Tải bản đầy đủ (.docx) (149 trang)

ngày tröôøng tieåu hoïc buøi thò xuaân gv ngày bài 1 con ngöôøi caàn gì ñeå soáng i muïc tieâu sau baøi hoïc hs coù khaû naêng neâu ñöôïc nhöõng yeáu toá maø con ngöôøi cuõng nhö sinh vaät khaùc caàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.64 KB, 149 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ngày:


Bài 1:

<b>CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có khả năng :


 Nêu được những yếu tố mà con người cũng như sinh vật khác cần để duy trì sự sống của


mình.


 Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Các hình trong SGK trang 4, 5, Phiếu học tập.


 Bộ phiếu dùng cho trị chơi “ cuộc hành trình đến hành tinh khác”.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>ĐỘNG NÃO</b></i>


 <i>Mục tiêu : </i>HS liệt kê tất cả những gì các em



cần có cho cuộc sống của mình.


 <i>Cách tiến haønh :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV đặt vấn đề và nêu yêu cầu: kể ra những thứ
các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống cuả
mình.


- Một số HS kể ra những thứ các em cần dùng
hằng ngày để duy trì sự sống cuả mình.


- GV lần lượt chỉ định từng HS, mỗi HS nói một
ý ngắn gọn và GV ghi vắn tắt các ý đó lên
bảng.


<b>Bước 2 :</b>


GV tóm tắt lại tất cả nhữn ý kiến của HS đã được
ghi trên bảng và rút ra nhận xét chung dựa trên
những ý kiến các em đã nêu ra.


 <i>Keát luận</i>: Như SGV trang 22.


Hoạt động 2:<i>THẢO LUẬN NHĨM</i>


 <i>Mục tieâu: </i>


HS phân biệt được những yếu tố mà con người


cũng như những sinh vật khác cần duy trì sự sống
của mình với những yếu tố mà chỉ có con người
mới cần.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>Làm việc với phiếu học tập theo
nhóm.


- GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS làm


việc với phiếu học tập. - HS làm việc với phiếu học tập.


<b>Bước 2 : </b>Chữa bài tập cả lớp


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

với phiếu học tập. HS khác bổ sung hoặc chữa bài
nếu bạn làm sai


<b>Bước 3 : </b>Thảo luận cả lớp


GV yêu cầu HS mở SGK và thảo luận lần lượt
hai câu hỏi :


- Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để
duy trì sự sống của mình?


- Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của
con người cịn cần những gì?


 <i>Kết luận: </i>Như SGV trang 24.



<b>Hoạt động 3 : </b><i><b>TRỊ CHƠI CUỘC HÀNH TRÌNH</b></i>
<i><b>ĐẾN HÀNH TINH KHÁC</b></i>


 <i>Mục tiêu : </i>


Củng cố những kiến thức đã học về những điều
kiện cần để duy trì sự sống của con người.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b> Tổ chức


- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho


mỗi nhóm một đồ chơi. - Các nhóm nhận đồ chơi.


<b>Bước 2 : </b>


- GV hướng dẫn cách chơi. - Nghe GV hướng dẫn.


- GV yêu cầu các nhóm tiến hành chơi. - Thực hành chơi theo từng nhóm.


<b>Bước 3 : </b>


- GV yêu cầu các nhóm kể trước lớp. - Đại diện các nhóm kể trước lớp.
- GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của các


nhóm.



Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>- Hỏi : Con người cần gì để duy trì sự sống </b>
<b>của mình ?</b>


- HS trả lời.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

---Ngày:



Bài 2:

<b>TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết :


 Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
 Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.


 Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Các hình trong SGK trang 6, 7.


 VBT ; bút vẽ.


III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU


<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 3 Vở bài tập Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VỀ SỰ TRAO ĐỔI</b></i>
<i><b>CHÂT Ở NGƯỜI</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


- Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy
vào và thải ra trong quá trình sống.


- Nêu được thế nào là q trình trao đổi chất.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo


luận theo cặp các câu hỏi trong SGV trang 25.


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đơi. - Thảo luậïn theo cặp.
- GV kiểm tra và giúp đỡ những nhóm gặp khó


khăn.


<b>Bước 3 :</b>


- GV u cầu các nhóm trình bày kết quả trước


lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp,mỗi nhóm chỉ cầân nói một hoặc hai ý.
- GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của các


nhoùm.


<b>Bước 4 : </b>GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong
Mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi:


- Trao đổi chất là gì?


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

 <i>Kết luaän</i>:


- Hằêng ngày, cơ thể người phải lấy từ mơi trường thức ăn, nước uống, khí ơ-xi và thải ra phân,
nước tiểu, khí các bơ ních để tồn tại.


- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, khơng khí từ mơi trường và thải ra môi trường
những chất thừa, cặn bã.



- Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với mơi trường thì mơi trường mới sống được.
Hoạt động 2 : <i>THỰC HAØNH VIẾT HOẶC VẼ </i>


<i>SƠ ĐỒ SỰ TRAO ĐỔI CHẤT GIỮA CƠ THỂ </i>
<i>NGƯỜI VỚI MƠI TRƯỜNG</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến
thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể với
mơi trường.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV yêu cầu HS viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi
chất giữa cơ thể với mơi trường theo trí tưởng
tượng của mình.


- HS vẽ sơ đồ sự trao đổi chất theo nhóm.


<b>Bước 2 : </b>


- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của


mình. - Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm củamình và ý tưởng của nhóm đã được thể hiện qua
hình vẽ như thế nào.



- GV nhận xét xem sản phẩm của nhóm nào
làm tốt sẽ được lưu lại treo ở lớp học trong suốt
thời gian học về Con người và sức khỏe.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.


<b>- GV nhaän xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

---Ngày:



Bài 3:

<b>TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI</b>

(tiếp)



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết :


 Kể tên những biểu hiện bên ngồi của q trình trao dổi chất và những cơ quan thực


hiện q trình đó.



 Nêu được vai trò của cơ quan tuần hòan trong quá trình trao đổi chất xảy ra bên trong cơ thể.
 Trình bày được sự phối hợp hoạt động của cơ quan tiêu hóa, hơ hấp tuần hịan, bài tiết


trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giũa cơ thể với môi trường.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 8, 9 SGK.
 Phiếu học tập.


 Bộ đồ chơi “Ghép chữ vào chỗ …trong sơ đồ”.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 4 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>LAØM VIỆC VỚI PHIẾU HỌC TẬP</b></i>
 <i>Mục tiêu :</i>


- Kể tên những biểu hiện bên ngồi của q trình
trao dổi chất và những cơ quan thực hiện q trình
đó.



- Nêu được vai trò của cơ quan tuần hòan trong
quá trình trao đổi chất xảy ra bên trong cơ thể.
 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV phát phiếu học tập, nội dung phiếu học tập
như SGV trang 31.


- HS làm việc với phiếu học tập.
<b>Bước 2 : </b>Chữa bài tập cả lớp


- Gọi HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học


tập trước lớp. - Một vài HS trình bày kết quả làm việc với phiếuhọc tập trước lớp.
- GV chữa bài.


<b>Bước 3 : </b>Thảo luận cả lớp


o GV hỏi: o Một số HS lần lượt trả lời câu hỏi.


- Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập,
hãy nêu lên những biểu hiện bên ngoài của q
trình trao đổi chất giữa cơ thể với mơi trường?
- Kể tên các cơ quan thực hiện q trình đó?
- Nêu vai trị của cơ quan tuần hồn trong việc
thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên
trong cơ thể?



 <i>Kết luận</i>: Như SGV trang 32


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN SỰ </i>
<i>TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Trình bày được sự phối hợp hoạt động của cơ
quan tiêu hóa, hơ hấp tuần hòan, bài tiết trong
việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể
và giũa cơ thể với môi trường.


 <i>Cách tiến hành :</i>
<b>Bước 1 : </b>


- GV phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi gồm : một
sơ đồ như hình 9 trong SGK và các tấm phiếu rời co
ghi những từ còn thiếu (chất dinh dưỡng ; ơ-xi ; khí
bơ-níc ; ơ-xi và các chất dinh dưỡng ; khí
các-bơ-níc và các chất thải ; các chất thải).


- HS nhận bộ đồ chơi.


- GV hướng dẫn cách chơi.
<b>Bước 2 : </b>Trình bày sản phẩm


- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của mình. - Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của
nhóm mình.


- GV u cầu các nhóm làm giám khảo để chấm


về nội dung và hình thức của sơ đồ.


<b>Bước 3: </b>GV yêu cầu các nhóm trình bày về mối
quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể trong qua
trình trao đổi chất giữa cơ thể với mơi trường.


- Đại diện các nhóm trình bày
<b>Bước 4 :</b>Làm việc cả lớp


GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
trong SGV trang 34


 <i>Kết luận: - </i>Nhờ có cơ quan tuần hịan mà quá
trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể được
thực hiện.


- Nếu một trong các cơ quan hơ hấp, bài tiết tuần
hịan, tiêu hóa ngừng hoạt động, sự trao đổi chất
sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong </b>
<b>SGK.</b>


- 1 HS đọc.
<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung </b>
<b>bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Bài 4:

<b>CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN.</b>


<b>VAI TRỊ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm


thức ăn có nguồn gốc thực vật.


 Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó.


 Nói tên và vai trò của thức ăn chứa chất bột đường. Nhận ra nguồn gốc của những thức


ăn chứa chất bột đường.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 10, 11 SGK.
 Phiếu học tập.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>



 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 5 (VBT)
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TẬP PHÂN LOẠI THỨC ĂN</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


- HS biết sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào
nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc
nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.


- Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh
dưỡng có trong thức ăn đó.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV yêu cầu nhóm 2 HS mở SGK và cùng


nhau trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 10. - 2 HS ngồi cạnh nhau nói với nhau về tên cácthức ăn đồ uống mà bản thân các em thường
dùng hằng ngày.


- Tiếp theo, HS sẽ quan sát các hình trong trang
10 và cùng với bạn hồn thành bảng như SGV
trang 35.



- HS quan sát các hình trong trang 10 và cùng
với bạn hoàn thành bảng.


<b>Bước 2 : </b>Lảm việc cả lớp


- Gọi HS trình bày kết quả làm việc của nhóm
mình trước lớp.


- Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm
việc trước lớp.


 <i>Kết luận</i>: Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau:


- Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức ăn thức ăn động vật hay thực vật.


- Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó. Theo cách
này có thể chia thức ăn thành 4 nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>BỘT ĐƯỜNG</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nói tên và vai trị của thức ăn chứa chất bột
đường.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>Làm việc với SGK theo cặp



- GV yêu cầu HS quan sát hình ở trang11 và nói
với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất bột
đường và vai trò của chất bột đường.


- Tiến hành thảo luận theo cặp đôi.


<b>Bước 2 : </b>Làm việc cả lớp


- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong GSV
trang 37


- HS trả lời câu hỏi.


 <i>Kết luận: </i>Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Chất bột đường có


nhiều ở gạo, ngơ, bột mì, một số loại củ như khoai sắn, củ đậu. Đường ăn cũng thuộc loaị này.
Hoạt động 3 : <i>XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC CỦA </i>


<i>CÁC THỨC ĂN CHỨA NHIỀU BỘT ĐƯỜNG</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa
chất bột đường.


 <i><b>Cách tiến hành :</b></i>


Bước 1 :


<b>- GV phát phiếu học tập, nội dung phiếu học </b>


<b>tập nhö SGV trang 38.</b>


- HS làm việc với phiếu học tập.


Bước 2 : <b>Chữa bài tập cả lớp</b>


<b>- Gọi HS trình bày kết quả làm việc với phiếu</b>
<b>học tập trước lớp.</b>


- Một số HS trình bày, HS khác bổ sung nếu
bạn làm sai.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

---Ngày:



Bài 5:

<b>VAI TRỊ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO</b>




<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết :


 Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và một số thức ăn chứa nhiều chất béo.
 Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể.


 Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm và những thức ăn chứa chất


béo.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 12, 13 SGK.
 Phiếu học tập.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 6 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VAI TRỊ CỦA</b></i>
<i><b>CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO</b></i>



 <i>Mục tiêu :</i>


- Nói tên và vai trị của các thức ăn chứa nhiều
chất đạm.


- Nói tên và vai trị của các thức ăn chứa nhiều
chất béo.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>Làm việ theo cặp


- GV yêu cầu HS nói với nhau tên các thức ăn
chứa nhiều chất đạm và chất béo có trong hình
ở trang 12, 13 SGK và cùng nhau tìm hiểu về
vai trị của chất đạm, chất béo ở mục Bạn cần
biết trang 12, 13 SGK.


- HS làm việc với phiếu học tập.


<b>Bước 2 : </b>Làm việc cả lớp


- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trang 39 SGV. - Một vài HS trả lời trước lớp.
- GV nhận xét à bổ sung nếu câu trả lời của HS


chưa hồn chỉnh


 <i>Kết luận</i>: Như SGV trang 40



Hoạt động 2 : <i>XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC CÁC </i>
<i>THỨC ĂN CHỨA NHIỀU CHẤT ĐẠM VAØ </i>
<i>CHẤT BÉO</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV phát phiếu học tập, nội dung phiếu học như


SGV trang 42. - HS làm việc với phiếu học tập.


<b>Bước 2 : </b>Chữa bài tập cả lớp


- GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc với


phiếu học tập trước lớp. - Một số HS trình bày kết quả làm việc vớiphiếu học tập trước lớp. HS khác bổ sung hoặc
chữa bài nếu bạn làm sai.


 <i>Kết luận: </i>


Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo
đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>


<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :







---Tổ trưởng kiểm tra



Ban Giám hiệu


( Duyệt )



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Nói tên và vai trị của thức ăn chứanhiều vi-ta-min, chất khống và chất xơ.


 Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>



 Hình trang 14, 15 SGK.


 Giấy khổ to hoặc bảng phụ ; bút viết và phấn đủ dùng cho các nhóm.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 10 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TRÒ CHƠI THI KỂ TÊN CÁC</b></i>
<i><b>THỨC ĂN CHỨA NHIỀU VI-TA-MIN, CHẤT</b></i>
<i><b>KHỐNG VÀ CHẤT XƠ</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


- Kể tên một số thức ăn chứanhiều vi-ta-min,
chất khoáng và chất xơ.


- Nhận ra nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa
nhiều vi-ta-min, chất khống và chất xơ.


 <i>Cách tiến hành :</i>



<b>Bước 1 : </b>Tổ chức và hướng dẫn


<i>- Phát 4 tờ giấy khổ to cho 4 nhóm và yêu cầu </i>
<i>HS trong cùng một thới gian 8 phút. Nhóm nào </i>
<i>ghi được nhiều tên thức ăn và đánh dấu vào các </i>
<i>cột tương ứng là nhóm thắng cuộc. </i>


- Nhận đồ dùng học tập.


- GV hướng dẫn HS hòan thiện bảng dưới đây
vào giấy


Tên thức ăn Nguồn gốc
động vật


Nguồn gốc
thực vật


Chứa
vi-ta-min


Chứa chất
khống


Chứa chất xơ


Rau cải X x x x


<b>Bước 2 : </b>



- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trên. - HS tự làm bài trong nhóm.


<b>Bước 3 :</b>


<i>- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩâm của </i>
<i>nhóm mình.</i>


- Nhóm trưởng mang dán bài và tự đánh giá
trên cơ sở so sánh với sản phẩm của nhóm bạn.


<i>- Kết luận nhóm thắng cuộc.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>VI-TA-MIN, CHẤT KHỐNG, CHẤT XƠ VÀ NƯỚC</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu được vai trị của vi-ta-min, chất khống
chất xơ và nước.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>Thảo luận về vai trò của vi-ta-min
- GV hỏi :


+ Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. Nêu vai
trị của vi-ta-min đó?


+ Nêu vai trị của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min
đối với cơ thể ?



- GV keát luận.


- HS thảo luận theo nhóm.


<b>Bước 2 : </b>Thảo luận về vai trị của chất khống
- GV hỏi :


+ Kể tên một số chất khống mà em biết. Nêu
vai trị của chất khống đó?


+ Nêu vai trị của nhóm thức ăn chứa chất
khống đối với cơ thể ?


- GV kết luận.


- HS thảo luận theo nhóm.


<b>Bước 3 : </b>Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước
- GV hỏi :


+ Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn
có chứa chất xơ?


+ Hằng ngày chúng ta cần uống khoảng bao
nhiêu lít nước ? Tại sao cần uống đủ nước ?


- HS thảo luận theo nhóm.


<b>- GV kết luận.</b>



 <i><b>Kết luận:</b></i><b> Như SGV trang 45</b>


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết hoïc.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :



---Tổ trưởng kiểm tra

Ban Giám hiệu



( Duyệt )


Ngày:



Bài 7:

<b>TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Sau bài học, HS có thể :


 Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi
món ăn.



 Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và hạn chế.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 16, 17 SGK.


 Các tấm phiếu ghi tên hay tranh ảnh các loại thức ăn.

Sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như gà, tôm, cua…


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 11 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA</b></i>
<i><b>CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại
thức ăn và thường xun thay đổi món ăn.


 <i>Cách tiến hành :</i>



<b>Bước 1 : </b>Thảo luận theo nhóm


- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: Tại sao
chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và
thường xuyên thay đổi món ăn?


- Thảo luận theo nhóm.


<b>Bước 2 : </b>Làm việc cả lớp


- GV gọi HS trả lời câu hỏi. - Một vài HS trả lời trước lớp.
- GV nhận xét vàø bổ sung nếu câu trả lời của


HS chưa hồn chỉnh


 <i>Kết luận</i>: Như SGV trang 47


Hoạt động 2 : <i>LÀM VIỆC VỚI SGK TÌM HIỂU </i>
<i>THÁP DINH DƯỠNG CÂN ĐỐI</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải,
ăn có mức độ, ăn ít và hạn chế.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>Làm việc cá nhân


- GV yêu cầu HS nghiên cứu “Tháp dinh dưỡng


cân đối trung bình cho một người trong một
tháng” trang 17 SGK.


- HS làm việc cá nhaân.


<b>Bước 2 : </b>Làm việc theo cặp


- GV yêu cầu 2 HS thay nhau đặt và trả lời câu


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

vùa phải; ăn có mức độ; ăn ít; ăn hạn chế. chữa bài nếu bạn làm sai.


<b>Bước 3 : </b>Làm việc cả lớp


GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc


theo cặp dưới dạng đố nhau. - 2 HS đố nhau. HS 1 yêu cầu HS2 kể tên cácthức ăn cần ăn đủ.


 <i>Kết luận: </i>


Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, chất
khoáng và chất xơ càn ăn đủ. Các thức ăn chứa
nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đối với
các thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức
độ. Khơng nên ăn nhiều đường và hạn chế ăn
muối.


Hoạt động 3: <i>TRÒ CHƠI ĐI CHỢ</i>


 <i>Mục tiêu: </i>



Biết lựa chọn các thứuc ăn cho từng bữa một
cáh phù hợp có lợi cho sức khỏe.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>GV hướngdẫn cách chơi. - Nghe GV hướngdẫn cách chơi.


<b>Bước 2: </b> - HS chơi như đã hướng dẫn.


<b>Bước 3:</b>


Từng HS tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp
những thức ăn đồ uống mà mình đã lựa chọn
cho từng bữa.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :





---Tổ trưởng kiểm tra

Ban Giám hiệu



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Ngày:



Bài 8:

<b>TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VAØ ĐẠM</b>



<b>THỰC VẬT</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thựcvật.


 Nêu ích lợi của việc ăn cá.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 18, 19 SGK.
 Phiếu học tập.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 12 (VBT)
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>



<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TRỊ CHƠI THI KỂ TÊN</b></i>
<i><b>CÁC MĨN ĂN CHỨA NHIỀU CHẤT</b></i>
<i><b>ĐẠM</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Lập được danh sách tên các món ăn chứa
nhiều chất đạm.


<i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>Tổ chức


<i>- GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử ra một</i>
<i>đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào nói</i>
<i>trước.</i>


- Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút
thăm xem đội nào nói trước.


<b>Bước 2 : </b>Cách chơi và luật chơi
- GV nêu cách chơi và luật chơi


<b>Bước 3 : </b>Thực hiện - Hai đội bắt đầu chơi theo hướng dẫn của
GV.


<i>- GV bấm đồng hồ và theo dõi diễn biến của </i>
<i>cuộc chơi.</i>



Hoạt động 2 : <i>TÌM HỂU LÍ DO CẦN ĂN PHỐI </i>
<i>HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VAØ ĐẠM THỰC VẬT</i>
 <i>Mục tiêu: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

động vật và đạm thựcvật.


- Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động
vật và đạm thựcvật


<i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>Thảo luận cả lớp


- GV yêu cầu cả lớp đọc lại danh sách các
món ăn chứa nhiều chất đạm do các em đã
lập nên qua trị chơi và chỉ ra món ăn nào vừa
chứa đạm động vật và đạm thực vật.


- GV hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp
đạm động vật và đạm thực vật ?


- HS đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều
chất đạm do các em đã lập nên qua trị chơi à
chỉ ra món ăn nào vừa chứa đạm động vật và
đạm thực vật.


- HS trả lời.


<b>Bước 2 : </b>Làm việc với phiếu học tập theo
nhóm



- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát
phiếu học tập cho các nhóm, nội dung phiếu
học tập như SGV trang 50


- HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm.


<b>Bước 3 : </b>Thảo luận cả lớp


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày.


 <i><b>Kết luận:</b></i><b> </b>


- Mỗi loại đạm có chứa những chất bổ dưỡng tỉ lệ khác nhau. Aên kết hợp cả đạm động vật
và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp
cho cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Trong tổng số đạm cần ăn, nên ăn tư 1/3 đến 1/2
đạm động vật.


- N

gay trong nhóm đạm động vật, cũng nên ăn thịt ở mức vừa phải. Nên ăn cá nhiều hơn
ăn thịt, vì đạm cá dễ tiêu thụ hơn đạm thịt ; tối thiểu nên ăn một tuần ba bữa cá.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết hoïc.</b>



<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

---Ngày:



Bài 9 :

<b>SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Giải thích được lí do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có


nguồn gốc thực vật.


 Nói về lợi ích của muối I- ốt.
 Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 20, 21 SGK.


 Sưu tầm các tranh ảnh, thông tin, nhãn mác quảng cáo về các thực phẩm có chứa I-ốt và


vai trị của I-ốt đối với sức khỏe.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>



<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 14 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TRÒ CHƠI THI KỂ TÊN CÁC</b></i>
<i><b>MĨN ĂN CUNG CẬP NHIỀU CHẤT BÉO</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Lập được danh sách tên các món ăn chứa nhiều
chất béo


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>Tổ chức


<i>- GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử ra một đội</i>
<i>trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào nói trước.</i>


- Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm
xem đội nào nói trước.


<b>Bước 2 : </b>Cách chơi và luật chơi
- GV nêu cách chơi và luật chơi



<b>Bước 3 : </b>Thực hiện - Hai đội bắt đầu chơi theo hướng dẫn của GV.


