Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Mơn: Dược Phân Tích
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CAFEIN TRONG
CAFÉ BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG
CAO (HPLC) – PHƯƠNG PHÁP CHUẨN
GVHD:
Sv thực hiện:
mssv
1
lớp
Mục Lục
I.
Đặt vấn đề:
Café là một thức uống quen thuộc với mọi người, nó phổ biến trên tồn thế giới. Café
được sử dụng lần đầu vào thế kỉ 9, khi được khám phá ra từ vùng cao nguyên Ethiopia.
Và phổ biến ở Việt Nam gần 100 năm nay. Ở Việt Nam bất kì nơi nào từ lề đường đến
những quán cà phê sang trọng ta cũng có thể thấy ly cà phê được mọi người nhâm nhi
thưởng thức. Không giống như các loại đồ uống khác, chức năng chính của cà phê không
phải là nước giải khát nhưng nhiều người dùng nó với mục đích tạo cảm giác hưng phấn.
Vậy “cảm giác hưng phấn” mà cà phê mang lại có từ đâu?
Câu trả lời nằm trong thành phần của hạt cà phê, vào năm 1820 nhà khoa học người Đức
Friedlieb Ferdinand Runge đã tìm ra một chất có trong café bằng cách đun hạt cà phê đã
rang lên và thu lại hơi nước sinh ra. Chất đó tạo ra vị đắng cho cà phê. Có lẽ nói đến đây
chắc một số trong các bạn đã biết chất đó là gì. Đó là cafein.
Cafein là chất kích thích có thể tìm thấy trong một số loại hạt, trái cây,… tuy nhiên nguồn
cung cấp cafein chủ yếu là từ cà phê và các loại trà. Cung cấp một lượng cafein vừa đủ
cho cơ thể sẽ có nhiều tác dụng khá hữu hiệu. Ngồi ra cafein là chất có tác dụng kích
thích hệ thần kinh trung ương làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, đặc biệt
làm việc bằng trí óc, tăng cường hoạt động cơ.
2
Vậy cafein được xác định như thế nào, vì vậy bài thuyết trình của nhóm hơm nay xin
được đưa ra phương pháp “XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CAFEIN BẰNG SẮC KÝ
LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC) – PHƯƠNG PHÁP CHUẨN”.
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để xác định
hàm lượng cafein của: cà phê nhân; cà phê rang; cà phê hịa tan, loại thơng thường và loại
đã tách cafein; các sản phẩm cà phê hòa tan hỗn hợp (ví dụ: hỗn hợp cà phê/chicory (rễ
rau diếp xoăn) hoặc đồ uống từ cà phê kiểu capuccino).
II.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng:
Caffein được chiết xuất từ café và các sản phẩm của café: cà phê nhân, cà phê, bột có cà
phê, cà phê hịa tan, hỗn hợp hịa tan…
Phương pháp nghiên cứu:
• Dấu hiệu nhận biết cafein:
+ Tính chất lý hóa của caffeine:
Cafein (C8 H10 N4 O2) có cơng thức cấu tạo:
Caffein ở dạng tinh thể, không màu, không mùi, vị đắng.
Khối lượng mol: 197.19 g/mol
Nhiệt độ nóng chảy 2380C. Tan nhiều trong nước nóng và chloroform và tan 1
Phần trong rượu
3
Cafein có vị đắng và tạo ra hiệu ứng sinh lý rất dễ nhận biết. Chúng được sử dụng nhiều
trong cơng nghiệp sản xuất đồ uống. Cafein có khả năng tồn tại khá lâu trong máu và bị
thăng hoa ở 178oc nên ít tổn thất nhiều trong khi sấy.
•
Ảnh hưởng cafein đối với con người:
Cafein được chuyển hóa trong gan bởi hệ thống enzyme cytochrome P450 oxydase thành
3 chất có tác dung riêng biệt đới với cơ thể paraxanthine, theobromin và theophiline.
Paraxanthine( 84%) có tác dụng tăng cường tiêu hóa chất béo dẫn đến tăng hàm lượng
glycerol và axit béo tự do tromg huyết tương.
Theobromin ( 12% ) làm dãn mạch máu và tăng lượng nước tiểu. Theobromin cũng là
alcoloid chính có trong các hạt cacao.
