Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Pháp luật về giao dịch chứng khoán trực tuyến và thực trạng giao dịch chứng khoán trực tuyến ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.01 KB, 24 trang )

Đề tài 5: Pháp luật về giao dịch chứng khoán trực tuyến và thực
trạng giao dịch chứng khoán trực tuyến ở Việt Nam

Danh sách nhóm
STT
1
2
3
4
5
6
7

Họ và Tên
Nguyễn Minh Thư
Nguyễn Thị Thùy Dung
Nguyễn Thị Thanh Thư
Hoàng Thị Thu Trang
Tống Thị Phương Anh
Hoàng Thị Thúy
Nguyễn Hồng Sơn

Mã sv
11164983
11160986
11164995
11165351
11160410
11165050
11133820


Bảng từ viết tắt
Từ viết tắt
TTCK
GDCK
GDCKTT
CTCK
SGDCK
TTLKCK
CTĐC
UBCKNN
CBTT
ĐTNN
QTCT
CTQLQ

Từ đầy đủ
Thị trường Chứng khoán
Giao dịch chứng khoán
Giao dịch chứng khốn trực tuyến
Cơng ty chứng khốn
Sở giao dịch chứng khốn
Trung tâm lưu ký chứng khốn
Cơng ty đại chúng
Ủy ban chứng khốn nhà nước
Cơng bố thơng tin
Đầu tư nước ngồi
Quản trị công ty
Công ty quản lý quỹ



Mục Lục
Contents
Lời mở đầu.....................................................................................................................................3
I.

Cơ sở lý luận...........................................................................................................................4
1. Các khái niệm......................................................................................................................4
2. Nguyên tắc giao dịch điện tử trên thị trường chứng khốn............................................5
3. Giải thích từ ngữ.................................................................................................................5

II.

Cơ sở pháp lý.......................................................................................................................6

1. Quy định về yêu cầu dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, an ninh bảo mật và lưu trữ dữ liệu...6
2. Đăng ký, thu hồi chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khốn trực tuyến...10
3. Báo cáo và cơng bố thơng tin trong hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến....12
4. Hoạt động trao đổi thông tin điện tử..............................................................................14
5. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao dịch điện tử
trên thị trường chứng khoán..................................................................................................14
III.

Thực tiễn thi hành tại Việt Nam......................................................................................16

IV.

Kiến nghị và giải pháp......................................................................................................18

1. Kiến nghị............................................................................................................................18
2. Giải pháp...........................................................................................................................20

Kết luận.........................................................................................................................................23
Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................................................24

Lời mở đầu
Mở đầu bằng việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam vào ngày
28-11-1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ. Tính đến nay, năm 2019 là


năm thứ 23 thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hình thành và phát triển, mở
ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn, hiệu quả cho đầu tư phát triển, góp
phần đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Qua 23 năm hoạt động và phát triển, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam
ngày càng khẳng định vai trò là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, giảm bớt sự phụ
thuộc vào nguồn vốn truyền thống từ ngân hàng, hỗ trợ tích cực cho cơng cuộc cải
cách và cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, giúp nền kinh tế Việt Nam phát
triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2019 hiện có trên 2,28 triệu tài khoản của nhà
đầu tư, với hơn 750 công ty niêm yết. Tính đến cuối năm 2018, quy mơ vốn hóa
của thị trường cổ phiếu đạt hơn 3,9 triệu tỷ đồng, tương đương với 71,6% GDP
năm 2018; thị trường Upcom có 804 mã cổ phiếu, giá trị vốn hóa gần 894.000 tỷ
đồng; trái phiếu Chính phủ với giá trị niêm yết đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng, tương
đương 20,3% GDP năm 2018.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet, thì phương thức GDCK
giữa nhà đầu tư với các định chế tài chính trung gian (đặc biệt là các cơng ty chứng
khốn - CTCK) đã có nhiều thay đổi, từ giao dịch tại sàn đến GDCK trực tuyến
(GDCKTT). Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ phát triển vượt bậc hiện nay,
thương mại điện tử tăng trưởng rất mạnh mẽ, cùng với đó là các hiểm họa đe dọa
an tồn thơng tin. Vấn đề đảm bảo an tồn an ninh thông tin, bảo mật thương mại
điện tử được đặt ra rất bức thiết. Và hoạt động GDCKTT hiện nay bộc lộ một số
vấn đề cần được điều chỉnh, từ hoàn thiện khung pháp lý cho đến vấn đề an toàn,

bảo mật trong giao dịch, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên trong GDCK.

Vì vậy nhóm đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài: Pháp luật về giao dịch chứng khoán
trực tuyến và thực trạng ở Việt Nam để làm rõ hơn những vấn đề còn vướng mắc
và đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp đối với hoạt động giao dịch chứng
khoán trực tuyến hiện nay.


I.

Cơ sở lý luận
1. Các khái niệm
1.1. Giao dịch trực tuyến
Giao dịch trực tuyến là hành vi mua, bán tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu và các
cơng cụ tài chính qua Internet, thông thường với một công ty môi giới nào
đó. Cơng ty mơi giới trực tuyến sẽ đưa ra tài khoản demo miễn phí cho
phép bất kỳ ai kết nối với Internet, từ đó có khả năng kinh doanh ảo. Để
quản lý các giao dịch trực tuyến này, bạn cần phải có hai loại tài khoản sau
đây:
 Tài khoản Demat: Nó phục vụ như là một ngân hàng - nơi bạn
mua các cổ phiếu được đặt và các cổ phiếu bạn bán được rút ra.
 Tài khoản giao dịch: Đây là tài khoản thơng qua đó bạn chỉ đạo
các đơn đặt hàng trong thị trường chứng khốn. Nó giúp đo lường
hiệu quả của các giao dịch được thực hiện, bằng cách trình bày tỷ
lệ giữa cổ phiếu bán ra và lợi nhuận thu lại được qua chúng.
1.2.

Hoạt động giao dịch chứng khốn trực tuyến

Theo Khoản 1 Điều 3 Thơng Tư số 134/2017/TT-BTC

“Hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến là hoạt động giao dịch
chứng khốn được thực hiện thơng qua hệ thống công nghệ thông tin
và môi trường mạng Internet, mạng viễn thông hoặc các mạng mở
khác, bao gồm: Giao dịch chứng khoán giữa nhà đầu tư và các tổ chức
cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến; giao dịch chứng
khoán giữa thành viên giao dịch và Sở giao dịch chứng khoán; giao
dịch liên quan đến chứng khoán giữa thành viên lưu ký, thành viên bù
trừ và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.”
Các chứng khoán được phép thực hiện dịch vụ giao dịch trực tuyến là
các chứng khoán được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán,
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và các chứng khốn của cơng ty
đại chúng được giao dịch tại những đầu mối này.
Phương thức giao dịch CKTT: 2 phương thức. Đó là:
 Qua internet
 Qua điện thoại
Các kênh giao dịch chứng khốn trực tuyến: Gồm 4 kênh. Đó là:
 Kênh đặt lệnh trên máy tính cá nhân
 Kênh đặt lệnh trên thiết bị di động


1.3.

