Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TÁC ĐỘNG của DI dân với NÔNG THÔN, THÀNH THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.5 KB, 23 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA DI DÂN VỚI NÔNG THÔN. LIÊN HỆ VN
7.

Khái niệm di dân

Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian và
thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm
này di dân đồng nhất với sự di động dân cư.
Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị
lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định
(Liên Hiệp Quốc). Khái niệm này khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển với việc thiết
lập nơi cư trú mới.
8. 1.2. Đặc điểm di dân

Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau khi xem xét khái niệm di dân, có thể tóm tắt một số
điểm chung được chấp nhận như sau:


Người di cư di chuyển ra khỏi một địa dư nào đó đến một nơi khác sinh sống. Nơi
đi và nơi đến phải được xác định là một vùng lãnh thổ hay một đơn vị hành chính
(khoảng cách giữa hai địa điểm là độ dài di chuyển).



Người di chuyển bao giờ cũng có những mục đích, họ đến một nơi nào đó và định
cư tại đó và định cư tại đó trong một khoảng thời gian để thực hiện mục đích đó.
Nơi xuất phát là đầu đi và nơi ở mới là đầu đến. Tính chất thay đổi nơi cu trú này
chính là điều kiện cần để xác định di dân.





Khoảng thời gian ở lại trong bao lâu là một trong những tiêu chí quan trọng để xác
định di dân. Thơng thường, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và loại hình di dân, thời
gian đó có thể là một số năm, một số tháng, thậm chí là một số tuần.

9. Có thể đưa thêm một số đặc điểm khác nữa khi xem xét di cư như sự thay đổi

các hoạt động sống thường ngày, thay đổi các quan hệ xã hội. Di cư gắn liền
với sự thay đổi công việc, nơi làm việc, công việc nghề nghiệp
9. 2. 2. Tác động của di dân đi đối với khu vực nông thơn

2.2.1. Tích cực

1.
i.

a) Về kinh tế

Di cư vừa là động lực thúc đẩy lại vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia. Chính điều này dẫn tới sự tăng dân số ở khu vực thành thị với tỷ lệ tăng dân số
hàng năm lên tới 3,4 phần trăm so với mức tăng dân số ở khu vực nơng thơn là 0,4 phần
trăm.


Giúp phát triển, xóa đói giảm nghèo cho các địa phương:

Tiền mà người di cư gửi về nhà giúp cải thiện mức sống cũng như điều kiện sống của gia
đình, xây nhà mới, đầu tư vào giáo dục và chăm sóc sức khỏe cũng như các hoạt động
kinh tế khác. Những tác động này chắc chắn sẽ giúp cho sự phát triển chung của cộng
đồng nơi đi một cách gián tiếp. (Xóa đói giảm nghèo ở những địa phương di cư đi)



Tăng cầu hàng hóa ở địa phương di cư đi, tạo thêm nhiều việc làm ở địa phương:


Tiền gửi về chủ yếu được dùng cho nhu cầu thiết yếu hằng ngày, phát triển vốn con
người và các hoạt động sản xuất. Khi so sánh các dạng chi tiêu giữa những nhóm hộ gia
đình khác nhau, kết quả chỉ ra rằng hộ gia đình có thành viên di cư có xu hướng chi tiêu
nhiều hơn hộ gia đình khơng có thành viên di cư.


Giải quyết vấn nạn thiếu việc làm của các hộ gia đình ở nơng thơn:

b) Xã hội:


Nâng cao trí thức cho người dân:

Giúp cho người di dân có sự chuyển biến nhanh trong nhận thức và hành động, họ tiếp
thu được những tri thức mới, gắn liền với cuộc sống văn minh của thành phố về với nơng
thơn. Điều có ý nghĩa hơn là, trong q trình làm việc ở đơ thị, họ cịn tích luỹ được ý
thức làm giàu cùng với các thang giá trị mới của lối sống, sinh hoạt mà có thể trước đó
chưa từng tồn tại ở làng quê. Tất cả đã tạo nên một khởi sắc mới trong cuộc sống, ở
những làng quê có nhiều người di dân ra thành phố.


Cơ hội học hỏi, tiếp xúc những thứ mới:

Q trình di dân từ nông thôn ra đô thị đã tạo điều kiện cho người di dân có cơ hội được
tiếp xúc thường xuyên với xã hội đô thị và họ dần dần làm quen với lối sống của người

đô thị, học hỏi được những kiến thức cần thiết phục vụ cho bản thân, cũng như sự phát
triển của gia đình. Việc áp dụng những kiến thức mới, những thành quả tiến bộ của khoa
học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất không chỉ nâng cao năng suất lao động mà cịn nâng
cao trình độ, kỹ năng cho người nơng dân, giúp họ giảm bớt thời gian lao động để có điều


kiện nghỉ ngơi phục hồi sức khoẻ. Sự nhạy bén trong việc tiếp nhận những thông tin, kỹ
năng hay nghề mới giúp người di dân năng động, linh hoạt hơn trong tổ chức hoạt động
kinh tế cho hộ gia đình, cũng như khả năng phát triển, mở mang ngành nghề mới ở nông
thôn. Như vậy, những tri thức, kinh nghiệm người di dân học hỏi được không chỉ làm
giầu vốn hiểu biết của bản thân mà còn được truyền tải về cho các thành viên khác trong
gia đình. Thơng qua việc di chuyển đó người dân được tiếp cận với môi trường mới và
học hỏi được nhiều kiến thức để mở rộng sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập,
cải thiện điều kiện sinh hoạt. Đây cũng là dấu hiệu bước đầu cho sự khơi dậy tính năng
động, sáng tạo của người nơng dân, xố dần sức ỳ tâm lý của người dân ở nơng thơn


