Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 54 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 7
LÀM TỐT KIỂU BÀI BIỂU CẢM

Tác giả:
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm ngành Ngữ văn
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác:

MỤC LỤC
1


Phần I:

Thơng tin chung về sáng kiến

Trang 2

Điều kiện hồn cảnh tạo ra sáng kiến

Trang 3

Mô tả giải pháp kỹ thuật
I. Mô tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiến

Trang 6

I.1.Thực trạng giáo dục THCS trước khi áp dụng sáng


kiến
I.2. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng sáng kiến
Phần II:

Trang 7

1. Thuận lợi
2. Khó khăn
Trang 9

II. Giải pháp thực hiện
1. Giải pháp
2. Quá trình và thời gian áp dụng
3. Cách thức thực hiện
3.1.
3.2.

Với các tiết học lý thuyết làm văn biểu cảm
Với các tiết học thực hành làm văn biểu cảm
Trang 33

Phần III:

Hiệu quả do sáng kiến đem lại

Phần IV:

Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

2


Trang 51


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 7
LÀM TỐT KIỂU BÀI BIỂU CẢM”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giáo dục con người.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Học kì I năm học 2017 – 2018 (tháng
9/2017 – tháng 12/2017).
4. Tác giả:

3


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
PHẦN I: ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Theo tinh thần của Nghị quyết số 29/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế thì một trong những mục tiêu rất quan trọng mà nền giáo dục
Việt Nam hiện đại hướng đến là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất
lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con
người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng
sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt
và làm việc hiệu quả”. Nói cách khác giáo dục sẽ thay đổi tư duy, bồi dưỡng
tình cảm, qua đó định hình nhân cách và góp phần thay đổi xã hội ngày càng

văn minh, giàu mạnh.
Với đặc thù bộ môn “Văn học là nhân học” mà có lẽ mơn Ngữ văn có một
vị trí đặc biệt trong chương trình giáo dục phổ thơng, là mơn học có đầy đủ ưu
thế để giúp “con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất
tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu
đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả”. Văn học bồi dưỡng tâm hồn, làm
phong phú trí tưởng tượng và giúp con người luôn đa dạng, tinh tế hơn trong
những cảm xúc, cảm giác. Rất nhiều những tình cảm đẹp đẽ sẽ được văn học
bồi đắp, và vì thế mà nhờ học Ngữ văn, con người biết sống yêu thương hơn,
trung thực hơn, luôn nuôi dưỡng ước mơ được đem những điều tốt đẹp nhất
của bản thân mình cống hiến cho cuộc đời chung.
Bộ mơn Ngữ văn trong chương trình giáo dục THCS hiện hành là sự tích
hợp của ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Trong đó phân
mơn Tập làm văn vẫn được coi là khơ khan, khó tiếp nhận, học sinh ngại học
nhất nhưng lại là phân môn đánh giá được đầy đủ nhất các năng lực chuyên
biệt của học sinh như năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng
4


Việt, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực giải quyết vấn đề…Vì vậy, đây
cũng chính là phân mơn địi hỏi người giáo viên phải dành nhiều tâm sức để
có những giải pháp tích cực nhằm tạo hứng thú học tập, niềm say mê bộ mơn
cho học sinh. Từ đó mới có thể giúp các em chủ động, tích cực tích lũy kiến
thức phần văn học và tiếng Việt để say sưa nhiệt huyết trong những bài làm
văn của mình; khơng chỉ hồn thành tốt nhiệm vụ mơn học mà thơng qua đó
cịn khám phá, phát huy những mới mẻ, sáng tạo của cá nhân mình, hồn
thiện nhân cách, đáp ứng những nhu cầu của thời đại.
Với học sinh lớp 7, lứa tuổi đang có sự thay đổi và phát triển về tâm sinh
lý, với khả năng nhận thức bắt đầu có sự sâu sắc hơn, tinh tế hơn thì việc bồi
dưỡng kĩ năng Tập làm văn, đặc biệt là kĩ năng làm văn biểu cảm sẽ giúp cho

các em được bồi dưỡng tồn diện khơng chỉ về kiến thức mà còn cả tâm hồn,
lối sống tạo tiền đề cho những bước phát triển cao hơn. Có thể khẳng định
chắc chắn rằng văn bản biểu cảm là những văn bản có tác động trực tiếp nhất,
mạnh mẽ nhất đến suy nghĩ, tình cảm của học sinh. Viết văn, làm thơ … chính
là những cách giúp các em lưu giữ, bày tỏ những tình cảm trào dâng ở trong
lịng trước những vẻ đẹp của cuộc sống. Qua các bài làm văn biểu cảm, rất
nhiều những xúc cảm đẹp đẽ bên trong người học sẽ được đánh thức, nâng
niu, các em sẽ tìm được những giá trị sống đích thực, biết u thương bản
thân, yêu gia đình, quê hương, đất nước và tự tin hơn trong vai trò người chủ
của đất nước tương lai. Có vai trị quan trọng là thế, nhưng kiểu văn bản biểu
cảm cũng là kiểu làm văn khó truyền tải nhất. Giáo viên sẽ rất khó đưa ra
những định hướng được gọi là chuẩn xác nhất cho người học bởi có lẽ thế
giới tình cảm, cảm xúc vốn tinh tế, vi diệu mà lại trừu tượng, mơ hồ. Việc gọi
ra được các xúc cảm vốn đã khó, nay lại chỉ cho học sinh phải xúc cảm gì,
xúc cảm như thế nào, và diễn đạt xúc cảm đó trên trang giấy lại càng khó
khăn hơn nhiều. Trong khi đó, thực tế là học sinh trong một số năm gần đây
(có thể do ảnh hưởng của những tác động tiêu cực của đời sống hiện đại ???)
đang có những biểu hiện của lối sống thực dụng, ích kỉ, nhiều khi trở thành vô
cảm, cằn cỗi tâm hồn. Một số em sống khép kín, ngại thể hiện, ngại chia sẻ vì
5


thế mà rất nhiều năng lực, phẩm chất của các em bị hạn chế. Vì thế từ ý thức
trách nhiệm của nghề nghiệp, từ tình yêu và niềm tin với thế hệ học trị, mong
muốn các em ln được bồi dưỡng để trở thành những con người vừa “hồng”
vừa “chuyên”, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để giúp học sinh lớp
7 làm tốt kiểu văn bản biểu cảm. Những giải pháp này đã được tôi áp dụng
trong năm học 2017-2018, bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực cho
cả người dạy và người học. Chia sẻ trong báo cáo sáng kiến này, tôi rất hy
vọng chúng có thể có ích với bạn bè đồng nghiệp. Bản thân tôi rất cũng rất

mong muốn được nhận nhiều đóng góp ý kiến, để tiếp tục bổ sung hồn thiện
giải pháp trong q trình giảng dạy của mình.