 Kênh gọi điện thoại cho nhân viên quản lý tài khoản
 Kênh gọi điện thoại đến tổng đài
Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến

Theo Khoản 2 Điều 3 Thơng Tư số 134/2017/TT-BTC
“Hệ thống giao dịch chứng khốn trực tuyến là hệ thống phục vụ quản
lý và thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, bao gồm:
Trang thiết bị phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng

viễn thơng, mạng Internet, mạng máy tính.”
1.4.

Dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến

- Dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến là dịch vụ do các tổ chức
cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cung cấp cho nhà
đầu tư để mở tài khoản, đặt lệnh, đưa ra yêu cầu đối với các giao dịch
chứng khốn hoặc nhận kết quả giao dịch thơng qua mạng Internet
hoặc điện thoại.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khốn trực tuyến là cơng ty
chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ và đại lý phân phối chứng chỉ quỹ
cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến. (1 số tổ chức
cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến hiện nay: CTCK
VNDIRECT, CTCK FPT, CTCK Ngân hàng Công Thương Việt Nam,
…)
2. Nguyên tắc giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán
Giao dịch điện tử trên thị trường chứng khốn phải đảm bảo ngun
tắc chính xác, cơng bằng, cơng khai, minh bạch, an tồn, hiệu quả và
phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.
3. Giải thích từ ngữ
-

Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà
đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.

-

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước
ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.


-

Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khốn có đủ điều kiện
vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch
chứng khoán.


II.

-

Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao
chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền
liên quan đến sở hữu chứng khoán.

-

Thành viên lưu ký là cơng ty chứng khốn, ngân hàng thương mại
hoạt động tại Việt Nam được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được
Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành
viên lưu ký.

-

Thành viên bù trừ là cơng ty chứng khốn, ngân hàng thương mại,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện bù trừ, thanh toán
giao dịch chứng khoán phái sinh.


Cơ sở pháp lý
Ngày 19/12/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 134/2017/TT-BTC
(Thông tư 134) thay thế Thông tư 87 về hướng dẫn giao dịch điện tử trên
TTCK. Thông tư 134 bao gồm nhiều nội dung mới, có kế thừa và bổ sung,
thay thế quy định tại Thông tư 87.
1. Quy định về yêu cầu dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, an ninh bảo mật và
lưu trữ dữ liệu
1.1. Yêu cầu về dịch vụ
• Đối với Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt
Nam:
a) Xây dựng, ban hành quy định kết nối hệ thống giao dịch chứng khốn trực
tuyến, các quy trình về xử lý sự cố, dự phịng hệ thống, kiểm sốt rủi ro trong
hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến phù hợp với Luật Giao dịch điện
tử, Luật An tồn thơng tin mạng, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định
tại Thông tư này;
b) Đảm bảo cung cấp hoạt động giao dịch chứng khốn trực tuyến cơng khai,
cơng bằng, minh bạch, an toàn và hiệu quả cho các thành viên sử dụng cùng
một loại dịch vụ.
• Đối với cơng ty chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán
trực tuyến:
a) Trực tiếp cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khốn trực tuyến cho nhà đầu
tư;
b) Xây dựng trang thơng tin điện tử với tên miền đã đăng ký trên mạng
Internet để cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến. Các chương


trình, ứng dụng dùng để giao dịch chứng khốn trực tuyến phải đăng tải hoặc
tích hợp trên trang thơng tin điện tử này;
c) Ban hành quy trình thực hiện dịch vụ giao dịch chứng khốn trực tuyến bao
gồm: Quy trình vận hành theo dõi quản trị hàng ngày; quy trình đăng ký, hủy

sử dụng dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến; quy trình về xử lý sự cố;
quy trình sao lưu dự phịng hệ thống, dữ liệu; quy trình kiểm soát rủi ro trong
hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cho nhà đầu tư
d) Bố trí đội ngũ nhân viên có bằng cấp, chứng chỉ công nghệ thông tin về
quản trị phần mềm, quản trị hệ thống và an ninh thông tin để quản lý và giám
sát các hoạt động của hệ thống giao dịch chứng khốn trực tuyến đảm bảo liên
tục và thơng suốt;
đ) Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến với
nhà đầu tư phải được thể hiện bằng hợp đồng hoặc điều khoản của hợp đồng
mở tài khoản giao dịch chứng khốn, trong đó quy định cụ thể về phương
thức giao dịch chứng khoán trực tuyến, những rủi ro có thể xảy ra khi thực
hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến, trách nhiệm bồi thường của mỗi bên
khi xảy ra rủi ro và trách nhiệm khác liên quan đến hoạt động giao dịch chứng
khoán trực tuyến;
e) Ghi nhận thông tin về các yêu cầu giao dịch của nhà đầu tư trên hệ thống
giao dịch chứng khốn trực tuyến. Các thơng tin này phải lưu trữ để tra cứu
được theo thời gian, phiên đăng nhập, kết quả thực hiện giao dịch, số dư phát
sinh trước và sau giao dịch đối với tài khoản của nhà đầu tư;
g) Thông báo kết quả thực hiện lệnh giao dịch cho nhà đầu tư ngay sau khi
lệnh được khớp trên hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến.
(Điều 5 TT 134/2017/TT-BTC)
1.2. Yêu cầu về hạ tầng, kỹ thuật hệ thống giao dịch chứng khốn
trực tuyến
• Đối với cơng ty chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán
trực tuyến:
a) Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải tách biệt về mặt vật lý
với các hệ thống kinh doanh khác của cơng ty để đảm bảo an tồn thơng tin
mạng, giảm thiểu rủi ro và tránh xung đột giữa các hệ thống;
b) Trang bị máy chủ chuyên dùng cho hệ thống giao dịch chứng khốn trực
tuyến, khơng sử dụng máy tính cá nhân đóng vai trị máy chủ và không sử

