Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tính pháp lý trong các chiến dịch tiếp thị sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.91 KB, 3 trang )

Tính pháp lý trong các chiến dịch tiếp thị sản phẩm
Tiếp thị theo luật
Một chiến dịch tiếp thị được triển khai để chuẩn bị đưa sản phẩm hay dịch
vụ mới nào đó vào thị trường bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau, từ việc
sử dụng quảng cáo in, quảng cáo bằng băng rôn, tạo trang web, chào hàng
sản phẩm và dịch vụ đến các khách hàng, cho tới sưu tầm thông tin để lập
danh sách khách hàng tiềm năng, thiết kế hệ thống ghi âm điện thoại, thậm
chí cả nghiên cứu và đưa ra chiến lược lôi kéo khách hàng,… Các hoạt
động tiếp thị ngày càng đa dạng nhưng bao giờ và ở quốc gia nào cũng vậy,
luôn chịu sự điều chỉnh của những khuôn khổ pháp lý nhất định. Đối với các
doanh nghiệp trẻ vừa khởi sự kinh doanh, chi tiết này cần được quan tâm
đặc biệt.
Những doanh nghiệp lâu năm có lợi thế lớn là nắm vững các quy định pháp
luật nên họ luôn kịp thời điều chỉnh kế hoạch tiếp thị của mình không mấy khó khăn. Trong khi đó lại có những
doanh nghiệp mới thành lập, do nóng vội để có chỗ đứng trên thị trường, đã có những bước đi không suy
tính. Vừa chân ướt chân ráo vào thương trường, họ đã dùng những lời lẽ cường điệu để quảng cáo cho
doanh nghiệp mình, đại loại kiểu như “chúng tôi là nhất”, “chúng tôi dẫn đầu trên thị trường”, hay vô tư “bê
nguyên xi” một số hình ảnh độc quyền nào đó mà doanh nghiệp khác đang sử dụng… Điều này rất có thể
đem lại những rắc rối cho doanh nghiệp khi các doanh nghiệp khác đưa sự việc ra tòa án Chỉ đến lúc đó, họ
mới bắt đầu nhìn vào các doanh nghiệp đàn anh để học tập kinh nghiệm xây dựng và thiết kế nội dung
website, chào hàng, quảng cáo, tiếp thị …
Để tránh những phiền phức không đáng có chỉ vì “mù … luật pháp”, các doanh nghiệp mới thành lập cần
nghiên cứu và xem xét thật kỹ lưỡng các thông điệp tiếp thị mà họ muốn gửi tới công chúng cũng như bản
giới thiệu năng lực, để từ đó đối chiếu với các quy định pháp lý có thể phải đối mặt như: vi phạm bản quyền,
gian lận, gây hiểu nhầm, nói xấu đối tác,…
Các tác giả của những trang web chào hàng, thiết kế đồ hoạ hay quảng cáo luôn được luật pháp bảo vệ trong
trường hợp có ai đó sao chép công trình của họ. Điều này ghi rơ trong Bộ luật về quyền tác giả. Một doanh
nghiệp cần thận trọng quan sát và phân tích thấu đáo các chiến lược tiếp thị của mình. Việc này nhằm bảo
đảm rằng nội dung, hình ảnh, bố cục, và thiết kế của một quảng cáo, trang web, chào hàng,… không sao chép
từ bất kỳ nguồn nào. Luật pháp chấp nhận cho phép sử dụng một số yếu tố nhất định, trong khi những yếu tố
khác lại không thể được. Tốt nhất, doanh nghiệp nên có những chất liệu tiếp thị càng độc đáo bao nhiêu càng


tốt bấy nhiêu.
Cũng tương tự, doanh nghiệp phải đảm bảo rằng những bản chào hàng, nội dung quảng cáo hay giới thiệu
của mình là trung thực và có sẵn những dữ liệu chính xác để chứng minh. Ví dụ, nếu trong quảng cáo nói:
“Sản phẩm của chúng tôi có giá rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh là 30%”, doanh nghiệp phải chứng minh được
điều đó. Nếu một đối thủ cạnh tranh yêu cầu đánh giá tính trung thực của tuyên bố này mà doanh nghiệp
không thể chứng minh được, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến việc bồi thường
thiệt hại hay phải nộp các khoản tiền phạt dân sự . Để an toàn, các doanh nghiệp nên định kỳ xem xét lại tất
cả kế hoạch tiếp thị của mình nhằm đảm bảo tính trung thực và chính xác.
Phần lớn các quy định pháp luật đều chỉ rơ sự khác biệt giữa những bản báo cáo số liệu xác thực (ví dụ, “có
thể giữ 9,5 kg”) với những lời tuyên bố có tính chất quan điểm (kiểu như, “thức ăn tốt nhất trong thị trấn”). Bản
báo cáo số liệu xác thực là tài liệu mà một ai đó có thể chứng minh hay phản đối, trong khi tuyên bố có tính
chất quan điểm lại là một cái gì đó không thể cho câu trả lời đúng hay sai. Một doanh nghiệp khôn ngoan và
thận trọng luôn có những tuyên bố mang tính chất quan điểm như vậy. Nếu không, bạn cần đảm bảo rằng
doanh nghiệp có thể chứng minh được bằng các số liệu xác thực nào đó đề phòng trường hợp đối thủ cạnh
tranh yêu cầu giải thích và làm rơ.
Thêm một vấn đề pháp lý khác mà các doanh nghiệp mới thành lập cần quan tâm, đó là những thông báo sai
trái hay dễ gây hiểu nhầm. Nếu một doanh nghiệp có phát biểu sai trái khiến người khác có thể hiểu nhầm về
một ai đó hoặc về đối thủ cạnh tranh, thì doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với luật pháp về hành vi phỉ
báng (bằng miệng) và vu cáo (bằng văn bản). Nếu đối thủ cạnh tranh chứng minh được tuyên bố đó gây thiệt
hại cho doanh nghiệp mình, doanh nghiệp sẽ còn phải chịu mọi khoản tiền bồi thường liên quan đến thiệt hai
đó. Ngược lại, nếu tuyên bố đó không có gì sai, đối thủ cạnh tranh vẫn có thể kiến nghị cơ quan chức năng có
biện pháp cảnh cáo doanh nghiệp đó. Bất kể tuyên bố hay ý kiến nào của công ty về một người, một tổ chức
hay một sản phẩm hay dịch vụ nào đó cần được xem xét kỹ lưỡng về tính chính xác. Khi chuẩn bị ra một
quyết định nào đó, doanh nghiệp nên tự đặt câu hỏi: Điều này có chính xác không? Có gây hiểu nhầm không?
Có gì chứng minh tính xác thực hay không?. Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn còn một số nghi vấn về một
nội dung nào đó trong các kế hoạch tiếp thị, tốt hơn cả là nên tạm dừng đưa ra quyết định.
Vấn đề quyền tác giả cũng cần được hết sức lưu ý trước khi doanh nghiệp quyết định các chiến lược tiếp thị.
Các nhắc nhở và cảnh báo về bản quyền sẽ khiến người đọc nhận thức rơ hơn về yêu cầu của doanh nghiệp


×