6


PHẦN II: MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
I.1.THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THCS TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG
KIẾN
Dạy Tập làm văn là dạy về phương pháp làm văn tức là trước khi giúp học
sinh tự tạo lập 1 văn bản theo yêu cầu, người dạy cần phải trang bị cho họ
những tri thức đặc trưng nhất về kiểu văn bản, cách làm bài, và cần thiết phải
đưa ra được các cách lập ý phù hợp với kiểu văn bản, từ đó giúp học sinh tự
tạo lập văn bản theo yêu cầu của đề. Nhưng thực trạng chung của hầu hết giáo
viên chúng ta khi giảng dạy Tập làm văn là ít chú trọng cái gốc kiến thức căn
bản này, thường chủ yếu rèn kĩ năng cho học sinh sau khi các con đã tạo lập
xong văn bản, hoặc cá biệt lại có quan điểm áp đặt tư duy, cảm xúc cho học
sinh theo các bài làm mẫu của giáo viên nên học sinh nhiều khi chỉ nhìn thấy
cái cụ thể mà khơng có tầm khái qt, khơng có khả năng chủ động, linh hoạt
trong kiểu văn bản cần tạo lập.
Dạy văn biểu cảm không đơn giản chỉ là dạy học sinh một kiểu làm văn
mà hơn thế nữa còn là dạy học sinh biết cách bộc lộ và chia sẻ tình cảm, cảm
xúc của mình với thế giới xung quanh bằng lời văn. Học sinh có được sống
thực trong những cảm xúc, cảm giác của mình thì tình cảm, cảm xúc mới từ
lời văn truyền đến và lay động trái tim người đọc. Bởi vậy ngoài những yêu
cầu về kiến thức và kĩ năng, người giáo viên phải hướng dẫn được cho học
sinh cách để biết tự đánh thức những suy tưởng, tình cảm trong con người
mình. Muốn thế, trong q trình dạy văn biểu cảm, khơng chỉ cần tích hợp với
những văn bản văn học mà học sinh đã học, mà cịn phải tích hợp, liên hệ với

thực tế đời sống của học sinh. Thế nhưng thực trạng là một số giáo viên
thường chỉ dạy được cái “ý” mà khơng chú trọng đến cái “tình” của văn biểu
cảm, họ cho rằng chỉ cần truyền tải được những nội dung lý thuyết trong sách
giáo khoa là đã có thể giúp học sinh tạo lập được văn bản biểu cảm. Chính vì
khơng coi trọng việc bồi dưỡng cảm xúc cho học sinh nên bài làm của các em
7


thường chỉ dập khn, máy móc, rất khơ khan, gượng gạo. Học sinh làm bài
như là để trả bài cho thầy cơ, chứ khơng hề có hứng thú, say mê sáng tạo.
Thậm chí, một số học sinh cịn khơng thể phân biệt văn biểu cảm với văn
miêu tả, văn tự sự; viết văn biểu cảm mà chỉ lan man kể lể sự việc hoặc ôm
đồm tả cả những chi tiết vụn vặt, không cần thiết khiến bài văn trở nên vụng
về, lủng củng, khơng thể đạt được mục đích biểu cảm. Niềm u thích với bộ
mơn Văn, vì thế mà cũng bị giảm sút rất nhiều.
Viết văn biểu cảm cũng giống như cơng việc của các nhà thơ mà bí quyết
chỉ đơn giản là “Hãy gõ vào tim anh / Thiên tài là ở đó.” Vậy làm thế nào để
hình thành được cảm xúc cho học sinh? Có thể nói cảm xúc chỉ hình thành
qua những trải nghiệm đích thực. Biểu cảm về một lồi cây, các em phải trơng
thấy, gắn bó, biết được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của loài cây. Biểu
cảm về vùng đất nơi em sinh ra và lớn lên, các em phải thâm nhập vào đời
sống, thấy được những nét đẹp riêng về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, con
người… thì mới có thể u mến, tự hào về quê hương của mình. Thế nhưng,
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo với bộ môn Ngữ văn trong chương trình
giáo dục hiện hành hầu như rất hạn chế, nếu khơng muốn nói là khơng có hoạt
động. Ngay kể cả ở gia đình, học sinh thành phố hiện nay cũng ít có cơ hội
được trải nghiệm thực tế, giao hòa với tự nhiên nên cảm xúc rất nghèo nàn
khiến các em khơng có khă năng hành văn.
I.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG SÁNG
KIẾN

1. Thuận lợi
- Về phía nhà trường và tổ chun mơn ln có sự động viên, tạo điều kiện để
các giáo viên có sự tìm tịi, áp dụng những giải pháp mới nhằm nâng cao chất
lượng dạy học. Tổ khoa học xã hội trường Tống Văn Trân gồm nhiều đồng
chí có trình độ chun mơn vững vàng, có sự trao đổi, giúp đỡ thường xuyên
qua các buổi sinh hoạt tổ nhóm. Nhờ vậy mỗi người giáo viên trong tổ đều có
cơ hội học hỏi, bồi dưỡng.
8


- Được trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn 7 từ năm đầu ra trường đến
nay đã 12 năm nên bản thân cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm và
kiến thức chuyên môn. Đặc biệt với phần làm văn biểu cảm, đây cũng là nội
dung mà tôi khá say mê, chịu khó sưu tầm tư liệu để giúp học sinh tiếp thu bài
học một cách dễ dàng hơn.
- Sự hợp tác cùng với niềm hứng thú, say mê của các em học sinh lớp tôi
giảng dạy cũng là một trong những nguồn động viên, khích lệ để tơi tích cực
đưa những giải pháp mới vào trong từng hoạt động học tập của học sinh.
2. Khó khăn
- Theo chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành, hoạt động giảng dạy với
bộ mơn Ngữ văn trong chương trình THCS chủ yếu chỉ diễn ra trong phạm vi
lớp học. Hoạt động trải nghiệm để bổ sung cho học sinh những kiến thức thực
tế hiện rất hạn chế nếu không muốn nói hầu như khơng có.
- Thiết kế nội dung bài học trong sách giáo khoa hiện nay chủ yếu theo từng
bài/tiết nhằm “truyền tải” hết những gì được viết, chủ yếu tiếp nhận kiến thức,
ít thực hành, vận dụng cũng là những khó khăn khơng nhỏ cho giáo viên khi
dạy kiểu làm văn vốn gắn rất chặt chẽ đời sống tâm lí của con người như văn
bản biểu cảm.
- Vốn sống của đa số học sinh hiện nay lại vô cùng ít ỏi, rất nhiều tri thức đời
sống rất đơn giản, học sinh cũng không nắm bắt được như đặc điểm về lồi

