Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các mô hình nông lâm kết hợp tại huyện phù ninh tỉnh phú thọ tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.75 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGUYỄN BÌNH LIÊM

NGHIÊN CỨU TÍ NH ĐA DẠNG THỰC VẬT TRONG CÁC
MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI HUYỆN PHÙ NINH
TỈ NH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 9 42 01 20

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC

HÀ NỘI – 2021


Cơng trình được hồn thành tại:
Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam.

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Lê Đồ ng Tấ n
2. TS. Đỗ Hữu Thư

Phản biện 1:……………………………………….


………………………………………..
Phản biện 2: ………………………………………
..………………………………………
Phản biện 3: ………………………………………
………………………………………..

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ
cấp Viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Vào hồi ……. giờ …....’, ngày ….… tháng …… năm 20…..
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ là địa phương có lịch sử sản
xuất theo phương thức nông lâm kết hợp lâu đời cùng với những kinh
nghiệm và kỹ năng trong sản xuất đã được tích lũy trong đời sống xã
hội của cộng đồng người địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay do
nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm thay đổi diện mạo của các mơ
hình cả về diện tích, cả về kinh nghiệm truyền thống, trong đó đáng
chú ý là sự suy giảm về tính đa dạng thực vật. Do đó thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các mơ hình nơng lâm kết
hợp tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ” là hết sức cần thiết, nhằm
đánh giá hiện trạng, tính đa dạng thực vật để phục vụ cho phát triển
kinh tế xã hội và đề xuất giải pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật
trong mơ hình nơng lâm kết hợp tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu đặc điểm và vai trị của tính đa
dạng thực vật trong các mơ hình nơng lâm kết hợp tại huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Mục tiêu cụ thể: Phân loại và đánh giá hiện trạng của mơ
hình nơng lâm kết hợp. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và cây
trồng trong các mơ hình nơng lâm kết hợp đã được xác định. Đề xuất
giải pháp bảo vệ tính đa dạng thực vật cho mơ hình nơng lâm kết
hợp.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu bổ sung dẫn liệu


2
khoa về tính đa dạng thực vật trong hệ thống các mơ hình nơng lâm
kết ở huyện Phù Ninh nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học
cho việc đề xuất giải pháp khai thác và sử dụng tính đa dạng thực vật
để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống
cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
4. Điểm mới của luận án
- Phân loại và đánh giá hiện trạng các mơ hình nơng lâm kết
hợp ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Đưa ra dẫn liệu mới về tính đa dạng thực vật và cây trồng
trong các mơ hình nơng lâm kết hợp tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú
Thọ.
- Nghiên cứu đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế - sinh thái
các mơ hình nơng lâm kết hợp ở huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và tăng cường tính đa dạng
thực vật cho các mơ hình nâong lâm kết hợp.

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm và định nghĩa về nông lâm kết hợp
Nông lâm kết hợp là một thuật ngữ dùng để chỉ một hệ thống
sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp bằng việc phối hợp các
thành phần cây trồng và vật nuôi một cách hiệu quả, cho năng suất và
thu nhập cao, bảo vệ đất và tránh được rủi ro trong quá trình canh tác.
1.2. Lịch sử phát triển của nơng lâm kết hợp
1.2.1.Trên thế giới
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng nông lâm kết hợp là một


3
phương thức sản xuất nông nghiệp có từ lâu đời, gắn liền với sự phát
triển của các ngành khoa học thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
1.2.2. Ở Việt Nam
Các nhà khoa học trong nước đều nhận định cho rằng khó có
thể xác định được một cách chính xác thời điểm mà tại đó nơng lâm
kết hợp ra đời, nhưng vẫn thừa nhận sự hình thành và phát triển của
nó gắn liền với sự phát triển của các ngành khoa học thuộc lĩnh vực
nơng, lâm nghiệp (Phạm Xn Hồn, 2012).
1.3. Các nghiên cứu về canh tác nông lâm kết hợp
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới các hướng nghiên cứu về nông lâm kết hợp
gồm: Phân loại các hệ thống nông lâm kết hợp. Đa dạng sinh học
trong các loại hình nông lâm kết hợp. Đánh giá hiệu quả của nông
lâm kết hợp. Đánh giá hiệu quả kinh tế. Đánh giá hiệu quả tổng hợp.
1.3.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về nông lâm kết hợp tập trung ở
những chủ đề chính như sau: Phân loại nơng lâm kết hợp. Nghiên
cứu đặc điểm của mơ hình nơng lâm kết hợp. Đánh giá hiệu quả của

nông lâm kết hợp.
1.4. Các hệ canh tác nông lâm kết hợp
Canh tác nông nghiệp gồm có hệ sau: Hệ canh tác nơng lâm
kết hợp lấy lâm nghiệp làm ưu tiên. Hệ canh tác nông lâm kết hợp lấy
nông nghiệp làm ưu tiên. Hệ canh tác súc - lâm kết hợp, lấy chăm
nuôi làm ưu tiên. Hệ canh tác lấy nông lâm ngư làm trọng tâm phát
triển. Hệ canh tác lâm nghiệp kết hợp thủy sản.