<i>- GV bấm đồng hồ và theo dõi diễn biến của </i>
<i>cuộc chơi.</i>


Hoạt động 2 : <i>THẢO LUẬN VỀ ĂN PHỐI HỢP </i>
<i>CHẤT BÉO CĨ NGUỒN GỐC THỰC VẬT</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


- Biết tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo
động vật vừa cung cấp chất béo thựcvật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

gốc đạm thựcvật.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV u cầu cả lớp đọc lại danh sách các món ăn
chứa nhiều chất béo do các em đã lập nên qua trò
chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất béo
động vật, vừa chứa chất béo thựcvật.


- GV hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất
béo động vật và chất béo thực vật ?


- HS đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều
chất đạm do các em đã lập nên qua trị chơi và chỉ
ra món ăn nào vừa chứa đạm động vật và đạm
thực vật.



- HS trả lời.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu


học tập cho các nhóm, nội dung phiếu học tập nhö
SGV trang 50


- HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm.


Hoạt động 3 : <i>THẢO LUẬN VỀ ÍCH LỢI CỦA </i>
<i>MUỐI I-ỐT VÀ TÁC HẠI CỦA ĂN MẶN</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


- Nói về lợi ích của muối I- ốt.
- Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.


 <i>Cách tiến haønh :</i>


- GV yêu cầu HS giới thiệu những tư liệu, tranh
ảnh đã sưu tâm về vai trò của muối I-ốt đối với
sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.


- HS giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh đã sưu
tâm về vai trò của muối I-ốt đối với sức khỏe con
người, đặc biệt là trẻ em.


- GV giảng thêm về ích lợi của I-ốt.
- Tiếp theo GV cho HS thảo luận :



+ Làm thế nào để bổ sung I-ốt cho cơ thể? + Để phòng tránh các rối loạn do thiếu I-ốt gây
lên.


+ Tại sao không nên ăn mặn? + Ăn mặn có liên quan đến bệnh huyết áp cao.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

---Ngày:



Bài 10:

<b>ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN.</b>



<b>SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau quả chín hằng ngày.
 Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.


 Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an tồn.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 22, 23 SGK.


 Sơ đồ tháp dinh dưỡng trang 17 SGK.


 Một số rau quả (cả loại tươi và loại héo, úa) ; một số đồ hộp hoặc vỏ hộp.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 15 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIẺU LÍ DO CẦN ĂN</b></i>
<i><b>NHIỀU RAU CHÍN</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau quả chín
hằng ngày.



 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


<i>- GV yêu cầu HS xem lại sơ đồ tháp dinh dưỡng </i>
<i>cân đối và nhận xét xem các loại rau quả chín </i>
<i>được khuyên dùng với liều lượng như thế nào </i>
<i>trong một tháng, đối với người lớn.</i>


- Cả rau quả chín cần ăn đủ với số lượng nhiều
hơn nhóm thức ăn chứa chất đạm, chất béo.


<b>Bước 2 : </b>


- Kể tên một số loại rau, quả các em vẫn ăn


hàng ngày ? - HS trả lời.


- Nêu ích lới của việc ăn rau, quả ?


 <i>Kết luận :</i> Nên ăn phối hợp nhiều loại rau quả để có đủ vi-ta-min, chất khống cần thiết cho cơ


thể. Các chất xơ trong rau, quả cịn giúp chống táo bón.
Hoạt động 2 : <i>XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN THỰC</i>


<i>PHẨM SẠCH VAØ AN TOÀN</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Giải thích thế nào là thực phẩm sạch và an


tồn.


 <i>Cách tiến hành :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- GV yêu cầu 2 nhóm mở SGK và cùng nhau


TLCH 1 trang 23 SGK. - HS tra lời câu hỏi 1.


<b>Bước 2 : </b>


- GV yêu cầu ột số HS trình bày kết quả làm việc
theo cặp.


- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.


- Đại diện các nhóm trình bày.


Hoạt động 3 : <i>XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN THỰC</i>
<i>PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


- Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an tồn.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thực hiện
mơt nhiệm vụ : Nhóm 1 thảo luận về: cách chọn


thức ăn tươi sạch, cách nhận ra thức ăn ơi héo.
Nhóm 2 thảo luận về :cách chọn đồ hộp. Nhóm 3
thảo luận về :cách sử dụng nước sạch để rửa thực
phẩm, dụng cụ nấu ăn ; sự cầân thiết phải nấu chín
thức ăn.


- Thảo luận theo nhóm.


<b>Bước 2 : </b>


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày, các em có thể
mang theo những vật thật để giới thiệu và minh
họa cho ý kiến của mình.


- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.


<b>- GV nhaän xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

---Ngày:




Bài 11:

<b>MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN</b>



<b>I. MUÏC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Kể tên cách bảo quản thức ăn.


 Nêu ví dụ vê một số loại thức ăn và cách bảo quản chúng.


 Nói về những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng


thức ăn đã được bảo quản.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 24, 25 SGK.
 Phiếu học tập.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 17 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU CÁC CÁCH BẢO</b></i>
<i><b>QUẢN THỨC ĂN</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Kể tên cách bảo quản thức ăn.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>Tổ chức


<i>- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trang 24, </i>
<i>25 SGK và trả lời các câu hỏi: Chỉ và nói những</i>
<i>cách bảo quản có trong từng hình?</i>


- Tiến hành thảo luận theo nhóm.


<b>Bước 2 : </b>


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày.
- GV sửa chữa và giúp HS hồn thiện câu trả lời.


Hoạt động 2 : <i>TÌM HỂU CƠ SỞ KHOA HỌC </i>
<i>CỦA CÁC CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Giải thích được cơ sở khoa học của các cách


bảo quản thức ăn.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Bước 2 : </b>


- GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Nguyên tắc
chung của việc bảo quản thức ăn là gì?


- Làm cho thức ăn khô để các vi sinh vật không
phát triển được.


<b>Bước 3 :</b>


- GV cho HS làm bài tập: Trong các cách bảo
quản dưới đây, cách nào ngăn không cho các vi
sinh vật xâm nhập vào thực phẩm?


- Làm cho các vi sinh vật khơng có điều kiện
hoạt động : a ; b ; c ; e


Ngăn cho các vi sinh vật xâm mhập vào thực
phẩm : d


a) Phơi khô


b) Ướp muối, ngâm nước
mắm ;



c)Ướp lạnh


d) Đóng hộp;
e) Cơ đặc với
đường;


Hoạt động 3 : <i>TÌM HIỂU MỘT SỐ CÁCH BẢO </i>
<i>QUẢN THỨC ĂN Ở NHÀ</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


HS liên hệ thực tế về cách bảo quản một số
thức ăn mà gia đìønh áp dụng.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV phát phiếu học tập, nội dung phiếu học tập
như SGV trang 60.


- HS làm việc với phiếu học tập.


<b>Bước 2 :</b>


- Gọi HS trình bày. - Một số HS trình bày, các em khác bổ sung vaø


học tập lẫn nhau.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò



<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

---Ngày:



Bài 12:

<b>PHỊNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Kể được tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.


 Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 26, 27 SGK.


I<b>II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 18 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>NHẬN DẠNG MỘT SỐ BỆNH</b></i>
<i><b>DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


- Mơ tả đặc điểm bên ngồi của trẻ em bị còi
xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.


- Nêu được nguên nhân gây ra các bệânh kể
trên.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


<i>- GV u cầu quan sát các hình 1, 2 trang 26 </i>
<i>SGK, nhận xét, mơ tả các dấu hiệu của bệnh cịi</i>
<i>xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.</i>



Thảo luận về nguyên nhân gây đến các bệnh
trên.


- Làm việc theo nhóm.


<b>Bước 2 : </b>


- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm


việc. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khácbổ sung.


- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.


 <i>Kết luận :</i> - Trẻ em nếu không được ăn đủ luợng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy


dinh dưỡng. Nếu thiếu vi-ta-min sẽ bị còi xương.


- Nếu thiếu I-ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ.
Hoạt động 2 : <i>THẢO LỤÂN VỀ CÁCH PHỊNG </i>


<i>BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

 <i>Cách tiến hành :</i>


GV u cầu HS trả lời câu hỏi:


- Ngồi các bện cịi xương, suy dinh dưỡng, bướu
cổ các em còn biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?


- Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do
thiếu dinh dưỡng?


- Một số HS lần lượt trả lời câu hỏi.


 <i>Kết luận: </i>Như SGV trang 62


Hoạt động 3 : <i>TRỊ CHƠI BÁC SĨ</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


- Củng cố những kiến thức đã học trong bài.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV hướùng dẫn cách chơi - HS nghe GV hướùng dẫn cách chơi.


<b>Bước 2 : </b> - HS chơi theo nhóm.


<b>Bước 3 :</b>


- u cầu các nhóm cử đơi chơi tốt nhất lên trình


bày trước lớp. - Các nhóm cử đơi chơi tốt nhất lên trình bày trướclớp.
- GV và HS chấm điểm: Qua trị chơi nhóm nào


đã thể hiện được sự hiểu và nắm vững bài.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò



<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

---Ngày:



Bài 13:

<b>PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
 Nêu nguyên nhân của bệnh béo phì.


 Có ý thức phịng tránh bệnh béo phì. Xây dựng thái độ đúng với người béophì.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 28, 29 SGK.
 Phiếu học tập.



<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 19 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VỀ BỆNH BÉO</b></i>
<i><b>PHÌ</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


- Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em.
- Nêu được tác hại của bệnh béo phì.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


<i>- GV chia nhóm và phát phiếu học tập, nội dung </i>
<i>phiếu học tập như SGV trang 66 SGV.</i>


- HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm.



<b>Bước 2 : </b>


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác
bổ sung.


 <i>Kết luận: </i>Như SGV trang 67


Hoạt động 2 : <i>THẢO LUẬN VỀ NGUN </i>
<i>NHÂN VÀ CÁCH PHỊNG BỆNH BÉO PHÌ</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu được nguyện nhân và cách phịng bệnh
béo phì.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 29 SGK
và thảo luận các câu hỏi:


+ Ngun nhân gây nên bệnh béo phì?
+ Làm thế nào để tránh bệnh béo phì?


+ Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị
béo phì hay có nguy cơ béo phì?


- HS quan sát các hình trang 29 SGK và thảo
luận câu hỏi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

bổ sung.


GV giảng thêm về nguyên nhân và cách phòng


bệnh béo phì.


Hoạt động 3 : <i>ĐĨNG VAI</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu ngun nhân và cách phịng bệnh do ăn
thừa chất dinh dưỡng.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - HS nghe GV nêu nhiệm vụ.


<b>Bước 2 : </b>Làm việc theo nhóm - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.


- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai
theo tình huống nhóm đã đề ra.


- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn
khác góp ý kiến.


<b>Bước 3 :</b>


- Yêu cầu các nhóm lên trình diễn. - HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt
mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm
bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến cách


lựa chọn cách ứng xử đúng.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>


<b>trong SGK.</b> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

---Ngày:



Bài 14

<b> PHỊNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HĨA</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các


bệnh này.


 Nêu ngun nhân và cách đề phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
 Có ý thức giữ gìn vệ sinh phịng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.



<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 30, 31 SGK.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 21 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ BỆNH</b></i>
<i><b>LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HĨA</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và
nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV đặt vấn đề:


+ Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng
hoặc tiêu chảy? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào?



+ Lo lắng, khó chịu, mệt, đau, …
+ Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa


mà em biết?


+ Tả, lị,…
- GV giảng thêm về triệu chứng của một số bệnh


Tiêu chảy, tả, lị


- GV đặt câu hỏi: Các bệnh lây qua đường tiêu


hóa nguy hiểm như thế nào? - HS trả lời.


<i>Kết luận :</i> Các bệnh như tiêu chảy, tả , lị, … đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp
thời và đúng cách. Chúng đều bị lây qua đường ăn uống. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất
nôn và đồ dùng cá nhân của bệnh nhân nên rất dễ phất tán lây lan gây ra dịch bệnh làm thiệt hại
người và của. Vì vậy, cần phải báo kịp thời cho cơ quan ý tế để tiến hành các biện pháp phòng
dịch bệnh.


Hoạt động 2 : <i>THẢO LỤÂN VỀ NGUN </i>
<i>NHÂN VÀ CÁCH PHỊNG BỆNH LÂY QUA </i>
<i>ĐƯỜNG TIÊU HĨA</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu ngun nhân và cách đề phòng tránh một
số bệnh lây qua đường tiêu hóa.



 <i>Cách tiến hành :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- GV yêu cầu HS quán sát các hình trang 30, 31
SGK và trả lời các câu hỏi :


+ Chỉ và nói về nội dung của từng hình.


+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn
đến bị lây qua đuờng tiêu hóa? Tại sao?


+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phịng
được các bệnh lây qua đường tiêu hóa? Tại sao?


+ Nêu nguyên nhân và cách phịng bệnh lây qua
đuờng tiêu hóa?


- HS qn sát các hình trang 30, 31 SGK và trả
lời các câu hỏi.


<b>Bước 2 :</b>


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác
bổ sung.


Hoạt động 3 : <i>VẼ TRANH CỔ ĐỘNG</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Có ý thức giữ gìn vệ sinh phịng bệnh và vận
động mọi người cùng thực hiện.



 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - HS nghe GV giao nhiệm vụ.


<b>Bước 2 : </b>Thực hành


- HS tự làm bài theo nhóm, GV đi tới các nhóm
kiểm tra và giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.


- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như
đã hướng dẫn.


<b>Bước 3 :</b>


- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm. - Các nhóm treo sản phầm của nhóm mình. Đại
diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực
hiện giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu
hóa và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do
nhóm vẽ.


- GV đánh giá, nhận xét.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>



- 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>





---Tổ trưởng kiểm tra



Ban Giám hiệu


( Duyệt )



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Bài 15:

<b>BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có theå :


 Nêu được những biêåu hiện của cơ thể khi bị bệnh.


 Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu khơng bình


thường.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>



 Hình trang 32, 33 SGK.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 22 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>QUAN SÁT HÌNH TRONG</b></i>
<i><b>SGK VÀ KỂ CHUYỆN</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Nêu được những biêåu hiện của cơ thể khi bị
bệnh.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


<i>- GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu ở mục </i>
<i>Quan sát và Thực hành trang 32 SGK.</i>



- HS laøm việc cá nhân.


<b>Bước 2 : </b>


<i>- GV u cầu lần lượt từng HS sắp xếp các hình </i>
<i>có liên quan ở trang 32 SGK thành 3 câu chuyện</i>
<i>như SGK và yêu cầu kể lại với các bạn trong </i>
<i>nhóm.</i>


- HS làm việc theo nhóm nhỏ.


<b>Bước 3 : </b>


- Gọi các nhóm lên kể chuyện trước lớp. - Đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp,
mỗi nhóm chỉ trình bày một câu chuyện, các
nhóm khác bổ sung.


 <i>Kết luận: </i>Như đoạn đầu của mục Bạn cần biết trang 33 SGK.


Hoạt động 2 : <i>TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI MẸ ƠI, </i>
<i>CON…SỐT !</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

 <i>Cách tiến haønh :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV nêu nhiệm vụ : Các nhóm sẽ đưa ra tình
huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh.



- HS nghe GV neâu nhiệm vụ.


<b>Bước 2 : </b>Làm việc theo nhóm - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.


- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai
theo tình huống nhóm đã đề ra.


- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn
khác góp ý kiến.


<b>Bước 3 :</b>


- u cầu các nhóm lên trình diễn. - HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt
mình vào nhân vật trong tình huống nhóm bạn
đưa ra và cùng thảo luận để đi đến cách lựa
chọn cách ứng xử đúng.


 <i>Kết luận:</i> Như đoạn sau của mục Bạn cần biết trang 33 SGK.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>


<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

---Ngày:



Bài 16 :

<b>ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết :


 Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh.


 Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy.
 Pha đung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối.
 Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 34, 35 SGK.


 Chuẩn bị theo nhóm : Một gói ơ-rê-dơn ; 1cốc có vạch chia ; một bình nước hoặc một


nắm gạo, một ít muối ; một bình nước ; 1 chén vẫn thường dùng ăn cơm.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>



 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 23 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>THẢO LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ ĂN</b></i>
<i><b>UỐNG ĐỐI VỚI NGƯỜI MẮC BỆNH</b></i>
<i><b>THƠNG THƯỜNG</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh
thơng thường.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


GV phát phiếu ghi các câu hỏi cho các nhóm
thảo luận:


Nghe GV hướng dẫn.
- Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh


thông thường.


- Đối với người bị bệnh nặng nên cho món ăn đặc


hay lỗng ? Tại sao?


- Đối với người bị khơng muốn ăn hoặc ăn quá ít
nên cho ăn thế nào?


<b>Bước 2:</b>Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận
những câu hỏi do GV yêu cầu.


<b>Bước 3:</b>


- GV ghi các câu hỏi trên ra phiếu rời, đại diện
các nhóm lên bốc thăm trúng câu nào sẽ trả lời
câu đó.


- Đại diện các nhóm lên bốc thăm trúng câu nào
sẽ trả lời câu đó. Các HS khác bổ sung.


 <i>Kết luận :</i> Như mục Bạn cần biết trang 35


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Hoạt động 2 : <i>THỰC HAØNH PHA DUNG DỊCH </i>
<i>Ơ-RÊ-DƠN VÀ CHUẨN BỊ ĐỂ NẤU CHÁO </i>
<i>MUỐI</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


- Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh
tiêu chảy.


- HS biết cách pha đung dịch ơ-rê-dơn và chuẩn
bị nước cháo muối.



 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV yêu cầu HS quán sát và đọc lời thoại trong
hình 4, 5 trang 35 SGK


- HS quán sát và đọc lời thoại trong hình 4, 5 trang
35 SGK


- GV gọi 2 HS: một HS đọc câu hỏi của bà mẹ
đưa con đến khám bệnh và một HS đọc câu trả lời
của bác sĩ.


- 2 HS đọc: một HS đọc câu hỏi của bà mẹ đưa
con đến khám bệnh và một HS đọc câu trả lời của
bác sĩ.


- GV hỏi: Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu


chảy cần phải ăn uống như thế nào? - Một vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ.


<b>Bước 2 :</b>


- GV yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã
chuẩn bị để pha dung dich ô-rê-dôn hoặc nước
cháo muối.


- Các nhóm baó cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để


pha dung dich ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối.
- GV hướng dẫn cách thực hiện.


<b>Bước 3 : </b>Các nhóm thực hiện. GV đi tới các
nhóm theo dõi và giúp đỡ.


- Các nhóm thực hiện.


<b>Bước 4 :</b>


- GV u cầu mỗi nhóm pha dung dịch ơ-rê-dơn
cử một bạn lên làm trước lớp.


- Đại diện từng nhóm pha dung dịch ô-rê-dôn cử
một bạn lên làm trước lớp. Các bạn khác theo dõi
và nhận xét.


- GV yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị nấu cháo muối
cử một bạn lên làm trước lớp.


- Đại diện chuẩn bị nấu cháo muối cử một bạn
lên làm trước lớp. Các bạn khác theo dõi và nhận
xét.


- GV nhận xét chung về hoạt động thực hành của
HS.


Hoạt động 3 : <i>ĐĨNG VAI</i>


 <i>Mục tiêu: </i>



Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.


 <i>Caùch tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV u cầu : Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để
vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.


- HS nghe GV nêu yêu cầu.


<b>Bước 2 : </b>Làm việc theo nhóm - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn
khác góp ý kiến.


<b>Bước 3 :</b>


- Yêu cầu các nhóm lên trình diễn. - HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt
mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm
bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến cách
lựa chọn cách ứng xử đúng.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.



<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DAÏY :</i>






---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Ngày:



Bài 17 :

<b>PHỊNG </b>

<b>TR</b>

<b>ÁNH</b>

<b> TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Kể tên một số việc nên và khơng nên làm để phịng tránh tai nạn đuối nước.
 Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.


 Có ý thức phịng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 36, 37 SGK.



<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 24 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>THẢO LUẬN VỀ CÁC BIỆN</b></i>
<i><b>PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI</b></i>
<i><b>NƯỚC</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Kể tên một số việc nên và khơng nên làm để
phịng tránh tai nạn đuối nước.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


<i>- GV u cầu HS thảo luận câu hỏi : Nên và </i>
<i>không nên làm gì để phịng tránh tai nạn đuối </i>
<i>nước.</i>



- HS làm việc theo nhóm


<b>Bước 2 : </b>


- Gọi các nhóm lên trình bày. - Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm
khác bổ sung.


 <i>Kết luận:-</i> Khơng chơi đùa gần ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao có nắp


đậy. Chum vại bể nước phải có nắp đậy.


- Chấp hành tốt các quy định về an tồn khi tham gia các phương tiện giao thơng đường thủy.
Tuyệt đối khơng lội qua suu khi trơì mưa, lũ, dông bão.


Hoạt động 2 : <i>THẢO LUẬN VỀ MỘT SỐ </i>
<i>NGUYÊN TẮC KHI TẬP BƠI HOẶC ĐI BƠI</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu một số ngun tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

ở đâu?


<b>Bước 2:</b>


- Gọi các nhóm lên trình bày. - Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm


khác bổ sung.


 <i>Kết luận:</i> Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn hoặc phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy


định của bể bơi, khu vực bơi.
Hoạt động 3 : <i>ĐĨNG VAI</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận
động các bạn cùng thực hiện.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV chia lớp thành 4 nhóm. Giao cho mỗi nhóm
một tình huống để các em thảo luận và tập cách
ứng xử phịng tránh tai nạn sơng nước.


- Nghe GV hướng dẫn.


<b>Bước 2 : </b>Làm việc theo nhóm - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống. Nêu ra
mặt lợi và hại của các phương án lựa chọn đẻ tìm
ra các giải pháp an tồn phịng tránh tai nạn sơng
nước. Có tình huống có thể đóng vai, có tình
huống có thể phân tích.


<b>Bước 3 :</b>



- u cầu các nhóm lên trình diễn. - Có nhóm HS lên đóng vai, các HS khác theo
dõi và đặt mình vào nhân vật trong tình huống
nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến
cách lựa chọn cách ứng xử đúng.


- Có nhóm chỉ cầøn đưa ra các phương án, phân
tích kĩ mặt lợi và hại của từng phương án để tìm
ra giải pháp an tồn nhất.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>





---Ngày:



</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>I. MỤC TIÊU</b>



- Giúp HS củng cố và hệ thống kiến thức về:


 Sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường.


 Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trị của chúng.


 Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua


đường tiêu hóa.
- HS có khả năng:


 Aùp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sốâng hằng ngày.


 Hệ thống hóa những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khun dinh dưỡng của


Bộ Y tế


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khỏe.


 Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua.


 Các tranh ảnh, mơ hình (các rau, quả, con giống bằng nhựa) hay vật thật về các loại thức


aên.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>



<b>2. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TRÒ CHƠI AI ĐÚNG AI</b></i>
<i><b>NHANH</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i> Giúp HS củng cố các kiến thức


veà :


- Sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai
trị của chúng.


- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc
thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua
đường tiêu hóa.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp


cho từng HS lên bốc thăm trả lời. - HS lên bốc thăm trả lời, HS khác theo dõi vànhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn.
Hoạt động 2 : <i>TỰ ĐÁNH GIÁ</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


HS có khả năng: Aùp dụng những kiến thức đã
học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn


uống của mình.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


GV u cầu HS dựa vào kiến thức và chế độ ăn
uống của mình trong tuần để tự đánh giá :


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

xuyên thay đổi món ăn chưa?


- Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật
vàø thực vật chưa?


- Đã ăn các thức ăn có đủ các loại vi-ta-min và
chất khống chưa?


<b>Bước 2 :</b>


- Từng HS dựa vào bảng ghi tên các thức ăn đồ
uống của mình trong tuần và tự đánh giá theo tiêu
chí trên, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.


- HS tự đánh giá.


<b>Bước 3 : </b>


- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm
việc cá nhân.



- Một số HS trình bày kết quả làm việc cá nhân.


Hoạt động 3 : <i>TRỊ CHƠI AI CHỌN THỨC ĂN </i>
<i>HỢP LÍ</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


HS có khả năng: Aùp dụng những kiến thức đã
học vào việc lựa chọn thức ăn hằng ngày.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Các em sẽ
sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh
ảnh, mơ hình về thức ăn đã sưu tầm để trình bày
một bữa ăn ngon và bổ.


- HS nghe GV hướng dẫn.


<b>Bước 2 : </b>


- Các nhóm HS làm việc theo gợi ý trên. Nếu có
nhiều thực phẩm, HS có thể làm thêm các bữa ăn
khác.


- Làm việc theo nhóm


<b>Bước 3 :</b>



- u cầu các nhóm trình bày bữa ăn của mình. - Các nhóm trình bày bữa ăn của mình. HS khác
nhận xét.


- GV cho cả lớp thảo luận xem làm thế nào để
có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng.


Hoạt động 4 : <i>THỰC HAØNH: GHI LẠI VAØ </i>
<i>TRÌNH BÀY 10 LỜI KHUN DINH DƯỠNG </i>
<i>HỢP LÍ</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Hệ thống hóa những kiến thức đã học về dinh
dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng của Bộ Y
tế.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- u cầu HS làm việc cá nhân như đã hướng
dẫn ở mục Thực hành trang 40 SGK.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>Bước 2 :</b>


- Gọi một số HS trình bày sản phẩm của mình
với cả lớp.


- Một số HS trình bày sản phẩm của mình với


cả lớp.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà nói </b>
<b>với bố mẹ những điều đã học qua bài hôm </b>
<b>nay.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>







---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Ngày:



Bài 20:

<b>NƯỚC CĨ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>



HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách:


 Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước.


 Làm thí nghiệm chứng minh nước khơng có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía,


thấm qua một số vật và có thể hòa tan một số chất.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 42, 43 SGK.
 HS chuẩn bị như SGV trang 85.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 26 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>PHÁT HIỆN MÀU, MÙI, VỊ</b></i>
<i><b>CỦA NƯỚC</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>



- Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất
khơng màu, khơng mùi, không vị của nước.
- Phân biệt nước và các chất lỏng khác.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


<i>- GV yêu cầu các nhóm đem cốc đựng nước và </i>
<i>cốc đựng sữa đã chuẩn bị ra quan sát và làm </i>
<i>theo yêu cầu như dã ghi ở trang 42 SGK. Yêu </i>
<i>cầu HS trao đổi trong nhóm ý 1, và 2 theo yêu </i>
<i>cầu quan sát trang 42 SGK.</i>


- Nghe GV hướng dẫn.


<i><b>Bước 2 :</b></i>


<i>- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và </i>
<i>lần lượt trả lời câu hỏi:</i>


+ Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
+ Làm thế nào để bạn nhận biết điều đó?


- HS thảo luận theo nhóm.


<b>Bước 2 : </b>


- Gọi các nhóm lên trình bày. - Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm


khác bổ sung.


- GV gọi một số HS nói về những tính chất của


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

 <i>Kết luận: </i>Qua quan sát ta có thể nhận thấy nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.


Hoạt động 2 : <i>PHÁT HIỆN HÌNH DẠNG CỦA </i>
<i>NƯỚC</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


- HS hiểu khái niệm “ hình dạng nhất định”
- Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành
làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV u cầu các nhóm đem : chai, lọ, cốc có
hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa
đặt trên bàn.


- GV yêu cầu mỗi nhóm tập trung quan sát một
cái chai hoặc một cái cốc. Tiếp theo, GV đề
nghị HS đặt chai hoặc cốc đó ở vị trí khác nhau.
- GV nêu câu hỏi: Khi ta thay đổi vị trí của chai
hoặc cốc, hình dạng của chúng có thay đổi
khơng?



- Các nhóm đem : chai, lọ, cốc đặt trên bàn.


<b>Bước 2:</b>


GV nêu vấn đề: Vậy nươc có hình dạng nhất định
khơng? Muốn trả lời được câu hỏi này các nhóm
hãy:


- Thảo luận để đưa ra dự đốn về hình dạng của
nước.


- Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đốn của
nhóm mình.


- Quan sát và rút ra kết luận về hình dạng của
nước.


<b>Bước 3:</b>


- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn lần
lượt thực hiện các bước trên. GV đi tới các nhóm
theo dõi cách làm của HS.


- Làm việc theo nhóm.


<b>Bước 4:</b>


- GV gọi đại diện trình bày. -Đại diện trình bày về cách tiến hành thí
nghiệm của nhóm mình và nêu kết luận về hình
dạng của nước.



 <i>Kết luận:</i> Nước khơng có hình dạng nhất định.


Hoạt động 3 : <i>TÌM HIỂU XEM NƯỚC CHẢY </i>
<i>NHƯ THẾ NÀO</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm.


<b>Bước 2 : </b> Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực


hiện các bước trên


<b>Bước 3 :</b>


- GV gọi đại diện một vài nhóm nói về cách
tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu
nhận xét.


- Đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành
thí nghiệm của nhóm mình và nêu nhận xét.
- GV ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm.



 <i>Kết luận: </i> Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía


<b>- GV cho HS nêu lên những ứng dụng thực tế </b>
<b>liên quan đến tính chất trên của nước.</b>


- Lợp mái nhà, lát sân, đặt máng nước,..tất cả
đều làm dốc để nước chảy nhanh.


Hoạt động 4 : <i>PHÁT HIỆN TÍNH THẤM HOẶC </i>
<i>KHƠNG THẤM CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI MỘT SỐ</i>
<i>VẬT</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


- Làm thí nghiệm phát hiện nươc thấm qua và
không thấm qua một số vật.


- Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV nêu nhiệm vụ: Để biết được vâït nào cho
nước thấm qua vật nào khơng cho nước thấm qua
các em hãy làm thí nghiệm theo nhóm.


- GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm.


- Nghe GV nêu nhiệm vụ



<b>Bước 2 : </b> HS tự bàn nhau cách làm thí nghiệm và làm thí


nghiệm theo nhóm.


<b>Bước 3 :</b>


- GV gọi đại diện một vài nhóm nói về cách
tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và rút ra
kết luận.


- Đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành
thí nghiệm của nhóm mình và rút ra kết luận.


 <i>Kết luận: </i> Nước thấm qua một số vật.


Hoạt động 5: <i>PHÁT HIỆN NƯỚC CĨ THỂ </i>
<i>HOẶC KHƠNG THỂ HỊA TAN MỘT SỐ CHẤT</i>
<b>Bước 1 : </b>


- GV nêu nhiệm vụ: Để biết được một số chất có
tan hay khơng tan trong nước các em hãy làm thí
nghiệm theo nhóm.


- GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm.


- Nghe GV nêu nhiệm vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>Bước 3 :</b>



- GV gọi đại diện một vài nhóm nói về cách
tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và rút ra
kết luận.


- Đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành
thí nghiệm của nhóm mình và rút ra kết luận.


 <i>Kết luận: </i> Nước có thể hịa tan một số chất


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>







---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Ngày:



Bài 21:

<b>BA THỂ CỦA NƯỚC</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>



Sau bài học, HS biết:


 Đưa ra những ví đụ chứng tỏ nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể: rắn lỏng và khí. Nhận


ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể.


 Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
 Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.
 Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 44, 45 SGK.
 HS chuẩn bị theo nhóm :


- Chai lọ thủy tinh hoặc nhựa trong để đựng nước.


- Nguồn nhiệt (nến, bếp dầu hoặc đèn cồn), ống nghiệm hoặc chậu.
- Nước đá, khăn lau bằng vải hoặc bọt biển.


III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU


<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 3, 4 / 28 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.



<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG</b></i>
<i><b>NƯỚC TỪ THỂ LỎNG CHUYỂN THAØNH</b></i>
<i><b>THỂ KHÍ VÀ NGƯỢC LẠI</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


- Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng thành và thể khí.
- Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể
khí và ngược lại.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


<i>- GV u cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK: Nêu</i>
<i>một số ví dụ vềâ nước ở thể lỏng?</i>


- Nước mưa, nước sông, nước biển, nước giếng.


<i>- GV đặt vấn đề: Nước còn tồn tại ở những thể </i>
<i>nào? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu điều đó.</i>
<i>- GV dùng khăn ướt lau bảng rồi yêu cầu 1 HS </i>
<i>lên sờ tay vào mặt bảng mới lau và nhận xét.</i>


- 1 HS lên sờ tay vào mặt bảng mới lau và nhận
xét.



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<i>mặt bảng khơ đi, thì nước trên mặt bảng đó đã </i>
<i>biến đi đâu?</i>


- Để trả lời câu hỏi trên, GV yêu cầu HS làm
thí nghiệm như hình 3 trang 44 SGK.


<i><b>Bước 2 :</b></i>


- GV yêu cầu các nhóm đem đồ dùng đã chuẩn
bị ra làm thí nghiệm.


- GV nhắc HS những điều cần lưu ý khi làm thí
nghiệm.


- Nghe GV hướng dẫn.


<b>Bước 3:</b> - HS làm việc theo nhóm và thảo luận những gì


các em đã quan sát được qua thí nghiệm.


<b>Bước 4:</b>


- GV gọi đại diện trình bày. -Đại diện trình bày về cách tiến hành thí
nghiệm của nhóm mình và nêu kết luận về sự
chuyển thể của nước.


- GV yêu cầu HS sử dụng những hiểu biết vừa
thu được qua thí nghiệm để quay lại giải thích
hiện tượng ở phần mở bài: Dùng khăn ướt lau


mặt bảng, sau mặt bảng khô. Vậy nước trên
mặt bảng biến đi đâu?


- Nước ở mặt bảng đã biến thành hơi nước bay
vào khơng khí mắt thường khơng thể thấy nhìn
thấy hơi nước.


 <i>Kết luận: </i>Như trang 94 SGV.


Hoạt động 2 : <i>TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG NƯỚC</i>
<i>TỪ THỂ LỎNG CHUYỂN THÀNH THỂ RẮN </i>
<i>VÀ NGƯỢC LẠI</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


- Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành và
thể rắn và ngược lại.


- Nêu ví dụ về nước ở thể rắn.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


GV giao nhiệm vụ cho HS: Lấy khay đá trong
tủ lạnh ra quan sát va trả lời câu hỏi:


- Nước trong khay đá đã biến đi đâu?
- Nhận xét nước ở thể này?



- Hiện tượng chuyển thể của nước trong khay
được gọi là gì?


<b>Bước 2:</b>


- HS các nhóm qn sát khay nước đá thật và
thảo luận các câu hỏi trong SGV trang 95.


<b>Bước 3:</b>


- GV gọi đại diện trình bày. -Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
trong nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Hoạt động 3 : <i>VẼ SƠ ĐỒ VỀ SỰ CHUYỂN THỂ</i>
<i>CỦA NƯỚC</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


- Nói về ba thể của nước.


- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV đặt câu hỏi: Nước tồn tại ở những thể nào?
- Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và
tính chất riêng của từng thể.



- Sau khi HS trả lời, GV tóm tắt lại những ý chính.


- HS trả lời câu hỏi.


<b>Bước 2 : </b>


- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của
nước vào vở và trình bày sơ đồ với bạn bên
cạnh.


- Làm việc theo cặp.


- GV gọi một số HS nói về sơ đồ sự chuyển thể
của nước và điều kiện nhiệt độ của sự chuyển
thể đó.


- Một vài HS trình bày.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

---Ngày:



Bài 22:

<b>MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?</b>




<b>MƯA TỪ ĐÂU RA ?</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể:


 Trình bày mây được hình thành như thế nào.
 Giải thích được mưa từ đâu ra.


 Phát biểu định nghĩa vịng tuần hồn của nước trong tự nhiên.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 46, 47 SGK.


III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU


<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 30 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU SỰ CHUYỂN THỂ</b></i>


<i><b>CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


- Trình bày mây được hình thành như thế nào.
- Giải thích được mưa từ đâu ra.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV Yêu cầu từng cá nhân HS nghiên cứu câu
chuện <i>Cuộc phưu lưu của giọt nước</i> ở trang 46,
47 SGK. Sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn
bên cạnh.


- HS làm việc theo cặp.


<b>Bước 2 :</b>


- GV u cầu SH quan sát hình vẽ, đọc lời chú


thích và tự trả lời 2 câu hỏi: - HS làm việc cá nhân.


<i>+ Mây được hình thành như thế nào?</i>
<i>+ Nước mưa từ đâu ra?</i>


<b>Bước 3:</b>


- Hai HS trình bày với nhau kết quả làm việc



theo cặp. - Làm việc theo caëp.


<b>Bước 4:</b>


- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi: - Một số HS trả lời câu hỏi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i>+ Nước mưa từ đâu ra?</i>


- GV yeâu cầu HS : Phát biểu định nghóa vòng


tuần hồn của nước trong tự nhiên. - 1 HS phát biểu.
Hoạt động 2 : <i>TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI TƠI LÀ </i>


<i>GIỌT NƯỚC</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Củng cố những kiến thức đã học về sự hình
thành mây và mưa.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu HS hội ý
và phân vai


- Nghe GV hướng dẫn.



<b>Bước 2:</b>


- Các nhóm phân vai như đã hướng dẫn và trao
đổi với nhau về lời thoại theo sáng kiến của các
thành viên.


- Làm việc theo nhóm.


<b>Bước 3:</b>


- GV gọi các nhóm trình diễn. - Lần lượt các nhóm lên trình bày, các nhóm
khác nhận xét góp ý.


- GV nhận xét. - HS nhận xét.


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>







---Tổ trưởng kiểm tra



Ban Giám hiệu


( Duyệt )



Ngày:



</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>I. MỤC TIÊU</b>



Sau bài học, HS biết:


 Hệ thống hóa kiến thức về vịng tuần hồn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.
 Vẽ và trình bày sơ đồ vịng tuần hồn của nước trong tự nhiên.


II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


 Hình vẽ trang 44, 45 SGK.


 Sơ đồ vịng tuần hồn của nước trong tự nhiên phóng to.


 Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy trắng khổ A4, bút chì đen va bút màu.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 31 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>HỆ THỐNG HĨA KIẾN THỨC</b></i>
<i><b>VỀ VỊNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG</b></i>
<i><b>TỰ NHIÊN</b></i>



 <i>Mục tiêu :</i>


Biết chỉvào sơ đồ và nói về sự bay hơi ngưng
tụ của nước trong tự nhiên.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV u cầu HS quan sát sơ đồ vịng tuần
hồn của nước trong tự nhiên tang 48 SGK và
liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.


- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ vịng tuần hồn
của nước trong tự nhiên tang 48 SGK và liệt kê
các cảnh được vẽ trong sơ đồ.


- GV treo sơ đồ vòng tuần hồn của nước trong


tự nhiên được phóng to lên bảng và giảng: - HS quan sát sơ đồ vòng tuần hồn của nướctrong tự nhiên được phóng to lên bảng và nghe
giảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

+ Sơ đồ ở trang 48 có thể hiểu đơn giản như sau
( GV vừa nói vừa vẽ lên bảng)


<i><b>Bước 2 :</b></i>


- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chỉ vào sơ đồ
và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong
tự nhiên.



- HS trả lời.


 <i>Kết luận: </i>Như SGV trang 101.


Hoạt động 2 : <i>VẼ SƠ ĐỒ VỊNG TUẦN HOÀN </i>
<i>CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


- HS biết vẽ và trình bày sơ đồ vịng tuần hồn
của nước trong tự nhiên.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV giao nhiệm vụ cho HS như yêu cầu của


mục vẽ trang 49 SGK. - Nghe GV giao nhiệm vụ.


<b>Bước 2 : </b>


- GV u cầu HS hồn thành bài tập theo u


cầu trong SGK trang 49. - Làm việc cá nhân.


<b>Bước 3 :</b>


- Hai HS trình bày với nhau về kết quả làm việc


cá nhân.


- Trình bày theo cặp.


<b>Bước 4 :</b>


- GV gọi một số HS trình bày sản phẩm của


mình trước lớp. - Một vài HS trình bày.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>





---Ngày:



Mây



Nước



Maây




</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Bài 24:

<b>NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có khả năng:


 Nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
 Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp và vui


chơi giải trí.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 50, 51 SGK.


 Giấy A0, băng keo, bút dạ đủ dùng cho các nhóm.
 Sưu tầm những tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1 / 32 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi ñieåm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>



<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA</b></i>
<i><b>NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ SỐNG CỦA CON</b></i>
<i><b>NGƯỜI, ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự
sống của con người, động vật và thực vật.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV u cầu HS nộâp các tư liệu , tranh ảnh đã


sưu tầm được. - HS nộâp các tư liệu , tranh ảnh đã sưu tầmđược.


- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao cho mỗi
nhóm 1 nhiệm vụ


+ Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày về vai trị của
nước đối với cơ thể người.


+ Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày về vai trị của
nước đối với động vật.


+ Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày về vai trị của
nước đối với thực vật.


- Nghe GV nêu nhiệm vụ.



- GV giao tư liệu , tranh ảnh có liên quan cho
các nhóm làm việc cùng với giấy A0 , băng
keo, bút dạ.


- Nhận tranh ảnh và đồ dùng học tập.


<b>Bước 2 :</b>


- Cả nhóm cùng nghiên cứu mục Bạn cần biết
trang 50 SGK và các tư liệu được phát rồi cùng
nhau bàn cách trình bày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<i><b>Bước 3:</b></i>


<i>- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.</i> - Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm <sub>khác nhận xét và bổ sung cho nhau.</sub>


- GV cho cả lớp cùng thảo luận về vai trò của
nước đối với sự sống của sinh vật nói chung.


 <i>Kết luận: </i>Như mục Bạn cần biết trang 50


SGK.


Hoạt động 2 : <i>TÌM HIỂU VAI TRỊ CỦA NƯỚC </i>
<i>TRONG SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP, CƠNG </i>
<i>NGHIỆP VÀ VUI CHƠI GIẢI TRÍ</i>


 <i>Mục tiêu: </i>



Nêu được dẫn chứng về vai trị của nước trong
sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp và vui chơi
giải trí.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV nêu câu hỏi và lần lượt yêu cầu mỗi HS
đưa ra một ý kiến về : Con người cịn sử dụng
nước vào những việc gì khác.


- Một số HS trả lời.


- GV ghi tất cả các ý kiến của HS lên bảng.


<b>Bước 2:</b>


- Dựa trên danh mục các ý kiến HS đã nêu ở
bước 1, GV và HS phân loại chúng vào các
nhóm khác nhau.


- Dựa trên danh mục các ý kiến HS đã nêu ở
bước 1, HS cùng GV phân loại chúng vào các
nhóm khác nhau.


<b>Bước 3:</b>


- GV lần lượt hỏi về từng vấn đề và yêu cầu HS
đưa ra ví dụ minh họa về vai trị của nước trong


sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp và vui chơi
giải trí.


- HS trả lời và đưa ra ví dụ minh họa về vai trò
của nước trong sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp và vui chơi giải trí.


- GV khuyến khích HS tìm những dẫn chứng có
liên quan đến nhu cầu về nước trong các hoạt
động ở địa phương.


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>





---Ngày:



</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết:


 Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
 Giải thích tại sao nước sông, nước hồ thường đục và không sạch.


 Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ơ nhiễm.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 52, 53 SGK.


 Dặn HS chuẩn bị theo nhóm:


- Một chai nước sơng hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng rửa tay, giặt khăn lau bảng,..) ; một
chai nước giếng hay nước máy.


- Hai chai khoâng.


- Hai phễu lọc nước ; bơng để lọc nước.
- Một kính lúp.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 33 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ ĐẶC</b></i>
<i><b>ĐIỂM CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


- Phân biệt được nước trong và nước đục bằng
cách quan sát và thí nghiệm.



- Giải thích tại sao nước sơng, nước hồ thường
đục và khơng sạch.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng
báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan
sát và làm thí nghiệm.


- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các
đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm.


- GV yêu cầu các em đọc các mục Quan sát và


Thực hành trang 52 SGK để biếât cách làm. - HS đọc các mục Quan sát và Thực hành trang52 SGK để biếât cách làm.
<i><b>Bước 2 :</b></i>


- GV yêu cầu HS quan sát và làm thí nghiệm
chứng minh: Chai nào là nước sông chai nào là
nước giếng (Cách tiến hành làm thí nghiệm
xem SGV trang 106)


- HS làm việc theo nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

- GV tới kiểm tra kết quả và nhận xét.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:
Tại sao nước sơng, hồ, ao hoặc nước đã dùng
rồi thì đục hơn nước mưa, nước giếng, nước


máy?


- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.


 <i>Kết luận: </i>Như SGV trang 107.


Hoạt động 2 : <i>XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN ĐÁNH</i>
<i>GIÁ NƯỚC BỊ Ơ NHIỄM VÀ NƯỚC SẠCH</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ơ
nhiễm.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV u cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các
tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm theo
chủ quan của các em.


- Nghe GV giao nhiệm vụ.


<b>Bước 2 : </b>


- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận
theo hướng dẫn của GV.


- Làm việc theo nhóm. Thư kí ghi lại theo mẫu


trong SGV trang 107.


<b>Bước 3 :</b>


- GV yêu cầu các nhóm treo kết quả thảo luận


của nhóm mình lên bảng. - Đại diện treo kết quả thảo luận của nhómmình lên bảng.
- GV u cầu HS mở SGK trang 53 ra đối


chieáu.


- HS mở SGK trang 53 ra đối chiếu. Các nhóm
tự đánh gía xem nhóm mình làm sai/ đúng ra
sao.


- GV nhận xét.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

---Ngày:



Bài 26:

<b>NGUN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ơ NHIỄM</b>




<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết:


 Tìm ra ngun nhân làm nước sở sông, hồ, kênh, rạch, biển,…bị ô nhiễm.
 Sưu tầm thông tin vềà ngun nhân gây ra tình trạng ơ nhiễm ở địa phương.
 Nêu tác hại của việ sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 54, 55 SGK.


 Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ơ nhiễm ở địa phương và tác hại do


nguồn nước bị ô nhiễm gây ra.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1,2 / 34 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA</b></i>
<i><b>NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ SỐNG CỦA CON</b></i>


<i><b>NGƯỜI, ĐỘNG VẬT VAØ THỰC VẬT</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


- Phân tích các ngun nhân làm nước sở sông,
hồ, kênh, rạch, biển,… bị ô nhiễm


- Sưu tầm thơng tin vềà ngun nhân gây ra tình
trạng ơ nhiễm ở địa phương.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV yêu cầu HS quan sát các hình, từ hình 1
đến hình 8 trang 54, 55 SGK ; tập đặt câu hỏi
và trả lời cho từng hình.


- Nghe GV hướng dẫn.


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu HS quay lại chỉ vào từng hình trang
54, 55 SGK để hỏi và trả lời nhau như đã gợi ý.
GV theo dõi và giúp đỡ những HS gặp khó
khăn.


- HS làm việc theo cặp.


<i><b>Bước 3:</b></i>



<i>- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày.</i> - Đại diện một số nhóm lên trình bày. Mỗi <sub>nhóm chỉ nói về một nội dung.</sub>


 <i>Kết luận: </i>Như mục Bạn cần biết trang 55


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Hoạt động 2 : <i>THẢO LUẬN VỀ TÁC HẠI CỦA </i>
<i>SỰ Ơ NHIỄM</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu tác hại của việ sử dụng nguồn nước bị ơ
nhiễm đối với sức khỏe con người.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV yêu cầu HS thảo luận : Điều gì sẽ xảy ra
khi nguồn nước bị ơ nhiễm?


- HS thảo luận theo nhóm.
- GV ghi tất cả các ý kiến của HS lên bảng.


- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm
việc theo nhóm.


- Đại diện trình bày.
- GV giúp HS hồn thiện câu trả lời của các


nhóm.


 <i>Kết luận: </i>Như mục Bạn cần biết trang 55



SGK.


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>





---Tổ trưởng kiểm tra



Ban Giám hiệu


( Duyệt )



</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Bài 27:

<b>MỘT SỐ CÁCH LÀM NƯỚC SẠCH</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết xử lí thơng tin để:


 Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.


 Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước


sạch của nhà máy nước.


 Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trong khi uống.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 56, 57 SGK.


 Phiếu học tập.


 Mơ hình dụng cụ lọc nước đơn giản.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 35 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU MỘT SỐ CÁCH</b></i>
<i><b>LÀM SẠCH NƯỚC</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Kể được một số cách làm sạch nước và tác
dụng của từng cách.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV hỏi: Kể ra một số cách làm sạch nước mà
gia đình hoặc địa phương bạn từng sử dụng.


- HS trả lời.


- GV giảng: Thơng thường có 3 cách làm sạch


nước : - Nghe GV giảng.


<i>a) Lọc nước</i>


+ Bằng giấy lọc, bông, … lót ở phễu.
+ Bằng sỏi, cát, than củi, …đối với bể lọc.
Tác dụng: Tách các chất khơng bị hịa tan ra
khỏi nước.


b) Khử trùng nước


Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha nước
những chất khử trùng như nước gia-ven. Tuy
nhiên, chất này thường làm nước có mùi hắc.
c) Đun sơi nước


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

- GV nêu câu hỏi: Kể tên các cách làm sạch


nước và tác dụng của từng cách. - HS trả lời.
Hoạt động 2 : <i>THỰC HÀNH LỌC NƯỚC</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Biết được nguyên tắc của việc lọc nươc đối với
cách làm sạch nước đơn giản.


 <i>Cách tiến hành :</i>



<b>Bước 1 : </b>


- GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thảo


luận theo các bước trong SGK trang 56. - Nghe GV giao nhiệm vụ.


<b>Bước 2 : </b>


- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận
theo hướng dẫn của GV.


- Laøm việc theo nhóm.


<b>Bước 3 :</b>


- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm


nước đã lọc và kết quả thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm nướcđã lọc và kết quả thảo luận.


 <i>Kết luận: </i>Như SGV trang 112.


Hoạt động 3 : <i>TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN </i>
<i>XUẤT NƯỚC SẠCH</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Kể ra tác dụng của từng giai đoạn trong sản
xuất nước sạch.


 <i>Cách tiến hành :</i>



<b>Bước 1 : </b>


- GV u cầu các nhóm đọc các thơng tin trong
SGK trang 57 và trả lời vào phiếu học tập, nôi
dung phiếu học tập như SGV trang 113.


- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát
phiếu học tập cho các nhóm.


- HS nhận phiếu học tập. Nhóm trưởng điều
khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu
học tập.


<b>Bước 2 :</b>


- GV gọi một số HS lên trình bày.
- GV chữa bài.


- Một số HS lên trình bày.
- GV yêu cầu HS đánh số thứ tự vào cột các


giai đoạn của dây chuyền sản xuất nươc sạch và
nhắc lại dây chuyền này theo đúng thứ tự.


- HS đánh số thứ tự vào cột các giai đoạn của
dây chuyền sản xuất nươc sạch và nhắc lại dây
chuyền này theo đúng thứ tự.


 <i>Kết luận: </i>Như SGV trang 114.



Hoạt động 4 : <i>THẢO LUẬN VỀ SỰ CẦÂN THIẾT</i>
<i>PHẢI ĐUN SÔI NƯỚC SẠCH</i>


 <i>Mục tiêu: </i>Hiểu được sự cần thiết phải đun


sôi nước trước khi uống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: - HS thảo luận nhóm.
+ Nước đã được làm sạch bằng các cách trên đã


uống ngay được chưa? Tại sao?


+ Muốn có nước uống được chúng ta phải làm
gì? Tại sao?


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày.
- GV hồn thiện câu trả lời của các nhóm.


 <i>Kết luận: </i>Như SGV trang 114.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

---Ngày:



Bài 28

<b> BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết:


 Nêu những việc nên làm và khơng nên làm để bảo vệ nguồn nước.
 Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước.


 Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 58, 59 SGK.


 Giấy A0 đủ cho cả nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 36 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>



<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU NHỮNG BIỆN</b></i>
<i><b>PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Nêu những việc nên làm và không nên làm để
bảo vệ nguồn nước.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 58
SGK .


- HS quan sát các hình trang 58 SGK .
- Yêu cầu 2 HS quay lại với nhau chỉ vào từng


hình vẽ, nêu những việc nên và khơng nên để
bảo vệ nguồn nước.


- 2 HS quay lại với nhau chỉ vao từng hình vẽ,
nêu những việc nên và khơng nên để bảo vệ
nguồn nước.


<b>Bước 2 :</b>


<i>- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày.</i> - Một số HS trình bày kết quả làm việc theo <sub>cặp. </sub>
<i>- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, gia đình và </i>



<i>địa phương đã làm để bảo vệ nguồn nước.</i>


- HS tự liên hệ.


 <i>Kết luận: </i>Như SGV trang 116.


Hoạt động 2 : <i>VẼ TRANH CỔ ĐỘNG BẢO VỆ </i>
<i>NGUỒN NƯỚC</i>


 <i>Muïc tiêu: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

bảo vệ nguồn nước.


 <i>Cách tiến haønh :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các
nhóm:


+Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước.
+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên
truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn
nước.


+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoăïc
viết từng phần của bức tranh.


- Nghe GV giao nhiệm vụ.



<b>Bước 2 :</b>


- u cầu các nhóm thực hành. GV đi tới các
nhóm kiểm tra và giúp đỡ những nhóm gặp khó
khăn.


- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như
GV đã hướng dẫn.


<b>Bước 3 :</b>


- u cầu các nhóm trình bày sản phẩm. - Đại diện treo sản phẩm của nhóm mình và
phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện
và bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng của bức
tranh cổ động do nhóm vẽ.


- GV đánh giá nhận xét.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>- GV nhận xét tiết hoïc.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>







---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

Ngày:



Bài 29:

<b>TIẾT KIỆM NƯỚC</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết :


 Nêu những việc nên và khơng nên làm để tiết kiệm nước.
 Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.


 Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.


II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


 Hình vẽ trang 60, 61 SGK.


 Giấy A0 đủ cho cả nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS.


III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU


<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 37 VBT Khoa học.


 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU TẠI SAO PHẢI</b></i>
<i><b>TIẾT KIỆM NƯỚC VAØ LAØM THẾ NÀO ĐỂ</b></i>
<i><b>TIẾ KIỆM NƯỚC</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


- Nêu những việc nên và không nên làm để tiết
kiệm nước.


- Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 60, 61
SGK .


- HS quan sát các hình trang 60, 61 SGK .
- Yêu cầu 2 HS quay lại với nhau chỉ vào từng


hình vẽ, nêu những việc nên và không nên để
tiết kiệm nước.



- 2 HS quay lại với nhau chỉ vao từng hình vẽ,
nêu những việc nên và không nên để tiết kiệm
nước.


<b>Bước 2 :</b>


<i>- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày.</i> - Một số HS trình bày kết quả làm việc theo
cặp.


<i>- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế về việc sử dụng </i>
<i>nước của cá nhân, gia đình và người dân địa </i>
<i>phương nơi HS sinh sống với các câu hỏi gợi ý :</i>


+ Gia đình, trường học và địa phương em có đủ
nước dùng khơng?


+ Gia đình và nhân dân địa phương đã có ý thức
tiết kiệm nước chưa?


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

 <i>Keát luận:</i> Như SGV trang


upload.123doc.net.


Hoạt động 2 : <i>VẼ TRANH CỔ ĐỘNG TUYÊN </i>
<i>TRUYỀN TIẾT KIỆM NƯỚC</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Bản thân HS cam kết tiết kiệm nước và tuyên
truyền, cổ động người khác cùng tiết kiệm


nước.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các
nhóm:


+Xây dựng bản cam kết tiết kiệâm nước.


+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên
truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệâm nước.
+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoăïc
viết từng phần của bức tranh.


- Nghe GV giao nhiệm vụ.


<b>Bước 2 :</b>


- u cầu các nhóm thực hành. GV đi tới các
nhóm kiểm tra và giúp đỡ những nhóm gặp khó
khăn.


- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như
GV đã hướng dẫn.


<b>Bước 3 :</b>


- u cầu các nhóm trình bày sản phẩm. - Đại diện các nhóm treo sản phẩm của nhóm


mình và phát biểu cam kết của nhóm về việc
thực hiện tiết kiệâm nước và nêu ý tưởng của
bức tranh cổ động do nhóm vẽ.


- GV đánh giá nhận xét.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>- GV nhận xét tiết hoïc.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

---Ngày:



Bài 30:

<b>LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CĨ KHƠNG KHÍ</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết:


 Làm thí nghiệm chứng minh khơng khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các


vật.


 Phát biểu định nghóa về khí quyển.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>



 Hình vẽ trang 62, 63 SGK.


 Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm : Các túi ni lơng to, dây chun, kim khâu,


chậu hoặc bình thủy tinh, kim khâu, một miếng bọt biển hoặc một viên gạch hay cục đất
khô.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 39 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>THÍ NGIỆM CHỨNG MINH</b></i>
<i><b>KHƠNG KHÍ CĨ Ở QUANH MỌI VẬT</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Phát hiện sự tồn tại của khơng khí và khơng khí
ở quanh mọi vật.


 <i>Cách tiến hành :</i>



<b>Bước 1 : </b>


- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng
báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan
sát và làm thí nghiệm.


- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các
đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm.


- Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành trang
62 SGK để biết cách làm.


- HS đọc các mục Thực hành trang 62 SGK để
biết cách làm.


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo


dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - HS làm thí nghiệm theo nhóm.


<b>Bước 3 :</b>


<i>- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.</i> - Đại diện các nhóm báo cáo kết và giải thích <sub>về cách nhận biết khơng khí có ở xung quanh </sub>


ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

 <i>Mục tiêu: </i>


HS phát hiện khơng khí có ở khắp nơi kể cả


trong những chỗ rỗng của các vật.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng
báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm
thí nghiệm này.


- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các
đồ dùng để làm thí nghiệm này.


- Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành trang


63 SGK để biết cách làm. - HS đọc các mục Thực hành trang 63 SGK đểbiết cách làm.


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo
dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.


- HS làm thí nghiệm theo nhóm.


<b>Bước 3 :</b>


<i>- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.</i> - Đại diện các nhóm báo cáo kết và giải thích <sub>tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả hai thí </sub>


nghiệm kể treân.



 Kết luận <i>(chung cho hoạt động 1 và 2)</i>:


<i>Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong</i>
<i>vật đều có khơng khí.</i>


Hoạt động 3 : <i>HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC </i>
<i>VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA KHƠNG KHÍ</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


- Phát biểu định nghóa về khí quyển.


- Kể ra những ví đụ chứng tỏ xung quanh mọi vật
và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có khơng khí.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>- GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo </b>
<b>luận:</b>


- HS thảo luận nhóm.


<b>+ Lớp khơng khí bao quanh Trái Đất được gọi</b>
<b>là gì?</b>


+ Tìm ví dụ chứng tỏ khơng khí ở xung quanh
ta và khơng khí có trong những chỗ rỗng của
mọi vật.


<b>- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả </b>


<b>làm việc của nhóm.</b>


- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc
của nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>






---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Ngày:



Bài 31:

<b>KHƠNG KHÍ CĨ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ </b>

<b>?</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


HS có khả năng :


 Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách :



- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của khơng khí.


- Làm thí nghiệm chứng minh khơng khí khơng có hình dạng nhất định, khơng khí có thể
có thể bị nén lại và giãn ra.


 Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của khơng khí trong đời sống.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 64, 65 SGK.
 Chuẩn bị theo nhóm :


- 8-10 quả bóng bay với hình dạng khác nhau. Chỉ hoặc chun để buộc bóng.
- Bơm tiêm.


- Bơm xe đạp.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 41 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>PHÁT HIỆN MÀU MÙI VỊ</b></i>


<i><b>CỦA KHƠNG KHÍ</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất
khơng màu, khơng mùi, khơng vị của khơng
khí.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV hỏi: Em có nhìn thấy không khí không?


Tại sao? - Mắt ta kơng nhìn thấy khơng khí vì khơng khítrong suốt và khơng màu.
- Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm, em nhận thấy


khoâng khí có mùi gì? Có vị gì?


- Khơng khí khơng mùi, không vị.
- Đôi khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một


mùi khó chịu, đó có phải là một mùi của khơng
khí khơng Cho ví dụ.


- Khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một mùi
khó chịu, đó khơng phải là mùi của khơng khí
mà là mùi của những chất khác có trong khơng
khí. Ví dụ mùi nước hoa hay mùi của rác thải.



 Kết luận: <i>Không khí trong suốt, không màu,</i>


<i>không mùi, không vị.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<i>HÌNH DẠNG CỦA KHÔNG KHÍ</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Phát hiện không khí có hình dạng nhất định.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>Chơi thổi bong bóng


- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng
báo cáo về việc chuẩn bị số bóng của mỗi
nhóm.


- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị
chuẩn bị số bóng của mỗi nhóm.


- GV phổ biến luật chơi và cho HS chơi. - HS đem ra thổi bong bóng. Nhóm nào thổi
được bóng đảm bảo các tiêu chuẩn đã nêu trên
là thắng cuộc.


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu đại diện các nhóm mơ tả hình dạng
của các quả bóng vừa được thổi.



- GV lần lượt đưa ra câu hỏi:


<i>+ Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có </i>
<i>hình dạng như vậy ?</i>


+ Qua đó rút ra, khơng khí có hình dạng nhất
định khơng?


+ Nêu một số ví dụ khác chứng tỏ khơngkhí
khơng có hình dạng nhất định.


 Kết luận : <i>Khơng khí khơng có hình dạng nhất định mà có hình dạng của tồn bộ khoảng trống</i>


<i>bên trong vật chứa nó.</i>


Hoạt động 3 : <i>TÌM HIỂU TÍNH CHẤT BỊ NÉN </i>
<i>VÀ GIÃN RA CỦA KHƠNG KHÍ</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


- Biết khơng khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính
chất của khơng khí trong đời sống.


 <i>Cách tiến hành :</i>


Bước 1 :


- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm đọc mục
Quan sát trang 65 SGK.



- Các nhóm đọc mục Quan sát trang 65 SGK.


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và mơ tả hiện
tượng xảy ra ở hình 2b, 2c và sử dụng các từ
nén lại và giãn ra để nói về tính chất của khơng
khí qua thí nghiệm này.


- HS quan sát hình vẽ và mơ tả hiện tượng xảy
ra ở hình 2b, 2c và sử dụng các từ nén lại và
giãn ra để nói về tính chất của khơng khí qua
thí nghiệm này.


+ Hình 2b: Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong
vỏ bơm tiêm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

ban đầu.


+ Khơng khí có thể bị nén lại (hình 2b) hoặc
giãn ra (hình 2c).


<b>Bước 3 :</b>


<b>- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả </b>
<b>làm việc của nhóm.</b>


- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc
của nhóm.



<b>- Tiếp theo yêu cầu HS trả lời tiếp 2 câu hỏi </b>
<b>trong SGK trang 65.</b>


- Một số HS trả lời.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>






---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Ngày:



Bài 32:

<b>KHƠNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH</b>

<b>PHÂN NÀO</b>

?



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết:


 Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của khơng khí là khí ơ-xi duy trì sự cháy



và khí ni-tơ khơng duy trì sự cháy.


 Làm thí nghiệm để chứng minh trong khơng khí cịn có những thành phần khác.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 66, 67 SGK.
 Chuẩn bị theo nhóm :


- Lọ thủy tinh, nến, chậu thủy tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ (như hình vẽ).
- Nước vơi trong.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 3, 4 / 42 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi ñieåm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>XÁC ĐỊNH THAØNH PHẦN</b></i>
<i><b>CHÍNH CỦA KHƠNG KHÍ</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>



Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính
của khơng khí là khí ơ-xi duy trì sự cháy và khí
ni-tơ khơng duy trì sự cháy.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng
báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm
thí nghiệm này.


- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các
đồ dùng để làm thí nghiệm.


- Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành trang
66 SGK để biết cách làm.


- HS đọc các mục Thực hành trang 66 SGK để
biết cách làm.


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo


dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - HS làm thí nghiệm theo nhóm như gợi ý trongSGK.


<b>Bước 3 :</b>


<i>- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.</i> - Đại diện các nhóm báo cáo kết và cách lí giải <sub>các hiêïn tượng xảy ra qua thí nghiệm.</sub>


<i>- GV giảng: Qua nhiều thí nghiệm, đã phát </i>


<i>hieän :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

+ Thành phần khơng duy trì sự cháy có trong
khơng khí là khí ni-tơ.


Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí
ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ơ-xi trong khơng khí.
Hoạt động 2 : <i>TÌM HIỂU MỘT SỐ THÀNH </i>
<i>PHẦN KHÁC CỦA KHƠNG KHÍ</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Làm thí nghiệm để chứng minh trong khơng khí
cịn có những thành phần khác.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV cho HS quan sát ngay từ trước khi vào tiết
học (khoảng 30 phút) và sẽ cho HS quan sát lại
hoặc bơm khơng khí vào lọ nước vơi. Xem nước
vơi cịn trong nữa không?


- Nghe GV hướng dẫn.


<b>Bước 2 :</b>



- HS thực hiện theo chỉ dẫn của GV, quan sát
hiện tượng, thảo luận và giải thích hiện tượng.
HS có thể tham khảo mục Bạn cần biết trang 67
SGK để giải thích.


- HS quan sát hiện tượng, thảo luận và giải thích
hiện tượng theo nhóm.


<b>Bước 3 :</b>


<i>- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.</i> - Đại diện các nhóm báo cáo kết và cách lí giải <sub>hiện tượng xảy ra qua thí nghiệm. </sub>


<i><b>Bước 4 :</b></i>


<i>- GV đặt vấn đề: Trong những bài học về nước, </i>
<i>chúng ta đã biết trong khơng khí có chứa hơi </i>
<i>nươc, u cầu HS nêu các ví dụ chứng tỏ trong </i>
<i>khơng khí có hơi nước.</i>


<i>- Tiếp theo, GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5 </i>
<i>trang 67 SGK và kể thêm những thành phần </i>
<i>khác có trong khơng khí?</i>


- Bụi, khí độc, vi khuẩn.


<i>- GV cho HS nhìn thấy bụi trong khơng khí băng</i>
<i>cách che tối phịng học và để một lỗ nhỏ cho tia </i>
<i>nắng lọt vào phịng. Nhìn vào tia nắng đó, các </i>
<i>em sẽ thấy rõ những hạt bụi lơ lửng trong khơng</i>
<i>khí</i>



<i>- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi: Khơng khí </i>
<i>gồm có những thành phần nào?</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

 Kết luận: <i>Không khí gồm có hai thành phần</i>


<i>chính là ơ-xi và ni-tơ. Ngồi ra cịn chứa khí</i>
<i>các-bơ-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,...</i>


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>






---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Ngày:



Bài 33-34:

<b>ÔN TẬPVÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>



 Giúp HS củng cố và hệ thống kiến thức về:


- Tháp dinh dưỡng cân đối.


- Một số tính chất của nước và khơng khí ; thành phần chính của khơng khí.
- Vịng tuần hồn của nước trong tự nhiên.


- Vai trị của nước và khơng khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.


 HS có khả năng: Vẽ tranh cổ động bảo vệ mơi trường nước và khơng khí.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện đủ dùng cho cả nhóm.


 Sưu tầm các tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, khơng khí trong sinh hoạt, lao


động sản xuất và vui chơi giải trí.


 Giấy khổ to, bút màu đủ dùng cho cả nhóm.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TRÒ CHƠI AI ĐÚNG AI</b></i>
<i><b>NHANH</b></i>



 <i>Mục tiêu :</i> Giúp HS củng cố các kiến thức


veà :


- Tháp dinh dưỡng cân đối.


- Một số tính chất của nước và khơng khí ;
thành phần chính của khơng khí.


- Vịng tuần hồn của nước trong tự nhiên.


 <i>Cách tiến haønh :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV chia nhóm, phát hình vẽ “Tháp dinh


dưỡng cân đối” chưa hồn thiện - Các nhóm thi đua hoàn thiện “Tháp dinhdưỡng cân đối” .


<b>Bước 2 :</b>


- Gọi các nhóm trình bày sản phẩm. - Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.
- GV u cầu mỗi nhóm cử một đại diện làm


giám khảo. GV và ban giám khảo đi chấm,
nhóm nào xong trước, trình bày đẹp và đúng là
thắng cuộc.


<b>Bước 3 :</b>



- GV chuẩn bị sẵn một số phiếu ghi các câu hỏi
ở trang 69 SGK và yêu cầu đại diện các nhóm
lên bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời câu hỏi đó.


- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu
hỏi .


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Hoạt động 2 : <i>TRIỂN LÃM</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Giúp HS củng cố các kiến thức về : Vai trò của
nước và khơng khí trong sinh hoạt, lao động sản
xuất và vui chơi giải trí.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV yêu cầu các nhóm đưa những tranh ảnh và tư
liệu đã sưu tầm được ra lựa chọn để trình bày theo
từng chủ đề.


- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đưa những tranh
ảnh và tư liệu đã sưu tầm được ra lựa chọn để
trình bày theo từng chủ đề.


- Yêu cầu các thành viên trong nhóm tập thuyết



trình, giải thích về sản phẩm của nhóm. - Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giảithích về sản phẩm của nhóm.
- GV thống nhất với ban giám khảo về các tiêu


chí đánh giá sản phẩm của các nhóm.


<b>Bước 2 :</b>


- GV cho cả lớp tham quan khu triển lãm của từng


nhóm. - Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm,nghe các thành viên trong nhóm trình bày. Ban
giám khảo đưa ra câu hỏi.


- GV đánh giá nhận xét. - Ban giám khảo đánh giá.


Hoạt động 3 : <i>VẼ TRANH CỔ ĐỘNG</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


HS có khả năng: Vẽ tranh cổ động bảo vệ mơi
trường nước và khơng khí.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- u cầu các nhóm hội ý về đề tài và đăng kí
với lớp, cố gắng đảm bảo về cả hai chủ đề: bảo
vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường
không khí.



- Nghe GV hướng dẫn.


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu HS thực hành. GV đi tới các nhóm
kiểm tra va giúp đỡ, đản bảo rằng mọi HS đều
tham gia.


- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như
GV đã hướng dẫn.


<b>Bước 3 :</b>


- Yêu cầu các trình bày sản phẩm. - Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. Đại
diệân các nhóm nêu ý tưởng của bức tranh cổ
động do nhóm vẽ.


- GV đánh giá nhận xét và cho điểm.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<b>- GV nhận xét tiết học. </b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>








---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

Ngày:



Bài 35:

<b>KHƠNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết:


 Làm thí nghiệm để chứng minh :


- Càng có nhiều khơng khí thì càng có nhiều ơ-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
- Muốn sự cháy diễn liên tục, khơng khí phải được lưu thơng.


 Nói về vai trị của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong khơng khí: tuy khơng duy trì sự


cháy nhưng nó giữ cho sự cháy xảy ra không quá mạnh, quá nhanh.


 Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trị của khơng khí đối với sự cháy.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 70, 71 SGK.
 Chuẩn bị theo nhóm :



- Hai lọ thủy tinh (một lọ to, một lọ nhỏ), 2 cây nến bằng nhau.


- Một lọ thủy tinh khơng có đáy (hoăïc ống thủy tinh), nến, đế kê (như hình vẽ)


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 44 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VAI TRỊ CỦA </b></i>
<i><b>Ơ-XI ĐỐI VỚI SỰ CHÁY</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Làm thí nghiệm để chứng minh :càng có nhiều
khơng khí thì càng có nhiều ơ-xi để duy trì sự
cháy được lâu hơn.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>



- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng
báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm
những thí nghiệm này.


- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các
đồ dùng để làm những thí nghiệm.


- Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành trang


70 SGK để biết cách làm. - HS đọc các mục Thực hành trang 70 SGK đểbiết cách làm.


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo


dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - HS làm thí nghiệm theo nhóm như chí dẫntrong SGK và quan sát sự cháy của nến. Những
nhận xét và ý kiến giải thích về kết quả của thí
nghiệm được thư kí của nhóm ghi lại theo mẫu
sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

1. Lọ thủy tinh to
2. Lọ thủy tinh nhỏ


<b>Bước 3 :</b>


<i>- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.</i> - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc <sub>của nhóm mình.</sub>


- GV giúp HS rút ra kết luận chung sau thí
nghiệm và GV giảng về vai trị của khí ni-tơ:
giúp cho sự cháy trong khơng khí xảy ra khơng


q nhanh và q mạnh.


 <i>Kết luận:</i> Càng có nhiều khơng khí thì càng có nhiều ơ-xi để duy trì sự ch được lâu hơn. Hay


nói cách khác: khơng khí có ơ-xi nên cần khơng khí để duy trì sự cháy.
Hoạt động 2 : <i>TÌM HIỂU CÁCH DUY TRÌ SỰ </i>


<i>CHÁY VÀ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


- Làm thí nghiệm để chứng minh :Muốn sự
cháy diễn liên tục, khơng khí phải được lưu
thơng.


- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trị
của khơng khí đối với sự cháy.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng
báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm
những thí nghiệm này.


- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các
đồ dùng để làm những thí nghiệm.


- Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành, thí



nghiệm trang 71 SGK để biết cách làm. - HS đọc các mục Thực hành, thí nghiệm trang71 SGK để biết cách làm.


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo
dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.


- HS làm thí nghiệm theo nhóm như mục 1 trang
70 SGK và thảo luận trong nhóm, giải thích
ngun nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau
khi lọ thủy tinh khơng có đáy được kê lên đế
khơng kín.


<i>- GV cho HS liên hệ đến việc làm thế nào để dập</i>
<i>tắt ngọn lửa.</i>


- Một vài HS trả lời.


<i><b>Bước 3 :</b></i>


<i>- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.</i> - Đại diện các nhóm báo cáo làm việc của <sub>nhóm mình. </sub>


 Kết luận: <i>Để duy trì sự cháy, cần liên tục</i>


<i>cung cấp khơng khí. Nói cách khác, khơng khí</i>
<i>cần được lưu thông.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.</b> - 1 HS đọc.
<b>- GV nhận xét tiết học.</b>



<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>







---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Ngày:



Bài 36:

<b>KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỐNG</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết:


 Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
 Xác định vai trị của khí ơ-xi đối với q trình hơ hấp và việc ứng dụng kiến thức này


trong đời sống.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 72, 73 SGK.



 Sưu tầâm về hình ảnh về người bệnh được thở bằng ơ-xi.
 Hình ảnh hoặc dụng cụ thật để bơm khơng khí vào bể cá.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 46 (VBT)
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VAI TRỊ CỦA</b></i>
<i><b>KHƠNG KHÍ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


- Nêu dẫn chứng để chứng minh người cần
khơng khí để thở.


- Xác định vai trị của khí ơ-xi đối với sự thở và
việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- u cầu HS cả lớp làm theo như mục Thực
hành trang 72 SGK và phát biểu nhận xét. Tiếp


theo, GV u cầu HS nín thở, mơ tả lại cảm
giác của mình khi nín thở.


- HS cả lớp làm theo như mục Thực hành trang
72 SGK và phát biểu nhận xét. Tiếp theo nín
thở, mơ tả lại cảm giác của mình khi nín thở.
- u cầu HS dựa vào tranh ảnh, dụng cụ để


nêu lên vai trị của khơng khí đối với đời sống
con người và những kiến thức này trong y học
và đời sống.


- HS dựa vào tranh ảnh, dụng cụ để nêu lên vai
trị của khơng khí đối với đời sống con người và
những kiến thức này trong y học và đời sống.


Hoạt động 2 : <i>TÌM HIỂU VAI TRỊ CỦA </i>
<i>KHƠNG KHÍ ĐỐI VỚI THỰC VẬT ĐỘNG </i>
<i>VẬT</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


- Nêu dẫn chứng để chứng minh động vật và
thực vật đều cần khơng khí để thở.


 <i>Cách tiến hành :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

câu hỏi trang 72 SGK :Tại sao sâu bọ và cây
trong hình bị chết?



- Về vai trị của khơng khí đối với động vật :
GV kể cho HS nghe thí nghiệm từ thới xa xưa
của nhà bác học đã làm để phát hiện vai trị
của khơng khí đối với đời sống động vật bằng
cách nhốt một con chuột bạch vào trong một
chiếc bình thủy tinh kín thì nó bị chết mặc dù
thức ăn và nước uống vẫn còn.


- Nghe GV giảng.


- Về vai trị của khơng khí đối với thực vật :
GV hỏi: Tại sao không nên để nhiều hoa tươi và
cây cảnh trong phịng ngủ đóng kín cửa?


- Vì cây hơ hấp thải ra khí các-bơ-níc, hút ơ-xi,
làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người.


Hoạt động 3 : <i>TÌM HIỂU MỘT SỐ TRƯỜNG </i>
<i>HỢP PHẢI DÙNG BÌNH Ơ-XI</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Xác định vai trị của khí ô-xi đối với sự thở và
việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống


 <i>Cách tiến hành :</i>


Bước 1 :


<b>- GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 trang 73 </b>


<b>SGK. Hai HS quay lại chỉ và nói:</b>


- Làm việc theo cặp.


<b>+ Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn </b>
<b>lâu dưới nước ? </b>


+ Bình ơ-xi người thợ lăn đeo ở lưng.


<b>+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có </b>
<b>nhiều khơng khí hịa tan?</b>


+ Máy bơm khơng khí vào nước.


Bước 2 :


<b>- GV gọi HS trình bày.</b> - Một vài HS trình bày kết quả quan sát hình 5,


6 trang 73 SGK.


<b>- Tiếp theo, GV yêu cầu HS trả lời các câu </b>
<b>hỏi :</b>


+ Nêu ví dụ chứng tỏ khơng khí cần cho sự sống
của người và động vật và thực vật?


+ Thành phần nào trong khơng khí quan trọng
nhất đối với sự thở?


+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng


ô-xi?


- Một số HS trả lời câu hỏi.


 <i><b>Kết luận:</b></i><b> Người, động vật, thực vật muốn</b>


<b>sống được cần có khí ô-xi để thở.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>





---

---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Ngày:



Bài 37:

<b>TẠI SAO CÓ GIÓ</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết:



 Làm thí nghiệm để chứng minh khơng khí chuyển động tạo thành gió.
 Giải thích tại sao lại có gió ?


 Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra


biển.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 75, 75 SGK.


 Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm :


- Hộp đối lưu như mô tả trong trang 74 SGK.
- Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài taäp 2, 3, 4 / 47 (VBT)
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>CHƠI CHONG CHĨNG</b></i>



 <i>Mục tiêu :</i>


Làm thí nghiệm để chứng minh khơng khí
chuyển động tạo thành gió.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV u cầu nhóm trưởng kiểm tra xem HS có
đem đủ chong chóng đên lớp khơng, chong
chóng có quay được khơng.


- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các
đồ dùng cho hoạt động này.


- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn nhóm
mình chơi có tổ chức. Trong q trình chơi, tìm
hiểu xem :


+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay?


+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay
chaäm?


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu HS ra sân chơi theo nhóm. GV kiểm


tra bao quát hoạt động của các nhóm.


- HS chơi theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển
các bạn chơi.


<b>Bước 3 :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

thích:


+ Tại sao chong chóng quay?


+ Tại sao chong chóng quay nhanh hay chậm?


 <i>Kết luận:</i> Như kết luận hoạt động 1 trong SGV trang 137


Hoạt động 2 : <i>TÌM HIỂU NGUN NHÂN GÂY</i>
<i>RA GIĨ</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


HS biết giải thích tại sao có gió.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng
báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm
những thí nghiệm này.



- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các
đồ dùng để làm những thí nghiệm.


- Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành, thí
nghiệm trang 74 SGK để biết cách làm.


- HS đọc các mục Thực hành, thí nghiệm trang
74 SGK để biết cách làm.


<b>Bước 2 :</b>


- Yeâu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo


dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - HS làm thí nghiệm và thảo luận trong nhómtheo các câu hỏi gợi ý trong SGK.


<i>- GV cho HS liên hệ đến việc làm thế nào để dập</i>
<i>tắt ngọn lửa.</i>


- Một vài HS trả lời.


<i><b>Bước 3 :</b></i>


<i>- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.</i> - Đại diện các nhóm báo cáo làm việc của <sub>nhóm mình. </sub>


 Kết luận: <i>Khơng khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của khơng</i>


<i>khí là ngun nhân gây ra sự chuyển động của khơng khí . Khơng khí chuyển động tạo thành gió.</i>


Hoạt động 3 : <i>TÌM HIỂU NGUN NHÂN GÂY</i>
<i>RA SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA KHƠNG KHÍ </i>


<i>TRONG TỰ NHIÊN</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào
đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV yêu cầu các em quan sát, đọc thông tin ở
mục <i>Bạn cần biết </i>trang 75 SGK và những kiến
thức đã thu được qua hoạt động 2 để giải thích
câu hỏi : Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào
đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ?


- HS làm việc theo cặp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<i>- GV gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.</i> - Đại diện một số nhóm báo cáo làm việc của <sub>nhóm mình. </sub>


 Kết luận: <i>Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho</i>


<i>chiều gió thay đổi giữa ban ngày và ban đêm.</i>


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>



<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>







---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

Ngày:



Bài 38:

<b>GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết:


 Phân biệt gió nhẹ, gió mạnh, gió to, gió dữ.


 Nói về những thiệt hại do dơng, bão gây ra và cách phòng chống bão.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 76, 77 SGK.


 Sưu tầâm về hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông bão gây ra.


 Sưu tầm hoặc ghi lại những bản tin thời tiết có liên quan đếân bão.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 48 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CẤP</b></i>
<i><b>GIĨ</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Phân biệt gió nhẹ, gió mạnh, gió to, gió dữ.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1:</b>


- GV u cầu HS đọc trong SGK về người đầu
tiên nghĩ ra cách phân chí sức gió thổi thành 13
cấp độ (kể cả cấp 0 là khi trời lặng gió).


- 1 HS đọc.



<b>Bước 2 :</b>


- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ và
đọc các thơng tin trang 76 SGK và hồn thành
bài tập trong phiếu học tập


- Các nhóm quan sát hình vẽ và đọc các thơng
tin trang 76 SGK.


- GV phát phiếu học tập cho các nhóm, nội


dung phiếu học tập như SGV trang 140. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việctheo yêu cầu của phiếu họcï tập.
<i><b>Bước 3 :</b></i>


<i>- GV gọi một số nhóm trình bày.</i> - Đại diện các nhóm báo cáo làm việc của <sub>nhóm mình. </sub>
<i>- GV chữa bài.</i>


Hoạt động 2 : <i>THẢO LUẬN VỀ SỰ THIỆT HẠI </i>
<i>CỦA BÃO VÀ CÁCH PHỊNG CHỐNG BÃO</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

cách phòng chống bão.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1:</b>


- GV u cầu HS quan sát hình 5, 6 và nghiên


cứu mục Bạn cần biết trang 77 SGK để trả lời
các câu hỏi trong nhóm:


+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão?
+ Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách
phòng chống bão. Liên hệ thực tế ở địa phương.


- Làm việc theo nhóm .


<b>Bước 2 :</b>


<i>- GV gọi các nhóm trình bày.</i> - Đại diện các nhóm báo cáo làm việc của <sub>nhóm mình kèm theo những hình vẽ tranh ảnh </sub>


về các cấp gió, về những thiệt hại do dông bão
gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến
gió bão sưu tầm được.


Hoạt động 3 : <i>TRỊ CHƠI GHÉP CHỮ VÀO </i>
<i>HÌNH</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Củng cố hiểu biết của HS về các cấp độ gió:
gió nhẹ, gió mạnh, gió khá mạnh, gió to, gió
dữ.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>- GV phơ tơ hình minh họa các cấp độ của </b>
<b>gió trang 76 SGK và ghi chú vào các tấm </b>


<b>phiếu rời. Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào</b>
<b>hình cho phù hợp. Nhóm nào làm nhanh và </b>
<b>đúng là thắng cuộc.</b>


- HS chơi theo hướng dẫn.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

---Ngày:



Bài 39:

<b>KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết:


 Phân biệt khơng khí sạch (trong lành) và khơng khí bẩn (khơng khí bị ơ nhiễm).
 Nêu những ngun nhân gây nhiễm bẩn khơng khí.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>



 Hình vẽ trang 78, 79 SGK.


 Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không


khí bị ô nhiễm.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 3, 4 / 49 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi ñieåm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VỀ KHƠNG KHÍ Ơ</b></i>
<i><b>NHIỄM VÀ KHƠGN KHÍ SẠCH</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không
khí bẩn (không khí bị ô nhiễm).


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>



- GV yêu cầu HS lần lượt quan sát các hình
trang 78, 79 SGK và chỉ ra hình nào thể hiện
bầu khơng khí trong sạch? Hình nào thể hiện
bầu khơng khí bị ơ nhiễm?


- Làm việc theo cặp.


<b>Bước 2 :</b>


- GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc
theo cặp.


- Một số HS trình bày kết quả làm việc theo
cặp.


- GV u cầu HS nhắc lại một số tính chất của
khơng khí, từ đó rút ra nhận xét, phân biệt
khơng khí sạch và khơng khí bẩn.


- HS nhắc lại một số tính chất của không khí.


 <i>Kết luận:</i> Như kết luận hoạt động 1 trong SGV trang 143


Hoạt động 2 : <i>THẢO LUẬN VỀ NHỮNG </i>
<i>NGUN NHÂN GÂY Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu những ngun nhân gây nhiễm bẩn bầu
khơng khí.



 <i>Cách tiến hành :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

- Ngun nhân làm khơng khí bị ơ nhiễm nói
chung và ngun nhân làm không khí ở địa
phương bị ơ nhiễm nói riêng?


- Do khí thải của các nhà máy ; khói, khí độc,
bụi do các phương tiện ơ tơ thải ra ; khí độc vi
khuẩn,…do các rác thải sinh ra.


 Kết luận: <i>Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm:</i>


- Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người (bụi nhà máy, xe cộ,
bụi phóng xạ, bụi than, xi măng, …)


- Do khí độc: Sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu
xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hóa học.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>








---Tổ trưởng kiểm tra



Ban Giám hiệu


( Duyệt )



</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

Baøi 40:

<b>BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết:


 Nêu những việc nên và khơng nên làm để bảo vệ bầu khơng khí trong sạch.
 Cam kết bảo vệ bầu khơng khí trong sạch.


 Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu khơng khí trong sạch.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 80, 81 SGK.


 Sưu tầâm các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh vềà các hoạt động bảo vệ môi trường khơng khí.
 Giấy A0 đủ cho cả nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>



<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 50 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU NHỮNG BIỆN</b></i>
<i><b>PHÁP BẢO VỆ BẦU KHƠNG KHÍ TRONG</b></i>
<i><b>SẠCH</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Nêu những việc nên và không nên làm để bảo
vệ bầu khơng khí trong sạch.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1:</b>


- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 80, 81


SGK và trả lời câu hỏi. - HS quan sát các hình trang 80, 81 SGK và trảlời câu hỏi.
- GV yêu cầu 2 HS quay lại với nhau, chỉ vào


từng hình và nêu những việc nên làm và khơng
nên làm để bảo vệ bầu khơng khí.



- 2 HS quay lại với nhau, chỉ vào từng hình và
nêu những việc nên làm và không nên làm để
bảo vệ bầu khơng khí.


<b>Bước 2 :</b>


<i>- GV gọi một số HS trình bày.</i> - Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp


 Kết luận: Chống ô nhiễm không khí bằng cách :


- Thu gom và xử lí rác, phân hợp lí.


- Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu của nhà máy, giảm khói đun
bếp.


- Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giúp cho bầu khơng khí trong lành.


Hoạt động 2 : <i>VẼ TRANH CỔ ĐỘNG BẢO VỆ </i>
<i>BẦU KHƠNG KHÍ TRONG LÀNH</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

Bản thân HS cam kết bảo vệ bầu khơng khí
trong sạch và tun truyền, cổ động người khác
cùng bảo vệ bầu khơng khí trong sạch.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1:</b>


- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các


nhóm:


+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu khơng khí
trong sạch.


+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên
truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu
khơng khí trong sạch.


+ Phân cơng từng thành viên của nhóm vẽ hoặc
viết từng phần của bức tranh.


- Nghe GV nêu nhiệm vụ.


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu các nhóm thực hành, GV đi tới các
nhóm kiểm tra và giúp đỡ những nhóm gặp khó
khăn.


- Các nhóm thực hành .Nhóm trưởng điều khiển
các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn.


<b>Bước 3 :</b>


<i>- GV gọi các nhóm trình bày.</i> - Đại diện các nhóm treo sản phẩm của nhóm <sub>mình và phát biểu cam kết của nhóm về việc </sub>


thực hiện bảo vệ bầu khơng khí trong sạch và
nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ



<b>- GV đánh giá nhận xét.</b>


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

---Ngày:



Bài 41:

<b>ÂM THANH</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS bieát:


 Nhận biết được những âm thanh xung quanh.


 Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.


 Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động


và sự phát ra âm thanh.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>



 Hình vẽ trang 82, 83 SGK.
 Chuẩn bị theo nhóm :


- Ống bơ (lon sữa bị), thước, vài hịn sỏi, trống nhỏ, một ít vụn giấy, đài và băng cát-xét ghi
âm thanh của một số loại vật, sâm sét, máy móc,…


- Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh: kéo, lược,…


 Chuẩn bị chung: đàn ghi ta.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1 / 51 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU CÁC ÂM THANH</b></i>
<i><b>XUNG QUANH</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Nhận biết được những âm thanh xung quanh.



 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV cho HS nêu các âm thanh mà em biết. - HS nêu các âm thanh mà em biết.
- Thảo luận cả lớp: Trong số các âm thanh kể


trên, những âm thanh nào do con người gây ra ;
những âm thanh nào thường được nghe vào
sáng sớm, ban ngày buổi tối ;…?


- Một số HS trả lời.


Hoạt động 2 : <i>THỰC HAØNH CÁC CÁCH PHÁT </i>
<i>RA ÂM THANH</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


HS biết và thực hiện được các cách khác nhau
để làm cho vật phát ra âm thanh.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- GV chia nhóm và yêu cầu HS tìm ra cách tạo
ra âm thanh với các vật cho trên hình 2 trang 82
SGK.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc.



<i>- GV cho HS thảo luận về các cách làm để phát </i>
<i>ra âm thanh.</i>


- HS thảo luận về các cách làm để phát ra âm
thanh.


Hoạt động 3 : <i>TÌM HIỂU KHI NÀO VẬT PHÁT </i>
<i>RA ÂM THANH</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


HS nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn
giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động
và sự phát ra âm thanh của một số vật.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<i><b>Bước 1 :</b></i>


<i>- GV nêu vấn đề: Ta thấy âm thanh phát ra từ </i>
<i>nhiều nguồn với những cách khác nhau. Vậy có </i>
<i>điểm nào chung khi âm thanh được phát ra hay </i>
<i>không?</i>


<i>- GV cho HS làm thí nghiệm “gõ trống” theo </i>
<i>hướng dẫn ở trang 83 SGK. </i>


- HS làm thí nghiệm “gõ trống” theo nhóm theo
hướng dẫn ở trang 83 SGK.



<i><b>Bước 2 :</b></i>


<i>- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.</i> - Các nhóm báo cáo kết quả.
<i>- GV đưa ra các câu hỏi, gợi ý giúp HS liên hệ </i>


<i>giữa phát ra âm thanh với rung động của trống.</i>
<i>- GV cho HS quan sát một số hiệân tượng khác về</i>
<i>vật rung động phát ra âm thanh như sợi dây </i>
<i>chun, sợi dây đàn. GV giúp HS nhận ra khi dây </i>
<i>đàn đang rung và đang phát ra âm thanh nếu ta </i>
<i>đặt tay lên thì dây khơng rung nữa và âm thanh </i>
<i>cũng mất.</i>


- HS quan sát một số hiệân tượng khác về vật
rung động phát ra âm thanh như sợi dây chun,
sợi dây đàn.