dụng chung với máy chủ của các đơn vị hoặc công ty khác. Trang thiết bị
công nghệ thông tin chuyên dùng cho hệ thống giao dịch chứng khoán trực
tuyến phải có dự phịng;


c) Khu vực đặt hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải bảo đảm các
điều kiện an ninh, môi trường và an toàn hệ thống: Khu vực riêng biệt, có hệ
thống khóa từ hoặc thiết bị tương đương kiểm sốt vào ra, hệ thống ghi hình;
hệ thống báo cháy và chữa cháy chun dụng; hệ thống điều hịa khơng khí,
theo dõi kiểm sốt nhiệt độ và độ ẩm; hệ thống lưu điện và máy phát điện dự
phòng chuyên dụng; hệ thống chống sét lan truyền;
d) Cơng ty có thể thuê chỗ đặt hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến tại
các trung tâm dữ liệu (Data Center). Các trung tâm dữ liệu này phải đảm bảo
tuân thủ theo quy định của pháp luật về hoạt động của Data Center. Hệ thống
giao dịch chứng khoán trực tuyến đặt tại Data Center phải có các giải pháp
đảm bảo tránh truy cập và khai thác dữ liệu bất hợp pháp;
đ) Hệ thống giao dịch chứng khốn trực tuyến phải tích hợp giải pháp có sử
dụng chứng thư số, chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ
ký số công cộng
e) Cung cấp phương thức giao dịch qua điện thoại phải trang bị hệ thống
tổng đài có chức năng ghi âm, quản lý, tra cứu cuộc gọi và có dự phòng. Mọi
cuộc gọi đặt lệnh của nhà đầu tư phải được ghi âm lưu trữ đầy đủ và phải
đảm bảo an ninh thông tin và bảo mật dữ liệu;
g) Áp dụng những biện pháp kỹ thuật hoặc quản lý để thiết lập các mức giới
hạn về mua bán chứng khoán theo quy định của pháp luật cho nhà đầu tư
tham gia dịch vụ giao dịch chứng khốn trực tuyến
• Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, tổ
chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khốn trực tuyến phải có phương
án dự phịng cho hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến và cung cấp
phương thức giao dịch thay thế trong trường hợp hệ thống giao dịch chứng

khoán trực tuyến gặp sự cố. (Điều 6 TT 134/2017/TT-BTC)
1.3. Quy định về an ninh bảo mật thông tin và lưu trữ dữ liệu của tổ
chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến
- Trang thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử của tổ chức cung cấp dịch
vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến phải được xác thực bởi chứng thư
số.
- Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải được thiết lập để ngăn
chặn việc truy cập bất hợp pháp vào hệ thống kinh doanh nội bộ thông
qua hoạt động giao dịch trực tuyến và phải được phân quyền hệ thống
giữa các bộ phận nghiệp vụ có tiềm ẩn xung đột lợi ích theo quy trình
kiểm sốt nội bộ.


-

Hệ thống phần mềm ứng dụng trước khi đưa vào khai thác, vận hành
phải được rà soát, quét lỗ hổng bảo mật và có báo cáo đánh giá bằng biên
bản. Môi trường vận hành hệ thống phần mềm giao dịch chứng khốn
trực tuyến phải tách biệt với mơi trường kiểm thử, môi trường phát triển
phần mềm. Định kỳ thực hiện đánh giá rủi ro an tồn thơng tin mạng của
hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến một (01) năm một (01) lần.
- Hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến phải có các giải pháp kỹ
thuật đảm bảo an tồn thơng tin mạng và bảo mật dữ liệu hệ thống.
- Các chứng từ điện tử, phiếu lệnh điện tử, dữ liệu điện tử và ghi âm các
cuộc gọi đặt lệnh của khách hàng, bao gồm cả lệnh hủy phải được lưu trữ
ít nhất mười (10) năm ở dạng nguyên bản.
- Thông tin về khách hàng sử dụng dịch vụ giao dịch trực tuyến, các lệnh
giao dịch và thông tin trao đổi trên hệ thống phải được mã hóa trên
đường truyền và ở mức ứng dụng, được bảo mật theo quy định của pháp
luật trừ khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

(Điều 7 TT 134/2017/TT-BTC)
1.4. Quy định về xác thực
- Các giải pháp xác thực áp dụng trong giao dịch chứng khoán trực
tuyến phải có độ an tồn tối thiểu tương đương giải pháp xác thực hai
yếu tố trở lên, chủ yếu gồm:
 Giải pháp xác thực hai yếu tố;
 Giải pháp xác thực sử dụng chứng thư số;
- Khi đặt lệnh qua điện thoại, nhà đầu tư phải sử dụng số điện thoại đặt
lệnh và cung cấp tối thiểu các thông tin sau: số tài khoản giao dịch,
thông tin xác thực. Giao dịch chỉ được thực hiện khi thông tin nhà đầu
tư cung cấp được so khớp với thông tin nhà đầu tư đã đăng ký và lưu
trong hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến.
- Nhà đầu tư được lựa chọn giải pháp xác thực do tổ chức cung cấp dịch
vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cung cấp khi đăng ký sử dụng
dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến và được đăng ký lại giải pháp
xác thực khi có nhu cầu.
(Điều 8 TT 134/2017/TT-BTC)
1.5. Quy định về phiếu lệnh điện tử
- Phiếu lệnh điện tử phải có tối thiểu các thông tin: số hiệu lệnh, loại
lệnh, số tài khoản đặt lệnh, phương thức giao dịch, mã chứng khoán
hoặc tên chứng khoán, số lượng và giá giao dịch, thời gian giao dịch
(năm, tháng, ngày, giờ, phút), thiết bị đặt lệnh, địa chỉ vật lý của thiết bị


đặt lệnh hoặc thông tin nhận dạng khác đảm bảo tính duy nhất của thiết
bị đặt lệnh.
- Phiếu lệnh hủy phải có thơng tin về số hiệu lệnh, khối lượng hủy và xác
nhận lệnh hủy.
- Phiếu lệnh điện tử phải được ký bằng chữ ký số hoặc gắn liền, kết hợp
một cách lơ gíc với thơng tin xác thực của nhà đầu tư trước khi được

gửi vào hệ thống.
- Phiếu lệnh điện tử trong giao dịch chứng chỉ quỹ phải đảm bảo đầy đủ
các thông tin theo quy định của pháp luật về giao dịch chứng chỉ quỹ.
(Điều 9 TT 134/2017/TT-BTC)
- Với những điểm mới cơ bản trên đây, Thông tư 134 góp phần từng
bước hồn thiện khung pháp lý đối với hoạt động GDCKTT, giúp cho
TTCK hoạt động ngày càng cơng bằng, hiệu quả, an tồn và minh bạch,
phù hợp với thông lệ quốc tế.
2. Đăng ký, thu hồi chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán
trực tuyến
2.1. Đối tượng đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán
trực tuyến
- Đối tượng đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khốn trực tuyến là
cơng ty chứng khoán thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, đã thực
hiện kết nối với hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khốn và
khơng thuộc trường hợp sau:
- Đang trong quá trình giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị
ngừng giao dịch để chấm dứt tư cách thành viên tại Sở giao dịch chứng
khoán.
- Bị rút nghiệp vụ môi giới hoặc đang thực hiện thủ tục rút nghiệp vụ mơi
giới.
- Bị kiểm sốt, kiểm sốt đặc biệt.
(Điều 10 TT 134/2017/TT-BTC)
2.2.

Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực
tuyến
- Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu
quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 134/2017/TTBTC).
- Danh sách tên và lý lịch của các chuyên gia quản lý hệ thống giao dịch

chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành
kèm theo Thông tư 134/2017/TT-BTC).


- Báo cáo thiết kế hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy
định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 134/2017/TT-BTC).
- Bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận và biên bản kiểm tra hệ thống
giao dịch chứng khoán trực tuyến của Sở giao dịch chứng khoán đối với
thành viên giao dịch.
(Điều 11 TT 134/2017/TT-BTC)
2.3. Thủ tục chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khốn
trực tuyến
- Cơng ty chứng khốn lập hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Thông tư
134/2017/TT-BTC và lựa chọn phương thức giải quyết thủ tục với Ủy ban
Chứng khốn Nhà nước thơng qua hệ thống dịch vụ cơng trực tuyến của
Ủy ban Chứng khốn Nhà nước hoặc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc dịch vụ bưu
chính cơng ích.
- Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ,
trường hợp hồ sơ cần sửa đổi bổ sung, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có
văn bản yêu cầu bổ sung hoặc giải trình bằng văn bản đối với trường hợp
hồ sơ chưa hợp lệ.
- Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cơng
ty chứng khốn phải hồn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu gửi Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước. Sau thời hạn này nếu cơng ty chứng khốn khơng bổ
sung hồ sơ theo yêu cầu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối
chấp thuận.
- Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ
đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và quyết định
chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khốn trực tuyến cho cơng

ty chứng khốn. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(Điều 12 TT 134/2017/TT-BTC)
2.4. Thu hồi quyết định chấp thuận, tạm dừng cung cấp dịch vụ
giao dịch chứng khoán trực tuyến
- Trường hợp cơng ty chứng khốn bị tạm ngừng hoạt động hoặc bị đình chỉ
hoạt động mơi giới chứng khốn hoặc bị đình chỉ tồn bộ hoạt động, cơng ty
chứng khoán phải tạm dừng cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực
tuyến cho đến khi khắc phục được các tình trạng này.
- Cơng ty chứng khốn bị thu hồi Quyết định chấp thuận cung cấp dịch vụ
giao dịch chứng khoán trực tuyến trong các trường hợp sau:


 Đã đăng ký rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán và đã được sự chấp
thuận của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước;
 Bị rút nghiệp vụ mơi giới chứng khoán;
 Bị chấm dứt tư cách thành viên với các Sở giao dịch chứng khoán;
 Bị sáp nhập, bị chia, bị hợp nhất;
 Bị giải thể, bị phá sản, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động;
 Không duy trì, đáp ứng được các quy định tại khoản 2 Điều 5,
khoản 1 và khoản 3 Điều 6, Điều 7, khoản 1 Điều 8 và khoản 3
Điều 9 Thông tư 134/2017/TT-BTC
 Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khốn trực tuyến
có thơng tin sai sự thật;
 Các trường hợp khác do yêu cầu từ phía cơ quan quản lý hoặc do
công ty tự nguyện nộp đơn xin ngừng cung cấp dịch vụ giao dịch
chứng khoán trực tuyến.
- Trình tự thu hồi quyết định chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng
khốn trực tuyến của cơng ty chứng khoán được thực hiện theo hướng dẫn
của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

(Điều 13 TT 134/2017/TT-BTC)
3. Báo cáo và công bố thông tin trong hoạt động giao dịch chứng khoán
trực tuyến
3.1. Quy định về báo cáo trong hoạt động giao dịch chứng khốn
trực tuyến
- Cơng ty chứng khốn được chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch chứng
khoán trực tuyến phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo sau:
 Báo cáo năm về hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến theo
mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư
134/2017/TT-BTC trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết
thúc năm;
 Báo cáo kèm theo các tài liệu liên quan khi có nâng cấp, thay đổi
hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến: Thay đổi core hệ
thống, thay đổi phương thức giao dịch, thay đổi nhân sự công nghệ
thông tin, thay đổi địa điểm đặt hệ thống theo mẫu quy định tại
Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư 134/2017/TT-BTC.
Thời hạn nộp báo cáo trong vòng bảy (07) ngày làm việc sau khi
cơng ty chứng khốn thực hiện nâng cấp hoặc thay đổi.


- Sở giao dịch chứng khoán gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo
sau:
 Báo cáo năm về hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu
quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thơng tư 134/2017/TTBTC trong vịng ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc năm;
 Báo cáo về các thay đổi quy định tiêu chuẩn công nghệ đối với thành
viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán. Thời hạn báo cáo trong
vòng bảy (07) ngày làm việc sau khi có thay đổi.
- Trung tâm lưu ký chứng khốn Việt Nam gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước báo cáo năm về tình hình giao dịch chứng khốn trực tuyến theo mẫu
quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thơng tư 134/2017/TT-BTC

trong vịng ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc năm.
- Trong vòng hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi xảy ra các sự cố nghiêm trọng
liên quan đến hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến, Sở giao dịch
chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khốn Việt Nam, cơng ty chứng
khốn phải gửi báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm
theo Thông tư 134/2017/TT-BTC.
- Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ phải báo cáo Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư
134/2017/TT-BTC tối thiểu năm (05) ngày làm việc trước ngày triển khai hệ
thống giao dịch chứng khoán trực tuyến cho nhà đầu tư; thực hiện báo cáo
năm về hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến theo mẫu quy định tại
Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thơng tư 134/2017/TT-BTC trong vịng ba
mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc năm.
- Báo cáo phải được gửi bằng bản điện tử trên các hệ thống trao đổi thông tin
điện tử theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước.
(Điều 14 TT 134/2017/TT-BTC)
3.2. Cơng bố thơng tin trong hoạt động giao dịch chứng khốn trực
tuyến
- Trang thơng tin điện tử chính thức và phần mềm ứng dụng phục vụ giao
dịch chứng khoán trực tuyến cho nhà đầu tư của cơng ty chứng khốn, cơng
ty quản lý quỹ, đại lý phân phối chứng chỉ quỹ phải công bố các quy định về
dịch vụ giao dịch chứng khốn trực tuyến và những rủi ro có thể xảy ra khi
nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng khốn trực tuyến.
- Sở giao dịch chứng khốn cơng bố trên trang thông tin điện tử của Sở giao
dịch chứng khoán quy định pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử trên thị
trường chứng khoán


