Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu của sinh kế trồng mai tại xã nhơn an, thị xã an nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐINH XUÂN NHẬT

NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA SINH KẾ TRỒNG MAI TẠI XÃ NHƠN AN,
THỊ XÃ AN NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐINH XUÂN NHẬT

TÊN NHIỆM VỤ:

[TÊN NHIỆM VỤ]
MÃ SỐ: XX-YY-ZZZZ

NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA SINH KẾ TRỒNG MAI TẠI XÃ NHƠN AN,
THỊ XÃ AN NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

[Học hàm-học vị. Họ và tên]



LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Trương Quang Học
Bình Định, tháng

năm

[ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TRỰC TIẾP]
[ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ]

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa
học của GS.TSKH Trƣơng Quang Học, tôi không sao chép luận văn của ngƣời khác.
Số liệu và kết quả tính tốn của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ một
luận văn nào khác.
Các thông tin đƣợc sử dụng trong luận văn của tơi có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, thể hiện sự trung thực và đúng quy cách.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực của luận văn.
Bình Định, tháng

năm 2020

Tác giả

Đinh Xuân Nhật


i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ với đề tài “Nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu của
sinh kế trồng mai tại xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định” đã đƣợc hồn
thành. Tơi xin gửi lời cảm ơn đến GS.TSKH Trƣơng Quang Học – ngƣời thầy đã trực
tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND xã Nhơn An, các chú, các anh
trồng mai tại xã Nhơn An đã hỗ trợ chuyên môn, thu thập tài liệu liên quan để luận văn
đƣợc hoàn thành.
Xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Các khoa học liên ngành –
Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hƣớng
dẫn tôi hồn thành chƣơng trình học tập và thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và anh Phan
Văn Sáu –Vƣờn mai Sáu Hồng, xã Nhơn An; ThS. Lê Thị Kim Đào; chú Nguyễn Trí
Dũng – Phó Chủ tịch Hội sinh vật cảnh; anh Nguyễn Tấn Đức – Chủ tịch UBND xã
Nhơn An; anh Chế Anh Huy – Cán bộ Địa chính, Nơng nghiệp và Mơi trƣờng xã
Nhơn An đã ln động viên, giúp đỡ, khích lệ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Trong khuôn khổ một luận văn, do thời gian, điều kiện và kiến thức hạn chế nên
tôi khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi mong nhận đƣợc những ý kiến đóng
góp quý giá của thầy cô và các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên: Đinh Xuân Nhật

ii


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................5
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..................................................................................5
1.1.1. Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên, kinh tế - xã hội
và sinh kế .........................................................................................................................5
1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến nơng nghiệp và cây mai.................................7
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ...............................................................................12
1.2.1. Những nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Bình Định ............12
1.2.2. Khu vực nghiên cứu xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định ...................25
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..............................................................................................................................30
2.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................30
2.1.1. Khái niệm ............................................................................................................30
2.1.2. Tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu biến đổi khí hậu .........................31
2.1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu ................................................................................32
2.2. Cách tiếp cận ..........................................................................................................33
2.2.1. Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái ......................................................................33
2.2.2. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng ........................................................................34
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................35
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu..............................................35
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa ..............................................................36
2.3.3. Phƣơng pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) ....................................37
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................39

3.1. Cây mai và nghề trồng mai ở Bình Định ................................................................39
iii


3.1.1. Đặc điểm sinh học của cây mai ...........................................................................39
3.1.2. Nghề trồng mai ở tỉnh Bình Định ........................................................................40
3.2. Xu thế biến đổi của một số yếu tố khí hậu chính xã Nhơn An, thị xã An Nhơn
trong những năm trở lại đây ..........................................................................................41
3.2.1. Xu thế biến đổi về nhiệt độ..................................................................................41
3.2.2. Xu thế biến đổi về lƣợng mƣa .............................................................................44
3.2.3. Những thiệt hại do các hình thái thời tiết tại xã Nhơn An ..................................47
3.2.4. Hiểu biết của ngƣời dân xã Nhơn An về biến đổi khí hậu ..................................49
3.3. Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến cây mai ........................53
3.3.1. Tác động của nhiệt độ đến cây Mai .....................................................................54
3.3.2. Tác động của bão đến cây Mai ............................................................................56
3.3.3. Tác động của lũ lụt đến cây Mai .........................................................................56
3.3.4. Tác động của hạn hán đến cây Mai .....................................................................57
3.4. Một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của sinh kế trồng mai ................58
3.4.1. Về thể chế, chính sách và tổ chức .......................................................................58
3.4.2. Về nguồn lực cộng đồng ......................................................................................59
3.4.3. Về áp dụng khoa học kỹ thuật, liên kết thị trƣờng ..............................................61
3.4.4. Về các giải pháp giảm thiểu tác động của nhiệt độ đến cây mai .........................62
3.4.5. Về các giải pháp giảm thiểu tác động của mƣa, bão, lũ lụt đến cây mai ............62
3.4.6. Về chế độ chăm sóc phân bón .............................................................................63
3.4.7. Kiến thức của cộng đồng .....................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………… 64
 Kết luận .....................................................................................................................64
 Khuyến nghị ..............................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................65
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………….70


iv


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

AR4 (Fourth report 2007 of the
Intergovernmental Panel on Climate - Báo cáo lần thứ 4 của IPCC
Change)
BĐKH

- Biến đổi khí hậu

CBA (Community-based approach) - Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng
DFID (British
International
- Bộ phát triển Quốc tế Anh
Development Department)
ĐDSH
EBA (Ecosystem-based Adaptation)
FAO

(Food

and

Agriculture

Organization of the United Nations)
GDP

GRDP

- Đa dạng sinh học
- Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên hệ
sinh thái
- Tổ chức Nông lƣơng Liên hiệp quốc
- Tổng sản phẩm nội địa
- Tổng sản phẩm trên địa bàn

HĐND
- Hội đồng nhân dân
HST
- Hệ sinh thái
IPCC (Intergovernmental Panel on
- Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Climate Change)
KNK
- Khí nhà kính
PCTT
- Phịng chống thiên tai
PTBV
- Phát triển bền vững
RCP2.6
- Kịch bản nồng độ khí nhà kính thấp
- Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình
RCP4.5
thấp
RCP6.0

- Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình

cao
- Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao
- Ủy ban nhân dân

RCP8.5
UBND
UNDP
(United
Nations
- Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
Development Programme)

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nông nghiệp ................................8
Bảng 1.2. Tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu ở lĩnh vực nơng nghiệp ..................9
Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình năm (0C) qua các kịch bản của tỉnh Bình Định ............13
Bảng 1.4. Kịch bản phân bố lƣợng mƣa trung bình năm của tỉnh Bình Định ...............15
Bảng 1.5. Nguy cơ ngập trên địa bàn tỉnh Bình Định ...................................................18
Bảng 1.6. Mực nƣớc biển dâng (cm) tại khu vực ven biển tỉnh Bình Định qua các năm
so với thời kỳ nền 1986 – 2005 theo các kịch bản .......................................................19
Bảng 1.7. Thiệt hại do thiên tai ở tỉnh Bình Định, giai đoạn 2012 - 2016 ....................21
Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình tại An Nhơn, giai đoạn 1988 – 2018 ............................42
Bảng 3.2. Lƣợng mƣa tháng tại An Nhơn, giai đoạn 1988 - 2018 ................................45
Bảng 3.3. Thiệt hại do thiên tai ở xã Nhơn An, giai đoạn 2007 - 2019 ........................47
Bảng 3.4. Đánh giá sự thay đổi của một số yếu tố thời tiết...........................................50
Bảng 3.5. Phân bậc nhận định của ngƣời dân sự thay đổi một số yếu tố thời tiết ........50
Bảng 3.6. Hình thức tiếp cận thơng tin về biến đổi khí hậu của ngƣời dân xã Nhơn An

.......................................................................................................................................51
Bảng 3.7. Nhận định của ngƣời dân về việc cây mai mất mùa .....................................52
Bảng 3.8. Nhận định của ngƣời dân về sử dụng lƣợng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật trong 5 năm trở lại đây.............................................................................................52
Bảng 3.9. Nhận định của ngƣời dân về yếu tố thời tiết ảnh hƣởng đến cây mai ..........52
Bảng 3.10. Xếp hạng thứ tự yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển cây mai ..........52
Bảng 3.11. Tác động của các yếu tố thời tiết đến cây mai ............................................53
Bảng 3.12. Những kinh nghiệm của ngƣời dân ứng phó với thiên tai ..........................63

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Biến động nhiệt độ tồn cầu và nồng độ CO2 .................................................5
Hình 1.2. Dự báo mực nƣớc biển dâng ..........................................................................6
Hình 1.3. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tại một số trạm quan trắc ......................12
Hình 1.4. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao tại một số trạm quan trắc ………………. 13
Hình 1.5. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối thấp tại một số trạm quan trắc ..........................13
Hình 1.6. Nhiệt độ trung bình của tỉnh Bình Định qua các kịch bản của từng năm ..... 14
Hình 1.7. Lƣợng mƣa trung bình của tỉnh Bình Định qua các kịch bản từng năm .......15
Hình 1.8. Xu thế biến đổi lƣợng mƣa trung bình trạm Quy Nhơn; trạm Phù Mỹ .........16
Hình 1.9. Xu thế biến đổi lƣợng mƣa trung bình trạm Phù Cát; trạm Đề Gi …….......16
Hình 1.10. Xu thế biến đổi mực nƣớc tại trạm Quy Nhơn……………………………17
Hình 1.11. Xu thế biến đổi mực nƣớc tại trạm Diêu Trì ...............................................17
Hình 1.12. Xu thế biến đổi mực nƣớc tại trạm Bình Nghi ............................................17
Hình 1.13. Xu thế biến đổi mực nƣớc tại trạm Bồng Sơn .............................................18
Hình 1.14. Xu thế biến đổi mực nƣớc tại trạm Thạnh Hịa …………………………..18
Hình 1.15. Mực nƣớc biển dâng thấp (cm) ..................................................................20
Hình 1.16. Mực nƣớc biển dâng trung bình ..................................................................20
Hình 1.17. Mực nƣớc biển dâng cao (cm) ……………………………………………21

Hình 1.18. Vị trí xã Nhơn An ........................................................................................26
Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID ...............................................................31
Hình 2.2 Khung lý thuyết nghiên cứu ...........................................................................32
Hình 2.3. Sơ đồ mối tƣơng tác của biến đổi khí hậu và các hợp phần của hệ sinh thái nhân văn và tính liên ngành cao của các kiến thức trong nghiên cứu - triển khai và ứng
phó với biến đổi khí hậu ................................................................................................33
Hình 3.1. Trồng mai trên đất ruộng ...............................................................................41
Hình 3.2. Xu thế biến đổi nhiệt độ ................................................................................44
Hình 3.3. Xu thế lƣợng mƣa trung bình năm ................................................................46
Hình 3.4. Xu thế lƣợng mƣa mùa mƣa .........................................................................46
Hình 3.5. Xu thế lƣợng mƣa mùa khơ ..........................................................................47
Hình 3.6. Bản đồ rủi ro thiên tai xã Nhơn An ...............................................................49
Hình 3.7. Lịch thời vụ hoạt động nông nghiệp xã Nhơn An .........................................51
Hình 3.8. Đo chất lƣợng khơng khí sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật ......................55
Hình 3.9. Quyết định kiện tồn Ban chỉ huy phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn .................................................................................................................................59

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Những hoạt động công nghiệp của con ngƣời trong những thập niên gần đây đã
làm gia tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng dần lên,
điều đó gây ra những thay đổi bất lợi và không thể đảo ngƣợc của môi trƣờng tự nhiên.
Theo dự báo (IPCC, 2007) đến năm 2100 nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm từ 1,40C tới
5,80C. Trái đất nóng lên sẽ làm băng tan ở 2 đầu cực và các vùng núi tuyết, điều này sẽ
làm mực nƣớc biển dâng cao, sẽ nhấn chìm những đảo nhỏ và những vùng đồng bằng
dun hải có địa hình thấp. Trong những thập niên tới, để giải quyết những hậu quả
của biến đổi khí hậu (BĐKH), cái giá mà mỗi quốc gia phải trả khoảng từ 5 - 20 %
GDP/năm, và ở các nƣớc đang phát triển thì những chi phí và tổn thất do BĐKH gây

