Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.92 KB, 2 trang )
Sứ mệnh của một doanh nghiệp
Một kế hoạch mang tính chiến lược bắt đầu với một sứ mệnh kinh doanh đã được xác định
một cách rõ ràng. Mintzberg định nghĩa về sứ mệnh như sau: “Một sứ mệnh cho biết chức
năng cơ bản của một tổ chức trong xã hội xét theo khía cạnh hàng hoá và dịch vụ tổ chức
đó sản xuất ra nhằm phục vụ cho đối tượng khách hàng của nó”.
Một sứ mệnh kinh doanh rõ ràng phải có đủ các nhân tố sau:
1. Mục đích:
Tại sao doanh nghiệp lại tồn tại? Có phải nó tạo ra của cải cho những cổ đông ? Có phải nó
tồn tại để thoả mãn nhu cầu của tất cả những người sáng lập và điều hành doanh nghiệp
(bao gồm cả người làm công và xã hội nói chung?)
2. Chiến lược và quy mô chiến lược
Một tuyên bố sứ mệnh đưa ra lý luận kinh doanh cho doanh nghiệp và do vậy cần xác định
hai điểm:
- Những sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp (và do đó xác định vị thế cạnh tranh
của doanh nghiệp)
- Năng lực của doanh nghiệp thông qua đó doanh nghiệp thử nghiệm những phương pháp
cạnh tranh của mình.
Quy mô chiến lược của một doanh nghiệp là phạm vi hoạt động của nó. Quy mô này sẽ do
các nhà quản trị thiết lập. Ví dụ, những phạm vi có thể được xác định về mặt địa lý, thị
trường, phương pháp kinh doanh, sản phẩm v.v… Những quyết định quản trị liên quan đến
quy mô chiến lược sẽ xác định bản chất của doanh nghiệp.
3. Các chính sách và tiêu chuẩn hành vi ứng xử:
Một sứ mệnh cần phải cụ thể hoá thành những hành động hàng ngày. Ví dụ, nếu sứ mệnh
kinh doanh bao gồm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thì các chính sách và tiêu
chuẩn cần phải được tạo ra và được giám sát để có thể kiểm tra được việc cung cấp dịch vụ
đó.
Những chính sách này có thể bao gồm cả việc giám sát tốc độ trả lời những cú điện thoại
gọi đến trung tâm bán hàng qua điện thoại, số lượng những khiếu nại từ khách hàng hay
hay những thông tin phản hồi tích cực từ phía khách hàng thông qua các bản câu hỏi thăm
dò ý kiến.
4. Các giá trị và văn hoá