Theophylline ( 4% ) có tác dụng làm dãn cơ trơn phế quản, do đó theophiline thường
được dùng trong bệnh hen suyễn nhưng với liều lượng lớn hơn nhiều so với lượng
theophiline thu được từ chuyển hóa cafein.
Các chất này được chuyển hóa và và được bài tiết qua đường nước tiểu.
Thiết
•
bị, dung cụ và hóa chất:
Thiết bị dụng cụ:
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phịng thử nghiệm thơng thường và cụ thể như sau:
+
+
Cân phân tích, có khả năng cân chính xác đến ± 0,1 mg.
Bộ lọc màng, cỡ lỗ 0,45 µm, để lọc pha động và các dịch chiết mẫu pha loãng.
4
+
Máy sắc ký lỏng hiệu nâng cao, được trang bị để thực hiện rửa giải đẳng dịng,
có detector UV được cài đặt ở 272 nm (270 nm đến 280 nm) hoặc detector có bộ
lọc (254 nm) và có hệ thống thu nhận/tích phân dữ liệu. Việc sử dụng bộ khử khí
là tùy chọn.
+ Cột sắc ký dùng cho HPLC, dài tối thiểu 125 mm, được nhồi bằng vật liệu C18,
tốt nhất là hạt hình cầu có cỡ 5 µm, hiệu quả tách ít nhất 5 000 đĩa lý thuyết. Số
đĩa lý thuyết của cột, Nth có thể tính được bằng cách xác định diện tích pic sau khi
bơm dung dịch chuẩn cafein, bằng Công thức (1):
2
N th =
tr
× 5,54
b
Trong đó:
Tr là thời gian lưu của pic, tính bằng giây (s);
B là chiều rộng pic, tại nửa chiều cao pic, tính bằng giây (s).
5
(1)
Cột sắc ký
+ Máy khuất từ, có bộ phận gia nhiệt và nồi cách thủy.
+ Bể siêu âm.
+ Xiranh microlit.
+ Máy xay cà phê, phù hợp để xay nhân cà phê rang.
+ Máy xay với bánh xe có răng, có túi làm lạnh, hoặc máy nghiền phân tích, có
lưỡi dao và túi làm lạnh hoặc dụng cụ phù hợp khác để xay nhân cà phê nhân.
+ Sàng, cỡ lỗ danh định 630 µm, phù hợp với các yêu cầu trong TCVN 2230 (ISO
565), dãy R 20.
+ Bình định mức một vạch, dung tích 1 lít và 250 ml, phù hợp với loại A của TCVN
7153 (ISO 1042).
+ Pipet, dung tích 50 ml và 5 ml, phù hợp với loại A của TCVN 7151 (ISO 648).
• Hóa chất :
+ Thuốc thử:
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước phù hợp với yêu cầu loại 1
của TCVN 4851 (ISO 3696) trừ khi có quy định khác.
+
Metanol, loại dùng cho HPLC.
6
+
Magie oxit (mgo), loại nặng, có chất lượng cao
CHÚ THÍCH: Việc sử dụng mgo rất quan trọng đối với tuổi thọ của cột phân tích, đặc
biệt trong phân tích cà phê nhân. Lượng mgo được sử dụng tùy thuộc vào thiết bị và dạng
sản phẩm cà phê. Dữ liệu về độ chụm thu được bằng quy trình mơ tả trong tiêu chuẩn
này.
Việc xuất hiện các pic gây nhiễu trong sắc đồ có thể do hấp thụ khơng đúng. Trong
trường hợp này, cần kiểm tra mgo đã sử dụng.
+
Cafein (1,3,7-trimetylxantin; 1,3,7-trimetyl-1H-purin-2,6(3H,7H)-dion;
metyltheobrom; C8H10N4O2), dạng khan tinh khiết.
+ Pha động, 24 % phần thể tích metanol trong nước.
CHÚ Ý AN TỒN – Đeo găng tay, kính bảo vệ mắt và phân phối các thuốc thử
trong buồng hút khói tốt.
Chuyển 240 ml metanol vào bình định mức một vạch 1 lít. Thêm nước đến vạch, trộn và
lọc qua bộ lọc cỡ lỗ 0,45 µm.
CHÚ THÍCH: Thời gian lưu của cafein có thể được chỉnh để tối ưu hóa việc tách HPLC
trên cột được sử dụng bằng cách thay đổi tỷ lệ metanol với nước.
