nông nô sản xuất và thu tô, thuế..
1.0đ
Câu2:
(3đ)
Luật pháp và quân đội thời Lý.
- Năm 1042 nhà Lý ban hành luật hình thư. 0.5đ
- Nội dung: quy định chặt chẽ bảo vệ cung vua và cung điện, bảo
vệ của công và tài sản của nông dân, cấm giết trâu bò, bảo vệ nông
nghiệp, xử phạt những kẻ phạm tội.
1.0đ
- Quân đội có 2 bộ phận :
+ Cấm quân: Bảo vệ vua và kinh thành


+ Quân địa phương: Canh phòng ở lộ phủ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
- Ban hành chính sách “ngụ binh ư nông” có kỉ luật nghiêm minh
huấn luyện chu đáo gồm quân bộ và quân thuỷ.
0.75đ
Câu 3
(4đ)
Diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống (1076 - 1077)
- Cuối 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thủy bộ
xâm lược nước ta.
0.75đ
- Tháng 1-1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy
vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống.
0.5đ
- Quân ta chặn đánh, đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, quân Tống bị
quân ta chặn lại.
0.5 đ
- Quân Tống nhiều lần phản công đánh vào phòng tuyến nhưng đều
bị quân ta đẩy lùi.
0.75đ
- Quân Tống chán nản, chết dần, chết mòn 0.25đ
- Cuối 1077, quân ta bất ngờ phản công. Quân Tống thua to. 0.5đ
- Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa.
Quân Tống chấp thuận, vội vã rút về nước
0.75đ
ĐỀ BÀI:
Đề: 2
Câu 1: (2đ) Kể tên các nước trong khu vực Đông Nam Á ?

Câu 2: (3đ) Nêu những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước ?
Câu 3: (5đ) Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống
năm 981 của Lê Hoàn?
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Đề: 2
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
(2đ)
Kể tên các nước trong khu vực Đông Nam Á
- Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn hiện nay gồm 11
nước: Việt Nam, Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia, Mi-an-ma, Ma-
lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây,
ĐôngTi-mo.

Câu 2
(3đ)
Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất
nước.
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên
Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh
Bình).
1.0đ
- Năm 970, đặt niên hiệu là Thái Bình. 0.75đ
- Phong vương cho các con, cử tướng giỏi... 0.5đ
- Xây dựng cung điện, đúc tiền... sai sứ sang giao hảo với nhà
Tống.
0.75
Câu 3
(5đ)
Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược năm 981

*Diễn biến, kết quả
- Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo 2
đường bộ và thuỷ tiến vào nước ta. Quân bộ theo đường Lạng
Sơn, quân thủy theo đường sông Bạch Đằng
0.75đ
- Lê Hoàn cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng ngăn chặn
chiến thuyền của địch
0.75đ
- Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch
Đằng, đánh lui thủy quân của địch.
0.5đ
-Quân bộ và thủy không kết hợp được với nhau nên bị tổn thất
nặng nề, buộc chúng phải rút quân về nước.
0.5đ
- Thừa thắng,quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch. 0.5đ
Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết và nhiều
tướng khác bị giết.
0.5đ
*Ý nghĩa:
- Chiến thắng biểu thị quyết tâm chống ngoại xâm của quân
dân ta.
0.75đ
- Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước ta và khả năng
bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.
0.75đ

×