Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Stealth Marketing, phương thức tiếp thị hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.03 KB, 2 trang )

Stealth Marketing, phương thức tiếp thị hiệu quả
Dường như trước sự tràn ngập của các phương thức marketing truyền thống trên tivi,
Internet, báo chí,… người tiêu dùng đã tỏ ra qua chán nản, bực mình. Marketing với các
quảng cáo truyền thống dần dần không còn hiệu quả nữa. Nắm bắt xu hướng trên của
người tiêu dùng, giờ đây các hãng sản xuất đã quay sang một phương thức marketing mới,
đó là “stealth marketing”, hình thức quảng cáo gián tiếp, nhẹ nhàng và kín đáo hơn.
Trên thực tế “stealth marketing” đã xuất hiện từ nhiều năm qua, ví dụ như khán giả có thể
bắt gặp một loại xe hơi thể thao đắt tiền hay những đồ uống nổi tiếng đã được các nhà làm
phim vô tình đưa vào trong các cảnh quay. Tuy nhiên, gần đây, những cảnh tiếp thị kiểu
này mới thực sự mang tính chuyên nghiệp, đi vào mọi ngóc ngách của đời sống, tỏ ra rất
hiệu quả và rất phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là Mỹ.
“Chúng ta cần đưa sản phẩm đến với khách hàng chứ không phải để họ tìm đến với chúng
ta”, bà Hilary Dart, chủ hãng mỹ phẩm Calvin Klein cho biết. Calvin Klein sẽ tung ra một
chương trình tiếp thị nước hoa đàn ông nhãn hiệu Crave với trị giá khoảng 45 triệu USD,
bao gồm phát mẫu thử miễn phí trên các đường phố, lấy ý kiến của các chuyên gia, kết hợp
với một số thủ thuật quảng cáo tinh vi khác, trong đó có cả việc làm những bức tượng điêu
khắc bằng cát mang nhãn hiệu Crave trên các bãi biển… mặc dù các công ty không đưa ra
con số cụ thể về mức chi tiêu cho loại quảng cáo này nhưng chắc chắn đó chỉ là con số nhỏ
so với tổng số tiền 236 tỷ USD chi cho quảng cáo truyền thống ở Mỹ mỗi năm, qua tivi,
Internet, báo chí,…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia quảng cáo, mức chi phí cho “Stealth Marketing” sẽ tăng lên
nhanh chóng bởi lẽ sự xuống dốc của nền kinh tế Mỹ trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng
cho không ít nền kinh tế toàn cầu, khiến người tiêu dùng phải tiết kiệm hơn trong chi tiêu,
cân nhắc kỹ hơn khi lựa chọn hàng hoá. Không những thế những vụ tai tiếng gần đây của
nhiều công ty Mỹ đã gây sự nghi ngại, người tiêu dùng không biết có nên tin vào các
quảng cáo nữa hay không.
Trong bối cảnh đó người làm “Stealth marketing” càng có nhiều cơ hội sáng tạo ra nhiều
chiêu mới mẻ tinh vi. Hãng Sony Ericsson đã thuê một nhóm diễn viên đóng vai những du
khách đến các thành phố lớn như New York hay Los Angeles để quảng cáo cho mẫu điện
thoại mới T68…
Nếu bạn đang kết thúc một tuần làm việc bận rộn cùng bạn bè ở một quá giải khát, có thể


sẽ gặp một phụ nữ sang trọng đến gần và nói nhỏ vào tai bạn: “Hãy nhớ gọi cho tôi nhé”,
rồi kín đáo nhét một tấm danh thiếp vào bạn và lặng lẽ ra đi. Trên tấm danh thiếp đó là một
số điện thoại mà khi bạn gọi đến đó lập tức bán sẽ có được thông tin đầy đủ về một trò
chơi mạo hiểm nhưng rất thú vị trên mạng có tên là Majestics của hãng Electronic Artists.
Còn người phụ nữ kia không phải là ai khác, chính là nhân viên của Công ty Ammo, một
công ty marketing. Đa số những người đàn ông khi nhận được tấm thiếp trên đều không
biết điều đó và lập tức bị kích thích bởi chí tò mò: 60% đã gọi đến số điện thoại trong danh
thiếp.
Còn hãng xe máy Vespa ngay từ đầu năm nay đã thuê một đội ngũ người mẫu, cả nam lẫn
nữ ngồi trên những chiếc xe máy đỗ bên ngoài những quán cà fê hay hộp đêm với hy vọng
một người nào đó sẽ đi ngang qua và hỏi: “Này, anh mua chiếc xe đó ở đâu đấy?”. Những
người mẫu xe thân thiện kể cho bạn nghe về chiếc “Vespa của mình”, sẵn sàng tặng bạn
một cuốn sách nhỏ giới thiệu chi tiết về nơi bạn có thể mua được một chiếc như thế.
Công ty Big Fat có trụ sở ở Manhatan đang có sáng kiến mở rộng “Stealth marketing”
bằng cách yêu cầu nhân viên tiếp thị không được để lộ mình. Họ bố trí những bố trí những
nhân viên này trong các cửa hàng hay tại những nơi công cộng để tuyên truyền về những
cuốn sách, đồ uống… Thậm chí những nhân viên này còn đóng giả làm khách hàng và tỏ
vẻ tán phục hay yêu thích nhãn hiệu mới, một loại đồ uống nào đó đủ để những người
xung quanh nghe thấy.
Có người gọi kiểu tiếp thị này là tiếp thị truyền miệng, tiếp thị đường phố, hay tiếp thị du
kích, … dù gọi theo cách nào đi nữa chúng đều có một điểm chung: Đưa thông tin về sản
phẩm đến cho người tiêu dùng một cách ngẫu nhiên khác hẳn với với kiểu quảng cáo buộc
người ta phải nhìn, phải nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng

×