<i><b>Bước 3 :</b></i>


<i>- GV cho HS để tay vào yết hầu để phát ra sự </i>
<i>rung động của dây thanh quản khi nói.</i>


- Làm việc theo cặp.


Hoạt động 4 : <i>TRỊ CHƠI TIẾNG GÌ, Ở PHÍA </i>
<i>NÀO THẾ?</i>


 <i>Mục tiêu: </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

các âm thanh khác nhau, định hướng nơi phát ra
âm thanh).


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>- GV chia lớp thanh 2 nhóm. Mỗi nhóm gây </b>
<b>tiếng động một lần (khoảng nửa phút). Nhóm</b>
<b>kia cố nghe xem tiếng động do vật/ những vật</b>
<b>nào gây ra và viết vào giấy. Sau đó, so sánh </b>
<b>xem nhóm nào đúng nhiều hơn thì thắng.</b>


- Hai nhóm chơi theo hướng dẫn của GV.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.</b> - 1 HS đọc.
<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>







---Tổ trưởng kiểm tra




</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Ngày:



Bài 42

<b>SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể:


 Nhận biết được tai nghe được âm thanh khi rung động từ vệt phát ra âm thanh được lan


truyền trong mơi trường (khí, lỏng hoặc rắn) tới tai.


 Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn.
 Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 72, 73 SGK.


 Chuẩn bị theo nhóm: 2 ống bơ ; và vụn giấy ; 2 miếng ni lông ; dây chun ; một sợi dây


mềm (bằng sợi gai hoặc bằng đồng,…) ; trống ; đồng hồ, túi ni lông (để bọc đồng hồ),
chậu nước.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 53 VBT Khoa học.


 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VỀ SỰ LAN</b></i>
<i><b>TRUYỀN ÂM THANH</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi
rung động từ vệt phát ra âm thanh được lan
truyền tới tai.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV hỏi: Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được
tiếng trống?


- GV đặt vấn đề: Để tìm hiểu, chúng ta làm thí
nghiệm như hướng dẫn ở trang 84 SGK.


- HS suy nghó và đư ra lí giải của mình.


- GV mơ tả, u cầu HS quan sát hình 1 trang
72 SGK và dự đốn điều gì xảy ra khi gõ trống.



<b>Bước 2 :</b>


- HS dự đốn hiện tượng. Sau đó tiến hành thí
nghiệm, gõ trống và quan sát các vụn giấy nảy.


<b>Bước 3 :</b>


- GV cho HS thảo luận về nguyên nhân làm cho
tấm ni lơng rung và giải thích âm thanh truyền
từ trống đến tai như thế nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

Hoạt động 2 : <i>TÌM HIỂU VỀ SỰ LAN TRUYỀN </i>
<i>CỦA ÂM THANH QUA CHẤT LỎNG, CHẤT </i>
<i>RẮN</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua
chất rắn, chất lỏng.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm như
hình 2 trang 85 SGK. Khi tiến hànhthí nghiệm
cần chú ý chọn chậu có thành mỏng, cũng như
vị trí đặt tai nên gần đồng hồ để dễ phát hiện
âm thanh.



- HS tiến hành thí nghiệm.


- Từ thí nghiệm, HS thấy rằng âm thanh có thể
truyền qua nước, qua thành chậu. Như vậy, âm
thanh cịn có thể truyền qua chất lỏng và chất
rắn.


<b>Bước 2 :</b>


-Yêu cầu HS liên hệ với kinh nghiệm, hiểu biết
đã có để tìm thêm các dẫn chứng cho sự truyền
của âm thanh của chất rắn và chất lỏng.


- HS tìm thêm các dẫn chứng cho sự truyền của
âm thanh của chất rắn và chất lỏng.


Hoạt động 3 : <i>TÌM HIỂU ÂM THANH YẾU ĐI </i>
<i>HAY MẠNH LÊN KHI KHOẢNG CÁCH ĐẾN </i>
<i>NGUỒN ÂM XA HƠN</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm
thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>- GV gọi 2 HS lên làm thí nghiệm: Một em gõ</b>
<b>đều lên bàn, một em đi ra xa dần để thấy </b>
<b>càng ra xa nguồn âm thanh càng yếu đi. </b>



- 2 HS lên làm thí nghiệm.


 Kết luận: m thanh yếu đi khi lan tryền ra xa nguồn âm.


Hoạt động 4 : <i>TRỊ CHƠI NĨI CHUYỆN QUA </i>
<i>ĐIỆN THOẠI</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Củng cố, vâïn dụng tính chất âm thanh có thể
truyền qua vật rắn.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV cho từng nhóm HS thực hành làm điện
thoại ống nối dây. Phát cho mỗi nhóm một mẩu
tin ngắn ghi trên tờ giấy. Một em phải truyền
tin này cho bạn cùng nhóm ở đầu dây bên kia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

Em phải nói nhỏ sao cho bạn mình nghe được
nhưng người giám sát (do nhóm khác cử) đứng
cạnh bạn đó khơng nghe được. Nhóm nào ghi
lại đúng bản tin mà khơng để lộ thì đạt yêu cầu.
- GV hỏi: Khi dùng “điện thoại” ống như trên,
âm thanh đã truyền qua những vật trong môi
trường nào? Từ đó, giúp HS nhận ra âm thanh
có thể truyền qua sợi dây trong trò chơi này.


- Một số HS trả lời câu hỏi.



Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>






---Tổ trưởng kiểm tra



Ban Giám hiệu


( Duyệt )



Ngày:



Baøi 43:

<b>ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

Sau bài học, HS có thể:


 Nêu được vai trị của âm thanh trong đời sống (giao tiếp với nhau qua nói, hát, nghe ;


dùng để làm tín hiệu (tiếng trống, tiếng cịi xe…).



 Nêu được ích lợi của việc ghi lại được âm thanh.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 84, 85 SGK.
 Chuẩn bị theo nhóm :


- 5 chai hoặc cốc giống nhau ; tranh ảnh về vai trò của âm thanh thanh trong cuộc sống;
tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau.


- Một số đóa, băng cát- xét.


 Chuẩn bị chung: Đài cát-xét và băng để ghi.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 54 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VAI TRỊ CỦA ÂM</b></i>
<i><b>THANH TRONG CUỘC SỐNG</b></i>



 <i>Mục tiêu :</i>


Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống
(giao tiếp với nhau qua nói, hát, nghe ; dùng để
làm tín hiệu (tiếng trống, tiếng cịi xe)…).


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- Yêu cầu HS quan sát các hình trang 86 SGK,
ghi lại vai trò của âm thanh. Bổ sung thêm
những vai trò khác mà HS biết.


- HS quan sát các hình trang 86 SGK, ghi lại vai
trị của âm thanh. Bổ sung thêm những vai trò
khác mà HS biết.


<b>Bước 2 :</b>


- Gọi HS trình bày. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả trước


lớp.
Hoạt động 2 : <i>THỰC HAØNH CÁC CÁCH PHÁT </i>
<i>RA ÂM THANH</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Giúp HS diễn tả thái độ trước thế giới xung
quanh. Phát triển kĩ năng đánh gía.



 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV hỏi: Kể ra những âm thanh mà bạn thích? - Làm việc cá nhân.
- GV ghi lên bảng thành 2 cột thích ; khơng


thích. GV u cầu các em nêu lí do thích hoặc
khơng thích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

Hoạt động 3 : <i>TÌM HIỂU ÍCH LỢI CỦA VIỆC </i>
<i>GHI LẠI ĐƯỢC ÂM THANH</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu được ích lợi của việc ghi lại được âm
thanh. Hiểu được ý nghĩa của nghiiên cwus
khoa học và có thái độ trân trọng.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<i><b>Bước 1 :</b></i>


<i>- GV đặt vấn đề: Các em thích nghe bài hát </i>
<i>nào? Do ai trình bày? GV bật cho HS nghe bài </i>
<i>hát đó.</i>


- Một số HS trả lời.


<i>- GV hỏi: </i>Nêu các ích lợi của việc ghi lại được
âm thanh?



- HS làm việc theo nhóm.


<i><b>Bước 2 : </b>Thảo luận chung cả lớp.</i>


<i><b>Bước 3 :</b></i>


<i>- GV cho HS thảo luận chung về cách ghi lại âm</i>


<i>thanh hiện nay.</i> <i>- HS thảo luận chung về cách ghi lại âm thanh hiện nay.</i>
<i>- GV cho một, hai HS lên nói, hát. Ghi âm vào </i>


<i>băng sau đó phát lại. </i> <i>- Một, hai HS lên nói, hát. </i>


Hoạt động 4 : <i>TRỊ CHƠI LÀM NHẠC CỤ</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nhận biết được âm thanh có thể nghe cao, thấp
(bồng, trầm) khác nhau.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>- Cho các nhóm làm nhạc cụ: Đổ nước vào </b>
<b>chai từ vơi đến gần đầy. GV yêu cầu HS so </b>
<b>sánh âm do chai phát ra khi gõ. Các nhóm </b>
<b>chuẩn bị bài biểu diễn. Sau đó từng nhóm </b>
<b>biểu diễn, các nhóm đánh giá chung bài biểu </b>
<b>diễn của nhóm bạn.</b>



- Các nhóm chơi theo hướng dẫn của GV.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>







---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

Ngày:



Bài 42:

<b>ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG</b>

(tiếp

)



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có theå:


 Nhận biết được một số tiếng ồn.


 Nêu được tác hại của một số tiếng ồn và biện pháp phịng chống.



 Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ơ nhiễm tiếng


ồn cho bản thân và những người xung quanh.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 88, 89 SGK.


 Chuẩn bị theo nhóm: Tranh ảnh về các loại tiếng ồn và cách phòng chống.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 55 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi ñieåm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU NGUỒN GÂY</b></i>
<i><b>TIẾNG ỒN</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Nhận biết được một số loại tiếng ồn.


 <i>Cách tiến hành :</i>



- GV đặt vấn đề: Có những âm thanh chúng ta
ưa thích và muốn ghi lại để thưởng thức. Tuy
nhiên, có những âm thanh chúng ta khơng ưa
thích và cần tìm cách phịng tránh.


<b>Bước 1 :</b>


- GV yêu cầu HS quan sát hình trang 88 SGK
HS bổ sung thêm các loại tiếng ồn ở trường và
nơi sinh sống.


- Làm việc theo nhóm.


<b>Bước 2 :</b>


- Các nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp,
GV giúp HS phân loại những tiếng ồn chính và
để nhận thấy hầu hết những tiếng ồn đều do
con người gây ra.


- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm.


 Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 89


SGK


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<i>CHỐNG</i>


 <i>Mục tiêu: </i>



Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện
pháp phịng chống.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- HS đọc và quan sát các hình trang 88 SGK và
ranh ảnh do các em sưu tầm. Thảo luận theo
nhóm về tác hại và cách phịng chống tiếng ồn.
Trả lời câu hỏi trong SGK.


- Làm việc theo nhóm.


<b>Bước 2 :</b>


- Các nhóm trình bày trước lớp. GV ghi lại trên
bảng giúp HS ghi nhận một số biệnpháp phịng
chống tiếng ồn.


- Đại diện trình bày trước lớp.


 <i>Kết luận:</i> Như mục Bạn cần biết trang 89


SGK


Hoạt động 3 : <i>NĨI VỀ CÁC VIỆC NÊN / </i>
<i>KHƠNG NÊN LÀM ĐỂ PHỊNG CHỐNG </i>
<i>TIẾNG ỒN CHO BẢN THÂN VÀ NHỮNG </i>


<i>NGƯỜI XUNG QUANH</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động
đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho
bản thân và những người xung quanh.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV cho HS thảo luận về những việc em nên /
không nên làm để góp phần chống ơ nhiễm
tiếng ồn ở lớp, ở nhà và nơi cơng cộng.


- Làm việc theo nhóm.


<b>Bước 2 :</b>


- Các nhóm trình bày trước lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
trước lớp.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>



<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>







---Tổ trưởng kiểm tra



Ban Giám hiệu


( Duyệt )



Ngày:



Bài 45:

<b>ÁNH SÁNG</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể:


 Phâân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.


 Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoăïc không truyền qua.
 Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng.


 Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ


vật đó đi tới.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 3, 4 / 55 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VAI TRỊ CỦA ÂM</b></i>
<i><b>THANH TRONG CUỘC SỐNG</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Phâân biệt được các vật tự phát sáng và các vật
được chiếu sáng.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- u cầu HS quan sát các hình 1, 2 trang 90
SGK, vật nào tự phát sáng? Vật nào được chiếu
sáng?


- Làm việc theo nhóm.



<b>Bước 2 :</b>


- Gọi HS trình bày. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả trước


lớp.


 Kết luận: Hình 1 : Ban ngày


- Vật tự phát sáng: Mặt Trời


- Vật được chiếu sáng: giường, bàn ghế, …


Hình 2 : Ban đêm


- Vật tự phát sáng: ngọn đèn điện.


- Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng sáng là do
được Mặt Trời chiếu sáng, cái gương, bàn ghế,
…được đèn chiếu sáng và được cả ánh sáng
phản chiếu từ Mặt Trời chiếu sáng.


Hoạt động 2 : <i>TÌM HIỂU VỀ ĐƯỜNG TRUYỀN</i>
<i>CỦA ÁNH SÁNG</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh
sáng truyền theo đường thẳng.



 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>Trị chơi Dự đốn đường truyền của
ánh sáng


- GV cho 3 - 4 HS đứng trước lớp ở các vị trí
khác nhau. GV hướng đèn tới một trong các HS
đó (chưa bật, khơng hướng vào mắt). GV yêu
cầu HS dự đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu. Sau đó
bật đèn và quan sát.


- HS theo dõi và đưa ra giải thích cuả mình vì
sao lại có kết quả như vậy.


<b>Bước 2 : </b>Làm thí nghiệm trang 90 SGK


- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 và dự đoán
đường truyền của ánh sáng qua khe. Sau đó bật
đèn và quan sát để so sánh với kết quả dự đốn.


- HS quan sát hình 3 và dự đoán đường truyền
của ánh sáng qua khe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

 Kết luận: Ánh sáng truyền qua đường thẳng


Hoạt động 3 : <i>TÌM HIỂU SỰ TRUYỀN CỦA </i>
<i>ÁNH SÁNG QUA CÁC VẬT</i>


 <i>Mục tiêu: </i>



Biết làm thí nghiệm để xác định các vật cho
ánh sáng truyền qua hoăïc không truyền qua.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<i>- HS tiến hành thí nghiệm 2 trang 91 SGK. Chú </i>
<i>ý che tối phòng học trong khi làm thí nghiệm. </i>
<i>Ghi lại kết quả vào bảng sau:</i>


- HS tiến hành thí nghiệm 2 trang 91 SGK theo
nhóm.


Các vật cho gần như tồn bộ


ánh sáng đi qua Các vật chỉ cho một phần ánh sáng đi qua Các vật không cho ánh sáng đi qua


Hoạt động 4 : <i>TÌM HIỂU MẮT NHÌN THẤY </i>
<i>VẬT KHI NÀO</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt
chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó
đi tới mắt.


 <i>Cách tiến hành :</i>


Bước 1 :


<b>- GV đặt vấn đề: Mắt ta nhìn thấy vật khi </b>


<b>nào?</b>


- HS trả lời.


<b>- GV yêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm, hiểu </b>
<b>biết sẵn có để đưa ra các dự đốn. Sau đó </b>
<b>tiến hành thí nghiệm như trang 91 SGK để </b>
<b>kiểm tra dự đốn.</b>


- HS làm thí nghiệm theo nhóm.


Bước 2 :


<b>- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận </b>
<b>chung.</b>


- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận chung.


 <b>Kết luận: Ta chỉ nhìn thấy vật khí có ánh</b>


<b>sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.</b> - 1 HS đọc.
<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>








---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

Ngày:



Bài 46:

<b> BÓNG TỐI</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể:


 Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
 Dự đốn được ví trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.


 Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối


với vật đó thay đổi.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 92, 92 SGK.


 Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin, tờ giấy to hoặêc tấm vải ; kéo, bìa, một số thanh tre nhỏ, ô


tô đồ chơi,…



<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>1. Khởi động (1’) : </b>GV cho HS quan sát hình 1 trang 92 SGK, HS dựa vào kinh nghiệm để trả
lời câu hỏi ở trang 92 SGK. Tiếp đó cho HS làm thí nghiệm : chiếu đèn pin. u cầu HS đốn
trước đứng ở vị trí nào thì có bóng trưên tường rồi bật đèn kiểm tra.


<b>2. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TÌM HIỂU VỀ BĨNG TỐI</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản
sáng khi được chiếu sáng.Dự đốn được ví trí,
hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn
giản.Biết bóng của một vật thay đổi về hình
dạng kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối
với vật đó thay đổi.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV gọi ý cho HS cách bố trí, thực hiện thí
nghiệm trang 93 SGK. Tổ chức cho HS dự đốn,
sau đó trình bày dự đốn của mình. GV u cầu
HS giải thích : Tại sao em đưa ra dự đoán như
vậy?



- HS thực hiện thí nghiệm , sau đó trình bày dự
đốn của mình. Giải thích : Tại sao em đưa ra
dự đốn như vậy.


<b>Bước 2 :</b>


- Các nhóm thảo luận các câu hỏi trang 93 SGK


để tìm hiểu về bóng tối. - Làm việc theo nhóm.


<b>Bước 3 :</b>


- Gọi các nhóm trình bày. GV ghi lại kết trên
bảng.


- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
của nhóm.


- GV u cầu HS trả lời câu hỏi :Bóng tối xuất


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

Làm thế nào để bóng của vật to hơn? Điều gì sẽ
xảy ra nếu đưa vật dịch lên trên gần vật chiếu ?
Bóng của vật thay đổi khi nào?…


 Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 93


SGK


Hoạt động 2 : <i>TRỊ CHƠI HOẠT HÌNH</i>



 <i>Mục tiêu: </i>


Củng cố, vận dụng kiến thức đã học về bóng
tối.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- Đóng kín cửa làm tối phịng học. Căng một
tấm vải hoặc tờ giấy to (làm phông), sử dụng
ngọn đèn chiếu. Cắt bìa giấy làm các hình nhân
vật để biểu diễn (chọn một câu chuyện ngắn
nào đó mà các em đã học).


- HS chơi theo nhóm.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>








---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

Ngày:



Bài 47:

<b>ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết :


 Kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật.


 Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi lồi thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của


kiến thức đó trong trồng trọt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


 Hình trang 94, 94 SGK.
 Phiếu học tập.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 57 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.



<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : Tìm hiểu về vai trò của ánh</b>
<b>sáng đối với sự sống của thực vật</b>


 <i>Mục tiêu :</i>


HS biết vai trị của ánh sáng đối với đời sống
thực vật.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- Yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu


hỏi trang 94, 95 SGK. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát cáchình và trả lời câu hỏi trang 94, 95 SGK.


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu các nhóm thực hành. GV theo dõi và
giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.


- HS làm việc theo yêu cầu của GV. Thư kí ghi
lại ý kiến của nhóm.


<b>Bước 3 :</b>



- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
của nhóm mình.


 Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 95


SGK.


Hoạt động 2 : <i>TÌM HIỂU NHU CẦU VỀ ÁNH </i>
<i>SÁNG CỦA THỰC VẬT</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


HS biết liên hệ thực tế, nêu ví dụ chứng tỏ mỗi
lồi thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và
ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

<b>Bước 1 : </b>GV đặt vấn đề: Cây xanh không thể
sống thiếu ánh sáng mặt trời nhưng có phải mọi
lồi cây đều cần một thời gian chiếu sáng như
nhau và đều có nhu cầu được chiếu sáng mạnh
hoặc yếu như nhau không?


<b>Bước 2 : </b>


- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:


+ Tại sao có một số lồi cây chỉ sống được ở
những nơi rừng thưa, các cánh đồng…được chiếu
sáng nhiều? Một số loài cây khác lại sống được
ở trong rừng rậm, trong hang động?



+ Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và
một số cây cần ít ánh saùng ?


+ Nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng
của cây trong kĩ thuật trồng trọt.


- HS thaûo luận theo nhóm.


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
của nhóm mình.


 Kết luận: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi lồi cây, chúng ta có thể thực hiện những


biện pháp kĩ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.</b> - 1 HS đọc.
<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

---Ngày:



Bài 48:

<b>ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG </b>

(tiếp)



<b>I. MỤC TIÊU</b>



 Sau bài học, HS có thể : Nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con


người và động vật.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 96, 97 SGK.
 Phiếu học tập.


 Một khăn tay sạch có thể bịt mắt.


 Các tấm phiếu bằng bìa có kích thước bằng một nửa hoặc 1/3 khổ giấy A4.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (2’) :</b>


- GV cho HS chơi trò Bịt mắt bắt dê.


- Kết thúc trị chơi GV hỏi: + Những bạn đóng vai người bịt mắt cảm thấy thế nào?


+ Các bạn bị bịt mắt có dễ dàng bắt được “dê” không? Tại sao?
- GV giới thiệu bài học mới.


<b>2. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : Tìm hiểu về vai trò của ánh</b>
<b>sáng đối với đời sống của con người</b>



 <i>Mục tiêu :</i>


Nêu ví dụ chứng tỏ vai trị của ánh sáng đối với
sự sống của con người.


 <i>Caùch tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV u cầu HS cả lớp mỗi người tìm ra một ví
dụ về vai trị của ánh sáng đối với sự sống của
con người.


- HS viết ý kiến của mình vào một tấm bìa hoặc
vào một nửa tờ giấy A4. khi viết xong dùng
băng keo dán lại.


<b>Bước 2 :</b>


- Sau khi thu thập được các ý kiến của HS cả
lớp, GV gọi một vài HS lên đọc, sắp xếp các ý
kiến vào các nhóm.


- HS phân loại các ý kiến.


 Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 96


SGK



Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng
đối với đới sống của động vật


 <i>Mục tiêu: </i>


- Kể ra vai trị của ánh sáng đối với đời sống
động vật.


- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loại động vật có nhu
cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến
thức đó trong chăn ni.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

<b>Bước 1 :</b>


- GV phát phiếu ghi các câu hỏi thảo luận cho
các nhóm.


- Làm việc theo nhóm.
<i><b>Câu hỏi thảo luận nhóm :</b></i>


<i>1. Kể tên một số động vật mà bạn biết.</i>
<i>Những con vật đó cần ánh sáng để làm</i>
<i>gì?</i>


2. <i>Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban</i>
<i>đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban</i>
<i>ngày?</i>


3. <i>Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng</i>
<i>của các động vật đó?</i>



4. <i>Trong chăn ni người ta đã làm gì để</i>
<i>kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng</i>
<i>cân và đẻ nhiều trứng?</i>


<b>Bước 2 :</b> - HS thảo luận các câu hỏi trong phiếu. Thư kí


ghi lại ý kiến của các nhóm.


