Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ quét tờ bản đồ địa chính số 27 28 29 30 31 phục vụ công tác quản lý đất đai phường quang trung thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG QUỐC CƢỜNG
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ QUÉT TỜ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SỐ
27, 28, 29, 30, 31 PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN PHƢỜNG QUANG TRUNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa

: 2013 – 2017

THÁI NGUYÊN – 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM



HỒNG QUỐC CƢỜNG
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ QUÉT TỜ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SỐ
27, 28, 29, 30, 31 PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN PHƢỜNG QUANG TRUNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp

: K45 – QLĐĐ – N02

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa

: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lợi

THÁI NGUYÊN – 2017



i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại các
trƣờng Đại học. Đây là thời gian giúp cho sinh viên làm quen với các cơng tác
nghiên cứu khóa học và học hỏi thêm kiến thức chuyên môn, củng cố những
kiến thức lý thuyết và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế, là kết qủa của
quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh
nghiêm để phục vụ cho q trình cơng tác sau này.
Trải qua thời gian 4 năm học tập và rèn luyện đạo đức tại trƣờng, bản
thân em đã đƣợc sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cơ giáo trong khoa
Quản lý Tài nguyên, cũng nhƣ các thầy, cơ giáo trong Ban Giám hiệu Nhà
trƣờng, các Phịng ban và phịng Đào tạo của Trƣờng Đại học Nơng lâm.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt
nghiệp của em đã hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các
thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã giảng dạy và hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm
quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại
trƣờng, tạo điều kiện cho em đƣợc trải nghiệm thực tế về cơng việc và ngành nghề
mà mình đang học tại Công ty cổ phần trắc địa địa chính và xây dựng Thăng
Long. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến ban Lãnh đạo Công ty cổ phần trắc
địa địa chính và xây dựng Thăng Long, các chú, các anh trong Đội đo đạc đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong thời gian thực tập. Đặc biệt em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới Cô giáo – TS.Nguyễn Thị Lợi đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ
em trong q trình hồn thành khóa luận này.
Cuối cùng em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những
ngƣời đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ em trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Hoàng Quốc Cƣờng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu y tế của phƣờng Quang Trung ......................................... 31
Bảng 4.2: Hiện trạng quỹ đất của phƣờng năm 2015 ............................................... 33
Bảng 4.3: Khối lƣợng kết quả đo vẽ ......................................................................... 36
Bảng 4.4: Tổng hợp các loại tài liệu sản phẩm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho
phƣờng Quang Trung. ............................................................................................... 38


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Bản đồ phƣờng Quang Trung ................................................................... 25
Hình 4.2: Biểu đồ Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt phƣờng Quang Trung ........... 28
Hình 4.3: Bản đồ phƣờng Quang Trung ................................................................... 44
Hình 4.4 Giao diện phần mềm Light Image Resizer 4.............................................. 44
Hình 4.5 Giao diện phần mềm Light Image Resizer 4 khi tiến hành các bƣớc nén
ảnh. ............................................................................................................................ 45
Hình 4.6 Giao diện phần mềm Light Image Resizer 4 sau khi nén ảnh . ................. 46
Hình 4.7 Giao diện phần mêm Picasa 3 .................................................................... 46
Hình 4.8 Giao diện phần mêm Picasa 3 khi nhập dữ liệu đầu vào ........................... 47
Hình 4.9 Giao diện phần mêm Picasa 3 khi nhập dữ liệu đầu vào ........................... 47

Hình 4.10 Giao diện phần mêm Picasa 3 sau khi nhập xong dữ liệu đầu vào................. 48
Hình 4.11 Giao diện phần mêm Picasa 3 khi tiến hành cắt ảnh ,chọn khổ giấy. ..... 48
Hình 4.12 Ảnh các giấy tờ sau khi tiến hành cắt ,chỉnh sửa xong. ........................... 49
Hình 4.13 Ảnh giao diện phần mềm khi tiến hành các bƣớc in ................................ 50
Hình 4.14 Ảnh hộp thoại novaPDF 8 ........................................................................ 51
Hình 4.15 Ảnh sau khi chọn đƣợc thƣ mực lƣu trữ và dặt tên ảnh ........................... 52
Hình 4.16 Ảnh file PDF sau khi đƣợc in................................................................... 52
Hình 4.17 Ảnh mốt số các folder của chủ sử dụng đất chứa file PDF ...................... 53