ra sẽ lớn hơn nhiều lần so với các nƣớc phát triển.
Việt Nam có bờ biển dài, nếu nƣớc biển dâng 1 mét, khoảng 16,8 % diện tích
Đồng bằng sơng Hồng, 4,79 % diện tích tỉnh Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập; khoảng
1,47 % diện tích đất các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hố đến Bình Thuận có
nguy cơ bị ngập. Trong đó, Thừa Thiên Huế có nguy cơ cao nhất 7,69 % diện tích;
khoảng 17,8 % diện tích thành phố Hồ Chí Minh bị ngập, khoảng 4,79 % diện tích tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu có nguy cơ bị ngập; đồng bằng sơng Cửu Long là có nguy cơ ngập
cao 38,9 % diện tích (Bộ TN&MT, 2016).
Ngân hàng thế giới đánh giá, Việt Nam là một trong những nƣớc chịu ảnh hƣởng
nặng nề nhất của BĐKH (WB, 2007). Những năm qua, thời tiết ở Việt Nam ngày càng
bất thƣờng, thiên tai gia tăng. Hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến
phức tạp, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông
nghiệp của nƣớc ta. Những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ và dễ bị tổn thƣơng nhất
của BĐKH là: nông nghiệp và an ninh lƣơng thực, sức khỏe, tài nguyên nƣớc (Bộ
TN&MT, 2008).
Tại Việt Nam, 66,9 % dân số hiện đang sinh sống ở vùng nơng thơn và có
khoảng 48 % dân số lấy nông nghiệp làm nguồn sinh kế chính. Và hầu nhƣ các hoạt
động sinh kế nơng nghiệp này đều dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên, và rất nhạy
cảm với sự thay đổi thời tiết. Vì vậy, các hoạt động sinh kế nông nghiệp bị ảnh hƣởng

1


mạnh mẽ nhất bởi BĐKH, hay nói cách khác, sinh kế nông nghiệp dễ bị tổn thƣơng
bởi BĐKH.
Trong 1 thập kỷ vừa qua, thiệt hại do thiên tai gây ra chiếm tới 1,5 % GDP, trong
đó thiệt hại cho ngành nông nghiệp chiếm 54,03 %. Sản xuất nông nghiệp hiện nay
đóng vai trị quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm gần 20 % tổng sản phẩm
quốc nội là nguồn sống của khoảng 48 % dân số, do vậy bất cứ thiệt hại nào do tác
động của BĐKH đối với nông nghiệp sẽ làm gia tăng tổn thƣơng cho nơng dân nghèo

và khả năng phục hồi sẽ khó hơn vì cần thêm nhiều thời gian và chi phí.
Bình Định, là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài 110 km
theo hƣớng Bắc – Nam. Bình Định có tổng diện tích tự nhiên 607.133 ha, với 11 nhóm
đất, 30 loại đất khác nhau, trong đó đất phù sa chiếm 71.000 ha. Hiện có 137.087 ha
đất nơng nghiệp (bao gồm: đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm); 370.514 ha đất lâm
nghiệp có rừng; 2.785 ha đất ni trồng thủy sản, 214 ha đất làm muối; 71.938 ha đất
phi nông nghiệp và 23.085 ha đất chƣa sử dụng (Cục Thống kê tỉnh Bình Định, 2017).
Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa, điều này rất thuận lợi cho
các loại cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ khơng khí trung bình ở khu vực miền núi là 20,1
– 26,10C; ở khu vực vùng duyên hải là 27 0C. Độ ẩm tuyệt đối trung bình miền núi là
22,5 - 27,9 % và độ ẩm tƣơng đối là 79 – 92 %; vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung
bình là 27,9 % và độ ẩm tƣơng đối là 79 %. Tổng lƣợng mƣa trung bình năm là 1.751
mm, trong đó lƣợng mƣa cực đại là 2.658 mm; lƣợng mƣa cực tiểu là 1.131 mm. Mùa
mƣa ở Bình Định bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12; mùa khơ từ tháng 1 đến tháng 8.
Địa hình Bình Định khơng có đồng bằng rộng lớn nhƣng đồng ruộng phì nhiêu, các
sản phẩm nông, lâm, ngƣ, ... đa dạng, nhiều tài ngun khống sản, tiềm năng thủy
điện, điện gió và điện mặt trời (Cổng thơng tin điện tử tỉnh Bình Định, 2019).
Xã Nhơn An thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định là vùng trồng mai vàng tập
trung, hiện có khoảng 1.500 hộ dân trồng mai, trung bình hộ trồng ít nhất là 500 chậu,
hộ trồng nhiều khoảng 7.000 chậu. Mai vàng Nhơn An nổi tiếng khắp cả nƣớc về hoa
đẹp và dáng cây đẹp.
Cây mai vàng đƣợc trồng rộng rãi và trở thành ngành kinh doanh phát triển mạnh
ở xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Hàng năm vào dịp tết Nguyên đán
doanh thu từ cây Mai vàng lên đến hàng chục tỷ đồng, đời sống của ngƣời dân đƣợc
cải thiện đáng kể, trồng mai đem lại thu nhập cao cho ngƣời dân ở xã Nhơn An.
2


Bên cạnh sự phát triển của việc trồng mai vàng thì trong những năm gần đây thời
tiết ngày càng thất thƣờng (mùa đơng nhưng thời tiết ít lạnh), khiến cho mai vàng

