Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 201 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TRỌNG LĂNG

HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TRỌNG LĂNG

HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN

Ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 9. 31. 04. 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Hảo

Hà Nội - 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan, cơng trình nghiên cứu “Hành vi ủng hộ xã hội của
sinh” là của riêng tác giả. Những dữ liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án trung
thực và chưa ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Trọng Lăng


MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1

1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘI

1.1.

Những nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội

9


1.2.

Những nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên

26

1.3.

Đánh giá các cơng trình nghiên cứu về hành vi ủng hộ
xã hội

29

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘI

2.1.

Lý luận về hành vi và hành vi xã hội

32

2.2.

Hành vi ủng hộ xã hội

37

2.3.


Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên

55

2.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội của
sinh viên

60

Chƣơng 3

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Tổ chức nghiên cứu

67

3.2.

Mẫu và địa bàn nghiên cứu

69

3.3.


Phương pháp nghiên cứu

71

3.4

Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá

77

Chƣơng 4
4.1.
4.2.

4.3.
4.4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
Thực trạng hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên
Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi ủng hộ xã
hội của sinh viên
Phân tích trƣờng hợp chân dung tâm lý (điển
hình)
Đề xuất các biện pháp thúc đẩy hành vi ủng hộ

86
114

129
136



xã hội của sinh viên
KẾT LUẬN

145

KIẾN NGHỊ

148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ

149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

150


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm n sâu sắc P S. TS. ê V n

ảo đã tận tình hư ng

d n và g i cho tôi những tư ng trong quá trình lựa chọn các vấn đ nghiên cứu
của luận án, t o đi u kiện gi p đ , động viên đ tôi vư t qua nhi u khó kh n trong
nghiên cứu.
Tơi nhận đư c sự gi p đ đ

d c và các Ph ng Quản l

trách nhiệm của các cán bộ hoa Tâm l -giáo

ào t o -

ọc viện

hoa học ã hội. Trong quá trình

làm luận án của mình, khơng th khơng nhắc t i sự quan tâm, gi p đ nhiệt tình
của

S. TS. V V n

ng và P S. TS. Ngu n Th

ai an, luôn ch bảo, gi p đ

tơi những l c khó kh n. in bà t sự cảm n sâu sắc t i tập th cán bộ, giảng viên
của ọc viện hoa học ã hội.
Tôi xin cảm n các b n đ ng nghiệp, các em sinh viên,
trư ng

an

iám hiệu

i học Trà Vinh đã t o mọi đi u kiện đ tôi hồn thành luận án của mình.


c biệt cảm n những ngư i thân trong gia đình đã động viên, quan tâm, dành
th i gian đ tơi hồn thiện luận án nà .
Trong th i gian làm luận án, do kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhi u nên
luận án của tôi c n mắc nhi u l i và c n đư c góp , ch nh s a đ bản luận án ngà
hoàn thiện h n.

nh mong qu th , cô giáo và qu b n đ ng nghiệp, những ai

quan tâm đến đ tài nghiên cứu nà đóng kiến, đ tơi có th ch nh s a, hồn thiện
luận án nà đư c tốt h n.
Trân trọng cảm n
à Nội, tháng 03 n m 2021

Nguyễn Trọng Lăng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
SV

Nghĩa đầy đủ
Sinh viên

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên biểu bảng

Trang

Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu khách thể


69

Bảng 3.2. Các công cụ khảo sát của đề tài

79

Bảng 4.3. Mức độ thể hiện hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên

86

Bảng 4.4. Hành vi chia sẻ của sinh viên

89

Bảng 4.5. Mức độ tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên

91

Bảng 4.6: Mức độ tham gia tình nguyện của sinh viên

93

Bảng 4.7: Hành vi ủng hộ xã hội theo giới tính sinh viên

97

Bảng 4.8: Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên theo dân tộc

98


Bảng 4.9: Mức độ thể hiện các hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên giữa

100

năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba và năm thứ tư
Bảng 4.10: Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên theo khối ngành học

101

Bảng 4.11: Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên theo mức sống

103

Bảng 4.12: Mức độ thể hiện hành vi ủng hộ xã hội theo niềm tin tôn
giáo
Bảng 4.13: Mức độ tương quan Pearson giữa các hành vi ủng hộ xã hội

105

Bảng 4.14: So sánh mức độ lòng tin xã hội giữa nam và nữ sinh viên

109

Bảng 4.15: Sinh viên đánh giá người khác theo quan điểm của mình

110

Bảng 4.16: Thứ tự ưu tiên của các giá trị đối với sinh viên

111


Bảng 4.17: So sánh giữa nam và nữ về thứ tự ưu tiên các giá trị

113

Bảng 4.18. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng hành vi ủng hộ xã hội của
sinh viên

115

107


Tên biểu bảng

Trang

Bảng 4.19: Ảnh hưởng yếu tố xu hướng thực hiện đến hành vi ủng hộ
xã hội
Bảng 4.20: Ảnh hưởng yếu tố niềm tin tôn giáo đến hành vi ủng hộ xã
hội
Bảng 4.21: Ảnh hưởng các yếu tố môi trường đến hành vi ủng hộ xã hội

118

Bảng 4.22: Kiểm định sự khác biệt giữa các yếu tố với sinh viên các
năm
Bảng 4.23: Mức độ tương quan Pearson giữa các yếu tố

122


Bảng 4.24. Tương quan giữa các yếu tố với hành vi ủng hộ xã hội của
sinh viên
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi chia sẻ của sinh viên

124

Bảng 4.26. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi vị tha của sinh viên

126

Bảng 4.27. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tình nguyện của sinh
viên
Bảng 4.28. Ảnh hưởng của các yếu tố đến Động cơ thúc đẩy hành vi
ủng hộ xã hội của sinh viên
Bảng 4.29. Mức độ thể hiện hành vi ủng hộ xã hội chân dung tâm lý thứ

127

119
121

123

125

128
130

nhất

Bảng 4.30. Mức độ thể hiện hành vi ủng hộ xã hội chân dung tâm lý thứ

133

hai
Bảng 4.31. Mức độ thể hiện hành vi ủng hộ xã hội chân dung tâm lý thứ

135

ba
Bảng 4.32. Đánh giá của sinh viên về các biện pháp nuôi dưỡng và thúc
đẩy hành vi ủng hộ xã hội
Bảng 4.33: Kiểm định độ tương quan Pearson của các nhóm biện pháp
đề xuất

141
142


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Tên biểu đồ

Trang

Hình 2.1. Khung lý thuyết về hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên

65

Biểu đồ 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội của sinh
viên (Điểm trung bình).


