Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại xã thạch hải, huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
-----------------------

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TẠI XÃ THẠCH HẢI, HUYỆN THẠCH HÀ,
TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
-----------------------

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TẠI XÃ THẠCH HẢI, HUYỆN THẠCH HÀ,
TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Khoa học bền vững
Mã số: 8900201.03 QTD

Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Thái
PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hà



Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Đình Thái và PGS.TS. Nguyễn Thị
Hồng Hà, khơng sao chép các cơng trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết
quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một cơng trình khoa học nào khác
dưới tên người khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Trần Thị Phương Thảo

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên tại xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” đã được hoàn thành
tại Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020. Trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, học viên đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ của các thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Đầu tiên học viên xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Đình Thái
và PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hà đã trực tiếp định hướng, tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ học viên trong quá trình nghiên cứu đề tài và thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó học viên cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa

Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội và tồn thể các thầy cơ giáo đã
truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho học viên
trong thời gian học tập cũng như khi hoàn thiện luận văn.
Học viên gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể tác giả thực hiện Đề tài cấp nhà nước
mã số BĐKH.23/16-20 thuộc Chương trình KH&CN cấp quốc gia về TNMT&BĐKH,
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện để học viên tham gia đề tài, sử dụng
thông tin, tài liệu, dữ liệu, nguồn số liệu quý giá cho học viên hoàn thành luận văn này.
Trong khuôn khổ của luận văn, điều kiện về thời gian hạn chế nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, học viên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
q báu của các thầy cơ, bạn bè và các đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................4
1.1. Tổng quan tài liệu .....................................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm ...................................................................................................4
1.1.2. Nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ..........................................6
1.1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và
tiêu chí đánh giá ...............................................................................................................7
1.2. Khái quát khu vực nghiên cứu ................................................................................17
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 17
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 20
CHƯƠNG II. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 26

2.1. Cách tiếp cận ..........................................................................................................26
2.1.1. Tiếp cận hệ thống ................................................................................................ 26
2.1.2. Tiếp cận liên ngành ............................................................................................. 26
2.1.3. Tiếp cận phát triển bền vững ...............................................................................26
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 27
2.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu.............................................................................27
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................................28
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi .............................................................. 28
2.2.4. Phương pháp đánh giá mức độ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại xã
Thạch Hải ...................................................................................................................... 31
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................37
iii


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................41
3.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ............................................................. 41
3.1.1. Tài nguyên rừng...................................................................................................41
3.1.2. Tài nguyên đất .....................................................................................................42
3.1.3. Tài nguyên nước ..................................................................................................48
3.1.4. Tài nguyên thủy sản............................................................................................. 50
3.1.4. Tài nguyên khoáng sản ........................................................................................ 51
3.2. Đánh giá mức độ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại xã Thạch Hải ......52
3.2.1. Hợp phần kinh tế (Hiệu quả sử dụng tài nguyên)................................................53
3.2.2. Hợp phần môi trường và thiên tai........................................................................62
3.2.3. Hợp phần xã hội và con người ............................................................................69
3.2.4. Đánh giá mức độ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên xã Thạch Hải ........75
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên .................... 79
3.4. Một số giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại xã Thạch Hải .......82
3.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ....................................................................................... 82
3.4.2. Một số giải pháp quản lý sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại xã Thạch

Hải .................................................................................................................................84
KẾT LUẬN ...................................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 92
PHỤ LỤC 1 .....................................................................................................................1

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

BYT

Bộ Y tế

KHCN

Khoa học và Công nghệ

KT-XH


Kinh tế - xã hội

LHQ

Liên Hiệp Quốc

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTBV

Phát triển bền vững

QĐ-TTg

Quyết định - Thủ tướng

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

UB

Ủy ban


UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV tài nguyên và môi trường giai đoạn 20162020 ............................................................................................................................... 16
Bảng 1.2. Số hộ gia đình các thơn thuộc xã Thạch Hải ................................................21
Bảng 2.1. Khối lượng mẫu phiếu khảo sát đã thực hiện ...............................................30
Bảng 2.2. Bộ tiêu chí đánh giá mức độ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên xã
Thạch Hải ...................................................................................................................... 33
Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá mức độ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên xã
Thạch Hải ...................................................................................................................... 36
Bảng 2.4. Cách tính tốn cho các tiêu chí .....................................................................38
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất tại xã Thạch Hải .....................................42
Bảng 3.2. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất ....................................................... 44
Bảng 3.3. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch ........................ 45
Bảng 3.4. Trữ lượng và tài nguyên quặng tại khu vực mỏ Thạch Khê ......................... 51
Bảng 3.5. Đánh giá mức độ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên xã Thạch Hải ..76

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, ................18
tỉnh Hà Tĩnh ...................................................................................................................18
Hình 1.2. Ảnh hưởng do bão, lũ lụt tại xã Thạch Hải ...................................................20

Hình 1.3. Hoạt động kinh tế - xã hội tại xã Thạch Hải .................................................23
Hình 2.1. Khung logic nghiên cứu luận văn ..................................................................27
Hình 2.2. Vị trí khảo sát tại xã Thạch Hải .....................................................................28
Hình 2.3. Phỏng vấn hộ gia đình tại xã Thạch Hải ....................................................... 30
Hình 3.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng tại xã Thạch Hải ..................................42
Hình 3.2. Xu hướng chuyển dịch mục đích sử dụng tài nguyên đất xã Thạch Hải giai
đoạn năm 2015 – 2020 ..................................................................................................46
Hình 3.3. Bản đồ quy hoạch sử dụng tài nguyên đất tại xã Thạch Hải ......................... 47
giai đoạn 2015 – 2020 ...................................................................................................47
Hình 3.4. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất tại xã Thạch Hải .....................................48
Hình 3.5. Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước tại xã Thạch Hải ..................................49
Hình 3.6. Người dân đánh bắt, buôn bán thủy sản tại xã Thạch Hải ............................ 50
Hình 3.7. Mỏ sắt Thạch Khê lộ thiên sau khai thác ...................................................... 52
Hình 3.8. Tài nguyên biển xã Thạch Hải.......................................................................53
Hình 3.9. Mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại xã Thạch Hải ............54
Hình 3.10. Tỷ lệ sử dụng diện tích đất nơng nghiệp tại xã Thạch Hải .......................... 55
Hình 3.11. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh ........................... 56
Hình 3.12. Tỷ lệ hộ gia đình được phỏng vấn sử dụng các nguồn nước ....................... 56
Hình 3.13. Hình thức ni trồng thủy sản .....................................................................58
Hình 3.14. Cơ cấu kinh tế tại xã Thạch Hải ..................................................................58
Hình 3.15. Mức độ biết thơng tin của người dân về các mơ hình, kĩ thuật cải tiến ......59
Hình 3.16. Người dân đánh giá tầm quan trọng của các mơ hình, kĩ thuật cải tiến ......60
vii