4
1.5. Những vấn đề tồn tại chưa được nghiên cứu
Những vấn đề tồn tại chưa được nghiên cứu gồm: Phân loại
và đánh gia hiện trạng, tính đa dạng thực vật và tính đa dạng cây
trồng, tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế - sinh thái của các mô hình
nơng lâm kết hợp trên địa bàn huyện Phù Ninh, tình Phú Thọ.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thực vật bậc cao có mạch. Phạm
vi nghiên cứu là các mơ hình nơng lâm kết hợp của huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ. Thời gian nghiên cứu 3 năm, từ 2015 - 2018.
2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu phân loại và đánh giá hiện trạng mô hình nơng
lâm kết hợp.
2. Nghiên cứu đa dạng của hệ thực vật.
3. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các mơ hình nơng
lâm kết hợp.
4. Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng thực vật của người dân địa
phương trong các mơ hình nơng lâm kết hợp.
5. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái của các mơ

hình nông lâm kết hợp.
6. Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ và tăng cường tính đa
dạng thực vật cho hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Phù
Ninh.
2.3. Phương pháp nghiên cứu


5
Đề tài thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:
2.3.1. Phương pháp điều tra
Thực theo phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn.
2.3.2. Phương pháp kế thừa và phương pháp chuyên gia
Kế thừa số liệu trong các tài liệu đã công bố hoặc các báo cáo
chuyên đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nơng
lâm nghiệp và tính đa dạng thực vật. Sử dụng phương pháp chuyên gia
trong nghiên cứu định loại một số loài thực vật.
2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả của các mơ hình
Nội dung đánh giá hiệu quả của các mơ hình chủ yếu về cơng
dụng và vai trò của hệ thực vật trên, các hợp phần diện tích của mơ
hình. Những đánh giá về kinh tế gồm sản phẩm thu, thu nhập của
từng phần diện tích đất, tổng thu nhập của mơ hình.
2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu
Tên lồi được giám định bằng phương pháp hình thái so
sánh. Dạng sống của các loài được xác định theo thang phân loại
dạng sống của Raukiaer (1934). Giá trị sử dụng của thực vật được
xác định theo nhóm tài nguyên thực vật Đông Nam Á.
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đơng

Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì 15km, cách
thị xã Phú Thọ 12km. Tổng diện tích tự nhiên 156,48 km2 nằm trên
tọa độ từ 22019’ đến 22024’ vĩ độ Bắc và từ 10409’ đến 104028’ kinh


6
độ Đơng.
Huyện Phù Ninh có địa hình dốc gồm các đồi bát úp, đất thấp
và các vùng ao đầm ngập nước; độ cao trung bình 50 - 100m so với
mặt nước biển.
Huyện Phù Ninh có các loại đá mẹ là đá Gnai và phiến thạch
Mica. Đất phát triển trên đá Gnai dạng phiến có màu vàng, thành phần cơ
giới trung bình và sét nhẹ, tầng đất dày, tơi xốp; phát triển trên đá
phiến thạch Mica có màu đỏ, thành phần cơ giới sét, tầng đất dày, tơi
xốp; đất bồi tụ trên các vùng đất trũng thấp do quá trình bồi tụ phù sa
của hệ thống sông Lô, một số được hình thành tại chỗ do ngập úng.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt mùa mưa và
mùa khơ. Tổng lượng mưa trung bình từ 1600 mm - 1700mm/năm,
nhiệt độ trung bình năm 230C, độ ẩm 83%, số giờ nắng 1760 giờ.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phù Ninh là 15.648,01
ha. Trong đó, đất nơng nghiệp là 11.099,58 ha chiếm 70,93%; đất phi
nông nghiệp 4.021,69 ha và đất chưa sử dụng 526,74 ha. Trong đất
nông nghiệp có 3.197,90 ha qui hoạch cho lâm nghiệp, trong đó đất
rừng sản xuất là 3.096,96 ha, rừng phòng hộ là 76,90 ha và rừng đặc
dụng là 24,04 ha.
3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Tính đến ngày 31/12/2017 thì tổng dân số của huyện Phù
Ninh là 93.817 người, mật độ trungbình 608 người/km2, tỷ lệ tăng
dân số 13%.
Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện;

các nhóm cây trồng chính gồm: Cây lương thực, cây rau màu, cây ăn


7
quả, cây cơng nghiệp, trong đó cây Chè là chủ yếu. Trong lâm nghiệp là
cây nguyên liệu giấy và vật liệu xây dựng. Chăn nuôi phát triển nhưng ở
qui mô hộ gia đình; ni trồng thủy sản trên các hệ thống ao hồ và lồng
bè trên sông Lô. Công nghiệp có nhà máy giấy Bãi Bằng thuộc tổng
cơng ty Giấy Việt Nam.
Tồn huyện có 699,28 km đường giao thơng, trong đó đường
quốc lộ có 18 km, đường tỉnh lộ 61,5 km, đường liên huyện 54,8km
và đường liên xã có192 km, đường thủy 32,5 km với 7 bến đị ngang.
Có 4 trạm truyền thanh, truyền hình; các xã và thị trấn đều đã có
điểm bưu điện văn hóa. Có 21 cơ sở y tế, gồm 01 bệnh viện đa khoa
huyện, trung tâm y tế, trung tâm dân số kế hoach hóa gia đình, 18
trạm y tế xã. Có 70 trường học, trong đó hệ Mầm non 22 trường,
Tiểu học 20 trường, Trung học cơ sở 19 trường, Trung học phổ thông
3 trường, cơ sở Đào tạo nghề và Giáo dục thường xuyên 3 trường.
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân loại và đánh giá hiện trạng mơ hình nơng lâm kết hợp
4.1.1. Phân loại mơ hình nơng lâm kết hợp
Đã phân loại và xác định 3 mơ hình nông lâm kết hợp: Vườn
+ Rừng, Vườn + Chuồng + Rừng và Rừng + Vườn + Ao + Chuồng.
Theo mức độ và tính chất của các hoạt động cải tạo thay đổi
mơ hình, hình thành 2 loại hình: Mơ hình truyền thống: Là những mơ
hình chưa bị tác động, nếu có bị tác động làm thay đổi ít nhiều,
nhưng những tính chất đặc trưng vốn có của mơ hình vẫn cịn được
lưu giữ, nghĩa là những tích chất ngun sơ của mơ hình vẫn cịn



