Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hoạt động giám sát của đại biểu quốc hội nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KEOVISAY HONGKHAMSAY

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KEOVISAY HONGKHAMSAY

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành
: Quản lý công


Mã số
: 8340403

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thu Huyền

HÀ NỘI - NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những kết
luận trong luận văn chưa từng công bố trong bất cứ cơng trình nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

KEOVISAY HONGKHAMSAY


LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc, Quý thầy cô khoa
sau đại học, cùng Lãnh đạo các khoa, phòng tại Học viện Hành chính, thầy cơ
chủ nhiệm lớp đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại học viện.
Đặc biệt, em xin kính gửi lịng biết ơn đến TS. Nguyễn Thu Huyền,
người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt q trình thực hiện và hồn
thiện luận văn.
Sau cùng em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã ln tạo điều kiện tốt nhất cho em trong cuộc sống cũng như trong

suốt quá trình cơng tác, học tập, nghiên cứu. Do nhiều điều kiện chủ quan,
khách quan và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý
thầy cô, các anh, chị học viên và các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng…… năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

KEOVISAY HONGKHAMSAY


MỤC LỤC
trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI
BIỂU QUỐC HỘI ............................................................................................ 9
1.1. Những vấn đề chung về hoạt động giám sát ......................................... 9
1.2. Vị trí, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Đại
biểu Quốc hội ............................................................................................. 21
1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc
hội ............................................................................................................... 31
Tiểu kết Chương 1...................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU
QUỐC HỘI LÀO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ..................................... 36
2.1. Khái quát về hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội Lào ............ 36

2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội Lào ............... 42
2.3. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn hoạt động giám sát của Đại biểu
Quốc hội Lào .............................................................................................. 62
Tiểu kết Chương 2...................................................................................... 66
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀO .................. 67
3.1. Phương hướng đảm bảo hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội
Lào .............................................................................................................. 67


3.2. Một số giải pháp đảm bảo hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội
Lào .............................................................................................................. 74
Tiểu kết Chương 3...................................................................................... 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 93


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Nội dung

Chữ viết tắt

1

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

2


Đại biểu Quốc hội

ĐBQH

3

Hội đồng dân tộc

HĐDT

4

Nhân dân cách mạng

NDCM

5

Tòa án nhân dân

TAND

6

Tòa án nhân dân tối cao

TANDTC

7


Ủy ban Thường vụ Quốc hội

UBTVQH

8

Viện kiểm sát nhân dân

VKSND

9

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

CHDCND


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
1.

Bảng

Tên bảng

Bảng 2.1. Thống kê tổng số chất vấn của ĐBQH Lào trong

các kỳ họp Quốc hội khóa VIII (từ kỳ họp thứ 1
đến kỳ họp thứ 9)

Trang
36


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Chức năng giám sát là một trong những chức năng cơ bản của Quốc
hội. Quốc hội sử dụng các phương tiện và cơng cụ của mình để tìm hiểu việc
thực thi chính sách, pháp luật do Quốc hội ban hành của các cơ quan nhà
nước, trên cơ sở đó bảo vệ lợi ích đất nước, quyền và lợi ích của nhân dân;
thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, thể
hiện vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, bảo đảm tôn trọng và
phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Như vậy, có thể khẳng định vai trị
hoạt động giám sát của Quốc hội là vô cùng to lớn, làm cho Quốc hội hoạt
động có hiệu quả. Theo quy định của của Hiến pháp năm 2015, Luật về Hoạt
động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (sửa đổi) năm
2016 của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) chủ thể của
hoạt động giám sát của Quốc hội bao gồm: Đại biểu Quốc hội; Đoàn Đại biểu
Quốc hội; các Uỷ ban của Quốc hội; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Quốc hội.
Mặc dù Hiến pháp năm 2015 và Luật về Hoạt động giám sát của Quốc
hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (sửa đổi) năm 2016 được ban hành với
nhiều sự thay đổi, bám sát yêu cầu về thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc
hội. Tuy nhiên, các quy định về giám sát của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thì
hầu như khơng thay đổi so với các quy định trước đó, do vậy thực tiễn thực
hiện hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung và ĐBQH nói riêng vẫn cịn
bộc lộ nhiều hạn chế. Trên bình diện thực tiễn thực hiện quyền giám sát của