+ Dung dịch chuẩn cafein.
Dung dịch gốc, tương ứng với 200 mg/l
Cân (0,200 ± 0,100) g cafein dạng khan vào bình định mức một vạch 1 lít. Thêm nước ấm
đủ đến nửa bình. Xoay bình để hịa tan cafein, để nguội đến nhiệt độ phòng, thêm nước
đến vạch và trộn.
Dung dịch có thể bền trong một tháng khi được bảo quản ở +4 oc. Bảo quản dung dịch
trong tủ lạnh.
Dung dịch chuẩn pha lỗng đối với cà phê thơng thường, tương ứng với
khoảng 40 mg/l
Dùng pipet lấy 50 ml dung dịch chuẩn gốc cafein cho vào bình định mức một vạch 250
ml. Thêm nước đến vạch và trộn. Chuẩn bị dung dịch chuẩn pha loãng mới trong ngày sử
dụng.
Điều kiện quy trình và q trình thực hiện:
• Lấy mẫu
7
Phòng thử nghiệm phải nhận được mẫu đại diện. Mẫu khơng được hư hỏng hoặc thay đổi
trong suốt q trình vận chuyển hoặc bảo quản.
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Các bên có liên quan cần thỏa thuận
với nhau về vấn đề này.
Bảo quản mẫu thử sao cho mẫu không bị giảm chất lượng và thay đổi thành phần.
Trong trường hợp bột uống hỗn hợp, cần tối thiểu 50 g sản phẩm (đối với các bao gói
chia nhỏ: tối thiểu năm bao gói).
Chuẩn bị mẫu thử
+ Cà phê nhân
•
Dùng máy nghiền để nghiền nhân cà phê nhân sao cho 50 % phần khối lượng của mẫu lọt
qua sàng. Sau đó lấy mẫu thử từ tồn bộ cà phê bột đã được trộn kỹ.
+
Cà phê rang
Dùng máy xay để xay nhân cà phê rang sao cho trên 50 % khối lượng lọt qua sàng.
Dùng luôn cà phê rang xay bao gói bán sẵn mà khơng cần xử lý thêm và đồng hóa mẫu.
+
Cà phê hịa tan
Đối với cà phê hịa tan thì khơng cần xay.
•
Đồ uống hỗn hợp
Dùng máy xay, đồng hóa bột uống cà phê hỗn hợp ngay trước khi chiết để tránh bị tách
rời.
Cách tiến hành
+
Phép xác định tùy chọn chất khô của cà phê
Tính hàm lượng chất khơ cà phê từ độ ẩm xác định được trên phần mẫu thử theo:
- TCVN 6928 (ISO 6673) đối với cà phê nhân,
- TCVN 9721 (ISO 11817) đối với cà phê rang,
- TCVN 5567 (ISO 3726) đối với cà phê hòa tan.
Đối với các dạng khác của cà phê và các sản phẩm có nguồn gốc từ cà phê, thì các bên có
liên quan cần thỏa thuận phép xác định hàm lượng chất khô.
+ Phần mẫu thử
Cà phê rang và cà phê nhân
8
Dùng cân ,cân khoảng 1 g mẫu thử (cà phê nhân, cà phê rang) chính xác đến miligam và
chuyển vào bình định mức 250 ml (5.11).
Cà phê hịa tan
Dùng cân,cân khoảng 0,5 g mẫu thử (cà phê hòa tan) chính xác đến miligam và chuyển
vào bình định mức 250 ml.
Đồ uống hỗn hợp
Dùng cân ,cân khoảng 1 g mẫu thử (đồ uống hỗn hợp) chính xác đến miligam và chuyển
vào bình định mức 250 ml.
Chiết cafein
Thêm 5 g magie oxit và khoảng 200 ml nước vào phần mẫu thử (cà phê: rang, nhân, hỗn
hợp,hòa tan) đựng trong bình định mức. Đặt bình vào nồi cách thủy được duy trì ở điểm
sơi và chờ cho đến khi dung dịch đạt đến ít nhất 90 oc. Tiếp tục gia nhiệt bình trong nồi
cách thủy trong 20 min, thỉnh thoảng trộn lượng chứa trong bình bằng cách khuấy hoặc
lắc bình. Lấy bình ra khỏi nồi cách thủy, làm nguội đến nhiệt độ phòng dưới vòi nước và
thêm nước đến vạch. Chờ cho đến khi chất rắn lắng xuống.