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ Viết Tắt

Nguyên Nghĩa

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình


QSD

Quyền sử dụng

TKKT-DT

Thiết kế kỹ thuật dự tốn

TW

Trung Ƣơng

UBND

Ủy ban nhân dân

VPĐKĐĐ

Văn phòng đăng ký đất đai


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1

2.Mục đích của đề tài ..................................................................................................... 2
3.Yêu cầu ........................................................................................................................ 3
4.Ý nghĩa của đề tài........................................................................................................ 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................ 4
2.1.Vai trị của hệ thống hồ sơ địa chính đối với quản lý đất đai .............................. 4
2.1.1.Khái niệm hệ thống hồ sơ địa chính......................................................... 4
2.1.2.Nội dung hồ sơ địa chính ......................................................................... 4
2.1.3.Vai trị của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai .... 6
2.2.Các thành phần và nội dung hệ thống hồ sơ địa chính ở nƣớc ta hiện nay ........ 8
2.2.1.Hồ sơ tài liệu gốc,lƣu trữ và tra cứu khi cần thiết.................................... 8
2.2.2.Hồ sơ địa chính phục vụ thƣờng xuyên trong quản lý ........................... 10
2.2.3.Hồ sơ địa chính dạng số (cơ sở dữ liệu địa chính số) ............................ 14
2.3.Hồ sơ địa chính của một số nƣớc trên thế giới.................................................... 15
2.3.1.Hồ sơ địa chính của Thụy Điển.............................................................. 16
2.3.2.Hồ sơ địa chính của Úc .......................................................................... 17
2.4. Xu hƣớng trong q trình hồn thiện hồ sơ địa chính ở Việt Nam.................. 18
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành........................................................................... 22


vi

3.3.Nội dung ................................................................................................................. 22
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của phƣờng Quang Trung ............ 22
3.3.2 Đánh giá tổng quát về công tác đo đạc ,và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
phƣờng Quang Trung. ..................................................................................... 23
3.3.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh cho các ờ bản đồ số 27,28,29,30,31 phƣờng
Quang Trung TP Thái Nguyên........................................................................ 23
3.4.Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 23

3.4.1.Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................. 23
3.4.2.Phƣơng pháp xử lí số liệu ...................................................................... 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN ..................................... 25
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của phƣờng Quang Trung .......................... 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................... 27
4.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội ....................................................................... 28
4.1.4. Tình hình quản lý đất đai của phƣờng .................................................. 33
4.2. Đánh giá tổng quát về công tác đo đạc ,và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
phƣờng Quang Trung. ................................................................................................. 36
4.2.1.Tổng quan về dự án đo vẽ bản đồ địa chính phƣờng Quang Trung ...... 36
4.2.2.Tổng quan về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phƣờng Quang Trung ............ 39
4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ quét tờ bản đồ địa chính số 27, 28, 29, 30, 31:43
4.4.Giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính ................................................... 53
4.4.1.Phƣơng hƣớng,nhiệm vụ cơng tác quản lý đất đai nói chung và cơng tác
hồ sơ địa chính nói riêng: ................................................................................ 53
4.4.2.Một số giải pháp hồn thiện cơng tác hồ sơ địa chính ........................... 59
4.4.3.Cơ sở dữ liệu hồ sơ quét phƣờng Quang Trung..................................... 63
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 64
5.1.Kết luận ................................................................................................................... 64


vii

5.2. Kết luận .................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 66


1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ ngàn đời xƣa cho đến nay đất đai đã là nguồn tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các cơ sở
kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phịng. Bên cạnh đó đất đai còn là tài
nguyên đặc biệt: nếu biết sử dụng hợp lý, đúng với các quy luật tự nhiên thì
đây là nguồn tài nguyên “vô hạn” cho ta ngày càng nhiều của cải vật chất và
các nhu yếu phẩm thiết yếu của cuộc sống. Ngƣợc lại nếu sử dụng không hợp
lý trái với các quy luật tự nhiên thì nguồn tài nguyên đất đai sẽ ngày một cạn
kiệt bởi các hiện tƣợng nhƣ: xói mịn đất, bạc mầu hố, sa mạc hố...và hầu
nhƣ khơng có khả năng phục hồi.
Trong điều kiện thực tế nƣớc ta có chỉ có một phần tƣ diện tích tự nhiên
là đồng bằng cịn lại là đồi núi, do vậy quỹ đất đai của nƣớc ta nhìn chung là
hạn hẹp. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cả về số lƣợng và
chất lƣợng, điều này đã tạo sức ép rất lớn đối với công tác quản lý sử dụng đất
đai cả ở cấp vĩ mô và ở cấp vi mô. Để quản lý đất đai có hiệu quả thì hệ thống
hồ sơ địa chính có một vai trị hết sức quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý để
thực hiện các công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai nhƣ: đăng ký cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động, quy hoạch sử dụng đất chi
tiết,...
Tầm quan trọng của hồ sơ địa chính đã đƣợc khẳng định. Tuy nhiên thực
trạng hệ thống Hồ sơ địa chính của nƣớc ta nói chung và Phƣờng Quang
Trung nói riêng vẫn cịn nhiều bất cập cần giải quyết. Phƣờng Quang Trung là
một trong những phƣờng trung tâm của tỉnh đang trong quá trình phát triển
mạnh mẽ, các quan hệ đất đai ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, nhƣng


