Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Nghiên cứu văn bản “kim cương bát nhã ba la mật kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NINH VĂN ĐẠT
(THÍCH MINH HIẾU)

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN
KIM CƢƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT KINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM

Hà Nội – Năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NINH VĂN ĐẠT
(THÍCH MINH HIẾU)

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN
KIM CƢƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT KINH
Chuyên ngành: Hán Nơm
Mã số: 822010401

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NƠM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Khoái

Hà Nội – Năm 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu khoa học của riêng tôi dƣới
sự hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dân khoa học. Luận văn tiến hành một cách
nghiêm túc, cầu thị, các trích dẫn, ví dụ trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết quả khoa học của Luận văn chƣa đƣợc ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học khác.
Tác giả Luận văn

Ninh Văn Đạt
(Thích Minh Hiếu)


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng tri ân sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Khối đã tận
tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Bộ môn Hán nôm, Khoa Văn Học trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cùng các bậc Thầy trong môi trƣờng Phật
học và Thế học đã truyền trao tri thức và kinh nghiệm giúp tôi vƣơn lên trong
học tập, nghiên cứu; Cảm ơn gia đình, bạn bè, quý Phật tử gần xa tạo điều
kiện thuận lợi và động viên khích lệ tơi trong suốt thời gian tơi học tập và
hồn thành Luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng nhiều trong quá trình thực hiện, nhƣng luận văn
khơng tránh khỏi thiếu sót. Tơi rất mong nhận đƣợc sự xem xét, góp ý của
q Thầy cơ và các bậc thiện tri thức để tơi có những tiến bộ trên con đƣờng
học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
HỌC VIÊN

Ninh Văn Đạt
(Thích Minh Hiếu)



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứ đề tài. ................................................................ 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................ 9
6. Đóng góp của luận văn............................................................................... 9
7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 10
Chƣơng 1: KINH KIM CƢƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT VÀ CÁC BẢN
DỊCH HÁN VĂN ........................................................................................... 12
1.1. Kinh Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật ............................................... 12
1.1.1. Lịch sử hình thành kinh Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật .......... 12
1.1.2. Tên Kinh, đề Kinh ....................................................................... 13
1.2. Các bản dịch Hán văn của Kinh Kim Cƣơng .................................... 15
1.2.1. Sáu bản dịch Hán văn của Kinh Kim Cƣơng .............................. 15
1.2.2. Truyền thống dịch Kinh Phật sang Hán ngữ và hoạt động dịch
kinh của Cƣu Ma La Thập ..................................................................... 21
1.2.3. Việc phân chƣơng bản dịch Kinh Kim Cƣơng ............................ 24
1.3. Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật trong AB.367 là bản dịch của Cƣu
Ma La Thập................................................................................................ 25
1.3.1. Những thông tin về việc sử dụng bản dịch của Cƣu Ma La Thập25
1.3.2. Những thông tin về cấu trúc của bản kinh................................... 26
Tiểu kết: ......................................................................................................... 30


1


Chƣơng 2: VĂN BẢN KIM CƢƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT TRONG
TÙNG THƢ PHẬT HỌC SƠ CƠ, GIẢI QUỐC ÂM ................................ 31
2.1. Cấu Trúc Sắp Đặt Của Văn Bản AB. 367......................................... 31
2.1.1. Mô tả cấu trúc sắp xếp của tập sách mang kí hiệu AB. 367........ 31
2.1.2. Tính hợp tập của tập sách mang kí hiệu AB. 367 ....................... 34
2.1.3. Tính chất tùng thƣ Phật học sơ cơ, giải quốc âm của văn bản .... 36
2.1.4. Tính Phật học sơ cơ và giải âm của TÙNG THƢ PHẬT HỌC của
tập sách mang kí hiệu AB. 367 qua Quốc âm tiểu dẫn 國音小引. ....... 39
2.1.5. Thời gian biên tập của TÙNG THƢ PHẬT HỌC cho những
ngƣời có “học vấn sơ cơ” ...................................................................... 42
2.2. Văn bản 金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh 43
2.2.1. Lối viết đài trên phƣơng diện trình bày và ý nghĩa của việc trì
tụng ........................................................................................................ 44
2.2.2. Văn bản Hán văn đƣợc mang ra giải âm: bản dịch La Thập ....... 47
2.3. Danh mục 32 phân chƣơng và ý nghĩa của 32 phân chƣơng ............. 50
2.3.1. Danh mục 32 phân chƣơng của Kinh Kim Cƣơng ...................... 50
2.3.2. Ý nghĩa cụ thể của từng phân chƣơng ......................................... 51
2.3.3. Sự qui định nghi thức trì tụng Kinh Kim Cƣơng ........................ 57
Tiểu kết: ......................................................................................................... 59
Chƣơng 3: GIẢI QUỐC ÂM TRONG VĂN BẢN 金剛般若波羅密經
KIM CƢƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT KINH.............................................. 60
3.1. Cơ cấu đối ứng Hán văn – Quốc âm.................................................. 60
3.1.1. “Giải quốc âm” nhƣ một thuật ngữ làm việc............................... 61
3.1.2. Cơ cấu đối ứng Hán – Nôm về mặt đơn vị số lƣợng và trình bày...
................................................................................................... 62
3.1.3. Cú đậu trên văn bản Hán văn và Quốc âm qua minh họa ........... 64
3.2. Cơ cấu đối ứng Hán văn – Quốc âm thể hiện ở 32 phân chƣơng ...... 66


2


3.2.1. Đối ứng Hán – Quốc âm ở 32 phân chƣơng qua thống kê lƣợng
chữ

................................................................................................... 66

