Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Quá trình đổi mới tư duy kinh tế.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.23 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, chặng đường đổi mới cũng không phải là và không thể
là một lộ trình đã được tính trước tất cả, đồng thuận tất cả. Đó là sự chung đúc
những trăn trở, những ý tưởng, những sáng kiến của rất nhiều bộ óc, nhiều cơ sở,
nhiều địa phương. Đó cũng là một quá trình vừa đi vừa tìm đường, vừa đi vừa điều
chỉnh, đấu tranh với cái cũ, đấu tranh với chính mình, thuyết phục nhau, chờ đợi
nhau, rồi từng bước đi tới đồng thuận. Trên lộ trình đó, có những bộ óc bứt phá,
vươn lên trước và lần lượt cuốn hút cả tập thể tiến lên. Có cả những sức ỳ, những
nghi kỵ, những cản trở do chưa kịp nhận thức ra cái mới. Có những bộ óc đã từng
trì trệ, bỗng bừng tỉnh, vượt lên, tỏa sáng. Có những trường hợp sau khi vượt trội,
tỏa sáng lại ngưng trệ, lu mờ, bị đà tiến chung vượt qua. Lại có không ít bộ óc rất
cấp tiến về mặt này, nhưng lại chưa chuyển biến kịp về mặt kia. Nhưng tổng hợp
lực của sự vận động là tiến tới, tiến tới trong sự đồng thuận ngày càng cao...
1
Nói lên được tất cả những bước quanh co, khúc khuỷu và gian nan đó chỉ
càng làm rạng rỡ thêm ý nghĩa và giá trị lớn lao của sự nghiệp đổi mới.
Theo dõi về kinh tế VN sau 1975, có thể thấy những bước chuyển biến và
thăng trầm đáng kinh ngạc. Sau khi tìm hiểu kỹ các tài liệu tôi thấy rằng ở đây tư
duy kinh tế đã quyết định chính sách kinh tế.Mà chính sách kinh tế thì ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống kinh tế của VN. Rất nhiều thăng trầm của VN là lệ thuộc vào
tư duy kinh tế.
Trước thực tế đó, với vốn kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình
của cô giáo Đỗ Thị Yến em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quá trình đổi mới tư
duy kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay” làm bài tiểu luận của mình.
Kết cấu bài tiểu luận ngoài lời nói đầu và kết luận thì phần nội dung gồm:
I.Tư duy kinh tế trước đổi mới(1975- 1986).
II.Tư duy kinh tế sau đổi mới(1987 đến nay).

B. PHẦN NỘI DUNG
I.Tư duy kinh tế trước đổi mới(1975- 1986)


Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt, với việc
đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh ra miền Bắc. Những vấn đề kinh tế tạm lùi xuống
hàng thứ yếu, để rồi lại nổi lên hàng đầu khi chiến tranh kết thúc. Chiến tranh kết
thúc(1975) cũng có nghĩa là kinh tế miền Nam mất hẳn nguồn viện trợ Mỹ và chiến
phí của Mỹ, mỗi năm chừng 2 tỷ đô la. Còn kinh tế miền Bắc thì cũng không còn
viện trợ của Trung Quốc vào khoảng 400 triệu đô la mỗi năm. Một nền kinh tế kiệt
quệ về nhiên liệu và nguyên liệu, lại mất hẳn động lực phát triển do những biện
pháp quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa được áp dụng vội vã. Trong bối cảnh ấy
2
thì chính sách kinh tế nào có khả năng gỡ bí?
1.Thời kỳ 1976-1982
Năm 1976, Việt Nam thống nhất đổi tên thành nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, năm 1980 ra Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng cộng sản
Việt Nam được quyết định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc năm 1976. Đường lối
kinh tế chủ đạo của Việt Nam từ thời kỳ này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa,
xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động (gồm
công nhân, nông dân tập thể, trí thức xã hội chủ nghĩa và lao động khác), xây dựng
nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ
nghèo nàn và lạc hậu.
Để thực hiện điều này, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống kinh tế trong đó:
• Công nghiệp nặng được ưu tiên phát triển,
• Các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa được cải tạo, kinh tế quốc
doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển
ưu tiên, nông dân ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ được khuyến khích tham
gia sản xuất tập thể,
• Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất.
• Hội nhập kinh tế thông qua triển khai các hiệp định hợp tác với các nước
xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ Kinh tế
từ năm 1978.
Do sản xuất kém phát triển, hàng hóa