2


Phƣờng Quang Trung chƣa có hệ thống bản đồ địa chính chính quy, bản sao
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến
động đất đai không đầy đủ, không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên đồng bộ ở ba
cấp. Hệ thống hồ sơ địa chính khơng đầy đủ, khơng có tính cập nhật nên công
tác quản lý đất đai của Phƣờng trong một thời gian dài từ trƣớc đến nay gặp
rất nhiều khó khăn.Để khắc phục những khó khăn đang tồn tại thì việc hồn
thiện hệ thống hồ sơ địa chính là tất yếu. Để làm đƣợc điều này cần áp dụng
nhiều biện pháp nhƣng xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh là biện pháp cần đƣợc ƣu
tiên hàng đầu.
Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề bất cập nêu trên, em đã đi
đến quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ quét tờ bản đồ
địa chính số 27, 28, 29, 30, 31 phục vụ cơng tác quản lý đất đai Phường
Quang Trung, Thành phố Thái Nguyên”.
2.Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ quét để phục cho cơng tác quản lí đất
đai trên địa bàn phƣờng Quang Trung thành phố Thái Nguyên
-Mục tiêu cụ thể
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ quét cho từng thửa đất trên địa bàn
phƣờng Quang Trung.
+ Nghiên cứu thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính Phƣờng Quang Trung.
+ Đo đạc bản đồ địa chính và xây dựng hệ thống thống thông tin đất đai
dạng số phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.
+ Đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm hồn
thiện hệ thống hồ sơ địa chính Phƣờng Quang Trung.


3


3.Yêu cầu
- Việc xây dựng, cập nhật, quản lý khai thác và sử dụng dữ liệu địa cính
phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, thống nhất và thực hiện
theo quy định hiện hành về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất,quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Cơ sở dữ liệu địa chính phải đƣợc xây dựng theo đơn vị hành chính xã,
phƣờng, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
- Thông tin đất đai đƣợc sử dụng trong công tác đăng ký đất đai, lập
hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập quy hoạch sử
dụng đất.
- Là nguồn số liệu cơ bản để quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả.
4.Ý nghĩa của đề tài
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là cơ sở để thực hiện việc quản lý nhà
nƣớc về đất đai nhƣ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động, quy hoạch
sử dụng đất chi tiết, truy xuất dữ liệu đất đai…
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính đồng bộ dựa trên ứng dụng
công nghệ thông tin, chỉnh lý cập nhật biến động bằng phần mềm VILIS
- Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ quét là một công cụ quan trọng, trợ giúp
quản lý nhà nƣớc về đất đai và các ngành có liên quan đến đất đai.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với quản lý đất đai
2.1.1. Khái niệm hệ thống hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính đƣợc hiểu là hệ thống các tài liệu, số liệu bản đồ, sổ sách…
chứa đựng các thông tin về các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội và pháp lý của đất

đai cần thiết cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về đất đai.
Hồ sơ địa chính cung cấp những thơng tin cần thiết để Nhà nƣớc thực
hiện chức năng của mình đối với đất đai với tƣ cách là chủ sở hữu.
Hồ sơ địa chính đƣợc lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi hộ gia đình,
cá nhân, tổ chức theo từng đơn vị hành chính cấp xã gồm: Bản đồ địa chính
(hoặc bản trích đo địa chính), sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến
động đất đai và bản lƣu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hồ sơ địa chính đƣợc thiết lập, cập nhật trong q trình điều tra qua các
thời kì khác nhau, bằng các phƣơng pháp khác nhau: Đo đạc địa chính; đánh
giá đất; phân hạng và định giá đất; đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký biến
động đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tóm lại hồ sơ địa chính là các tài liệu thành quả của việc đo đạc và đăng
ký đất đai, thể hiện đầy đủ các thông tin về từng thửa đất phục vụ cho quản lý
nhà nƣớc đối với việc sử dụng đất. [6]
2.1.2. Nội dung hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính mang những nội dung thông tin về sử dụng và quản lý
đất đai bao gồm ba lớp thông tin cơ bản:
- Các thông tin về điều kiện tự nhiên.
- Các thông tin kinh tế-xã hội
- Các thông tin về cơ ở pháp lý.


