Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Những nguyên tắc vàng tắm cho bé yêu an toàn nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.91 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Những nguyên tắc vàng tắm cho bé yêu an toàn nhất.</b>


<b>Việc tắm và vệ sinh cho trẻ sơ sinh là việc khó khăn mà khơng phải người mẹ </b>
<b>nào cũng làm được, đặc biệt là đối với các bà mẹ có con lần đầu. Vì vậy, các </b>
<b>bà mẹ cần chú ý các điều sau đây khi tắm cho trẻ để đảm bảo an toàn nhất </b>
<b>cho bé yêu nhà mình nhé.</b>


<b>1.Thời điểm tắm cho trẻ:</b>


Việc tắm cho trẻ so sinh là rất quan trọng, nó khơng những có tác dụng làm sạch cơ
thể trẻ mà cịn có thể giúp thúc đẩy q trình lưu thơng máu được dễ dàng hơn.
Tùy theo thời gian biểu của từng đứa trẻ mà thời điểm tắm cho bé khác
nhau, nhưng bạn nên nhớ lựa chọn khoảng thời gian trước giờ ngủ và trước
<b>khi cho trẻ ăn từ 1 đến 2 tiếng để tránh cho trẻ bị trớ sữa,</b> thời điểm đó cũng là
lúc tốt nhất giúp bé yêu được thư giãn và ngủ sâu hơn. Nên sử dụng bồn tắm
chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh và chú ý là nên làm sạch bồn tắm và tráng bằng
nước nóng để diệt khuẩn.


Em bé của bạn không cần thiết phải được tắm rửa hàng ngày, chỉ cần 2-3 lần mỗi
tuần là đủ, miễn là bạn vẫn lau mặt, cổ, tay và thay tã cho bé đều đặn hàng ngày


<b>2. Địa điểm tắm cho trẻ:</b>


Các bà mẹ lưu ý về địa điểm tắm bé, theo ý kiến của một số người thì khơng nên
tắm bé trong nhà tắm, hay gần toilet vì là nơi có nhiều vi khuẩn, vi trùng khơng tốt
cho trẻ sơ sinh. Vi vậy các mẹ cần chú ý tắm bé ở nơi đảm bảo an toàn vệ sinh nhé,
Đồng thời, để bé cảm thấy thoải mái, bạn nên tắm cho trẻ ở những nơi ấm áp, kín
đáo, tránh gió lùa. Tắm cho trẻ sẽ dễ dàng hơn với tư thế đứng ở một chậu tắm cao
vừa phải (cỡ đến ngực là vừa); không nên tắm quá nhiều nước, nước trong chậu chỉ
cần cao 15cm là được.



<b>3.Nước tắm cho trẻ:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

vào chậu, hãy kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay của bạn vào
nước, hãy đảm bảo rằng nước chỉ ấm chứ khơng nóng. Bạn cũng cần theo dõi nhiệt
độ nước trong quá trình tắm bé, nếu nước đã nguội lạnh, hãy nhanh chóng kết thúc
việc tắm cho con.


Lưu ý, khi cha mẹ tiến hành tắm cho trẻ cần phải kiểm tra nhiệt độ của nước, nhiệt
<b>độ nước vừa phải là từ 38-41 độ C. Các chuyên gia nhi khoa khuyên rằng khi pha</b>
nước tắm cho trẻ, người lớn nên cho nước lạnh trước rồi cho nước nóng sau. Nếu
cẩn thận hơn, người lớn có thể dùng thiết bị đo nhiệt độ nước để đo được một
cách chính xác.


<b>4. Sử dụng loại xà phịng nào?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

những thứ có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé. Hồ tan xà phịng vào nước
trước khi bắt đầu tắm cho bé. Trong lúc tắm bé, một tay bạn đỡ đầu của con còn
tay còn lại dùng khăn mặt lau nhẹ nhàng khắp người bé.