Lấy phần dịch lỏng nổi phía trên và lọc qua bộ lọc cỡ lỗ 0,45 µm, loại bỏ vài mililit đầu
tiên. Dịch lọc này được dùng để tách bằng HPLC.
Tiến hành xác định:
Nhồi đầy các cột
Cột I (Cột kềm)
Lớp A
Trộn cẩn thận 3 g điatomit và 2 ml dung dịch hyđroxit natri bằng dao trộn mềm, cho đến
khi đồng nhất (xem chú thích). Thu được bột hơi ướt. Cho 1 phần , khoảng 2 mg bột lên
cột sắc ký đường kính 21 mm, đầu dưới của cột được nhồi bằng bông hoặc len thủy tinh.
Sau mỗi lần đưa bột lên cột, dùng đũa thủy tinh có 1 đầu phẳng khít với đường kính trong
của cột lèn nhẹ lên để có một lớp đồng nhất và kết chặt với nhau. Có thể dùng 1 miếng
bông hoặc len thủy tinh nhỏ để phủ lên trên mặt lớp A.
Chú thích – Chất liệu nhồi cột có thể được chuẩn bị trước và bảo quản trong vật chứa kín.
Mỗi cột kiềm cần 5,16 g.
9
Lớp B
Chuyển hỗn hợp đất diatomit và mẫu thử vào cột lên trên mặt lớp A. Làm khơ cốc thí
nghiệm 2 lần, với khoảng 1 g đất điatomit rồi cho điatomit này vào cột. Lèn nhẹ xuống để
có được 1 lớp đồng nhất và phủ 1 miếng bông hoặc len thủy tinh lên trên mặt lớp B.
Cột II (Cột axit)
Cho lên cột sắc ký đường kính 17 mm, đầu dưới của cột được nhồi bằng len thủy tinh, 3 g
điatomit và 3 ml dung dịch axit sunphuric trộn cẩn thận và nhồi vào cột như đã mô tả đối
với lớp A của cột I. Dùng 1 miếng len thủy tinh để phủ lên trên mặt lớp này.
Chú thích – Chất liệu nhồi cột có thể được chuẩn bị trước và bảo quản trong vật chứa kín.
Mỗi cột kiềm cần 6,36 g.
Chạy sắc ký
Dựng các cột chồng lên nhau, sao cho khi chất chảy ra từ cột I sẽ giọt trực tiếp vào cột II.
Cho 150 ml đietyl ete chảy qua cả 2 cột. Điều chỉnh van khóa của cột 2 sao cho còn 1
lượng chất lỏng trên bề mặt lớp (cột II). Tháo cột I ra. Cho 50 ml đietyl ete chảy qua cột
II, dùng 1 phần đietyl ete để rửa miệng cột I rồi cho nốt phần này lên cột II. Cho chất
lỏng chảy hết khỏi cột II.
Chú thích – Đietyl ete đã dùng có thể tái sinh bằng cách lắc khuấy trong sắt (II) sunphat.
Thổi luồng khơng khí từ đỉnh xuống đáy cột II (thí dụ dùng quả bóp cao su), cho đến khi
khơng cịn đietyl ete nhỏ giọt từ cột và luồng khơng khí từ van khố chỉ thoang thoảng có
mùi đietyl ete (xem cảnh báo sau). Dùng 45 đến 50 ml cloroform để làm thôi chất hấp thụ
trên cột II. Thu chất thơi ra vào bình thể tích 50 ml một vạch, dùng cloroform pha lỗng
tới vạch và khuấy kỹ.
Tốc độ chảy của đietyl ete và của cloroform dưới điều kiện chảy tự nhiên phải nằm trong
khoảng từ 1,5 ml/phút đến 3 ml/phút. Nếu vượt quá tốc độ này phải nghi ngờ có chảy xói
và tiến hành xác định lại.
Cảnh báo – Việc cho đietyl ete và cloroform phải được thực hiện trong tủ hút thơng
gió tốt để đề phịng cả khả năng hít phải hơi dung môi và lẫn cả khả năng nổ.