5

- Các thông tin này đƣợc thể hiện từ tổng quan đến chi tiết cho từng thửa
đất trên toàn lãnh thổ.
Các thông tin về điều kiện tự nhiên của thửa đất
Các thơng tin này bao gồm: Vị trí, hình dáng, kích thƣớc, tọa độ (quan
hệ hình học) diện tích của thửa đất (số lƣợng). Để xác định các thông tin này
ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp đo đạc thành lập bản đồ, sản phẩm thu đƣợc là

bản đồ địa chính (đƣợc thể hiện trên giấy và dạng số).
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản đầu tiên của hồ sơ địa chính, giúp
nhận biết các điều kiện tự nhiên của thửa đất. Để liên hệ thông tin giữa bản đồ
địa chính với các lớp thơng tin khác trong hệ thống hồ sơ địa chính ngƣời ta
gán cho mỗi tờ bản đồ một số hiệu (số thứ tự kèm theo tên gọi), mỗi thửa đất
có một số hiệu duy nhất (gọi là số thửa). Số thửa có ý nghĩa rất quan trọng,
khơng những nó giúp cho việc thống kê đất đai khơng bị trùng sót mà cịn
giúp tra cứu thơng tin thuộc tính của từng thửa đất và liên hệ giữa các thuộc
tính với nhau.
Các thơng tin về mặt kinh tế - xã hội
Các thông tin về quan hệ xã hội trong q trình sử dụng đất bao gơm:
chủ sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, phƣơng thức sử dụng đất (giao, cho
thuê, chuyển nhƣợng, thừa kế…), mục đích sử dụng đất, q trình chuyển đổi
mục đích sử dụng đất, quá trình chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các
giá trị đầu tƣ cho đất, đất không đƣợc cấp giấy chứng nhận.
Các thông tin này đƣợc thiết lập trong quá trình đăng ký đất đai bằng
phƣơng pháp tổ chức kê khai đăng ký đất đai từ cấp cơ sở (xã, phƣờng, thị
trấn) trên cơ sở bản đồ địa chính.
Tổ chức kê khai đăng ký đất đai thực chất là thu thập các thông tin về
quan hệ xã hội do chủ sử dụng đất cung cấp dƣới hình thức viết đơn đăng ký
quyền sử dụng đất của từng chủ sử dụng đất.


6

Các thông tin về cơ sở pháp lý
Các thông tin về cơ sở pháp lý bao gồm: tên văn bản, số văn bản, cơ
quan phát hành văn bản, ngày tháng năm ký theo yêu cầu của từng loại hồ sơ
địa chính.
Các thơng tin pháp lý là cơ sở để xác định giá trị pháp lý của thửa đất.

2.1.3.Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với cơng tác quản lý đất đai
Hồ sơ địa chính có vai trị rất quan trọng đối với công tác quản lý đất đai
điều này đƣợc thể hiện thông qua sự trợ giúp của hệ thống đối với các nội
dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai.
Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho các nhà quản lý trong quá trình
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ
chức thi hành các văn bản đó. Thơng qua hệ thống hồ sơ địa chính mà trực
tiếp là sổ đăng ký biến động đất đai nhà quản lý sẽ nắm đƣợc tình hình biến
động đất đai và xu hƣớng biến động đất đai từ cấp vi mô cho đến cấp vĩ mô.
Trên cơ sở thống kê và phân tích xu hƣớng biến động đất đai kết hợp với định
hƣớng phát triển kinh tế xã hội của từng cấp nhà quản lý sẽ hoạch định và đƣa
ra đƣợc các chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội tại từng cấp.
Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho công tác thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất. Nếu nhƣ bản đồ địa chính đƣợc cập nhật thƣờng xuyên thì
nhà quản lý chỉ cần khái quát hóa là thu đƣợc nội dung chính của bản đồ hiện
trạng sử dụng đất với độ tin cậy rất cao. Hơn thế nữa với sự trợ giúp của công
nghệ thông tin thì cơng việc này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, thậm chí
chúng ta có thể lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từng năm chứ không phải là
5 năm một lần nhƣ quy định hiện hành.
Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cơng tác quy hoạch sử dụng đất. Quy
hoạch sử dụng đất là một trong ba công cụ quan trọng để quản lý sử dụng đất


7

ở cả cấp vi mô và vĩ mô. Tuy nhiên vấn đề quy hoạch không khả thi hiện nay
đang là vấn đề nhức nhối. Nguyên nhân cho thực trạng này thì có nhiều
nhƣng một trong số những ngun nhân chính là do hệ thống hồ sơ địa chính
khơng cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quy hoạch, đặc biệt là đối với quy