Góp phần thay đổi cuộc sống gia đình ở nơng thơn:

Di dân từ nơng thơn ra đơ thị cịn có những tác động quan trọng góp phần thay đổi cuộc
sống gia đình ở nơng thơn. Người nơng dân vốn dĩ gắn bó sớm chiều với đồng ruộng, có
người dường như cả đời khơng bước chân ra khỏi luỹ tre làng, khơng có cơ hội tiếp cận
với cuộc sống văn minh đô thị. Trong khi đó, những người di dân hàng ngày tiếp xúc với
cuộc sống sinh động ở đô thị với mức sống cao, điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần
đầy đủ, trình độ dân trícao… Do đó, lối sống đơ thị ít nhiều ảnh hưởng tới người di dân
và chính họ sẽ là những người truyền tải những nét văn hoá: trong giao tiếp, trong sinh
hoạt hàng ngày của người đô thị về nơng thơn. Xét ở một khía cạnh nào đó, người di dân
thơng qua q trình di chuyển đã và đang gián tiếp chuyển về nông thôn lối sống đơ thị
có chiều hướng tích cực, làm thay đổi diện mạo cuộc sống ở các vùng quê.
2. 2.2.2. Tiêu cực:



j.

a) Về kinh tế

Nếu khơng có sự quản lý của địa phương về vấn đề di cư thì sự hấp dẫn của công việc,
cuộc sống thành thị và tâm lý muốn thốt khỏi nghề nơng chân lấm, tay bùn; thu nhập
thấp sẽ làm cho hầu hết người trong độ tuổi lao động tìm ra đơ thị làm việc. Như vậy, di
dân từ nông thôn ra đô thị sẽ làm cạn kiệt lực lượng lao động trẻ khoẻ, tương đối có trình
độ ở nơng thơn hiện nay. Nếu vậy thì hiện tượng rời bỏ làng quê ồ ạt kéo nhau ra thành
phố tìm kiếm việc làm hiện nay sẽ góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói,
kém phát triển ở nông thôn
- Thiếu lao động khi vào mùa vụ:
Lao động di cư có những đóng góp tích cực cho hộ gia đình, cho địa phương, điều này
khơng thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng tồn tại những tiêu cực nhất định. Dù một hoặc
nhiều lao động di cư cũng làm cho “sự cân bằng lao động” vốn có của hộ trước đây bị
ảnh hưởng. Hơn nữa, quá trình di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị hay từ địa phương
này sang địa phương khác sẽ làm giảm đi lực lượng lao động của địa phương dẫn đến
tình trạng khan hiếm lao động trong thời điểm thu hoạch. Sự di cư tự phát dẫn đến tình
trạng thiếu lao động khi vào mùa vụ, vì thế nơng hộ phải th mướn thêm lao động. Và
khi thuê mướn như thế, sẽ dẫn đến việc xuất hiện dòng di cư tạm thời của những người
chuyên làm thuê trong nông nghiệp mà chủ yếu là cắt lúa mướn từ những địa phương
khác đến, gây mất trật tự và rất khó quản lý.
- Cơ cấu lao động bị thay đổi:


Theo quan điểm của lãnh đạo địa phương thì tác động tiêu cực của di cư được điển hình
thơng qua thực trạng di cư tự phát khó quản lý như hiện nay “Nhà nhà di cư, người người
di cư”, xã nào cũng có lực lượng lao động trẻ đi “thành phố” tìm việc, chỉ cịn người già,

phụ nữ trung tuổi chăm lo việc đồng án. Đây cũng là hình ảnh chung của nhiều địa
phương, khiến gia tăng tình trạng “già hố” và “trẻ hố”, thiếu nhân lực, gây khó khăn
cho sự phát triển toàn diện của địa phương. Một tác động tiêu cực khơng thể khơng đề
cập đó là văn hóa, truyền thống địa phương bị mai một ít nhiều.
k.

b. Về xã hội

- Ảnh hưởng tới sự phân công lao động và thay đổi vai trị giới trong gia đình:
. Do sự hấp dẫn của cuộc sống thành thị và tâm lý khơng muốn gắn bó với nghề nơng thu
nhập thấp, nhóm người trẻ tuổi chiếm phổ biến trong nhóm cư dân nơng thơn di cư. Tính
chọn lọc của di cư còn được phản ánh bằng sự khác biệt về giới trong quá trình di
chuyển. Một số nghiên cứu xã hội học cũng cho thấy, trong các công việc liên quan đến
sản xuất nơng nghiệp - chăn ni, chỉ có cơng việc ni cá là nam giới đảm nhận chính,
cịn các công việc khác phụ nữ tham gia nhiều gấp 2-3 lần so với nam giới. Đối với các
công việc làm thuê, tỷ lệ nam giới nhiều gấp 3 lần phụ nữ. Khi nam giới rời gia đình đi
nơi khác kiếm sống, gánh nặng cơng việc gia đình, sản xuất do phụ nữ đảm nhận. Di cư
ảnh hưởng tới sự phân công lao động theo giới. Các điều tra gần đây cho thấy xu hướng
phụ nữ di cư đang gia tăng, chủ yếu làm thuê, buôn bán… tại các thành phố hoặc làm
công nhân tại các khu công nghiệp. Nữ giới chiếm trên một nửa số dân di cư ở hầu hết
các nhóm dân di cư.


