Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÁO cáo (CHUYÊN đề nội KHOA NGÀNH THÚ y) BỆNH KHÍ PHẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.4 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI – THÚ Y

BÁO CÁO NỘI KHOA 2
Chuyên đề:

BỆNH KHÍ PHẾ
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:


BỆNH KHÍ PHẾ
I. Đặc điểm
Bệnh khí phế của gia súc là bệnh làm cho gia súc khó thở và ngạt thở, tuy tỷ lệ
mắc bệnh không cao so với các bệnh cũng ở đường hơ hấp nhưng nó là ngun
nhân kế phát cho các bệnh khác và làm cho gia súc còi cọc, chậm lớn ảnh
hưởng đến kinh tế của người chăn ni.
Khí phế là hiện tượng khơng khí tích lại ở phế nang, hay tổ chức liên kết của
phế nang, làm cho diện tích phổi tăng lên, làm cho phế nang mất đàn tính
khơng khí khơng ln chuyển được bình thường làm cho gia súc khó thở, thậm
chí ngạt thở chết. Tùy vào vị trí tích khí ở phổi người ta chia ra làm 2 loại:
+ Khí phế trong phế nang.
+ Khí phế ngồi phế nang.

II. Khí phế trong phế nang
1. Đặc điểm
- Khí trong phế nang là hiện tượng khơng khí tích lại trong lịng phế nang làm
cho phế nang dãn ra (diện tích tăng từ 5 đến 10 lần), phế nang lúc này trở nên



mất đàn tính. Do vậy việc hơ hấp của gia súc trở nên khó khăn.
- Khí phế trong phế nang có thể giới hạn ở cục bộ, có khi tràn lan tồn bộ phổi.
- Có 2 thể: Thể cấp tính và thể mãn tính.

2. Nguyên nhân
-Viêm phổi dấn đến khí phế trong phế nang (nơi viêm có một số phế nang mất
chức năng hơ hấp, vì vậy một số phế nang bên cạnh phải hoạt động bù, gây nên
hiện tượng khí phế).
- Do gia súc phải làm việc nặng quá sức.
- Do kế phát từ 1 số bệnh khác (từ viêm mũi, viêm thanh quản cấp, viêm tiểu
phế quản).
3. Cơ chế sinh bệnh
- Do đường hô hấp trên, hay phế quản bị hẹp nên khơng khí từ phế nang đi
ra ngồi bị trở ngại, một ít khơng khí vẫn tích lại trong phế nang. Nhưng cơ thể
ln cần khơng khí (nhất là khi vận động) nên gia súc càng hô hấp mạnh hơn
(đặc biệt là hít vào), mỗi lần hơ hấp khơng khí lại tích lại trong phế nang, làm
cho phế nang to ra (5 -15 lần), chèn ép giữa phế nang và phế quản, đàn tính của
phế nang giảm, làm cho cơ thể thiếu oxy, trên lâm sàng thấy gia súc có hiện
tượng khó thở.
- Những phế nang phồng to chèn ép phế nang bên cạnh và tiểu phế quản,
làm cho hiện tượng khí phế càng lan rộng.


- Nếu kích thích bệnh lý cứ liên tục và lâu dài sẽ làm cho các sợi chun, sợi hồ
của phế nang bị thoái hoá, làm dãn phế nang, làm cho phế nang mất tác dụng
hô hấp, phổi dần dần teo lại, cơ thể càng thiếu oxy. Trên lâm sàng thấy gia súc
thở càng khó khăn thêm.
- Do máu ở phổi ứ lại nên tim phải co bóp nhiều và mạnh, tim phình to ra,
tiếng tim thứ hai tăng.


4.Triệu chứng
Ở thể cấp tính:
+ Nếu khí phế tràn lan thì gia súc có hiện tượng khó thở đột ngột.
+ Nếu khí phế cục bộ thì hiện tượng khó thở xuất hiện từ từ.
+ Niêm mạc mắt tím bầm.
+ Gõ vùng phổi thấy xuất hiện âm trống, vùng phổi mở rộng cả phía sau và
phía trước
+ Nghe phổi:
. Lúc đầu nghe thấy âm phế nang tăng, sau đó âm phế nang giảm (do phế nang
mất tính đàn hồi).
. Nếu khí phế kế phát từ bệnh viêm phế quản mãn, khi nghe phổi thấy âm ran
ướt hoặc âm ran khơ.
. Nếu khí phế do phế quản hẹp thì nghe vùng phổi thấy âm phế quản bệnh lý
hay âm vị tóc.


