Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài giảng Đàn ghi ta của logca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.33 KB, 5 trang )

TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
PHÊ DUYỆT
Ngày… tháng… năm 2010
CHỦ NHIỆM KHOA
Trung tá, Ths Phan Thị Yến
BÀI GIẢNG
Môn học: Ngữ văn
Bài 78: Đàn ghi ta của Lorca
Đối tượng: Dự bị đại học – Khối C
Địa điểm: Giảng đường ……
Năm học: 2009 - 2010
Ngày …..tháng …năm 2010
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
Thiếu tá, Ths Nguyễn Thị Thái Bình
NĂM 2010
2
Bài giảng được biên soạn dựa vào sách Ngữ văn lớp 12, Ban Cơ bản, NXB
Giáo dục, xuất bản năm 2008. Sách Hướng dẫn giáo viên, NXB Giáo dục, xuất
bản năm 2008.
NỘI DUNG
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tên khai sinh: Hồ Thành Công, sinh năm 1946.
- Quê: Mộ Đức, Quảng Ngãi.
- Sự nghiệp văn chương:
Có các sáng tác hay và độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến.
- Các tác phẩm: Những người đi tới biển( 1977), Khối vuông Ru-bích( 1985),
Những ngọn sóng mặt trời(1994- Trường ca), Cỏ vẫn mọc( 2002-Trường ca)…
Những năm gần đây: viết báo, tiểu luận phê bình. Đóng góp quan trọng nhất vẫn
là thơ ca.


- Đặc điểm thơ:
Là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư trăn trở về cuộc sống.
Ông luôn tìm tòi ,khám phá, sáng tạo cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ
tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.
Thơ Thanh Thảo viết về đề tài nào cũng đậm chất triết lí. Mạch trữ tình trong
thơ ông đều hướng tới những vẻ đẹp của nhân cách: nhân ái, bao dung, can đảm,
trung thực và yêu tự do.Thơ ông dành mối quan tâm đặc biệt cho những con
người sống có nghĩa khí như: Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Ê-xê- nhin,
Lor-ca...
2.Tác phẩm: “ Đàn ghi ta của Lor-ca”.
a). Xuất xứ:
- Rút trong tập “ Khối vuông Ru- bích”
- Là tác phẩm tiêu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt và
phóng túng, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực.
b). Bố cục: Ba phần
- Phần 1( Sáu dòng đầu): Lor-ca một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một nghệ sĩ cách
tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha.
- Phần 2( Tiếp đó đến “máu chảy”): Một cái chết oan khuất gây ra bởi thế lực tàn ác.
- Phần 3( Còn lại): Niềm xót thương Lor-ca những suy tư về cuộc giải thoát và
giã từ của Lor-ca.
c). Chủ đề:
Bài thơ miêu tả Lor-ca, một nghệ sĩ tự do có lí tưởng cách tân về nghệ thuật,
sống cô đơn trong khung cảnh chính trị Tây Ban nha và cái chết oan khuất của
ông do thế lực tàn ác gây ra. Đồng thời thể hiện niềm xót thương của tác giả và
những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor- ca.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Hình ảnh Lor-ca, con người tự do,nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh
chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha
- Lor- ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hóa Tây Ban Nha:
3