- Trung tâm lưu ký chứng khốn Việt Nam cơng bố trên trang thông tin điện
tử của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam danh sách các sản phẩm,

dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến được phép cung cấp; quy định
pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán và các
văn bản quy định về hoạt động giao dịch điện tử do Trung tâm lưu ký chứng
khoán Việt Nam ban hành.
- Ủy ban Chứng khốn Nhà nước đăng tải trên cổng thơng tin điện tử Ủy ban
Chứng khốn Nhà nước danh sách cơng ty chứng khoán được phép cung
cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến, thủ tục, quy định về hồ sơ
đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến, danh sách cơng
ty chứng khốn bị thu hồi quyết định chấp thuận cung cấp dịch vụ giao dịch
chứng khoán trực tuyến.
(Điều 15 TT 134/2017/TT-BTC)
4. Hoạt động trao đổi thông tin điện tử
- Nội dung trao đổi thông tin điện tử bao gồm thông tin trao đổi qua Internet
hoặc mạng riêng liên quan đến các hoạt động sau:
 Chào bán chứng khốn ra cơng chúng, đăng ký chứng khốn, lưu ký
chứng khoán, niêm yết, đăng ký giao dịch và giao dịch chứng khoán;
 Hoạt động quản lý các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 2
Điều 2 Thông tư 134/2017/TT-BTC
 Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán;
 Hoạt động khác liên quan đến thị trường chứng khoán theo quy định
của pháp luật chứng khốn.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ trao đổi thơng tin điện tử có trách nhiệm:
 Tạo lập trang thơng tin điện tử trên mạng Internet đóng vai trị như
một cổng vào cho dịch vụ trao đổi thông tin điện tử;
 Bảo mật thông tin cho các đối tượng đăng ký sử dụng dịch vụ và đảm
bảo an tồn thơng tin cho hệ thống trao đổi thông tin điện tử;
 Ban hành quy chế hướng dẫn về dịch vụ trao đổi thông tin điện tử.
- Đối tượng tham gia trao đổi thông tin điện tử đăng ký sử dụng dịch vụ và
thực hiện theo quy chế hướng dẫn của tổ chức cung cấp dịch vụ trao đổi
thông tin điện tử.

- Việc sử dụng chứng thư số, chữ ký số trong hoạt động trao đổi thông tin
điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử
trong hoạt động tài chính.
Điều 16 TT 134/2017/TT-BTC)
5. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán


5.1.

-

-

-

-

-

-

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao
dịch điện tử trên thị trường chứng khoán
Tuân thủ quy định trong hoạt động giao dịch chứng khoán và thị trường
chứng khoán.
Tuân thủ quy định về bảo vệ thông tin trong hoạt động giao dịch điện tử và
các quy định về an toàn bảo mật, về nhân sự, về hệ thống dữ liệu.
Thực hiện lưu giữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng từ liên quan đến hoạt động
giao dịch chứng khốn trực tuyến của cơng ty; Lập, xác nhận hồ sơ đăng ký

cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khốn trực tuyến có thơng tin chính xác,
thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi phát hiện thơng tin khơng chính xác và
khơng được bỏ sót nội dung quan trọng theo quy định; Thực hiện lưu giữ
thông tin đã báo cáo theo quy định của pháp luật.
Công ty chứng khốn khơng được cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán
trực tuyến khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận hoặc
khi quyết định chấp thuận bị thu hồi.
Thực hiện báo cáo đúng thời hạn, báo cáo đầy đủ nội dung theo quy định
của pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
(Điều 17 TT 134/2017/TT-BTC)
5.2. Kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch điện tử trên thị trường
chứng khoán
Ủy ban Chứng khốn Nhà nước có trách nhiệm giám sát, kiểm tra định kỳ
hoặc bất thường đối với Sở giao dịch chứng khốn, Trung tâm lưu ký
chứng khốn Việt Nam, cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, đại lý
phân phối chứng chỉ quỹ và các tổ chức, cá nhân khác về thực hiện giao
dịch điện tử trên thị trường chứng khoán theo quy định hoặc khi xảy ra sự
cố ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư và sự an tồn của thị trường
chứng khốn.
Sở giao dịch chứng khốn, Trung tâm lưu ký chứng khốn Việt Nam có
trách nhiệm phối hợp giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến
của tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khốn trực tuyến và các tổ
chức, cá nhân có liên quan theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước.
Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trên thị trường chứng khốn có
trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu và các tài liệu liên
quan đến hoạt động giao dịch điện tử khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền.
(Điều 18 TT 134/2017/TT-BTC)



III.

Thực tiễn thi hành tại Việt Nam

Hoạt động cung cấp dịch vụ GDCKTT của CTCK trong thời gian qua có các
đặc điểm chính và một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, về hệ thống kỹ thuật phục vụ GDCKTT: Hệ thống GDCKTT của
CTCK nhìn chung được đầu tư thiết bị tương đối bài bản, có hệ thống chính và
hệ thống dự phòng, cơ bản đáp ứng yêu cầu năng lực của hệ thống giao dịch
trực tuyến.
Các cơng ty đều có giải pháp an tồn bảo mật thơng tin để chống xâm nhập trái
phép và thất thoát dữ liệu; hệ thống phần mềm cung cấp chức năng cơ bản
phục vụ GDCKTT và được nâng cấp, thay đổi core hệ thống giao dịch cho phù
hợp với yêu cầu thực tế của công ty.
Tuy nhiên, việc đầu tư hệ thống có khoảng cách khá lớn giữa các CTCK. Các
cơng ty có tiềm lực tài chính, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường đầu tư xây
dựng hệ thống CNTT bài bản và có chiều sâu, hướng đến sự tiện dụng và an
toàn của khách hàng.
Trong khi đó, các cơng ty ít khả năng về tài chính, hoạt động cầm chừng thì
trang bị hệ thống ở mức tối thiểu nhất có thể để tiết kiệm chi phí. Vì vậy cần
phải có các quy định cụ thể về trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật CNTT, về yêu cầu
đối với phòng máy chủ tại trụ sở CTCK hoặc thuê đặt chỗ tại các trung tâm dữ
liệu.
Thứ hai, về dịch vụ GDCKTT: Thống kê cho thấy khoảng 95% GDCK trên thị
trường sử dụng giao dịch trực tuyến. Đến hết năm 2017, tổng số tài khoản đăng
ký tham gia GDCKTT là hơn 1,7 triệu tài khoản. Tính riêng năm 2017 đã có
hơn 22 triệu lệnh GDCKTT với tổng giá trị giao dịch trung bình là 2.200 nghìn
tỷ đồng.
Việc đặt lệnh của nhà đầu tư thông qua hệ thống GDCKTT của CTCK theo quy