115


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hành vi ủng hộ xã hội - một khía cạnh rất quan trọng của xã hội hiện nay.
Hành vi ủng hộ xã hội (prosocial behavior) hay cịn gọi là hành vi vì xã hội và động
cơ ấy đã trở thành sự quan tâm lớn của nhiều nhà Tâm lý học xã hội tập trung
nghiên cứu. Hành vi ủng hộ xã hội hiểu một cách đơn giản hành vi mang đến lợi ích
cho người khác. Đây là những hành vi tích cực trong xã hội và được khuyến khích
thực hiện. Nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội đã được thực hiện nhiều trên thế
giới. Song tại Việt Nam thì khái niệm này cịn khá mới. Mặc dù, khơng dùng cụ thể
thuật ngữ hành vi ủng hộ xã hội nhưng hành vi này đã được nhắc đến nhiều, thậm
chí đã đi vào lịch sử nước nhà như hành vi đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, vị tha…
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học tập trung nhiều vào các mặt
tích cực - mặt sáng như các yếu tố giúp tăng cường sức khỏe tâm lý của cá nhân và
xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu trước cho thấy, hành vi ủng hộ xã hội có vai trị
quan trọng trong sự phát triển xã hội. Tầm quan trọng ở mức độ tự trọng cao, làm
sao để phát triển các mối quan hệ lâu bền và làm thế nào để tạo ra động lực duy trì
các hành vi vị tha và giúp đỡ người khác. Green và Schneider cũng nhất trí rằng
hành vi ủng hộ xã hội là hành vi học được. Nhà nghiên cứu đã tìm hiểu sâu hơn
chính xác điều gì trẻ em học được qua quan sát, hành vi ủng hộ xã hội của người
khác? Họ cho rằng cái quyết định hành vi ủng hộ xã hội không chỉ là sự cần thiết
phải quan sát và bắt chước hành vi của người khác, mà cả khả năng hiểu được
người khác [dẫn lại theo David Clarke, 2003].
Hành vi giúp đỡ, đoàn kết, hợp tác đã được ghi nhận ngay từ những giai
đoạn đầu của lịch sử và nền văn hóa (trong đấu tranh sinh tồn, trong bảo vệ bộ tộc,
bộ lạc,…) [Levine & Levine, 1992]. Hành vi ủng hộ xã hội bao gồm những hành vi
như an ủi, giúp đỡ, chia sẻ và hành vi nhân ái, vị tha đối với người khác trong cộng

đồng xã hội, biểu hiện truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam ta với tinh thần
“tối lửa tắt đèn có nhau”; “lá lành đùm lá rách”; “thương người như thể thương
thân”, nhất là trong việc chống dịch Covid-19 và chống thiên tai tại các tỉnh miền

1


Trung. Những việc tình nguyện vì người khác càng có tác động lan tỏa trong cộng
đồng, làm cho mọi người gắn kết hơn với nhau còn hơn bất cứ sự tuyên truyền, lời
nói, sự kiện nào khác.
Trong xã hội Việt Nam ta hiện nay, mọi người đều thừa nhận đời sống kinh
tế của người dân ngày càng khá lên. Tuy nhiên, tình cảm và đạo đức lại có chiều
xuống cấp. Trong đó, có hành vi ủng hộ xã hội hiểu theo nghĩa tích cực và cũng là
vấn đề cơ bản của tâm lý học xã hội - một chuyên ngành nghiên cứu quan hệ xã hội
và ảnh hưởng xã hội. Nghiên cứu mang tính chất cơ bản này sẽ góp phần tạo ra sự
cân bằng hơn giữa các nghiên cứu tâm lý vốn hay thiên về phần tối, tiêu cực hơn là
phần sáng, tích cực, cái thiện. Việc nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội còn mang ý
nghĩa thực tiễn rất lớn trong xã hội Việt Nam hiện nay. Trong đó, có nhiều người
đang tích cực tham gia phong trào xung kích, tình nguyện, hiến máu nhân đạo, thực
hiện việc làm tử tế… nhưng một số khác cũng bị đánh giá là ích kỷ hay thậm chí
thờ ơ, vơ cảm. Từ cuối năm 2014 đến nay, truyền hình Việt Nam cũng bắt đầu một
chương trình Việc t tế. Sau một năm phát sóng, 300 tấm gương, hành động đẹp, vì
người khác hay xã hội được đã được tơn vinh, lan tỏa, người nhỏ tuổi nhất là một
em học sinh lớp năm và người lớn tuổi nhất là một cụ già 93 tuổi. [dẫn lại theo Lê
Văn Hảo, 2016].
Nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên có giá trị thực tiễn ứng
dụng cho các nhà quản lý, các nhà giáo dục hay các bậc cha mẹ, khi họ muốn ni
dưỡng lịng nhân ái, thúc đẩy các hành vi ủng hộ xã hội trong gia đình, nhà trường
và cộng đồng. Điều này, lại càng đặc biệt có ý nghĩa trong một môi trường xã hội
đang chuyển đổi, đan xen nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực - hành vi chống đối xã

hội như vi phạm pháp luật trong sinh viên, tâm lý con người dần bộc lộ nhiều điểm
sáng và tối trong xã hội phức tạp hiện nay. Hành vi ủng hộ xã hội là sợi chỉ đỏ gắn
kết cộng đồng giữa con người với con người, tạo ra sức mạnh đoàn kết chung để
vượt qua những thời điểm khó khăn trong lịch sử một gia đình, cộng đồng hay một
quốc gia. Hiểu biết về hành vi ủng hộ xã hội và động cơ ấy, cũng như các yếu tố cản
trở và yếu tố thúc đẩy để ni dưỡng, phát triển các dạng hành vi tích cực cũng