hoạch sử dụng đất chi tiết. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đòi hỏi chi tiết đến
từng thửa đất, nghĩa là nhà quy hoạch phải nắm đƣợc các đối tƣợng quy hoạch
(đƣờng giao thông, sân vận động, nhà văn hóa,…) trong phƣơng án quy hoạch
sẽ cắt vào những thửa nào, diện tích là bao nhiêu và đó là loại đất gì,…? Để
trả lời đƣợc những câu hỏi này thì phƣơng án quy hoạch sử dụng đất chi tiết
phải đƣợc xây dựng trên nền là bản đồ Địa chính chính quy. Bên cạnh đó
những thơng tin liên quan nhƣ: chủ sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính,… liên
quan đến những thửa đất phải thu hồi cũng sẽ đƣợc cung cấp từ hồ sơ địa
chính. Bởi vậy để xây dựng đƣợc một phƣơng án quy hoạch sử dụng đất chi
tiết thì hồ sơ địa chính đóng vai trị rất quan trọng. Sau khi thành lập đƣợc
phƣơng án quy hoạch sử dụng đất chi tiết thì hồ sơ địa chính cũng là cơng cụ
chính giúp giám sát việc thực hiện phƣơng án quy hoạch.
Trong những năm gần đây do các quan hệ về đất đai ngày càng trở nên
phức tạp bởi vậy yêu cầu quản lý các nội dung nhƣ: đăng ký đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng ngày càng trở nên khó khăn. Đặc biệt là vấn đề thu hồi đất
đai, giải phóng mặt bằng để phục vụ cho các dự án liên quan đến đất đai.
Nguyên nhân chính của vấn đề này là do giá đất bồi thƣờng không sát với giá
thị trƣờng. Để giải quyết vấn đề này thì hồ sơ địa chính cần hƣớng tới quản lý
cả vấn đề giá đất. Một vấn đề khác cũng đang rất nan giải ở các khu vực ven
đô, nơi mà tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ đó là tình trạng chuyển
mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch: ngƣời dân tự ý chuyển đất nông
nghiệp, ao hồ thành đất thổ cƣ, nhiều trƣờng hợp khi phát hiện thì đã là


8

“chuyện đã rồi”. Dẫn đến tình trạng này là do cơ quan quản lý đất đai địa
phƣơng khơng có đƣợc hệ thống hồ sơ địa chính phản ánh đúng thực trạng để
kịp thời quản lý.

Các cơ quan quản lý đất đai khơng chỉ có các cơng tác quản lý Nhà nƣớc
về đất đai mang tính chất định kì nhƣ: quy hoạch sử dụng đất, thống kê kiểm
kê đất đai, mà cịn có những cơng việc mang tính thƣờng xun nhƣ: giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai. Thực tế có nhiều
trƣờng hợp tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình cá nhân dẫn đến tình trạng
kiện tụng kéo dài và khiếu kiện vƣợt cấp do phƣơng án giải quyết của chính
quyền khơng có căn cứ pháp lý rõ ràng và thống nhất. Đây là nguyên nhân
làm cho ngƣời tham gia tranh tụng không đồng ý với phƣơng án giải quyết.
Để giải quyết dứt điểm tranh chấp liên quan đến đất đai ở cấp cơ sở thì hệ
thống hồ sơ địa chính phải đƣợc hồn thiện đầy đủ và là cơ sở pháp lý vững
chắc cho những quyết định giải quyết tranh chấp.
Hệ thống hồ sơ địa chính cịn giúp tạo lập kênh thơng tin giữa Nhà nƣớc
và nhân dân. Nhân dân có điều kiện tham gia vào quá trình giám sát các hoạt
động quản lý đất đai của cơ quan Nhà nƣớc và hoạt động sử dụng đất của các
chủ sử dụng đất: Điều này sẽ giúp hạn chế các việc làm sai trái của ngƣời
quản lý và của ngƣời sử dụng. Ví dụ nhờ có thơng tin địa chính về quy hoạch
sử dụng đất ngƣời dân sẽ phát hiện đƣợc các trƣờng hợp chuyển mục đích sử
dụng đất trái với quy hoạch của một số cá nhân, kịp thời báo với cơ quan nhà
nƣớc để có biện pháp xử lý tránh tình trạng “sự đã rồi”.
2.2.Các thành phần và nội dung hệ thống hồ sơ địa chính ở nƣớc ta hiện nay
2.2.1.Hồ sơ tài liệu gốc, lưu trữ và tra cứu khi cần thiết
Hồ sơ tài liệu gốc là căn cứ pháp lý duy nhất làm cơ sở xây dựng và
quyết định chất lƣợng hồ sơ địa chính phục vụ thƣờng xuyên trong quản lý.
Nó bao gồm các loại tài liệu sau:


9

* Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính
bao gồm: tồn bộ thành quả giao nộp sản phẩm theo Luận chứng kinh tế - kĩ

thuật đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
* Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đăng ký ban đầu, đăng ký
biến động đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
+ Các giấy tờ do chủ sử dụng đất giao nộp khi kê khai đăng ký nhƣ: đơn
kê khai đăng ký, các giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất (Quyết định
giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc cấp ở những giai đoạn
trƣớc, giấy tờ chuyển quyền đất đai v.v...) các giấy tờ có liên quan đến nghĩa
vụ tài chính đối với Nhà nƣớc mà ngƣời sử dụng đất đã thực hiện v.v... Cụ thể
gồm các loại giấy tờ chứng minh QSD đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 5
điều 50 luật đất đai nhƣ sau:
a) Những giấy tờ về quyền đƣợc sử dụng đất đai trƣớc ngày 15 tháng 10
năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong q trình thực hiện chính sách
đất đai của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hồ, Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hồ miền Nam Việt Nam và Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời đƣợc cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản
gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền
với đất ở trƣớc ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay đƣợc Uỷ ban nhân dân xã,
phƣờng, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trƣớc ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định
của pháp luật;


10

e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho ngƣời
sử dụng đất.

f) Bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án
của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền đã đƣợc thi hành.
2.2.2. Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý
Bên cạnh hồ sơ gốc dùng lƣu trữ và tra cứu khi cần thiết cịn có hồ sơ địa
chính phục vụ thƣờng xun trong quản lý. Hồ sơ địa chính phục vụ thƣờng
xuyên trong quản lý

gồm các

loại tài liệu nhƣ sau:
 Bản đồ địa chính
Trong hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính phục vụ thƣờng xuyên cho quản
lý thì bản đồ địa chính là loại tài liệu quan trọng nhất. Bởi bản đồ địa chính
cung cấp các thơng tin khơng gian đầu tiên của thửa đất nhƣ vị trí, hình dạng,
ranh giới thửa đất, ranh giới nhà, tứ cận,.. Những thông tin này giúp nhà quản
lý hình dung về thửa đất một cách trực quan. Bên cạnh các thông tin không
gian bản đồ địa chính cịn cung cấp các thơng tin thuộc tính quan trọng của
thửa đất và tài sản gắn liền trên đất nhƣ: loại đất, diện tích pháp lý, số hiệu
thửa đất, loại nhà, Bản đồ địa chính gồm hai loại: Bản đồ địa chính cơ sở và
bản đồ địa chính chính quy
+ Bản đồ địa chính cơ sở: là bản đồ nền cơ bản để đo vẽ bổ xung thành
bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính cơ sở thành lập bằng các phƣơng pháp đo
vẽ có sử dụng ảnh chụp từ máy bay kết hợp với đo vẽ bổ xung ở thực địa. Bản
đồ địa chính cơ sở đƣợc đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín khung mảnh
bản đồ.
Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ
xung thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phƣờng, thị trấn;



11

đƣợc lập phủ kín đơn vị hành chính cấp xã theo tỷ lệ 1/10.000; để thể hiện
bao quát hiện trạng vị trí, diện tích, hình thể của các ơ, thửa có tính ổn định
lâu dài, dễ xác định ở thực địa của một hoặc một số thửa đất có loại đất theo
chỉ tiêu thống kê khác nhau hoặc cùng một chỉ tiêu thống kê.
+ Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có
liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phƣờng, thị trấn, đƣợc cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền xác nhận. Bản đồ địa chính đƣợc thành lập bằng các
phƣơng pháp: đo vẽ trực tiếp ở thực địa, biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính
cơ sở đƣợc đo vẽ bổ

xung để vẽ trọn các thửa đất, xác định loại đất của mỗi

thửa theo các chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ
và đƣợc hoàn chỉnh để lập hồ sơ địa chính.
Bản đồ địa chính đƣợc lập theo chuẩn kỹ thuật thống nhất trên hệ thống
tọa độ nhà nƣớc. Trong công tác thành lập và quản lý hồ sơ địa chính bản đồ
địa chính là một trong những tài liệu quan trọng, đƣợc sử dụng, cập nhật
thông tin một cách thƣờng xuyên. Căn cứ vào bản đồ địa chỉnh để làm cơ sở
giao đất, thực hiện đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói
chung và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở đô thị nói riêng. Xác
nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến động của
từng loại đất trong đơn vị hành chính cấp xã (phƣờng, thị trấn). Làm cơ sở để
thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai.
+ Bản đồ địa chính gồm các thơng tin:
- Thơng tin về thửa đất gồm vị trí, kích thƣớc, hình thể, số thứ tự, diện
tích, loại đất;
- Thơng tin về hệ thống thuỷ văn, thuỷ lợi gồm sơng, ngịi, kênh, rạch,
suối, đê, đập….

