Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài giảng Hongvan- Bức tranh của em gái tôi- CKTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.44 KB, 3 trang )

Tuần 21-Tiết: 82-83
NS: 09/1- NG:10/01/2011
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI.
(Tạ Duy Anh)
A. Mức độ cần đạt:
- Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí
nhân vật trong tác phẩm.
- Thấy được sự chiến thắng tình cảm trong sáng , nhân hậu đối với lòng ghen
ghét , đố kị.
B. Trọng tâm kiến thức:
1. Kiến thức:
- Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.
- Nét nghệ thuật đặc sắc trong miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện.
- Cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc và kể tóm tắt văn bản.
- D90c5-hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu
tả nhân vật.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh thái độ biết trân trọng tài năng của người khác.
C. Phương pháp: Phân tích, phát vấn….
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Cảnh sông nước Cà Mau được miêu tả qua những phương
diện nào? Những chi tiết miêu tả nào là đặc sắc?
- Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3.Bài mới: Trong cuộc sống không ít người vì thấy người khác tài giỏ hơn mà
sinh lòng ghen ghét đố kị. Điều này còn có thể xảy ra trong một gia đình. Tuy
nhiên , liệu tính cách ấy có phải đến một lúc nào đó họ chợt nhận ra ? Hôm nay
chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Bức tranh… của Tạ Duy Anh để phần nào hiểu
vấn đề ấy!


Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
* Gv hướng dẫn hs tìm hiểu những nét cơ bản nhất về
tác giả và tác phẩm
- Gv gọi hs đọc phần chú thích* Sgk
- Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tạ
Duy Anh?
- Trình bày hiểu biết của em về văn bản “Bức tranh của em
gái tôi” ?
- GV hướng dẫn hs cách đọc - Gv đọc mẫu đoạn đầu
- Gv cho hs tóm tắt lại toàn bộ nội dung câu truyện
- Theo em nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại
cho đó là nhân vật chính?.
Cả hai nhân vật đều là nhân vật chính vì cả hai nhân vật đều
hiển diện trong truyện. Nhưng nếu xét về vai trò của từng nhân
vật đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm thì có thể nhân vật
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tạ Duy Anh (1959).
- Quê: Huyện Chương Mĩ, Hà Tây.
2. Tác phẩm:
- Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn,
đoạt giải nhì trong cuộc thi viết “tương lai
vẫy gọi” của báo thiếu niên tiền phong.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc – chú thích:
-Tóm tắt văn bản:
2. Tìm hiểu văn bản;
a Nhân vật:
- Cả hai nhân vật đều là nhân vật chính.
người anh có vị trí quan trọng hơn.

- Theo em truyện được kể theo lời của nhân vật nào?
Cách kể như vậy có tác dụng gì?
Truyện được kể từ ngôi thứ nhất bằng lời của nhân vật người
anh. Cách kể này có thể miêu tả tâm trạng của nhân vật một
cách tự nhiên. Mặt khác nhân vật người em cũng được thể hiện
ra một cách nhìn và sự biến đổi thái độ của người anh để đến
cuối truyện mới bộc lộ đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn lòng nhân hậu và
tình cảm trong sáng. Cách kể từ ngôi thứ nhất còn giúp cho nhân
vật kể chuyện tự soi xét tình cảm, ý nghĩa của mình để vượt lên,
do đó chủ đề tác phẩm càng có ý nghĩa về sự tự đánh giá, tự
nhận thức, một phẩm chất rất cần thiết trong sự hoàn thiện nhân
cách của mỗi con người.
Tác giả đã quan sát và miêu tả cô em gái qua những phương
diện nào?
- Gv gợi ý cho hs chỉ ra được các chi tiết sau:
Tác giả đã tập trung miêu tả ngoại hình
( Tập trung tả nét mặt) cử chỉ và hành động( Sự tò mò và
hiếu động, việc tự chế màu vẽ và say mê vẽ tranh) thái độ
quan hệ với người anh.
- Theo em nhân vật Kiều Phương được tác giả thể hiện qua
những nét tính cách và phẩm chất nào?
- Theo em diễn biến tâm trạng của người anh qua các thời
điểm được tác giả miêu tả ntn?
Thoạt đầu khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ,
người anh chỉ coi đó là một trò nghịch ngợm của trẻ em và nhìn
bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến mèo con đã vẽ những gì
(Đặt tên cho em và theo dõi em gái chế màu vẽ)
Khi tài năng hội hoạ của cô em gái được phát hiện. Cả bố, mẹ,
chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui sướng thì riêng người anh lại
cảm thấy buồn, cậu ta thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài

năng nào và tự cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó nảy
sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân
với em gái như trước nữa. Với sự tự ti về bản thân người anh đã
lén xem những bức tranh của em gái và thầm cảm phục về tài
năng của em gái mình.
- Em thử giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước
bức tranh trong phòng triển lãm?
=> người anh đã hiểu ra rằng, bức chân dung về mình được
vẽ nên bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái.
- Từ đó em hiểu được ý nghĩa tư tưởng của truyện là ntn?
Từ đó rút ra được bài học và thái độ ứng xử trước tài năng
hay thành công của người khác điều gì?
- Người anh còn là nhân vật trung tâm.
b. Nhân vật Kiều Phương
* Tính cách:
- Hồn nhiên, hiếu động.
- Tài năng hội hoạ
* Phẩm chất:
- Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu
c. Nhân vật người anh:
- Quan sát những biểu hioe6n5 của niềm
đam mê hội họa của kiều Phương.
-Mặc cảm vì nghĩ rằng bản thân không có
năng khiếu gì.
- Xúc động khi cảm nhận được tâm hồn,
lòng nhân hậu của KP qua bức tranh “Anh
trai tôi”
d. Ý nghĩa:Tình cảm trong sáng , nhân hậu
bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn ghen
ghét, đố kị.

3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Ngôi kể thứ nhất tạo nên sự chân thật
cho câu chuyện.
- Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí nhân
vật.
b. Nội dung: (Xem ghi nhớ)
III. Hướng dẫn tự học:
- Đọc- kể-nhớ nội dung.
- Hiểu ý nghĩa.
- Hình dung và tả lại thái độ của những
người xung quanh khi có một ai đó đạt
thành tích xuất sắc.
E. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………

×