. Nếu khí phế do tắc phế quản thì nghe phổi khơng thấy âm phế nang.
Ở thể mãn tính: Về cơ bản giống như khí phế cấp tính, nhưng bệnh tiến triển
chậm. Con vật thở khó, làm việc dễ mệt, ngực phồng to, âm động mạch phổi
tăng, gia súc thường xun ho và gầy dần.

Hình: bị khó thở
5.Tiên lượng
Khí phế cấp tính có thể hồi phục được, nhưng khí phế mãn khó hồi phục.
6. Chẩn đốn
- Dựa vào biểu hiện khó thở và kết quả nghe vùng phổi.
- Dùng atropin tiêm dưới da cho gia súc. Nếu sau khi tiêm gia súc dễ thở
hơn thì đó là bệnh khí phế (do atropin làm giảm co thắt của cơ trơn phế quản).

7. Điều trị

**Hộ lý:


-Để gia súc nghỉ làm việc, nghỉ ngơi nơi yên tĩnh.
-Tư thế đầu cao đi thấp.
- Chăm sóc ni dưỡng tốt.
**Dùng thuốc điều trị:
- Dùng thuốc để loại trừ nguyên nhân gây bệnh: thuốc đặc hiệu điều trị bệnh
gây kế phát khí phế trong phế nang.
- Dùng atropinsulfat 0,1% : 0.01 – 0.02g hoặc ephedrin hydrocloric: 0.3 – 0.5g
hay adrenalin 0.1%: 2 – 3ml/ con. Tiêm dưới da cho đại gia súc ngày 1 lần.
**Lưu ý khi sử dụng:
- Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc và tác dụng phụ của thuốc khi xảy
ra cần có biện pháp can thịp kịp thời.
- Dùng thuốc trợ sức, trợ lực và bồi bổ cơ thể: có thể sử dụng một số loại thuốc
như: Viatamin nhóm B, thuốc trợ tim, dung dịch đường 5%, 10%.
II. Khí phế ngồi phế nang
1. Đặc điểm
- Do vách phế nang hay tiểu phế quản bị vỡ, khơng khí chui vào tổ chức liên
kết giữa các phế nang, làm rối loạn trao đổi khí ở phổi, gia súc ngạt thở và chết
rất nhanh.

2. Nguyên nhân


- Do ho kéo dài.
- Do gia súc làm việc quá nặng và liên tục, gia súc phải thở quá nhanh và mạnh
nên vách phế nang bị vỡ.
- Do trúng độc củ khoai hà.
- Do áp lực trong xoang bụng tăng ( trong bệnh chướng hơi dạ cỏ, trong quá

trình rặn đẻ…)
3. Cơ chế sinh bệnh
- Những nguyên nhân trên làm gia súc thở mạnh, dẫn đến phế nang hay tiểu
phế quản bị vỡ, khơng khí chui vào tổ chức giữa các phế nang, chèn ép phế
nang và phế quản, làm cho q trình hơ hấp ở phổi bị trở ngại nghiêm trọng,
gia súc khó thở, thậm chí ngạt thở.
- Do hiện tượng khí phế mà một số phế nang khác phải làm việc bù, khi làm
bù quá mức, các phế nang này lại bị rách, hiện tượng khí phế càng rộng.
- Khơng khí có thể vào máu, đi theo tĩnh mạch đến tổ chức dưới da mà gây
ra hiện tượng khí phế dưới da.
- Nếu bệnh trầm trọng cịn có thể gây tích khí trong xoang ngực

4. Triệu chứng
- Hiện tượng thở khó xảy ra đột ngột. Con vật hà mồm, thề lè lưỡi, lỗ mũi bành
ra để thở. Niêm mạc bầm tím. Bệnh tiến triển từ 1 – 2 giờ hay 1 – 2 ngày, gia


súc ngạt thở, chết.
- Mạch nhanh, tần số hô hấp tăng cao.
- Gõ vùng phổi: Xuất hiện âm bùng hơi lùi về phía sau .
- Nghe phổi: Thấy âm vị tóc. Nếu có sự kết hợp với viêm phế quản, cịn nghe
thấy âm ran khơ và âm ran ướt.
- Có hiện tượng khí phế dưới da, đặc biệt là da cổ, nách và ngực.
5. Tiên lượng
-Nếu bệnh nặng thì gia súc chết sau 1 – 2giờ.
-Nếu nhẹ thì bệnh kéo dài 2 – 3 ngày sẽ khỏi.
6. Chẩn đoán
- Điều tra chế độ sử dụng gia súc và khẩu phần ăn của gia súc.
- Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau:
+ Phù phổi: Nước mũi có lẫn bọt trắng.

