Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Xây dựng hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã văn lãng huyện yên bình tỉnh yên bái giai đoạn từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 3 năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.47 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN GIA TÙNG LÂM
Tên đề tài:
XÂY DỰNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN LÃNG, HUYỆN
YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 1 NĂM 2018
ĐẾN THÁNG 3 NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khóa học

: 2014 - 2018

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Thái Nguyên – 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN GIA TÙNG LÂM
Tên đề tài:
XÂY DỰNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN LÃNG, HUYỆN
YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 1 NĂM 2018
ĐẾN THÁNG 3 NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp

: K46 – QLĐ Đ – N04

Khóa học

: 2014 - 2018


Khoa

: Quản lý tài nguyên

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Đỗ Sơn Tùng

Thái Nguyên – 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện, em đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Quản lý tài nguyên. Các thầy cô đã
trang bị cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành làm hành trang cho
em vững bước về sau.
Để hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp và chuyên đề tốt nghiệp này,
ngồi sự nỗ lực của bản thân, em cịn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình
của thầy giáo Th.S Đỗ Sơn Tùng, sự giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa
Quản lý tài nguyên cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo Văn
Phịng đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thái Nguyên. Sự
động viên của gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề
tốt nghiệp này.
Trong chun đề sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cơ cùng các bạn sinh viên để em có
thể vững bước hơn trong chuyên môn sau này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Th.S Đỗ Sơn

Tùng cùng các thầy cô trong Trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun, Khoa
Quản lý tài ngun, kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Gia Tùng Lâm


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Văn Lãng năm 2016 ...................... 28
Bảng 4.2. Thống kê danh sách các chủ sử dụng ............................................. 31
Bảng 4.3. Kết quả xét đơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã
Văn Lãng năm 2017 ........................................................................................ 32
Bảng 4.4. Kết quả cấp lần đầu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
xã Văn Lãng năm 2017 ................................................................................... 33
Bảng 4.5. Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn xã Văn Lãng ................................................................... 34
Bảng 4.6. Tổng hợp các trường hợp vi phạm không được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân tại xã Văn Lãng ......... 35
Bảng 4.7. Kết quả lấy ý kiến của đánh giá của người dân về công tác đăng ký,
cấp Giấy chứng nhận QSDĐ của xã Văn Lãng .............................................. 37



iii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Vị trí huyện n Bình, tỉnh Yên Bái........................................... 23


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP

Chính phủ

CT – TTg

Chỉ thị Thủ tướng

ĐKĐĐ

Đăng kí đất đai

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HSĐC

Hồ sơ địa chính



Nghị định

NĐ – CP

Nghị định Chính phủ

Nxb

Nhà xuất bản

QĐ – UBND

Quyết định Ủy ban nhân dân

QĐ – BTNMT

Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường


TT – BTNMT

Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường

TT – TCĐ

Thơng tư Tổng cục Địa chính

UBND

Ủy ban nhân dân

VPĐK

Văn phịng đăng kí


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa khoa học........................................................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học....................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài......................................................... 4
2.1.1. Một số quy định chung............................................................................ 4
2.1.2. Khái quát về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............ 7
2.2. Tình hình công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước ... 15
2.2.1. Tình hình cơng tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước 15
2.2.2. Tình hình cơng tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
tỉnh Yên Bái .................................................................................................... 17
2.2.3. Tình hình cơng tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
xã Văn Lãng .................................................................................................... 17
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19


vi

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.3.1. Đánh giá tình hình cơ bản của xã Văn Lãng ......................................... 19
3.3.2. Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
xã Văn Lãng .................................................................................................... 19
3.3.3. Đánh giá ý kiến của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ ............... 20
3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp ................................ 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp ...................................... 20
3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ....................................... 20
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 21
3.4.4. Phương pháp so sánh............................................................................. 21
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 22
4.1. Giới thiệu về khu đo ................................................................................. 22
4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 22
4.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên ....................................................................... 22
4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế ................................................................. 23
4.2. Đánh giá sơ lược về tình hình quản lý và sử dụng đất ............................. 24
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai ...................................................................... 24
4.2.2. Tình hình sử dụng đất ........................................................................... 27
4.3. Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả
đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn xã Văn Lãng, huyện n Bình,
tỉnh Yên Bái .................................................................................................... 29
4.3.1 Đánh giá kết quả tổ chức kê khai đất đai sau khi đo đạc ....................... 29
4.3.2. Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả
đo đạc thành lập bản đồ địa chính ................................................................... 33


vii

4.3.3. Đánh giá những tồn đọng, vướng mắc trong quá trình cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Văn Lãng ......................................... 35
4.4. Đánh giá ý kiến của người dân về công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy
chứng nhận QSDĐ của xã Văn Lãng .............................................................. 36
4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Văn Lãng ............................................. 40
4.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 40
4.5.2. Khó khăn ............................................................................................... 41