<b>Bước 3 :</b>


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trả lời một câu
hỏi. Các nhóm khác bổ sung.


 Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 97


SGK


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

---Ngày:



Bài 49:

<b>ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần,


vật cản sáng,…để bảo vệ đôi mắt.


 Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng q mạnh có hại cho mắt.
 Biết tránh khơng đọc, viết ở nơi có ánh sáng quá yếu.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 98, 99 SGK.


 Chuẩn bị chung : Tranh ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu


thẳng vào mắt ; về các cách đọc, viết ở nơi ánh sáng hợp lí, khơng hợp lí, đèn bàn.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 60 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.



<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : Tìm hiểu những trường hợp</b>
<b>ánh sáng qua mạnh khơng được nhìn trực</b>
<b>tiếp vào nguồn sáng</b>


 <i>Mục tiêu :</i>


Nhận biết và biết phòng tránh những trường
hợp ánh sáng q mạnh có hại cho mắt.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2 và trả lời


câu hỏi trang 98 SGK. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát cáchình và trả lời câu hỏi trang 98SGK.


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu HS quan sát các hình 3, 4 và trả lời
câu hỏi : Để tránh tác hịa do ánh sáng quá
mạnh gây ra, ta nên và khơng nên làm gì?


- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các
hình và trả lời câu hỏi.



 Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 99


SGK.


Hoạt động 2 : Tìm hiểu về một số việc nên /
không nên làm để đản bảo đủ ánh sáng khi đọc,
viết


 <i>Mục tiêu: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

đọc, viết ở nơi có ánh sáng q yếu.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- Yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu


hỏi trang 99 SGK. - Làm việc theo nhóm. u cầu HS nêu lí docho lựa chọn của mình.


<b>Bước 2 : </b>


- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: - HS thảo luận theo nhóm.
+ Tại sao khi viết bằng tay phải, khơng nên đạt


đèn chiếu sáng ở phái tay phải?


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
của nhóm mình.



- GV cho một số HS thực hành về vị trí chiếu
sáng (ngồi đọc, viết sử dụng đèn bàn để chiếu
sáng).


- HS thực hành.


<b>Bước 3 : </b>


- GV cho HS làm việc theo phiếu. Nội dung


phiếu học tập như SGV trang 170. - HS làm việc cá nhân.


- GV giải thích : Khi đọc viết, tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ ở cự li
khoảng 30 cm. Không được đọc sách, viết chữ ở nơi có ánh sáng yếu hoặc nơi ánh sáng mặt trời
trực tiếp chiếu vào. Không đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư.
Khi đọc sách bằng tay phải, ánh sáng phải được chiếu tới từ phía trái hoặc từ phía bên trái phía
trước để tránh bóng của tay phải.


 Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 99 SGK.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.</b> - 1 HS đọc.
<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

---Ngày:



Bài 50:

<b>NĨNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp.


 Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người ; nhiệt độ của hơi nước đang sôi ; nhiệt


độ của nước đá đang tan.


 Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh.
 Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 100, 101 SGK.


 Chuẩn bị theo nhóm : nhiệt kế, ba chiếc cốc.


 Chuẩn bị chung : Một số loại nhiệt kế, phích nước sơi, một ít nước đá.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>



 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 60 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự truyền nhiệt</b>


 <i>Mục tiêu :</i>


Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao,
thấp. Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả
sự nóng lạnh.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và vật
lạnh thường gặp hằng ngày.


- HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường
gặp hằng ngày.


<b>Bước 2 :</b>


- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời câu



hỏi trang 100 SGK. - Một vài HS trả lời.


<b>Bước 3 :</b>


GV : Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn
tả mức độ nóng lạnh của các vật. GV yêu cầu
HS tìm và nêu các ví dụ về nhiệt độ bằng
nhau ; vật này co nhiệt độ cao hơn vạt kia ; vật
có nhiệt độ cao nhất trong các vật…


Hoạt động 2 : Thực hành sử dụng nhiệt kế


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong
những trường hợp đơn giản.


 <i>Cách tiến haønh :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV giới thiệu cho HS về 2 loại nhiệt kế. GV
mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và hướng dẫn
cách đọc nhiệt kế.


- Một vài HS lên thực hành đọc nhiệt kế.


<b>Bước 2 :</b>


- GV cho HS thực hành sử dụng nhiệt kế đo
nhiệt độ của cốc nước ; sử dụng nhiệt kế y tế để
đo nhiệt độ cơ thể.



- HS thực hành đo nhiệt độ.


 Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 101


SGK


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>





---



---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

Ngày:



Bài 51:

<b>NĨNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>



Sau bài học, HS có thể :


 HS nêu được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt.


 HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của


chất lỏng.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 102, 103 SGK.
 Chuẩn bị chung : phích nước sơi.


 Chuẩn bị theo nhóm : 2 chiếc chậu ; 1 cốc ; lọ có cắm ống thủy tinh (như hình 2a trang


103 SGK).


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 62 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>



<b>Hoạt động 1 : Tìm hiểu những trường hợp</b>
<b>ánh sáng qua mạnh không được nhìn trực</b>
<b>tiếp vào nguồn sáng</b>


 <i>Mục tiêu :</i>


HS biết nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ
cao truyền nhiệt cho các vật có nhiệt độ thấp ;
các vật thu nhiệt sẽ nóng lên ; các vật tỏa nhiệt
sẽ lạnh đi.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- Yêu cầu HS làm thí nghiệm trang 102 SGK.
Yêu cầu HS dự đốn trước khi làm thí nghiệm.
Sau khi làm thí nghiệm hãy so sánh kết quả với
dự đốn.


- HS làm thí nghiệm theo nhóm.


<b>Bước 2 :</b>


- Gọi các nhóm trình bày. GV hướng dẫn HS


giải thích như SGK. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thínghiệm của nhóm mình.
- GV nhắc HS lưu ý : sau một thời gian đủ lâu,


nhiệt độ của cốc và của chậu sẽ bằng nhau. Tuy


nhiên, khơng cần giải thích sâu về điều này.
- GV yêu cầu mỗi em đưa ra 4 ví dụ về các vật
nóng lên hoặc lạnh đi, và cho biết sự nóng lên,
lạnh đi có ích hay khơng.


- HS làm việc cá nhân, mỗi em đưa ra 4 ví dụ
về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, và cho biết sự
nóng lên, lạnh đi có ích hay khơng.


<b>Bước 3 :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

nóng thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vâät ở gần
vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt sẽ lạnh đi.


 Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 102


SGK.


Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự co giãn của nước khi
lạnh đi và nóng lên


 <i>Mục tiêu: </i>


Biết được các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co
lại khi lạnh đi. HS giải thích được một số hiện
tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng
lạnh của chất lỏng. Giải thích được nguyên tắc
hoạt động của nhiệt kế.


 <i>Cách tiến hành :</i>



<b>Bước 1 : </b>


- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm trang 103
SGK.


- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.


<b>Bước 2 : </b>


- GV hướng dẫn HS : quan sát cột chất lỏng
trong ống ; nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm để
thấy cột chất lỏng dâng lên.


- HS quan sát nhiệït kế theo nhoùm.


- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK. - Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng lạnh khác
nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại
khác nhau lên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế
cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng
trong ống nhiệt càng cao. Dựa vào mực chất
lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật.


<b>Bước 3 : </b>


- GV hỏi: Tại sao khi đun nước, không nên đổ
đầy nước vào ấm?


- HS vận dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng để
trả lời câu hỏi.



 Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 103 SGK.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.</b> - 1 HS đọc.
<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>



---

---Ngày:



</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Biết được có những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại : đồng, nhôm,…) và những vật dẫn nhiệt


kém (gỗ, nhựa, len, bơng,..).


 Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
 Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong


những trường hợp đơn giản, gần gũi.



<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 104, 105 SGK.


 Chuẩn bị theo nhóm : 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa.
 Chuẩn bị chung : phích nước nóng ; xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay,...


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 62 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt,</b>
<b>vẫn nào dẫn nhiệt kém</b>


 <i>Mục tiêu :</i>


HS biết được có những vật dẫn nhiệt tốt (kim
loại : đồng, nhôm,…) và những vật dẫn nhiệt
kém (gỗ, nhựa, len, bông,..), và đưa ra đươc ví
dụ chứng tỏ điều này. Giải thích được một số
hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn
nhiệt của vật liệu.



 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- HS làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi theo
hướng dẫn trang 104 SGK.


- HS laøm thí nghiệm theonhóm.


<b>Bước 2 :</b>


- GV u cầu HS quan sát hình và trả lời câu


hỏi trang 104 SGK. - Làm việc theo nhóm.


- GV hỏi:


+Tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào


ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh? + Những hơm trời rét, khi chạm tay vào ghế sắttay đã truyền nhiệt cho ghế do đó tay ta có cảm
giác lạnh.


+ Tại sao khi chạm tay vào ghế gỗ tay ta không
có cảm giác lạnh bằng khi chạm tay vào ghế
sắt?


+ 1 HS giải thích.


 Kết luận: Các kim loại (đồng, nhơm) dẫn nhiệt tốt còn được gọi đơn giản là vật dẫn nhiệt, gỗ



</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm về tính cách
nhiệt của khơng khí


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu được ví dụ về tính cách nhiệt của khơng
khí.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV gọi HS đọc phần đối thoại của 2 HS ở hình
3 trang 105 SGK. GV dặt vấn đề; Chúng ta sẽ
tiến hành thí nghiệm sau để tìm hiểu rõ hơn.


-1 HS đọc.


<b>Bước 2 : </b>Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn
trong SGK trang 105.


- Làm thí nghiệm theo nhóm.


<b>Bước 3 :</b>


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí
nghiệm và kết luận rút ra từ kết quả.


Hoạt động 3 : Thi kể tên và nêu công dụng của


các vật cách nhiệt


 <i>Mục tiêu: </i>


Giải thích được việc sử dụng các chất dẫn nhiệt,
cách nhiệt và biết sử dụng hợp lí trong những
trường hợp đơn giản, gần gũi.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV chia lớp thành 4 nhóm. u cầu các nhóm
lần lượt kể tên (khơng được trùng lặp), đồng
thời nêu chất liệu là vật dẫn nhiệt hay cách
nhiệt ; nêu cơng dụng, việc giữ gìn đồ vật đó.


- 4 nhóm thi kể tên và nêu công dụng của vật
cách nhiệt.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

---Ngày:




Bài 53:

<b>CÁC NGUỒN NHIỆT</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.


 Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các


nguồn nhiệt.


 Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 106, 107 SGK.


 Chuẩn bị chung : hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp (nếu vào ngày trời nắng).
 Chuẩn bị theo nhóm : tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 63 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.



<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : Nói về các nguồn nhiệt và vai</b>
<b>trị của chúng</b>


 <i>Mục tiêu :</i>


Kể tên và nêu được vai trị các nguồn nhiệt
thường gặp trong cuộc sống.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- HS quan sát hình trang 106 SGK. u cầu HS
tìm hiểu nguồn nhiệt và vai trị của chúng. HS
có thể tập hợp tranh ảnh và các ứng dụng của
nhóm đã sưu tầm được.


- Làm việc theo nhóm.


<b>Bước 2 :</b>


- Gọi các nhóm trình bày. GV giúp HS phân
loại các nguồn nhiệt thành các nhóm : Mặt Trời
; ngọn lửa của các vật bị đốt cháy ; sử dụng
điện (các bếp điện, mỏ hàn điện, bàn là, …đang
hoạt động). Phân nhóm vai trị của nguồn nhiệt


trong đời sống hằng ngày như : đun nấu, sấy
khô ; sưởi ấm.


- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
của nhóm mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

Hoạt động 2 : Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng
các nguồn nhiệt


 <i>Mục tiêu: </i>


Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng
tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn
nhiệt.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- u cầu HS dựa vào kinh nghiệm sẵn có và
tham khảo SGK rồi ghi vào bảng sau:


- Làm việc theo nhóm.


<b>Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra</b> <b>Cách phòng tránh</b>


- GV hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức đã
biết về cách dẫn nhiệt, cách nhiệt về không khí
cần cho sự cháy để giải thích một số tình huống
có liên quan.


<b>Hoạt động 3 : Tìm hiểu về cách sử dụng nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động sản xuất ở gia</b>


<b>đình, thảo luận : có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt </b>


 <i>Mục tiêu: </i>


Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt
trong cuộc sống hằng ngày.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>- u cầu các nhóm trả lời câu hỏi trang 107 </b>
<b>SGK.</b>


- Làm việc theo nhóm.


<b>- Gọi các nhóm trình bày. GV lưu ý HS phần </b>
<b>vận dụng chú ý nêu những cách thực hiện </b>
<b>đơn giản gần gũi.</b>


- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
của nhóm mình.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.</b> - 1 HS đọc.
<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

---Ngày:



Bài 54:

<b>NHIỆT CẦN CHO CUỘC SỐNG</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết :


 Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi lồi sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
 Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 108, 109 SGK.


 Dặn HS sưu tầm những hơng tin chứng tỏ mỗi lồi sinh vật có nhu cầu vê nhiệt khác


nhau.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 64 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : Trò chơi ai nhanh ai đúng</b>


 <i>Mục tiêu :</i>


Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi lồi sinh vật có nhu cầu
về nhiệt khác nhau.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV chia lớp thành 4 nhóm. Cử từ 3 - 5 HS làm
ban giám khảo, cùng theo dõi ghi lại câu trả lời
của các đội.


<b>Bước 2 :</b>


- GV phổ biến cách chơi và luật chơi. - Nghe GV phổ biến cách chơi và luật chơi.


<b>Bước 3 :</b>


- Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các
thành viên trao đổi thông đã sưu tầm được.


- Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các
thành viên trao đổi thông đã sưu tầm được.
- GV hội ý với ban giám khảo, phát cho các em



câu hỏi và đáp án để theo dõi, nhận xét các đội
trả lời. GV hướng dẫn và thống nhất cách đánh
giá ghi chép…


<b>Bước 4 :</b> - HS tiến hành chơi


<b>Bước 5 : </b>Đánh giá, tổng kết


- Ban giám khảo hội ý thống nhất và tuyên bố
với các đội.


 Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 108


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

Hoạt động 2 : Thảo luận về vai trò của nhiệt
đối với sự sống trên trái đất


 <i>Muïc tiêu: </i>


Nêu vai trị của nhiệt đối với sự sống trên Trái
Đất.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV nêu câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái


Đất khơng được Mặt Trời sưởi ấm? - Làm việc theo nhóm. .


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
của nhóm mình.



- GV sửa chữa, giúp các nhóm hồn thiện phần
trình bày.


 Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 109


SGK.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhaän xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>







---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

Ngày:



Bài 55-56:

<b>ƠN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG</b>



<b>I. MỤC TIEÂU</b>



 Giúp HS củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng.


 Củng cố những kĩ năng về bảo vệ mơi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung


phần Vật chất và năng lượng.


 HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


Chuẩn bị chung :


 Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm về nước, khơng khí, ánh sáng, nhiệt như:


cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi-lanh, đèn, nhiệt kế,…


 Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, ánh sáng, âm thanh, bóng tối, các nguồn nhiệt


trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI</b></i>



 <i>Mục tiêu :</i>


Củng cố các kiến thức về phần Vật chất và
năng lượng.


 <i>Cách tiến haønh :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi các câu hỏi 1, 2
trang 111 SGK.


- HS laøm baøi vaøo VBT.


<b>Bước 2 :</b>


- Chữa chung cả lớp. Với mỗi câu hỏi, GV yêu
cầu một vài HS trình bày, sau đó thảo luận
chung cả lớp.


- Một vài HS trình bày


Hoạt động 2 : <i>TRỊ CHƠI ĐỐ BẠN CHÚNG </i>
<i>MÌNH ĐƯỢC…</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Củng cố những kiến thức về phần Vật chất và
năng lượng và các kĩ năng quan sát thí nghiệm.



 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp


cho đại diện lên bốc thăm. - Đại diện lên bốc thăm. Các nhóm chuẩn bị,sau đó lên trình bày, các nhóm khác theo dõi và
nhận xét và bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.
Hoạt động 3 : <i>TRIỂN LÃM</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

Vật chất và năng lượng.


- Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường,
giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần
Vật chất và năng lượng.


- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân
trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 : </b>


- u cầu các nhóm trưng bày tranh ảnh về
việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, các
nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao
động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho đẹp,
khoa hoc.


- Các nhóm trưng bày tranh ảnh.



<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu các thành viên trong nhóm tập thuyết


trình, giải thích về tranh, ảnh của các nhóm. - Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình,giải thích về tranh, ảnh của các nhóm.


<b>Bước 3 :</b>


- GV thống nhất với ban giám khảo về các tiêu
chí đánh giá sản phẩm của các nhóm.


<b>Bước 4 :</b>


- GV cho HS tham quan khu triển lãm của từng


nhóm. - Cả lớp tham quan khu triển lãm của từngnhóm, nghe các thnàh viên trong từng nhóm
trình bày. Ban giám khảo đưa ra câu hỏi.


<b>Bước 5 :</b>


- GV nhận xét đánh gía - Ban giám khảo đánh giá


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.



<b>- GV nhận xét tiết học. </b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

---Ngày:



Bài 57:

<b>THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết :


 Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trị của nước, chất khống, khơng khí và ánh sáng


đối với đời sống thực vật.


 Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 114, 115 SGK.
 Phiếu học tập.


 Chuẩn bị theo nhóm :


- 5 lon bị sữa : 4 lon đựng đất màu, 1 lon đựng sỏi đã rửa sạch.



- Các cây đậu xanh hoặc ngô nhỏ được hướng dẫn gieo trước khi có bài học khoảng 3-4
tuần.


 GV chuẩn bị : Một lọ thuốc đánh mong tay hoặc một ít keo trong suốt.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 3, 4 / 66 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : Trình bày cách tiến hành thí</b>
<b>nghiệm thực vật cần gì để sống</b>


 <i>Mục tiêu :</i>


Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trị
của nước, chất khống, khơng khí và ánh sáng
đối với đời sống thực vật.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>



- GV nêu vấn đề : Thực vật cần gì để sống ? Để
trả lời câu hỏi đó, người ta có thể làm thí
nghiệm như bài học hơm nay chúng ta sẽ học.
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng
báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng thí
nghiệm.


- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các
đồ dùng thí nghiệm.


- Tiếp theo, GV yêu cầu HS đọc các mục Quan


sát trang 114 SGK để biết cách làm. - HS đọc các mục Quan sát trang 114 SGK đểbiết cách làm.


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghieäm. GV


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

<b>Bước 3 :</b>


- GV yêu cầu một vài nhóm nhắc lại cơng việc
các em đã làm và trả lời câu hỏi : Điều kiện
sống của cây 1, 2, 3, 4, 5 là gì?


- Đại diện các nhóm nhắc lại cơng việc các em
đã làm và trả lời câu hỏi.


- Tiếp theo, GV hướng dẫn HS làm phiếu để
theo dõi sự phát triển của cây đậu, nội dung
phiếu như SGV trang 190.



- GV khuyến khích HS tiếp tục chăm sóc các
cây đậu hằng ngày theo đúng hướng dẫn và ghi
lại những gì quan sát được theo mẫu trên.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Muốn biết
thực vật cần gì để sống có thể làm thí nghiệm
như thế nào?


- HS trả lời.


 Kết luận: Như kết luận hoạt động 1 trong


SGV trang 191


Hoạt động 2 : Dự đốn kết quả của thí nghiệm


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát
triển bình thường.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV phát phiếu học tập cho HS, nội dung phieáu


học tập như SGV trang 191. - HS làm việc với phiếu học tập.


<b>Bước 2:</b>



- Dựa vào kết quả với phiếu học tập của cá
nhân, GV cho cả lớp lần lượt trả lời các câu hỏi
trong SGV trang 192.


- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.


 <b>Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang</b>


<b>115 SGK. </b>


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.</b> - 1 HS đọc.
<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

---Ngày:



Bài 58:

<b>NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết :


 Trình bày về nhu cầu nước cuả thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng



trọt.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 116, 117 SGK.


 Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những nơi khô hạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 68 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : Tìm hiểu nhu cầu nước của các</b>
<b>lồi thực vật khác nhau</b>


 <i>Mục tiêu :</i>


Phân loại nhóm cây theo nhu cầu về nước.


 <i>Cách tiến hành :</i>



<b>Bước 1 :</b>


- Yêu cầu nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh (hoặc
cây hay lá cây thật) của những cây sống ở
những nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, sống dưới nước
mà các thành viên trong nhóm đã sưu tầm.
Cùng nhau làm các phiếu ghi lại nhu cầu về
nước của những cây đó.


Phân loại cây thành 4 nhóm và dán vào giấy
khổ to: nhóm cây sống dưới nước, nhóm cây
sống trên cạn chịu được khơ hạn, nhóm cây
sống trên cạn ưa ẩm, nhóm cây sống được cả
trên cạn và dưới nước.


- Làm việc theo nhóm.


<b>Bước 2 :</b>


- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm. - Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm
mình. Sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác
và đánh giá lẫn nhau.


 <i>Kết luận</i>: Các lồi cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu


được khơ hạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

 <i>Mục tiêu: </i>


- Nêu một số ví dụ về cùng một cây, trong


những giai đoạn phát triển khác nhau cần những
lượng nước khác nhau.


- Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu
nước của cây.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV u cầu HS quan sát các hình trang 117
SGK và trả lời câu hỏi : Vào giai đoạn nào cây
lúa cần nhiều nước ?


- Lúa đang làm đòng, lúa mới cấy.


- GV đề nghị HS tìm thêm các ví dụ khác chứng
tỏ cùng một cây, ở những giai đoạn phát triển
khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau
và ứng dụng của những hiểu biết đó trong trồng
trọt.


- HS tìm ví dụ.


 Kết luận: Như kết luận hoạt động 2 trong


SGV trang 194.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.



<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>





---


---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

Ngày:



Bài 59: NHU CẦU VỀ CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết :


 Kể ra vai trị của các chất khống đối với đời sống thực vật.


 Trình bày nhu cầu về các chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó


trong trồng trọt.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang upload.123doc.net, 119 SGK.


 Phiếu học tập.


 Sưu tầm tranh ảnh, cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo cho các loại phân bón.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 69 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của chất</b>
<b>khống đối với đời sống thực vật </b>


 <i>Mục tiêu :</i>


Kể ra vai trị của các chất khống đối với đời
sống thực vật.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV u cầu các nhóm quan sát hình các cây
cà chua :a,b,c, d trang upload.123doc.net và trả


lời câu hỏi trang 195 SGV.


- Làm việc theo nhóm.


<b>Bước 2 :</b>


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
của nhóm mình.


 Kết luận: Như kết luận hoạt động 1 trong


SGV trang 195


Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhu cầu các chất
khống của thực vật


 <i>Mục tiêu: </i>


- Nêu một số ví dụ về các loại cây khác nhau,
hoặc cùng một cây trong những giai đoạn phát
triển khác nhau, cần những lượng khống khác
nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

 <i>Cách tiến haønh :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV phát phiếu học tập cho HS, nội dung phiếu
học tập như SGV trang 196. Yêu cầu HS đọc
mục Bạn cần biết trang 119 SGK đểâ làm bài


tập.