Đo quang phổ
10
Đo dung dịch thử
Để tránh sai sót do cloroform bay hơi, dùng cuvet silica đo độ hấp thụ của dung dịch
caphêin trong cloroform đối chiếu với cloroform trên máy đo quang phổ được dùng ở
bước sóng hấp thụ cực đại (khoảng 276 nm), và ở các bước sóng trên và dưới bước sóng
này 30 nm nhằm kiểm tra độ tinh khuyết của caphêin thu được.
Nếu như độ hấp thụ cực đại vượt quá khả năng đo chính xác của máy sử dụng thì tiến
hành đo lại với một phần thử khác của dung dịch caphêin được pha loãng trong
cloroform. Trong trường hợp đó khi tính kết quả cần chú ý đến hệ số pha lỗng; những
thừa số thích hợp của công thức nêu trong vàcũng phải được điều chỉnh cho phù hợp.
11
Nếu độ hấp thụ cực đại thấp hơn 0,2 thì tiến hành lại trên phần thử khác có khối lượng
lớn hơn.
Chuẩn bị và đo dung dịch chuẩn (đối chứng)
Chuẩn bị dung dịch caphêin chuẩn theo cách như sau:
Cân lấy 100 mg ± 20 mg caphein khan tinh khiết, chính xác tới 0,1 mg. Cho vào bình
định mức dung tích 1 000 ml hịa tan trong cloroform và pha lỗng đến vạch. Dung pipet
chuyển 5,0 ml dung dịch này vào bình định mức dung tích 50 ml và pha lỗng đến vạch
bằng cloroform.
Đo độ hấp thụ của dung dịch này theo mô tả trong. Độ hấp thụ đúng của dung dịch chuẩn
phải nằm trong vùng 0,4.
Số lần xác định
Tiến hành hai phép xác định trên các phần thử riêng rẽ lấy từ cùng một mẫu thử.
Thử trắng
Tiến hành thử trắng trên các thuốc thử, sử dụng qui trình đã mơ tả ở trên, nhưng bỏ qua
phần mẫu thử.
Trước khi sử dụng các thuốc thử đã tái tinh chế , cần lặp lại thử trắng để kiểm tra độ tinh
khiết của chúng.
III. Tính tốn kết quả:
Hàm lượng cafein trong mẫu
Tính hàm lượng cafein, wx, được biểu thị phần trăm khối lượng, tương đương với gam
trên 100 g cà phê, theo Công thức:
Wx =
Ax ρ cV × 100 Ax ρ c × 25
=
Ac ms
Ac ms
Trong đó:
Ac là diện tích pic cafein của dung dịch chuẩn cafein xác định bằng HPLC, tính bằng đơn
vị diện tích;
12
Ax là diện tích pic cafein của dung dịch mẫu xác định bằng HPLC, tính bằng đơn vị diện
tích;
Ms là khối lượng phần mẫu thử, tính bằng gam (g);
V là thể tích dung dịch mẫu chiết được, xác định (V = 0,25 l), tính bằng lít (l);
Ρc là nồng độ khối lượng của dung dịch chuẩn cafein, tính bằng gam trên lít (g/l).
CHÚ THÍCH: Chiều cao pic có thể được sử dụng để thay cho diện tích pic.
Nếu sử dụng nhiều hơn một chuẩn hiệu chuẩn thì dựng đường chuẩn tuyến tính đối với
các nồng độ chuẩn cafein, để thu được độ dốc và giá trị chắn. Sử dụng đường chuẩn này
để tính nồng độ cafein trong mẫu.
Lấy kết quả là giá trị trung bình của hai lần xác định tiến hành dưới các điều kiện lặp lại
(10.2).
Phép xác định tùy chọn hàm lượng cafein trong mẫu theo chất khơ.
Tính hàm lượng cafein, w’x, theo phần trăm khối lượng, tương ứng với số gam trên 100 g
chất khô, bằng Cơng thức (3):
W’x =
Ax ρcV × 100
A ρ × 2500
× 100 = x c
Ac ms wd
Ac ms wd
(3)
Trong đó wd là hàm lượng chất khô của mẫu (gam trên 100 g), như xác định được trong.
Lấy kết quả là giá trị trung bình của hai lần xác định tiến hành dưới các điều kiện lặp lại.
IV. Kết quả và bàn luận:
Kết quả:
• Độ chụm
Phép thử liên phịng thử nghiệm
Các kết quả chi tiết của phép thử liên phòng thử nghiệm để xác định độ chụm của phương
pháp được nêu trong Phụ lục A. Các kết quả về cafein được đưa ra theo loại cà phê.