2


chính là một cách hiệu quả đẩy lùi các hành vi tiêu cực, lệch chuẩn hay chống đối
xã hội, vi phạm pháp luật vốn đang có xu hướng tăng trong giai đoạn hiện nay, nhất
là ở sinh viên. Đặc biệt thanh niên nói chung và sinh viên ở các trường Đại học nói
riêng là đội ngũ tri thức được đào tạo bài bản và tương lai là chủ nhân của đất nước.
Bác Hồ đã từng dặn trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường: “Non sơng Việt
Nam có trở nên vẻ vang hay khơng, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các
cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở cơng học tập
của các cháu” [Hồ Chí Minh, 1972, tr.12].
Với mong muốn tìm hiểu làm sáng tỏ các hành vi có ích, có lợi với người
khác và cho xã hội trong sinh viên, chúng tôi hy vọng những kết quả nghiên cứu của
luận án sẽ kịp thời góp phần vào việc xây dựng, bổ sung nền tảng cơ sở khoa học
cho cơng tác định hướng, giáo dục hành vi tích cực, giúp cho sinh viên trở thành
người tử tế, phát triển tồn diện nhân cách và đóng góp ngày càng tích cực hơn cho
cộng đồng.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn đặt ra, chúng tôi lựa chọn đề tài
“Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên” là vấn đề nghiên cứu của luận án.
2.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Xác định cơ sở lý luận và chỉ ra thực trạng hành vi ủng hộ xã hội của sinh
viên. Từ đó, đề xuất kiến nghị nhằm thúc đẩy hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Hành vi ủng hộ xã hội trong nước và
ngoài nước.
2.2.2. Xây dựng cơ sở lý luận về hành vi ủng hộ xã hội và hành vi ủng hộ xã
hội của sinh viên.
2.2.3. Chỉ ra thực trạng về hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên. Các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên
2.2.4. Đề xuất kiến nghị nhằm thúc đẩy hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên.

3


Trên cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi đề ra những giả thuyết nghiên
cứu cho luận án cụ thể:
- Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên ở mức độ thường xuyên qua các dạng
hành vi: hành vi chia sẻ, hành vi vị tha và hành vi tình nguyện đối với người khác.
Trong đó hành vi chia sẻ thể hiện rõ hơn so với các hành vi cịn lại.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên bao
gồm: cái tơi hiệu quả, tự kiểm sốt, xu hướng thực hiện hành vi, niềm tin tôn giáo
và các yếu tố môi trường giáo dục có ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi ủng hộ xã
hội của sinh viên.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. ối tư ng nghiên cứu:
Mức độ và biểu hiện Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên.
3.2. hách th nghiên cứu:
Sinh viên Trường Đại học Trà Vinh 620 người (Thuộc 5 khối ngành: Khoa
học xã hội - Kinh tế; Kỹ thuật - Công nghệ; Nông nghiệp - Thủy sản; Sư phạm; Sức
khỏe).
3.3. Ph m vi nghiên cứu
3.3.1. i i h n nội dung

Tìm hiểu hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên là một vấn đề khó khăn và
phức tạp. Do vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu những khía cạnh sau đây:
- Đánh giá mức độ và biểu hiện hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên ở ba
dạng hành vi ủng hộ xã hội cụ thể là: hành vi vị tha, hành vi chia sẻ, hành vi tình
nguyện với người khác trong đời sống.
- Luận án chỉ tập trung tìm hiểu một số yếu tố về mặt cá nhân ảnh hưởng đến
thực trạng hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên theo các tiêu chí: Cái tơi hiệu quả, Tự
kiểm soát, xu hướng thực hiện hành vi xã hội, tôn giáo, các yếu tố môi trường.

4


3.3.2. i i h n v đ a bàn nghiên cứu
Trường Đại học Trà Vinh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Trường có đặc
trưng gần 30% sinh viên dân tộc khmer học tập. Trong mẫu nghiên cứu này chúng
tôi chọn theo nguyên tắc tiện lợi trên 19% sinh viên dân tộc Khmer. Quy mơ đào tạo
là trên 18.000 nghìn sinh viên, ở nhiều tỉnh lân cận hội tụ về Trường Đại học Trà
Vinh học tập, giao lưu và điều này càng thể hiện tính đa văn hóa trong mơi trường
Đại học ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây Nam Bộ.
Thời gian nghiên cứu từ 4/2017 đến 6/2020
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận
cơ bản của tâm lý học sau đây:
4.1.1. Ngu ên tắc khách quan:
Nghiên cứu phải đảm bảo tính khách quan, trước hết là phải nghiên cứu từ
chính bản thân sự vật, hiện tượng, phải xem xét sự vật, hiện tượng như chúng vốn
có trong thực tế, ghi nhận mọi chi tiết, mọi biểu hiện của chúng. Nguyên tắc khách
quan làm tăng tin cậy của các kết quả nghiên cứu và giúp các nghiên cứu ngày càng
tiến gần hơn đến bản chất của tin cậy với vai trò thúc đẩy, định hướng, dẫn dắt, dự

báo hành vi ủng hộ xã hội.
4.1.2. Ngu ên tắc ho t động - nhân cách:
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là yếu tố quyết định sự
hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Do đó, hành vi ủng hộ xã hội
của sinh viên phải nghiên cứu thông qua thực tiễn hoạt động học tập nhóm, cơng
tác xã hội tình nguyện của sinh viên. Hành vi ủng hộ xã hội là sự phản ánh một
phần điều kiện xã hội của nhóm, của cộng đồng mà sinh viên sinh sống, hoạt động
trong đó. Đồng thời cũng là sản phẩm của hoạt động và học tập xã hội. Hành vi
ủng hộ xã hội của sinh viên được tham gia trong các lớp học, tổ chức Đoàn, Hội
sinh viên và xã hội.

