Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cần làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.47 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cần làm gì khi trẻ bị chảy máu </b>


<b>cam?</b>



<b>Suckhoedoisong.vn - Chảy máu cam rất hay gặp ở trẻ nhỏ, </b>
<b>thường chảy máu cam ở một bên, đôi khi cũng có thể ở cả hai </b>
<b>bên.</b>


Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ,
đặc biệt gây ra cho trẻ tâm lý sợ hãi.


<b>Nóng trong người dễ bị chảy máu cam</b>


Mũi là nơi đưa lượng khí vào bên trong cơ thể. Do vậy, tất cả các
nguyên nhân làm thay đổi hoặc tổn thương khoang mũi đều dẫn tới
việc chảy máu cam ở trẻ.


Chấn thương ở mũi, do tai nạn hay do va đập mạnh, đánh nhau. Khi bị
tác dụng lực vào mũi sẽ làm vỡ các mạch máu trong hốc mũi gây chảy
máu và nếu nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn, ảnh hưởng đến
sức khỏe của trẻ.


Nguyên nhân sinh lý thứ hai rất thường gặp trong mùa hè, trẻ bị nóng
trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ gây
ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngốy mũi vơ tình làm vỡ mạch
máu và chảy máu cam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Cách xử trí đúng khi trẻ bị chảy máu cam.</i>


Trên thực tế, tại phòng khám có rất nhiều trường hợp (nhất là bé trai)
hay bị chảy máu cam, khi đã bị thì rất lâu và khó cầm máu, khi đó có
thể trẻ mắc bệnh Hemophilie hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu. Đây là 2


bệnh lý về huyết học tương đối thường gặp ở trẻ nhỏ. Cần phải được
xét nghiệm để chẩn đốn chính xác và điều trị theo phác đồ phù hợp.
Nguyên nhân bệnh lý tiếp theo là tình trạng viêm mũi ở trẻ, hiện tượng
này làm cho lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn,
vì thế, các mạch máu nằm ngay dưới đó và niêm mạc mũi cũng bị trầy
xước hoặc rách. Viêm mũi gây kích thích tạo ra các dịch rỉ viêm gây
đau, ngứa ngáy, khó chịu làm trẻ càng cho tay vào mũi ngoáy gây chảy
máu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Sau một thời gian, nếu không được điều trị, khối u sẽ phát triển lớn và
trẻ có thêm nhiều triệu chứng khác như tắc mũi, ù tai. Trường hợp nặng
có thể dẫn đến tử vong. Điều mà các bác sĩ lo ngại nhất ở bệnh này là
nguy cơ chảy máu ồ ạt khi đụng vào khối u. Nếu can thiệp không khéo,
máu từ khối u sẽ chảy dữ dội, khó cầm lại được. Khơng ít bệnh nhân đã
tử vong trên bàn mổ hoặc trong giai đoạn thay gạc mũi sau phẫu thuật.
Khối u càng lớn thì nguy cơ tử vong trong phẫu thuật của bệnh nhân sẽ
càng cao.


Nếu được phát hiện sớm khi khối u còn nhỏ, bác sĩ sẽ áp dụng phương
pháp phẫu thuật nội soi để cắt bỏ u một cách dễ dàng. Nhưng khi khối
u đã lớn, bác sĩ phải cắt xương mặt để tiến vào hốc mũi loại bỏ khối u,
điều này vừa gây nguy hiểm vừa ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ cho
trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Chảy máu cam rất hay gặp ở trẻ nhỏ.</i>


<b>Xử lý khi trẻ chảy máu cam</b>


Khi trẻ bị chảy máu, trước tiên bạn phải thật bình tĩnh, cho trẻ ngồi
xuống ghế và hơi ngả ra phía trước (gập người về phía trước) sao cho vị


trí mũi cao hơn vị trí tim. Vì khi ở vị trí này, máu sẽ chảy ra ngồi hai lỗ
mũi mà khơng chảy ngược vào họng trẻ.


Dùng hai ngón tay (ngón cái và ngón trỏ) bóp chặt liên tục hai cánh
mũi của trẻ để chúng chụm lại với nhau trong khoảng 10 phút. Khi ấy,
cho trẻ thở bằng miệng. Bạn có thể sử dụng khăn lạnh đắp ở phần
sống mũi của trẻ để cầm máu. Dặn trẻ thật kỹ, tuyệt đối không được
nuốt máu bởi nếu trẻ nuốt vào thì có thể gây nơn hoặc tiêu chảy ở trẻ
sau đó. Nhỏ một giọt chanh vắt vào trong lỗ mũi trẻ. Máu sẽ nhanh
chóng ngừng chảy.


Dùng một miếng gạc lạnh hay một túi đá chườm để chườm lên trên
cánh mũi. Khi máu đã ngưng chảy, bạn dặn trẻ không nên khụt khịt,
hắt hơi hay ngốy mũi vì sẽ rất dễ khiến cho máu chảy lại. Sau khi bạn
đã cầm được máu cho trẻ, hãy rửa mặt cho trẻ thật sạch với nước lạnh,
thái một củ hành và cho trẻ ngửi. Tiếp đó, bạn cũng có thể cho trẻ ăn
một chút mật ong hoặc đường. Nếu chảy máu kéo dài trên 15 phút,
chảy máu cam sau khi bị ngã, bị chấn thương đầu hoặc thường xuyên
bị chảy máu cam, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để được
khám và tư vấn điều trị kịp thời.


Để phòng chảy máu cam, bố mẹ cần thường xuyên cắt móng tay cho
trẻ để tránh tổn thương mũi. Mùa nóng, cho bé ăn nhiều rau, hoa quả
để tăng cường vitamin C, nhắc bé uống đủ nước để tránh bị nóng và
khơ niêm mạc.


<b>Nguồn tin: BS. Duy Long</b>


</div>

<!--links-->

×