cây, tập tính của một số động vật nuôi trong nhà,…Một thực tế đáng buồn là,
học sinh thành phố hiện nay khơng cả biết cây lúa hình dáng thế nào, sinh
trưởng phát triển ra sao; không phân biệt được con trâu – con bò ,…Sự hạn
chế về vốn sống này đồng thời cũng hạn chế về mặt cảm xúc của người học,
rất khó khăn cho người giáo viên khi dạy kiểu bài làm văn biểu cảm.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Giải pháp.
Từ những thuận lợi và khó khăn trong q trình giảng dạy bộ mơn Ngữ văn
nói chung, phần làm văn biểu cảm nói riêng, với lịng say mê, nghiên cứu,
9


tích cực đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, tôi xin đề xuất các giải
pháp giúp học sinh lớp 7 làm tốt kiểu bài làm văn biểu cảm như sau:
Thứ nhất, để tạo nền tảng kiến thức căn bản giúp học sinh làm tốt kiểu bài
làm văn biểu cảm, người giáo viên Ngữ văn cần cung cấp cho học sinh một
cách đầy đủ và có hệ thống những tri thức cần thiết nhất của kiểu văn bản
biểu cảm, thơng qua các bài học cụ thể trong chương trình sách giáo khoa
Ngữ văn 7: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm, đặc điểm của văn biểu cảm,
cách làm bài văn biểu cảm, luyện nói văn biểu cảm, luyện tập làm văn biểu
cảm. Thông qua các bài học cụ thể này học sinh sẽ từng bước nắm được
những đặc điểm nổi bật nhất của kiểu văn bản biểu cảm, nhận diện, phân biệt
được kiểu văn bản biểu cảm với hai kiểu văn bản đã học ở lớp 6 là kiểu văn
bản tự sự và miêu tả, biết cách lập ý và bộc lộ tình cảm, cảm xúc theo hai
cách trực tiếp và gián tiếp, từ đó thực hành tạo lập văn bản biểu cảm theo đề
bài cụ thể và ở mức nâng cao hơn có thể sáng tác văn bản theo cảm xúc hứng
thú của bản thân. Đặc biệt, giáo viên không nên bỏ qua mà cần coi trọng các
tiết thực hành luyện nói: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người; luyện
nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Bởi đây chính là cách giúp học
sinh đưa văn vào đời, để nhận thấy tính ứng dụng, thực hành rất cao của kiểu

văn bản này, thêm hứng thú với bộ môn. Qua các tiết thực hành luyện nói,
giáo viên tiếp tục củng cố những tri thức lý thuyết đã học. Mặt khác rèn
luyện, nâng cao khả năng thuyết trình, tác phong bình tĩnh, chủ động giải
quyết tình huống cho học sinh,
Bên cạnh việc truyền tải những tri thức phương pháp căn bản của kiểu bài
làm văn biểu cảm theo khung kế hoạch dạy học chương trình Ngữ văn 7 kì I,
người giáo viên cần coi trọng việc tích hợp kiến thức tập làm văn với phân
mơn văn học, đặc biệt là phần văn bản biểu cảm trong sách giáo khoa. Đây sẽ
là những bài mẫu, những minh chứng cụ thể sinh động cho từng đơn vị kiến
thức mà học sinh đã được tích lũy trong các tiết học tập làm văn. Chương
trình Ngữ văn 7 kì I có rất nhiều văn bản biểu cảm mà giáo viên có thể tích
10


hợp như: các văn bản ca dao, văn bản thơ trung đại, hiện đại Việt Nam, thơ
trung đại Trung Quốc, đặc biệt là phần văn xuôi biểu cảm.
Giáo viên cần phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học để cho việc học tập kiểu làm văn biểu cảm với học sinh trở nên không trở
nên nặng nề, khô khan. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy các bài làm văn; chủ động hình thành các nhóm học theo sở
thích, giao đề tài biểu cảm theo nhóm để các thành viên có cơ hội hỗ trợ, bổ
sung cho nhau.
Động viên học sinh tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế cùng lớp
hoặc cùng gia đình, mỗi lần trải nghiệm cần định hướng học sinh thu nhận tri
thức, tích lũy vốn sống, tiếp thêm cảm xúc để làm văn biểu cảm.
Phát huy vai trò của tủ sách lớp học, học sinh chia sẻ hoặc giáo viên giới
thiệu những cuốn sách hay, tạo cơ hội cho học sinh đến gần hơn với các tác
phẩm văn học có giá trị, khơng chỉ bồi dưỡng năng lực tư duy, năng lực sử
dụng ngôn ngữ mà đặc biệt bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình cảm, say mê
cho các em.

Tổ chức, thu hút học sinh tham gia vào các cuộc thi nói trước lớp hoặc thi
sáng tác văn, thơ theo kiểu bài biểu cảm để phát huy năng khiếu, phát huy sự
chủ động, sáng tạo của học sinh.
2. Quá trình và thời gian thực hiện.
Trong các năm giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 7, bản thân tôi luôn trăn trở
với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để nâng cao chất
lượng, hiệu quả giảng dạy. Những giải pháp được báo cáo trong sáng kiến này
đã được tơi tích lũy qua mỗi năm công tác nhưng được áp dụng một cách chủ
động và tích cực nhất trong học kì I của năm 2017-2018 với 31 em học sinh
của lớp 7A, với thời lượng 15 tiết học (6 tiết lý thuyết và 9 tiết thực hành
luyện nói, luyện viết văn biểu cảm).
3. Cách thức thực hiện.
3.1. Với các tiết học lý thuyết làm văn biểu cảm
Số tiết theo khung kế hoạch dạy học: 6 tiết, gồm:
11


+ Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
+ Đặc điểm văn bản biểu cảm
+ Đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm
+ Cách lập ý của bài văn biểu cảm
+ Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
+ Cách làm bài biểu cảm về một tác phẩm văn học
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được những kiến thức căn bản, đặc
trưng nhất của kiểu văn bản biểu cảm như mục đích và phương thức biểu đạt
chính; đặc điểm của tình cảm, cảm xúc trong văn bản biểu cảm; các cách bộc
lộ tình cảm cảm xúc (biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp); bố cục và các
cách lập ý của bài văn biểu cảm. Từ những tri thức này giúp học sinh không
chỉ nhận diện được sự khác biệt của văn biểu cảm với văn miêu tả, văn tự sự;
cảm nhận, phân tích cái hay, cái đẹp của một văn bản biểu cảm mà cịn có