5


4.1.3. Ngu ên tắc tiếp cận khoa học liên ngành: Hành vi ủng hộ xã hội đã
được nhiều ngành khoa học nghiên cứu như: Tâm lý học xã hội, sinh lý học, xã hội
học, giáo dục học, Tâm lý học xun văn hóa... Vì vậy, khi nghiên cứu hành vi
ủng hộ xã hội cần phải tiếp cận liên ngành khoa học để có cách nhìn hệ thống, đầy
đủ.
4.1.4. Ngu ên tắc phát tri n:
Mỗi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên hay trong mối quan hệ xã hội đều có
q trình nảy sinh, vận động và phát triển qua các hành vi ủng hộ xã hội trong từng
giai đoạn phát triển lịch sử xã hội. Tâm lý cá nhân hay của xã hội đều nằm trong
quy luật này, có sự phát triển và biến đổi về chất. Khi nghiên cứu các hiện tượng
tâm lý xã hội, nhà khoa học cần xem xét chúng trong một quá trình phát triển.
Các phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện và giải quyết các mục đích và
nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên
cứu cụ thể sau đây:
4.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - văn bản, tài liệu
4.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

4.3.1. Phương pháp chuyên gia
4.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
4.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
4.3.4. Phương pháp phân tích trường hợp (chân dung) tâm lý
4.3.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng chương trình thống kê SPSS
Việc mơ tả chi tiết cụ thể về mục đích, cách thức tiến hành, thực hiện các
phương pháp nghiên cứu cụ thể này sẽ được chúng tơi trình bày rõ hơn trong
chương 3.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Trong luận án đã đưa ra được một tổng quan nghiên cứu về hành vi ủng hộ
xã hội của giới trẻ, bao gồm sinh viên. Các hướng nghiên cứu, các dạng hành vi cụ
thể là: hành vi chia sẻ, hành vi vị tha, hành vi tình nguyện và phân loại được hành vi
ủng hộ xã hội. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được một hệ thống các khái niệm

6


căn bản để định hướng cho nghiên cứu thực tiễn. Từ đó, thao tác hóa khái niệm
thành các chỉ báo đo lường được trong thực tiễn.
- Nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội có ý nghĩa thiết thực, thể hiện tính nhân
văn, mình vì mọi người và sự sẵn sàng chia sẻ trong quan hệ cá nhân sinh viên với
cộng đồng, đặc biệt là những người yếu thế. Điều này cần có ở sinh viên và rất cần
được giáo dục cho thế hệ trẻ hiện nay.
- Việc chỉ ra được thực trạng mức độ và các biểu hiện hành vi ủng hộ xã hội,
so sánh với biểu hiện hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên theo nhiều biến số độc
lập, ở mức độ thường xuyên, có nghĩa là phần lớn có sự cân bằng với hành vi chia
sẻ, hành vi vị tha, hành vi tình nguyện, hành vi chia sẻ là nổi bật nhất và phân tích
(trường hợp) chân dung tâm lý sinh viên và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng, tác động
đều đến hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất

biện pháp, những nội dung, giáo dục hành vi ủng hộ xã hội, hành vi tích cực trong
sinh viên hiện nay, cải thiện và phòng ngừa những hành vi tiêu cực, chống đối xã
hội trong sinh viên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. V m t l luận:
- Kết quả nghiên cứu về lý luận của luận án góp phần bổ sung, làm giàu có
thêm nguồn tri thức, hiểu biết khi nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội của sinh
viên, làm sáng tỏ thêm lý luận về hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên trong tâm lý
học xã hội. Làm tư liệu lý luận trong đào tạo và giáo dục sinh viên và trong nghiên
cứu Tâm lý học.
- Nghiên cứu này cũng góp phần bổ sung vào một số khoảng trống nghiên
cứu về hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên. Những vấn đề mà luận án chưa đi sâu
nghiên cứu hoặc chưa giải quyết được có thể sẽ là những gợi ý cho các hướng
nghiên cứu tiếp theo liên quan đến lĩnh vực này.

7


6.2. V thực ti n:
- Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án đóng góp vào việc nâng cao nhận
thức, hiểu biết, tri thức về quan niệm, hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên, thông qua
mô tả thực trạng mức độ biểu hiện hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên. Hành vi ủng
hộ xã hội càng nhiều, sinh viên càng có nhiều cảm nhận hạnh phúc về cuộc sống.
- Kết quả nghiên cứu thực trạng đã cung cấp hệ thống tư liệu về thực trạng hành
vi ủng hộ xã hội của sinh viên. Có giá trị ứng dụng thực tiễn cho các nhà quản lý, các
nhà giáo dục và các bậc cha mẹ, để nuôi dưỡng lòng nhân ái, thúc đẩy các hành vi
ủng hộ xã hội trong mỗi gia đình, nhà trường phát triển nhân cách sinh viên.
- Các biện pháp được đề xuất là tài liệu tham khảo cho các bậc cha mẹ, cán bộ
quản lý giáo dục, thầy cô giáo và tổ chức Đoàn - Hội sinh viên vận dụng thúc đẩy hành
vi ủng hộ xã hội của sinh viên.

7. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm: Mở đầu, 4 chương
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hành vi ủng hộ xã hội
Chương 2. Cơ sở lý luận về Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên
Chương 3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục.

8


Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘI
Thơng qua việc tìm hiểu về tình hình nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội
của sinh viên cho thấy, vấn đề này mặc dù được các tác giả trên thế giới quan tâm
nghiên cứu từ lâu, song tại Việt Nam, vẫn là vấn đề mới được nhắc đến trong một
vài năm trở lại đây. Trong bối cảnh tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, chúng tơi
nhận thấy, việc tổng quan tình hình nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội của sinh
viên theo vấn đề là phù hợp hơn về mặt khoa học. Trên quan điểm như vậy, tình
hình nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên sẽ được trình bày một số nội
dung chính dưới đây.
1.1. Những nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội
Hành vi ủng hộ xã hội về cơ bản bị bỏ quên, cho đến những năm 60 của thế
kỷ XX. Lúc đó, hành vi ủng hộ xã hội được tập trung quan tâm thay thế dần cho các
hành vi tiêu cực xã hội. Do thời điểm đó, các nhà khoa học nhận thức rằng hành vi
tiêu cực như một mối đe dọa cho xã hội. Một số nhà nghiên cứu tin rằng, việc đi sâu
nghiên cứu và tìm hiểu hành vi ủng hộ xã hội là cách thức cần thiết để hiểu hành vi
tiêu cực xã hội cũng như để thúc đẩy sự thay đổi. Nhiều năm sau, nhận thức được

tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội trong việc điều tiết xã
hội, hành vi xã hội tích cực đã được ghi nhận. Sự quan tâm đến việc phát triển hành
vi ủng hộ xã hội xuất phát từ nhu cầu mong muốn xã hội vận hành một cách hài hòa
[Kavussanu, Seal & Phillips, 2006]. Khi mà hành vi ủng hộ xã hội trở nên quan
trọng hơn đối với các cá nhân và nhóm xã hội thì chúng đã được nghiên cứu một
cách trọng tâm hơn và cũng được công nhận một cách phù hợp hơn. Sau này, các
nhà hành vi học đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc ngăn chặn hành vi có
hại thơng qua việc tăng cường và hỗ trợ xây dựng các hành vi có ích. Từ đây, hành
vi đạo đức cũng được quan tâm nghiên cứu. Hành vi ủng hộ xã hội cũng được xem
là gắn kết rất chặt chẽ với yếu tố đạo đức [Bar-Tal, 1982].

9


1.1.1. Những nghiên cứu v t m quan trọng của hành vi ủng hộ xã hội
Ryan & Patrick [2001] cho rằng, hành vi ủng hộ xã hội là một yếu tố dự báo
của sự thành công trong học tập, xã hội và đời sống tình cảm sau này. Sự phát triển
lành mạnh và tích cực về mặt xã hội ở người trẻ tuổi có tương quan với sự phát triển
nhận thức, từ đó tạo ra một nền tảng vững chắc cho thành tích học trong tương lai.
Trẻ em và thanh thiếu niên thực hiện nhiều hành vi ủng hộ xã hội đã được chứng
minh rằng có nhiều cơ hội hơn để đạt được thành công học tập ở trường [Roeser và
cộng sự, 2000]. Hành vi đạo đức/ ủng hộ xã hội khi được hình thành sớm cũng có
hiệu quả trong việc phòng tránh các chứng trầm cảm và trong việc thúc đẩy thành
tích học tập [Bandura và cộng sự 1996a]. Một thái độ tích cực và hành vi ủng hộ xã
hội dẫn đến các mối quan hệ tốt với những người khác và giúp nâng cao mức độ tự
tin của người đó [Barry & Wentzel, 2006].
Eisenberg & Mussen [1989] trong nghiên cứu của mình đã chứng minh rằng,
việc thực hiện các hành vi ủng hộ xã hội mang đến hiệu quả tâm lý tích cực cho
thanh thiếu niên, bao gồm việc làm tăng tính tự chủ và kỹ năng đối phó với các tình
huống khó khăn trong cuộc sống. Hầu hết thanh thiếu niên hành động mang tính

ủng hộ xã hội bằng cách tuân thủ theo chuẩn mực xã hội để phù hợp với xã hội đó.
Tuy nhiên, cũng có những thanh thiếu niên không tôn trọng các quy tắc chuẩn mực,
thay vào đó là tham gia vào các hoạt động hoặc thực hiện các hành vi chống đối xã
hội [Hoffman, 2008]. Hậu quả của các hành vi tiêu cực này có thể liên quan đến
tình trạng thanh thiếu niên bỏ học hoặc ít tham gia các hoạt động mang tính tập thể
và đồng đội. Khi thanh thiếu niên có những hành vi chống đối xã hội thì sẽ dễ dẫn
đến những nguy cơ như: bỏ học, lạm dụng thuốc, quan hệ tình dục khơng an tồn,
phá hủy các mối quan hệ xã hội [Walker, Colvin, & Ramsey, 1995]. Nếu hành vi
tiêu cực này vẫn tồn tại và kéo dài, nhiều biện pháp sẽ được đưa ra, như đuổi học
(nhưng biện pháp này lại thường là một trong những nguyên nhân gây gia tăng
nhiều hơn các hành vi tiêu cực). Vì lý do này, hành vi ủng hộ xã hội là điều cần
thiết trong sự phát triển xã hội. Thanh thiếu niên là một nhóm xã hội quan trọng vì
họ có nhiều khả năng chống lại hành vi chuẩn mực, thay vào đó là những hành vi