3.2.2. Nhóm các chƣơng có phần giải quốc âm ngắn hơn Hán văn ...... 67
3.2.3. Nhóm các chƣơng có phần giải quốc âm dài hơn Hán văn ......... 70
3.3. Minh họa các phân chƣơng có phần giải quốc âm ngắn hơn............. 70
3.3.1. Minh họa phân chƣơng có phần giải quốc âm ngắn tƣơng đối ... 70
3.3.2. Minh họa phân chƣơng có phần giải quốc âm rất ngắn............... 72
3.4. Minh họa các phân chƣơng có phần giải quốc âm dài hơn................ 79
3.5. Giải quốc âm và ngƣời giải quốc âm ................................................. 82
Tiểu kết: ......................................................................................................... 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh Kim Cƣơng Bát Nhã do Đức Phật Thích Ca thuyết giáo, Tu Bồ Đề
thỉnh vấn, A Nan tôn giả kết tập, nguyên văn bằng Phạn văn, nằm ở hội thứ 9,
quyển 577 trong hơn 600 bản kinh thuộc hệ Bát Nhã của Phật giáo Đại thừa.
Khi truyền sang Trung Quốc, kinh đã đƣợc dịch sang Hán văn. Việc

phiên dịch sang Hán văn này có cả một lịch sử lâu dài đến mấy trăm năm với
sự tham gia của nhiều dịch giả kinh điển Phật giáo nổi tiếng nhƣ Cƣu Ma La
Thập, Chân Đế, Huyền Trang, … . Khơng ít các bản dịch sang Hán văn đó,
nhất là bản dịch của Cƣu Ma La Thập đƣợc thực hiện vào đầu thế kỉ V (đời
Diêu Tần) đã đƣợc lƣu truyền ở Việt Nam, đƣợc phiên dịch ra tiếng Việt ghi
bằng chữ Nôm mà việc phiên dịch đó trong truyền thống đƣợc gọi là “giải
quốc âm”.
金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật Kinh đã đƣợc
Hòa Thƣợng Phúc Điền giải quốc âm, đƣợc san khắc vào những thập niên
giữa thế kỉ XIX [khoảng thời gian từ năm Canh Tý niên hiệu Minh Mạng (tức
năm 1840) đến năm Tự Đức thứ 14 (tức năm 1862)]; ván đƣợc khắc ở chùa
Liên Phái tỉnh Hà Nội và chùa Bồ Sơn tỉnh Bắc Ninh hiện đang đƣợc lƣu trữ
trong một tùng thƣ Phật học có tên chung 金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng
Bát Nhã Ba La Mật Kinh trong tập sách mang kí hiệu AB. 367 đang đƣợc lƣu
giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nơm. Đó là một trong những minh chứng cho
truyền thống Việt Nam của sự san khắc, lƣu hành và giải âm văn bản Hán văn
Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh.
Nghiên cứu văn bản này từ góc nhìn Hán Nơm sẽ góp phần nhất định
cho việc tìm hiểu sự lƣu hành Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh ở Việt
Nam, đời sống kinh Kim Cƣơng ở Việt Nam trong mối quan hệ với tình hình
Phật giáo Việt Nam trong thế kỉ XIX cũng nhƣ góp phần nhất định cho việc
4


tìm hiểu sự nghiệp và đóng góp nhiều mặt của Hịa Thƣợng Phúc Điền trong
lịch sử, trong đó có sự nghiệp “giải quốc âm” nhiều kinh điển Phật giáo từ các
bản Hán văn.
Hơn nữa, tác giả luận văn Thạc sĩ Hán Nơm này lại cịn là một ngƣời
nhà chùa, việc tìm hiểu văn bản Hán Nơm 金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng
Bát Nhã Ba La Mật kinh không chỉ là công việc kiểm tra năng lực giải đọc

văn bản Hán Nôm theo yêu cầu của cấp học mà còn là cơ hội giúp cho sự tu
tập và hiểu rõ hơn về truyền thống Phật giáo Việt Nam.
Với lý do đó, chúng tơi chọn vấn đề Nghiên cứu văn bản “金剛般若波
羅 密 經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh” đƣợc đóng trong tập
“AB.367” hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm làm đề tài
cho luận văn Thạc sĩ Hán Nôm tại cơ sở đào tạo sau đại học là Trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứ đề tài.
Văn bản Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật từ thời vua Tự Đức năm thứ
14 ở chùa Liên Phái hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nơm
với kí hiệu AB. 367 mới chỉ đƣợc đề cập đến từ góc độ biên mục để đăng kí
tài liệu trong một số bộ sách nhƣ:
Trong nhiều tài liệu giới thiệu và nghiên cứu về Hòa Thƣợng Phúc
Điền và các cơng trình giải âm Phật học của ơng, bản giải âm này cũng không
đƣợc đề cập tới. Chẳng hạn nhƣ, tác giả Thích Minh Tâm trong bài viết Vài
nét về Hòa Thƣợng Phúc Điền, tác giải sách Đạo giáo nguyên lƣu đăng trên
Thông báo Hán Nôm 1997, trang 560-563, khi giới thiệu về các tác phẩm của
Hòa thƣợng Phúc Điền cũng khơng có đề cập đến việc giải âm tác phẩm này
mà danh mục đó chỉ gồm 3 loại nhƣ sau:
1. Sách chữ Hán hiện còn:
- Tam Bảo hoằng thông.

5


- Đạo giáo nguyên lƣu ( còn gọi là Tam giáo quản khuyu).
- Thiền uyển kế đăng lƣợc lục.
- Tại gia tu trì Thích giáo ngun lƣu.
- Phóng sinh giới sát văn.
- Hiệu đính Phật tổ thống lý.