Các giới hạn lặp lại và giới hạn tái lập TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1:1994), tương
ứng, được tính theo 4.14 của TCVN 6910-6:2002 (ISO 5725-6:1994).
Để ước tính giới hạn tái lập Horwitz, sử dụng hàm Horwitz như trong Tài liệu viện.
Các giá trị thu được từ phép thử liên phịng thử nghiệm này có thể khơng áp dụng cho các
dải nồng độ và các chất nền khác với các giá trị đã nêu.
13
Dữ liệu về độ chụm được đánh giá theo TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1:1994) được nêu
trong Bảng 1.
Bảng 1 – Giá trị trung bình, giới hạn lặp lại và giới hạn tái lập
Giá trị trung bình Giới hạn lặp lại R Giới hạn tái lậpR
% phần khối lượng % phần khối lượng % phần khối lượng
Cà phê nhân
Cà phê đã tách cafein (decaf)
0,057
0,004
0,009
Cà phê đã tách cafein
0,075
0,003
0,006
Cà phê chè (arabica) thông
1,14
0,05
0,15
thường
Cà phê vối (robusta) thông
2,18
0,096
0,37
thường
Cà phê rang
Cà phê đã tách cafein
0,055
0,007
0,026
Hỗn hợp cà phê thông thường/
0,642
0,054
0,091
cà phê đã tách cafein
Cà phê thơng thường
1,22
0,053
0,176
Bột uống có thành phần cà phê
Cà phê kiểu cappucino
0,403
0,024
0,068
Cà phê hòa tan
Cà phê đã tách cafein
0,072
0,004
0,024
Cà phê đã tách cafein
0,109
0,008
0,030
Cà phê đông khô thông thường
2,51
0,050
0,23
Cà phê kết tụ thơng thường
3,19
0,085
0,372
Hỗn hợp cà phê hịa tan
Cà phê/chicory
2,45
0,066
0,216
Mẫu/sản phẩm
•
Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa các kết quả của hai phép thử nghiệm độc lập, đơn lẻ thu
được khi sử dụng cùng phương pháp, trên cùng vật liệu thử, trong một phòng thử nghiệm,
do một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, trong cùng một khoảng thời gian ngắn,
không được quá 5 % (nghĩa là độ lặp lại ở xác suất 95 %) các trường hợp vượt quá giá trị
giới hạn lặp lại, r, nêu trong Bảng 1.
•
Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm đơn lẻ thu được khi sử dụng cùng
phương pháp, tiến hành thử trên vật liệu giống thử hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm
14
khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, không
được quá 5 % (nghĩa là độ tái lập ở xác suất 95 %) các trường hợp vượt quá giá trị giới
hạn tái lập, R, nêu trong Bảng 1.
Bàn luận:
Báo cáo thử nghiệm phải ít nhất bao gồm các thơng tin sau:
mọi thơng tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu;
phương pháp sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;
kết quả thử nghiệm thu được;
nếu kiểm tra về độ lặp lại, thì nêu kết quả cuối cùng thu được;
mọi chi tiết thao tác khác với quy định trong tiêu chuẩn này hoặc tùy chọn cũng
như các sự cố bất kỳ có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.
Tài liệu tham khảo:
[1] ISO Guide 30:1992, Term and definition used in connection with reference material
[2] TCVN 6910-1:2010 (ISO 5725-1:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của
phương pháp đo và kết quả đo – Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung.
[3] TCVN 6910-2:2010 (ISO 5725-2:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của
phương pháp đo và kết quả đo – Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ
tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.
[4] TCVN 6910-6:2010 (ISO 5725-6:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của
phương pháp đo và kết quả đo – Phần 6: Sử dụng các giá trị độ chính xác trong thực tế.
[5] TCVN 9722 (ISO 20938), Cà phê hòa tan – Xác định độ ẩm – Phương pháp Karl
Fischer (Phương pháp chuẩn).
15
[6] Thompson, M. Ellison, S.R.L., Wood, R., for the international working party for
harmonization of quality assuarance schemes. The international harmonized protocol for
the proficiency testing of analitycal chemistry laboratories. IUPAC technical report. Pure
appl.Chem. 2006, 78, pp. 145-196. Available (2007-12-06) at:
/>2800C
16