ĐBQH, mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, tập trung vào những vấn
đề mà cử tri quan tâm, do đó góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy nền kinh tế
- xã hội phát triển. Tuy nhiên hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung và
ĐBQH nói riêng vẫn cịn nhiều hạn chế, tồn tại, mang nặng tính “hình thức”,
1


chưa thu được những kết quả thiết thực, chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện
vọng của cử tri, nhân dân cả nước. Chính vì vậy, cần phải đặt ra vấn đề là
tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung và
ĐBQH nói riêng nhằm phát huy vai trò của Quốc hội với tư các là cơ quan là
cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHDCND Lào; là cơ quan đại diện cho
ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước; ĐBQH là đại diện cho những cử tri
mà họ tin tưởng, giao phó quyền làm nhà nước của mình.
Xuất phát từ lý do đó, em quyết định chọn đề tài: “Hoạt động giám sát
của đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong giai
đoạn hiện nay” để thực hiện luận văn thạc sĩ chun ngành quản lý cơng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong những năm gần đây, vấn đề hoạt động của Quốc hội nói chung
và hoạt động giám sát của ĐBQH nói riêng đã thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực luật học, chính trị học, xã
hội học trên thế giới cũng như ở nước CHDCND Lào. Cụ thể:
* Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài:
Vấn đề giám sát của cơ quan đại diện quyền lực của nhân dân được
nghiên cứu dưới khía cạnh kiểm sốt quyền lực nhà nước, trong đó có thể kể
đến các cơng trình tiêu biểu như: Mann M. (1986), The Sources of Social
Power - Cambridge University Press; Roderick Bell, David V. Edwards, R.
Harison Wagner (2000), Political power-reader in theory and research,
Cornell University Press, New York; Alvin Toffler (2002), Thăng trầm quyền
lực, NXB. Thanh niên, Hà Nội; Quốc hội Mỹ hoạt động như thế nào (How

congress works) (2003), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; J.J.Rousseau (2004),
Bàn về khế ước xã hội, NXB. Lý luận chính trị, Hà Nội; J. Locke (2007),
Khảo luận thứ hai về chính quyền, NXB. Tri thức, Hà Nội; Quốc hội trong

2


nhà nước pháp quyền Cộng hòa Liên bang Đức (2008), NXB. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội;... Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu này mới đề cập đến các
vấn đề về quyền lực, tổ chức và hoạt động của Quốc hội mà lại chưa đề cập
sâu đến hoạt động giám sát của ĐBQH.
Với nhiều nét tương đồng về chính trị, nhất là cách thức tổ chức bộ
máy nhà nước với nước CHDCND Lào nên ở Việt Nam, pháp luật cũng quy
định ĐBQH cũng có quyền thực hiện các hoạt động giám sát. Do vậy, vấn đề
này cũng được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam trên nhiều phương diện khác
nhau. Cụ thể: (i) Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên, 2003), Giám
sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay,
Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội [17]. Cơng trình nghiên cứu này chủ yếu
phân tích các vấn đề lý luận, phân tích các quy định pháp luật về giám sát và
cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, mà một trong những nội
dung quan trọng được đề cập đến là vấn đề giám sát và cơ chế kiểm sốt
quyền lực nhà nước thơng qua hoạt động của ĐBQH. Tuy nhiên, vấn đề thực
tiễn thực hiện quyền giám sát của ĐBQH chưa được cơng trình này đề cập
nhiều. (ii) Nguyễn Sĩ Dũng (2004), Quyền giám sát của Quốc hội - Nội dung
và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, Nxb. Tư pháp, Hà Nội [4]. Cơng trình
nghiên cứu này đã đề cập đến vấn đề thực tiễn hoạt động giám sát của ĐBQH,
cũng như đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện quyền
giám sát của ĐBQH ở Việt Nam. (ii) Bùi Mạnh Khoa (2014), Hoạt động
giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện
nay - Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận

và lịch sử nhà nước và pháp luật, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội [6].
Cơng trình này đã phân tích những vấn đề lý luận, pháp lý về hoạt động giám
sát của ĐBQH và thực tiễn thực hiện quyền giám sát của ĐBQH tại tỉnh
Thanh Hoá.
3