- Tác động đến người cao tuổi:
Đa phần những người di cư đều nằm trong độ tuổi lao động từ 18-60, do vậy phần đơng
các hộ gia đình chỉ cịn lại những người cao tuổi (NCT). Vào các mùa vụ chính trong
năm, các cơng việc nặng nhọc trong gia đình đa phần đều phải thuê, mướn người ngoài
làm. Vào những lúc ốm đau khơng có người thân ở bên cạnh lo toan, chăm sóc. Mặc dù
người di cư có gửi tiền về để trang trải kinh tế gia đình, thuốc men, quà để khám chữa
bệnh cũng như động viên, chia sẻ qua điện thoại. Một số gia đình có điều kiện hơn đã

thuê người giúp việc chăm sóc người thân trong gia đình. Tuy nhiên, đa phần NCT vẫn
cảm thấy thiếu vắng tình cảm trong gia đình. Điều này tác động khơng nhỏ đến tâm lý
NCT nói riêng cũng như chăm sóc và ni dưỡng người thân trong gia đình nói chung.
- Tác động đối với con cái và mối quan hệ cha mẹ-con cái trong gia đình:
Đối với trẻ em, gia đình là nơi nương tựa vững chắc nhất. Tuy nhiên, nhiều trường hợp
khi cha mẹ đi làm ăn xa, việc quan tâm đến con cái ở nhà không được như trước khi di
cư. Đa phần lao động di cư để lại con cho ơng bà chăm sóc, bảo ban học hành. Một số gia
đình có bố mẹ đi làm ăn xa, con cái thường bỏ học giữa chừng hoặc học hành sa sút. Do
vậy, việc chăm sóc, giáo dục con cái ở các gia đình có người di cư lao động là cũng là
một vấn đề trở đối với các gia đình có người thân đi làm ăn xa.
12. 2.3. Đánh giá chung:

Có tới 92,1% số người được hỏi khẳng định tiếp tục ra đô thị làm việc trong tương lai.
Bởi đô thị là thị trường lao động đa dạng, có sức hút lớn đối với người lao động và mang


lại thu nhập cao cho người di dân. Trong thời gian tới sẽ có sự phân hố trong dịng di
dân từ nông thôn ra đô thị. Thực tế cho thấy, người di dân khơng phải ai cũng có cơ hội,
khả năng, điều kiện như nhau.
Xu hướng di dân là không thể đảo ngược trước đòi hỏi tái phân bổ lại lao động và phát
triển sản xuất giữa nông thôn và đô thị. Di dân trên thực tế đã thúc đẩy q trình ln
chuyển giữa nơng thơn và đơ thị tạo ra những nhu cầu và lối sống mới ở làng quê, đồng
thời góp phần tăng thu nhập, tạo nền tảng để phát triển kinh tế và thúc đẩy sự nghiệp đổi
mới ở nơng thơn. Nó được nhiều người dân nơng thơn nhìn nhận như là giải pháp hữu
hiệu nhất trong việc giải quyết bài tốn kinh tế cho gia đình ở nông thôn trong giai đoạn
hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cực của di dân thì cịn tồn tại những mặt tiêu cực do
vấn đề di dân tự phát. Nên các cơ quan ban ngành hữu quan có những kế hoạch, chương
trình hành động hợp lý cho vấn đề di cư sẽ làm giảm bớt các tác động của di cư tự phát
và làm tăng hiệu quả của di cư chủ động
13. Phần 3. Đề xuất ý kiến và kết luận


3.1. Một số kiến nghị

1.


Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa nơng thơn

Thường thì ở vùng nơng thơn sống chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp với hơn 70% dân
số tập trung ở nông thôn. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến quyết định di cư của
người dân là do thiếu việc làm ở địa phương. Do đó, để hạn chế tình trạng di cư tự phát,
địa phương thì cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, rút ngắn khoảng cách


thành thị với nông thôn giúp cho người dân “ly nông bất ly hương”. Giải pháp được đưa
ra là công nghiệp hố, đơ thị hóa ngay tại địa phương. Tăng cường đầu tư phát triển nơng
thơn. Điển hình như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp cầu đường, hồn thiện hệ
thống giao thơng, thu hút và tạo điều kiện cho các cơng ty trong và ngồi nước đầu tư
nhằm tạo việc làm và rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nơng thơn góp phần thu hút
lao động có trình độ ở lại phát triển q nhà.