4.5.3. Giải pháp ............................................................................................... 41
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 45


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai luôn là nguồn lực tự nhiên có vai trị quan trọng trong q trình
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta
đang trong quá trình đổi mới, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất
nước, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa thì vai trò của đất đai và các quan hệ đất đai ngày càng được nhìn
nhận đầy đủ hơn, tồn diện hơn và khoa học hơn. Nhằm phát huy nguồn lực
đất đai, khai thác, bảo tồn và sử dụng có hiệu quả đất đai thì việc quản lý của
Nhà nước đối với đất đai là việc làm hết sức cần thiết. Là đại diện chủ sở hữu
toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước, Nhà nước có đầy đủ các quyền năng của
chủ sở hữu, đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đất
đai. Tuy nhiên trên thực tế, Nhà nước không trực tiếp khai thác lợi ích trên
từng mảnh đất mà việc làm này thuộc về các chủ thể được Nhà nước giao
quyền sử dụng đất. Việc trao quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng
đất một mặt thể hiện ý chí của Nhà nước đối với chức năng nắm quyền lực
trong tay, mặt khác thể hiện ý chí của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất
đai. Hiện nay nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng do dân số tăng, kinh tế
phát triển đặc biệt là q trình cơng nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang
diễn ra mạnh mẽ mà đất đai thì có hạn về diện tích. Chính những điều này làm

cho việc phân bổ đất đai vào các mục đích khác nhau ngày càng trở lên khó
khăn, các quan hệ đất đai càng thay đổi với tốc độ chóng mặt và ngày càng
phức tạp.
Để khắc phục tình trạng nêu trên thì cơng tác đăng ký đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất có vai trò hết sức quan trọng. Đăng ký đất đai


2

thực chất là thủ tục hành chính bắt buộc nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa
chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng đất
hợp pháp, nhằm thiết lập mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng trên
cơ sở đó Nhà nước nắm chắc và quản chặt tồn bộ đất đai theo pháp luật. Từ
đó, chế độ sở hữu tồn dân đối với đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng được bảo vệ và phát huy, đảm bảo đất đai được sử dụng đầy
đủ, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Mặt khác, nó cịn tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân sử dụng đất ổn định lâu dài đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, điều đó
góp phần ổn định kinh tế chính trị, xã hội, người dân yên tâm sản xuất đầu tư,
tạo được niềm tin cho nhân dân vào Đảng và Nhà nước ta.
Trên thực tế hiện nay công tác này, ở một số địa phương, diễn ra rất
chậm, hiệu quả công việc chưa cao, tình trạng quản lý lỏng lẻo, tài liệu chưa
chính xác, việc mua bán chuyển nhượng đất đai diễn ra ngầm chưa thơng qua
cơ quan nhà nước, tình hình lấn chiếm, tranh chấp đất đai vẫn còn xảy ra nhiều.
Xã Văn Lãng, huyện n Bình cũng khơng nằm ngồi thực tế chung đó.
Đặc biệt trong giai đoạn 2016-2017 trên địa bàn xã đã tiến hành công tác đo
đạc lại địa giới hành chính, thành lập bản đồ địa chính điều này đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai nói
chung và cơng tác cấp GCNQSDĐ nói riêng. Tuy nhiên trong quá trình kê
khai cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ vẫn cịn tồn tại một số hạn chế và yếu
kếm. Vì vậy cần tiến hành đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong công

tác kê khai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để từ đó tìm ra ngun
nhân và tìm cách khắc phục để giúp cho cơng tác cấp giấy chứng nhận nói
riêng và cơng tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung đạt được hiệu quả
cao hơn.
Xuất phát từ thực tế nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề
đồng thời được sự đồng ý của của Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên,