- Nghe GV hướng dẫn.


<b>Bước 2:</b>


- Làm việc theo nhóm với phiếu học tập.


<b>Bước 3:</b>


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc
của nhóm mình.


- GV chữa bài.


- GV giảng : Cùng một cây ở vào những giai
đoạn khác nhau, nhu cầu về chất khống cũng
khác nhau. Ví dụ : đối với các cây cho quả,
người ta thường bón phân vào lúc cây đâm
cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai
đoạn đó cây cần được cung cấp nhiều chất
khoáng.


 <b>Kết luận: Như kết luận hoạt động 2 trong</b>


<b>SGV trang 197 </b>


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.</b> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

---Ngày:



Bài 60:

<b>NHU CẦU KHƠNG KHÍ CỦA THỰC VẬT</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết :


 Kể ra vai trị của khơng khí đối với đời sống của thực vật.


 HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khơng khí của thực vật.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 120, 121 SGK.
 Phiếu học tập.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 70 VBT Khoa học.


 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự trao đổi của</b>
<b>khơng khí của thực vật trong q quang hợp</b>
<b>và hơ hấp</b>


 <i>Mục tiêu :</i>


- Kể ra vai trị của khơng khí đối với đời sống
của thực vật.


- Phân biệt được quang hợp và hơ hấp.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV nêu câu hỏi:


+ Khơng khí có những thành phần nào?


+ Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống
của thực vật ?


- HS trả lời.



<b>Bước 2 :</b>


- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trang 120
và 121 SGK để tự đặt câu hỏi và trả lời lẫn
nhau.


- Laøm việc theo cặp.


<b>Bước 3 :</b>


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc
theo cặp.


 <i>Kết luận</i>: Thực vật cần khơng khí để quang hợp và hơ hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước,


chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu khơng khí cây cũng khơng sống được.


<b>Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu khơng khí của thực vật </b>


 <i>Mục tiêu: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

về nhu cầu khơng khí của thực vật.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV nêu vấn đề thực vật ăn gì để sống ? Nhờ


đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó? - HS trả lời.
- Nếu HS không trả lời được, GV giúp các em



hiểu rằng, thực vật khơng có cơ qua tiêu hóa
như người và động vật nhưng chúng vẫn “ăn”
và “uốâng”. Khí các-bơ-níc có trong khơng khí
được lá cây hấp thụ và nước có trong đất được
rễ cây hút lên.


Nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật
có thể sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để
chế tạo bột đường từ khí các-bơ-níc và nước.
- Tiếp theo, GV u cầu cả lớp trả lời câu hỏi :
+ Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí
các-bơ-níc của thực vật ?


+ Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ơ-xi của thực
vật ?


- HS trả lời.


 <i>Kết luận</i>: Biết được nhu cầu về khơng khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng


năng suất cây trồng như : bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khống, vừa
cung cấp chất khí các-bơ-níc cho cây. Đất trồng cần tơi xốp thống khí.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhaän xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>


<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>






---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

Ngày:



Bài 61:

<b>TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết :


 Kể ra những gì thực vật thường xun phải lấy từ mơi trường và phải thải ra mơi trường


trong quá trình sống.


 Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 122, 123 SGK.


 Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho cả nhóm.



<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 71 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : Phát hiện những biểu hiện bên</b>
<b>ngoài của trao đổi chất ở thực vật </b>


 <i>Mục tiêu :</i>


HS tìm trong hình vẽ những gì thực vật thường
xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra
mơi trường trong q trình sống.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 122
SGK và trả lời câu hỏi :


+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong
hình?



+ Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trị quan
trọng đối với sự sống của cây xanh (ánh sáng,
nước, chất khống trong đất) có trong hình.
+ Phát hiện những yếu tố cịn thiếu để bổ sung
(khí các-bơ-níc, khí ơ-xi).


- Làm việc theo cặp.


<b>Bước 2 :</b>


- GV gọi một số HS lên trả lời câu hỏi :


+ Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải
lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong
quá trình sống.


+ Qúa trình trên được gọi là gì?


- Một số HS trả lời


 Kết luận : Thực vật thường xun phải lấy từ mơi trường các chất khống, khí các-bơ-níc, khí


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhu cầu các chất
khoáng của thực vật


 <i>Mục tiêu: </i>


Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi
thức ăn ở thực vật.



 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV chia nhóm, phát giấy vẽ cho các nhóm. - Nhận đồ dùng học tập.


<b>Bước 2:</b>


- Làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ
sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải
thích sơ đồ trong nhóm.


<b>Bước 3:</b>


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm treo sản phẩm và trình bày
kết quả làm việc của nhóm mình.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>-u cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.</b> - 1 HS đọc.
<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

---Ngày:




Bài 62:

<b>ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết :


 Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trị của nước, thức ăn, khơng khí và ánh sáng đối


với đời sống động vật.


 Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 124, 125 SGK.
 Phiếu học tập.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1,2 / 72 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>



<b>Hoạt động 1 : Trình bày cách tiến hành thí</b>
<b>nghiệm động vật cần gì để sống</b>


 <i>Mục tiêu :</i>


Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trị
của nước, thức ăn, khơng khí và ánh sáng đối
với đời sống động vật.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Mở bài :</b>


- Bắt đầu vào tiết học, GV yêu cầu HS nhắc lại
cách làm thí nghiệm chứng minh cây cần gì để
sống?


- HS nhắc lại cách làm thí nghiệm chứng minh
cây cần gì để sống?


- GV nêu rõ: trong thí nghiệm đó ta có thể chia
thành 2 nhóm:


+ 4 cây cần được dùng để làm thí nghiệm.
+ 1 cây cần được dùng để làm đối chứng.


- Bài học hơm nay có thể sử dụng những kiến
thức đó để chúng ta tự nghiên cứu và tìm ra
cách làm thí nghiệm chứng minh : Động vật cần
gì để sống.



<b>Bước 1 :</b>


- GV chia nhóm và yêu cầu các em làm việc
theo thứ tự sau:


+ Đọc mục quan sát trang 124 SGK để xác định
điều kiện sống của 5 con chuột trong thí
nghiệm.


+ Nêu nguyên tắc của thí nghiệm.


+ Đánh dấu vào phiếu theo dõi điều kiện sống
của từng con và thảo luận, dự đốn kết quả thí


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

nghiệm.


<b>Bước 2 :</b>


- Nhóm trưởng điều khiển các bạn theo hướng
dẫn của GV. GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm
làm việc.


- Làm việc theo nhóm.


<b>Bước 3 :</b>


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm nhắc lại cơng việc các em
đã làm.



- GV điền ý kiến của các em vào bảng như
SGV trang 202.


<b>Hoạt động 2 : Dự đốn kết quả thí nghiệm </b>


 <i>Mục tiêu: </i>


Nêu những điều kiện cần để động vật sống và
phát triển bình thường.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm dựa vào


câu hỏi trang 125 SGK : - Làm việc theo nhóm.


+ Dự đốn xem con chuột trong hộp nào sẽ chết
trước ? Tại sao ? Những con chuột còn lại sẽ
như thế nào?


+ Kể ra những yếu tố cần để một con vật sống
và phát triển bình thường.


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
của nhóm mình.


- GV kẻ thêm mục dự đoán và ghi tiếp vào
bảng như SGV trang 204



 <i>Kết luận</i>: Như mục Bạn cần bieát trang 125 SGK.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

---Ngày:



Bài 63:

<b>ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG ?</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS biết :


 Phân loại động vật theo thức ăn của chúng.
 Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 126, 127 SGK.


 Sưu tầm tranh ảnh những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau.



<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 73 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : Tìm hiểu nhu cầu thức ăn của</b>
<b>các lồi động vật khác nhau</b>


 <i>Mục tiêu :</i>


- Phân loại động vật theo thức ăn của chúng.
- Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- Nhóm trưởng tập hợp những tranh ảnh của
những con vật ăn các loài thức ăn khác nhau mà
các thành viên trong nhóm đã sưu tầm. Sau đó
phân chúng theo thức ăn của chúng. Trình bày
tất cả lên giấy khổ to.



- Làm việc theo nhóm nhỏ.


<b>Bước 2 :</b>


- Gọi các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm
mình.


- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm
mình. Sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác
và đánh giá lẫn nhau.


 Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 127


SGK.


<b>Hoạt động 2 : Trị chơi đố bạn con gì ?</b>


 <i>Mục tiêu: </i>


- HS nhớ lại những đặc điểm chính của con vật
đã học và thức ăn của nó.


- HS được thực hành kĩ năng đặt câu hỏi loại trừ.


 <i>Cách tiến hành :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

- GV hướng dẫn HS cách chơi - Nghe GV hướng dẫn.
+ Một HS được GV đeo hình vẽ bất kì một con



vật nào trong số những hình các em đã sưu tầm
mang đến lớp hoặc được vẽ trong SGK.


+ HS đeo hình phải đặt câu hỏi đúng / sai để
đốn xem đó là con gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng
hoặc sai.


<b>Bước 2</b>


- GV cho HS chơi thử. - HS chơi thử.


<b>Bước 3</b>


- GV tổ chức cho HS chơi. - HS chơi theo nhóm.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>-u cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>








---Tổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

Ngày:



Bài 64:

<b>TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐÔÏNG VẬT</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Kể ra những gì động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường


trong quá trình sống.


 Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở động vật.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 128, 129 SGK.


 Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho cả nhóm.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 74 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.



<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : Phát hiện những biểu hiện bên</b>
<b>ngoài của trao đổi chất ở động vật </b>


 <i>Mục tiêu :</i>


HS tìm trong hình vẽ những gì động vật thường
xuyên phải lấy từ mơi trường và phải thải ra
mơi trường trong q trình sống.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV u cầu HS quan sát hình 1 trang 128
SGK và trả lời câu hỏi :


+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong
hình?


+ Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trị quan
trọng đối với sự sống của động vật (ánh sáng,
nước, thức ăn) có trong hình.


+ Phát hiện những yếu tố cịn thiếu để bổ sung
(khơng khí ).



- Làm việc theo cặp.


<b>Bước 2 :</b>


- GV gọi một số HS lên trả lời câu hỏi :


+ Kể tên những yếu tố mà động vật thường
xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra mơi
trường trong q trình sống.


+ Qúa trình trên được gọi là gì?


- Một số HS trả lời.


 Kết luận : Động vật thường xuyên phải lấy từ mơi trường thức ăn, nước, khí ơ-xi, và thải ra các


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

Hoạt động 2 : Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất
ở động vật


 <i>Mục tiêu: </i>


Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi
thức ăn ở động vật.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV chia nhóm, phát giấy vẽ cho các nhóm. - Nhận đồ dùng học tập.



<b>Bước 2:</b>


- Làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ
sơ đồ trao đổi chất ở động vật.


- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải
thích sơ đồ trong nhóm.


<b>Bước 3:</b>


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm treo sản phẩm và trình bày
kết quả làm việc của nhóm mình.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.</b> - 1 HS đọc.
<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

---Ngày:



Bài 65:

<b>QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>



Sau bài học, HS biết :


 Kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên.


 Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình vẽ trang 130, 131 SGK.


 Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho cả nhóm.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kieåm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 74 VBT Khoa học.
 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : Trình bày mối quan hệ của</b>
<b>thực vật đối với các yếu tố vơ sinh trong tự</b>
<b>nhiên</b>


 <i>Mục tiêu :</i>



Kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu
sinh trong tự nhiên thơng qua q trình trao đổi
chất ở thực vật.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 130


SGK : - HS quan sát hình 1 trang 130 SGK và trả lờicâu hỏi.


+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình.
+ Tiếp theo, GV yêu cầu HS nói về ý nghĩa của
chiều các mũi tên có trong sơ đồ.


- Nếu các em khơng trả lời được câu hỏi trên,
GV có thể gợi ý :Để thực hiện mối quan hệ về
thức ăn, người ta sử dụng các mũi tên. Trong
hình 1 trang 130.


+ Mũi tên xuất phát từ khí các-bơ-níc và chỉ
vào lá cây ngơ cho biết khí các-bơ-níc được cây
ngơ hấp thụ qua lá.


+ Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khống
và chỉ vào rễ cây ngơ cho biết nước, các chất
khống được cây ngơ hấp thụ qua rễ.


<b>Bước 2 :</b>



- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
+ “Thức ăn” của cây ngơ là gì ?


+ Từ những “thức ăn” đó cây ngơ có thể tạo ra


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

nhữgn chất dinh dưỡng nào để nuôi cây?


 <i>Kết luận </i>: Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất


vơ sinh như nước, khí các-bơ-níc để tạo thành chất dinh dưỡng ni chính thực vật và các sinh vật
khác.


Hoạt động 2 : Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ
thức ăn giữa các sinh vật


 <i>Mục tiêu: </i>


Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này
là thức ăn của sinh vật kia.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ thức
ăn giữa các sinh vật thông qua một số câu hỏi :


+ Thức ăn của chấu chấu là gì ? + Lá ngơ.



+ Giữa cây ngơ và châu chấu có quan hệ gì ? + Cây ngơ là thức ăn của châu chấu.


+ Thức ăn của ếch là gì ? + Là châu chấu .


+ Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì ? + Châu chấu là thức ăn của ếch.


<b>Bước 2:</b>


- GV chia nhoùm, phát giấy vẽ cho các nhóm. - Làm việc theo nhóm.
HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia


vẽ sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia
bằng chữ. Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần
lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.


<b>Bước 3:</b>


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm treo sản phẩm và trình bày
kết quả làm việc của nhóm mình.


Kết luận: Sơ đồ (bằng chữ) sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia :


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần </b><i><b>Bạn cần biết.</b></i> - 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>



<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>





</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

Ngày:



Bài 66:

<b>CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài học, HS có thể :


 Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
 Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 132, 133 SGK.


 Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho cả nhóm.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 76 VBT Khoa học.


 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>
Hoạt động 1 : Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất


ở động vật


 <i>Mục tiêu: </i>


Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bị và
cỏ.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình 1 trang 132
thông qua một số câu hỏi :


+ Thức ăn của bị là gì ? + Cỏ


+ Giữa cỏ và bị có quan hệ gì ? + Cỏ là thức ăn của bò.
+ Phân bò được phân hủy trở thành chất gì cung


cấp cho cỏ ? + Chất khống


+ Giữa phân bị và cỏ có quan hệ gì ? + Phân bò là thức ăn của cỏ.



<b>Bước 2:</b>


- GV chia nhóm, phát giấy vẽ cho các nhóm. - Làm việc theo nhóm.
HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia


vẽ sơ đồ mối quan hệ của cỏ và bị bằng chữ.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải
thích sơ đồ trong nhóm.


<b>Bước 3:</b>


- Các nhóm treo sản phẩm. - Đại diện các nhóm treo sản phẩm và trình bày
kết quả làm việc của nhóm mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

 Kết luận: Sơ đồ (bằng chữ) “Mối quan hệ giữa bò và cỏ”.


<b>Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuỗi</b>
<b>thức ăn </b>


 <i>Mục tiêu :</i>


- Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong
tự nhiên.


- Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>



- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 133
SGK và trả lời câu hỏi :


+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong sơ
đồ?


+ Chỉ và nói mối quan hệ cịn thiếu trong sơ đồ
đó.


- Làm việc theo cặp.


<b>Bước 2 :</b>


- GV gọi một số HS lên trả lời câu hỏi đã gợi ý


trên : - Một số HS trả lời.


- GV giảng : Trong sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2
trang 133 SGK : Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là
thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn
của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi
khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở
thành những chất khống (chất vơ cơ). Những
chất khống này lại trở thành thức ăn của cỏ và
cây khác.


- GV hỏi cả lớp :


+ Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn.
+ Chuỗi thức ăn là gì?



- Một số HS trả lời.


 Kết luận : - Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên đựơc gọi là chuỗi thức ăn .


- Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông
qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép
kín.


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dị


<b>-u cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.</b> - 1 HS đọc.
<b>- GV nhận xét tiết học.</b>


<b>- Về nhà đọc lại phần </b><i><b>Bạn cần biết, </b></i><b>làm bài </b>
<b>tập ở VBTvà chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>


Ngày:



</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

Bài 67-68:

<b>ƠN TẬP THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


HS được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua
quan hệ thức ăn trên cơ sở HS biết.


 Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.



 Phân tích được vai trị của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong


tự nhiên.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 134, 135, 136, 137 SGK.
 Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho cả nhóm.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>THỰC HAØNH VẼ SƠ ĐỒ</b></i>
<i><b>CHUỖI THỨC ĂN</b></i>


 <i>Mục tiêu :</i>


Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ
về thức ăn của một nhóm vật ni, cây trồng và
động vật hoang dã.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các hình trang 134,


135 SGK thông qua câu hỏi : Mối quan hệ thức
ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật
nào ?


- Làm việc cả lớp.


<b>Bước 2 :</b>


- GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các


nhóm. - Làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽsơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật
ni, cây trồng và động vật sống hoang dã bằng
chữ. Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt
giải thích sơ đồ trong nhóm.


<b>Bước 3 :</b>


- Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm treo sản phẩm và trình bày
kết quả thảo luận của nhóm mình.


- GV đặt câu hỏi : So sánh sơ đồ mối quan hệ
về thức ăn của một nhóm vật ni, cây trồng và
động vật sống hoang dã với sơ đồ về chuỗi thức
ăn đã học ở các bài trước, em có nhận xét gì?


- Một số HS trả lời.


- GV giảng : Trong sơ đồ mối quan hệ về thức
ăn của một nhóm vật ni, cây trồng và động
vật sống hoang dã ta thấy có nhiều mắt xích


hơn. Cụ thể là :


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

vật khác nhau cùng là thức ăn của một số loài
vật khác.


+ Trên thực tế, trong tự nhiên mối quan hệ về
thức ăn giữa các sinh vật còn phức tạp hơn
nhiều, tạo thành lưới thức ăn.


 Kết luận: Sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật ni, cây trồng và động vật sống


hoang daõ :


Hoạt động 2 : <i>XÁC ĐỊNH VAI TRÒ CỦA CON </i>
<i>NGƯỜI TRONG CHUỖI THỨC ĂN TỰ NHIÊN</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Phân tích được vai trị của con người với tư cách
là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự
nhiên.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>Bước 1 :</b>


<b>- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 136,</b>
<b>137 SGK.</b>


- HS thực hiện nhiệm vụ trên cùng với bạn.



+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong sơ
đồ.


+ Dựa vào các hình trên, bạn hãy nói về chuỗi
thức ăn trong đó có con người.


- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.


<b>Bước 2 : </b>


- GV gọi HS lên trả lời những câu hỏi đã gợi ý


trên. - Một số HS lên trả lời những câu hỏi đã gợi ýtrên.


- Trên thực tế thức ăn của con người rất phong
phú. Để đản bảo đủ thức ăn cung cấp cho mình,
con người đã tăng gia, sản xuất, trồng trọt và
chăn nuôi. Tuy nhiên một số người đã làm thịt
thú rừng hoặc sử dụng chúng vào việc khác.


- GV hỏi cả lớp : - HS trả lời.


+ Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn
đến tình trạng gì?


Cây lúa





Đại bàng


Rắn hổ mang


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong
chuỗi thức ăn bị đứt


+ Chuỗi thức ăn là gì?


+ Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên
Trái Đất.


 Kết luận: Như kết luận hoạt động 2 trong


SGV trang 216


Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV nhận xét tiết học. </b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>






---Tổ trưởng kiểm tra




</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

Ngày:



Baøi 69 - 70:

<b>ÔN TẬPVÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


HS được củng cố và mở rộng kiến thức về:


 Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
 Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.


 Kĩ năng phán đốn, giải thích qua một số bài tập về nước, khơng khí, ánh sáng, nhiệt.
 Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trị của


khơng khí, nước trong đời sống.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Hình trang 138, 139, 140 SGK
 Phiếu ghi các câu hỏi.


 Giấy khổ to, bút vẽ đủ dùng cho cả nhóm.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Khởi động (1’) </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 79 VBT Khoa học.


 GV nhận xét, ghi điểm.


<b>3. Bài mới (30’) </b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 1 : </b><i><b>TRÒ CHƠI AI ĐÚNG AI</b></i>
<i><b>NHANH</b></i>


 <i>Muïc tiêu :</i>


- Mối quan hệ giữa các yếu tố vơ sinh và hữu
sinh.


- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái
Đất.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV chia nhóm, mỗi nhóm HS cử đại diện lên
trình bày 3 câu trong mục Trò chơi trang 138
SGK.


- Đại diện lên trình bày 3 câu trong mục Trị
chơi trang 138 SGK.


- GV và một vài HS đại diện trong ban giám
khảo.


- Tiêu chí đánh giá


+ Nội dung: đủ, đúng


+ Lời nói: to, ngắn gọn, thuyết phục thể hiện sự
hiểu biết.


Hoạt động 2 : <i>TRẢ LỜI CÂU HỎI</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Củng cố kĩ năng phán đốn, giải thích qua một
số bài tập về nước, khơng khí, ánh sáng.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp cho


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

Hoạt động 3 : <i>THỰC HAØNH</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


- Củng cố kĩ năng phán đốn, giải thích thí
nghiệm qua bài tập về sự truyền nhiệt.


- Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất
dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trị của
khơng khí, nước trong đời sống.


 <i>Cách tiến hành :</i>


- GV cho HS thực hành lần lượt từ bài 1 đến bài



2. - HS thực hành lần lượt từ bài 1 đến bài 2.


- Với cả 2 bài đều cho HS làm việc theo nhóm.
Riêng đối với bài 2, nếu có thời gian GV cho
HS chơi như chơi bài.


Hoạt động 4 : <i>TRỊ CHƠI : THI NĨI VỀ VAI </i>
<i>TRỊ CỦA KHƠNG KHÍ VÀ NƯỚC TRONG </i>
<i>ĐỜI SỐNG</i>


 <i>Mục tiêu: </i>


Khắc sâu hiểu biết về thành phần của khơng
khí và nước trong đời sống.


 <i>Cách tiến hành :</i>


<b>- GV chia lớp thành 2 đội. Hai đội trưởng sẽ </b>
<b>bốc thăm xem đội nào được đặt câu hỏi </b>
<b>trước. Đội này hỏi đội kia. Nếu trả lời đúng </b>
<b>mới được hỏi lại.</b>


- HS chơi theo hướng dẫn cuả GV.


<b>Các tính điểm : Đội nào có nhiều câu hỏi và </b>
<b>nhiều câu trả lời dúng đội đó sẽ thắng. Mỗi </b>
<b>thành viên trong đội chỉ được hỏi hoặc trả lời</b>
<b>một lần, đản bảo mọi thành viên đều tham </b>
<b>gia.</b>



Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò


<b>- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết </b>
<b>trong SGK.</b>


- 1 HS đọc.


<b>- GV nhận xét tiết học. </b>


<b>- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội </b>
<b>dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.</b>


<i>RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :</i>





---

---Tổ trưởng kiểm tra



</div>

<!--links-->

×