10


mà các em cảm thấy phù hợp. Điều này thấy rõ nhất trong thanh thiếu niên độ tuổi
từ 7 đến 17 tuổi.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thực hiện các hành vi ủng hộ xã hội mang lại
nhiều lợi ích về thể chất cũng như tinh thần, chẳng hạn như: Các hành động tích cực
giúp con người tăng cường các cảm giác hạnh phúc [Kurtz, Lyubomirsky, 2008];
[McGowen, 2006]; Hành vi ủng hộ xã hội có tương quan thuận với chất lượng các
mối quan hệ [Helgeson, 1994] và làm giảm tỉ lệ tử vong ở người [Brown và cộng sự
2003]. Việc giúp đỡ người khác thậm chí cịn mang đến dự đoán làm giảm tỉ lệ tử
vong do căng thẳng Poulin và cộng sự [2013]. Theo Thoits & Hewitt (2001), công
việc tình nguyện – một dạng của hành vi ủng hộ xã hội còn giúp tăng cường cảm
nhận hạnh phúc, sự hài lòng trong cuộc sống, lòng tự trọng, ý thức kiểm soát cuộc
sống, tăng cường sức khoẻ thể chất, giảm bớt chứng trầm cảm và giúp tăng đáng kể
các lợi ích lâu dài [Piliavin & Siegl 2007].

Nhóm tác giả Dunn, Ashton-James, Hanson & Aknin [2010] còn chỉ ra rằng,
việc chúng ta lấy tiền để giúp đỡ người khác còn mang lại hạnh phúc hơn là dùng số
tiền đó để chi tiêu cho chính bản thân mình. Đem tiền cho hoạt động từ thiện, trên
thực tế, kích hoạt vùng não liên quan đến phần thưởng [Harbaugh, Mayr &
Burghart, 2007]. Từ đó, những người hạnh phúc hơn thường có hành động tích cực
hơn và họ trải qua những mức độ hạnh phúc cao hơn bằng cách làm như vậy
[Piliavin, 2003].
Như vậy, việc thực hiện các hành vi ủng hộ xã hội đã được nhiều tác giả
khẳng định là mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn: mang lại sự thành công, mở rộng
mối quan hệ, cảm nhận hạnh phúc, giảm tỉ lệ tử vong… Những kết quả tích cực này
cho thấy, việc nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội trên khách thể thanh niên là điều
nên làm, để chúng ta khuyến khích các hành vi ủng hộ xã hội trong thanh niên. Điều
này sẽ giúp làm giảm các nguy cơ về hành vi chống đối xã hội, tệ nạn xã hội, vi
phạm pháp luật trong thanh niên.

11


1.1.2. Những nghiên cứu v các ki u/ lo i hành vi ủng hộ xã hội
Eisenberg và cộng sự [1998] khi nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội đã xác
định hai loại của hành vi này là: lòng vị tha và hành vi thân thiện với xã hội. Các
hành vi ủng hộ xã hội được định nghĩa là sự giúp đỡ tự nguyện chủ yếu do mối
quan tâm đến nhu cầu và phúc lợi của người khác, thường gây ra bởi sự đáp ứng
cảm thông và hiện thưc hóa các nguyên tắc phù hợp với việc giúp đỡ người khác
[Eisenberg và Fabes, 1990]. Với loại hành vi thân thiện xã hội này, bởi vì người trợ
giúp chủ yếu quan tâm đến phúc lợi của người khác, nên những người trợ giúp thỉnh
thoảng vẫn phải bỏ ra chi phí. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tranh luận rất gay gắt
rằng, liệu các hành vi vị tha có tồn tại hay khơng thì có ít nhất ba dịng bằng chứng
ủng hộ sự tồn tại của lòng vị tha:
+ Thứ nhất, Batson & Shaw [1991] đã trình bày bằng chứng về tính di truyền

của sự thơng cảm. Sự thơng cảm được cho là có khả năng thích nghi trong q trình
tiến hóa. Điều này liên quan đến lịng vị tha từ tính di truyền.
+ Thứ hai, Gilbert và Fiske, [2004] có những bằng chứng về sự ổn định
trong cách ứng xử theo hướng ủng hộ xã hội ở thời thơ ấu và thanh thiếu niên.
+ Thứ ba, Eisenberg và Fabes [1990] đã tìm ra các cách hành xử khác nhau
của cùng một cá nhân trong các hoàn cảnh khác nhau. Cũng theo Eisenberg và
Fabes [1990], hành vi ủng hộ xã hội là kiểu hành vi mà trong đó mọi người có động
cơ ứng xử theo cách tiến bộ khi ở nơi công cộng và được thực hiện bởi mong muốn
được chấp thuận và tôn trọng bởi những người khác (như phụ huynh, đồng
nghiệp…), đồng thời cũng để tăng cường giá trị của bản thân.
Penner, Dovidio, Piliavin, và Schroeder [2005] còn đưa ra một hướng chung
trong nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội là tìm hiểu xem liệu những người khác,
có đóng vai trị làm chứng cho hành vi ủng hộ xã hội của một cá nhân hay không.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giúp đỡ thực hiện trước mặt người khác đôi
khi kết hợp với động cơ tự định hướng. Cũng theo các tác giả này, tình nguyện là
một dạng hành vi ủng hộ xã hội trong bối cảnh một tổ chức, được lên kế hoạch và
thực hiện trong một thời gian dài, theo đó nhằm mục đích hỗ trợ xã hội và có sự