2. Biên dịch, tức là diễn ra Quốc âm:
- Sa di luật nghi giải âm.
- Tam giáo nhất nguyên giải âm.
- Hộ pháp luận diễn âm.
- Thái căn đàm diễn âm.
3. In ấn các bộ:
- Kinh Hoa Nghiêm
- Kim Cƣơng Di Đà kệ chú chân kinh.
- Vô Lƣợng Thọ Kinh.
- Đại phƣơng tiện Phật giáo báo ân kinh chú nghĩa.
- Giải hoặc biên.
Khi Nghiên cứu văn bản AB .367 đƣợc lƣu giữ tại Viện nghiên cứu
Hán nôm, viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam. Với danh mục 34 bộ sách, trong
đó có khá nhiều sách giải âm đã thể hiện đây là một Tùng thƣ Phật học khá
lớn. Tùng thƣ hay Tàng Thƣ Phật học này do Hòa Thƣợng Phúc Điền tổ chức
biên tập. Trong số các tác phẩm của Hòa Thƣợng Phúc Điền đã đƣợc nghiên
cứu và dịch giải. Có thể kể ra đây một số Luận án liên quan đến các tác phẩm
của Hòa Thƣợng Phúc Điền nhƣ sau:
- Nguyễn Tuấn Cƣờng ( pháp danh Thích Minh Nghiên). (2006).
Nghiên cứu hệ thống Phật học gốc tiếng Phạn trong các tác phẩm của Hòa
thƣợng Phúc Điền. Luận án thạc sĩ. Trƣờng đại học Khoa học và Xã hội Nhân
văn, Hà Nội.
- Nguyễn Tuấn Cƣờng (pháp danh Thích Minh Nghiên). (2016). Nghiên
6


cứu tác phẩm Đạo giáo Nguyên Lƣu của Hòa thƣợng Phúc Điền. Luận án tiến
sĩ. Học viện Khoa học xã hội, Hà nội.
- Lê Văn Sáu (pháp danh Thích Minh Tín). (2006). Khảo cứu tác phẩm
tại gia tu trì Tam giáo nguyên lƣu của Hòa thƣợng Phúc Điền. Luận văn thạc

sĩ. Viện nghiên cứu Hán Nôm
- Nguyễn Văn Thanh. (2003). Bƣớc đầu tìm hiểu tác phẩm Hộ pháp
luận giải âm của Hòa thƣợng Phúc Điền. Luận văn cử nhân. Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
- Lê Quang Sơn ( pháp danh Thích Thiện Hải). ( 2012). Nghiên cứu bản
giải âm tp Thái Căn Đàm của Hòa Thƣợng Phúc Điền. Luận văn Thạc sĩ.
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
Tuy nhiên, đến nay chƣa có cơng trình nào tiến hành khảo cứu, dịch
thuật và giới thiệu nội dung toàn bộ văn bản Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật
Kinh đƣợc đóng trong tập “ AB. 367” hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Viện nghiên
cứu Hán Nôm. Đề tài Luận văn của chúng tôi sẽ triển khai theo hƣớng đi này,
nhằm giới thiệu và công bố bản phiên âm cũng nhƣ một số vấn đề mang
thơng tin tính của văn bản Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật Kinh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề của văn bản 金剛般若波羅
密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh 金剛般若波羅密經 trong tập
AB.367 [mặt văn bản học, cơ cấu, phƣơng thức sắp đặt các phần, cũng nhƣ về
phƣơng thức “giải quốc âm” văn bản cho mục tiêu truyền giảng và phổ biến
bản kinh này của Hòa thƣợng Phúc Điền.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề về mặt văn bản học của văn bản 金剛般若
波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh;

7


Nghiên cứu sắp đặt hay phƣơng thức tổ chức của văn bản 金剛般若波
羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh trong mối liên hệ với tùng thƣ
Phật học sơ cơ, giải quốc âm do Hòa thƣợng Phúc Điền thực hiện vào những

thập niên giữa thế kỉ XIX.
Nghiên cứu hệ các vấn đề đƣợc văn bản hóa trong nội tại văn bản cũng
nhƣ các vấn đề “đối ứng Hán - Nôm” đƣợc vận dụng để giải quốc âm 金剛般
若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh.
Bƣớc đầu nêu những nhận xét về cách thức “giải quốc âm” cho 金剛
般若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh mà Hòa thƣợng Phúc
Điền đã thực hiện cho yêu cầu truyền giảng những tri thức Phật học cho
những ngƣời sơ cơ cũng nhƣ những đóng góp về mặt “giải quốc âm” của
Hịa Thƣợng Phúc Điền trong lịch sử của truyền thống phiên dịch Hán Nơm
Việt Nam.
Phiên Nơm tồn bộ phần “giải quốc âm” mà Hòa thƣợng Phúc Điền đã
làm cho 金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là văn bản Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La
Mật kinh 金剛般若波羅密經 đƣợc đóng trong tập AB. 367 hiện đang đƣợc lƣu
giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi khảo sát cụ thể của luận văn tập trung vào văn bản 金剛般若波
羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh trong tập mang kí hiệu AB.
367 đang đƣợc lƣu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam theo các vấn đề cơ bản nhƣ văn bản học, các vấn đề
đƣợc văn bản hóa qua cấu trúc sắp đặt của kinh, trong mối quan hệ với bản

8


dịch Hán văn của Cƣu Ma La Thập cũng nhƣ trong mối quan hệ với tùng thƣ
Phật học sơ cơ, giải âm do Hòa thƣợng Phúc Điền tổ chức biên tập vào những
thập niên giữa thế kỉ XIX, phƣơng thức giải quốc âm qua nghiên cứu đối ứng