8
ngun vẹn. Mơ hình cải tiến: Các phần diện tích (rừng, vườn, ao,
chuồng) cơ bản đã thay đổi sau khi đã cải tạo.
4.1.2. Hiện trạng các mơ hình nơng lâm kết hợp
4.1.2.1. Mơ hình Vườn + Rừng
Mơ hình Vườn + Rừng truyền thống
Tổng diện tích đất và cơ cấu diện tích đất của mơ hình được
trình bày trong bảng 4.1. Về phân bố: Đất vườn phân bố trên địa hình
bằng độ dốc thấp, đất tơi, xốp, mát ẩm. Đất rừng phân bố trên sườn
hay đỉnh đồi. Đất khô, cứng, đôi khi có đá lẫn.
Bảng 4.1: Cơ cấu diện tích đất của mơ hình Vườn + Rừng truyền
thống ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
TT
1
2
3
4

Địa điểm

N
(hộ)

Gia Thanh
Trị Quận
Trạm Thản
Liên Hoa
Trên đất vườn

3

3
3
3
có 3

Tổng
1050
950
750
770
nhóm

Diện tích (m2)
Vườn
Rừng
DT
%
DT
%
400 38,10
650
61,90
250 26,32
700
73,68
350 46,67
400
53,33
210 27,27
560

72,73
cây trồng: Cây nơng nghiệp là

chính, cây lâm nghiệp là kết hợp và cây phụ trợ là cây tăng cường.
Cây nông nghiệp chủ đạo là rau màu trồng theo mùa vụ; cây lâu năm
có cây Chè và các loại cây ăn quả như Bưởi, Cam, Hồng không hạt,
Nhãn, Vải, Thanh long. Cây lâm nghiệp thường gặp là Xoan ta, Keo
tai tượng, Bạch đàn, Lát hoa, Trám đen, Trám trắng. Cây phù trợ có
Muồng, Xoan ta trồng để che nắng cho cây Chè; Cốt khí và Điền
thanh làm băng cây xanh chống xói mịn rửa trơi đất. Trên đất rừng
có thảm thực vật chính là rừng thứ sinh, thành phần gồm: thành phần


9
cây gỗ ưu thế là Lim vang, Muồng đen, Ràng ràng, Kháo, Mỡ, Giổi,
Sồi, Dẻ gai. Cây trồng gồm có cây lâm nghiệp là Keo, Bạch đàn,
Xoan ta, Lát hoa, Trám đen, Trám trắng. Cây nơng nghiệp có Bí đỏ,
Bí xanh, Rau bò khai.
Thu nhập trên đất vườn chủ yếu từ cây rau màu và cây ăn
quả. Sản lượng thu được đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng, một phần
được đem bán nhưng chủ yếu tại các chợ địa phương; trên đất rừng
chiểm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của mơ hình.
Mơ hình Vườn + Rừng cải tiến
Tổng diện và cơ cấu đất của mơ hình được trình bày trong
bảng 4.2
Bảng 4.2: Cơ cấu diện tích đất của mơ hình Vườn + Rừng cải tiến
ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Diện tích (m2)
N
TT

Địa điểm
Vườn
Rừng
(hộ) Tổng
DT
%
DT
%
1
Gia Thanh
3
1250 500 29,16 750
70,84
2
Trạm Thản
3
750
300 40,00 450
60,00
3
Liên Hoa
3
850
300 35,29 550
64,71
4
Trị Quận
3
1050 450 42,85 600
57,14

Đất vườn phân bố ở chân đồi, đất tơi xốp, ẩm và thốt nước
tốt, trên sườn núi có độ dốc cao được san tạo làm đường đồng mức
để đào hố trồng cây. Đất rừng phân bố trên sườn và đỉnh đồi; đất khô,
cứng, tầng đất dày. Trên đất vườn cây nông nghiệp chiếm ưu thế cây
Rau màu trồng theo mùa vụ. Cây ăn quả trồng tập trung tạo thành
những vườn cây ăn quả có giá trị như: Bưởi, Cam, Hồng không hạt,


10
Thanh long. Cây lâm nghiệp chủ đạo là Lát hoa, Trám đen, Trám
trắng. Cây phụ trợ có Muồng, Xoan ta, Cốt khí và Điền thanh. Trên
đất rừng thảm cỏ thực vật là rừng thứ sinh, thành phần loài ưu thế là
Lim vang, Ràng ràng, Kháo, Giổi, Sồi, Dẻ gai. Cây lâm nghiệp chủ
đạo là Keo tai tượng, Bạch đàn, Xoan ta, Lát hoa. Thu nhập trên đất
vườn là từ rau màu và cây ăn quả, trong đó cây ăn quả là chính. Trên
đất rừng thấp và khơng thường xun, phụ thuộc vào tuổi cây tái sinh
tự nhiên và chu kỳ khai thác của cây trồng bổ sung.
4.1.2.2. Mơ hình Vườn + Chuồng + Rừng
Mơ hình Vườn + Chuồng + Rừng truyền thống
Số liệu thống kê về tổng diện tích và cơ cấu diện tích đất của
mơ hình được trình bày trong bảng 4.3.
Bảng 4.3: Cơ cấu diện tích đất của mơ hình Vườn + Chuồng +
Rừng truyền thống ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Diện tích (m2)
TT
Địa
N
(hộ) Tổng
điểm
Vườn