12


cam kết công dân. Các tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này cho rằng, hoạt động tình
nguyện đúng nghĩa có những điểm khác với sự giúp đỡ thơng thường. Theo
Eisenberg và Fabes [1998], những khác biệt này ở chỗ: hoạt động tình nguyện ít có
khả năng xuất phát từ một cảm giác về nghĩa vụ cá nhân, trong khi hầu hết các hành
động giúp đỡ thông thường liên quan đến ý thức về một nghĩa vụ cá nhân đối với
một người cụ thể. Những tình nguyện viên trong một tổ chức hoặc một dịch vụ từ
thiện thường không được thúc đẩy bởi sự cân nhắc như vậy.
Musick và Wilson (2008) trong cuốn sách của họ viết về tình nguyện đã
tuyên bố rằng: Tình nguyện là một hình thức của hành vi vị tha. Sự kết hợp giữa

tình nguyện và vị tha là rất dễ nhận thấy thông qua việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ
cho người khác, bao gồm cả sự an ủi với người (bị) bệnh [Chambré, 1995].
Rõ ràng mong muốn giúp đỡ người khác mà không phải bỏ ra chi phí gì là
điều quan trọng để con người tham gia vào bất kỳ hình thức tình nguyện nào. Song,
một sự kết hợp giữa lòng vị tha và sự quan tâm đến lợi ích bản thân lại khá phổ
biến. Midlarsky [1991] chỉ ra rằng trong quá trình giúp đỡ người khác có cả những
lợi ích cá nhân. Nhiều người tham gia tình nguyện cho rằng, họ được nhiều hơn
những gì họ đã cho [Chambré, 2006]. Tình nguyện là hành vi ủng hộ xã hội nhưng
khơng phải hồn tồn là khơng có lợi ích cá nhân. Wymer [1999] nhận thấy rằng
các tình nguyện viên có nhiều khả năng mở rộng các mối quan hệ bạn bè tình
nguyện hơn những người khơng phải tình nguyện viên.
Thơng qua việc tổng quan các nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi
nhận thấy, hành vi ủng hộ xã hội biểu hiện trong đời sống của chúng ta khá đa dạng.
Đó có thể là hành vi giúp đỡ, làm tình nguyện, từ thiện, giữ gìn vệ sinh mơi trường,
hợp tác với người khác trong giải quyết công việc. Thông qua đây, chúng ta hiểu rõ
hơn nhiều khía cạnh của hành vi ủng hộ xã hội, bao gồm cả những hành vi có sự
cam kết và những hành vi khơng có sự cam kết.
1.1.3. Những nghiên cứu v sự phát tri n của hành vi ủng hộ xã hội
Các tác giả khác nhau đã tìm thấy các kết quả khác nhau liên quan đến sự
phát triển của hành vi ủng hộ xã hội.

13


Các nghiên cứu của Eisenberg & Mussen [1989], Upright [2002] đi vào việc
khám phá và nghiên cứu cơ sở của hành vi ủng hộ xã hội và phỏng đoán rằng hành
vi ủng hộ xã hội của con người là kết quả của sự kết hợp và tương tác giữa cơ sở
sinh học, xã hội, tâm lý, kinh tế và lịch sử. Những tác giả này giải thích thêm rằng,
hành vi ủng hộ xã hội được phát triển thông qua sự kết hợp của các hành vi học hỏi
và đặc điểm di truyền. Ở độ tuổi rất nhỏ, trẻ em đã được học những hành vi tích cực

(như sự tử tế và giúp đỡ người khác). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các em
sẽ ln thực hiện các hành vi này. Trước hết, trẻ em có thể hiểu rằng ai đó cần được
hỗ trợ. Các các tác giả này suy đốn rằng, trước khi quyết định giúp đỡ thì ở trẻ em
sẽ xuất hiện một cảm xúc gọi là trách nhiệm xã hội, tiếp đó, các em sẽ đánh giá tình
hình bao gồm: nhận thức về người cần được giúp đỡ, nhận thức về nhu cầu của họ
và nhận ra người cần được giúp đỡ.
Eisenberg và cộng sự [1988] cho rằng, ở cấp độ cá nhân, hành vi ủng hộ xã
hội có quan hệ với sự phát triển tâm lý ở trẻ em và thanh thiếu niên. Ngoài ra, cũng
theo các tác giả này phân tích thì khuynh hướng ủng hộ xã hội xuất hiện từ thời thơ
ấu và đến tuổi thiếu niên thì tăng lên. Thanh thiếu niên có xu hướng ủng hộ xã hội
cao hơn trẻ em ở độ tuổi từ 7 đến 12 tuổi. Như vậy, theo ông, thanh thiếu niên thực
hiện hành vi ủng hộ xã hội nhiều hơn trẻ em. Tuy nhiên, Berndt [1996b] trong
nghiên cứu của mình lại khơng tìm thấy sự khác biệt độ tuổi trong việc thực hiện
các hành vi ủng hộ xã hội ở mẫu 9 – 18 tuổi.
Upright [2002] thừa nhận rằng khi trẻ em tham gia vào các hành động thấu
cảm thì có thể dẫn đến việc trẻ em hành động tử tế với người khác. Tuy vậy,
Eisenberg và Mussen bổ sung thêm, đứa trẻ cũng cần phải tự tin về khả năng giúp
đỡ của mình. Nghĩa là, có kiến thức về hành vi ủng hộ xã hội không đủ để đảm bảo
rằng trẻ em sẽ thực hiện các hành vi này. Eisenberg và Mussen [1989] tin rằng hành
vi ủng hộ xã hội có thể mua được (trả chi phí) và có thể học được. Đặc biệt, hành vi
ủng hộ xã hội mạnh phát triển mạnh mẽ ở trẻ nhỏ. Các tác giả này cũng đi đến kết
luận rằng, hành vi ủng hộ xã hội không được phát triển và ni dưỡng bằng tính
cách mà là thơng qua sự tích lũy.