Hỗ trợ, giải quyết việc làm ở địa phương

Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy, những hộ không di cư phần lớn là hộ nghèo nhưng
không thể đi làm xa vì có người già và trẻ em cần chăm sóc. Để giúp những hộ này vừa
có thêm thu nhập vừa có thể chăm sóc người thân, chính quyền địa phương cần phát triển
thêm ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề, nhất là các làng nghề thủ cơng. Điển
hình như phát triển các làng nghề truyền thống, ví dụ như đan lát, làm gốm, may công
nghiệp,…Với mỗi thế mạnh của vùng thì sẽ tạo thuận lợi phát triển các làng nghề truyền

thống khác nhau nhưng chúng có đặc điểm chung là khơng địi hỏi vốn liếng đầu tư nhiều
và có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi trong ngày để tạo thêm thu nhập. Ngồi ra, nó cịn
có thể phát triển về du lịch với loại hình làng nghề truyền thống. Vì thế, chính quyền địa
phương cần mở nhiều lớp dạy nghề cho lao động nông thôn và mở rộng mơ hình này.


Đẩy mạnh cơng tác giáo dục, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm


Những khó khăn mà lao động di cư ở Việt Nam đang gặp phải đó là: trình độ học vấn
thấp, chưa được quan tâm đào tạo nghề và khó tiếp cận được với những thông tin việc
làm. Giải pháp để khắc phục vấn đề này là:
Thứ nhất, cần phải chăm lo công tác đào tạo giáo dục hoặc bổ túc văn hóa cho học sinh
phổ thơng: kiến thức, văn hóa, đạo đức, sự tự lập,… quan tâm công tác hướng nghiệp cho
học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường để cho học sinh lựa chọn những ngành
nghề phù hợp với năng lực học tập và điều kiện gia đình.
Thứ hai, cần quan tâm đào tạo nghề cho lao động trước khi họ di cư bằng cách thu thập
danh sách những lao động chưa có việc làm, nắm bắt nhu cầu lao động trên thị trường,
mở những lớp đào tạo nghề phù hợp, miễn phí cho lao động các ngành nghề điển hình
như: may mặc, sửa xe,… Tạo điều kiện và động viên họ tham gia khóa học. Đồng thời
các trường học, các trung tâm dạy nghề cần đầu tư trang thiết bị hiện đại tạo điều kiện
cho lao động có cơ hội thực hành trực tiếp trên máy móc, thiết bị để họ có thể nâng cao
tay nghề ngay khi học, đáp ứng được nhu cầu mới của thị trường lao động. Bên cạnh đó,
cần liên kết với các cơng ty có nhu cầu lao động, để đảm bảo việc làm cho lao động sau
khi hồn thành khóa học. Đồng thời, tổ chức cả các hoạt động đào tạo và cung ứng lao
động cho các công ty xuất khẩu lao động. Song song đó, địa phương cần thường xuyên
liên kết với các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức Hội chợ việc làm, sàn giao
dịch việc làm để làm cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động trực tiếp
gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu, nắm bắt thông tin, nhu cầu về lao động việc làm, tuyển dụng,
thơng qua đó đáp ứng nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp, giúp người lao động



tìm được việc làm, định hướng học nghề, thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động
địa phương.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cần tăng cường và thường xuyên cung cấp thông tin
việc làm, thị trường lao động thông qua nhiều phương tiện thơng tin đại chúng, nhiều
hình thức khác nhau để người dân có những thơng tin cần thiết và sự chuẩn bị cho nghề
nghiệp tương lai tốt hơn.
2. 3.2. Kết luận

Di dân từ nông thôn ra đô thị trong tương lai vẫn tiếp tục diễn ra và có xu hướng gia tăng.
Ở nước ta hiện nay, khi mà nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, sức lao động
được giải phóng, người nơng dân sau những tháng ngày bươn trải với đồng ruộng lại kéo
ra các đơ thị tìm kiếm việc làm để tăng thu nhập cho gia đình. Đây là một nhu cầu chính
đáng. Ngồi những đóng góp tích cực của người di dân đối với gia đình nói riêng và làng
xã nói chung. Di dân từ nông thôn ra đô thị cũng chứa đựng mặt tiêu cực như làm gia
tăng tệ nạn xã hội; tình hình an ninh, trật tự xã hội trở nên phức tạp hơn; làm mất mỹ
quan đô thị…
Tuy nhiên, di dân là hiện tượng có tính khách quan, tất yếu đối với bất kỳ quốc gia nào
đang trong thời kỳ cơng nghiệp hố - hiện đại hố. Do đó, chúng ta phải thừa nhận sự tồn
tại khách quan của nó và có những chính sách thích hợp tạo điều kiện cần thiết để phát
huy những mặt tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của nó đến quá trình phát triển xã


hội. Do vậy, các nhà lãnh đạo, quản lý cần có những chính sách điều tiết để q trình này
diễn ra một cách có trật tự - có sự kiểm soát ở những mức độ nhất định.
TÁC ĐỘNG CỦA DI DÂN VỚI THÀNH THỊ. LIÊN HỆ VN
1.

Nguyên nhân của yếu của di dân


Có rất nhiều nguyên nhân khiến người dân có thể di cư từ nơi này đến nơi khác để sinh
sống. Mỗi cá nhân có những quyết định khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu
tố đó gồm:

Các đặc trưng nhân khẩu học như: Tuổi, giới tính. Các đặc trưng này quyết định vị trí của
mỗi cá nhân trong chu kỳ cuộc sống và vai trò của họ trong gia đình và xã hội

Trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp của từng người. Ở đây có thể hiểu là trình độ
học vấn và trình độ chuyên mơn kỹ thuật. Các trình độ, kỹ năng này có thể giúp hoặc
ngăn cản họ tham gia vào lực lượng lao động ở địa phương nơi đi và nơi đến.