không đủ, nên việc phân phối bị kiểm soát bằng
chế độ tem phiếu.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân trong
đó có cả “do khuyết điểm, sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ta từ trung
ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội” dẫn tới "chủ quan,
nóng vội, đề ra những nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch nhà nước quá cao so với
khả năng, những chủ trương sản xuất, xây dựng, phân phối, lưu thông thiếu căn cứ
xác đáng, dẫn đến lãng phí lớn về sức người, sức của; ... rất bảo thủ, trì trệ trong
việc chấp hành đường lối của Đảng và nhiều nghị quyết của Trung ương, trong việc
đánh giá và vận dụng những khả năng về nhiều mặt của đất nước.... kéo dài cơ chế
3
quản lý quan liêu bao cấp với cách kế hoạch hóa gò bó, cứng nhắc, không đề cao
trách nhiệm và mở rộng quyền chủ động cho cơ sở, địa phương và ngành, và cũng
không tập trung thích đáng những vấn đề mà Trung ương cần và phải quản lý... duy
trì quá lâu một số chính sách kinh tế không còn thích hợp, cản trở sản xuất và
không phát huy nhiệt tình cách mạng và sức lao động sáng tạo của những người lao
động ... chưa nhạy bén trước những chuyển biến của tình hình, thiếu những biện
pháp có hiệu quả," Hậu quả nghiêm trọng phải kể hai cuộc đổi tiền năm 1975 (do
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thực hiện) và đổi tiền năm 1978 trên toàn quốc để
thực thi "đánh tư sản mại bản", tiêu diệt tiết kiệm vốn liếng của người dân và làm
xáo trộn kinh tế trầm trọng.
Nhận định tổng quát về thực trạng kinh tế nước ta, trong những năm cuối
thập kỷ 70, Nghị quyết Trung ương 6 (khóa IV) tháng 8/1979 đã chỉ ra: Việt Nam
đang đứng trước nhiều khó khăn về kinh tế và đời sống; sản xuất phát triển chậm
(tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới 1%/năm); năng suất
lao động quá thấp; đời sống nhân dân thiếu thốn, nhiều hiện tượng trong xã hội có
tính tiêu cực nghiêm trọng.
2.Thời kỳ 1982-1986
Năm 1982, Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận kinh tế
Việt Nam trong thời kỳ 1976-1980 là: "kết quả sản xuất không tương xứng với sức

lao động và vốn đầu tư bỏ ra, những mất cân đối lớn của nền kinh tế vẫn trầm
trọng, thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội trong khi dân số
tăng nhanh; thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn định, đời sống của nhân
dân lao động còn nhiều khó khăn". Vì thế, từ năm 1982, Đảng này quyết định Việt
Nam sẽ tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp và coi nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, và kết hợp nông nghiệp, công nghiệp
hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý,
tăng cường phân cấp cho địa phương trong công tác sản xuất và quản lý sản xuất.
Kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, kinh tế gia đình được khuyến
khích. Thị trường không có tổ chức bị quản lý chặt chẽ.
Tuy nhiên, thời kỳ 1981-1985 kinh tế Việt Nam đã không thực hiện được
mục tiêu đã đề ra trong nghị quyết đại hội V là cơ bản ổn định tình hình kinh tế-xã
hội, ổn định đời sống nhân dân. Sai lầm về tổng điều chỉnh giá - lương - tiền cuối
4
năm 1985 đã đưa nền kinh tế đất nước đến những khó khăn mới. Nền kinh tế-xã hội
lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Siêu lạm phát xuất hiện và kéo dài.
Để vượt qua khó khăn, các địa phương nhất là địa phương ở Nam Bộ đã có
những biện pháp “xé rào” như khoán hộ, khoán sản phẩm, bù giá vào lương, tăng
cường quan hệ ngoại thương với các nước ngoài khối xã hội chủ nghĩa. Những biện
pháp “xé rào” này đã mang lại những hiệu quả nhất định trong tăng năng suất sản
xuất, giải quyết tình trạng khan hiếm hàng hóa và nợ lương người lao động. Vì thế,
chúng đã thu hút được sự chú ý của các nhà lãnh đạo Đảng và chính phủ. Khoán
sản phẩm đến nhóm và người lao động (hay Khoán 100 gọi dựa theo Chỉ thị 100
của Ban Bí thư trung ương Đảng CSVN khóa IV) và mở rộng quyền tự chủ sản
xuất kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh (nghị quyết 25/CP của Chính phủ)
được Đảng và Chính phủ cho phép thí điểm và dần áp dụng rộng rãi từ năm 1981.
Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số nhà nghiên cứu kinh tế gồm cả những
người được đào tạo thời Việt Nam Cộng hòa đã được lãnh đạo Đảng triệu tập để
nghiên cứu, chuẩn bị cho Đổi Mới.
Những thực tiễn “xé rào” và lý luận mới trên đã giúp Đảng Cộng sản Việt