Hán – Nôm.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận:
Luận văn quán triệt cách thức tiếp cận biện chứng và lịch sử cho các
nghiên cứu các tƣ liệu văn hiến quá khứ, trong đó có các tài liệu thƣ tịch lịch
sử về Phật giáo.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
cơ bản sau:
- Văn bản học Hán Nôm nhằm xác định văn bản đƣợc mang ra nghiên
cứu về mặt văn bản học.
- Phiên dịch học Hán Nôm cho phiên Nôm và giải đọc văn bản 金剛般
若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh cũng nhƣ nêu ra những
nhận xét cần thiết về phƣơng thức phiên Nôm trong mối quan hệ đối ứng Hán
- Nôm.
- Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp cũng đƣợc sử dụng để phân tích
các trƣờng hợp mang tính đại diện cao.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản có tính thơng tin tính của văn bản 金
剛般若波羅密經, Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh trên một số phƣơng
diện nhƣ văn bản học, kết cấu và các vấn đề đƣợc văn bản hóa để từ đó góp
phần làm rõ thêm đời sống của bản dịch Hán văn 金剛般若波羅密經, Kim
Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh của Cƣu Ma La Thập ở Việt Nam, một số
9


phƣơng thức giải quốc âm đã đƣợc Hòa thƣợng Phúc Điền áp dụng.
6.2. Về mặt thực tiễn:
- Cung cấp và giới thiệu cho ngƣời đọc hiện đại bản phiên Nôm văn bản

金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh, cũng nhƣ các
giá trị thơng tin tính của các vấn đề đƣợc văn bản hóa có trong văn bản này.
- Góp phần làm sáng tỏ vấn đề phiên dịch học Hán Nơm có trong lịch sử
thơng qua việc phiên Nơm văn bản Kinh Kim Cƣơng.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phiên âm, dịch
nghĩa, luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1 với tiêu đề: “ Kinh Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật và các bản
dịch Hán văn của nó” nhằm sơ bộ giới thiệu chung về Kinh Kim Cƣơng (lịch
sử và ý đề của kinh) và các bản dịch kinh Kim Cƣơng ra Hán văn; xác định
金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh đƣợc Hòa thƣợng
Phúc Điền mang ra giải quốc âm là bản dịch Hán văn của Cƣu Ma La Thập.
Chƣơng 2 với tiêu đề: “Văn bản 金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng
Bát Nhã Ba La Mật kinh trong một tùng thƣ Phật học sơ cơ, giải quốc âm”,
nhằm trình bày kết cấu sắp đặt của 金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã
Ba La Mật kinh đƣợc đóng trong tập AB. 367 hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam là một thành
viên trong một tùng thƣ Phật học có tính chất sơ cơ, đa phần đƣợc giải quốc
âm do Hòa thƣợng Phúc Điền tổ chức biên tập và giải âm.
Chƣơng 3 với tiêu đề: “ Giải quốc âm” trong văn bản 金剛般若波羅
密經Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh” nhằm đề cập đến vấn đề “giải quốc
âm” qua cơ cấu đối ứng Hán văn - Quốc âm đã đƣợc Hòa thƣợng Phúc Điền
thực hiện trong văn bản nhƣ thế nào.

10


Phụ lục: Luận văn cung cấp nguyên văn ảnh ấn văn bản 金剛般若波羅
密經Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh đƣợc đóng trong tập AB. 367 hiện
đang đƣợc lƣu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học Xã

hội Việt Nam và bản phiên Nôm cho văn bản đó.

11


Chƣơng 1:
KINH KIM CƢƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT
VÀ CÁC BẢN DỊCH HÁN VĂN
Chƣơng này nhằm giới thiệu chung về Kinh Kim Cƣơng (lịch sử và ý
đề của kinh); vấn đề phiên dịch Kinh Kim Cƣơng ra Hán văn trong mối quan
hệ với lịch sử phiên dịch Kinh Phật ra tiếng Hán nói chung để từ đó xác định
bản 金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh đƣợc Hòa
thƣợng Phúc Điền giải quốc âm, đƣợc đóng trong tập AB. 367 hiện đang đƣợc
lƣu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam là bản dịch của Cƣu Ma La Thập.
1.1. Kinh Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật
1.1.1. Lịch sử hình thành kinh Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật
Trong các lời Tựa cho việc xuất bản Kinh Kim Cƣơng, ngƣời ta thƣờng
nói “Vơ Tự Chân kinh mới đích thực là Kinh Kim Cƣơng Bát Nhã”. Đó là ý
nói từ góc nhìn Phật giáo, của góc nhìn Phật Pháp. Cịn dƣới góc nhìn ngữ văn
học, việc giải thích ý nghĩa của đề kinh là cần thiết cho sự liễu giải các vấn đề
tiếp theo theo yêu cầu của đề tài luận văn này.
Kinh Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật 金剛般若波羅密經 (Kinh
Kim Cƣơng) nằm trong hơn 600 bản kinh thuộc văn hệ Bát Nhã Đại Thừa.
Kinh này do Đức Phật thuyết, Tu Bồ Đề thỉnh vấn, A Nan giả kết tập, nguyên
văn viết bằng chữ Phạn.
Thời gian và địa điểm hình thành và xuất hiện Phạn bản của Kinh Kim
Cƣơng đƣợc xác định từ thế kỉ II trƣớc Công Nguyên và thế kỉ thứ I Tây lịch,
tại vùng bắc Ấn Độ. Sau đó, Phạn bản này của Kinh đƣợc truyền xuống vùng
phía nam Ấn Độ rồi truyền sang các nƣớc có truyền thống về Phật giáo nhƣ:

Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Thông

12


suốt từ đầu đến cuối, bản kinh này đều nhằm mục đích khiến cho độc giả
hiểu thơng suốt về nghĩa lý Phật pháp, từ đó đều liễu nghĩa, thấu suốt tất cả
kinh điển Đại Thừa.
Về mối quan hệ giữa Kinh Kim Cƣơng với văn hệ Bát Nhã Đại Thừa, có
quan điểm cho rằng, văn hệ Bát Nhã đã đƣợc Đức Phật giảng dạy vào năm
thứ 5 tại thành Vƣơng Xá kể từ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, trong
đó kinh Kim Cƣơng đã đƣợc Đức Phật giảng dạy sau cùng, nhằm nhắm tới
muốn dùng Bát Nhã để chặt đứt mọi sự chấp trƣớc của tâm vào các tƣớng một
cách rốt ráo và triệt để nhất.
1.1.2. Tên Kinh, đề Kinh
Kinh Kim Cƣơng “經金剛”[tên đầy đủ là金剛般若波羅密經 Kim
Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh, theo tiếng Phạn là: Vajra prajnapara mita
sutra hay Vajra cchediloa prajnapara mita sutra] đƣợc coi là một trong
những bản kinh rất quan trọng của Phật giáo Đại Thừa. Đặc biệt đối với Thiền
tông, bản kinh này còn mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi chứa đựng
trong đó những tinh hoa, những ý nghĩa màu nhiệm của giáo lý Bát Nhã.
Kim Cƣơng tiếng Phạn là Vajra, tiếng Anh là Diamond đƣợc hiểu là
loại chất kiên cố bền chắc, bất hoại và sắc bén. Chất ấy có khả năng cắt đứt
các vật khác, mà vật khác khó có thể hủy hoại đƣợc nó. Kim Cƣơng đặc
tính vốn có của nó là kiên cố bất hoại, bền chắc và sắc bén mà chẳng phải
từ nơi vật khác tạo thành. Kim Cƣơng đƣợc sử dụng chỉ cho Pháp. Pháp
này có hai đặc điểm chính:
+ Nó có thể hàng phục đƣợc tâm, mà tâm lại không thể hàng phục
đƣợc nó.
+ Nó có thể chặt đứt đƣợc mọi thứ phiền não, mà các phiền não không

thể chi phối đƣợc nó.
Bát Nhã “般若”: tiếng Phạn là Prajna, Trung Hoa dịch là 智慧 Trí tuệ

13


hay 慧明 Tuệ minh. Trí tuệ ấy có đầy đủ cơng năng chiếu soi, để từ đó thấy
rõ đƣợc bản chất của mọi sự mọi vật, có đầy đủ diệu dụng soi rọi tới chỗ tận
cùng của chân lý, thấu suốt bản thể và mọi căn tính nơi các pháp. Từ đó có thể
thấy rằng, trí tuệ hay Bát Nhã đƣợc thành tựu rốt ráo, từ sự nỗ lực tu tập và sự
thực hành nơi giáo pháp.
Ba La Mật “波羅密” tiếng Phạn là: Paramita, Trung Hoa phiên âm
là 波羅密 Ba La Mật hay dịch nghĩa là “Đáo bỉ ngạn” với ý nghĩa là “đến bờ
bên kia”. Ba La Mật “波羅密”còn đƣợc dịch là “Độ Khứ” với ý nghĩa là
“đã vƣợt qua”. Thực ra dù dịch là “vƣợt qua” hay đƣợc dịch là “đến bờ bên
kia” cũng chỉ là một cách ẩn dụ. Sinh tử chính là để dụ cho “bờ bên này”, cịn
Niết Bàn “涅槃”chính là để dụ cho bờ bên kia. “Bờ bên này” chính là dụ
cho “si mê”, “bờ bên kia” chính là dụ cho “giải thốt” hay “giác ngộ”. Hễ vƣợt
qua đƣợc con sơng sinh tử thì sẽ thẳng hƣớng tới Niết Bàn, hễ vén đƣợc bức
màn của sự vơ minh tăm tối, si mê thì sẽ chứng ngộ và đạt tới đƣợc cảnh giới
của sự giác ngộ và giải thoát.
Kinh “經”, tiếng Phạn là Sutra, Trung Hoa dịch là Tu Đa La “修多
羅”. Trong Phật giáo, Kinh đƣợc hiểu là những lời răn dạy, đƣợc chính Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng và đƣợc các đệ tử của ngài kết tập lại.
Ngồi ra cịn đƣợc dịch là 契經 Khế Kinh, trong đó bao hàm cả “契理” khế
lý và “契機”khế cơ. Khế lý契理 là đứng về phƣơng diện nghĩa lý giải thốt
giác ngộ thì nó ln luôn đúng, bất chấp về thời gian và không gian. Khế cơ
契機 tức là ln ln thích hợp với mọi căn cơ, trình độ của chúng sinh. Do
vậy tất cả các kinh điển của Phật giáo luôn đầy đủ khế lý“契理”và khế cơ “
契機”.

Từ đó có thể thấy rằng,“金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La
Mật” có thể cắt nghĩa là “Trí tuệ cứng nhƣ kim cƣơng có thể đi đến đƣợc bờ
14


bên kia của sự giải thoát”. Kinh 金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba
La Mật là “Kinh Trí tuệ đến bên bờ bên kia, nhƣ kim cƣơng bền, sắc có thể
cắt đứt và đoạn trừ đƣợc tất cả các phiền não khổ đau để từ đó có thể đạt tới an
vui giải thoát”. Trong cấu trúc tên kinh, kinh này đã dùng “Kim Cƣơng- 金
剛” là Dụ “諭”, dùng “Bát Nhã Ba La Mật- 般若波羅密” làm Pháp “法”.
Đề kinh đã “dùng Dụ và Pháp” để lập tên kinh.
1.2. Các bản dịch Hán văn của Kinh Kim Cƣơng
Cùng với lịch sử Phật giáo vào Trung Quốc là lịch sử dịch Kinh Phật ra
tiếng Hán, Hán văn, trong đó có lịch sử dịch Kinh Kim Cƣơng. Ngay trong
khoảng thời gian từ đầu thế kỉ V đến đầu thế kỉ VI, bản Phạn văn của kinh
này đã có tới 6 vị cao tăng lỗi lạc của Phật giáo Trung Hoa tiến hành phiên
dịch.
Trên cơ sở bài viết “So sánh sơ lƣợc các bản dịch Hán văn Kinh Kim
Cang” của tác giả Thích