Sự nắm bắt và nhận thức về các cơ hội tại địa phương nơi họ đang sinh sống và những
địa phương nơi họ dự định ra đi. Điều này sẽ thúc đẩy họ ra đi hay ở lại

Nhận thức về lối sống, điều kiện vật chất. Đây là những cái cá nhân mong muốn đạt
được. Điều này cũng là những yếu tố góp phần hình thành quyết định di cư


Người thân và bạn bè cũng có thể ảnh hưởng tới quyết định của mỗi cá nhân. Người ta
thường chọn chuyển đến những nơi bạn bè và người thân đang sống. Đây là một hình
thức di dân gọi là di dân dây truyền. Do di chuyển theo dây chuyền, các dòng di cư từ
một vùng này đến một vùng khác có thể tiếp tục diễn ra khá lâu, ngay cả khi lý do lựa
chọn ra đi ban đầu khơng cịn nữa.
Quyết đinh ra đi hay ở lại của mỗi người được hình thành nhờ sự tổng hợp của tất cả các
yếu tố này. Nhiều khi người ngồi rất khó hiểu đầy đủ lý do quyết định của từng cá nhân.

Thu thập thơng tin để xem xét lý do vì sao ai đó ra đi hay ở lại khơng phải là dễ dàng.
Điều này cho thấy trong các cuộc tổng điều tra dân số hay trong các cuộc điều tra quy mơ
lớn rất khó thu thập chính xác ngun nhân của các quyết định di chuyển. Vì vậy, các

cuộc nghiên cứu quy mô nhỏ áp dụng các kỹ thuật nghiên cứu định tính rất thích hợp để
làm sáng tỏ vấn đề này. Tuy nhiên tại các cuộc điều tra lớn, có thể thu thập được các
thông tin về các nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng tới quyết định di cư như: các đặc trưng
về kinh tế - văn hóa của những người ra đi hay ở lại. Các đặc trưng như tuổi, giới tính,
học vấn, việc làm thu nhập và vị trí trong gia đình thường được thu thập trong các cuộc
tổng điều tra dân số sẽ là những yếu tố quan trọng để giúp hiểu biết thêm về nguyên nhân
di chuyển. Những người ra đi và ở lại thông thường khác nhau về những đặc trưng nêu
trên. Do đó, những yếu tố thuộc về sức đẩy như: buồn tẻ, khan hiếm cơ hội để phát triển,
để cải thiện cuộc sống đã tạo nên dòng di cư của thanh niên trẻ đến đơ thị tìm việc làm,


học hành và tự do lựa chọn bạn đời, đồng thời quyết định ra đi này thường gắn liền với
mong muốn giàu có hơn, văn minh hơn.

Sự khác biệt về kinh tế - xã hội và dân số của các dòng di cư lại ảnh hưởng tới nơi đến và
nơi đi. Dịng thanh niên ra đi từ nơng thơn đến thành phố làm chảy máu chất xám và khả
năng sáng tạo ở nơng thơn, những yếu tố có thể là động lực phát triển ở nông thôn. Sự gia
tăng dân số trẻ ở đơ thị có khả năng đi kèm với gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, tạo ra đội quân
vô gia cư, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội như: tội phạm, gái mại dâm và bất bình
đẳng, chênh lệch giàu nghèo…

4. Tác động của di dân ở khu vực thành thị VN

Tác động đến kinh tế

1.


Tích cực:


Mức thu nhập cao hơn, điều kiện sống tốt hơn nơi đi: tìm việc làm tại nơi ở mới là lý do
chính khiến người lao động di cư. Nhiều người đã đạt được mục tiêu này và tìm được
cơng việc được trả lương xứng đáng trong môi trường làm việc an tồn. Họ cũng cho
rằng họ hài lịng với cuộc sống sau khi chuyển đến nơi ở mới, so với cuộc sống trước đó
của họ.. Phần lớn người dân di cư ra thành thị với mục tiêu kiếm tiền giúp đỡ gia đình và
bản thân. Khoản đóng góp của người di cư là không nhỏ so với mức thu nhập từ ruộng
đồng, là thu nhập quan trọng cho ngân sách gia đình. Nguồn tiền gửi về cho gia đình


được sử dụng cho nhiều mục đích: chăm lo sức khỏe, học hành của con cái, xây dựng/sửa
chữa nhà cửa, chi trả nợ… Nguồn vốn tích lũy được từ quá trình di cư được người lao
động sử dụng đầu tư vào sản xuất như: đầu tư cho đồng ruộng để có năng suất cao, tổ
chức chăn ni, trồng trọt để có thêm thu nhập. Như vậy, di cư trở thành phương thức
hữu hiệu để tạo lập nguồn vốn nhằm thực hiện một sự đầu tư sinh lãi và phát triển ở nơng
thơn. Nó tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh tế gia đình và cải thiện cuộc sống.
Di cư là một quá trình thúc đẩy sự phát triển thông qua việc lấp đi những khoảng trống
trong thị trường lao động chính quy và phi chính quy tại nơi đến. Số lượng các khu công
nghiệp và các khu chế xuất đã tăng lên theo cấp số nhân trong một vài thập kỷ gần đây và
chúng được coi là xương sống trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam. Sự gia
tăng liên tục số dân theo các khu vực địa lý được thể hiện qua quyết định gần đây của
Vấn đề việc làm được cải thiện. Thất nghiệp ngày càng giảm.
Thay đổi nghề nghiệp tại địa phương, đa dạng hóa các ngành nghề: Tình trạng nghề
nghiệp của người lao động trước khi di cư cũng phần nào phản ánh thực trạng phát triển
kinh tế của những địa phương nơi có người di cư lao động. Nghề nghiệp của lao động di
cư ở mỗi địa phương thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm. Sau khi di cư, người
lao động có sự thay đổi cơ bản về nghề nghiệp. Đa phần chuyển từ làm nông sang các
nghề phi nơng. Sự đa dạng về hình thức việc làm và nghề nghiệp sẽ đem lại cho lao động
di cư sự đa dạng về kinh nghiệm khác nhau cả trong công việc và kỹ năng sống. Khi trở
về quê hương, người di cư sẽ đem theo những kinh nghiệm này để áp dụng tại địa
phương họ. Điều này có tác động không nhỏ tới sự phát triển KT-XH của địa phương.