trình cơ bản như sau: nhà đầu tư truy cập vào hệ thống GDCKTT thông qua tên
và mật khẩu truy cập. Sau khi đặt lệnh giao dịch, nhà đầu tư sẽ xác thực đặt
lệnh thông qua các phương thức xác thực khác nhau tùy thuộc vào thỏa thuận
cung cấp dịch vụ giữa nhà đầu tư và CTCK.


Các lệnh của nhà đầu tư sẽ được chuyển vào hệ thống giao dịch của Sở Giao
dịch Chứng khoán (SGDCK). Việc thanh tốn tiền và chứng khốn sau đó thực
hiện qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK). Như vậy, chu trình
GDCK có sự tham gia của nhiều bên, từ nhà đầu tư, tổ chức cung cấp dịch vụ,
SGDCK, TTLKCK. Tuy nhiên, hiện nay quy định về hệ thống GDCKTT đối
với SGDCK, TTLKCK và các tổ chức trung gian khác chưa đầy đủ.
Ngoài ra, TTCK là một thị trường đặc biệt với các hàng hóa là cổ phiếu, trái
phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương,
chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh.
Tuy nhiên, quy định về giao dịch điện tử trên TTCK đang ràng buộc “các
chứng khoán được phép thực hiện dịch vụ giao dịch trực tuyến là các chứng
khoán được giao dịch trên SGDCK” (khoản 2 Điều 5, Thơng tư 87). Do đó,
hạn chế một số sản phẩm chứng khốn khơng được thực hiện giao dịch trực
tuyến.
Thứ ba, về an toàn bảo mật trong GDCKTT: Theo thống kê cho thấy, CTCK
chủ yếu cung cấp các giải pháp xác thực đặt lệnh GDCKTT cho nhà đầu tư
như: Tên đăng nhập/ mật khẩu; OTP (One Time Password – mật khẩu sử dụng
một lần), thẻ ma trận; một số ít CTCK cung cấp giải pháp có áp dụng chữ ký
số.
Trong số các giải pháp trên, giải pháp xác thực bằng Tên đăng nhập/ mật khẩu
(xác thực một yếu tố) là giải pháp được đa số CTCK cung cấp cho nhà đầu tư
đặt lệnh trực tuyến qua internet. Nhà đầu tư thực hiện qua hai lần nhập mật
khẩu gồm mật khẩu đăng nhập và mật khẩu đặt lệnh. Phần lớn các CTCK này
đều cho phép nhà đầu tư sử dụng mật khẩu đăng nhập và mật khẩu đặt lệnh

giống nhau.
Điều này đã làm giảm hiệu quả an toàn bảo mật và tiềm ẩn rủi ro nếu mật khẩu
đăng nhập của khách hàng bị lộ. Trong môi trường mạng internet với nhiều
hiểm họa tấn công mạng ngày càng tinh vi như hiện nay, cơ chế xác thực một
yếu tố sử dụng tên người dùng và mật khẩu không phù hợp cho giao dịch nhạy
cảm như GDCKTT vì khả năng người dùng bị giả mạo hay chiếm mật khẩu là
rất dễ dàng.
Các CTCK đều không yêu cầu khách hàng đặt lệnh trực tuyến phải ký phiếu
lệnh giấy (bản cứng). Nếu nhà đầu tư sử dụng phiếu lệnh điện tử trong
GDCKTT, phiếu lệnh phải được ký bằng chữ ký điện tử của nhà đầu tư thì lệnh
đặt mới có giá trị pháp lý. Phương thức xác thực nêu trên chưa đảm bảo được


yêu cầu đối với phiếu lệnh điện tử, về lý thuyết, giao dịch có thể bị một trong
hai bên chối bỏ.
Điều này tiềm ẩn rủi ro cao cho cả nhà đầu tư và CTCK nếu có xảy ra tranh
chấp vì khơng có căn cứ phân xử. Xét về khía cạnh người dùng là nhà đầu tư,
họ thường chọn phương thức giao dịch đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và
tin tưởng ở dịch vụ CTCK cung cấp nhưng chưa đánh giá được hết rủi ro khi
xảy ra tranh chấp.
Tuy nhiên, do chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về việc xác thực danh tính
của nhà đầu tư khi thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán trực tuyến, dẫn
đến việc CTCK đặt nặng việc chọn giải pháp đơn giản, thuận tiện cho nhà đầu
tư cao hơn vấn đề an toàn giao dịch.
Từ đó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư khi tham gia GDCKTT, đồng thời
không tạo được sự công bằng giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ GDCKTT.
Thực tế là có những CTCK được đầu tư tốt, có giải pháp an tồn giao dịch cho
nhà đầu tư nhưng phải từ bỏ để chọn giải pháp đơn giản nhằm tránh bị mất
khách hàng.
Thứ tư, về báo cáo và công bố thông tin trong hoạt động GDCKTT: Dữ liệu

báo cáo tình hình GDCKTT đặc biệt khi có sự cố là một trong những thông tin
quan trọng cho việc lập quy hoạch, phục vụ công tác quản lý nhà nước về
TTCK và đề ra các giải pháp xử lý nhằm ngăn chặn kịp thời các nguy cơ tiềm
ẩn rủi ro trong giao dịch điện tử trên TTCK.
Tuy nhiên, chưa có quy định về báo cáo các trường hợp có sự cố gây mất an
toàn hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động GDCKTT. Nội dung
trong các báo cáo định kỳ của CTCK, SGDCK, TTLKCK cịn mang tính định
tính.
 Các hạn chế trên đây cho thấy cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc
quản lý, giám sát hoạt động giao dịch điện tử trên TTCK hiệu quả
hơn, góp phần đảm bảo cho các hoạt động giao dịch điện tử trên trị
trường được an tồn, bảo mật, cơng bằng, minh bạch, hiệu quả, đồng
thời tăng tính thuận tiện, an toàn cho người dùng khi sử dụng các dịch
vụ GDCKTT.