+ Phù thanh quản: Gia súc hít vào khó, nghe phổi có tiếng thổi ống.
+ Vỡ thanh quản: Gia súc khơng khó thở.
7. Điều trị
**Hộ lý:
Cho gia súc nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, cho ăn thức ăn lỏng , ăn làm
nhiều bữa.
**Dùng thuốc điều trị :
- Dùng thuốc trợ tim: Cafein natribenzoat: Đại gia súc: 10 – 15 ml, tiểu gia súc:
5 – 10ml, tiêm dưới da, ngày 1 lần từ 3 – 5 ngày, hay long lão , Spactein.
-Dùng thuốc giảm ho và an thần:
+ Codein- photphat: Trâu bò : 10 – 15g , Bê nghé: 5 – 10g; Lợn 1 – 2g; Chó:
0.03 – 0.05g.
+ Bicarbonatnatri: Trâu, bò: 15g; Bê, nghé: 5 – 10g; Lợn, chó 2 – 5g /con (Hồ
vào nước cho uống, ngày 1 lần).
- Dùng dầu nóng xoa bóp vào nợ khí phế dưới da. Nếu cần thiết thì lấy kim
chọc vào để tháo khí.
- Nếu khí phế do trúng độc khoai hà thì dùng nước oxy già 0,5% (0.5 – 1lít)


cho gia súc uống hay thụt vào trực tràng.
IV. Một số bệnh liên quan đến khí phế ở gia súc:
1. Bệnh viêm phế quản ở mèo
1.1 Đặc điểm
Bệnh hay xảy ra ở chó, mèo khi thời tiết thay đổi từ ấm sang lạnh ẩm, thường
từ cuối thu sang đông và đến đầu mùa xuân.
1.2 Nguyên nhân
- Do nhiễm cùng lúc một số lồi vi khuẩn gây bệnh đường hơ hấp như: liên
cầu, tụ cầu. Klebsiella pneumoniae, Boerdetella brouchiseptica.
- Thường do kế phát của một số bệnh nhiễm trung như care, viêm ruột, bệnh ký
sinh trùng.

- Do thời tiết và vệ sinh mơi trường, hít phải khói bụi, hố chất gây kích thích
đường hơ hấp
- Do thức ăn, nước uống sắc xuống đường hơ hấp.
1.3 Triệu chứng
Do chất kích thích vào đường hô hấp tác động đến thần kinh gây ho và nếu tác
động lâu sẽ sinh bệnh tích viêm, niêm mạc sưng do viêm hoặc sung huyết sẽ
làm hẹp đường hơ hấp, các chất phân tiết bịt kín đường khơng khí làm cho khó
thở. Những biểu hiện đặc trưng nhất là:
+ Mèo bị ho, khó thở nhất là vào buổi sáng, lúc đầu ho khan sau trở thành ho
ướt và kéo dài.
+ Thở khị khè có tiêng ran, chảy nước mắt, nước mũi liên tục.
+ Có thể kèm theo sốt: 39,5 – 40,5 độ C, mệt mỏi bỏ ăn.
+ Viêm phế quản mãn tính thường khơng sốt nhưng ho kéo dài, có lúc ho ra
đờm đặc nhầy.
1.4 Điều trị
Dùng kháng sinh diệt nguyên nhân gây bệnh: có thể dùng Penicillin,


Gentamycin, streptomycin...
+ Penicillin: tiêm bắp liều 500.000 UI/ ngày, chia làm 2 đến 3 lần trong ngày.
+ Gentamycin: tiêm bắp liều 10mg/kg TT, chia 2 lần trong ngày.
+ Streptomycin: tiêm bắp liều 20 – 25mg/kg TT, chia 2 đến 3 lần trong ngày.
Thuốc chữa triệu chứng: Ephedrin, Dimedron: tiêm bắp 2 ống x 1 ml/ngày
Thuốc bổ trợ: Vitamin C, Vitamin B1, Cafein 5%, dung dịch Glucose 30%...
+ Cafein 5%, tiêm bắp 5ml/con.
+ VitaminB1 25%, tiêm bắp 4ml/con.
+ VitaminC 5%, tiêm bắp 4ml/con.
+ Glucose 30%, tiêm bắp 5ml/con.
Truyền


huyết thanh mặn đẳng trương (trong những trường hợp thú yếu).