Nhơn An nở sớm hơn dự kiến, việc này khiến cho ngƣời dân trồng mai đứng ngồi
không yên trƣớc nguy cơ bị thiệt hại về kinh tế.
Vì vậy, ngƣời trồng mai tại xã Nhơn An cần có những giải pháp thích ứng để
giảm thiểu tác động của BĐKH gây ra cho cây mai vàng, nhằm giảm thiệt hại về kinh
tế đảm bảo sinh kế bền vững trong điều kiện hiện tại, đề tài “Nghiên cứu thích ứng
với biến đổi khí hậu của sinh kế trồng mai tại xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh
Bình Định” đƣợc lựa chọn để nghiên cứu. Sinh kế trồng mai, ngoài cây mai thì cịn có
những nghề phụ trợ cho cây mai nhƣ: đúc chậu; ủ đất; làm nọc tre; nhặt lá mai; phun
thuốc. Trong điều kiện của luận văn học viên chỉ đánh giá ảnh hƣởng của BĐKH đến
cây mai vì đây là yếu tố chính của sinh kế trồng mai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đƣợc xu thế biến đổi của một số yếu tố khí hậu chính tỉnh Bình Định.
- Đánh giá đƣợc tác động của BĐKH đến sinh kế trồng mai tại xã Nhơn An, thị
xã An Nhơn, tỉnh Bình Định và khả năng thích ứng.
- Đề xuất đƣợc giải pháp kỹ thuật sản xuất cây mai thích ứng với BĐKH tại làng
nghề trồng mai xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Thích ứng với BĐKH của sinh kế trồng mai
- Đối tƣợng khảo sát: Cây mai và các yếu tố tác động: nhiệt độ, lƣợng mƣa, các
yếu tố cực đoan hạn hán, lũ lụt.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: làng nghề trồng mai, xã Nhơn An, thị xã An Nhơn,
tỉnh Bình Định.
+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện liên tục từ tháng 7 năm 2019
đến tháng 3 năm 2020.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã đặt ra những câu hỏi sau:
- Xu thế BĐKH trong thời gian qua ở xã Nhơn An, thị xã An Nhơn nhƣ thế nào?
- Nhận định của ngƣời dân về ảnh hƣởng của khí hậu đến khả năng sinh trƣởng
và phát triển của cây mai?

3


- Dƣới tác động của khí hậu thì sinh kế trồng mai gặp những khó khăn gì?
- Những giải pháp kỹ thuật sản xuất cây mai vàng thích ứng với BĐKH của làng
nghề trồng mai nhƣ thế nào?
5. Giả thiết nghiên cứu
Việc áp dụng cách tiếp cận liên ngành, dựa vào cộng đồng, dựa trên hệ sinh thái,
và các phƣơng pháp nghiên cứu đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA), việc thu thập
các thơng tin định tính và định lƣợng, số liệu thời tiết, nghiên cứu kịch bản BĐKH tỉnh
Bình Định năm 2018, sẽ đánh giá đƣợc tác động của BĐKH, năng lực ứng phó với
BĐKH của ngƣời dân xã Nhơn An. Và từ đó cũng sẽ đề xuất đƣợc các giải pháp thích
ứng, nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH đến sinh kế trồng mai của ngƣời dân.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn đƣợc thực hiện có cấu trúc theo quy định, bao gồm những phần sau:
Phần mở đầu: Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài này, đƣa ra những mục tiêu và
câu hỏi nghiên cứu. Đồng thời luận văn đƣa ra giả thuyết cho nghiên cứu này.
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu và địa bàn nghiên cứu. Chƣơng này đƣa một số vấn
đề về BĐKH trên thế giới, BĐKH ở Việt Nam và diễn biến của BĐKH ở tỉnh Bình
Định.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng này
đề cập đến 1 số khái niệm về BĐKH. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng này sẽ cung cấp chi tiết các phƣơng pháp nghiên cứu đã thực hiện, cách tiếp
cận đã sử dụng, các đối tƣợng nghiên cứu, ai tham gia trong quá trình nghiên cứu,
những yếu tố nào đƣợc nghiên cứu. Khung lý thuyết của nghiên cứu này sẽ đƣợc sơ đồ
hóa tồn bộ.
Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận. Phần này sẽ mô tả chi tiết những kết quả nghiên
cứu, những phát hiện trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó sẽ là các buổi thảo luận
bàn luận, và nhận định, đánh giá về các phát hiện.
Kết luận và khuyến nghị: Đây là phần tóm tắt từ kết quả nghiên cứu. Xem xét

những mục tiêu nghiên cứu đã đƣợc đề ra có đạt hay khơng? Các câu hỏi nghiên cứu
đặt ra đã đƣợc trả lời chƣa? Giả thuyết nghiên cứu đề ra đã đáp ứng đƣợc chƣa? Và từ
kết quả nghiên cứu này luận văn sẽ đƣa ra những kết luận, những nhận định ngắn gọn
của nghiên cứu. Từ đó đƣa ra những khuyến nghị cho địa phƣơng và những bên liên
quan đến nghiên cứu này.
4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1. Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên, kinh tế - xã
hội và sinh kế
Nhà khoa học Arhenius ngƣời Thụy Điển đã đề cập đến BĐKH lần đầu tiên vào
năm 1896. Ông cho rằng sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ dẫn đến khả năng làm trái đất
nóng lên (Arhenius S, 1896). Và đến cuối những năm 1980, khi mà nhiệt độ trái đất
bắt đầu tăng lên, thì các nghiên cứu về hiện tƣợng nóng lên của trái đất đƣợc những
nhà khoa học bắt đầu để ý đến và nghiên cứu nhiều hơn.
Năm 1988, Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đã ra đời và là cơ quan chịu
trách nhiệm đánh giá khoa học về các vấn đề liên quan tới BĐKH do con ngƣời gây ra.
Các nghiên cứu và đánh giá liên quan tới BĐKH và tác động của BĐKH trong thời
gian qua đã đƣợc phân tích và tổng kết trong các báo cáo của IPCC (cho đến nay đã có
5 báo cáo, báo cáo lần thứ 6 dự kiến sẽ công bố vào năm 2020). Trong số 5 báo cáo
tổng hợp đã đƣợc công bố, Báo cáo lần thứ 4 năm 2007 (AR4) đã đƣợc nhận giải
thƣởng Nobel Hịa Bình cùng với Al Gore. Tại báo cáo lần thứ 4 này, từ các quan sát
về sự tan chảy của băng tuyết, sự gia tăng của mực nƣớc biển trung bình và nhiệt độ
trung bình trên tồn cầu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thế giới đang nóng lên và các
hoạt động của con ngƣời là nguyên nhân chủ yếu. Theo AR4, nhiệt độ trung bình của
bề mặt Trái Đất đã tăng khoảng 0,740C trong 100 năm qua (1906 - 2005), con số này
cao hơn so với công bố tại báo cáo năm 2001 với mức 0,60C. AR4 cho rằng kể từ năm

1750 đến nay chính các hoạt động của con ngƣời đã làm gia tăng đáng kể khí nhà kính
(KNK) (CO2, CH4 và N2O) (IPCC, 2007).
Các kết quả nghiên cứu hiện nay cho thấy từ cuối thế kỷ 19 đến nay nhiệt độ
khơng khí trung bình tồn cầu đã tăng lên 0,740C.