Hình 3.17. Mức độ áp dụng các mơ hình, kĩ thuật cải tiến ...........................................60
Hình 3.18. Số lượng các hình thức trong chăn ni ...................................................... 61
Hình 3.19. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ......................................................................62
Hình 3.20. Loại phân bón người dân sử dụng trong nơng nghiệp .................................63
Hình 3.21. Mức độ sử dụng phân bón hóa học ............................................................. 63

Hình 3.22. Mơ hình vườn mẫu tại xã Thạch Hải ........................................................... 64
Hình 3.23. Mức độ hài lịng của người dân về chất lượng mơi trường đất ...................65
Hình 3.24. Mức độ hài lịng của người dân về chất lượng mơi trường nước ................66
Hình 3.25. Các giải pháp cơng trình ..............................................................................68
Hình 3.26. Các giải pháp phi cơng trình ........................................................................68
Hình 3.27. Trình độ học vấn hộ gia đình .......................................................................70
Hình 3.28. Mức độ tham gia các lớp tập huấn trong năm .............................................70
Hình 3.29. Mức độ tham gia của người dân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ tài
nguyên ........................................................................................................................... 71
Hình 3.30. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của TNTN ............................ 73
Hình 3.31. Mức độ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại xã Thạch Hải...........79

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Xã hội càng phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng
về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người
đã và đang tìm cách khai thác các dạng tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn những
nhu cầu ngày càng tăng đó. Sức ép của q trình đơ thị hóa và sự gia tăng dân số khiến
tài nguyên thiên nhiên (TNTN) nước ta đang suy giảm nhanh chóng cả về số lượng và
chất lượng. Con người đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp quản lý hợp lý
để bảo vệ các nguồn tài nguyên này.
Trong bối cảnh biến đổi toàn cầu hiện nay, sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
(BĐKH), nước biển dâng hay xâm ngập mặn làm số lượng các dạng tài nguyên thiên
nhiên ở các vùng đồng bằng ven biển ngày càng bị thu hẹp, chất lượng tài nguyên suy
giảm. Việc đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là
đánh giá mức độ sử dụng các tài nguyên làm cơ sở đề xuất giải pháp sử dụng tài
nguyên thiên nhiên hợp lý, hiệu quả và bền vững ở các tỉnh đồng bằng ven biển là vấn

đề có tính chiến lược và cấp bách của từng địa phương cũng như cả cả nước nhằm đảm
bảo mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) quốc gia.
Tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng Dun hải Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi và
nhiều tiềm năng tự nhiên đa dạng cho phát triển kinh tế tổng hợp giữa núi - đồi - đồng
bằng và liên kết với các tỉnh lân cận. Huyện Thạch Hà nằm ở phía đơng của tỉnh Hà
Tĩnh, là vùng ven biển với nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái đa dạng.
Huyện Thạch Hà có nhiều điều kiện thuận lợi cho du lịch, nuôi trồng thủy sản, khai
thác sa khống và giao thơng đường thủy. Trong những năm gần đây, hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội (KT-XH) tại tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Thạch Hà nói riêng
diễn ra hết sức sơi động, đạt được những kết quả đáng kể trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt
là công nghiệp, du lịch, thủy sản, vận tải thủy…
Xã Thạch Hải là một trong sáu xã nằm sát biển, thuộc vùng biển Ngang huyện
Thạch Hà, nằm ở phía đơng của huyện, cách trung tâm Thành phố Hà Tĩnh 10km, đây
cũng là vùng đặc trưng bởi các hoạt động giao thông biển, đánh cá và du lịch. Xã
1


Thạch Hải là địa phương có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động khai
thác tài nguyên – môi trường đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, hiện nay nơi đây
cũng đang gặp những khó khăn, thách thức từ những hoạt động KT-XH, các tai biến tự
nhiên, biến đổi khí hậu tác động mạnh đến vùng ven biển, ô nhiễm môi trường, các sự
cố thiên tai như bão, lũ lụt, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường… Vùng là nơi chứa
đựng nhiều nguồn thải từ các hoạt động nhân sinh như hoạt động từ biển, hoạt động
giao thông vận tải, hoạt động khai thác và chế biến khống sản, ni trồng và khai thác
thủy hải sản, hoạt động nông nghiệp, ô nhiễm đất, nước từ hoạt động khai thác tài
nguyên khoáng sản… Các hoạt động kinh tế của con người chưa được thực hiện đúng
quy hoạch phân vùng sử dụng, đã xuất hiện sự phát triển chồng chéo và gây lên những
tác động không tốt qua lại giữa các ngành kinh tế với nhau và ảnh hưởng tới môi
trường, mục tiêu phát triển bền vững không được đảm bảo. Ngoài ra, việc sở hữu,
quản lý, tiếp cận và phân chia lợi ích đối với những nguồn tài nguyên này còn nhiều