+ Áo choàng đỏ gay gắt: hình ảnh này nhắc tới môn đấu bò tót, một sinh hoạt
văn hóa khiến Tây Ban Nha nổi tiếng toàn thế giới.
+ Vầng trăng
+ Yên ngựa.
+ Cô gái Di- gan.
+ Mô phỏng nốt nhạc ghi ta “ li-la-li-la-li-la”
Tất cả làm nổi bật không gian văn hóa TBN.
Hình ảnh tấm áo choàng đỏ gắt giúp ta liên tưởng đến khung cảnh của một
đấu trường.Đây không phải trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyết
liệt giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa
nền nghệ thuật già nua TBN với nghệ thuật cách tân của Lor-ca.
=> Hình tượng Lor- ca nổi bật trên nền văn hóa đó, làm rõ Lor-ca là con
người tự do, là ca sĩ dân gian. Đó là một ca sĩ đơn độc lang thang hát nghêu
ngao cùng tiếng đàn bọt nước cùng với Vầng trăng chuếnh choáng, Trên yên
ngựa mỏi mòn.Anh đã dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát
vọng yêu thương của nhân dân mình.
2. Cái chết oan khuất của Lor- ca:
Đấy là khi Lor-ca bị bọn phát xít Prăng-cô giết và ném xác xuống giếng
để phi tang.
Để miêu tả sự việc bi phẫn này, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh thực kết
hợp với các biện pháp nghệ thuật như:
- Đối lập:
+ Tự do của người nghệ sĩ >< Thế lực tàn bạo của phát xít.
+ Tiếng hát yêu đời, vô tư >< Hiện thực phũ phàng đến kinh hoàng (áo
choàng bê bết máu).
+ Tình yêu, cái đẹp >< Hành động tàn ác, dã man.
- Nhân cách hóa: Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy => Tạo sức ám ảnh lớn
đối với người đọc.
- Hoán dụ:
+ Tiếng hát để chỉ Lor- ca.

+ Tấm áo choàng bê bết đỏ để chỉ cái chết.
- So sánh chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng
ghi ta tròn => Mỗi so sánh này cũng làm nổi bật tình yêu, cái đẹp, cái chết,
nỗi đau trong tư tưởng, khát vọng tình cảm của Lor- ca.
Cái chết oan khuất của Lor - ca gây lòng căm thù với bọn phát xít và sự
thương cảm sâu sắc đối với người nghệ sĩ dân gian.
3. Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor- ca
Nỗi niềm xót thương Lor- ca được chuyển hóa thành niềm tin về sự bất tử
của tiếng đàn Lor- ca:
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang.
+ Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca. Đó là cái đẹp mà sự tàn ác
không thể hủy diệt nổi. Nó sẽ sống, lưu truyền mãi như thứ cỏ dại mọc hoang.
+ Tiếng đàn còn là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài.
4
=> Nhà thơ Thanh Thảo đã thật sự cảm thông đến tận cùng với Lor- ca. Nghệ
sĩ Lor- ca ra đi bất ngờ khiến hành trình cách tân nghệ thuật của ông bị dang dở
và con đường ông đã đi qua không ai thực sự hiểu .Lor- ca đã dặn ”Khi tôi chết
hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”, lời dặn đó thể hiện nhân cách nghệ sĩ ,tình yêu
say đắm với nghệ thuật và tình yêu tha thiết với đất nước Tây Ban Nha của Lor-
ca.Lor- ca cho rằng cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để thi ca đó không trở
thành vật án ngữ,cản trở sư sáng tạo nghệ thuật giúp nghệ thuật đi tới, vươn
cao hơn.
4. Tiếng đàn trong bài thơ:
Chuỗi âm thanh “ Li-la-li-la-li-la”luyến láy sau hai câu đầu như khúc dạo
đầu Và chuỗi âm thanh ấy còn được dùng để kết thúc bài thơ như nốt nhạc cuối
của bản nhạc mang ý nghĩa của sự tri âm và kính trọng đối với người nhạc sĩ,
nhà thơ Tây Ban Nha Phê-đê-ri-cô Ga-xi-a Lor-ca.

KẾT LUẬN

1. Nghệ thuật
- Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.
- Sử dụng hình ảnh, biểu tượng- siêu thực có sức chứa lớn về nội dung.
- Tạo màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong bài thơ.
- Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc.
2. Nội dung:
Qua bài thơ, tác giả thể hiện nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết
bi thảm của Lor-ca - một nghệ sĩ khao khát tự do, dân chủ , luôn mong muốn sự
cách tân nghệ thuật và nghệ thuật phải luôn đi tới không ngừng. Tình yêu con
người, tình yêu nghệ thuật và khát vọng tự do mà Lor- ca hằng ôm ấp là cái đẹp
mà sự tàn ác không thể nào hủy diệt được.
5
Ngày … tháng … năm 2010
GIẢNG VIÊN
………………………………….

×