Hình 1.1. Biến động nhiệt độ tồn cầu và nồng độ CO2 – Nguồn IPCC

5


Báo cáo của Liên Hợp Quốc kết luận “Nước biển sẽ không ngừng dâng lên vào
những thế kỷ tới. Trong một kịch bản cổ tích nhất, khi con người có thể kiềm chế sự
nóng lên của Trái Đất ở ngưỡng 1,5oC so với thời kỳ trước Cách mạng Công nghiệp
(mặc dù kịch bản này gần như không thể đạt được), mực nước biển sẽ chỉ dâng lên từ
0,3-0,6 m vào thời khắc thế kỷ kết thúc”.
Nhƣng nếu lƣợng khí thải liên tục tăng cao, IPCC nhận định “Mực nước biển sẽ
dâng tới hơn 1m. Đó là vì các dải băng khổng lồ nhất Trái đất ở Nam Cực và
Greenland khi đó cũng sẽ tan chảy ở tốc độ chưa từng có. Q trình tan chảy này sẽ
kéo dài cho đến cuối thế kỷ 21 và vẫn sẽ cịn tiếp tục”.

Hình 1.2. Dự báo mực nƣớc biển dâng (nguồn climate.nasa.gov)

BĐKH gây ra những tác động tới tự nhiên, song song đó là thách thức về kinh tế,
của các nƣớc trên thế giới. Những thiên tai do BĐKH đã gây ra những tổn thất kinh tế,
chi phí tiền bạc của các quốc gia cho việc khôi phục những thiệt hại sau này. Theo
“Biến động khí hậu với báo cáo của Stern” cho rằng, trong vòng 10 năm tới, thế giới
sẽ thiệt hại khoảng 7.000 tỷ USD do BĐKH gây ra; và thế giới sẽ thiệt hại 5 – 20%
tổng sản phẩm nội địa (GDP) nếu nhân loại khơng làm gì để ứng phó; nếu có những
ứng phó tích cực để ổn định KNK ở mức 550 ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ cịn
khoảng 1% GDP (Hồng Xn Nhuận 2009). Cơng bố của Ngân hàng thế giới cùng

thời điểm báo cáo của Stern, tổng GDP toàn thế giới năm 2007 là hơn 54 ngàn tỷ đô la
(WB, 2007; Stern N. H., 2007). Nhƣ vậy, mỗi năm các quốc gia trên trái đất phải chịu
tổn thất kinh tế hàng tỷ đô la cho việc khắc phục những thiệt hại do BĐKH gây ra.
Báo cáo của UNDP cho rằng BĐKH sẽ dẫn tới 5 nguy cơ lớn đối với các quốc
gia đó là: năng suất của nông nghiệp sẽ giảm, các vùng duyên hải sẽ gia tăng tình trạng
6


ngập lụt và xuất hiện các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, tình trạng thiếu nƣớc ngọt gia
tăng, bệnh tật gia tăng và các hệ sinh thái bị suy thoái. Ở châu Phi vùng cận Sahara, có
thể bị mở rộng thêm từ 60 đến 90 triệu ha đất sẽ bị hạn hán, điều này sẽ làm suy giảm diện
tích đất sản xuất nông nghiệp và làm gia tăng thêm nguy cơ đói nghèo ở khu vực này. Nếu
nhiệt độ trái đất tăng thêm 3 - 4oC, sẽ khiến 330 triệu ngƣời bị mất nhà cửa, phải di dời do
nƣớc biển dâng và lũ lụt. Nhiều quốc gia trên thế giới có nguy cơ phải đối mặt với các
xốy thuận nhiệt đới và các cơn bão mạnh. Có khảng 30 % các loài sinh vật trên đất liền
sẽ bị tuyệt chủng nếu nhiệt độ gia tăng (UNDP, 2008).
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mặc dù BĐKH là một hiện tƣợng lâu dài, và có
thể khó xác định đƣợc các tác động một cách rõ ràng ở một số khu vực trên thế giới,
nhƣng rõ ràng BĐKH có thể tạo ra những cú sốc khí hậu cho các cộng đồng sản xuất
nông nghiệp dễ bị tổn thƣơng (IPCC, 2007). Tất cả các lĩnh vực sinh kế hiện hữu đang
dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị tác động tiêu cực do BĐKH và sẽ càng bị
tổn hại nặng nề hơn trong tƣơng lai. Đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi và
nuôi trồng thủy sản đã, đang và sẽ tiếp tục chịu tác động nặng nề và mức độ bị tác
động sẽ tùy thuộc vào bối cảnh và năng lực của địa phƣơng, nhƣ địa điểm, sự đa dạng
của vụ mùa/vật nuôi, ...
Mức độ tác động của BĐKH gây ra có khác nhau đối với mỗi khu vực, mỗi vị trí
địa lý, và sẽ nghiêm trọng hơn ở những vùng có vĩ độ thấp và ít hơn tại những vùng
khác, tác động lớn hơn ở những nƣớc vùng nhiệt đới, nhất là các nƣớc đang phát triển
công nghiệp ở khu vực châu Á. Ngƣời nghèo là những ngƣời sẽ gánh chịu những thiệt
hại sớm nhất và nghiêm trọng nhất do BĐKH (Crutzen, 2005).

1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và cây mai
Sản xuất nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam chịu tác động trực tiếp của khí hậu,
trong đó bức xạ mặt trời đóng vai trò quan trọng. Bức xạ mặt trời sẽ quyết định q
trình phát triển và năng suất của cây trồng thơng qua q trình quang hợp. BĐKH sẽ
khơng gây ra những thay đổi tức thì, song sự nóng lên tồn cầu dẫn đến thay đổi thời
tiết, làm thay đổi cấu trúc mùa nhƣ rút ngắn, thậm chí mất mùa lạnh, kéo dài hay rút
ngắn mùa mƣa. BĐKH có thể tác động không giống nhau đến các đối tƣợng, những
giai đoạn khác nhau trong nông nghiệp nhƣ thời vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tƣới
tiêu, sâu bệnh, năng suất - sản lƣợng. (Nguyễn Đức Ngữ, 2007).