3

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo –
Th.S. Đỗ Sơn Tùng em đã nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hồ sơ địa chính và
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Văn Lãng, huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái giai đoạn từ “tháng 1 năm 2018 đến tháng 3 năm 2018”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả
đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn xã Văn Lãng giai đoạn từ tháng
1 năm 2018 đến tháng 3 năm 2018.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được tình hình cơ bản của xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh
Yên Bái.
- Đánh giá được công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Đánh giá được ý kiến của người dân về cơng tác đăng kí đất đai, cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn và đưa ra được những giải
pháp phải phù hợp với địa phương.
1.3. Ý nghĩa khoa học
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Củng cố kiến thức đã học và bước đầu làm quen với cơng tác cấp
GCNQSDĐ ngồi thực tế.
- Đồng thời nắm vững được những quy định của Luật Đất đai năm 2013
và những văn bản dưới luật về công tác cấp GCNQSDĐ.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác kê khai, xét duyệt cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh n
Bái, từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác cấp GCNQSDĐ của xã
đạt hiệu quả hơn.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1. Một số quy định chung
2.1.1.1. Cơ sở lí luận
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư,
xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Song thực tế đất đai là
tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí giới hạn trong không gian.
Cùng với thời gian giá trị của đất có sự biến đổi theo chiều hướng xấu đi hoặc
tốt lên điều đó phụ thuộc vào việc khai thác và sử dụng của con người.
Trong những năm gần đây, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển
mạnh mẽ, đi đơi với sự phát triển đó là nhu cầu về sử dụng đất của các ngành,
các lĩnh vực và các địa phương ngày càng tăng dẫn đến tình hình sử dụng đất
ngày càng nhiều biến động.

Chính vì vậy, cơng tác quản lý và sử dụng đất đai đã và đang được Đảng
và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Một trong các nội dung đó là cơng tác đăng
ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính. Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng
đất hợp pháp. Nó được cấp cho người sử dụng đất để họ có cơ sở pháp lý thực
hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất là bộ phận cấu thành của hồ sơ địa chính. Hồ sơ địa chính là hệ thống
tài liệu, số liệu, sổ sách, bản đồ chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt
tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý đất đai đã được thiết lập trong quá trình đo đạc,
lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp


5

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông qua công tác đăng ký đất đai, Nhà
nước nắm bắt được các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và pháp
lý của thửa đất thì mới thực sự nắm chắc được tình hình sử dụng đất và quản
lý chặt chẽ mọi biến động đất đai theo đúng pháp luật.
2.1.1.2. Cơ sở pháp lý
Công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo thông qua hệ thống các văn bản pháp luật sau:
- Luật Đất đai 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013 có hiệu lực thi hành vào
ngày 01 tháng 7 năm 2014.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết
thi hành một số điều của luật Đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014).
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về giá đất.
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về tiền sử dụng đất.
- Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về tiền
thuê, đất thuê mặt nước.
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Có hiệu lực từ
05/07/2014).
- Thơng tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Mơi trường về hồ sơ địa chính.
- Thơng tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Mơi trường về bản đồ địa chính.
- Thơng tư 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất.


6

- Thông tư 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15
tháng 5 năm 2014 quy định về tiền thuê, đất thuê mặt nước.
- Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi,bổ
sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP
ngày 22/07/2013 của Chính phủ.
Ngồi ra cịn có hàng loạt các văn bản khác của Chính phủ, các Thơng tư
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư liên tịch của Bộ Tài nguyên và Môi
trường,... nhằm hướng dẫn thi hành luật Đất đai. Thông qua các văn bản này, các
cơ quan quản lý của Nhà nước đã định hướng đúng cho việc QLĐĐ, qua đó thiết
lập một cơ chế QLĐĐ và thống nhất từ trung ương đến địa phương.
2.1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Luật Đất đai ngày
29/11/2013 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014. Luật Đất đai năm 2013 có

14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết
được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai
năm 2003. Luật Đất đai 2013 đó sửa đổi từ 13 nội dung thành 15 nội dung
Quản lý nhà nước về đất đai cho phù hợp với tình hình mới. Tại Điều 22 Luật
Đất đai 2013 quy định[9] :
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra
xây dựng giá đất.