nguy cơ dẫn đến mâu thuẫn thậm chí là xung đột giữa các ngành nghề, hoặc các bên
liên quan trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Như vậy, việc khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên đầy tiềm
năng tại đây chính là cơ hội cũng như thách thức không hề nhỏ trong việc tập trung
phát triển kinh tế mà không gây tổn hại đến hệ sinh thái, tài nguyên, môi trường, xã
hội cho những thế hệ sau. Cần dựa trên cơ sở phân tích hiện trạng, đánh giá nguy cơ
tai biến để đề xuất định hướng, giải pháp sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một
cách bền vững, đem lại hiệu quả tương xứng với tiềm năng nguồn lực sẵn có, đồng
thời hạn chế được những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.
Với những lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp sử dụng bền
vững tài nguyên thiên nhiên tại xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”
được lựa chọn nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên khu vực
nghiên cứu và đánh giá mức độ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, từ đó đề
xuất giải pháp sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững, hợp lý và hiệu quả.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Tài nguyên thiên nhiên tại xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh có
được sử dụng bền vững hay không?

2


- Những giải pháp nào cần áp dụng để sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên
thiên nhiên tại xã Thạch Hải?
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá mức độ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại xã Thạch Hải,
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh;
- Đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại xã Thạch Hải,
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà;

- Đánh giá định lượng mức độ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên xã Thạch
Hải, huyện Thạch Hà;
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên xã
Thạch Hải, huyện Thạch Hà;
- Đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên xã Thạch Hải,
huyện Thạch Hà.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tài nguyên thiên nhiên, các giải pháp sử dụng bền vững
tài nguyên thiên nhiên tại xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về quy mô: xã Thạch Hải thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng và đặc trưng của các hệ
thống tự nhiên, xã hội và con người tính đến thời điểm khảo sát tại địa bàn (05/2020).
- Về không gian: không gian nghiên cứu của đề tài giới hạn trong phạm vi đới
ven biển xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
luận văn chia làm 03 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tài liệu
1.1.1. Một số khái niệm
Tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn vật liệu (materials), năng lượng (energy),
thơng tin (information) có trên Trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng
phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là

những hợp phần của tổng hợp các điều kiện tự nhiên của sự tồn tại xã hội loài người và
các hợp phần quan trọng của môi trường tự nhiên bao quanh được sử dụng trong quá
trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội. TNTN gắn với các
nhân tố tự nhiên, tồn tại tự nhiên trong mơi trường, có giá trị trong sản xuất hoặc tiêu
thụ (WHO, 2010).
Có nhiều hệ thống phân loại tài nguyên thiên nhiên khác nhau. Trong sử dụng cụ
thể, tài nguyên thiên nhiên được phân theo dạng vật chất của nó như: tài nguyên đất
(đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp), tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm), tài
nguyên khí hậu, tài nguyên khoáng sản và năng lượng, tài nguyên rừng, tài nguyên
biển, tài nguyên sinh học… (Alfieri và Havinga, 2007).
Theo khả năng phục hồi, tái tạo mà có thể phân tài nguyên thành hai loại: Tài
nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được. Tài nguyên tái tạo (renewable
resources) là những tài nguyên có thể cung cấp liên tục và vô tận như: năng lượng mặt
trời, năng lượng dịng chảy, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, hoặc được cung
cấp liên tục cho q trình tiến hóa như tài nguyên sinh học… Tài nguyên không tái tạo
(unrenewable resources) là những tài nguyên tồn tại một cách hữu hạn, sẽ cạn kiệt và
mất đi.
Sử dụng bền vững tài nguyên là việc sử dụng tài nguyên mang lại lợi ích cho con
người mà khơng ảnh hưởng đến việc duy trì đặc trưng tự nhiên của hệ sinh thái
(Ramsar, 1987). Bảo tồn và sử dụng tài nguyên bền vững là việc sử dụng TNTN
nhưng vẫn duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái cốt lõi nhằm duy trì chức năng
của sinh quyển và bảo tồn đa dạng sinh học (Brundtland và Khalid, 1987). Việc khai
thác, sử dụng TNTN quá mức và không hợp lý sẽ dẫn đến mất đất canh tác, thiếu hụt
nguồn nước và ô nhiễm môi trường, gây ra cạnh tranh và xung đột xã hội, hay không
4


đảm bảo điều kiện việc làm và nguồn thu nhập… Như vậy, trong luận văn này, sử
dụng bền vững TNTN được hiểu là việc sử dụng hiệu quả TNTN nhưng không gây
ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường và không nảy sinh các xung đột, mâu thuẫn

giữa các bên liên quan trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên.
Phát triển bền vững (PTBV) là sự phát triển hài hịa cả về kinh tế, văn hóa, xã
hội, mơi trường ở các thế hệ nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo
Luật Bảo vệ Môi trường (2014): “PTBV đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lại trên cơ sở kết
hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường”. PTBV khơng chỉ là cách phát triển có tính đến chi phí mơi trường mà thực ra
là một lối sống mới. PTBV là một quá trình dàn xếp thỏa hiệp giữa các hệ thống kinh
tế, tự nhiên và xã hội (IIED, 1995). Có thể nói, PTBV phải đảm bảo có sự phát triển
kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và mơi trường được bảo vệ, giữ gìn, hài hịa 3 thành
phần cơ bản: môi trường bền vững, xã hội bền vững và kinh tế bền vững.
Trong khoa học phát triển bền vững, tính bền vững (sustainability) là mức độ và
khả năng duy trì, phát triển các điều kiện thuận lợi (tài nguyên, môi trường, hệ sinh
thái,...) để con người và tự nhiên có thể phát triển một cách hài hịa (Federal Register,
2009). Tính bền vững cũng có thể hiểu là sự duy trì và phát triển chất lượng cuộc sống
của cộng đồng, ổn định về kinh tế và đảm bảo chất lượng môi trường sống theo thời
gian (Australian Government, 2012).
Thang đo mức độ bền vững hay thước đo tính bền vững (Barometer of
sustainability - BS) là công cụ để đo lường và truyền thông phúc lợi tổng thể của xã
hội và sự tiến bộ theo hướng bền vững (IUCN, 1996). Thang đo bao gồm các chỉ thị về
phúc lợi sinh thái và phúc lợi nhân văn, các chỉ thị này được gắn kết thành các chỉ thị
tổng hợp về tính bền vững mà không gây sức ép lên nhau. Thang bậc BS có thể được
bổ sung để tính được các ngưỡng và các tác động phi tuyến bằng cách xác định giá trị
BS nằm trong các khoảng giá trị từ 0 - 100 như sau: 0 - 20: Không bền vững/ Hiệu
suất không đạt, không mong muốn; 21 - 40: Kém bền vững/ Hiệu suất chuyển biến; 41
- 60: Trung bình; 61 - 80: Khá bền vững/ Hiệu suất gần đạt được; 81 - 100: Bền vững/
Hiệu suất mong muốn, đạt mục tiêu hoàn toàn (Andre, 2017).