7


Hiện nay, ở Việt Nam các nhà khoa học cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu về
BĐKH và xác định các tác động của BĐKH tới sản xuất nông nghiệp bao gồm:
- An ninh lƣơng thực không đƣợc đảm bảo do suy giảm năng suất cây trồng.
(Đào Xuân Học, 2009).
- Hệ sinh thái bị ảnh hƣởng nhƣ mất cân bằng, giảm đa dạng sinh học,… (Trần
Thục, 2009).
- Hiện tƣợng thời tiết cực đoan khó dự báo (Trần Thục, 2009).
- Làm thay đổi cấu trúc mùa vụ (Bộ TN&MT và UNDP, 2010).
- Ảnh hƣởng đến đất canh tác sử dụng cho sản xuất nơng nghiệp (Cục khí tƣợng
thuỷ văn – Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2015).
- BĐKH làm thay đổi tính thích hợp của nền sản xuất nơng nghiệp: cƣờng độ
lạnh trong mùa đơng giảm dần, thời gian nắng nóng ở mùa hè kéo dài, nhiệt độ mùa hè
cao, việc này sẽ làm mất đi tính phù hợp của cây, con ở các vùng sinh thái (Viện Khoa
học và Khí tƣợng thủy văn môi trƣờng, 2010).
Bảng 1.1. Tác động của Biến đổi khí hậu đến sinh kế nơng nghiệp

Nguồn: Cục Khí tượng thủy văn và BĐKH, Bộ TNMT (2015)


Ở bảng 1.1. cho thấy tác động của BĐKH làm nƣớc biển dâng gây nên hiện
tƣợng xâm nhập mặn làm mất đất sản xuất nông nghiệp, thiếu nƣớc sản xuất. Đồng
thời BĐKH làm cho năng suất giảm, thay đổi mùa vụ, gia tăng chi phí sản xuất cho
ngƣời dân.

8


Bảng 1.2. Tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu ở lĩnh vực nơng nghiệp

Ở bảng 1.2 cho thấy thiệt hại do BĐKH gây ra cho lĩnh vực nông nghiệp từ năm
2010 đến 2014 là rất lớn.
Việc gia tăng nhiệt độ 10C một cách từ từ khơng có ảnh hƣởng đáng kể đến nơng
nghiệp, vì thực vật và động vật sẽ có khả năng thích ứng. Nhƣng nếu nhiệt độ tăng đột
ngột chỉ trong thời gian ngắn thì sẽ có ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng. BĐKH
trƣớc mắt gây ra nhiều tác động có hại đến nơng nghiệp. Thiên tai trong những năm
gần đây xảy ra thƣờng xuyên và nghiêm trọng hơn về cƣờng độ, quy mô; sự phân bố
mƣa cũng bị thay đổi (Trƣơng Hồng, 2013).
Việc sản xuất nông nghiệp của nƣớc ta phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Khi
thời tiết thay đổi bất thƣờng sẽ gây ra ảnh hƣởng rất lớn đến nông nghiệp, nhất là lĩnh
vực trồng trọt. Thiên tai và thời tiết cực đoan nhƣ giá rét, bão lũ cũng sẽ gây ra những
ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến mùa vụ, năng
suất cây trồng, làm gia tăng chi phí đầu tƣ, ảnh hƣởng đến sinh kế và đời sống của đại
bộ phận ngƣời dân (Trƣơng Quang Học và cs, 2008).
Năm 2009, Tổ chức Nông lƣơng Liên hiệp quốc (FAO) đã triển khai đánh giá tác
động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam và năm 2011 đã công bố báo cáo với kết
luận rằng nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ tăng trƣởng cây trồng, và do đó rút ngắn chu
kỳ tăng trƣởng của thực vật. Nhiệt độ tăng 10C thì chu kỳ tăng trƣởng của cây lúa bị
rút ngắn từ 5 đến 8 ngày, khoai tây và đậu tƣơng từ 3 đến 5 ngày; Nhu cầu nƣớc cho

nơng nghiệp sẽ có thể tăng gấp hai hoặc ba lần vào năm 2100 so với năm 2000; đồng
9


thời sẽ xảy ra tình trạng thiếu nƣớc ngọt và hạn hán sẽ nghiêm trọng hơn; khi lƣợng
mƣa tăng thì sẽ làm gia tăng các loại sâu, bệnh hại mùa màng; Theo kịch bản trung
bình thì ở đồng bằng sơng Hồng, cây trồng theo mùa sẽ bị thay đổi từ 5 đến 20 ngày,
cây trồng gieo hạt sẽ bị thay đổi từ 20 đến 25 ngày. Mực nƣớc biển dâng sẽ làm đất
canh tác giảm đáng kể. Sản lƣợng lúa có thể sẽ giảm. Hàng triệu ngƣời dân sống ở các
vùng duyên hải, vùng thấp sẽ buộc phải nâng cao nhà cửa hoặc phải di dời, điều nay
gây ra thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế địa phƣơng và quốc gia (FAO, 2011).
Trong nghiên cứu Dự báo tác động của BĐKH đến sản xuất lúa ở huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình, đã kết luận rằng: năng suất lúa chịu tác động mạnh mẽ, với kịch
bản phát thải cao A2 lúa vụ xuân có thể giảm từ 41,8 % vào năm 2020 đến 71 % vào
năm 2100. Đặc biệt là năng suất của lúa vụ mùa có xu thế giảm sự chênh lệch so với
lúa vụ xuân (Đoàn Văn Điếm và cs, 2010).
Nghiên cứu của Phan Sỹ Mẫn (2013) cho rằng thiệt hại do thiên tai gây ra trong
lĩnh vực nơng nghiệp rất lớn, làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, sự gia tăng nhiệt
độ cũng ảnh hƣởng đến việc nuôi trồng thủy sản, thay đổi nhiệt độ là điều kiện phát
sinh nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các lồi ni. BĐKH làm cho mực nƣớc biển
dâng cao dẫn tới nguy cơ vỡ đê trong các trận bão lớn. Mực nƣớc biển dâng cao làm
cho mặn xâm nhập sâu vào nội địa, gây khó khăn cho việc lấy nƣớc sản xuất (Phan Sỹ
Mẫn và cs, 2013).
Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Bảo (2015), xác định nếu nhiệt độ của tháng nóng
nhất trong năm tăng thì năng suất của cây tỏi sẽ giảm. Nếu nhiệt độ trung bình các
tháng trồng tỏi trong lƣơng lai tăng 10C thì năng suất tỏi sẽ giảm 16,98 tạ/ha so với
năng suất trung bình từ năm 1995 – 3013, tƣơng đƣơng giảm khoảng 38,8 %. Và giai
đoạn 2045 - 2055 năng suất tỏi sẽ giảm 51 % nếu kịch bản phát thải thấp xảy ra, giảm
59,7% nếu kịch bản phát thải trung bình, giảm 71,3 % nếu kịch bản phát thải cao, so
với năng suất trung bình thời kỳ 1995 – 2013 (Nguyễn Vũ Bão, 2015).