Chuồng
Rừng
DT
%
DT % DT
%
1
Phú Mỹ
3
1067 510 47,80 87 8,15 470 44,05
2
Lệ Mỹ
3
1146 456 39,79 110 9,60 580 50,61
3 Liên Hoa
3
1295 750 57,92 65 5,02 480 37,07
4
Trị Quận
3
999 357 35,74 82 8,21 560 56,06
Đất vườn phân bố ở chân đồi liền kề với chuồng trại chăn
ni, có độ dốc thay đổi ít nhiều, đất tơi xốp, ẩm. Đất rừng phân bố
trên sườn hay đỉnh đồi, đất khơ, cứng, có tầng đất dày. Đất chuồng có
địa hình bằng, một số nơi được mở rộng lên phía sườn đồi nên có độ
dốc cao hơn. Trên đất vườn cây nơng nghiệp gồm có cây rau màu
trồng theo mùa; cây lâu năm có Chè, Đinh lăng; cây ăn quả có Cam,


11

Bưởi, Hồng khơng hạt, Nhãn, Vải, Thanh long. Xồi. Cây lâm nghiệp
gồm có Keo tai tượng, Bạch đàn, Xoan ta, Lát hoa, Trám đen, Trám
trắng. Cây phụ trợ có Muồng, Xoan ta, Cốt khí, Điền thanh và cỏ
Voi. Trên đất rừng, thành phần ưu thế của rừng là Lim vang, Cơm,
Chịi mịi, Thơi ba, Ràng ràng, Kháo, Mỡ, Giổi, Sồi, Dẻ gai; cây
trồng là Keo tai tượng, Bạch đàn, Xoan ta, Lát hoa, Trám đen, Trám
trắng. Trên đất chuồng cây trồng phân tán để tạo tán che cho vật nuôi
và tăng cường cảnh quan cho chuồng trại; cây thường gặp là Khế,
Na, Nhãn, Vải, Mận, Ổi, Hồng, Bưởi, Mít. Số lồi cây trồng trên một
mơ hình phụ thuộc vào diện tích đất và cảnh quan, thường có 1-2
lồi. Thu nhập trên đất vườn chủ yếu từ rau màu và cây ăn quả.
Những mơ hình trồng cây ăn quả có thu nhập cao, là nguồn thu nhập
chính của mơ hình. Cây chè khơng phổ biến, nhưng đều có thu nhập
cao so với cây rau màu và cây nông nghiệp khác. Đất rừng có thu
nhập hàng năm thấp và khơng thường xun
Mơ hình Vườn + Chuồng + Rừng cải tiến
Số liệu về tổng diện tích và cơ cấu diện tích đất trong mơ
hình trình bày trong bảng 4.4. Đất vườn phân bố ở chân đồi có địa
hình bằng, nếu là đất dốc đã được cải tạo theo hướng san tạo mặt
bằng mới, hoặc tạo đường đồng mức để đào hố trồng cây; đất tơi xốp,
mát, ẩm. Đất rừng phân bố trên sườn hay đỉnh đồi, đất khơ, cứng, có
tầng đất dày. Đất chuồng phân bố liền kề với đất vườn, địa hình bằng,
một số nơi được mở rộng lên phía sườn đồi nên có địa hình dốc.


12

TT
1
2

3
4

Bảng 4.4: Cơ cấu diện tích đất của mơ hình Vườn + Chuồng +
Rừng cái tiến ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Diện tích (m2)
N
Địa điểm
Vườn
Chuồng
Rừng
(hộ) Tổng
DT
%
DT
%
DT
%
Phú Mỹ
3
945 470 49,74 85 8,99 390 41,27
Phú Lộc
3
1061 530 49,95 61 5,75 470 44,30
Trị Quận
4
1076 610 56,69 96 8,92 370 34,39
Trạm Thản
4
1049 480 45,76 110 10,49 459 43,76

Cây trồng trên đất vườn là cây trồng theo mùa vụ; cây ăn quả

có Cam, Bưởi, Hồng khơng hạt, Nhãn, Vải, Thanh long, Xồi. Cây
lâm nghiệp là Keo tai tượng, Bạch đàn, Xoan ta, Lát hoa, Trám đen,
Trám trắng. Cây phụ trợ là Muồng, Xoan ta, Cốt khí, Điền thanh và
cỏ Voi. Trên đất rừng có thành phần là Côm, Thôi ba, Ràng ràng,
Kháo, Mỡ, Giổi, Sồi, Dẻ gai. Cây mục đích gồm Keo tai tượng Bạch
đàn, Xoan ta, Lát hoa. Trên đất chuồng cây trồng phân tán để tạo tán
che cho vật nuôi và tăng cường cảnh quan cho chuồng trại, gồm có
Nhãn, Vải, Hồng, Bưởi, Mít. Thu nhập trên đất vườn chủ yếu từ cây
rau màu, cây lương thực và cây ăn quả, trong đó cây ăn quả chiếm ưu
thế hơn cả. Cây Chè khơng phổ biến, nhưng có thu nhập đáng kể, nếu
diện tích nhiều là nguồn thu nhập chính của mơ hình. Trên đất rừng
thu nhập từ gỗ và các lâm sản ngồi gỗ, trong đó chủ yếu là các loại
quả ăn được như Trám, Tai chua, Dọc, Bứa,... Thu nhập hàng năm
không thường xuyên, phụ thuộc vào chu kỳ khai thác gỗ của cây mục
đích, khả năng ra hoa kết quả trong năm của các lồi cây cho quả.
4.1.2.3. Mơ hình Rừng +Vườn + Ao + Chuồng
Mơ hình Rừng +Vườn + Ao + Chuồng truyền thống