Gần đây có một số cơng trình nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam
có đề cập đến vấn đề giám sát và thực hiện quyền giám sát của Quốc hội Lào.
Cụ thể: (i) Yeexiong Xaykhuenhiatoua (2015), Tăng cường chức năng giám
sát của Quốc hội nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội [19]. Cơng trình này tập trung nghiên
cứu vấn đề giám sát của Quốc hội, trong đó có hoạt động giám sát của Đại
biểu Quốc hội dưới góc độ pháp lý, chưa đề cập nhiều đến vấn đề thực hiện
quyền giám sát của Đại biểu Quốc hội; các giải pháp nhằm tăng cường chức
năng giám sát của Quốc hội Lào nói chung và Đại biểu Quốc hội Lào nói
riêng chủ yếu là các giải pháp pháp lý. (ii) Khounxay Phommixay (2017),
Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội theo quy định của pháp luật Lào và
Việt Nam dưới góc độ so sánh, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội [11]. Cơng trình nghiên cứu này được nghiên cứu dưới góc độ
luật học so sánh, ít đề cập đến vấn đề hoạt động giám sát thực tiễn của Đại
biểu Quốc hội nên chưa đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội Lào. (iii) Phaysith
Vongsengdeuane (2018), Hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội, Đoàn
Đại biểu Quốc hội theo pháp luật Lào và pháp luật Việt Nam dưới góc độ so
sánh, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội [13]. Cơng trình
nghiên cứu này đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về vị trí, vai trò của Đại
biểu Quốc hội, cũng như thẩm quyền giám sát của ĐBQH theo quy định của
pháp luật Lào trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên,
cơng trình nghiên cứu này lại chưa đề cập đến vấn đề thực tiễn hoạt động

giám sát của ĐBQH, nên các giải pháp được đề xuất chủ yếu là các giải pháp
pháp lý, chưa có các giải pháp thực tiễn để nâng cao hiệu quả giám sát của
Đại biểu Quốc hội Lào.

4


* Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở nước
CHDCND Lào :
Vấn đề giám sát tối cao của Quốc hội, hoạt động giám sát của các cơ
quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH, ĐBQH trước hết được đề cập trong các
Báo cáo tổng kết công tác, các đề cương giới thiệu văn bản pháp luật như: (i)
Văn phòng Quốc hội Lào (2019), Bản tổng kết công tác của Quốc hội Lào
năm 2018-2019, Viêng Chăn [37]; (ii) Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ
Tư pháp (2017), Đề cương giới thiệu Quốc hội Lào, Luật về Hoạt động giám
sát của Quốc hội và HĐND cấp tỉnh (sửa đổi) năm 2016 của nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào, Viêng Chăn [38]… Các cơng trình nghiên cứu này
cũng đã đề cập đến vấn đề thực trạng hoạt động giám sát, cũng như các giải
pháp nhằm tăng cường hoạt động giám sát của ĐBQH. Tuy nhiên, các vấn đề
này chỉ được đề cập ở mức độ tổng thể, chưa thực sự chi tiết.
Tiếp đó, hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, hoạt động giám sát
của các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH, ĐBQH của Lào được nghiên
cứu chủ yếu dưới hình thức các cơng trình luận văn, bài viết đăng trên tạp chí,
cụ thể như: (i) Soulichan Phetmany (2003), Thực trạng hoạt động giám sát
của Đại biểu Quốc hội ở CHDCND Lào, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Quốc
gia Lào [30]. Cơng trình nghiên cứu này đã tiếp cận cơ bản về hoạt động giám
sát của ĐBQH Lào trên phương diện lý luận và thực tiễn. Các giải pháp được
đề xuất chỉ là những giải pháp tổng thể, chưa thực sự chi tiết; (ii) Khamphanh
Sophabmixay (2012), Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội Lào, Luận
văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Lào [26]. Cơng trình

nghiên cứu này chủ yếu đề cập, phân tích thẩm quyền và thực tiễn thực hiện
hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội Lào, vấn đề thẩm quyền và thực tiễn
thực hiện hoạt động giám sát của ĐBQH mới chỉ được nghiên cứu ở mức độ
khái quát. Do vậy, các giải pháp tăng cường hoạt động giám sát tối cao được
5