Hơn thế, q trình di cư nơng thơn-đơ thị giúp người lao động học hỏi thêm nhiều kinh
nghiệm trong làm ăn, buôn bán, giao thương, nâng cao khả năng nắm bắt nhu cầu thị
trường cũng như được tiếp cận với khoa học kỹ thuật cùng với số vốn tích lũy được, để
khi trở về quê họ có thể để mở các cơ sở sản xuất nhỏ, cửa hàng kinh doanh dịch vụ,
buôn bán nhỏ đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Điều này đã góp phần vào việc
chuyển lao động nông nghiệp thuần túy sang các lĩnh vực kinh tế khác nhau và đa dạng
hóa các loại hình sinh kế. Đồng thời sự nhạy bén trong việc tiếp nhận thông tin, kỹ năng
hay nghề mới giúp lao động di cư năng động và linh hoạt hơn trong tổ chức hoạt động
kinh tế cho hộ gia đình; cũng như khả năng phát triển, mở mang ngành nghề mới, và
truyền tải kinh nghiệm cho các thành viên khác trong gia đình, góp phần thúc đẩy tính
năng động, sáng tạo của người nông dân.
Tác động trực tiếp đến người lao động: tạo điều kiện và cơ hội trong phát triển kinh tế:
Q trình di cư từ nơng thơn ra đơ thị đã tạo điều kiện cho người di cư có thêm cơ hội
được tiếp xúc với cơng nghiệp hóa-đơ thị hóa hiện đại.. Mặt khác di cư nơng thơn-đơ thị
cịn góp phần giảm sức ép về ruộng đất, lao động dư thừa, đồng thời phát triển và hình
thành các loại hình dịch vụ đa dạng, năng động đáp ứng nhu cầu sức lao động của nền
kinh tế thị trường. Ngoài việc nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống gia đình, học hỏi
được nghề mới, những kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh nó cịn có vai trị truyền
tải các thang giá trị mới về nông thôn. Như vậy, di cư trên thực tế đã thúc đẩy quá trình
luân chuyển giữa nông thôn-đô thị tạo ra những nhu cầu và lối sơng mới ở làng q, đồng
thời góp phần tăng thu nhập, tạo nền tảng để phát triển kinh tế và thúc đẩy sự nghiệp đổi


mới nông thôn. Đây được xem là một giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết bài toán
kinh tế cho gia đình ở nơng thơn trong giai đoạn hiện nay.
Tiền gửi: Tiền gửi là một phần thu nhập của người di cư kiếm được tại nơi đến, gửi về
nhà mà hầu hết là các khu vực nông thôn và nghèo hơn và vì thế tiền gửi là một trong
những tác động trực tiếp tích cực của sự dịch chuyển lao động trong nước

Tiêu cực:
Việc làm: Một tỷ trọng lớn người di cư ra thành thị là những người tự kinh doanh hoặc
làm những công việc ngắn hạn hoặc tạm thời. Việc này cho thấy đảm bảo việc làm cho
nhóm dân số di cư này vẫn còn hạn chế. Nhiều người di cư làm những cơng việc tạm thời
ít có khả năng bảo vệ chính họ để tránh khỏi những cách sử dụng lao động không công
bằng. Sự dễ tổn thương này là kết quả của việc thiếu hợp đồng lao động chính thức dành
cho người di cư, có nghĩa là họ làm những công việc mà luật lao động không quy định và
khơng có sự bảo trợ của xã hội. Điều quan trọng cần lưu ý là tính dễ tổn thương này
không ảnh hưởng tới những người di cư trong nước, ví dụ như các hợp đồng lao động
thường khơng phù hợp với những người tự kinh doanh, và người di cư làm việc trong các
khu công nghiệp thường không gặp phải vấn đề này vì họ làm việc theo các hợp đồng lao
động chính thức. Tầm quan trọng của hợp đồng lao động, đặc biệt là dành cho người di
cư và những người di cư tạm thời là dựa trên cơ sở của các hợp đồng này mà người lao
động có thể tiếp cận tới bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.