Hộ lý: Tăng cường chăm sóc, ni dưỡng tốt.
1.5 Phịng bệnh
Nơi ở của mèo phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm phải đảm
bảo ấm mùa đơng, thống mùa hè.
Tiêm vacxin phịng bệnh cho chó định kỳ các loại sau: dại, carre, viêm gan
truyền nhiễm, ho cũi chó,.. để khơng nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, trên
cơ sở đó có khả năng đề kháng bệnh về hô hấp.
2. Bệnh "Viêm khí quản- phế quản truyền nhiễm" của chó. (Infectious
Trachebronchitis-Kennel Cough).
2.1 Đặc điểm
Bệnh gây ra nhiều nhất ở chó dưới 6 tháng tuổi, chó nhập từ nước ngồi, chó
chuyển vùng vào đợt đợt rét lạnh, ẩm ướt hoặc chó bị nhiều stress bất lợi
khác... đều có khả năng mang căn bệnh " Viêm khí quản- phế quản truyền
nhiễm" - Infectious Trachebronchitis- hay còn gọi là "Bệnh ho khan" "ho như
tiếng ngỗng kêu", một số tài liệu dịch sang Tiếng Việt là "Bệnh Ho ở cũi chó"
( Tiếng Anh: Kennel Cough).
2.2 Nguyên nhân
Do Virus Canine parainfluenza kết hợp với một số vi khuẩn khác ở đường hô


hấp như : Bordetella bronchiseptica... Mycoplasma
2.3 Triệu chứng
- Bệnh lây lan nhanh làm chết nhiều chó với các triệu chứng ho khạc kéo dài từ
7- 21 ngày do viêm đường hô hấp trên, mặc dù lúc đầu vẫn ăn khỏe, nhanh
nhẹn, khơng sốt, khó có thể biết chó đã mang bệnh.
- Nếu tiến triển nặng chó sẽ bị viêm phổi, sốt, bỏ ăn. Nếu có phụ nhiễm các
bệnh khác thì tử số sẽ cao
- Quan sát kỹ: mắt đục, có dữ ghèn, gương mũi luôn luôn khô, ráp và chảy dịch

xanh, hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều dịch chảy ra...bệnh
chuyển sang mãn tính, chó gầy sút nhanh do kế phát các bệnh vi khuẩn, virus
khác: Parvovirus, Carre... tiêu chảy, phân nát có nhày máu, hơi tanh , nôn ra
dịch nhớt vàng từ dạ dày lẫn nhớt, rối loạn chức năng gan, thận và chết đột
ngột do khó thở, trụy hơ hấp, mất nước và trụy tim mạch.
- Bệnh thường diễn biến kéo dài tới nhiều tuần, thậm chí tới 2 tháng. Những
con được chữa trị theo triệu chứng, tưởng chừng đã khỏi, sau vài tuần bị lại, tỷ
lệ tử vong rất cao. Giai đoạn cuối của bệnh khi sức đề kháng giảm sút sẽ kế
phát các bệnh : Carré, Parvovirus với các triệu chứng điển hình như: tiêu chảy
có máu, loạng choạng, run rẩy, xuất hiện từng cơn co giật động kinh.
- Bệnh lây thông qua môi trường, dụng cụ chăn nuôi, chất thải ô nhiễm hoặc
tiếp xúc trực tiếp giữa chó mang trùng và chó khỏe, đặc biệt các nơi tập trung
nhiều chó nguồn gốc khác nhau hoặc không rõ nguồn gốc. Các giống chó ngoại
như: Saint Bernard, Tibetan Mastiff ( Thần khuyển Tây tạng ), Bulldog, Phốc
sóc, Husky, Dachshund, Pug... sức đề kháng kém hơn chó địa phương tỷ lệ mắc
bệnh và tử vong khá cao. Chó ni tại miền Bắc khí hậu lạnh và ẩm ướt mắc
bệnh trầm trọng và khó chữa hơn chó ni ở miền Nam.
2.4 Chẩn đốn
- Chủ yếu căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng và Dịch tễ học
- Chẩn đoán xét nghiệm phân lập virus, vi khuẩn trong phịng thí nghiệm kết
quả khơng cao và khơng kịp thời.