<b>5. Sử dụng dầu gội đầu cho bé như thế nào?</b>


Nếu tóc của bé có vẻ bẩn, hãy lau đầu cho bé bằng một chiếc dấp nước ấm khơng
xà phịng mỗi ngày, bạn khơng cần phải đem bé vào phịng tắm. Một đến hai lần
mỗi tuần, dùng xà phòng cho em bé hoặc một giọt dầu gội dịu nhẹ, không làm cay
mắt để gội đầu cho bé. Nếu bé bị đóng vảy cứt trâu (viêm da tiết bã nhờn), bạn
dùng bàn chải lông mềm (loại dành cho em bé) chải nhẹ nhàng để làm mịn dần lớp
cứt trâu (khơng nên cố bóc hay gãi mạnh sẽ làm tổn thương da đầu và dễ gây
nhiễm trùng cho bé.)


<b>6. Các bước tắm cho bé như thế nào?</b>



B1: Thu dọn hết những thứ cần thiết để tắm cho bé như chậu tắm, sữa tắm, khăn
tắm, quần áo và tã mới;


B2: Chú ý đến nhiệt độ phịng, đóng các cửa sổ, tắt quạt để bé không bị lạnh;


B3: Cho nước ấm vào khoảng 6cm trong chậu. Mẹ có thể thử nhiệt độ của nước
bằng cách thử ở mặt trong của cổ tay;


B4: Bế em bé vào phòng tắm và cởi hết đồ của bé ra. Nếu mẹ thấy bé đi tắm hay
khóc, thử để nguyên tã của bé và tắm rồi mới từ từ tháo ra. Nó sẽ giúp cho bé cảm
thấy an tồn hơn khi ở dưới nước đấy;


B5:Nhẹ nhàng thả chân bé vào chậu tắm trước rồi mới trượt dần cả người bé
xuống. Dùng một tay để đỡ lấy cổ và đầu bé, tay còn lại múc nước dội lên người bé
để bé không cảm thấy lạnh;


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

bé. Nếu mắt bé đóng ghèn hoặc mũi có gỉ mũi khơ cứng, hãy dùng khăn thấm cho
chúng mềm một chút rồi mới lau sạch. Phần bộ phận sinh dục cần chú ý lau rửa
<b>hàng ngày;</b>


B7: Xả lại cho bé bằng nước và khăn sạch. Cẩn thận nhấc bé ra khỏi chậu tắm.
Các mẹ chú ý dùng một tay đỡ cổ và đầu, tay còn lại giữ lấy phần chân bé. Lúc này
bé đang ướt nên rất trơn, mẹ cần cẩn trọng. Có thể nhờ thêm một người giúp đỡ để
nhận và cuốn bé lại trong một chiếc khăn khô;


B8: Dùng khăn khô để thấm khô cho bé. Nếu làn da bé bị lột da, có thể sử dụng các
loại sữa dưỡng da dịu nhẹ dành cho trẻ sau mỗi lần tắm. Đây là phần da chết thông
thường sau khi sinh chứ không phải cho da bé bị khô;



B9: Cuối cùng, mẹ hãy nhanh chóng mặc tã và quần áo cho bé. Bây giờ mẹ tha hồ
nựng nịu và hôn lên trán cục cưng thơm phức của mình rồi!


<b>Lưu ý:</b>


<b>Nâng đỡ trẻ khi tắm: Khi tắm cho trẻ, bạn nên sử dụng tay trái để đỡ phần đầu</b>
giúp trẻ cố định phần đầu, cho trẻ cảm giác an toàn, tay phải đỡ thân của em bé.
Sau đó, dùng tay phải để rửa nhẹ nhàng phần đầu và vành tai của trẻ. Bạn nên chú
ý tránh để nước chảy vào tai của bé.