Trẻ em di cư: Các nghiên cứu cho thấy, với việc vi phạm Bộ luật lao động Việt Nam,
người sử dụng lao động thường không đăng ký lao động trẻ em. Các em làm việc nhiều
giờ một ngày và được trả rất ít hoặc khơng được trả tiền. Bị cách ly gia đình của mình, và
thường là cách xa cả các trẻ em khác, là trường hợp của các em làm việc tại các gia đình.
Các em bị căng thẳng về thể chất và tinh thần và thường bị lạm dụng về thể chất và tâm
lý. Tuy nhiên, các nghiên cứu quốc tế cho thấy những việc này xảy ra phức tạp hơn so với
việc lạm dụng đơn thuần, do trẻ em không nhất thiết phải là nạn nhân bị động của những
tình huống này, mà là chính các em là người đã lựa chọn việc di cư và kiếm sống. Việc
này đặc biệt rõ ràng trong bối cảnh của Việt Nam nơi mà người ta vẫn hy vọng nhiều hơn
rằng trẻ em nên đóng góp vào thu nhập của gia đình so với các quốc gia phương Tây. Cần
có nhiều bằng chứng, nhiều thông tin hơn nữa để nắm được số lượng và việc bảo vệ
người lao động là trẻ em di cư ở Việt Nam.
2. Tác động đến xã hội



Tích cực:

Góp phần giảm nghèo ; trong khi các khu cơng nghiệp lại xảy ra tình trạng thiếu lao
động, thì di dân từ nơng thơn ra thành thị đến các khu cơng nghiệp là giải pháp giải quyết
tình trạng mất cân đối này, giúp thanh niên kiếm được việc làm và thu nhập cao hơn. Có
thể thấy, việc di cư đã giúp phần lớn những người di cư tìm kiếm được nguồn thu nhập
tốt hơn. Các khoản tiền mà họ chuyển về cho gia đình, người thân là một trong lợi ích
trực tiếp và quan trọng nhất


Về vấn đề y tế: việc tiếp cận tới chăm sóc y tế có chất lượng và có thể chi trả được, điều
tra di cư Việt Nam năm 2004 cho thấy người di cư tự thấy sức khỏe của họ tốt hơn so với
trước khi họ di cư, việc này là do có thu nhập cao hơn và do vậy, có chế độ dinh dưỡng
tốt hơn và tiếp cận tới các nhà cung cấp dịch vụ y tế chất lượng tốt hơn tại thành thị hơn
là tại các khu vực nơng thơn…


Tiêu cực:

Tiếp cận với các dịch vụ nhà nước cung cấp: Việc tiếp cận tới nhiều dịch vụ xã hội và các
thủ tục hành chính khác đều gắn chặt với hộ khẩu, và đây là một vấn đề bức xúc đối với
nhiều người di cư khơng có hộ khẩu thường trú tại nơi họ sống và làm việc. Nhiều hoạt
động hành chính cần được thực hiện tại nơi đăng ký hộ khẩu, ví dụ như giấy đăng ký kết
hơn và tiếp cận các chương trình trợ giúp về nghèo đói, do đó đã tạo ra một mơi trường
sống khó khăn và bất lợi đối với người di cư mà hộ khẩu thường trú của họ vẫn ở nơi họ
đi. Hệ thống hộ khẩu do vậy đã có ảnh hưởng tới nhóm người di cư vốn đã dễ bị tổn
thương. Vì vậy họ phải sử dụng những nhà cung cấp dịch vụ xã hội và hỗ trợ tư nhân
Các mạng lưới xã hội và sự kỳ thị xã hội: Sự kỳ thị xã hội đối với người di cư cũng khiến
họ bị cơ lập vì người di cư thường bị người bản xứ coi là không đáng tin cậy và phiền

toái120. Họ bị phân biệt và bị coi là gốc rễ của những “tệ nạn xã hội” ảnh hưởng tới xã
hội như tội phạm, cờ bạc và mại dâm. Điều này, đã dẫn đến việc họ tiếp tục bị tách ra bên
lề xã hội và bị chia tách hơn về xã hội, so với những qui định hiện hành của hệ thống
đăng ký hộ khẩu và tiếp cận dịch vụ, góp phần làm tăng rủi ro bạo lực và lạm dụng.
Những nỗ lực khơng ngừng của chính quyền địa phương cũng như của người sử dụng lao


động tư nhân và các tổ chức quần chúng để cơng nhận những đóng góp của di cư đối với
phát triển, và để tăng cường lợi ích của việc di cư, chắc chắn góp phần xóa bỏ những kỳ
thị này trong một chừng mực nào đó.
Y tế: Ở Việt Nam, phí phải chi trả cho dịch vụ cao đã hạn chế các gia đình nghèo tiếp cận
các điều trị y tế. Mặc dù có nhiều chương trình bao cấp như Chương trình xóa đói
(HEPR) gồm cả việc cung cấp thẻ y tế miễn phí cho các gia đình nghèo, việc bao cấp này
vẫn được quyết định một cách quan liêu chứ không dựa trên nhu cầu, và trong nhiều
trường hợp, lợi ích của những chương trình này lại được chuyển tới những người giàu có
hơn
Sức khỏe sinh sản và việc dễ bị tổn thương nhiễm HIV của người di cư: Người ta thấy
rằng lao động di cư thường có ít kiến thức về lây truyền qua đường tình dục và
HIV/AIDS và thường tự chữa trị chứ khơng tìm sự giúp đỡ tại một cơ sở y tế. Tỷ lệ sử
dụng biện pháp tránh thai trong số những phụ nữ di cư đã kết hôn hiện nay cũng thấp hơn
so với những người phụ nữ đã kết hôn không di cư. Những kết quả này cho thấy việc
thiếu các nghiên cứu sâu về nhu cầu sức khỏe sinh sản và tình dục chưa được đáp ứng
của nữ di cư chưa kết hôn và thiếu những can thiệp cho đối tượng này, là rất đáng báo
động. Một số người di cư đặc biệt dễ bị tổn thương đối với HIV do các yếu tố tình huống
và hành vi và cịn do sự tiếp cận hạn chế của họ tới các nỗ lực phịng ngừa HIV của chính
phủ, cũng như tới dịch vụ chăm sóc và điều trị y tế. Nam di cư trẻ tuổi làm việc tại các
nhà máy xây dựng, nhà máy công nghiệp và sản xuất, ở khu vực thành thị hoặc tại vùng