- Chụp X-quang phổi chỉ rõ khi đã mắc bệnh kéo dài viêm phổi kế phát do vi
khuẩn.
2.5 Điều trị
Không có thuốc đặc hiệu. Phần lớn điều trị theo triệu chứng : Truyền bù dịch
và điện giải, năng lượng, kháng sinh chống các bệnh kế phát, trợ sức, hỗ trợ hơ
hấp và chăm sóc đặc biệt.
2.6 Phịng bệnh

Tiêm phịng vacxin 7 bệnh đầy đủ: Recombitek, Vanguard-plus5-CV/L ...
Biện pháp nuôi cách ly ít nhất 2 tuần những con chó mới về chưa có an tồn
dịch, tẩy trùng và để trống khu ni có dịch một thời gian là rất cần thiết. Giữ
ấm, khô ráo, chế độ ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng có giá trị tăng sức đề kháng,
tăng hiệu quả miễn dịch.
3. Bệnh viêm khí quản truyền nhiễm ở Bị
3.1 Đặc điểm
Bệnh viêm khí quản truyền nhiễm ở bị (Infectious Bovine Rhinotracheitis IBR) do một loại virus AND có tên Bovine Herpes virus 1 (BHV 1), loại virus
này không gây bệnh cho lợn và ngựa. Bệnh thường xảy ra với bê 5-7 tháng
tuổi.
3.2 Triệu chứng
- Các triệu chứng hô hấp thể hiện trong bệnh viêm khí quản truyền nhiễm ở bị
thường là viêm cấp tính ở đường hơ hấp trên. Thời gian nung bệnh rất nhanh,
thân nhiệt tăng cao 40-41,7 độ C.
- Bị ăn ít, mệt mỏi. Sau 24 tiếng nước mắt và nước mũi chảy do viêm niêm
mạc mũi và giác mạc mắt, thở nhanh, ho khan liên tục, có tiếng ran bên trong
phế nan. Chất tiết trong xoang mũi ngày càng dày đặc, có lẫn máu, sau có lẫn
mủ. Niêm mạc xoang mũi tạo màng giả, niêm mạc sưng với rất nhiều mao
mạch nổi rõ. Đôi khi chất tiết có mùi hơi thối, bị khó thở. Một số trường hợp
chuyển biến thành phế quản phế viêm do nhiều vi khuẩn.
- Bệnh càng trầm trọng thì gia súc có thể chết trong vịng hai tuần. Đơi khi


bệnh cũng tiến triển ở dạng khơng điển hình, thương xảy ra các đàn gia súc có
mật độ cao. Virus dễ dàng lan truyền, khả năng nhiễm bệnh cao.
- Ở đàn có mật độ gia súc thấp khi kiểm tra bệnh tiến hành xác định kháng thể
chống virus này trong máu. Virus gây bệnh IBR có thể gây sảy thai vào tháng
thứ 5-7. Đơi khi dùng vacxin sống phịng bệnh cũng có thể gây sảy thai nếu
dùng trước tháng thứ năm đối với bò chửa, nhưng tiêm vào tháng thứ 9 thì
khơng ảnh hưởng. Thai sảy thường thấy những nốt hoại tử ở gan, lách, tụ máu

dưới da.
3.3 Phòng và trị bệnh
- Vì vậy là bệnh do virus nên việc phòng bệnh chủ yếu dựa vào vệ sinh, quản
lý, tiêm phòng. Khi bò bệnh cần kết hợp biện pháp phòng trừ tổng hợp và điều
trị tiêm kháng sinh trị các vi khuẩn kế phát.
- Kháng sinh trị các loài vi khuẩn kế phát: Có thể chọn lựa một trong các loại
kháng sinh sau:
+ Vimetryl 100: 1ml/20kg thể trọng
+ Vine Spiro F.D.P: 1ml/10-15kg thể trọng
+ Hoặc Vime linspec: 1 ml/10 kg thể trọng.
Trị triệu chứng
+ Vime - Liptyl: 1ml/15-20 kg thể trọng
+ Ketovel: 1ml/16-25kg thể trọng
Trợ sức trợ lực:
+ Bcomplex fortifed: 1ml/15-20kg thể trọng, tuần 1 lần
+ Vimekat: 1 ml/10 kg thể trọng. 5 ngày 1 lần.
+ Canlamin, Vitamin C, Depancy.



Tài liệu tham khảo
Bài giảng nội khoa gia súc. Ths Phan Thị Hồng Phúc, Trường ĐH Nông Lâm
Thái Nguyên, 2006
Bệnh nội khoa gia súc, TS Phạm Ngọc Thạch, 2006, NXB Nơng nghiệp
Hướng dẫn phịng trị bệnh ký sinh trùng bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa,
PGS.TS Phạm Sỹ Lăng- PGS.TS Lê Văn Tạo, 2002 NXB Nông nghiệp
100 câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc gia cầm, PTS Trần Minh Châu,
2005, NXB Nơng nghiệp
Kỹ thuật ni chó mèo và cách phịng trị bệnh thường gặp, Ks Tơ Du -Ks
Xuân Giao,2006,NXB Lao động - Xã hội.

/> /> /> /> />


×