được những kĩ năng thiết yếu để tạo lập kiểu văn bản này.
Với thời lượng 6 tiết học, theo mục tiêu cần đạt và đặc thù của từng bài học,
tơi xin trình bày cụ thể về tiến trình và cách thức tổ chức một số hoạt động
theo từng chủ đề:
a. Chủ đề 1: Tri thức chung về văn biểu cảm, gồm: “Tìm hiểu chung về
văn biểu cảm” và “Đặc điểm văn bản biểu cảm”.
Về tiến trình tổ chức các hoạt động hình thành kiến thức
Trong bài “Tìm hiểu chung về văn biểu cảm”, ở nội dung thứ nhất tìm
hiểu về nhu cầu biểu cảm của con người, học sinh cần hiểu được văn biểu
cảm nảy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người qua việc tìm hiểu các ví dụ
là các văn bản ca dao đã được học. Giáo viên nên tích hợp chặt chẽ với phân
môn văn học, cụ thể là phần văn bản ca dao ở một số tiết học trước đó, để
giúp học sinh nhận thấy ngay từ thời xa xưa, con người đã tìm đến văn học,
trước hết để thực hiện nhu cầu biểu cảm vốn rất phong phú, mãnh liệt của
mình. Giáo viên cũng cần liên hệ với thực tế đời sống cảm xúc của chính học
sinh với bao vui, buồn, mừng, giận, lo lắng, phiền muộn, xem các em đã bao
giờ tìm đến với văn chương như một phương tiện để giãi bày, chia sẻ những
12


tình cảm đó chưa? Nếu học sinh chưa từng có trải nghiệm này, nên khơi dậy
cho các em những hứng thú để đến với kiểu văn bản biểu cảm và tìm hiểu
những đặc điểm của nó.
Khi học sinh đã thấy được sự cần thiết và quan trọng của văn biểu cảm,
giáo viên tiếp tục hướng dẫn cho học sinh hiểu thế nào là một văn bản biểu
cảm. Ở nội dung này, bằng phương pháp thảo luận nhóm, nghiên cứu tình
huống, giáo viên tổ chức cho học sinh trong lớp phân tích hai ví dụ trong sách
giáo khoa. Với cùng câu hỏi: tình cảm, cảm xúc được bộc lộ là tình cảm, cảm
xúc gì? Cách người viết bộc lộ tình cảm, cảm xúc ấy? Sau đó, với kĩ thuật
khăn phủ bàn, học sinh rút ra được những điểm chung của cả hai đoạn văn

cũng là đặc điểm riêng của kiểu văn bản biểu cảm. Đó là văn bản viết ra nhằm
biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung
quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Và muốn tìm được sự đồng
điệu nơi người đọc, người nghe, tình cảm trong văn biểu cảm phải là những
tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Hơn nữa tình cảm đó phải chân
thật, xuất phát từ trái tim với những trải nghiệm có thực của người viết. Như
trong ví dụ: tình cảm nhớ thương người bạn thân xa cách được bắt đầu từ
những ngày cịn ngồi chung bàn; thêm bền chặt gắn bó trong những lần dạo
hồ Tây, chơi Thủ Lệ, thăm quan ao Vua, càng thiết tha cảm động khi mình ốm
dài, bạn chép bài cho mình. Hay tình yêu quê hương, đất nước của tác giả
Nguyên Ngọc trong “Đường chúng ta đi” cũng tự nhiên lan tỏa nhờ những
xúc cảm chân thực của người viết với tiếng hát dân ca – tiếng ngân của mặt
đất, của dịng sơng, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày
lao động và chiến đấu. Cũng từ hai ví dụ này, giáo viên cần nhấn mạnh: để
viết văn biểu cảm hay, điều quan trọng trước hết là người viết phải có cảm
xúc. Và vì thế, điều đầu tiên khi làm bài biểu cảm là người viết phải tìm được
cảm xúc, biết ni dưỡng và phát triển cảm xúc ấy trong suốt quá trình hành
văn.
Tiếp đó, ở bài “Đặc điểm của văn biểu cảm”, học sinh được tìm hiểu và
phân tích hai ví dụ: văn bản “Tấm gương” của Băng Sơn và một trích đoạn
13


trong hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng để củng cố sâu sắc hơn
về các đặc điểm của văn bản biểu cảm. Đặc biệt ở bài học này, học sinh sẽ
nhận diện được bố cục của một bài văn biểu cảm gồm mấy phần, cùng thể
hiện tình cảm, cảm xúc, nhưng cách biểu cảm trực tiếp có gì khác với biểu
cảm gián tiếp. Giáo viên cần gợi mở để học sinh tự phát hiện: biểu cảm trực
tiếp là phương thức trữ tình bộc lộ những cảm xúc, ý nghĩ thầm kín bằng
những từ ngữ gọi ra tình cảm ấy (thường qua các động từ chỉ trạng thái, thán

từ, câu cảm thán); còn biểu cảm gián tiếp là cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc
thơng qua một phong cảnh, một câu chuyện hay một suy nghĩ nào đó mà
khơng gọi thẳng cảm xúc ấy ra.
Trong biểu cảm gián tiếp, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa
ẩn dụ, tượng trưng (hình ảnh tấm gương trong ví dụ) để gửi gắm tình cảm, tư
tưởng. Hoặc cũng có thể biểu cảm gián tiếp qua hai phương thức tự sự, miêu
tả (văn bản“Hoa học trò” trong phần luyện tập). Tuy nhiên cần lưu ý học sinh
rằng trong văn biểu cảm, người ta không miêu tả một đồ vật, một cảnh vật
hoặc con người đạt tới mức cụ thể, hoàn chỉnh, cũng không kể tỉ mỉ, chi tiết
diễn biến của cả một câu chuyện. Người ta chỉ chọn những chi tiết, những
thuộc tính, sự việc nào có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng
mà thôi.
Về tiến trình tổ chức các hoạt động thực hành, ứng dụng, bổ sung:
Với phương pháp luyện tập, giải quyết tình huống bằng các hình thức vấn
đáp, học theo góc, giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng tri thức để giải
quyết các bài tập trong sách giáo khoa. Việc trả lời các yêu cầu trong từng bài
tập không chỉ giúp học sinh sáng rõ hơn về những vấn đề lý thuyết đã học mà
quan trọng hơn phải hướng học sinh đế việc học hỏi, tích lũy kĩ năng tạo lập
ý, diễn đạt, hành văn. Giáo viên cũng cần sưu tầm, bổ sung một số bài tập rèn
kĩ năng bộc lộ cảm xúc theo cả hai cách trực tiếp và gián tiếp
Bài tập 1: Chỉ ra tình cảm, cảm xúc và cách biểu cảm trong mỗi đoạn văn sau:
a, Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để
khỏi bị trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ
14


cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như
gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có
nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hịa muối, gãi lấy gãi để rồi
xỏ vào đơi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì

nhức chân. Rượu tê thấp khơng tài nào xoa bóp khỏi.
( Duy Khán)
b, Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở
về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khn mặt bố nhăn nhó lại,
những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết ịa lên mà khóc.
Nhìn thấy bố như vậy, lịng tơi như đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như
con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể
giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy! Nếu làm được gì cho bố lúc này để được
bố vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được khơng!
(Bài làm của học sinh)
 Học sinh nhận diện đoạn a/ biểu cảm gián tiếp thơng qua miêu tả cịn
đoạn b biểu cảm trực tiếp.
Bài tập 2: Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau trong cách biểu cảm ở hai đoạn
văn sau:
a, Tháng tư của miền Bắc ngày xưa, tháng tư yêu dấu, có nóng, có oi, có dế
kêu, có muỗi đốt nhưng tất cả những cái đó có thấm vào đâu với những buổi
bình minh nạm vàng, mở mắt ra nhìn lên cao thì thấy mây bay thong thả như
trời khảm bằng xà cừ, gió hây hây mát, mở cửa đi ra đường thì cảm thấy cả
trời đất trong như là pha lê mà cái thân mình nhẹ tênh tênh như là có cánh
(Vũ Bằng - “Thương nhớ mười hai”)
b, Các bạn yêu mùa thu, mùa xuân, mùa hè với nhiều lý do khác nhau.
Riêng tôi, tôi lại yêu mùa đơng. Vì sao thế nhỉ? Tơi u mùa đơng trước hết vì
nhờ mùa đơng, tơi sung sướng được sống nhiều hơn trong tình mẹ. Mỗi buổi
sáng mùa đơng, bừng tỉnh giấc, tôi đã thấy mẹ chuẩn bị đầy đủ và tất cả cho
tơi. Nhớ nhất lúc mẹ khốc và cài khuy áo rét cho tôi. Mẹ thường âu yếm ôm
15


đơi vai tơi và nói “Con trai của mẹ đã lớn, cái áo này ngắn rồi”. Ơi, mùa đơng,
mùa của tình mẹ!

(st: bài làm của học sinh)
 Cả hai đoạn văn đều có sự kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và biểu cảm
gián tiếp nhưng biểu cảm gián tiếp ở từng đoạn lại có sự khác biệt. Đoạn a/
biểu cảm gián tiếp qua miêu tả còn đoạn b/ biểu cảm gián tiếp qua tự sự.
Bên cạnh các bài tập rèn kĩ năng hành văn, giáo viên cũng cần khuyến
khích học sinh tìm đọc các văn bản biểu cảm chép lại những đoạn văn mà
mình cảm thấy tâm đắc và có thể đưa ra để giới thiệu trong tổ, nhóm của
mình, cùng thảo luận về các đặc điểm của văn bản biểu cảm được thể hiện
trong những đoạn văn ấy. Hoạt động này không chỉ củng cố cho học sinh
những tri thức lý thuyết đã học mà còn khơi gợi được sự hứng thú, say mê của
các em với kiểu bài biểu cảm. Qua những trang viết đầy cảm xúc của tác giả,
khả năng cảm nhận thế giới xung quanh của các em sẽ ngày càng tinh nhạy
hơn, vốn từ ngày thêm phong phú và đặc biệt các em sẽ dần học được cách
nói lên suy nghĩ của mình một cách cảm xúc nhất.
b. Chủ đề 2: Biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống, gồm: “Đề văn
biểu cảm và cách làm văn biểu cảm”, “Cách lập ý của văn biểu cảm”,
“Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm”.
Về tiến trình tổ chức các hoạt động hình thành kiến thức
Biểu cảm về đối tượng trong cuộc sống nghĩa là bày tỏ cảm xúc, suy
nghĩ...của con người viết về một con người, một đồ vật, loài vật, một loài cây,
một phong cảnh. Cuộc sống phong phú, đa dạng và ẩn chứa trong đó biết bao
điều kì diệu, kiểu bài này sẽ giúp đánh thức những tình cảm phong phú và vơ
cùng đa dạng nhưng đơi khi còn ẩn sâu, khuất lấp trong tâm hồn mỗi người.
Giáo viên cần giúp học sinh nhận thấy thiết thực của kiểu bài biểu cảm về một
đối tượng trong cuộc sống trước khi tổ chức cho học sinh đi tìm hiểu từng đơn
vị kiến thức cụ thể. Đồng thời cần nhấn mạnh để làm tốt kiểu bài này thì điều
đầu tiên là các em cần trau dồi cảm xúc. Mà cảm xúc chỉ có thể có được nhờ
những trải nghiệm đích thực (mắt thấy, tai nghe, gắn bó với sự vật, con người)
16



cần biểu cảm.Vậy nên, để học tốt kiểu bài biểu cảm về một đối tượng trong
cuộc sống, học sinh trước hết cần đươc giao nhiệm vụ quan sát, suy ngẫm để
tạo cảm xúc, khích lệ nhu cầu biểu cảm của các em.
Có cảm xúc thơi chưa đủ để viết một bài văn biểu cảm. Muốn tạo lập được
một văn bản biểu cảm, học sinh cần nắm vững quy trình tạo lập gồm các
bước: tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn ý; viết bài; đọc lại và sửa chữa. Những nội
dung này sẽ được học sinh tiếp nhận một cách chủ động và tích cực qua việc
thực hành tìm ý, xây dựng dàn ý, viết thành văn cho đề bài: “Cảm nghĩ về nụ
cười của mẹ” ở tiết học “Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu
cảm”. Cụ thể:
+ Tìm ý:
Để tìm ý cho một bài văn biểu cảm, trước hết người viết phải điịnh hướng
được tình cảm chủ đạo với đối tượng biểu cảm là tình cảm, cảm xúc gì. Xác
định được tình cảm chủ đạo (hay mạch cảm xúc xuyên suốt toàn bài), người
viết sẽ lựa chon được hướng lập ý phù hợp.
Với đề bài: “Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ”, giáo viên có thể đặt
câu hỏi để đánh thức, khơi gợi cảm xúc cho học sinh: Nghĩ về người mẹ yêu
dấu của mình, nghĩ về nụ cười của mẹ, cảm xúc đầu tiên xuất hiện trong em là
gì (vui sướng, hạnh phúc, hay nhứ thương, tiếc nuối, …)?.Sau khi học sinh đã
xác định được tình cảm chủ đạo cho bài viết, giáo viên tiếp tục gợi mở cho
học sinh cách tìm ý bằng việc đặt ra và trả lời những câu hỏi:
? Tưởng tượng và miêu tả lại nụ cười của mẹ (khuôn mặt, miệng cười, hàm
răng, ánh mắt, kèm theo cử chỉ, hành động). Hình ảnh mẹ khi đang cười gợi
cho em những cảm xúc gì?
? Nhớ tới nụ cười của mẹ, em nhớ tới những kỉ niệm nào không thể quên với
mẹ (khi em biết đi, biết nói, khi em lần đầu đi học, mỗi khi em được lên lớp,
…hay kỉ niệm nào khác)
? Có lúc nào em cảm thấy thiếu vắng nụ cười của mẹ không (khi mẹ vắng nhà
hay khi em mắc lỗi)? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ, em cảm thấy thế nào?