đề cập chủ yếu là các giải pháp pháp lý, chưa có những giải pháp thực tiễn;
Phonesay Alounsavath (2004), “Quốc hội trong điều kiện phát triển mới của
đất nước”, Tạp chí Cộng sản, Đảng Cộng sản Việt Nam; Chanpeng Silivan
(2006), “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội về kiểm tra và ban
hành pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật trong giai đoạn hiện nay”, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội [23]; Souknilanh
Sengphachanh (2014), “Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội Lào trong
Dự Thảo Hiến pháp (sửa đổi) năm 2015”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc hội, số
10/2014 [32]; Soulichan Phetmany (2015), “Hoạt động giám sát của Quốc hội
Lào trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu Quốc hội, số 02/2015
[31]…
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một cơng trình nghiên
cứu độc lập, chun sâu về vấn đề tăng cường hoạt động giám sát của ĐBQH
Lào. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề này sẽ mang lại nhiều ý nghĩa cả về mặt
lý luận và thực tiễn ở nước CHDCND Lào.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động giám sát của ĐBQH để
từ đó để xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động giám sát của ĐBQH trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở nước CHDCND Lào hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Làm rõ, phát triển những vấn đề lý luận về hoạt động giám sát; vị trí,
vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của ĐBQH; cũng như
các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của ĐBQH.

6


- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của
ĐBQH Lào; cũng như xác định những vấn đề cần phải đặt ra từ thực hiện
hoạt động giám sát của ĐBQH Lào trong thời gian qua.
- Xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo
hoạt động giám sát của ĐBQH Lào trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là hoạt động giám sát của ĐBQH
nước CHDCND Lào.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Luận văn tập trung nghiên
cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động giám sát của ĐBQH Lào trên
phạm vi lãnh thổ nước CHDCND Lào. Ngồi ra, luận văn có tìm hiểu thực
tiễn hoạt động giám sát của ĐBQH ở các quốc gia, nhất là ĐBQH Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian. Luận văn tập trung nghiên cứu
thực tiễn hoạt động giám sát của ĐBQH Lào trong giai đoạn từ năm 2015 đến
năm 2020.
- Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung. Luận văn tập trung nghiên cứu
về hoạt động giám sát của ĐBQH nước CHDCND Lào;
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu, cũng như kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp
nghiên cứu như sau:

+ Phương pháp thống kê-thu thập thông tin để thu thập số liệu thực tiễn
về hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội;
+ Phương pháp phân tích-tổng hợp được sử dụng để phân tích các số
liệu, kết quả đã thu thập được;
7


+ Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh thực trạng hoạt động
của ĐBQH trong thời gian nghiên cứu với thời gian trước đó....
+ Phương pháp tư duy logic trong nghiên cứu khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Việc tiếp tục làm rõ, phát triển những vấn đề lý luận về giám sát,
hoạt động giám sát của ĐBQH sẽ đóng góp những vấn đề lý luận cho việc
nghiên cứu về hoạt động giám sát; hoạt động giám sát của ĐBQH tại nước
CHDCND Lào.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận văn, nhất là các giải pháp nhằm đảm bảo
hoạt động giám sát của ĐBQH Lào sẽ đóng góp cho việc xây dựng pháp luật, cơ
chế, chính sách để đảm bảo hoạt động giám sát của ĐBQH Lào. Từ đó, các kết
quả này sẽ được Quốc hội Lào, các cơ quan hữu quan, ĐBQH xây dựng các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát; đào tạo, bồi dưỡng ĐBQH Lào. Các kết
quả nghiên cứu của luận văn cũng đóng góp cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại
các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại nước CHDCND Lào.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
(nếu có), luận văn được kết cấu thành 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội;
Chương 2. Thực trạng hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội Lào
và Những vấn đề đặt ra;

Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp đảm bảo hoạt động
giám sát của Đại biểu Quốc hội Lào.