13
Số liệu về tổng diện tích và cơ cấu diện tich đất của mơ hình
được trình bày trong bảng 4.5.
Bảng 4.5: Cơ cấu diện tích đất của mơ hình Rừng + Vườn + Ao +
Chuồng truyền thống ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Diện tích (m2)
TT

1


Địa điểm

Trung

N
(hộ)

Vườn

Rừng

Ao

Chuồng

Tổng
DT

%

DT

%

DT

%

DT


%

4

1145

450

39,30

520

45,41

90

7,86

85

7,42

Giáp

2

Phú Mỹ

4


1345

600

44,61

430

31,97

220

16,36

95

7,06

3

Lệ Mỹ

4

1015

350

34,48


460

45,32

150

14,78

55

5,42

4

Trị Quận

3

1410

820

58,16

375

26,60

95


6,74

120

8,51

Đất vườn phân bố ở vùng thấp, phía dưới chân đồi, tiếp giáp
với đất ao, đất tơi, xốp, mát, ẩm. Đất rừng phân bố trên sườn đồi,
đỉnh đồi và có thể kéo dài đến bờ ao, đất tơi xốp, mát ẩm, tầng đất
dày. Đất ao là phần thấp nhất của mô hình, có tính chất tự nhiên sau
đó được cải tạo lại cho phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản. Đất chuồng phân bố liền kề với đất vườn và
đất ao, địa hình bằng, nếu dốc thì độ dốc khơng lớn và ít nhiều đã
được san lấp lại để tạo mặt bằng thích hợp cho xây dựng chuồng trại
và các hạng mục có liên quan khác. Thành phần cây trồng trên đất
vườn gồm cây nông nghiệp ngắn ngày, trong đó cây rau màu là
chính; cây lâu năm có Chè và các loại cây ăn quả như Bưởi, Cam,
Hồng không hạt, Thanh long. Cây lâm nghiệp là Keo tai tượng, Bạch
đàn, Xoan ta, Lát hoa. Cây phụ trợ là Muồng, Xoan ta, cỏ Voi. Trên
đất có cây tự nhiên với thành phần ưu thế là Lim vang, Ràng ràng,


14
Kháo, Giổi, Sồi, Dẻ gai. Cây trồng bổ sung là Keo, Bạch đàn, Xoan
ta, Lát hoa. Trên đất chuồng cây trồng phân tán, loài thường gặp là
Hồng, Nhãn, Vải. Thu nhập trên đất vườn gồm rau màu, Chè, Đinh
lăng và cây ăn quả. Mơ hình trồng Chè và cây ăn quả là chính với
diện tích đủ lớn đều cho thu nhập cao và có thể là nguồn thu nhập
chính của mơ hình. Trên đất rừng thu nhập khơng thường xun,

chiếm tỷ lệ thấp so với đất vườn, đất ao và đất chuồng. Thu nhập trên
đất chuồng phụ thuộc vào chủng loại và số lượng vật ni. Những
mơ hình lấy chăn ni là chính thì có thu nhập khá cao, chiếm tỷ lệ
lớn trong cơ cấu kinh tế của gia đình.
Mơ hình Rừng +Vườn + Ao + Chuồng cải tiến
Tổng diện tích và cơ cấu đất trong mơ hình được trình bày
trong bản 4.6.
Bảng 4.6: Cơ cấu diện tích đất của mơ hình Rừng + Vườn + Ao +
Chuồng cải tiến ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Diện tích (m2)
TT

Địa điểm

(hộ)

Rừng
Tổng

Vườn

Ao

Chuồng

DT

%

DT


%

DT

%

DT

%

3

745

100

13,42

450

60,40

110

14,77

85

11,41


Tiên Phú

3

1310

800

61,07

370

28,24

90

6,87

50

3,82

Phú Mỹ

3

1335

650


48,69

500

37,45

115

8,61

70

5,24

3

1470

550

37,41

600

40,82

200

13,61


120

8,16

1

Phú Lộc

2
3
4

N

Bảo Thanh

Đất vườn phân bố ở phía dưới chân đồi, tiếp giáp với đất ao;
đất tơi, xốp, mát, ẩm. Đất rừng phân bố trên sườn đồi, đỉnh đồi và có
thể kéo dài đến bờ ao; đất tơi xốp, mát ẩm, tầng đất dày. Đất ao là
phần thấp nhất của mơ hình, đã cải tạo lại theo hướng đào cho sâu


15
thêm, làm đường đi xung quanh, đường thoát nước và xây dựng bờ
kè để chống sạt lở. Đất chuồng phân bố liền kề với đất vườn, gần hay
không gần với ao; địa hình bằng, nếu dốc thì đã được san lấp lại tùy
theo mục đích sử dụng. Cây trồng trên đất vườn gồm có cây nơng
nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm có chè và các loại cây ăn quả. Cây
lâm nghiệp chủ yếu là Keo, Bạch đàn, Xoan ta. Cây phụ trợ có