?Em sẽ làm gì để giữ mãi nụ cười của mẹ ?
17


Qua đây cần lưu ý học sinh tìm ý bằng việc đặt ra những câu hỏi để tập trung
làm cụ thể hơn, rõ nét hơn tình cảm chủ đạo về đối tượng biểu cảm mà học
sinh đã xác định được cho mình. Các câu hỏi tìm ý cần phát triển theo trình tự
tái hiện, hồi tưởng đến phân tích, suy ngẫm, bộc lộ cảm xúc và phải linh hoạt,
phù hợp trải nghiệm thực của chủ thể là người viết.
+ Lập dàn ý:
Sau khi đã có ý rồi, người viết cần biết tổ chức sắp xếp các ý thành một hệ
thống hồn chỉnh, lơgic nhằm làm nổi bật đối tượng, vấn đề. Một bài văn biểu
cảm cũng có ba phần, mỗi phần có một nhiệm vụ cụ thể:
-) Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm và tình cảm chủ đạo của em với đối
tượng ấy.
-) Thân bài: Các đặc điểm gợi cảm của đối tượng và ý nghĩa của đối tượng
trong cuộc sống của mọi người nói chung, bản thân người viết nói riêng. Qua
đó bộc lộ cụ thể suy nghĩ, cảm xúc của người viết về đối tượng.
-) Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của mình đối với đối tượng.
Từ dàn bài chung của bài biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống, giáo
viên hướng dẫn học sinh thực hành lập dàn ý cho đề bài: “Cảm nghĩ về nụ
cười của mẹ”, có thể xây dựng bố cục như sau:
- Mở bài: Giới thiệu về nụ cười của mẹ và cảm xúc của em với nụ cười ấy.
- Thân bài: Bộc lộ cụ thể tình cảm của em với nụ cười của mẹ. Có thể là:
+ Yêu sao, hạnh phúc sao khi nhìn thấy nụ cười tươi tắn, rạn rỡ của mẹ. Miêu
tả và cảm nhận về gương mặt của mẹ khi cười.
+ Xúc động khi nhớ tới nụ cười của mẹ là nhớ tới những kỉ niệm đầy ắp yêu
thương mà mẹ dành cho mình.
+ Trống vắng, ân hận khi làm mẹ buồn, khi khơng nhìn thấy nụ cười của mẹ.
+ Suy ngẫm về những việc mình có thể làm để giữ mãi nụ cười của mẹ.

- Kết bài: Khẳng định sự quan trọng của nụ cười của mẹ với cuộc sống của
em

18


Giáo viên lưu ý học sinh: Tùy vào đối tượng biểu cảm và mạch cảm xúc,
người viết có thể sắp xếp những dàn ý khác nhau. Việc sắp xếp các ý cần tuân
thủ những quy tắc nhất định như:
1.

Các ý lớn phải ngang nhau và cùng làm sáng tỏ đối tượng.

2.

Các ý nhỏ phải nằm trong ý lớn và phải làm sáng tỏ ý lớn, cần trình bày

theo thứ tự, tránh trùng lặp.
3.

Cần xác định mức độ các ý cho hợp lý. Trong bài văn sẽ có những ý cần

nêu kĩ, là trọng tâm; có ý chỉ cần nói qua, nói vừa đủ. Tùy thuộc vào mạch
cảm xúc để phát triển ý nhưng người viết cũng cần tỉnh táo để cảm xúc linh
hoạt tránh lung tung “đầu Ngơ mình Sở”.
+ Viết câu, dựng đoạn trong bài văn biểu cảm về đối tượng trong cuộc
sống.




Viết câu
Văn biểu cảm hay là phải khêu gợi được sự đồng cảm với người đọc. Muốn

khêu gợi được sự đồng cảm đó, bài viết phải có càm xúc chân thành, trong
sáng. Nhưng cảm xúc đẹp, trong sáng cần phải được thể hiện qua câu chữ.
Câu văn lủng cũng, từ ngữ khơ khan…thì dù tình cảm có chân thực đến mấy,
bài văn cũng khó có thể tạo được sự đồng điệu nơi người đọc. Do đó, một yêu
cầu quan trọng đối với học sinh giỏi văn là viết câu văn, đoạn văn hay. Câu
văn biểu cảm hay trước hết phải giàu cảm xúc. Ở những tiết học trước, học
sinh đã biết để bộc lộ tình cảm, cảm xúc có hai cách biểu cảm trực tiếp và
biểu cảm gián tiếp. Qua các ví dụ, học sinh cũng phần nào hiểu biểu cảm trực
tiếp phải được thể hiện bằng các từ ngữ nói thẳng tình cảm cảm xúc của con
người như các động từ chỉ trạng thái, các thán từ như u, thương nhớ, đau
đớn, xót xa, ơi, hỡi, chao ôi… Khi bắt đầu viết văn biểu cảm, rất nhiều học
sinh còn nhầm lẫn với văn miêu tả và văn biểu cảm mà các em mới học. Do
đó, ngay từ bài học đầu tiên về các bước làm văn biểu cảm này, giáo viên cần
định hướng và rèn kĩ năng viết câu văn có sử dụng cách biểu cảm trực tiếp là
kiểu câu đặc trưng của văn bản biểu cảm. Nhưng nếu một bài viết mà sử dụng
quá nhiều cách biểu cảm trực tiếp dẫn đến nhàm chán, giả tạo. Vì vậy khi học
19


sinh đã biết biểu cảm trực tiếp bằng các câu cảm thán, câu có sử dụng từ ngữ
nói thẳng tình cảm, cảm xúc; giáo viên cần tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng viết câu
biểu cảm có sử dụng cách biểu cảm gián tiếp để cảm xúc của người viết được
thể hiện một cách tự nhiên, rõ nét. Đó là các kiểu câu đặc biệt, câu rút gọn,
câu mở rộng thành phần, câu hỏi tu từ…, câu có sử dụng các biện pháp tu từ
như ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, cần sử dụng nhiều các lớp từ tượng
thanh, tượng hình, từ láy…
Chẳng hạn với đề văn “Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ”, với ý: “Yêu sao nụ