- Thông tin về đƣờng giao thông gồm đƣờng bộ, đƣờng sắt, cầu;


12

- Mốc giới và đƣờng địa giới hành chính các cấp, mốc giới hành lang an
tồn cơng trình, điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
+ Bản đồ địa chính phải chỉnh lý trong các trƣờng hợp:
- Có thay đổi số hiệu thửa đất;
- Tạo thửa đất mới;
- Thửa đất bị sạt lở tự nhiên làm thay đổi ranh giới thửa;
- Thay đổi loại đất;
- Đƣờng giao thơng; cơng trình thuỷ lợi theo tuyến; sơng, ngịi, kênh,
rạch suối đƣợc tạo lập mới hoặc có thay đổi về ranh giới;
- Có thay đổi về mốc giới và đƣờng địa giới hành chính các cấp, địa
danh và các ghi chú thuyết minh trên bản đồ;
- Có thay đổi về mốc giới hành lang an tồn cơng trình.[3]
 Sổ mục kê đất đai
+ Sổ mục kê đất đai: là sổ đƣợc lập cho từng đơn vị xã, phƣờng, thị trấn
để ghi về các thửa đất, đối tƣợng chiếm có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ
và các thơng tin có liên quan đến q trình sử dụng đất. Sổ mục kê đất đai
đƣợc lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin về thửa đất và phục vụ thống
kê, kiểm kê đất đai.
+ Sổ mục kê gồm các thông tin:
- Thửa đất gồm: Số thửa, diện tích, loại đất, tên ngƣời sử dụng đất và các
ghi chú về việc đo đạc thửa đất.
- Đƣờng giao thông, cơng trình thuỷ lợi và các cơng trình khác theo
tuyến mà có sử dụng đất hoặc có hành lang bảo vệ an tồn gồm tên cơng trình
mục đích sử dụng đất và diện tích trên tờ bản đồ.
- Sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và các đối tƣợng thủy văn khác theo tuyến

gồm tên đối tƣợng và diện tích trên tờ bản đồ.


13

+ Tất cả các trƣờng hợp biến động phải chỉnh lý trên bản đồ địa chính thì
đều phải chỉnh lý trên sổ mục kê để tạo sự thống nhất thông tin. [2]
 Sổ địa chính
+ Sổ địa chính là sổ đƣợc lập cho từng đơn vị xã, phƣờng, thị trấn để ghi
về ngƣời sử dụng đất, các thửa đất của ngƣời đó đang sử dụng và tình trạng sử
dụng đất của ngƣời đó. Sổ địa chính đƣợc lập để quản lý việc sử dụng đất của
ngƣời sử dụng đất và để tra cứu thơng tin đất đai có liên quan đến từng ngƣời
sử dụng đất.
+ Sổ địa chính gồm các thông tin:
Tên và địa chỉ ngƣời sử dụng đất
Thông tin về thửa đất gồm: số hiệu thửa đất, địa chỉ thửa đất, diện tích
thửa đất phân theo hình thức sử dụng đất (sử dụng riêng hoặc sử dụng chung),
mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, tài sản
gắn liền với đất, những hạn chế về quyền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính về
đất đai chƣa thực hiện, số phát hành và số vào sổ cấp GCNQSDĐ.
Những biến động về sử dụng đất trong q trình sử dụng đất.
+ Sổ địa chính phải chỉnh lý trong các trƣờng hợp sau:
- Có thay đổi ngƣời sử dụng đất, ngƣời sử dụng đất đƣợc phép đổi tên.
- Có thay đổi số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất, tên đơn vị hành
chính nơi có đất.
- Có thay đổi hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất.
- Có thay đổi những hạn chế về quyền của ngƣời sử dụng đất.
- Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà ngƣời sử dụng đất phải thực hiện.
- Ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng

quyền sử dụng đất.


14

- Chuyển từ hình thức đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất sang hình thức đƣợc
Nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất.
- Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. [2]
 Sổ theo dõi biến động đất đai
+ Sổ theo dõi biến động đất đai đƣợc lập cho từng đơn vị xã, phƣờng, thị
trấn, sổ đƣợc lập để theo dõi các trƣờng hợp có thay đổi trong sử dụng đất
gồm thay đổi kích thƣớc và hình dạng thửa đất, ngƣời sử dụng đất, mục đích
sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất.
+ Sổ theo dõi biến động đất đai gồm các thông tin:
- Tên và địa chỉ của ngƣời đăng ký biến động;
- Thời điểm đăng ký biến động;
- Số hiệu thửa đất có biến động;
- Nội dung biến động về sử dụng đất. [2]
 Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sổ đƣợc lập để theo dõi
các trƣờng hợp đã đƣợc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và chủ sử dụng đất
đã đến nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm các thông tin:
- Họ tên ngƣời sử dụng đất
- Số phát hành giấy chứng nhận
- Ngày ký giấy chứng nhận
- Ngày giao giấy chứng nhận
- Chữ ký của ngƣời nhận giấy chứng nhận
2.2.3.Hồ sơ địa chính dạng số (cơ sở dữ liệu địa chính số)
Do lƣợng thơng tin cần lƣu trữ cho mỗi thửa đất ngày càng tăng bởi vậy

hệ thống hồ sơ địa chính trên giấy tờ đã xuất hiện nhiều bất cập trong q
trình sử dụng nhƣ: khó khăn khi tra cứu thông tin, chỉnh lý biến động, khi