5



1.1.2. Nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam (153/2004/QĐ-TTg) đã đưa ra 8 nguyên
tắc PTBV, trong đó nhấn mạnh sử dụng bền vững tài nguyên, đó là: “khai thác hợp lý,
sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong đó giới hạn cho phép về
mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền”.
Luật Đa dạng sinh học (2008) đề cập đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đó là:
“Kết hợp hài hịa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học; giữa
bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo”;
“Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ
lợi ích với các bên có liên quan, bảo đảm hài hịa lợi ích”.
Takeuchi (2010) đưa ra nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên (Satoyama Nhật Bản) nhằm xây dựng xã hội chung sống hài hòa với thiên nhiên và phát thải
cacbon thấp gồm: (1) Sử dụng tài nguyên trong khả năng chống chịu và phục hồi của
môi trường; (2) Luân chuyển sử dụng tài nguyên; (3) Nhận thức giá trị và tầm quan
trọng của truyền thống và văn hóa địa phương; (4) Phối hợp sự tham gia, hợp tác của
các bên liên quan; và (5) Đóng góp tích cực và kinh tế - xã hội.
Bộ Quản lý Tài nguyên thiên nhiên Úc và New Zealand (NRMMC, 2010) đưa ra
các nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên bao gồm: PTBV hệ sinh thái đảm bảo
nguyên tắc quản lý bền vững TNTN và PTBV; Nâng cao khả năng chống chịu của hệ
sinh thái; Đảm bảo nguyên tắc phòng ngừa phải được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm giảm
thiểu tối đa suy thối mơi trường; Phịng ngừa suy thối tài ngun mơi trường ln
hiệu quả hơn khắc phục những hậu quả do suy thoái tài nguyên và mơi trường; Chủ sở
hữu TNTN chịu trách nhiệm chính trong quản lý bền vững TNTN phù hợp với quy
định pháp luật hiện hành; và Tham kiến chủ sở hữu TNTN, người quản lý, người sử
dụng, người dân bản địa, cộng đồng địa phương và những bên liên quan trong xây
dựng các chiến lược phát triển liên quan.
Như vậy, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là vừa mang lại hiệu quả phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo tính chống chịu và phục hồi của mơi
trường, hệ sinh thái xung quanh, và hài hịa lợi ích giữa các bên liên quan trong q
trình khai thác, sử dụng tài nguyên.


6


1.1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và
tiêu chí đánh giá
1.1.3.1. Trên thế giới
Dân số thế giới ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh, cùng với việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên ưu tiên cao cho kinh tế trước mắt đã làm cho các nguồn tài nguyên
trở nên cạn kiệt, khan hiếm. Hơn nữa, con người không quan tâm đúng mức đến bảo
tồn và cải thiện số lượng cũng như chất lượng tài nguyên dẫn đến sự suy thoái về hệ
sinh thái và tàn phá mơi trường sống. Vì vậy, vấn đề quản lý và khai thác, tiếp cận và
phân chia lợi ích đối với những nguồn tài ngun có nguy cơ mâu thuẫn, xung đột cao
giữa các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên là việc cần được quan tâm.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học và văn bản pháp
lý liên quan đến phát triển bền vững và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên
nhiên nói chung và vùng ven biển được thực hiện và công bố. Phần lớn các cơng trình
nghiên cứu đều tập trung về việc đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng và quản lý
các nguồn tài ngun, một số cơng trình đã đề xuất, đưa ra các bộ tiêu chí, bộ chỉ số
đánh giá tính bền vững vùng ven biển trong việc sử dụng tài ngun. Một số các cơng
trình tiêu biểu có thể kể đến như sau:
Tổ chức Mơi trường Châu Âu (EEA, 2005) đã nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và
dự báo xu hướng sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên thế giới, bao gồm tài nguyên tái
tạo, tài nguyên không tái tạo và các vấn đề về sử dụng đất. Nghiên cứu cũng xác định
các yếu tố chi phối việc sử dụng tài nguyên (sự gia tăng dân số toàn cầu, nhu cầu phát
triển kinh tế của các quốc gia, các mơ hình phát triển…) Từ những cơ sở nghiên cứu
đó, EEA đề xuất các giải pháp điều chỉnh, bổ sung, tích hợp chính sách phù hợp nhằm
sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Viện Nghiên cứu bền vững Châu Âu (SERI, 2009) đã đánh giá tổng thể về xu
hướng biến đổi mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như các vấn đề khai thác tiêu thụ tài nguyên giữa các khu vực trên thế giới. Nghiên cứu đưa ra các kịch bản sử

dụng tài nguyên thiên nhiên trên thế giới, và nhấn mạnh tốc độ khai thác và sử dụng tài
nguyên sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng, và cần phải có các giải pháp giảm nhu cầu sử
dụng tài nguyên hoặc tăng hiệu suất khai thác, hiệu quả sử dụng tài nguyên phù hợp