cười tươi tắn, rạng rỡ của mẹ. Miêu tả và cảm nhận về gương mặt của mẹ khi
cười”, học sinh có thể sử dụng các kiểu câu, theo hai cách biểu cảm trực tiếp
và biểu cảm gián tiếp.
- Biểu cảm trực tiếp: “Ơi! u sao đơi mắt mẹ khi cười!” hoặc: “Hạnh phúc
biết bao khi được nhìn thấy nụ cười của mẹ!”
- Biểu cảm gián tiếp:
. Dùng câu hỏi: “Mẹ ơi, mẹ có biết nụ cười của mẹ có ý nghĩa với con
biết nhường nào khơng?”
. Câu có sử dụng biện pháp tu từ: “Nụ cười của mẹ đẹp tựa đóa hoa
đang hé nở rực rỡ giữa khu vườn đầy nắng mai”.
. Câu mở rộng giàu nhịp điệu: “Mỗi khi em buồn hay vui, nụ cười hiền
hịa ấy ln bên em. Một nụ cười nhẹ nhàng như làn gió thu thơm mát; đôi
lúc lại sôi nổi như những đám mây xanh dạo chơi giữa bầu trời mùa hạ; và
có khi lại rất thân thiện như bầy chim sơn ca chào đón nắng xuân.”
. Câu sử dụng nhiều từ tượng hình, từ láy: “Nụ cười của mẹ ấm áp như
những tia nắng mùa xuân, hiền hòa như một ánh trăng ngần, đẹp như bình
minh rực rỡ”.



Dựng đoạn

Mặc dù đến lớp 8 học sinh mới học về các kiểu đoạn văn nhưng ngay từ
những lớp dưới, giáo viên cũng cần giới thiệu cho học sinh một số cách trình
bày đoạn văn thường gặp để các em có ý thức viết đoạn văn hay, như đoạn
văn diễn dịch (câu chủ đề đứng đầu đoạn, những câu còn lại làm rõ ý cho câu
20


chủ đề), đoạn văn quy nạp (câu chủ đề đứng cuối đoạn, tổng hợp lại ý đã nêu

ở trước câu trước đó), đoạn văn tổng – phân – hợp (câu nêu ý tổng quát đứng
đầu đoạn, các câu tiếp theo triển khai ý, câu kết đoạn khái quát, nâng cao ý cả
đoạn). Khi viết bài văn biểu cảm, học sinh cần sử dụng kết hợp các kiểu văn
với nhau cho bài viết phong phú, linh hoạt.
Với đề bài: “Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ”, học sinh đã sử dụng mơ hình tổng
– phân – hợp để dựng đoạn văn:
“Tơi yêu mẹ, yêu cả ánh mắt, nụ cười của mẹ. Nụ cười của mẹ ấm áp như
những tia nắng mùa xuân, hiền hòa như một ánh trăng ngần, đẹp như bình
minh rực rỡ. Mẹ cười với tơi khi thấy tơi hạnh phúc, khi thấy tơi làm được
nhiều việc có ích cho cuộc sống,.. . Nụ cười ấy tự bao giờ đã ghi dấu chẳng
thể phai nhịa trong tâm trí tơi. Có phải ngồi đơi mắt của mẹ mà thượng đế
đã ban tặng cho tơi, ngài cịn ưu ái thêm cho cho tôi nụ cười của mẹ? Nụ
cười ấy là nguồn động viên giúp tơi vượt lên những khó khăn, là cái nôi cho
tâm hồn tôi dịu lại. Con người cười khi có niềm vui riêng , cịn mẹ, mẹ cười
khi thấy tơi hạnh phúc, trưởng thành. Ơi! Bao nhiêu lời lẽ đẹp nhất cũng
khơng thể nói hết về nụ cười thiên sứ của mẹ.”
Với bài “Cách lập ý của bài văn biểu cảm”, để tạo ý cho bài văn biểu
cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, nhất thiết người viết phải nắm
được các cách lập ý: liên hệ hiện tại với tương lai; hồi tưởng quá khứ và suy
nghĩ về hiện tại; tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước; quan sát, suy
ngẫm. Ở tiết học này, để minh họa cho bốn cách lập ý, sách giáo khoa đã dẫn
năm ví dụ, hầu hết đều là các đoạn văn học sinh chưa được tiếp cận. Vì vậy
việc đọc – hiểu ví dụ, khái quát tri thức quả là rất khó khăn, nặng nề đối với
một tiết học. Để đảm bảo thời lượng tiết học, đồng thời vẫn giúp học sinh
hiểu sâu sắc và có tầm khái quát, giáo viên có thể chia lớp thành bốn nhóm,
mỗi nhóm tìm hiểu về một cách lập ý sau đó cùng trao đổi, thống nhất lớp về
đặc điểm, cách thức, cách vận dụng từng cách lập ý trong bài văn biểu cảm.
. Liên hệ hiện tại với tương lai: là cách lập ý mà người viết dùng trí tưởng
tượng để liên tưởng tới tương lai, mượn hình ảnh của tương lai để khơi gợi
21



cảm xúc về đối tượng biểu cảm. Cách lập ý này nên sử dụng để khẳng định ý
nghĩa, vai trò của đối tượng biểu cảm trong cuộc sống mọi người.
. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại: là hình thức liên tưởng tới những
kí ức trong q khứ, làm hiện lên những kỉ niệm về đối tượng để từ đó suy
nghĩ về hiện tại. Cách lập ý này nên sử dụng để tái hiện những kỉ niệm sâu sắc
của người viết với đối tượng biểu cảm, qua đó mà bộc lộ cảm xúc.
. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: là hình thức liên tưởng phong
phú, từ những hình ảnh của đối tượng trong thực tại để đặt ra các tình huống
giả định và gửi gắm vào đó những suy nghĩ và cảm xúc về đối tượng biểu
cảm. Nên sử dụng cách lập ý này để biểu cảm về sự quan trọng, cần thiết của
đối tượng biểu cảm trong cuộc sống bản thân.
. Quan sát, suy ngẫm: là cách lập ý dựa trên sự quan sát những hình ảnh đang
hiện hữu trước mất, để có những suy ngẫm về đối tượng biểu cảm. Cách lập ý
này nên sử dụng để tái hiện các đặc điểm gợi cảm của đối tượng biểu cảm,
qua đó bộc lộ cảm xúc.
Việc vận dụng bốn cách lập ý cũng cần linh hoạt và dù chọn cách gì thì tình
cảm trong bài cũng phải chân thật và sự việc được nêu ra phải có trong kinh
nghiệm. Được như thế bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm.
Với bài: “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm”. Trong bài
văn biểu cảm, yếu tố tự sự và miêu tả có vai trị quan trọng, hỗ trợ rất lớn cho
việc biểu cảm. Các yếu tố tự sự có tác dụng gợi cảm rất mạnh, nhất là khi biểu
cảm về các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo
đức. Còn các yếu tố miêu tả có tác dụng khêu gợi sức cảm thụ và tưởng tượng
của người nghe, người đọc. Tuy nhiên, tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi
cảm xúc, do cảm xúc chi phối, chứ khơng nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả
đầy đủ sự việc, phong cảnh.
Để học sinh nhận thấy được vai trò của yếu tố miêu tả, tự sự cũng như có
kĩ năng sử dụng hợp lí các yếu tố này trong bài làm văn biểu cảm, giáo viên