7

4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thơng tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Trong Luật Đất đai 2013 nội dung cấp GCNQSDĐ là một trong những
nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2.1.2. Khái quát về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đăng kí đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là thủ tục hành
chính do cơ quan Nhà nước thực hiện đối với đối tượng là các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất (gọi chung là người sử dụng đất) nhằm xác lập mối
quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để
Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của người sử dụng.


8

2.1.2.1. Đăng kí đất đai
* Khái niệm
Khái niệm về ĐKĐĐ: Tại khoản 15 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi
nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính”. [9]
Đăng kí đất đai có 2 loại:
Đăng ký ban đầu:
Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăng ký
lần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền
quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
Đăng ký ban đầu được thực hiện trong các trường hợp: được nhà nước
giao đất, cho thuê đất;người đang sử dụng đất mà chưa có giấy chứng nhận.

Đăng ký biến động:
Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng
ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc
một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.
Đăng ký biến động về sử dụng đất được thực hiện đối với người thực sử
dụng thửa đất đã được cấp GCNQSDĐ mà có thay đổi về việc sử dụng đất
trong các trường hợp: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo
lãnh, góp vốn; Người sử dụng đất được được phép đổi tên; Có thay đổi hình
dạng, kích thước thửa đất; Chuyển mục đích sử dụng đất; Thay đổi thời hạn
sử dụng đất; Chuyển từ hình thức giao đất có thu tiền sang thuê đất; Có thay
đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất; Nhà nước thu hồi đất.


9

* Các đối tượng đăng kí quyền sử dụng đất
Theo Điều 5 Luật Đất đai 2013 Người sử dụng đất Người sử dụng đất
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận
chuyển quyền sử dụng đất, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự
nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau
đây gọi chung là tổ chức).
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân).
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên
cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư
tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dịng họ.
4. Cơ sở tơn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh

đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của
tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tơn giáo.
5. Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngồi có chức
năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ
chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại
diện của tổ chức liên chính phủ.
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về
quốc tịch.
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà
đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp
luật về đầu tư.[9]


10

2.1.2.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
* Khái niệm
Khái niệm đất đai: Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao
gồm tất cả các yếu cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề
mặt đó như: Khí hậu bề mặt thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích
sát bề mặt, cùng với khống sản và nước ngầm trong lịng đất, tập đoàn động
thực vật, trạng thái định cư của con người và các kết quả của con người trong
quá khứ và hiện tại để lại.
Khái niện về GCN: Giấy chứng nhận là tên gọi chung của các loại giấy
chứng nhận về quyền sử dụng đất, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở.

Khái niệm về GCNQSDĐ: Tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy
định: GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là
chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.[9]
* Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Điều 98 Luật đất đai 201, nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất
đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà
có u cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.


11

- Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu
chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên
của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài
sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường
hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có u cầu thì cấp chung một Giấy chứng
nhận và trao cho người đại diện.
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất sau khi đã hồn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định
của pháp luật.
- Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền
với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được

miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất
hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và
họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi
tên một người.
- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp
chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận


12

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi
cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
- Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số
liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận
đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa
đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, khơng có tranh chấp với
những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện
tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không
phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới
thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc
thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện

tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định tại Điều 99 của Luật đát đai 2013.[9]
* Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 105 Luật đất đai 2013, quy định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tơn giáo;
người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và
môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.


13

- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây
dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn
liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng thì do cơ quan
tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.[9]
* Một số quy định trong việc lập hồ sơ địa chính
Khái niệm: Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thơng tin chi tiết
về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài

sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu
cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.[3]
Các tài liệu của hồ sơ địa chính theo quy định tại Điều 47 của Luật Đất
đai gồm có:[9]
- Sổ địa chính (Mẫu 01/ĐK);
- Sổ mục kê đất đai (Mẫu 02/ĐK);
- Sổ theo dõi biến động đất đai (Mẫu 03/ĐK);
- Bản đồ địa chính.
Thơng qua cơng tác lập HSĐC và cấp GCNQSDĐ là cơ sở để xác lập
mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Đây là cơ
sở để Nhà nước bảo hộ đầy đủ về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sử
dụng đất. Đồng thời đây cũng chính là nội dung làm tiền đề và hướng tới hoàn
thiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai khác, Cụ thể:


14

- Hồn thiện hơn các quy định về trình tự thủ tục trong hoạt động cấp
GCNQSDĐ.
- Đối với công tác điều tra, đo đạc thì kết quả điều tra, đo đạc là cơ sở
kỹ thuật cho việc xác định vị trí, hình thể kích thước, diện tích, loại đất và tên
chủ sử dụng đất để phục vụ yêu cầu tổ chức kê khai xét duyệt đăng ký đất đai.
- Đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đó sẽ là căn cứ định
hướng cho việc giao đất để đảm bảo việc sử dụng quỹ đất một cách ổn định,
hợp lý có hiệu quả.
- Trong cơng tác phân hạng và định giá đất là cơ sở cho việc xác định
trách nhiệm tài chính của người sử dụng đất trước và sau khi đăng ký cấp
GCNQSDĐ.
- Là cơ sở để thực hiện công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai.
- Là cơ sở để tiến hành thống kê đất đai và kiểm kê đất đai.

- Đăng ký cấp GCNQSDĐ là cơ sở để quyền sử dụng đất được tham gia
thị trường bất động sản một cách thuận lợi.
* Nguyên tắc cập nhật, chỉnh lý lập hồ sơ địa chính
- Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
- Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ
tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai.
- Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với
Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử
dụng đất. [3]
2.1.2.3. Vai trò của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
* Đối với Nhà nước
- Công tác cấp GCNQSDĐ giúp Nhà nước nắm chắc được tình hình đất
đai tức là biết rõ các thơng tin chính xác về số lượng và chất lượng, đặc điểm
về tình hình hiện trạng của việc quản lý sử dụng đất.


15

- Cấp GCNQSDĐ là căn cứ pháp lý đầy đủ giải quyết mối quan hệ về
đất đai, cũng là cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử
dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất.
- GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý giúp Nhà nước xử lý vi phạm về đất đai.
- Từ việc nắm chắc tình hình đất đai, Nhà nước sẽ thực hiện phân phối
lại đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước thực hiện quyền
chuyển giao, quyền sử dụng từ các chủ thể khác nhau. Cụ thể hơn nữa là Nhà
nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và thu
hồi đất. Vì vậy cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung quan trọng trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai.
* Đối với người sử dụng đất
- GCNQSDĐ là giấy tờ thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước

với người sử dụng đất. Giúp cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, yên
tâm đầu tư trên mảnh đất của mình.
- GCNQSDĐ là điều kiện để người sử dụng đất được bảo hộ các quyền
và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất.
- GCNQSDĐ là điều kiện để đất đai được tham gia vào thị trường bất
động sản.
2.2. Tình hình cơng tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước
2.2.1. Tình hình công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước
Công tác cấp GCNQSDĐ trên phạm vi cả nước trong thời gian qua đạt
được những kết quả như sau[1]:
Công tác đo đạc, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã có những kết quả
đáng ghi nhận. Với sự chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt của Tổng cục, công tác đo
đạc, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã được các địa phương thực hiện tốt. Kết
quả đến nay, cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính đạt trên 70% tổng diện
tích tự nhiên và đã cơ bản hồn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử


16

dụng đất theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội; cả nước đã cấp
41,8 triệu Giấy chứng nhận với tổng diện tích hơn 22,9 triệu ha, đạt 94,9%
diện tích các loại đất cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ
điều kiện cấp giấy. Trong đó:
Đất sản xuất nông nghiệp đạt 90,3%;
Đất lâm nghiệp đạt 98,2%
Đất ở đô thị đạt 96,8 %
Đất ở nông thôn đạt 94,5 %
Đất chuyên dùng đạt 85 %.
Hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai một cấp theo quy định của Luật Đất
đai và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng đã được Tổng cục đôn đốc,

hướng dẫn các địa phương thực hiện có hiệu quả trong năm vừa qua. Đặc biệt
trong năm 2015, được sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ và lãnh đạo Bộ,
Tổng cục đã tập trung triển khai, hướng dẫn các địa phương thực hiện cơng
tác rà sốt, cắm mốc giới, đo đạc, lập hồ sơ ranh giới, hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông, lâm trường; phục vụ đắc
lực cho việc ban hành Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 của Quốc hội ngày
27/11/2015 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nơng trường, lâm
trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản
lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng.
HSĐC bao gồm: Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi
BĐĐĐ có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số để phục
vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã. Việc lập HSĐC ở nhiều địa phương còn chưa
đầy đủ (đạt khoảng 70%).


×