8


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU
QUỐC HỘI

1.1. Những vấn đề chung về hoạt động giám sát
1.1.1. Khái niệm hoạt động giám sát
Khái niệm “giám sát” được các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc
độ khác nhau tùy theo từng phạm vi nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu.
Từ góc độ ngơn ngữ, “giám sát” nguyên gốc là một từ Hán - Việt,
nghĩa là “xem xét và đàn hạch” [1]. Giám sát cũng được hiểu theo các khía
cạnh khác như: Theo từ điển tiếng Việt, “Giám sát” là một động từ chỉ việc
“theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ” [14, tr.108]; Theo từ điển tiếng
Anh “Giám sát” là “sự bảo đảm cho công việc hoặc hoạt động được thực hiện
đúng theo quy định” [2, tr.536].
Như vậy, mặc dù có sự biểu hiện về ý nghĩa của từ “giám sát” khác
nhau, nhưng nhìn chung đều đề cập đến nội dung cơ bản là: Việc theo dõi,
xem xét, kiểm tra của chủ thể có thẩm quyền đối với các chủ thể khác, để qua
đó có được nhận định, đánh giá, kết luận về một trong những hoạt động cụ
thể của chủ thể chịu sự giám sát [11, tr.6]. Điều đó có nghĩa là, giám sát là
một hoạt động hướng đến một mục đích nhất định, cụ thể là: theo dõi, xem
xét, kiểm tra, đánh giá một chủ thể nào đó về một hoạt động được thực hiện
theo những điều đã quy định, từ đó có biện pháp điều chỉnh hoặc xử lý đối
với việc làm sai, nhằm đạt được những mục đích hiệu quả xác định từ trước,
bảo đảm thực hiện đúng và đầy đủ.

Như vậy, từ những phân tích trên, đặc điểm cơ bản của hoạt động giám
sát được thể hiện: (i) giám sát là hoạt động theo dõi, xem xét, kiểm tra đối

9


tượng chịu sự giám sát. Nhờ việc giám sát mà có thể đưa ra nhận định trực
quan về việc thực hiện đúng hay sai của một hoạt động so với các quy định đề
ra; (ii) Hoạt động giám sát luôn gắn với một hoặc một số đối tượng cụ thể thì
những nhận định mới có ý nghĩa: (iii) Giám sát bao giờ cũng cần 2 giai đoạn
có mối liên hệ với nhau, giai đoạn thứ nhất là cơ sở để thực hiện giai đoạn thứ
hai. Cụ thể: Phải có theo dõi, xem xét, kiểm tra thì mới có thể đánh giá, đưa
ra kiến nghị, kết luận. Nếu giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra làm tốt thì
việc đánh giá, kết luận sẽ đúng đắn, chính xác và cuộc giám sát sẽ có hiệu quả
và ngược lại; (iv) Trong qua trình giám sát mối quan hệ giữa các chủ thể tham
gia vào hoạt động giám sát phải được thể hiện rõ; đặc biệt là nội dung của
quyền và nghĩa vụ của chủ thể giám sát và đối tượng chịu giám sát; (v) Để có
thể đưa ra nhận định, đánh giá, kết luận về hoạt động của đối tượng chịu sự giám
sát thì việc giám sát phải được tiến hành dựa trên những quy định do chủ thể có
quyền giám sát đặt ra hoặc pháp luật hiện hành quy định; (vi) Giám sát là hoạt
động có tính mục đích. Trước hết, mục đích của giám sát là đưa ra được
những nhận định chính xác của chủ thể giám sát đối với hoạt động của đối
tượng chịu giám sát, từ đó có các biện pháp xử lý đối với những việc làm sai
trái nhằm bảo đảm cho những quy định của pháp luật được thực hiện đúng và
có hiệu quả. Giám sát nhà nước hay giám sát xã hội cũng đều có mục đích
chung đó là bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn, minh bạch, liên tục của các
cơ quan tổ chức, cá nhân có chức vụ quyền hạn, trên cơ sở tuân thủ nghiêm
chỉnh các quy định về nghĩa vụ, chức năng và thẩm quyền của họ.
Nhìn từ góc độ thực thi quyền lực nhà nước thì giám sát được hiểu là
sự theo dõi, kiểm tra đối với việc thực thi quyền lực nhà nước của các cá

nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật [13, tr.8].
Từ khi nước CHDCND Lào ra đời, Nhà nước đã xác định quyền lực
của Nhà nước là thống nhất và được cử tri cả nước “ủy quyền” cho một bộ
10