cần tích hợp chặt chẽ với văn bản “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ
Phủ đã được học trong phần văn bản cũng như hướng dẫn học sinh khai thác
22


ví dụ là đoạn văn bản của nhà văn Duy Khán trong “Tuổi thơ im lặng” được
trích ở sách giáo khoa. Bằng hệ thống câu hỏi theo các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng, cụ thể là:
? Đoạn văn thuộc kiểu văn bản nào?(câu hỏi nhận biết)? Vì sao?(câu hỏi
thông hiểu)
? Em hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn văn?(câu hỏi nhận
biết)
? Yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn có gì khác với yếu tố tự sự, miêu tả
trong các văn bản tự sự, miêu tả mà em đã học? (câu hỏi thông hiểu)
?Sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm
của người viết?(câu hỏi thơng hiểu).
?Nếu được viết bài văn biểu cảm về người bố thân yêu của em, em sẽ lựa
chọn những chi tiết miêu tả, tự sự nào? Vì sao?(câu hỏi vận dụng)
Từ các phương án trả lời của học sinh, giáo viên sẽ đưa ra định hướng về vai
trò cũng như việc vận dụng các yếu tố miêu tả, tự sự trong khi làm bài văn
biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống.
Về tiến trình tổ chức các hoạt động thực hành, ứng dụng, bổ sung
-

Hoạt động thực hành

Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên có thể bổ sung cho học sinh
một số bài tập rèn cách lập ý hoặc đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào trong đoạn
văn biểu cảm.
Bài tập 1: Các đoạn văn biểu cảm sau được lập ý theo cách nào?

a, “Cứ từ mười hai tháng Tám là ngày bày cỗ, tơi sướng như điên, có đêm
thao thức đến một hai giờ không ngủ được. Đi hết hàng Thiếc xem những cái
tàu bay tàu thủy, lại rẽ ra hàng Mã xem con giống, quay xuống hàng Gai xem
đèn và sư tử, rồi lại quành ra hàng Trống để đứng ngắm nghía xem nên về nhà
xin tiền để mua cái trống nào, tơi ốn ức bố mẹ bắt phải lên giường đi ngủ.
Nằm nhìn lên những đám mây bay quanh ơng trăng sáng in rõ hình dáng
thằng Cuội, cây đa tôi thao thức vẩn vơ và nhiều khi mở mắt rõ ràng, tơi
tưởng như là thấy có những cơ tiên bé nhỏ bằng ngón tay út bay là là từ mặt
23


trăng xuống đất dắt nhau đi “dung giăng dung dẻ” và hát những câu hát dân
gian mà tơi thích thú vơ cùng vì lẽ gì chính tơi cũng biết những câu hát ấy…
Nhớ ơi là nhớ cái Tết trung thu ở Bắc! Vui mà vui thế là cùng! Về sau này lớn
lên, nghĩ đến giờ phút đó, tơi khơng là làm sao lại có những người thấy Tết
Trung thu về lại muốn phát điên lên, bày các trò chơi lạ để hưởng thụ cuộc
đời cho đã.”
(Vũ Bằng – “Thương nhớ mười hai”)
 Đoạn văn bộc lộ nỗi nhớ da diết cái Tết Trung thu Hà Nội qua việc hồi
tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ.
b,

“ Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu
… Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường…”
(Nguyễn Duy – “Tre Việt Nam”)


 Đoạn thơ bộ lộ cảm xúc trân trọng, tự hào yêu mến với những phẩm chất
tốt đẹp của cây tre mà cũng là của chính con người Việt Nam qua cách lập ý
quan sát, suy ngẫm.
c,

“ Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
(Đỗ Phủ - “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”)

 Đoạn thơ bộc lộ tình cảm yêu thương cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ qua
cách lập ý tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.

24


Bài tập 2: Cho câu chủ đề sau: “Trong bốn mùa, mùa xuân là mùa tôi yêu
nhất”. Hãy viết đoạn văn biểu cảm có sử dụng yếu tố miêu tả hoặc tự sự, với
câu chủ để đứng ở đầu hoặc cuối đoạn.
 Đoạn văn tham khảo:
“Trong bốn mùa, mùa xuân là mùa tôi yêu nhất. Mùa xuân đến, đem hơi thở
nồng nàn, rạo rực, vuốt ve lên mọi vật. Mưa giăng đầy trời. Chỉ cịn chờ có
vậy, những nhành đào, nhành mai… bững nở mn sắc màu. Đó là màu vàng
tinh khiết của hoa mai, sắc hồng tinh khôi của hoa đào, màu trắng trang nhã,
thanh tao của hoa mận, hoa quất. Thật đẹp biết bao! Mùa xuân là mùa của sự
hồi sinh. Đó là sự xơn xao mầm non bật nhú. Bạn đã từng thốt lên kinh ngạc
khi bắt gặp sự non xanh của chiếc lá bàng mới nhú chưa? Bạn đã từng ngỡ
ngàng khi lắng nghe trong gió lời cảm ơn của mầm non tới mùa xuân chưa?

Bạn có cảm thấy sắc xuân bao trùm lên cảnh vật chưa? Nếu là người yêu
mùa xuân, bạn sẽ thấy xuân là một cô bé đáng yêu, xinh đẹp. Xuân về mang
niềm vui phơi phới. Những làn gió xuân nhẹ đủ ru tim ta, ru hồn ta vào cõi
mộng. Nắng tơ lấp lánh. Đám mây trắng tinh thơm nức hương hoa. Đẹp quá!
Mùa xuân ơi! Chưa kịp hết vương lòng với sắc xuân rộn rã, bỗng nhận ra
mùa ôn thi đã đến.”
Hoạt động ứng dụng, bổ sung
Giáo viên giao việc theo nhóm cho học sinh thực hành cách lập ý quan sát,
suy ngẫm cho đề bài : “Loài cây em yêu” để quan sát, ghi lại những đặc đỉểm
nổi bật của loài cây gợi lên cho em nhiều cảm xúc. Cụ thể:
-

Nhóm 1: Biểu cảm về cây bàng.

-

Nhóm 2: Biểu cảm về cây phượng.

-

Nhóm 3: Biểu cảm về cây hoa hồng.

Sau khi quan sát, các nhóm sẽ tiến hành trao đổi trong nhóm, chọn ra một số
đặc điểm gợi cảm của loài cây, viết những câu văn bộc lộ cảm xúc về các đặc
điểm đó.
Để trau dồi cách lập ý và khả năng diễn đạt cho học sinh ở bài biểu cảm về
một đối tượng trong cuộc sống, giáo viên khuyến khích học sinh tìm đọc và
25



×