7


được đề xuất, triển khai. Nghiên cứu của SERI (2009) cũng đưa ra các nhóm giải pháp
ngắn hạn và trung hạn nhằm hướng tới sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Một số nước như Nhật Bản, Đức, Canada, Hoa Kỳ... đã khai thác và sử dụng
công nghệ sạch để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, hướng đến sử dụng
bền vững tài nguyên. Các công nghệ mới được sử dụng nhằm khai thác có hiệu quả
kinh tế đối với các loại khống sản có chất lượng thấp hơn, và tăng dự trữ của tài
nguyên không tái tạo, hoặc sử dụng được tổng hợp các hợp phần có ích khác nhau từ
một loại tài nguyên, điều này đã kìm hãm được sự tăng trưởng âm (nagative growth)
đối với tài ngun khơng tái tạo do chính q trình khai thác, sử dụng gây ra. Bên cạnh
đó, các nước cũng thay đổi chính sách, luật pháp liên quan tài nguyên và môi trường
để hạn chế sự tổn thất, suy giảm tài ngun, bảo vệ mơi trường, nâng cao tính bền
vững của sử dụng tài ngun. Một số mơ hình cung cấp bền vững tài nguyên khoáng
sản được đề xuất trên cơ sở kinh tế. Đức, Đài Loan đã đề xuất mơ hình “green mining”
là sự kết hợp hài hịa giữa khai thác, bồi hồn và bảo vệ mơi trường (Hore - Lancy,
2001).
Quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên sẽ gây ra các vấn đề xung đột, mâu
thuẫn giữa các bên liên quan. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã trình bày các vấn đề về
mâu thuẫn, xung đột giữa các bên liên quan trong khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên. UNEP (2015) đã nghiên cứu, phân tích các xung đột điển hình này tại
nhiều khu vực trên thế giới với các dạng tài nguyên như : dầu mỏ và khí đốt (Aceh,
Indonesia), khống sản đồng và vàng (Papua New Guinea), khí đốt (Alberta, Canada),
rừng (British Columbia, Canada), dầu mỏ (Sudan)… Một số xung đột khác trong khai
thác, sử dụng tài nguyên nằm trên ranh giới giữa các quốc gia đó là: Ấn Độ và

Pakistan trong sử dụng nguồn nước từ sông Indus, Iran và Afghanistan trong sử dụng
lưu vực sông Sistan... Các nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân gây mâu thuẫn và xung
đột trong sử dụng tài ngun đó là: sự phân bố lợi ích về khai thác và sử dụng tài
nguyên, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học và hệ sinh thái, sự chi phối
của các nước trong cùng lưu vực sông…; từ đó một số giải pháp như hịa giải, đàm
phán... được đề xuất nhằm giải quyết những xung đột đó (UNEP, 2015).
Song song với các nghiên cứu liên quan đến khai thác, sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên nói chung, cũng có nhiều cơng trình đề xuất giải pháp sử dụng bền
8


vững các dạng tài nguyên cụ thể khác như: tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài
nguyên đất…
Các nước trên thế giới đang dần thay đổi trong quản lý tài nguyên nước và quản
lý lưu vực sống để phát triển và sử dụng tài nguyên nước của nước mình theo hướng
bền vững. Nhiều nước đã thu được kết quả khả quan trong nghiên cứu và ứng dụng các
kết quả nghiên cứu trong sử dụng bền vững tài nguyên nước như Pháp, Nhật Bản, Úc,
Srilanka, Trung Quốc, Mỹ... Parparov và Gal (2012) đã nghiên cứu xây dựng khung
phương pháp và đề xuất chính sách quản lý bền vững tài nguyên nước hồ Kinneret
(Isarel). Sun và nnk (2017) nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng
bền vững tài nguyên nước bao gồm: kinh tế, dân số, cấp nước và nhu cầu sử dụng
nước, ô nhiễm và quản lý nước.
Có nhiều nghiên cứu đánh giá, đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền vững tài
nguyên rừng được thực hiện. World Bank, IFC và MIGA (2013) đã nghiên cứu đánh
giá hiện trạng và xu thế tài nguyên rừng toàn cầu, thảo luận và triển khai các chiến
lược quản lý, sử dụng rừng, các ưu điểm và hạn chế của các chiến lược này, từ đó đề
xuất khung hợp tác giữa 3 bên trong quản lý tài nguyên rừng hướng tới PTBV. Nghiên
cứu của Unanaonwi (2015) xác định nguy cơ ảnh hưởng đến tài nguyên rừng gồm:
chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường..., từ đó đề xuất
giải pháp sử dụng khơn ngoan tài nguyên rừng. Một số nghiên cứu khác sử dụng công

cụ GIS và viễn thám để đánh giá biến động diện tích và độ che phủ của rừng, là cơ sở
đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng (Meen và nnk, 2018).
Về tài nguyên đất, sử dụng và quản lý đất bền vững là trên cơ sở điều hòa các
mục tiêu kinh tế, xã hội và tạo cơ hội để bảo vệ mơi trường, vì lợi ích của con người
không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho các thế hệ mai sau trong khi vẫn duy trì và
nâng cao chất lượng của tài nguyên đất (Smith và Dumanski, 1995). Quản lý và sử
dụng đất bền vững phải được hiểu với khái niệm rộng, bao gồm tồn bộ hoạt động
nơng nghiệp và các tác động đến thống kê về đất, sử dụng hợp lý tài nguyên đất, giữ
vững và cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn
định, tăng cường chất lượng cuộc sống, bình đẳng giữa các thế hệ và hạn chế rủi ro.
“Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các cơng nghệ, chính sách và hoạt động
nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời:
9