Muồng, Xoan ta, Cốt khí và Điền thanh, cỏ Voi. Trên đất rừng cây tự
nhiên có thành phần ưu thế là Lim vang, Ràng ràng, Kháo, Giổi, Sồi,
Dẻ gai; cây trồng bổ sung là Keo, Bạch đàn), Xoan ta, Lát hoa, Trám.
Thu nhập trên đất vườn chủ yếu từ cây Chè và cây ăn quả. Trên đất
rừng không thường xuyên. Thu nhập trên đất chuồng phụ thuộc vào
chủng loại và số lượng vật ni.
4.2. Tính đa dạng thực vật
4.2.1. Đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật
4.2.1.1. Đa dạng hệ thực vật
Bước đầu đã ghi nhận 764 loài thuộc 510 chi, 153 họ, 6
ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó ngành Mộc lan
(Magnoliophyta) có nhiều nhất với 725 lồi, 481 chi, 126 họ.
Có 764 loài đã xác định được dạng sống. phổ dạng sống như
sau: SB = 51,83Ph + 3,61Hm +12,57Cr+11,39Th + 10,60Ch.
Đã xác định 19 yếu tố địa lý của 764 loài của hệ thực vật trong đó
yếu tố Đơng Dương có số lượng lồi nhiều nhất với 154 lồi, ít nhất
là yếu tố Hymalaya chỉ có 2 lồi. Đã xác định giá trị sử dụng của 701
lồi, trong đó cây làm thuốc có số lồi nhiều nhất 610 lồi và ít nhất là
cây cho dầu nhựa 3 loài.


16
Có 12 lồi q hiếm, trong đó Sách đỏ Việt Nam (2007) có
12 lồi, Danh luc đỏ IUCN (2019) có 4 lồi và 1 lồi có tên trong
danh sách nhóm IIA của Nghị định 06/NĐ-CP của Chính phủ.
4.2.3. Đa dạng thảm thực vật
Theo khung phân loại của UNESCO (1973), trên các mơ hình
nơng lâm kết hợp ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ có các kiểu thảm
thực vật như sau: Rừng thưa thường xanh trên đất thấp, thảm cây bụi,
thảm cỏ và thảm cây trồng nông nghiệp.

4.3. Đa dạng thực vật trong mơ hình nơng lâm kết hợp
4.3.1. Đa dạng thực vật trong mơ hình Vườn + Rừng
Đã ghi nhận 544 loài thuộc 410 chi, 129 họ, 6 ngành. Trên
đất đất vườn có 126 lồi, trong đó cây nơng nghiệp có 103 lồi, cây
lâm nghiệp có 19 lồi thuộc 5 nhóm, cây Phụ trợ có 4 lồi gồm: cây
che bóng 2 lồi, cây bảo vệ đất có 2 lồi. Trên đất rừng có 98 lồi,
trong đó cây lâm nghiệp có 92 lồi, cây nơng nghiệp 6 lồi.
4.3.2. Đa dạng thực vật trong mơ hình Vườn + Chuồng + Rừng
Đã ghi nhận 532 loài thuộc 394 chi, 121 họ, 6 ngành. Trên
đất vườn có 141 lồi trong đó: cây nơng nghiệp có 113 cây lâm
nghiệp có 24 lồi, cây Phụ trợ có 4 lồi. Trên đất rừng có 106 lồi
trong đó, cây lâm nghiệp có 99 lồi, cây nơng nghiệp có 7 lồi.
4.3.3. Đa dạng thực vật mơ hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng
Đã thống kê 539 loài thuộc 397 chi, 128 họ, 6 ngành. Trên
đất vườn có 131 lồi, trong đó cây nơng nghiệp có 102 lồi, cây lâm
nghiệp có 31 lồi, cây phụ trợ có 4 lồi. Trên đất rừng có 97 lồi gồm
cây lâm nghiệp, cây nơng nghiệp có 6 lồi.


17
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái
4.4.1. Hiệu quả kinh tế
4.4.1.1. Hiệu quả kinh tế của mô hình Vườn + Rừng
Số liệu về tổng thu nhập và thu nhập của đất vườn và đất
rừng của mơ hình Vườn + Rừng được trình bày trong bảng 4.24.
Bảng 4.24: Thu nhập của mơ hình Vườn + Rừng ở huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ
Thu nhập (triệu đồng/năm)
Diện
N

TT
Địa điểm
tích
Vườn
Rừng
(hộ)
Tổng
(m2)
Tiền
%
Tiền
%
Mơ hình truyền thống
Gia Thanh
1
3
1050
3,5
1,3 37,14 2,2 62,86
Trạm Thản
2
3
750
2,5
1
40,00 1,5 60,00
Liên
Hoa
3
3

770
5,3
2
37,74 3,2 60,38
Trị Quận
4
3
950
6,3
2,2 34,92 4,1 65,08
Trung bình
880
4,4
1,06 37,45 2,8 62,08
Mơ hình cải tiến
Phú Lộc
1
3
730
33
27 81,82
6
18,18
Gia Thanh
2
3
910
64
9
14,06 55 85,94

Trung Giáp
3
3
980
67
47 70,15 20 29,85
Tiên Phú
4
3
1025
116
81 69,83 35 30,17
Trung bình
911,25
70
41 58,96 29 41,04
4.4.1.2. Hiệu quả kinh tế của mơ hình Vườn + Chuồng + Rừng
Số liệu về thu nhập của mơ hình Vườn + Chuồng + Rừng và
thu nhập trên đất vườn, đất rừng và đất chuồng được trình bày trong
bảng 4.25 (trang 18).
4.4.1.3. Hiệu quả kinh tế của mơ hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng
Số liệu về tổng thu nhập, thu nhập trên đấ rừng, đất vườn, đất
ao và đất chuông được trình bày trong bảng 4.26 (trang 18).