nông thôn của các dự án về hạ tầng, sống cách xa nhà và gia đình, thường có những thói

quen hành vi rủi ro hơn liên quan tới HIV và lây truyền qua đường tình dục
Bạo lực giới: một nghiên cứu gần đây cho thấy quan điểm khá phổ biến cho rằng phụ nữ
di cư thường dễ phải chịu bạo lực giới vì họ sống xa sự dẫn dắt và bảo vệ của gia đình mà
điều này cũng khuyến khích người chồng gây bạo lực với họ. Nguyên nhân của hiện
tượng này là do việc thiếu đi các mạng lưới xã hội cho lao động nữ di cư, cũng có nghĩa
là thiếu đi sự gắn kết về mặt xã hội tại địa bàn cư trú của người di cư và vì thế phụ nữ
chưa để mắt trơng chừng cho nhau.
Đơ thị hóa do di cư và “tăng dân số tự nhiên” tại các khu vực thành thị đã gây áp lực lên
cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội hiện tại. Đơ thị hóa nhanh chóng khơng được quản lý và
khơng có kế hoạch sẽ dẫn tới tăng áp lực dân số lên các dịch vụ đô thị như nhà ở, giáo
dục, chăm sóc y tế, nước sạch, vệ sinh và giao thông.
Nhà ở: Rất nhiều người nghèo đặc biệt là những người mới di cư đến hiện đang sống
trong những căn nhà trọ xây tạm và ở những khu vực mà cơ sở hạ tầng nghèo nàn hoặc
không có cơ sở hạ tầng, điện, hệ thống thốt nước và hệ thống giao thông công cộng
nghèo nàn hoặc không tồn tại159. Nhiều người di cư khác lại sống trong những nhà trọ
chất lượng thấp và trả tiền trọ hàng ngày hoặc sống tại nơi làm việc mà thường là các
công trường xây dựng. Những người di cư này cố gắng giành dụm tiền cho tương lai
hoặc gửi về cho gia đình, và vì thế phải giảm thiểu chi phí cho các nhu cầu tối thiểu của
mình. Họ chỉ sử dụng rất ít tiền cho việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe160 và thực tế này


dẫn đến điều kiện sống tạm bợ và không an toàn cho các cư dân và làm tăng các nguy cơ
về các bệnh lây nhiễm và sức khỏe kém
5. Đề xuất một số giải pháp phát huy tác động tích cực của di dân.

Một là, tạo mọi thuận lợi cho người dân di cư có nơi cư trú hợp pháp, được tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm an ninh.
Hai là, tạo điều kiện cho người nhập cư có việc làm tốt hơn, ổn định đời sống, phát huy
bản sắc văn hóa.
Ba là, đào tạo lao động có tay nghề, chun mơn, khuyến khích học tập, sáng tạo để phát

huy khía cạnh tích cực của đội ngũ lao động này.
Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi sát sao, hướng dẫn các địa
phương để tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho người nhập cư.
6. Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của di dân.

Một là, giảm bớt sự thiên lệch trong chính sách phát triển đơ thị và nông thôn; rút ngắn
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn: Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và
dịch vụ công; tăng vốn ngân sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn; xây dựng hạ tầng thương mại phục vụ lưu thông hàng hóa nơng-lâm-thủy sản,đặc
biệt là ở vùng sâu, vùng xa; triển khai rộng rãi hệ thống chính sách khuyến nơng.
Hai là, hồn chỉnh hệ thống chính sách hỗ trợ nơng nghiệp và nông dân; tăng cường
phạm vi, mức độ hỗ trợ người nông dân từ Nhà nước và từ bên ngoài (bằng nội lực,


người nông dân chỉ đủ mưu sinh để phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống,
họ cần có sự giúp đỡ, quan tâm của Nhà nước); trong đó, đặc biệt chú ý đến các chính
sách về quyền sử dụng đất, chính sách an sinh xã hội cho nơng dân. Hơn nữa cần đẩy
mạnh công tác giáo dục, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người nông dân.
Ba là, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng lao động thuần
nông, tăng tỷ trọng lao động làm các ngành nghề phi nông nghiệp; đồng thời, khuyến
khích mạnh mẽ người nơng dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chú trọng đến các biện pháp chống tái nghèo.
Năm là, mở rộng tính tương tác, tương hỗ trong giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn với những khu vực khác của xã hội; giải quyết các vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn hướng tới hiện đại và bền vững.




×