Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.35 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều nước > 3 lần trong 24 giờ. <b>Tiêu chảy </b>
<b>cấp</b> là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài khơng q 14 ngày.
Nhiễm trùng tại ruột: Virus: Rota virut , Adenovirut, Norovirus - Vi khuẩn : Ecoli,
Shigella: lỵ trực tràng; Tả : thường gây những vụ dịch. Các vi khuẩn khác: Salmonella,
campylobacteria; Ký sinh trùng: Giardia, amip, Cryptosporidia
Nhiễm trùng ngồi ruột: Nhiễm trùng hơ hấp, Nhiễm khuẩn đường tiểu, Viêm màng
não
Tiêu chảy do thuốc: kháng sinh, nhuận tràng...
Tiêu chảy do dị ứng thức ăn: sữa bò, trứng, tôm, cá...Tiêu chảy do các nguyên
nhân hiếm gặp hơn: Rối loạn q trình hấp thu, tiêu hóa, Viêm ruột do hóa trị hoặc xạ trị,
Bệnh lý ngoại khoa: lồng ruột, <b>viêm ruột thừa cấp,</b> thiếu vitamin, uống kim loại
nặng
<b>Các yếu tố thuận lợi:</b>
Tuổi: 80% trẻ bị tiêu chảy < 2 tuổi
Trẻ suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, sau sởi, AIDS....
Tập quán làm nguy cơ tiêu chảy cấp: Bú bình, khơng ni bằng sữa mẹ 4-6 tháng
đầu, Cai sữa sớm, thức ăn bị ô nhiễm, Nước uống bị ô nhiễm, không đun chin, không
rửa tay trước ăn
Mùa hè tiêu chảy nhiễm khuẩn cao, mùa đơng thường do virut, trong đó Virut rota là
nặng nhất
<b>3.1 Phân loại tiêu chảy theo cơ chế bệnh sinh</b>
Tiêu chảy xâm nhập: yếu tố gây bệnh, gây phản ứng viêm và phá hủy tế bào niêm
mạc ruột: E.coli, Shigella....
Tiêu chảy thẩm thấu: yếu tố gây bệnh gây tổn thương các tế bào hấp thu ở ruột non:
Rota virus, Giardia....
Tiêu chảy do xuất tiết: yếu tố gây bệnh tác động đến liên bào nhung mao ruột: tả, ....
<b>3.2. Phân loại theo lâm sàng</b>
Tiêu chảy cấp phân nước
Tiêu chảy cấp phân máu
Tiêu chảy kéo dài: là đợt tiêu chảy từ 14 ngày trở lên
Tiêu chảy kèm theo suy dinh dưỡng nặng
<b>3.3. Phân loại dựa vào nồng độ Natri/máu</b>
Mất nước đẳng trương: Na/máu: 130 -150 mmol/l
Mất nước ưu trương: Na/máu > 150 mmol/l
Mất nước nhược trương: Na/máu < 130 mmol/l
<b>3.4. Phân loại theo mức độ mất nước</b>
Mất dưới 5% trọng lượng cơ thể : Chưa mất nước
Mất từ 5 -> 10% trọng lượng cơ thể : mất nước trung bình đến nặng
Mất > 10% trọng lượng cơ thể : Suy tuần hoàn nặng.
Xác định mức độ mất nước:
Không mất nước Phác đồ A Điều trị tiêu chảy tại nhà
Có 04 nguyên tắc:
<b>1. Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để phịng mất nước:</b>
Oresol, những dung dịch có vị mặn: nước cháo muối, nước cơm có muối, súp rau quả hoặc
Cách uống Oresol:
Cho trẻ uống từng thìa cứ 2 phút đút 1 thìa, nếu nơn cho nghỉ 10 phút sau uống tiếp.
Trẻ < 2 tuổi : uống 50 -100 ml sau mỗi lần đi ngoài
Trẻ > 2 tuổi : 100 – 200 ml sau mỗi lần đi ngoài
<b>2. Tiếp tục cho trẻ ăn</b>
Khi trẻ bú mẹ hồn tồn vẫn tiếp tục bú mẹ bình thường, khẩu phần ăn hằng ngày vẫn tiếp
tục và tăng dần lên, không bắt buộc phải uống sữa không đường, nấu ăn phải nhừ, mềm.
Không ăn thức ăn nhiều đường và khó tiêu. Ăn thêm thức ăn có kali: chuối, hoa quả tươi.
Nếu trẻ ăn sữa ngoài thì duy trì loại sữa trẻ đang ăn, khơng pha lỗng sữa. Sau khi khỏi đi
ngồi cho ăn thêm 1 bữa ngồi những bữa bình thường.
<b>3. Cho trẻ uống bổ sung kẽm</b>
Trẻ 1 < 6 tháng : 10mg/ngày x 10 – 14 ngày
Trẻ ≥6 tháng : 20 mg/ngày x 10 -14 ngày
<b>4. Đưa trẻ đến khám ngay khi có 1 trong những biểu hiện sau</b>
Đi ngồi rất nhiều lần phân lỏng, đi liên tục
Nôn tái diễn
Trở nên rất khát
Ăn uống kém hoặc bỏ bú
Sốt cao hơn
Có máu trong phân.
Oresol, kẽm, Racecadotril, Smecta, Probiotic: S. boulacdi.
Những thuốc không được dùng trong <b>điều trị tiêu chảy</b>: không dùng thuốc chống
nôn, cầm ỉa, thuốc kháng sinh. Chỉ dùng kháng sinh trong những trường hợp tiêu chảy
phân máu, tả, xét nghiệm có vi khuẩn.
Thực hiện tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia, uống phịng Rota
Virut.
Giữ vệ sinh sạch sẽ: môi trường sống, nguồn nước, đồ ăn, vệ sinh đôi bàn tay,
nguồn thực phẩm an toàn, sạch sẽ...
Bú mẹ đến 24 tháng.
Tác giả Dương Hồng Dung - Trường MN Hoa Hồng
Nguồn tin: Sưu tầm