Nam triển khai chính thức chương trình Đổi mới tư duy quản lý kinh tế mà thể hiện
trước hết là nghị quyết của Đại hội VI tổ chức vào giữa tháng 12 năm 1986.Đề cập
tới sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, Đại hội VI khẳng định: “Việc bố trí
lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lí kinh tế. Cơ chế quản lí tập
trung quản lí tập trung quan lieu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động
lực động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng
và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất
lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, và đẻ ra nhiều hiện tượng
tiêu cực trong xã hội”.Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lí kinh tế quản lí kinh
tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách. Và, giai đoạn Đổi Mới bắt đầu từ năm
1987.
II.Tư duy kinh tế sau đổi mới(1987 đến nay)
Xét về thời gian, dưới góc độ kinh tế thị trường, tư duy của chúng ta cũng
được đổi mới qua nhiều bước.
Bước I: Thừa nhận cơ chế thị trường nhưng không coi nền kinh tế của ta là
kinh tế thị trường. Nói cơ chế thị trường là chỉ nói về mặt cơ chế quản lý chứ không
phải nói về toàn bộ đặc điểm, tính chất và nội dung của nền kinh tế. Do đó, trong
5
khi phê phán nghiêm khắc cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp và đề ra chủ
trương đổi mới quản lý kinh tế (một bộ phận của đường lối đổi mới toàn diện), Đại
hội VI khẳng định: “thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch
hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập
trung dân chủ”. Phát triển thêm một bước, Đại hội VII (qua Cương lĩnh) đã xác
định nền kinh tế của ta là “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước”.
Bước II: Coi kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư
bản, không đối lập với chủ nghĩa xã hội. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ
khóa VII (tháng 1/1994) nhận định: Cơ cấu kinh tế nhiều thành phầ đang hình
thành. Và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa đang trở thành cơ chế vận hành của nền kinh tế. Có nghĩa là nền kinh tế

của ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
còn có chế vận hành của nền kinh tế đó là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước.
Gần cuối nhiệm kỳ Đại hội VII, tại một nghị quyết của Bộ Chính trị về công
tác lý luận đã nhận định: “Thị trường và kinh tế thị trường không phải là cái riêng
có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của văn minh nhân loại”. Theo nhận
định này, thị trường, kinh tế thị trường đã từng tồn tại và phát triển qua những
phương thức sản xuất khác nhau. Nó có trước chủ nghĩa tư bản, trong chủ nghĩa tư
bản và cả sau chủ nghĩa tư bản. Nếu trước chủ nghĩa tư bản nó vận động và phát
triển ở mức khởi phát, manh nha, còn ở trình độ thấp thì trong xã hội tư bản chủ
nghĩa, nó đạt tới đỉnh cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong
xã hội đó, làm cho người ta nghĩa rằng nó chính là chủ nghĩa tư bản. Như vậy,
trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường
còn tồn tại là tất yếu. Vấn đề ở đây là liệu kinh tế thị trường có đối lập với chủ
nghĩa xã hội không, và liệu việc xây dựng chủ nghĩa xã hội có đi đến phủ định kinh
tế thị trường để rồi tạo nên một nền kinh tế hoàn toàn khác về chất là kinh tế xã hội
chủ nghĩa, nền kinh tế vận động theo các quy luậtd dặc thù của chủ nghĩa xã hội
hay không? Câu trả lời là không. Quan điểm này cũng chính là quan điểm của Đại
hội VIII (1996) khi Đại hội chủ trương: “Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường đi đôi với tăng cường vai trò quản lý
của Nhà nước theo định hướng, xã hội chủ nghĩa”.
6

×