Nghiên cứu của Lƣơng Ngọc Cƣơng (2015) nhận định rằng BĐKH làm gia tăng
dịch bệnh ở cây trồng và vật ni, tăng chi phí sản xuất, làm giảm thu nhập của ngƣời
dân. BĐKH cũng làm ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc sinh hoạt và nƣớc sản xuất của
ngƣời dân, gây ra tình trạng thiếu nƣớc vào mùa khơ, lũ lụt vào mùa mƣa (Lƣơng
Ngọc Cƣơng, 2015).

10


Xu thế biến đổi khí hậu ở nƣớc ta có thể tóm tắt nhƣ sau (Bộ TN&MT, 2016):
- Nhiệt độ hiện nay có xu thế tăng. Trung bình trong thời kỳ 1958 – 2014 nhiệt
độ tăng 0,620C, và trong giai đoạn 1985 – 2014 tăng 0,420C.
- Lƣợng mƣa trung bình năm giảm dần ở phía Bắc và tăng dần ở phía Nam.
- Hạn hán thƣờng xun hơn vào mùa khơ.
- Mƣa cực đoan có xu hƣớng giảm nhiều ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, và có xu
hƣớng tăng mạnh ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
- Số lƣợng những cơn bão mạnh có xu hƣớng gia tăng.
- Số ngày rét đậm, rét hại có xu thế sẽ giảm, nhƣng sẽ gia tăng những đợt rét dị
thƣờng.
- Ảnh hƣởng của các hiện tƣợng El Nino và La Nina hiện nay có xu thế tăng.
Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về những tác động của BĐKH. Các
nghiên cứu đã xác định rằng BĐKH tại Việt Nam đã và đang gây ra những tác động
không nhỏ tới tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt BĐKH đã gây ra tác động rất
lớn đến sinh kế nông nghiệp của ngƣời dân.
Trong Luận văn học viên chỉ đánh giá đối tƣợng chính của sinh kế trồng mai là
cây mai. Cây mai cũng nhƣ các loại cây trồng khác đều chịu tác động trực tiếp của
BĐKH trong những năm trở lại đây. Có 4 yếu tố chính tác động đến cây mai đó là:
Nhiệt độ, lƣợng mƣa, lũ lụt, hạn hán:
- Trong q trình trồng mai nếu nhiệt độ ngồi trời quá cao hay quá thấp đều ảnh
hƣởng đến sinh trƣởng của cây mai, đặc biệt là khi nhiệt độ có sự thay đổi một cách

đột ngột hoặc khi nhiệt độ giữa ban ngày và đêm có sự chênh lệch nhau nhiều.
- Quá trình tạo dáng cho cây mai thì thƣờng cắt tỉa cành hay tác động cơ học lên
thân cây làm tổn thƣơng cây, nếu gặp lúc nhiệt độ khơng thích hợp thì cây sẽ hồi phục
chậm, khả năng ra chồi mới sẽ kém và chồi mới sẽ yếu khơng phát triển bình thƣờng.
- Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ làm cây bị sốc và yếu đi cho nên dễ bị bệnh
dẫn đến chậm lớn, còi cọc, chết chi hay thậm chí chết cây.
- Nhiệt độ thay đổi thất thƣờng cộng với độ ẩm khơng khí khơng phù hợp (ẩm
cao) sẽ là điều kiện thích hợp cho sự sinh trƣởng của các sinh vật gây hại cho cây mai
nhƣ các loại nấm (mốc cam, mốc trắng,…), các loại côn trùng (sâu ăn lá, bọ trĩ, sâu
đục thân,…) gây thiệt hại cho cây.
- Lƣợng mƣa quá nhiều hay thời điểm mƣa không phù hợp sẽ tác động xấu đến
cây: mƣa vào những thời điểm khơng thích hợp sẽ tạo điều kiện cho các loại côn trùng
hại cây phát triển phá hoại cây.
11


- Áp thấp nhiệt đới, bão gây ra lũ lụt, ngập úng sẽ làm cây mai sinh trƣởng kém
hoặc chết.
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Những năm vừa qua, diễn biến thiên tai diễn biến bất thƣờng, nắng nóng, rét
đậm, rét hại, mƣa lớn, lũ lụt xảy ra thƣờng xuyên, có nhiều cơn bão với đƣờng đi phức
tạp, khó dự báo,… những hiện tƣợng này đã gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế xã hội
cho nƣớc ta, ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân.
1.2.1. Những nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Bình Định
1.2.1.1. Biến đổi về nhiệt độ
Trạm quan trắc khí tƣợng trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện có 14 trạm. Các trạm
này hầu nhƣ đều có số liệu đo từ năm 1988. Số trạm đo mƣa chủ yếu ở các huyện, lỵ,
thị trấn. Số trạm đo mƣa cịn ít, do đó hiện nay chƣa phản ánh đầy đủ diễn biến thời
tiết tồn vùng.
Nhiệt độ trung bình của tỉnh Bình Định đƣợc ghi nhận gia tăng tại các trạm

quan trắc 0,010C/năm (trạm Quy Nhơn), 0,01370C/năm (trạm An Nhơn),
0,00530C/năm (trạm Hoài Nhơn). Và trong những năm gần đây tiếp tục ghi nhận sự
gia tăng nhiệt độ ở các trạm quan trắc.
Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao có những biến động và tƣơng đối khác nhau
giữa các trạm và các giai đoạn quan trắc. Nhìn chung, nhiệt độ trung bình tối cao và
nhiệt độ trung bình tối thấp đều có xu hƣớng tăng ở các giai đoạn so sánh.