Quảng

Lạc

đăng

trên

trang


mạng:

cang, đƣợc chúng tôi truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2020, chúng tôi xin
dẫn ra ở đây danh mục 6 bản dịch Hán văn đó và một số nhận xét đã đƣợc rút
ra làm cơ sở cho sự nhận thức về bản dịch Kinh Kim Cƣơng của Cƣu Ma La
Thập trên các mặt nhƣ: thời điểm, độ dài, đặc trƣng nổi bật cũng nhƣ các vấn
đề khác nữa.
1.2.1. Sáu bản dịch Hán văn của Kinh Kim Cƣơng
Sáu bản dịch Hán văn Kinh Kim Cƣơng đƣợc nêu trong bài bài viết “So
sánh sơ lƣợc các bản dịch Hán văn Kinh Kim Cang” của tác giả Thích Quảng
Lạc đăng trên trang mạng: dich-kinh-kim-cang đƣợc chúng tôi truy cập ngày 22 tháng 10
năm 2020 là:
* 金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh, do 姚秦鳩

15


摩羅什 Cƣu Ma La Thập ngƣời đời Diêu Tần dịch.
* 金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh, do 菩提流
支Bồ Đề Lƣu Chi ngƣời thời Nguyên Ngụy dịch.
* 金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh, do 真諦
Chân Đế ngƣời thời Trần dịch.
* 金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh, do 達摩笈多
Cấp Đa ngƣời thời Tùy dịch.
* 第九會能斷金剛分 Đệ Cửu Hội Năng Đoạn Kim Cƣơng Phần, do
玄奘 Huyền Trang ngƣời thời Đƣờng dịch.
佛說能斷金剛般若波羅密經 Phật Thuyết Năng Đoạn Kim Cƣơng
Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh, do 義凈 Nghĩa Tịnh ngƣời thời Đƣờng dịch.
Cần có một sự nhận xét mang tính tổng quát nhất về 6 bản dịch Hán
văn của Kinh Kim Cƣơng trên các vấn đề nhƣ tên kinh, ngƣời dịch, thời điểm

dịch hay các lƣu ý về phong cách dich.
Xét về cấu trúc từ ngữ theo cấp độ ngôn ngữ, cả sáu tên bản dịch đều là
những ngữ danh từ có trung tâm ngữ và định ngữ.
Trung tâm ngữ có thể là 經 KINH nhƣ hầu hết các bản dịch.
Ngoài trung tâm ngữ của các ngữ danh từ nhƣ 經 KINH thì cịn có trung
tâm ngữ là 分 PHẦN.
Cả 6 bản dịch đều có 金剛 Kim Cƣơng làm định ngữ.
Tên các bản dịch Hán văn có trung tâm ngữ là 經 KINH nhƣ:
* Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh 金剛般若波羅密經, 姚秦鳩摩
羅什 Cƣu Ma La Thập ngƣời đời Diêu Tần dịch;
* Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh 金剛般若波羅密經,Bồ Đề Lƣu
Chi ngƣời thời Nguyên Ngụy dịch;

16


* Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh 金剛般若波羅密經,Chân Đế
ngƣời thời Trần dịch;
* Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh 金剛般若波羅密經 Cấp Đa
ngƣời thời Tùy dịch;
* Phật Thuyết Năng Đoạn Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh 佛說
能斷金剛般若波羅密經,Nghĩa Tịnh ngƣời thời Đƣờng dịch.
Trung tâm ngữ là 經 KINH đƣợc đa phần các bản dịch sử dụng. Điều
đó có hoặc là do Kinh này đƣợc nhận thức nhƣ là một thực thể độc lập và
cũng đƣợc sắp đặt nhƣ một thực thể độc lập.
Có 5 bản dịch có tên 經 Kinh nhƣ thế. Điều này tạo nên một sự nhận
thức mang tính áp đảo cho dù ai cũng đều nhận thức đƣợc rằng, Kinh Kim
Cƣơng là Kinh thuộc hệ văn BÁT NHÃ.
Cịn chỉ có một trƣờng hợp là 分 PHẦN. Đó là cách đặt tên của Huyền
Trang khi Ngài đặt Kinh này trong một phức thể mang tính TỔNG TẬP,

TÀNG THƢ, PHẬT TẠNG. [* Đệ Cửu Hội Năng Đoạn Kim Cƣơng Phần 第
九會能斷金剛分 , Huyền Trang, ngƣời thời Đƣờng dịch].
Từ sự trình bày trên đây về 6 bản Kinh Kim Cƣơng qua đề kinh cũng nhƣ
quá trình dịch sang Hán văn của Kinh Kim Cƣơng, ta thấy nổi lên một số điểm
chính nhƣ sau:
Về mặt thời gian, 6 bản dịch trên bao quát một khoảng thời gian 300
năm từ năm 401/402 đến những năm 700 đến 703.
Sự bao quát dài đó đƣợc cụ thể hóa bằng sự diễn giải các thời điểm và
thời đoạn có tính chất điểm đầu và điểm cuối nhƣ: Năm 401 - 402 là năm bản
dịch Kinh Kim Cƣơng của Cƣu Ma La Thập là điểm đầu. Từ những năm 700
đến 703 là khoảng thời gian ra đời bản dịch Kinh Kim Cƣơng của Nghĩa Tịnh
thời Đƣờng là điểm cuối.
Nhƣ vậy ta thấy, vấn đề niên đại dịch thuật cũng nhƣ tình hình lƣu hành
17