IV.

Kiến nghị và giải pháp
1. Kiến nghị


Trên cơ sở tổng kết thực hiện Luật Chứng khoán năm 2006 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010, UBCKNN đã
tham mưu giúp Bộ Tài chính xây dựng trình Chính phủ các nhóm chính
sách đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khốn. Cụ thể như sau:
Một là nhóm chính sách về hàng hóa trên TTCK, nhằm cải thiện chất
lượng hàng hóa trên TTCK, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều kiện cụ
thể về việc chào bán/phát hành chứng khoán; bổ sung, luật hóa quy định về
phát hành chứng khốn đối với một số loại chứng khốn khác ngồi cổ
phiếu, trái phiếu; sửa đổi quy định về CTĐC, bao gồm điều kiện để trở

thành CTĐC; quyền và nghĩa vụ của CTĐC (trong đó có vấn đề QTCT,
kiểm tốn, CBTT).
Hai là nhóm chính sách về thị trường giao dịch chứng khốn, nhằm tổ
chức thị trường giao dịch chứng khốn cơng bằng, cơng khai, minh bạch và
hiệu quả, đề xuất sửa đổi quy định về mơ hình tổ chức, hoạt động của
SGDCK. Theo đó SGDCK Việt Nam được tổ chức dưới hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc công ty cổ phần (CTCP) với mơ hình
cơng ty mẹ - cơng ty con; SGDCK Việt Nam hoạt động khơng vì mục đích
lợi nhuận; bộ máy quản lý, điều hành của SGDCK được tổ chức phù hợp
với Luật Doanh nghiệp và các văn bản có liên quan.
Đồng thời, sửa đổi làm rõ nghĩa vụ giám sát của SGDCK; quy định rõ khu
vực thị trường cổ phiếu, trái phiếu, TTCKPS. Xác định các giải pháp,
nhiệm vụ, quyền hạn của SGDCK, TTLKCK, cơ quan quản lý nhà nước về
chứng khoán và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc phịng ngừa,
xử lý rủi ro, khủng hoảng nhằm bảo đảm an toàn của TTCK.
Ba là nhóm chính sách về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng
khoán, nhằm củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp
dịch vụ liên quan đến quản lý chứng khoán của nhà đầu tư, đề xuất sửa đổi
mơ hình hoạt động của tổ chức lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Tổ chức này sẽ hoạt động dưới hình thức CTCP hoặc cơng ty TNHH với
mơ hình tổng cơng ty, có các cơng ty thành viên thực hiện tách bạch hoạt
động bù trừ thanh toán chứng khoán với hoạt động lưu ký chứng khốn;
hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận; bộ máy quản lý, điều hành được tổ
chức phù hợp theo Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên
quan. Bên cạnh đó, bổ sung quy định về thanh tốn giao dịch chứng khoán


phái sinh, về tổ chức hoạt động của mơ hình thanh toán đối tác trung tâm và
các quy định về phịng ngừa rủi ro, bảo đảm khả năng thanh tốn.
Bốn là nhóm chính sách về thu hút ĐTNN trên TTCK Việt Nam, để tạo

điều kiện thu hút vốn đầu tư của nhà ĐTNN trên TTCK Việt Nam, đề xuất
rà soát, cải cách, sửa đổi điều kiện, trình tự, thủ tục đối với nhà ĐTNN
tham gia đầu tư trên TTCK Việt Nam.
Đối với quy định sở hữu nhà nước tại CTĐC, sửa đổi quy định hiện hành
theo hướng: (1) Cam kết quốc tế có quy định sở hữu của nước ngồi thì
thực hiện theo cam kết; (2) Pháp luật chuyên ngành quy định tỷ lệ sở hữu
của nước ngồi thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành; (3) Các ngành
nghề kinh doanh có điều kiện thì cần quy định rõ từng ngành nghề về tỷ lệ
sở hữu; (4) Các ngành nghề mà pháp luật chuyên ngành không hoặc chưa
quy định về tỷ lệ sở hữu thì khơng hạn chế tỷ lệ tham gia của nhà ĐTNN.
Năm là nhóm chính sách về QTCT, nhằm nâng cao chất lượng các doanh
nghiệp trên TTCK, đề xuất chuẩn hóa quy định về quản trị CTĐC, quản trị
CTCK, công ty quản lý quỹ (CTQLQ) theo thông lệ quốc tế. Xác định rõ
nguyên tắc thực hiện QTCT, theo đó các doanh nghiệp thực hiện QTCT
theo Luật Doanh nghiệp và các quy định trong Luật Chứng khoán.
Sáu là nhóm chính sách về tổ chức kinh doanh chứng khốn, để đáp ứng
yêu cầu thống nhất, đồng bộ trong quản lý các tổ chức kinh doanh chứng
khoán, nâng cao vị trí, vai trị của các doanh nghiệp này trên TTCK, đề
xuất sửa đổi việc cấp giấy phép theo hướng các doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
Cơ quan quản lý nhà nước về TTCK cấp giấy phép hoạt động của tổ chức
kinh doanh chứng khoán. Bổ sung quy định về quyền hạn, trách nhiệm của
các CTCK, CTQLQ trong việc giám sát đảm bảo khách hàng tuân thủ quy
định giao dịch chứng khoán; đồng thời, CTCK có trách nhiệm phối hợp với
cơ quan quản lý nhà nước, SGDCK trong việc kiểm tra, giám sát.
Bảy là nhóm chính sách về CBTT, nhằm tăng cường tính cơng khai, minh
bạch của TTCK, tiếp cận với chuẩn mực và thông lệ quốc tế về CBTT trên
TTCK, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và niềm tin của thị
trường, đề xuất chuẩn hóa quy định CBTT trên TTCK Việt Nam; bổ sung
trách nhiệm CBTT đối với cổ đông lớn/nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên đối

với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư; nhóm người có liên quan và người nội