Hình 1.3. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tại một số trạm quan trắc a) Quy Nhơn;
b) An Nhơn; c) Hoài Nhơn
(Nguồn: UBND tỉnh Bình Định - Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH Bình Định - 2018)

12


Hình 1.4. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao tại số trạm quan trắc a) Quy Nhơn;
b) An Nhơn; c) Hồi Nhơn
(Nguồn: UBND tỉnh Bình Định - Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH Bình Định - 2018)

Hình 1.5. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối thấp tại một số trạm quan trắc a) Quy Nhơn; b)
An Nhơn; c) Hồi Nhơn
(Nguồn: UBND tỉnh Bình Định - Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH Bình Định - 2018)

13


Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình năm (0C) qua các kịch bản của tỉnh Bình Định

Kịch bản
2020


2030

2050

2070

2100

RCP2.6

RCP4.5

RCP6.0

RCP8.5

Nhiệt độ

25,66

25,66

25,70

25,76

Thay đổi *

0,47


0,47

0,51

0,56

Nhiệt độ

25,82

25,82

25,89

26,00

Thay đổi

0,63

0,63

0,70

0,80

Nhiệt độ

25,95


26,18

26,25

26,65

Thay đổi

0,76

0,98

1,06

1,46

Nhiệt độ

26,00

26,51

26,54

27,42

Thay đổi

0,80


1,32

1,35

2,23

Nhiệt độ

26,00

26,68

27,12

28,69

Thay đổi

0,80

1,49

1,93

3,50

Nguồn: UBND tỉnh Bình Định - Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Bình Định – 2018
(*) so với thời kỳ nền 1986 – 2005

Nhiệt độ (độ C)


29
28,5
28
27,5
27
26,5
26
25,5
25
24,5
24

RCP2.6
RCP4.5
RCP6.0
RCP8.5

2020

2030

2050

2070

2100

Năm


Hình 1.6. Nhiệt độ trung bình của tỉnh Bình Định qua các kịch bản của từng năm

Qua hình trên cho thấy nhiệt độ trung bình của tỉnh Bình Định có xu hƣớng
tăng dần ở các kịch bản. Giai đoạn 2020 – 2030 nhiệt độ trung bình từng năm khá
đồng đều ở các kịch bản (khoảng từ 25 – 260C). Ở giai đoạn 2050 – 2070 nhiệt độ có
xu hƣớng tăng cao dao động trong khoảng 0,760C đến 2,230C. Tuy nhiên, ở kịch bản
2100 theo kịch bản RCP8.5 nhiệt độ có sự tăng đột biến, dao động lên đến 3,50C.
14


1.2.1.2. Biến đổi về lượng mưa
Lƣợng mƣa trung bình năm của tỉnh Bình Định khoảng 1.600 – 3.000 mm,
phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 9 – 12 tập trung 70 – 75 % lƣợng mƣa cả
năm, lại trùng với mùa bão nên thƣờng xuyên xảy ra bão lũ.
Bảng 1.4. Kịch bản phân bố lƣợng mƣa trung bình năm của tỉnh Bình Định (mm)

Kịch bản
Lƣợng mƣa
2020
% Thay đổi *
Lƣợng mƣa
2030
% Thay đổi
Lƣợng mƣa
2050
% Thay đổi
Lƣợng mƣa
2070
% Thay đổi
Lƣợng mƣa

2100
% Thay đổi

RCP2.6
1696
03,37
1715
04,54
1731
05,46
1736
05,77
1736
05,77

RCP4.5
1696
03,37
1715
04,54
1757
07,06
1796
09,45
1816
10,68

RCP6.0
1700
03,62

1723
05,03
1766
07,61
1800
09,69
1868
13,81

RCP8.5
1707
04,05
1736
05,77
1812
10,43
1903
15,95
2053
25,10

Nguồn: UBND tỉnh Bình Định - Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Bình Định – 2018
(*) so với thời kỳ nền 1986 – 2005

mm 2500
2000
RCP2.6

1500


RCP4.5
1000

RCP6.0
RCP8.5

500
0
2020

2030

2050

Năm

2070

2100

Hình 1.7. Lƣợng mƣa trung bình của tỉnh Bình Định qua các kịch bản từng năm
(Nguồn: UBND tỉnh Bình Định - Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH Bình Định - 2018)

Theo bảng và đồ thị trên ta thấy lƣợng mƣa trung bình hằng năm của tỉnh Bình
Định tăng theo các kịch bản, dao động từ 4,45 % lên đến 5,77 % năm 2030.
Năm 2050 lƣợng mƣa dao động từ 5,46 % đến 10,43 % (theo kịch bản từ RCP
4.5 đến 8.5). Và đến năm 2100 lƣợng mƣa trung bình có thể đạt 1.736 mm (kịch bản
RCP4.5) đến 2.053 mm (kịch bản 8.5).
Xu thế biến đổi lƣợng mƣa trung bình tại một số trạm quan trắc khu vực tỉnh
Bình Định.

15


Hình 1.8. Xu thế biến đổi lƣợng mƣa trung bình trạm Quy Nhơn (a); trạm Phù Mỹ (b)
(Nguồn: UBND tỉnh Bình Định - Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH Bình Định - 2018)

Hình 1.9. Xu thế biến đổi lƣợng mƣa trung bình trạm Phù Cát (c); trạm Đề Gi (d)
(Nguồn: UBND tỉnh Bình Định - Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH Bình Định - 2018)

1.2.1.3. Biến đổi về mực nước sông
Giai đoạn từ 1976 – 2016: mực nƣớc trung bình tại hầu hết các trạm có xu hƣớng
giảm, đặc biệt tại trạm Bình Nghi (-11,685cm/năm). Riêng trạm Thạnh Hịa có mực
nƣớc trung bình tăng nhẹ (0,1084 cm/năm).
Giai đoạn 1986 – 2005: ghi nhận xu thế suy giảm mực nƣớc tƣơng tự giai đoạn
1976 – 2016, nhất là tại trạm Vân Canh (-7,3201cm/năm), Diêu Trì (-5,8681cm/năm),
ngƣợc lại mực nƣớc trung bình tại trạm Bồng Sơn tăng với tốc độ 2,2677cm/năm.

16


×