các bản dịch sang Hán văn từ Phạn ngữ của Kinh Kim Cƣơng cơ bản là khá rõ
ràng.
Bản dịch kinh Kim Cƣơng đƣợc xem là sớm nhất và có tầm ảnh hƣởng
sâu rộng tới các bản kinh Kim Cƣơng sau này, phải kể đến đó là bản dịch 金
剛般若波羅密經 của 姚秦鳩摩羅什 Cƣu Ma La Thập.
Bản dịch này đƣợc鳩摩羅什 Cƣu Ma La Thập dịch tại Trƣờng An
trong khuôn viên của Tây Minh Các. Về niên đại thì có 2 quan điểm xoay
quanh bản dịch này. Theo quan điểm thứ nhất thì bản kinh này đƣợc phiên dịch
vào niên hiệu Hoằng Thủy năm thứ 3 tức là vào năm 401. Quan điểm thứ 2 lại
cho rằng, bản kinh này đƣợc phiên dịch vào năm thứ 4 niên hiệu Hoằng Thủy
tức vào năm 402. Năm thứ 3 niên hiệu Hoằng Thủy, ngày 20 tháng 12 năm
401, 鳩摩羅什 La Thập đến Tràng An, đƣợc ngƣời ngƣời tơn kính, tiếp đón
nhƣ một vị Quốc sƣ. La Thập dừng nghỉ tại đây, đƣợc mời vào Tây Minh Các
và ở tại vƣờn Tiêu Diêu để phiên dịch kinh điển. Khi phiên dịch, La Thập luôn

luôn lấy bản kinh văn Phạn bản để đối chiếu và dịch thuật. Bản mới dịch này
không khác với bản gốc chữ Phạn. Chữ nghĩa đều sáng rõ, nghĩa lý thì thâm
huyền khiến cho mọi ngƣời đều kính phục, đại chúng vui mừng và rất mực
tán thán. Từ nguồn sử liệu trên, cho ta thấy 鳩摩羅什 Cƣu Ma La Thập đến
kinh đô Trƣờng An nhằm vào ngày 20 tháng 12 năm 401 (chính vào năm thứ
3 niên hiệu Hoằng Thủy) và bắt đầu chủ trì phiên dịch kinh.
Có lẽ trong q trình phiên dịch, cần có thời gian để đối chiếu giữa 2
bản (bản gốc của tiếng Phạn và bản đƣợc phiên dịch là bản Hán), rất có thể
bản dịch kinh này nhiều khả năng đƣợc hoàn thành vào năm thứ 4 niên hiệu
Hoằng Thủy tức là năm 402. Hiện có 2 bản kinh Kim Cƣơng do La thập phiên
dịch đang đƣợc lƣu truyền: một bản có 5176 chữ, bản cịn lại có 5180 chữ.
Đây đƣợc xem là bản dịch kinh Kim Cƣơng sớm nhất và có giá trị nhất cho
đến ngày nay và đƣợc coi là định bản. Bản dịch này vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi
18


và phổ biến nhất trong tất cả các bản dịch.
金剛般若波羅密經 Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật kinh do Bồ Đề
Lƣu Chi ngƣời thời Nguyên Ngụy dịch đƣợc thực hiện khi đến ở chùa Vĩnh
Ninh, Lạc Dƣơng vào năm Mậu tý (508) niên hiệu Vĩnh Bình thời Ngụy
Tuyên Võ Đế.
Vua Võ Đế đích thân thăm hỏi, ủy thác, đƣợc cung cấp phẩm vật để Lƣu
Chi dịch kinh Phật, trong đó có Kinh Kim Cƣơng. Bản dịch kinh Kim Cƣơng
Bát Nhã Ba La Mật đƣợc Bồ Đề Lƣu Chi thực hiện trong khoảng thời gian gần
30 năm, từ năm 508 niên hiệu Vĩnh Bình đến năm 535 niên hiệu Thiên Bình.
Bản dịch kinh Kim Cƣơng của Bồ Đề Lƣu Chi gồm có 6105 chữ.
Bản dịch 金剛般若波羅密經 của Chân Đế ngƣời thời Trần dịch đƣợc
Chân Đế thực hiện tại quận Lƣơng An vào năm thứ 3 của niên hiệu Thiên Gia
của nhà Trần, tức là năm 562. Bản này ngoài việc căn cứ vào bản dịch đầu
tiên của 鳩摩羅什 Cƣu Ma La Thập còn dựa trên tham cứu bản dịch của Bồ

Đề Lƣu Chi. Do vậy bản kinh Kim cƣơng đƣợc Chân Đế phiên dịch đã dựa
trên sự phiên dịch của 2 bản kinh trƣớc đó. Nhƣng bản dịch kinh Kim Cƣơng
đƣợc Chân Đế phiên dịch thì có thêm phần văn nghĩa. “Kinh bản nhất quyển,
văn nghĩa thập quyển. Kinh bản 1 quyển và thêm vào phần văn nghĩa gồm 10
quyển” để giải thích cho những phần đƣợc nhắc đến trong Kinh Kim Cƣơng
mà 2 bản trƣớc đây chƣa có.
Bản dịch của Đạt Ma Cấp Đa ở thời Tùy là bản dịch Kinh Kim Cƣơng
thứ 4 có số lƣợng 7109 chữ, đƣợc thực hiện vào năm Khai Hoàng năm thứ
mƣời, tức vào năm 590.
Huyền Trang thời Đƣờng có 2 bản dịch về Kinh Kim Cƣơng. Bản dịch
đầu tiên là vào năm thứ 22 niên hiệu Trinh Quán nhƣng đã thất truyền. Bản
dịch hiện còn của Huyền Trang đƣợc ngƣời đời biết đến gồm có 8208 chữ với
tên gọi là “Đệ Cửu Hội Năng Đoạn Kim Cƣơng phần 第九會能斷金剛分”.