Duy trì hoặc nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất); giảm rủi ro sản xuất (an toàn);
bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thối hóa đất và nước (bảo vệ); có
hiệu quả lâu dài (lâu bền); và được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)” (Nairobi, 1991;
Smith và Dumanski, 1993). Khung đánh giá sử dụng đất bền vững được xem xét trên
cơ sở 5 thuộc tính của khái niệm bền vững như: Tính sản xuất hiệu quả, tính an tồn,
tính bảo tồn, tính lâu bền và tính chấp nhận được (FAO, 1991).
1.1.3.2. Tại Việt Nam
Tốc độ đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng sự phát triển kinh tế - xã hội đã và
đang đẩy mạnh nhu cầu sử dụng, khai thác các dạng tài nguyên. Trong khi đó việc
khai thác, sử dụng các tài ngun khơng có quy hoạch hợp lý đã và đang tạo nên
những mâu thuẫn, xung đột giữa các ngành khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên,
đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng và chất lượng tài nguyên. Hơn nữa,
con người không quan tâm đúng mức đến bảo tồn và cải thiện số lượng cũng như chất
lượng các nguồn tài nguyên: xả thải bừa bãi gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm,
đất đai ngày càng bị thối hóa, nghèo dinh dưỡng do biện pháp canh tác lạc hậu và phụ

thuộc quá nhiều vào phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, tài nguyên rừng bị khai thác
quá mức gây lũ lụt, xói lở, thay đổi hệ sinh thái... gây ảnh hưởng đến việc thực hiện
các mục tiêu PTBV chung của Việt Nam. Do đó, vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên
nhiên nhiên được đề cập nhiều trong các chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài
nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo hay trong Định hướng chiến lược PTBV
của Việt Nam (153/2004/QĐ-TTg).
Báo cáo tổng kết đề tài BĐKH.32/11-15 “Nghiên cứu và xây dựng mơ hình đơ
thị ven biển có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu” cũng đề xuất các giải pháp sử
dụng bền vững tài nguyên trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trong đó nhấn mạnh khai
thác tài nguyên trong giới hạn phục hồi, bảo đảm hiệu quả tổng hợp cả về kinh tế, xã
hội và môi trường, hạn chế mức thấp nhất xung đột giữa bảo vệ, thích nghi với biến
đổi khí hậu dựa trên hệ sinh thái (Mai Trọng Nhuận, 2016).
Dự án “Điều tra đánh giá tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngập nước
ven biển và đề xuất phương hướng quy hoạch sử dụng nhằm bảo vệ mơi trường và
phịng tránh thiên tai đến 2020” đã đánh giá hiện trạng phân bố, sử dụng và quản lý tài
nguyên đất ngập nước ven biển vùng Đông Bắc, đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung
10


Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ trong mối quan hệ với bảo
vệ môi trường và phòng tránh thiên tai (Mai Trọng Nhuận và nnk, 2008).
Đề tài K.C.09.05/06-10 “Điều tra đánh giá tài nguyên môi trường các vũng vịnh
trọng điểm ven bờ phục vụ phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường” đã đánh giá mức
độ tổn thương của hệ thống tự nhiên - xã hội vịnh Cam Ranh và vịnh Tiên. Nghiên cứu
cũng đã đánh giá đặc điểm các dạng tài nguyên, từ cơ sở đó đề xuất các giải pháp sử
dụng hợp lý tài nguyên môi trường nhằm định hướng PTBV tài nguyên vũng vịnh
(Mai Trọng Nhuận và nnk, 2009).
Dự án “Điều tra đánh giá tích hợp và dự báo biến động điều kiện tự nhiên, tài
nguyên, môi trường và tai biến thiên nhiên vùng biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận
phục vụ phát triển kinh tế biển” đã đánh giá đặc điểm tài nguyên biển gồm khoáng sản

rắn, tài nguyên vị thế, tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái; đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, ứng phó với tai biến thiên
nhiên và bảo vệ môi trường biển hướng tới PTBV và sử dụng bền vững tài nguyên
biển Việt Nam (Mai Trọng Nhuận và nnk, 2017).
Liên quan đến Chiến lược PTBV của Việt Nam, nhiều nghiên cứu được thực hiện
và áp dụng tại một số địa phương cụ thể. Các nghiên cứu hầu hết tập trung vào vấn đề
sử dụng bền vững một số dạng tài nguyên hoặc tích hợp vấn đề đó vào các mơ hình
phát triển kinh tế - xã hội. Đề tài “Xây dựng cơ sở khoa học và các tiêu chí của làng
kinh tế - sinh thái” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009 - 2010) đề xuất 11
tiêu chí. Mơ hình Làng kinh tế - sinh thái đề cập đến 4 khía cạnh: Hiệu quả kinh tế,
Thích nghi sinh thái, Tiềm năng cải thiện mơi trường, và Tính bền vững về mặt xã hội.
Hiện nay, tất cả các địa phương đang thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng Nơng thơn mới giai đoạn 2016 - 2020”, đi kèm là Bộ tiêu chí quốc gia về xã
nơng thơn mới gồm 19 tiêu chí (1600/2016/QĐ-TTg; 1980/2016/QĐ-TTg).
Khung lý thuyết sinh kế bền vững (DFID, 1999, 2001) được sử dụng rộng rãi
trên thế giới cũng như tại Việt Nam (Shanta và nnk, 2017; Trần Thị Phùng Hà và nnk,
2012; Nguyễn Đăng Hiệp Phố, 2016). Các nghiên cứu cho thể hiện rằng, để duy trì
sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sách sinh nhai khác nhau. Chiến lược sinh
kế của hộ phải dựa vào năm nguồn lực sau: (1) Nguồn lực con người, (2) Nguồn lực xã
hội, (3) Nguồn lực tự nhiên, (4) Nguồn lực vật chất, và (5) Nguồn lực tài chính. Các
11


khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của 5 nhóm yếu tố ảnh
hưởng đến sinh kế là: Nguồn lực sinh kế; Hoạt động sinh kế; Kết quả sinh kế; Thể chế
và chính sách; và Bối cảnh bên ngoài. Khung sinh kế bền vững cũng liên quan tới
khung lý thuyết phục hồi sinh kế cũng là các nguồn lực.
Tại khu vực nghiên cứu, số lượng các cơng trình nghiên cứu khá nhiều, những
nghiên cứu này rất có giá trị về lý luận và thực tiễn, chính là hệ thống tư liệu rất quan
trọng để hình thành hướng tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu phù hợp cho đề

