Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

P4P – Quảng cáo thế hệ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.05 KB, 2 trang )

P4P – Quảng cáo thế hệ mới
Từ tiếng rao vặt thời sơ khai đến quảng cáo trên báo, đài phát thanh, đài truyền hình, tờ rơi,
poster, panô, trên các phương tiện công cộng, tiếp đó là trên Internet, ngành quảng cáo có
khá nhiều phương tiện hữu hiệu. Và một loại hình quảng cáo vừa ra đời gần đây ngay lập
tức đã được sự quan tâm của giới quảng cáo ở các nước phát triển, đó là P4P.
P4P (Pay for performance hay Pay for Placement) được tạm dịch là “Quảng cáo bằng công
cụ tìm kiếm”, là loại hình quảng cáo do các công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm như Google
(dịch vụ Adwords), Overture (dịch vụ Sponsed search)… đưa ra. Các công ty có sản phẩm
cần quảng cáo đăng ký với các công ty có dịch vụ P4P, đưa thêm các từ khóa (keyword)
và… trả tiền. Khi người truy cập mạng tìm từ khóa đó, đường dẫn tới trang quảng cáo của
các công ty có sản phẩm cần quảng cáo đã trả tiền sẽ lập tức hiện lên.
Ví dụ khi tìm trong google với từ “perfume”, bạn sẽ thấy bên phải của kết quả sẽ hiện lên
một cột link tới các “nhà tài trợ”. Đó chính là các công ty có sản phẩm cần quảng cáo đã
đăng ký với Google theo từ khóa “perfume”. Trường hợp cùng một từ khóa và có quá
nhiều công ty muốn đăng ký để quảng cáo thì từ khóa này sẽ được bán đấu giá. Ai trả cao
hơn sẽ được lên cao hơn trong cột “Nhà tài trợ”.
Về ích lợi quảng bá, Adwords hay Overture đều triển khai dịch vụ này tới tất cả các trang
tìm kiếm chính như Yahoo, Infoseek, Google, MSN, Lycos, Fresheye… Vì vậy P4P hứa
hẹn mang lại một tốc độ quảng bá rất nhanh, trên diện rộng, vượt quy mô quốc gia.
Phương thức tính tiền của P4P là ngoài tiền để đấu giá keyword đưa link của trang mình
lên cao, khi có người click vào link của trang quảng cáo thì mới tính tiền. Vì vậy, công ty
quảng cáo chỉ phải trả giá thuê hợp lý mà vẫn đảm bảo truyền đạt được thông tin tới cho
đối tượng quảng cáo.
So sánh với các loại hình quảng cáo khác, P4P vẫn còn bị coi là “sơ khai”. Các trang quảng
cáo được link tới vẫn không khác những trang web thông thường là mấy. Giải thích cho
những nhược điểm này, các nhà kinh tế cho rằng, thứ nhất, P4P là loại hình quảng cáo tự
biên tự diễn, cứ có tiền đăng ký quảng cáo với các công ty dịch vụ là xong, không qua một
sự thẩm tra đánh giá nào. Thêm vào đó, các đường link dẫn tới các trang quảng cáo đều
phải tuân theo định dạng của trang tìm kiếm.
Vì vậy, các “nhà tài trợ” không có cách nào khác để làm cho link của mình bắt mắt người
dùng, ngoài việc trả tiền thật cao để được đưa link của mình lên trang đầu. Thứ hai, tuy


phương thức tính tiền theo số click vào link là hợp lý, nhưng vẫn không tránh khỏi tình
trạng những người tìm kiếm không quan tâm đến quảng cáo mà vẫn click lung tung vào
các link. Thứ ba, kỹ thuật Internet cũng như kỹ thuật quảng cáo hiện tại vẫn chưa đủ sức
làm P4P hấp dẫn người tiêu dùng (B2C – Business to Consumer) trong các lĩnh vực quảng
cáo đồ tiêu dùng hàng ngày như thực phẩm hay nước hoa… Vì vậy, hiện tại P4P vẫn đang
dừng ở mức quảng cáo sản phẩm giữa các công ty với nhau (B2B – Business to Business).
Hy vọng rằng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh doanh thông qua Internet,
P4P sẽ là một thị trường quảng cáo hứa hẹn. Không chỉ những khách hàng có thương hiệu
lớn cần quan tâm, mà các công ty quảng cáo cũng sẽ đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này.
Độc giả có thể tới trang đăng ký P4P của Google Việt Nam để tìm hiểu kỹ hơn về P4P do
Google Adwords cung cấp />

×