18
Bảng 4.25: Thu nhập của mơ hình Vườn + Chuồng + Rừng ở
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
TT


Địa
điểm

N
(hộ)

Diện
tích
(m2)

Mơ hình truyền thống
1 Phú Mỹ
3
1067
2 Lệ Mỹ
3
1146
Liên
3
3
1295
Hoa
4 Trị Quận
3
999
Trung bình
1126,75
Mơ hình cải tiến
1
2

3
4

Phú Mỹ
Phú Lộc
Trị Quận
Trạm
Thản
Trung bình

3
3
3
3

Tổng

8,7
13,4

Thu nhập (triệu đồng/năm)
Vườn
Chuồng
Rừng
Tiền
%
Tiền
%
Tiền
%

1,2
2
4,2

13,79
14,93
50,00

7
9
2,5

80,46
67,16
29,76

0,5
2,4
1,1

5,75
17,91
13,10

12,6
10,62

3,1
2,62


24,60
25,83

5,5
6,00

43,65
55,26

4
2,00

31,75
17,13

945
1061
1076
1049

187
124
70
113

57
78
40
68


30.48
62.90
57.14
60.18

110
35
21
30

58.82
28.23
30.00
26.55

20
11
9
15

10.70
8.87
12.86
13.27

1032.75

123.50

60.75


52.68

49.00

35.90

13.75

11.43

7,8

4.4.1. Hiệu quả sinh thái - môi trường
Hiệu quả sinh thái của mô hình nơng lâm kết hợp là lưu giữ và
bảo vệ nguồn gen thực vật, bảo vệ chống xói mịn rửa trơi đất, cân
bằng sinh thái và điều hịa vi khí hậu trong vùng.
4.5. Tri thức bản địa trong sử dụng đất của mơ hình nơng lâm
kết hợp
Đã điều tra và tổng kết tri thức bản địa về chọn loài cây
trồng, kỹ năng nhận biết loài cây thuốc; đã thống kê 41 loài cây được
người dân nhận biết để làm thuốc.
4.6. Đề xuất giải pháp bảo vệ tăng cường tính đa dạng thực vật
1) Quản lý hiện trạng sử dụng đất mơ hình nơng lâm kết hợp.
2) Bảo vệ đa dạng thực vật, gồm 2 nộng dung:


19
-


Xác định diện tích và lồi cây cần ưu tiên quản lý,

-

Tăng cường đa dạng thực vật.

3) Giải pháp có liên quan đến hoạt động của mơ hình
-

Giải pháp về chính sách;

-

Giải pháp về tài chính;

-

Chính sách về khoa học kỹ thuật.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận:
1. Về phân loại và đánh giá hiện trạng mơ hình nơng lâm kết hợp
Trên vùng đồi huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ có 3 loại hình
nơng lâm kết hợp: Mơ hình Vườn + Rừng, mơ hình Vườn + Chuồng
+ Rừng và mơ hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng.
Theo mức độ tác động làm thay đổi diện mạo sử dụng đất,
mỗi mô hình có 2 loại hình là mơ hình truyền thống và mơ hình cải
tiến.
2. Về tính đa dạng thực vật
Đa dạng thành phần loài

Đã ghi nhận hệ thực vật trên các mơ hình nơng lâm kết hợp ở
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ có tổng 764 lồi thuộc 510 chi, 153
họ, 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, mơ hình Mơ hình
Vườn + Rừng có 544 lồi, 410 chi, 129 họ; mơ hình Vườn + Chuồng
+ Rừng có 532 lồi, 394 chi và 121 họ; mơ hình Rừng + Vườn + Ao
+ Chuồng có 539 lồi thuộc 397 chi, 128 họ.
Đã xác định dạng sống của 764 lồi, trong đó nhóm cây chồi


20
trên chiếm ưu thế với 51,83%; tiếp đến là cây chồi nửa ẩn 13,61%;
cây chồi ẩn 12,57%; cây một năm 11,39%; và thấp nhất là cây chồi
sát đất 10,60%. Phổ dạng sống của hệ thực vật như sau:
SB = 51,83Ph + 13,61Hm + 12,57Cr + 11,39Th + 10,60Ch
Đã xác định 19 yếu tố địa lý của 764 lồi trong đó yếu tố Đơng
Dương có 154 lồi, yếu tố Châu Á nhiệt đới 132 loài, yếu tố địa lý
Ấn Độ 97 loài, yếu tố di cư hiện đại, nhập nội và cây trồng 58 loài,
yếu tố địa lý Châu Á 55 lồi, yếu tố nam Trung Quốc có 50 lồi, các
yếu tố cịn lại đều ít hơn 40 lồi, ít nhất là yếu tố Hymalaya chỉ có 2
lồi.
Đã xác định 16 nhóm cây tài ngun của 701 lồi, trong đó
cây làm thuốc có 610 lồi, cây gỗ 107 lồi, cây làm rau 80 loài, cây
cho quả 79 loài, cây làm cảnh 66 loài, cây cho tinh dầu 46 loài, cây
làm thức ăn gia súc 33 loài, cây cho củ 21 loài, cây làm gia vị 17 loài,
cây làm thuốc nhuộm 10 loài, cây tre trúc 8 loài, cây cho dầu nhựa 3
lồi, cây có chất độc 2 lồi.
Hệ thực vật có 12 lồi q hiếm, trong đó Sách đỏ Việt Nam
(2007) 12 loài, Danh lục đỏ IUCN (2019) 4 loài và 1 lồi thuộc nhóm
IIA của Nghị định 06/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Đa dạng cây trồng trong các mơ hình nơng lâm kết hợp:

Theo chức năng: Cây trồng trên đất vườn có 3 nhóm chính:
cây nơng nghiệp, cây lâm nghiệp và cây phụ trợ, trong đó cây nơng
nghiệp là chính cây lâm nghiệp là kết hợp và cây phụ trợ là cây tăng
cường. Trên đất rừng có 2 nhóm: cây lâm nghiệp và cây nơng nghiệp,
trong đó cây lâm nghiệp là chính và cây nơng nghiệp là kết hợp.