19


Bản kinh này đƣợc dịch tại Trƣờng An.
Kinh Kim Cƣơng Bát Nhã nằm ở hội thứ 9, quyển 577 trong hơn 600
bản kinh thuộc hệ Bát Nhã của Phật giáo Đại thừa. Kinh Kim Cƣơng này đƣợc
Huyền Trang phiên dịch trong khoảng thời gian của năm thứ 3 sau khi bắt đầu
phiên dịch bộ Đại Bát Nhã. Việc dịch thuật Đại Bát Nhã nói chung, kinh Kim
Cƣơng trong bộ Đại Bát Nhã nói riêng của Huyền Trang đã đƣợc đánh giá là
một trong những sự kiện dịch thuật nổi tiếng của truyền thống dịch thuật Phật
giáo Trung Quốc và có tầm ảnh hƣởng sâu rộng trong lịch sử.
Bản dịch của Nghĩa Tịnh đời Đƣờng có tên đầy đủ là: Phật Thuyết
Năng Đoạn Kim Cƣơng Bát Nhã Ba La Mật Đa 佛說能斷金剛般若波羅密多
. Nghĩa Tịnh đã đến Trƣờng An từ năm Canh Tý (700) và bắt đầu sự nghiệp
phiên dịch kinh điển của mình ngay từ đó. Trong suốt 3 năm (từ năm Canh Tý
đến năm Quý Mão tức từ năm 700 đến năm 703, Nghĩa Tịnh đã ở chùa Tây

Minh thành Trƣờng An để phiên dịch. Bản kinh Kim Cƣơng do Nghĩa Tịnh
phiên dịch có 5118 chữ. Đây là bản dịch kinh Kim Cƣơng cuối cùng trong 6
bản dịch với số lƣợng chữ ít nhất, kế thừa đƣợc những tinh hoa từ những bản
kinh trƣớc. Nghĩa Tịnh sử dụng ngôn ngữ cơ đọng, hàm xúc, độ chính xác
cao. Nhƣng tiếc là bản dịch này ít đƣợc sử dụng so với các bản trƣớc đó và
đặc biệt là bản dịch của 姚秦鳩摩羅什 Cƣu Ma La Thập đời Diêu Tần.
Sự bao quát về mặt thời gian của 6 bản dịch trên với độ dài 300 năm [từ
năm 401/402 đến những năm 700 đến 703; năm 401/402 là năm bản dịch
Kinh Kim Cƣơng của 鳩摩羅什 Cƣu Ma La Thập ra đời; từ năm 700 đến 703
là khoảng thời gian ra đời bản dịch Kinh Kim Cƣơng của Nghĩa Tịnh thời
Đƣờng] là sự xác định thời gian theo cách nhìn của chính sách sùng tín quốc
gia, nhà nƣớc. Việc dịch Kinh Kim Cƣơng cũng nhƣ các Pháp sƣ dịch đều
đƣợc đích thân các đấng quân vƣơng đứng ra thỉnh cầu, cung cấp các điều
kiện cần thiết và nhiều khi là rất hậu cho các dịch giả là các nhà sƣ này.

20


Khá nhiều ngƣời trong số họ đều là những ngƣời từ các nƣớc ngoài đến
Trung Quốc. Họ giỏi Phạn ngữ, cịn Hán ngữ thì họ chủ yếu đƣợc tiếp cận với
ngơn ngữ nói đƣơng thời. Việc sử dụng khá nhiều yếu tố của khẩu ngữ tiếng
Hán đƣơng thời là một trong những nguyên nhân làm nên năng lực sống động
của ngơn ngữ viết của các bản dịch kinh Phật, góp phần tích cực cho sự tạo
thành một giai đoạn sớm của bạch thoại tiếng Hán trung đại.
1.2.2. Truyền thống dịch Kinh Phật sang Hán ngữ và hoạt động dịch kinh
của Cƣu Ma La Thập
Phật Pháp đầu tiên truyền vào Trung Quốc theo sử ghi lại tức là cách ghi
theo cách nhìn của chính sách sùng tín quốc gia thì bắt đầu từ năm thứ 10 niên
hiệu Vĩnh Bình của vua Hán Minh Đế đời Hậu Hán, tức năm 67 sau CN.
Nhân Hán Minh Đế mộng thấy ngƣời vàng nên ông ngay lập tức liền phái

đồn ngƣời 18 ngƣời, trong đó có Thái Âm, Vƣơng Tuân đi Thiên Trúc cầu
Phật pháp. Họ đã gặp Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan và thỉnh các nhà sƣ
này về Trung Quốc. Nhà vua và dân chúng đều vui, xây chùa Bạch Mã ở ngồi
thành Lạc Dƣơng và đón hai vị Pháp sƣ Thiên Trúc về đấy, dịch kinh điển Phật
giáo đƣợc 14 quyển. Trong số đó có Kinh Tứ thập nhị chƣơng vẫn còn đƣợc
lƣu hành cho đến ngày nay.
Việc ghi lịch sử truyền Phật giáo Trung Quốc nhƣ thế là ghi theo cách
nhìn của chính sách sùng tín Phật giáo có tính chất quốc gia. Cịn trên thực tế,
Phật pháp đã lan truyền trong dân gian từ rất sớm qua các ghi chép trong sách
Liệt Tử, Kinh lục của Chu Sĩ Hành (203 – 283), trong Thích Lão chí “釋老志

”của Ngụy thƣ “魏書” và nhiều sách khác nữa.
Sự du nhập và hoằng dƣơng Phật pháp ở Trung Quốc gắn liền với việc
dịch kinh Phật từ Phạn ngữ /Phạn văn sang Hoa ngữ/ Hán ngữ/ Hán văn.
Việc dịch kinh Phật đã ảnh hƣởng trực tiếp đến việc giải thích giáo lý của
Phật giáo. Nếu khơng có việc phiên dịch đƣợc tiến hành rộng khắp và bao quát

21


×