phận những người có uy tín thực hiện. Đồng thời, để việc thực thi quyền lực
nhà nước đạt hiệu quả ca nhất thì một yêu cầu được đặt ra là phải có sự
chun mơn hóa trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Do đó, dù quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng vẫn phải có sự phân
cơng quyền lực cho các cơ quan thực hiện. Điều này được thể hiện thành một
nguyên tắc cơ bản “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và
phối hợp trong việc thực hiện quyền lực nhà nước”. Khi giao quyền, quyền
lực nhà nước lại thường vận động theo xu hướng tự phủ định mình, trở thành
đối lập với chính mình lúc ban đầu; càng khơng thể khẳng định những người
được nhân dân ủy quyền thực hiện quyền lực lúc nào cũng làm đúng như
những yêu cầu của nhân dân. Chính sự tha hóa quyền lực nhà nước này đòi
hỏi giám sát thực hiện là một nhu cầu khách quan và tất yếu.
Tham khảo định nghĩa về giám sát của Quốc hội ở pháp luật một số
nước cho thấy đây đều là những hoạt động theo dõi, đánh giá việc thực hiện
quy định của pháp luật. Cụ thể, các nhà nghiên cứu lập pháp của Pháp cho
rằng, “sự giám sát của Quốc hội là tổ hợp các biện pháp cho phép nghị viện
đưa ra nhận định về hoạt động của Chính phủ và hạ bệ nó trong trường hợp
có sự bất đồng sâu sắc với chính sách đã thực thi” [3, tr.96]. Còn theo định
nghĩa của các nhà nghiên cứu pháp luật của Nga thì: “sự giám sát của Quốc
hội là tổ hợp các biện pháp khác nhau do cơ quan lập pháp (đại diện) cao
nhất của chính quyền nhà nước thực hiện để theo dõi thường xuyên và kiểm
tra hoạt động của hệ thống, cũng như trừ bỏ những phát hiện từ sự kiểm tra
đó và phịng ngừa những sai phạm có thể xảy ra” [9, tr.2].
Luật về Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cấp tỉnh (sửa đổi)

năm 2016 cũng như các văn bản pháp luật khác của nước CHDCND Lào
khơng có quy định về khái niệm giám sát. Nhưng theo định nghĩa tại Khoản 1
Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 của Việt
11


Nam thì:“Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt
động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo
Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử
lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”.
Về bản chất, hoạt động giám sát của Quốc hội là việc Quốc hội thu
thập và đánh giá thông tin. Quốc hội thực hiện thu thập các thông tin về hoạt
động của các cơ quan nhà nước hữu quan và tiến hành xem xét, đánh giá các
thông tin thu được để từ đó có các biện pháp xử lý. Để tiến hành các hoạt
động này, Quốc hội sử dụng những công cụ khác nhau tùy theo mục tiêu, nội
dung, đối tượng cần giám sát, có thể là chất vấn, điều trần, luận tội, xét báo
cáo hoạt động, lập đoàn giám sát.... Kết quả của hoạt động giám sát thể hiện
quyền lực tập trung của Quốc hội, thể hiện quyết định tập thể của Quốc hội
nhằm thay đổi, sửa đổi, hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của các cơ quan
hành pháp hoặc bãi nhiệm các chức vụ trong Chính phủ, bất tín nhiệm đối với
Chính phủ [7, tr.18].
Từ những phân tích trên, khái niệm giám sát của ĐBQH được hiểu như
sau: Giám sát của ĐBQH là việc ĐBQH thực hiện các hoạt động chất vấn và
theo dõi, xem xét, đánh giá việc thi hành pháp luật của địa phương, giám sát
văn bản quy phạm pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị
quyết của UBTVQH được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất bảo đảm
quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân.
Hoạt động giám sát của ĐBQH là hoạt động thực hiện một trong ba
chức năng cơ bản của Quốc hội, đó là chức năng giám sát tồn bộ hoạt động

của nhà nước. Thực hiện hoạt động giám sát ĐBQH ở bất kỳ nhà nước nào
cũng phải đảm bảo nguyên tắc cơng khai, khách quan, đúng thẩm quyền, trình
tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; việc giám sát không làm cản trở hoạt
12


