Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.9 KB, 3 trang )
Bản đồ giá trị nhận thức
Bản chất của giá trị chính là sự thỏa hiệp giữa lợi ích mà người tiêu dùng nhận được và giá
phải trả cho một sản phẩm hay dịch vụ. Người tiêu dùng không mua khi chỉ vì sản phẩm có
giá thấp. Họ luôn quan tâm đến giá trị – họ luôn so sánh những lợi ích của sản phẩm và chi
phí để có nó.
Xét trên góc độ nhà sản xuất thì họ thường gặp phải hai sai lầm khi xác định giá trị sản
phẩm. Thứ nhất, họ chưa xác định được vị trí sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh
tranh. Thứ hai, khi đã xác định được vị trí thì họ thường quên rằng giá trị luôn “năng
động” – những phản ứng giữa các nhà sản xuất trong ngành sẽ làm thay đổi lợi nhuận của
toàn ngành và sự chuyển dịch về giá trị giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Bản đồ giá trị chính là một công cụ nhằm để tìm hiểu các mà người tiêu dùng xác định giá
trị và qui luật hoạt động giữa lợi ích-giá cả trong một phân khúc thị trường. Trục đứng biểu
thị những lợi ích “cảm nhận” của người tiêu dùng; truc nằm ngang biểu thị giá “cảm
nhận”. Mỗi vòng tròn trong bản đồ biểu thị một sản phẩm hay dịch vụ. Giá cao-lợi ích cao
thì sản phẩm sẽ nằm ở vùng trên ở bên phải, ngược lại giá thấp – lợi ích thấp thì sản phẩm
sẽ nằm vùng dưới ở bên trái bản đồ.
Nếu thị phần không thay đổi thì tất cả các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh sẽ tạo thành
một đường thẳng được gọi là đường cân bằng giá trị (VEL). Ở bất kỳ mức giá hay lợi ích
nào đều có những chọn lựa cho khách hàng. Nếu tất cả sản phẩm đều nằm trên đường cân
bằng giá trị thì ta có thể thấy được qui luật “tiền nào của nấy”. Trong một thị trường mà thị
phần ổn định thì ta sẽ thấy được rõ ràng những sự chọn lựa này.
Tuy nhiên, nếu thị phần đang thay đổi thì ta sẽ thấy nhà sản xuất hay sản phẩm tăng thêm
thị phần sẽ nằm phía dưới đường cân bằng thị trường (VEL) – ta có thể gọi vị trí này là
“lợi thế giá trị”. Sản phẩm A trong sơ đồ (3) đang có lợi thế giá trị và sẽ tăng được thị
phần. Nếu một khách hàng đang tìm kiếm một sản phẩm có lợi ích nằm trong khoảng sản
phẩm A và B- thì khả năng anh ta chọn sản phẩm A sẽ cao hơn vì A cho cùng một mức độ
lợi ích với B mà giá lại thấp hơn. Cũng giống như vậy, nếu một người tiêu dùng đang tìm
kiếm một sản phẩm có giá ở khoảng sản phẩm C hoặc A, thì anh ta sẽ chọn sản phẩm A vì
nó cho anh ta nhiều lợi ích hơn mà giá thì chỉ ngang bằng sản phẩm C. Chính vì thế, sản
phẩm A khi có vị trí nằm dưới đường cân bằng thị trường (VEL) trong khi B và C vẫn ở vị
trí cũ thì khách hàng sẽ thấy giá trị của sản phẩm A sẽ cao hơn B hoặc C và họ sẽ chọn nó.