15

thống kê, kiểm kê... Những khó khăn này sẽ đƣợc khắc phục rất nhiều nếu
nhƣ hệ thống hồ sơ địa chính đƣợc tin học hóa. Để tạo hành lang pháp lý mở
đƣờng cho sự phát triển hệ thống hồ sơ địa chính dạng số trên quy mơ tồn
quốc, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành thông tƣ số 09/2007/TTBTNMT có quy định về hồ sơ địa chính dạng số nhƣ sau:
Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động
đất đai có nội dung đƣợc lập và quản lý trên máy tính dƣới dạng số (sau đây
gọi là cơ sở dữ liệu địa chính) để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp
huyện và đƣợc in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã.
Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu Bản đồ địa chính và các dữ liệu
thuộc tính địa chính.
Dữ liệu bản đồ địa chính đƣợc lập để mơ tả các yếu tố tự nhiên có liên
quan đến việc sử dụng đất.
Các dữ liệu thuộc tính địa chính đƣợc lập để thể hiện nội dung của Sổ
mục kê đất đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại
Điều 47 của Luật Đất đai 2003.[8]
Hệ thống hồ sơ địa chính dù ở dạng giấy hay được tin học hóa đều nhằm
mục đích quản lý nguồn tài nguyên đất mà đối tượng trực tiếp là các thửa đất.
2.3.Hồ sơ địa chính của một số nƣớc trên thế giới
Trong xu hƣớng tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay
Việt Nam có điều kiện thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế
giới, đây là điều kiện thuận tiện để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tại các
quốc gia phát triển trên nhiều lĩnh vực. Quản lý đất đai tại các nƣớc phát triển
và các nƣớc có nền kinh tế mới nổi nhƣ Thụy Điển, Úc, Trung Quốc đã đạt
đến mức độ tƣơng đối hoàn thiện, đây là những mơ hình quản lý Việt Nam

cần nghiên cứu để tiếp thu các ƣu điểm một cách chọn lọc sao cho phù hợp
với tình hình thực tế hiện nay.


16

2.3.1.Hồ sơ địa chính của Thụy Điển
Thụy Điển một nƣớc đã phát triển thuộc vùng bắc Âu, hệ thống hồ sơ địa
chính của Thụy Điển có những ƣu điểm sau:
Do Thụy Điển công nhận quyền sở hữu đất đai của ngƣời dân nên chỉ
cần có một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản (gồm: đất, nhà,
tài sản gắn liền với đất). Điều này dẫn đến hệ quả: công tác đăng ký bất động
sản và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản sẽ đơn giản hơn
nhiều so với việc đăng ký quyền sử dụng đất và đăng ký quyền sở hữu nhà
và tài sản gắn liền với đất ở Việt Nam.
Bên cạnh đó luật cũng quy định đăng ký bất động sản là bắt buộc và
ngƣời mua phải đăng ký quyền sở hữu của mình trong vịng 3 tháng sau khi
mua. Từ thời điểm đó ngƣời mua đƣợc toàn quyền sở hữu. Quy định này sẽ
giúp tránh đƣợc tình trạng có những giao dịch liên quan đến bất động sản mà
nhà quản lý không nắm đƣợc, mặt khác cũng giúp đảm bảo đƣợc các quyền
lợi hợp pháp của chủ sở hữu. Vấn đề thời hạn đăng ký quyền sử dụng đất và
sở hữu nhà ở Việt Nam hiện nay chƣa đƣợc quy định trong luật nên vơ hình
trung tạo điều kiện cho các giao dịch ngầm diễn ra một cách thoải mái. Điều
này dẫn đến thực trạng: ngƣời mua bất động sản cứ mua và cũng không mấy
quan tâm đến việc đăng ký quyền sở hữu của mình.
Thuỵ Điển xây dựng đƣợc ngân hàng dữ liệu đất đai (LDBS) vào năm
1995, trong ngân hàng này mỗi đơn vị tài sản có các thơng tin sau:
- Khu vực hành chính nơi có bất động sản, địa chỉ, vị trí trên trích lục
bản đồ địa chính, toạ độ của bất động sản và các cơng trình xây dựng;
- Diện tích của bất động sản;

- Giá trị tính thuế;
- Tên, địa chỉ và sổ đăng ký công dân của chủ sở hữu, thơng tin về việc
có bất động sản đó khi nào và nhƣ thế nào;


×