tài, đồng thời tạo lập và giới hạn khung nội dung của luận án và sử dụng để đối chiếu
với hệ thống tư liệu thu thập trên thực địa, một số nghiên cứu về vùng Bắc Trung Bộ ít
nhiều có liên quan đến sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên đó là:
Đề tài “Nghiên cứu địa lý phát sinh và thối hóa đất tỉnh Hà Tĩnh phục vụ sử
dụng tài nguyên đất bền vững” (Nguyễn Văn Dũng và nnk, 2010). Đề tài đã sử dụng
phương pháp bản đồ và GIS để xây dựng được bản đồ hiện trạng thối hóa đất cho tỉnh
Hà Tĩnh năm 2010. Đề tài điều tra đánh giá hiện trạng, nguyên nhân suy thối tài
ngun - mơi trường đất, nước và đề xuất giải pháp khắc phục ngăn ngừa suy thoái,
khai thác hợp lý, giải pháp cải tạo - phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững tại Hà
Tĩnh.
Đề tài “Điều tra đánh giá hiện trạng, nguyên nhân suy thoái tài nguyên môi
trường đất - nước vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh và đề xuất giải pháp khai thác quản lý tổng
hợp phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững” (Nguyễn Đình Kỳ, 2012). Đề tài có đề
cập đến tài nguyên đất và nước tại tỉnh Hà Tĩnh.
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá mức độ tổn thương của hệ thống kinh tế xã hội do
tác động của biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung Bộ (thí điểm cho tỉnh Hà Tĩnh)”
(Hồng Lưu Thu Thủy và nnk, 2015). Đề tài đã nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn
thương của một số lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó có ngành nơng nghiệp do tác động
của BĐKH tại tỉnh Hà Tĩnh…
Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí
hậu tại tỉnh Hà Tĩnh” (Phạm Vũ Chung, 2017) trình bày những biến động về đất nơng
nghiệp, phân tích ngun nhân chính gây biến động các loại hình sử dụng đất nơng
nghiệp tại Hà Tĩnh trong giai đoạn 2005 - 2015. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
phân tích hồi qua logistic đa biến để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến
12


động sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh. Dựa và kết quả đánh giá đánh giá ảnh
hưởng của một số yếu tố khí hậu và thiên tai đến biến động sử dụng đất nông nghiệp,
đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và quản lý sử

dụng đất bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp tại
tỉnh Hà Tĩnh.
1.1.3.3. Các tiêu chí đánh giá sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Các tiêu chí đánh giá mức độ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên đã được
xây dựng và công bố bởi nhiều tổ chức và dự án nghiên cứu trên thế giới. Các tiêu chí
đánh giá được phát triển nhằm đại diện cho các lĩnh vực hoặc đối tượng gì cần được
duy trì, phát triển và duy trì bao lâu. Các tiêu chí có sự khác nhau về thành phần, cấu
trúc, chức năng và phương diện điều tra và giám sát. Các chỉ số hoặc tiêu chí đánh giá
định tính và định lượng về mức độ bền vững trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã
được nhiều tổ chức trên thế giới nghiên cứu và đề xuất: Bộ 96 tiêu chí của Ủy ban phát
triển bền vững (CDS) của Liên Hiệp Quốc, Bộ 46 tiêu chí của Nhóm tư vấn về tiêu chí
phát triển bền vững (CGSDI), Bộ 88 chỉ số thịnh vượng của Tổ chức bảo tồn thiên
nhiên thế giới (IUCN), Bộ 68 tiêu chí Bền vững Mơi trường của Diễn đàn Kinh tế thế
giới, … Nhìn chung, các bộ tiêu chí đánh giá dựa trên cách tiếp cận theo các mục tiêu
PTBV và dựa vào chủ yếu 4 trụ cột chính: xã hội, mơi trường, kinh tế và thể chế chính
sách.
Các tiêu chí đánh giá tính bền vững được lựa chọn phụ thuộc vào các ưu tiên và
mục đích của các quốc gia, tổ chức và khu vực. Các tiêu chí này có thể phục vụ cho
nhiều mục tiêu khác nhau, bao gồm là phương tiện để giải quyết vấn đề và hành động
và phương tiện để trao đổi về các vấn đề liên quan xây dựng tính bền vững.
Trên thế giới có nhiều bộ chỉ số đánh giá tính bền vững dựa trên nhiều lĩnh vực
khác nhau cho các khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ, vùng ven biển. Bên cạnh cũng
có nhiều bộ chỉ số liên quan tới PTBV đã được xây dựng, điều chỉnh, đánh giá tính
khả thi tại Việt Nam. Các bộ tiêu chí có mục tiêu rất đa dạng với nhiều cấp độ khác
nhau từ quốc gia đến cấp địa phương, từ đánh giá tổng thể đến bộ tiêu chí đánh giá
theo các ngành cụ thể. Một số bộ chỉ số liên quan tới PTBV nói chung, trong đó có
khía cạnh sử dụng bền vững TNTN nói riêng đã được cơng bố như sau:

13



Bộ tiêu chí mơi trường bền vững đã được Hội đồng PTBV của Liên hợp quốc
(UN/CSD, 2007) đề xuất gồm 5 chủ đề chính, 21 chỉ thị và 76 biến số. Tại Chương
trình Nghị sự 21 của Việt Nam, bộ chỉ thị tính bền vững về tài ngun và mơi trường
đã được đề xuất với 10 tiêu chí chính đi cùng 27 chỉ thị, và kèm theo Quyết định số
153/QĐ-TTg, xác định 10 lĩnh vực ưu tiên chính về tài ngun và mơi trường, đó là:
(1) Thối hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; (2) Bảo vệ môi trường
nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; (3) Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm,
bền vững tài nguyên khoáng sản; (4) Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và
phát triển tài nguyên biển; (5) Bảo vệ rừng và phát triển rừng; (6) Giảm ơ nhiễm khơng
khí ở các đơ thị và khu công nghiệp; (7) Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại;
(8) Bảo tồn đa dạng sinh học; (9) Các hoạt động giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế
những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, phịng và giảm nhẹ hậu quả thiên tai; và
(10) Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên năng lượng.
Bộ chỉ tiêu giám sát và đánh giá PTBV giai đoạn 2011 -2020 được Quyết định số
432/QĐ-TTg về Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 -2020 ban hành gồm 4
nhóm chỉ tiêu chính: 3 chỉ tiêu tổng hợp, 10 chỉ tiêu kinh tế, 10 chỉ tiêu xã hội, và 7 chỉ
tiêu về tài nguyên mơi trường. Bộ tiêu chí đầy đủ về cả 3 trụ cột, bám sát các mục tiêu
PTBV quốc gia, áp dụng từ 2011 - 2020.
Dựa trên bộ chỉ thị PTBV của Liên hợp quốc và bộ chỉ thị phát triển thế giới của
Ngân hàng thế giới, Quyết định số 2157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
đã ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát đánh giá PTBV địa phương giai đoạn 2013 – 2020
với 28 chỉ tiêu chung gồm: 1 chỉ tiêu tổng hợp, 7 chỉ tiêu lĩnh vực kinh tế, 11 chỉ tiêu
lĩnh vực xã hội, 9 chỉ tiêu lĩnh vực tài ngun và mơi trường (trong đó có 2 chỉ tiêu
được khuyến khích sử dụng; và 15 chỉ tiêu cho các vùng đặc thù. Bộ chỉ tiêu được chia
theo 5 vùng địa lý cụ thể: (1) Trung du/ miền núi, (2) Đồng bằng, (3) Vùng ven biển,
(4) Đô thị trực thuộc trung ương, và (5) Vùng nông thôn.
Bộ tiêu chuẩn môi trường - xã hội REDD+ (SESs, 2012) do tổ chức CARE
International và Liên minh Khí hậu, Cộng đồng và Đa dạng sinh học (CCBA) công bố
vào tháng 09/2012, kèm theo hướng dẫn sử dụng ở cấp quốc gia vào tháng 11/2012.

Có 8 nguyên tắc cơ bản của bộ tiêu chuẩn SESs hỗ trợ chính phủ các nước thiết kế
thực hiện các chương trình REDD+ cũng như giám sát, đánh giá, báo cáo quá trình
14


thực hiện, tập trung chủ yếu và nội dung và tôn trọng quyền của các dân tộc bản địa và
cộng đồng địa phương; đồng thời nâng cao và chia sẻ lợi ích xã hội và mơi trường một
cách cơng bằng, bền vững.
Bộ ngun tắc và tiêu chí mơi trường và xã hội (UNREDD, 2012) được chương
trình UNREDD đưa ra trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đảm bảm an tồn của của
Cancun (UNFCCC, 2010) trong q trình thực hiện các hoạt động REDD+. Bộ nguyên
tắc và tiêu chuẩn UNREDD cũng tập trung hỗ trợ các quốc gia trong quá trình vận
hành hệ thống đảm bảo an tồn trong REDD+ và thực hiện các chiến lược và chương
trình REDD+ quốc gia, với sự hỗ trợ của các bên thứ ba độc lập. Bộ nguyên tắc và tiêu
chuẩn gồm 6 nguyên tắc và 18 tiêu chí khác nhau, tập trng vào các vấn đề: quản trị dân
chủ, hệ thống phân phối cơng bằng, bình đẳng giới, tơn trọng kiến thức bản địa, sinh
kế, gắn kết với các mục tiêu chính sách phát triển và môi trường trong nước và quốc
tế, tránh chuyển đổi rừng tự nhiên và hạn chế suy thoái rừng, duy trì và tăng cường các
dịch vụ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; giảm thiểu các tác động bất lợi trực tiếp và
gián tiếp tới đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái.
Bộ chỉ số môi trường - xã hội cho REDD+ cấp tỉnh (RESI) được Trung tâm Con
người và Thiên nhiên (PanNature, 2015) nghiên cứu xây dựng và phát triển. Bộ chỉ số
là công cụ đo lường về hiện trạng, điều kiện môi trường - xã hội, giúp phản ánh những
lợi thế, cũng như rủi ro, tiềm ẩn cho các quyết định phát triển và thực hiện REDD+ tại
địa phương. Để đo lường và phản ánh được những lợi thế và rủi ro tiềm ẩn, chuẩn bị
cho việc triển khai thực hiện REDD+ tại địa phương, chỉ số RESI tập trung vào 4 chỉ
số lĩnh vực chính, cụ thể: (1) Nền tảng chính sách - pháp luật với 4 chỉ số được đánh
giá thông qua 16 tiêu chí; (2) Hệ thống tổ chức - thể chế quản lý bảo vệ rừng với 8 chỉ
số được đánh giá thơng qua 34 tiêu chí; (3) Điều kiện/ hiện trạng môi trường với 4 chỉ
số được đánh giá thơng qua 7 tiêu chí; và (4) Điều kiện/ hiện trạng xã hội với 5 chỉ số

được đánh giá thơng qua 15 tiêu chí. Bộ chỉ số có tổng 21 chỉ số, 72 tiêu chí và bộ
cơng cụ tương đương 149 câu hỏi lớn. Điểm mạnh và cũng là nguyên tắc nền tảng của
bộ công cụ RESI là quá trình tham vấn và thu thập bằng chứng/ số liệu có sự tham gia
của các bên liên quan chính trong các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và
REDD+ từ cấp tỉnh đến cấp cộng đồng. Bộ chỉ số RESI đã được áp dụng thi điểm tại
một số tỉnh là Điện Biên, Sơn La, Kiên Giang, Kon Tum và Lâm Đồng nhằm kiểm tra
tính khả thi khi áp dụng bộ công cụ.
15


×