14


Trong khi những nghiên cứu đầu tiên tập trung chủ yếu vào các hành vi ủng
hộ xã hội ở trẻ em thì vẫn có nhiều lý do để theo dõi sự phát triển hành vi ủng hộ xã
hội ở tuổi vị thành niên và thanh niên. Những nghiên cứu về sự phát triển hành vi

ủng hộ xã hội ở thanh niên đã tăng lên đáng kể từ những năm 1990. Đầu tiên, trong
quá trình cá nhân phát triển thì khả năng nhận thức và đời sống tâm lý, kinh
nghiệm… cũng phát triển theo. Theo Brown và Bigler [2005], những yếu tố này có
thể thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển hành vi ủng hộ xã hội. Mahoney và cộng sự
[2009] cho thấy, thanh thiếu niên thể hiện tính chủ ý hơn, từ đó những hoạt động
mà họ lựa chọn tham gia sẽ thường là những hoạt động mà họ có thể cống hiến sức
lực của họ. Thanh thiếu niên cũng có nhiều cơ hội hơn để thể hiện các hành vi ủng
hộ xã hội khác ngoài bối cảnh gia đình, như trong trường học, nơi cơng cộng. Tisak
và cộng sự [2002] chỉ ra rằng, thanh thiếu niên thường có xu hướng đánh giá bối
cảnh tình huống để xác định có nên thực hiện các hành vi ủng hộ xã hội hay khơng.
Như đã nói, những nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội trên khách thể trẻ
em đã được thực hiện nhiều song trên đối tượng thanh thiếu niên thì lại chưa nhiều
người tìm hiểu nghiên cứu. Theo chúng tôi, nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội
trên thanh niên là khá thú vị bởi đây là giai đoạn chuyển tiếp của hai thời kỳ từ thơ
ấu lên thành người lớn. Do đó, sự phức tạp trong biến đổi tâm sinh lý cũng mang
đến nhiều sự khác biệt rõ nét trong các các nhân đối tượng thanh niên khác nhau.
Song, chính vì giai đoạn này tâm sinh lý của thanh niên về cơ bản là chưa ổn định
do đó cũng sẽ là một thách thức khơng nhỏ cho quá trình nghiên cứu.
2.1.4. Những nghiên cứu xu ên v n hóa v hành vi ủng hộ xã hội
Levine và cộng sự [2003] đã tìm hiểu hành vi giúp đỡ người lạ của người
dân tại 23 quốc gia khác nhau trên thế giới (trải khắp các khu vực trên thế giới).
Quy mơ dân số và tính cá nhân, tính tập thể trong nền văn hóa đã được các nhà khoa
học đưa vào như những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi giúp đỡ. Có ba
tình huống được đưa ra là: (1) Một người đi bộ bị rơi cây bút; (2) Một người băng
bó chân và bị rơi cuốn tạp chí khơng thể cúi xuống nhặt được và (3) Một người mù
chống gậy đợi qua đường tại ngã tư. Kết quả cho thấy có sự khác biệt khá đáng kể

15



về hành vi này ở các thành phố được khảo sát. Hành vi giúp đỡ được thực hiện
nhiều nhất ở thành phố Rio de Janeiro của Braxin với 93% và thấp nhất ở Kuala
Lumpur (Malaysia) với 40%. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một mối tương quan
tích cực giữa việc thực hiện hành vi ủng hộ xã hội với định hướng giá trị văn hóa
Sympatia – một văn hóa đặc trưng và truyền thống ở Braxin và một số quốc gia
vùng Mỹ Latinh nổi tiếng với đặc điểm: hay quan tâm tới người khác, thân thiện,
lịch sự và giúp đỡ người lạ. Tuy vậy, các bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng,
hành vi giúp đỡ ít phụ thuộc vào bản chất địa phương của mỗi người mà chịu ảnh
hưởng nhiều bởi các đặc tính của mơi trường họ đang sống. Mơi trường mà họ sống
trong đó ảnh hưởng đến hành vi của họ, ví dụ như: một người Braxin sống ở New
York sẽ ít có khả năng để giúp đỡ người khác hơn là một người Braxin sống ở Rio
de Janeiro (cũng thuộc đất nước Braxin).
Miller, Bersoff và Harwood [1990] đã thực hiện một thực nghiệm trên người
lớn và trẻ em Ấn Độ và người Mỹ gốc Mỹ. Các tác giả đã nghiên cứu cảm nhận về
mặt trách nhiệm đạo đức của các nhóm khách thể này khi chứng kiến các tình
huống, trường hợp cần đến sự trợ giúp. Trong đó các tình huống này nhấn mạnh đến
tính nghiêm trọng của tình trạng người cần được giúp đỡ (tình trạng hẩn cấp) và
mối quan hệ giữa những người tham gia (ví dụ như quan hệ cha – con; người thân –
người lạ…). Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn 400 cá nhân (người lớn và trẻ em)
để xem họ sẽ làm gì trong các tình huống liên quan đến nghĩa vụ giúp đỡ con em
mình, bạn bè của cha mẹ, bạn bè của mình và nghĩa vụ của mọi người để giúp đỡ
một người lạ. Các tình huống có thể ở mức nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng, có
tình huống ở mức độ nghiêm trọng vừa phải. Kết quả sau đó chứng minh rằng:
người Ấn Độ cảm thấy có trách nhiệm và bổn phận đạo đức trong việc giúp đỡ
người khác cao hơn người dân Mỹ, trong khi người Mỹ thì phản ứng và thực hiện
các hành vi ủng hộ xã hội nhiều hơn tùy vào tình hình thực tế. Như vậy, có thể thấy
đã có sự khác biệt rõ rệt về mức độ trách nhiệm giữa hai nhóm văn hóa.
Cả hai nghiên cứu của Miller & cộng sự [1990] và Levine & cộng sự [2001]
đều rút ra được kết luận: việc thực hiện các hành vi ủng hộ xã hội ít thường xuyên


16


×