động bình thường của các cá nhân, tổ chức bị giám sát. ĐBQH chịu trách
nhiệm về quyết định, yêu cầu, kiến nghị, giám sát của mình và báo cáo cử tri
địa phương về việc thực hiện nhiệm vụ giám sát.
1.1.2. Phân biệt hoạt động giám sát với hoạt động thanh tra, kiểm
tra trong quản lý nhà nước
Để bảo đảm thực hiện một cách có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của
các cơ quan nhà nước, bảo đảm pháp chế XHCN, các cơ quan nhà nước
thường sử dụng một số hình thức giám sát, kiểm tra như: Giám sát của Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH, Đoàn ĐBQH; kiểm tra, thanh tra của
Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ và cơ quan thanh tra Chính phủ; kiểm
tra, kiểm sát của VKSND các cấp; kiểm tra của TAND thông qua hoạt động
giám đốc thẩm.
Ngoài ra, cơ quan nhà nước, cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước cịn
chịu sự kiểm tra, giám sát của công dân, các tổ chức xã hội và đồn thể của
mình. Tuy nhiên, khác với các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm sát
trên, hoạt động kiểm tra, giám sát của nhân dân và các đồn thể xã hội khơng
mang tính quyền lực nhà nước mà nhằm thể hiện và bảo đảm tính chất dân chủ,
công khai trong hoạt động của bộ máy nhà nước.
Về cơ bản, giám sát, thanh tra và kiểm tra, kiểm sát trong quản lý nhà
nước đều là những hoạt động kiểm soát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật
của các cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn nhất định. Về
cơ bản có thể phân biệt hoạt động giám sát của Quốc hội với thanh tra, kiểm
tra, kiểm sát ở các khía cạnh như thẩm quyền, đối tượng, phạm vi, nội dung,
phương thức thực hiện và hậu quả pháp lý của nó. Cụ thể:

1.2.2.1. Phân biệt hoạt động giám sát của Quốc hội với thanh tra, kiểm
tra của cơ quan thanh tra

13


Thanh tra, kiểm tra của cơ quan thanh tra là một chức năng quan trọng
của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường
kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ XHCN. Cơ quan
thanh tra nhà nước thường thực hiện thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân
thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc
thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các đối tượng này. Hoạt động
thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân
tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà
nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân [13, tr.11].
- Về chủ thể thực hiện: chủ thể có quyền, trách nhiệm thực hiện hoạt
động giám sát của Quốc hội bao gồm: Quốc hội thực hiện hoạt động giám sát
tối cao, UBTVQH, HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội, ĐBQH thực hiện hoạt
động giám sát. Còn đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, quyền thanh tra
thuộc về cơ quan hành chính (tức Thanh tra Chính phủ) hoặc trực thuộc cơ
quan hành chính (Thanh tra bộ, Thanh tra cấp tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra
cấp huyện) [28]. Những chủ thể này thực hiện hoạt động tự kiểm tra, giám sát
của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thi hành Hiến pháp, pháp luật
trong quá trình điều hành của Chính phủ.
- Về mặt đối tượng thực hiện: Đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội,
cơ quan của Quốc hội thường rất rộng, bao gồm cơ quan tổ, chức, cá nhân có
quyền lập pháp; cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền hành pháp; cơ quan, tổ

chức, cá nhân có quyền tư pháp. Trong khi đó, đối tượng của công tác thanh
tra, kiểm tra là: là cơ quan, tổ chức, cá nhân thường là những cơ quan, tổ
chức, cá nhân của khu vực hành chính.
14


- Về phương thức thực hiện và hậu quả pháp lý: Phương thức thực hiện
hoạt động giám sát của Quốc hội rất đa dạng từ xem xét báo cáo, kiểm tra
việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chất vấn, các đoàn đi giám sát ở
địa phương, lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, xem xét báo cáo của
UBTVQH,…Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện những sai sót, các chủ
thể giám sát yêu cầu đối tượng chịu sự giám sát phải thực hiện đúng các quy
định của Hiến pháp, pháp luật; Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy
phạm pháp luật do đối tượng bị giám sát ban hành; miễn nhiệm, bãi nhiệm
những người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn… Còn đối với thanh tra, kiểm
tra, thường thực hiện thông qua việc thành lập các đoàn thanh tra trực tiếp
thực hiện thanh tra theo kế hoạch. Kết quả của công tác thanh tra là xử lý các
vi phạm pháp luật (chủ yếu là xử lý vi phạm hành chính) trong hoạt động
quản lý của các cơ quan nhà nước, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự
thì chuyển cho cơ quan điều tra để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền mà
khơng tự mình giải quyết.
1.2.2.2. Phân biệt hoạt động giám sát của Quốc hội với hoạt động kiểm
tra của Tòa án nhân dân tối cao và với hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát
nhân dân các cấp
Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) có thẩm quyền giám đốc việc xét
xử của Tòa án các cấp, bao gồm cả Tòa án quân sự. Bản chất của thủ tục giám
đốc xét xử là kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của hoạt động xét xử. VKSND
các cấp là cơ quan có thẩm quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp, nhằm bảo
đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất. Do vậy, có
thể phân biệt hoạt động kiểm tra trong thủ tục giám đốc xét xử của TANDTC

và hoạt động kiểm sát của VKSND các cấp với hoạt động giám sát của Quốc
hội như sau:

15


Thứ nhất, chủ thể thực hiện kiểm tra, giám sát và đối tượng chịu sự
kiểm tra, giám sát của các hoạt động này khác nhau. Với hoạt động kiểm tra
của Tịa án nhân dân tối cao thì TANDTC thực hiện xem xét, kiểm tra tính
hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động xét xử của ngành Toà án, hay cụ thể hơn
là TAND các cấp, các Toà án quân sự. Cũng giống như đối với hoạt động
kiểm tra của TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) có thẩm
quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp của các cơ quan thực hiện quyền tư
pháp như cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các cơ quan thực
hiện các hoạt động bổ trợ tư pháp theo pháp luật tố tụng, góp phần bảo đảm
cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất. Đây là mối quan
hệ về trình tự tố tụng trong hoạt động giữa các cơ quan tư pháp. Trong khi đó
đối tượng của hoạt động giám của Quốc hội rất rộng bao gồm cơ quan, tổ
chức cá nhân chịu sự giám sát trọng việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị
quyết của Quốc hội.
Thứ hai, về phương thức thực hiện và hậu quả pháp lý: TANDTC thực
hiện việc kiểm tra hoạt động xét xử trong thủ tục giám đốc hoạt động xét xử
được quy định trong pháp luật về tố tụng (thủ tục tố tụng); Khi phát hiện có
sai phạm pháp luật trong hoạt động xét xử, TANDTC có quyền sửa đổi hoặc
huỷ bỏ bản án của TAND cấp dưới, Tòa án quân sự các cấp (ra các quyết định
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm). VKSNDTC khi tiến
hành hoạt động kiểm sát hoạt động của các cơ quan tư pháp phải tuân thủ các
quy định của Luật tổ chức VKSND và các quy định của pháp luật tố tụng có
liên quan. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động của
các đối tượng nêu trên, VKSNDTC có quyền ra kháng nghị đối với cơ quan,

tổ chức, cá nhân có vi phạm hoặc khởi tố về hình sự (nếu có dấu hiệu tội
phạm). Trong khi đó, phương thức thực hiện hoạt động giám sát của Quốc hội

16


được thực hiện theo pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội; hậu quả
pháp lý của hoạt động này cũng đa dạng hơn nhiều như đã phân tích ở trên.
Như vậy, các hoạt động giám sát, kiểm sát, kiểm tra, thanh tra đều là
những hoạt động kiểm sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của các cơ
quan nhà nước. Sự khác nhau của hoạt động giám sát, kiểm tra giữa các cơ
quan chính là ở thẩm quyền, đối tượng, phạm vi, nội dung, phương thức thực
hiện và hậu quả pháp lý của nó. Để hiểu đúng chức năng giám sát của Quốc
hội cần phải thống nhất về mặt quan điểm là hoạt động giám sát khác với các
hoạt kiểm tra, kiểm tra…
1.2.2.3. Phân biệt giữa công tác kiểm tra, thanh tra và công tác giám sát
a. Giống nhau:
Nội dung kiểm tra, thanh tra và giám sát: Đều là việc chấp hành Cương
lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
Mục đích kiểm tra, thanh tra và giám sát: Đều nhằm phục vụ việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Cấp ủy định kỳ nghe và cho ý kiến thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám
sát.
b. Khác nhau
Đối với cơng tác kiểm tra, thanh tra:
Mục đích của kiểm tra, thanh tra là để làm rõ đúng, sai. Sau khi kiểm
tra phải kết luận và xử lý hoặc kiến nghị xử lý (nếu có vi phạm đến mức phải
xử lý kỷ luật). Có thể có vi phạm rồi mới kiểm tra, có vụ việc vi phạm đã qua
nhiều năm mới kiểm tra để làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và

nguyên nhân của vi phạm để xử lý (nếu có).

17


×