bộ công ty; và quy định tiêu chuẩn CBTT theo nhóm cơng ty dựa trên quy
mơ vốn và tính đại chúng.
Tám là nhóm chính sách về hồn thiện nhiệm vụ, quyền hạn của
UBCKNN, nhằm bảo đảm cho UBCKNN có đủ thẩm quyền trong việc
thanh tra, kiểm tra, giám sát và cưỡng chế thực thi, giúp hoạt động TTCK
lành mạnh, tuân thủ pháp luật, giữ nghiêm kỷ luật của thị trường, đề xuất
bổ sung một số quy định về thẩm quyền của UBCKNN khi tiến hành thanh
tra, kiểm tra, xử lý vi phạm như yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan
cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát, xác minh
vi phạm; yêu cầu tổ chức, cá nhân có biểu hiện vi phạm giải trình, đối chất;
đồng thời, bổ sung thẩm quyền xử phạt trong xử lý vi phạm pháp luật về
chứng khoán.
Ngày 31/8/2017, Chính phủ đã thơng qua các chính sách đề nghị xây dựng
Luật Chứng khoán (sửa đổi) tại Nghị quyết số 83/NQ-CP phiên họp Chính
phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8/2017 để trình Quốc hội xem
xét.
Việc xây dựng và trình Chính phủ thơng qua các chính sách đề nghị xây
dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi) là điểm nhấn quan trọng trong cơng tác
xây dựng và hồn thiện pháp luật về chứng khoán và TTCK.
Đây là những định hướng cơ bản cho việc hồn thiện Luật Chứng khốn
trong thời gian tới, góp phần hồn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp
lý cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của TTCK, đáp ứng yêu cầu hội nhập,
bảo đảm TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền
kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ, sự an tồn của hệ thống tài chính,
thị trường vốn mà trọng tâm là TTCK.
2. Giải pháp
Một là, cần bổ sung các thành phần tham gia vào hoạt động GDCKTT

trên TTCK, bao gồm văn phòng đại diện, chi nhánh cơng ty quản lý quỹ
(CTQLQ) nước ngồi tại Việt Nam, công ty đại chúng, ngân hàng lưu ký,
ngân hàng giám sát, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đây
là các tổ chức trung gian tham gia vào quá trình vận hành của TTCK,
chịu sự quản lý giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Hai là, quy định hệ thống GDCKTT phải có các giải pháp xác thực có độ
an tồn tối thiểu tương đương giải pháp xác thực hai yếu tố trở lên, bao
gồm: Giải pháp xác thực hai yếu tố; giải pháp xác thực sử dụng chứng
thư số; các giải pháp xác thực khác được pháp luật cho phép và phù hợp
với các quy định của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, thơng tin của
phiếu lệnh điện tử phải có thơng tin của thiết bị đặt lệnh, địa chỉ vật lý
của thiết bị đặt lệnh hoặc thông tin nhận dạng khác đảm bảo tính duy nhất
của thiết bị đặt lệnh. Phiếu lệnh điện tử phải được ký bằng chữ ký số
hoặc gắn liền, kết hợp một cách lơ gíc với thơng tin xác thực của nhà đầu
tư theo quy định tại Điều 8 Thông tư này trước khi được gửi vào hệ
thống.
Ba là, cần loại bỏ, gộp một số nội dung quy định về thủ tục, hồ sơ theo
hướng đơn giản, thuận tiện cho doanh nghiệp, trên cơ sở đó rút ngắn thời
gian xử lý hồ sơ. Cụ thể là rút gọn thành phần hồ sơ đăng ký từ 09 đầu
mục tài liệu xuống còn 04 đầu mục tài liệu, rút gọn thời gian giải quyết
thủ tục từ 35 ngày làm việc xuống còn 20 ngày làm việc.
Bốn là, bổ sung nghĩa vụ cung cấp thông tin, dữ liệu điện tử cho cơ quan
quản lý nhằm hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngăn chặn các hành vi
thao túng thị trường, giao dịch nội gián phù hợp với các quy định hiện
hành và thực tế trong hoạt động giao dịch điện tử trên TTCK hiện nay.
Năm là, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ
chức tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm đối với các cá nhân,
tổ chức, doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thơng (báo chí, trang

tin…) đưa thơng tin sai lệch, thơng tin thiếu đầy đủ, làm méo mó thông
tin, hoặc đưa thông tin bất lợi cho thị trường mà khơng rõ nguồn gốc.
Sáu là, tạo hàng hóa có chất lượng tốt cho thị trường. Việc thực hiện cổ
phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cần gắn với niêm yết
để tạo hàng hóa có chất lượng cho TTCK.
Bảy là, tiếp tục hồn thiện các ngun tắc, khn khổ pháp lý để thúc đẩy
TTCK phát triển một cách sâu, rộng theo hướng minh bạch, đồng bộ,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư và phù hợp với
chuẩn mực quốc tế.


Kết luận
Việc nắm bắt, tận dụng và khai thác có hiệu quả các thành quả khoa học – kỹ
thuật của cuộc CMCN 4.0 trong hỗ trợ công tác quản lý, phát triển thị trường
dịch vụ tài chính hoạt động an toàn, minh bạch, hiệu quả, gắn liền với sự
phát triển của lĩnh vực tài chính – ngân sách và nền kinh tế.
Hướng tới thị trường tài chính Việt Nam hoạt động an toàn, minh bạch, hiệu
quả trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi sự tham gia chủ động, tích
cực của tất cả các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này. Trong đó,
các cơ quan quản lý nhà nước phải đóng vai trị kiến tạo, chủ động định
hướng, dẫn dắt hoạt động của thị trường.
Việt Nam đang dần hướng tới kỉ nguyên của sự phát triển, trở thành biểu
tượng “CON RỒNG ĐƠNG NAM Á” vươn mình trỗi dậy mạnh mẽ, đi đầu
về phát triển nền kinh tế số. Cùng với đó thì Thị trường chứng khốn Việt
Nam sẽ trở thành một trong những thị trường sôi động nhất thế giới.


1.

2.

3.
4.
5.
6.

Danh mục tài liệu tham khảo
Thông Tư số 134/2017/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị
trường chứng khoán ban hành ngày 19/12/2017, có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/03/2018
Nghị định số 165/2018/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài
chính ban hành ngày 24/12/2018, có hiệu lực thi hành từ 10/02/2019
“Nâng cao tính an tồn, bảo mật trong giao dịch chứng khốn trực tuyến”
theo Tạp chí Chứng khốn 03/2018
“Thị trường chứng khốn Việt Nam: Quy mơ vốn hóa đạt 3,9 triệu tỷ đồng”
theo BD (T/h) đăng trên tapchitaichinh.vn
“Quy định mới về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khốn” theo Tạp
chí Chứng khốn 1/2018
“Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong kỷ nguyên Cách
mạng công nghiệp 4.0” - Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 10/2019



×