21
Theo mục đích sử dụng: Trên đất vườn cây nơng nghiệp có 7
nhóm gồm: cây rau màu, cây ăn quả, cây làm gia vị, cây lương thực,
cây làm thuốc, cây công nghiêp, cây làm thức ăn gia súc; cây lâm
nhiệp có 2 nhóm là cây cho gỗ và cây cho quả; cây phụ trợ có 2
nhóm gồm cây che bóng và cây bảo vệ đất. Trên đất rừng cây lâm
nghiệp có 5 nhóm gồm cây cho gỗ, cây cho quả, cây thuốc, cây làm
rau và cây tre nứa; cây nông nghiệp có 2 nhóm là cây làm rau và cây
làm thuốc.
Số lượng lồi: Trên đất vườn của mơ hình Vườn + Rừng có
126 lồi trong đó cây nơng nghiệp có 103 lồi, cây lâm nghiệp có 19
lồi, cây phụ trợ có 4 lồi. Mơ hình hình Rừng + Vườn + Ao +
Chuồng có 131 lồi trong đó cây nơng nghiệp 102 loài, cây lâm
nghiệp 25 loài, cây phụ trợ 4 lồi. Mơ hình Vườn + Chuồng + Rừng
có 141 lồi trong đó cây nơng nghiệp 113 lồi, cây lâm nghiệp 24
loài, cây phụ trợ 4 loài. Trên đất rừng của mơ hình Rừng + Vườn +
Ao + Chuồng có 97 lồi trong đó cây lâm nghiệp có 91 lồi cây nơng
nghiệp có 6 lồi. Mơ hình Vườn + Chuồng + Rừng có 106 lồi trong
đó cây lâm nghiệp 99 lồi, cây nơng nghiệp 7 lồi. Mơ hình Vườn +
Rừng có 98 lồi, trong đó cây lâm nghiệp 92 lồi, cây nơng nghiệp 6
lồi.
Thành phần cây trồng: Trên đất vườn cây nơng nghiệp là
chính gồm có cây rau màu, Chè và cây ăn quả; cây lâm nghiệp là cây

kết hợp; cây phụ trợ là cây tăng cường. Trên đất rừng cây lâm nghiệp
là chính, cây nơng nhiệp là kết hợp.
4. Hiệu quả kinh tế - sinh thái


22
Tổng thu nhập trung bình hàng năm của mơ hình Vườn +
Rừng truyền thống là 4,4 triệu đồng; mơ hình cải tiến là 70 triệu
đồng; mơ hình Vườn + Chuồng + Rừng truyền thống là 10,62 triệu;
mơ hình cải tiến là 123,5 triệu; mơ hình Rừng + Vườn + Ao +
Chuồng truyền thống là 19,50 triệu; mơ hình cải tiến là 100,75 triệu.
Hiệu quả sinh thái của mơ hình nơng lâm kết hợp là lưu giữ và
bảo vệ tính đa dạng và nguồn gen thực vật, bảo vệ đất, chống xói mịn
rửa trơi, cân bằng sinh thái và điều hịa vi khí hậu trong vùng.
5. Tri thức bản địa về sử dụng đất của mơ hình nơng lâm kết hợp
Đã bước đầu điều tra và tổng kết tri thức bản địa về chọn loài
cây trồng, kỹ thuật canh tác trên đất vườn; trồng, khai thác và sử
dụng cây trồng. Đa số người dân có hiểu biết và nhận dạng được cây
thuốc ngoài tự nhiên. Đã thống kê 41 loài trong các mơ hình nơng
lâm kết hợp đã được người dân nhận biết.
6. Đề xuất giải pháp bảo vệ và tăng cường đa dạng thực vật
- Quản lý hiện trạng sử dụng đất mơ hình nơng lâm kết hợp.
- Bảo vệ đa dạng thực vật
- Giải pháp về chính sách có liên quan đến hoạt động của mơ
hình nơng lâm kết hợp.
Đề nghị
Các nội dung nghiên cứu đã thực hiện được mục tiêu nghiên
cứu của đề tài. Tuy nhiên, do thời lượng của luận án và điều kiện thời
gian có những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu như sau:
- Thực hiện thống kê đánh giá hiện trạng các loài cây quan

trọng cần ưu tiên bảo vệ trong các mô hình nơng lâm kết hợp.


23
- Nghiên cứu đánh giá nguy cơ suy giảm nguồn gen, trong đó
nguồn gen cây trồng bản địa đang dần bị thay thể bởi các giống nhập
nội.
- Bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu đánh giá về hiệu quả
bảo bệ đất chống xói mịn của các loại hình thảm thực vật trong mơ
hình: rừng tự nhiên, thảm cây trồng nơng nghiệp, trong đó đáng chú ý
là thảm cây ăn quả.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Phân loại và đánh giá hiện trạng các mơ hình nơng lâm kết
hợp ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Đưa ra dẫn liệu mới về tính đa dạng thực vật và cây trồng
trong các mơ hình nơng lâm kết hợp tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú
Thọ.
- Nghiên cứu đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế - sinh thái
các mơ hình nông lâm kết hợp ở huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và tăng cường tính đa dạng
thực vật cho các mơ hình nâong lâm kết hợp.
DANH MỤC NHỮNG CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Bình Liêm, Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thư, 2017. Đa
dạng yếu tố địa lý của khu hệ thực vât huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Tạp chí khoa học và công nghệ, Số 08(168), tr. 199-203.


×