Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tải Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa - Đề cương ôn tập môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.17 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Quá trình đổi mới tư duy về cơng nghiệp hóa</b>



Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) — Đại hội đổi mới, với
tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc
chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985,
mà trực tiếp là 10 năm, từ năm 1975 đến năm 1985. Đó là:


– Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở
vật chất — kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, V.V.. Do tư tưởng chỉ
đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ
trương đẩy mạnh cơng nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác
chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.


– Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất
phát từ lịng mong muốn đi nhanh, khơng kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với
nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những
cơng trình quy mơ lớn, khơng tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp.
– Không thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Đại hội lần thứ V, như: vẫn chưa thật sự
coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ.


Từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, Đại hội VI của Đảng đã cụ thể hóa nội dung
chính của cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những năm còn lại của chặng đường
đầu tiên của thời kỳ quá độ là thực hiện cho bằng được ba Chương trình mục tiêu: lương
thực – thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu.


Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khóa VII (tháng 1- 1994), đã có bước đột phá mới trong
nhận thức về khái niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là
q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ


biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại,
dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao
động xã hội cao”.


Đại hội VIII của Đảng (tháng 6-1996) nhìn lại đất nước sau mười năm đổi mới đã có
nhận định, quan trọng: nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhiệm vụ đề ra
cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ
bản hồn thành cho phép nước ta chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>

<!--links-->

×