<b>Cách rửa mặt cho trẻ: Rất nhiều bà mẹ không chú ý, thường dùng khăn rửa hai</b>
bên má của trẻ sau đó tiến dần vào bên trong là lau mắt và sống mũi. Tuy nhiên
cách làm này lại hoàn toàn không đúng. Phần mắt của trẻ là bộ phận nhạy cảm nhất
trên khuôn mặt nên cần phải được ưu tiên rửa trước tiên. Khi rửa, người lớn phải
thật nhẹ nhàng, sau đó rửa phần sống mũi và hai bên má.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

7.Dùng khăn mềm để ủ ấm trẻ sau tắm:


Da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, nhạy cảm, vì vậy khơng thể dùng những chiếc
khăn thơ cứng vì dễ gây tổn thương cho làn da của trẻ. Người lớn hãy dùng những
chiếc khăn mềm mại và lớn một chút để có thể vừa quấn bé, vừa dùng phần cịn lại
của khăn để làm khơ người cho trẻ. Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại
khăn chuyên dụng dùng để tắm và lau khô bé, tốt nhất nếu có điều kiện các mẹ nên
mua các loại khăn này để sử dụng chăm sóc bé.


Một lưu ý nữa rất quan trọng mà các chuyên gia nhi khoa đưa ra, đó chính là khơng
nên dùng khăn đã lau bộ phận sinh dục của trẻ để đưa lên lau mắt. Điều này có thể
khiến trẻ bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng tới sức khỏe. Các mẹ chú ý khi tắm bé,
chuẩn bị nhiều khăn, mỗi khăn sẽ dùng cho các mục đích khác nhau, tránh trường
họp dùng 1 cái khăn cho nhiều việc.



Khi dùng khăn để lau khô cơ thể trẻ, người lớn chỉ nên dùng khăn khô một mặt,
không nên đã lau một mặt rồi lại lật mặt kia lại để lau, như vậy trẻ rất dễ bị nhiễm
lạnh.


.


<b>8.Giữ an toàn khi tắm bé như thế nào?</b>


Trước khi tắm bé, hãy chuẩn bị mọi thứ bạn cần - xà phịng, khăn mặt, khăn bọc, tã
(bỉm), thậm chí là quần áo để thay cho bé - trong tầm tay với để bạn ln có thể
giữ bé trong tay của mình. Khi đã tắm cho bé xong, hãy nhanh chóng quấn bé lại
trong khăn tắm để tránh làm bé bị nhiễm lạnh. Lau khơ kỹ tồn bộ người bé và nhớ
khơng được bỏ qua các nếp gấp trước khi mặc tã và quần áo cho con. Ngoài ra,
đừng quên những việc sau:


 Tìm hiểu về cách sơ cấp cứu trẻ sơ sinh. Và bạn đừng bao giờ để con một
mình trong chậu tắm hoặc để một đứa trẻ khác giữ bé, dù chỉ trong nửa
phút.


 Đặt bình đun nóng lạnh đến nhiệt độ tối đa là 50 độ C để nếu bé có vơ tình
ngọ nguậy mở vịi nước nóng thì vẫn khơng bị bỏng.


 Bọc vịi nước bằng khăn bông hoặc dụng cụ chuyên dụng để bé khơng thể va
đầu trực tiếp vào vịi nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

 Xả nước chậu tắm hoàn toàn ngay khi sử dụng xong. Trẻ sơ sinh có thể chết
đuối chỉ với 3cm nước.


 Đóng cửa phịng tắm và nấp bồn cầu sau khi bạn rời khỏi.



 Không bao giờ để bé một mình mà khơng có ai giám sát dù chỉ một phút.
Trong trường hợp có chng điện thoại reo hoặc có khách đến, bạn hãy
nhanh chóng cuốn bé trong khăn bông và bế bé theo. Tuyệt đối không được
để bé lại trong chậu tắm mà nước vòi vẫn đang mở vì nước sẽ nhanh chóng
đầy lên hoặc nhiệt độ trở nên nóng hơn sẽ gây nguy hiểm khó lường đối với
bé.


 Một lần nữa vấn đề an toàn cho bé cần được nhắc lại, mẹ không bao giờ để
bé một mình mà khơng chú ý đến bé. Bé có thể bị ngạt thở chỉ với chiếc
chậu chưa đầy 2cm nước và trong vịng chưa đến một phút. Vì thế, các mẹ
luôn luôn phải ghi nhớ điều này.


</div>

<!--links-->
Những nguyên tắc vàng giúp bạn có thể trở thành triệu phú trong vòng 3 năm trieu phu trong vong 3 nam
  • 31
  • 654
  • 0
  • ×