Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết cục của thai kỳ có cân nặng từ 3.600 gam trở lên tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.19 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học

KẾT CỤC CỦA THAI KỲ CÓ CÂN NẶNG TỪ 3.600 GAM TRỞ LÊN
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ 2
Đào Phương Anh1, Lâm Đức Tâm2, Vương Thị Ngọc Lan3

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Thai to đang có xu hướng tăng do nhiều nguyên nhân. Hậu quả của thai to là mổ lấy thai
(MLT), đái tháo đường, sang chấn đường sinh dục, chảy máu sau sanh hoặc thai nhi là tăng suy hơ hấp, hạ
đường huyết, béo phì.
Mục tiêu: Khảo sát kết cục thai kỳ của mẹ và sơ sinh ≥3.600 g; mô tả đặc điểm các sản phụ này.
Đối tượng và phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca. Các sản phụ có sơ sinh ≥3.600 g được nhận vào nghiên
cứu. Sản phụ được phỏng vấn theo bảng câu hỏi có sẵn.
Kết quả nghiên cứu: Có 149 thai phụ được nhận vào nghiên cứu. Phương pháp sinh chính là MLT,
53,02% MLT cấp cứu do đau vết mổ (35,96%) và thai to (28,07%). Cân nặng trẻ lúc sinh là 3.805,
37±209,98 g. Mẹ sinh con ≥3,600 g có đặc điểm: Tuổi 31,46±4,7; tiền căn sinh con ≥3.600 g là 46,15%; cân
nặng trước mang thai là 55,53±7,5 kg; tăng cân trong thai kỳ:15,97±4,65kg; 93,29% có glucose máu <6,4
mmol/l. Siêu âm thai trước sinh: Đường kính lưỡng đỉnh 93,98±2,56 mm; Chiều dài xương đùi 71,82±5,94
mm; Chỉ số ối 11,49±2,65 cm.
Kết luận: Thai kỳ có con ≥3,600 g thường được MLT, kết cục con tốt. Nghiên cứu đưa ra các đặc điểm của
bà mẹ sinh con to, giúp quản lý thai kỳ tốt hơn.
Từ khóa: kết cục thai kỳ, thai to, mổ lấy thai

ABSTRACT
OBSTETRIC OUTCOMES OF PREGNANCIES HAVING NEONATES WEIGHING 3,600 GRAMS OR
MORE AT THE HO CHI MINH CITY university MEDICAL CENTER - CAMPUS 2
Đao Phuong Anh, Lam Duc Tam, Vuong Thi Ngoc Lan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 1 - 2021: 217 - 222
Background: Fetal macrosomia tends to increase rapidly due to many reasons. The common consequences of


fetal macrosomia include cesarean section, diabetes mellitus, genital tract trauma, postpartum bleeding, fetal
respiratory distress, neonatal hypoglycemia, and obesity.
Objective: To investigate the obstetric outcomes of pregnancy having neonate weighing ≥3,600 g and
describe the clinical and subclinical characteristics of these pregnant women at the Ho Chi Minh City Medical
Center – Campus 2.
Methods: This was a case series. All pregnant women having neonates weighing ≥3,600 g during the study
period were interviewd by a questionnaire with regards to clinical and subclinical characteristics and pregnancy
information.
Results: A total of 149 pregnant women were recruited to the study. The most common delivery mode was
caesarean section (CS), in which 53.02% of women had emergent CS; 35.96% were due to pain at the CS scar
and 28.07% were due to fetal macrosomia. Birthweight was 3,805.37±209.98 g. Pregnant women that had
neonates weighing ≥3,600 g had the following characteristics: Age of 31.46±4.7; 46.15% had history of having
2Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cơ sở 2
Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Đào Phương Anh
ĐT: 0918391378
Email:
1
3

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

217


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học


babies of ≥3,600 g; weight before pregnancy was 55.53±7.5kg; weight increase during pregnancy 15.97±4.65kg;
93.29% had glycemia <6.4 mmol/l. Ultrasound before delivery showed BPD of 93.98±2.56 mm; FL of 71.82±5.94
mm; and AFI of 11.49±2.65.
Conclusion: Pregnancy having neonates weighing ≥3600g frequently had CS with good neonatal outcomes.
This study also reports clinical and subclinical characteristics of pregnant women that had fetal macrosomia,
based on them, we develop the strategy for early detection and management of these high risk pregnancies.
Keywords: pregnancy outcomes, fetal macrosomia, cesarean section
xương đòn và tổn thương đám rối thần kinh
ĐẶT VẤN ĐỀ
cánh tay là thường gặp(2,6). Ngoài ra, thai quá to
Trọng lượng thai là chỉ số thể hiện sức khỏe
thường yếu đuối và khó ni hơn một thai bình
của thai và phụ thuộc nhiều vào sự trao đổi chất
thường, nhất là khi bà mẹ bị đái tháo đường thai
giữa mẹ và con qua nhau thai, bệnh lý trong thai
kỳ, trẻ sinh ra dễ bị hạ đường huyết, khi lớn lên
kỳ, phản ánh tình trạng dinh dưỡng. Việc đánh
trẻ dễ bị béo phì và tăng nguy cơ bị đái tháo
giá trọng lượng thai nhi sẽ giúp cho bác sĩ lâm
đường niên thiếu(6).
sàng có nhận định về cân nặng trẻ trước khi
sinh, tiên lượng cuộc sinh. Thai to gây khó khăn
cho cuộc sinh, sự phát triển về trí tuệ và thể lực
của trẻ sau này. Trẻ sơ sinh đủ tháng thường có
trọng lượng từ 2.800 đến 3.500 g. Thai to so với
tuổi thai là thai có cân nặng nằm trên đường
bách phân vị thứ 90(1). Hiện nay, cùng với sự
phát triển kinh tế-xã hội, sự chăm sóc và quản lý
thai nghén tốt hơn, tỷ lệ sinh thai to đang có xu
hướng gia tăng trong thời gian gần đây, sinh con

trên 4.000 gram ở bệnh viện Đại học Y Dược
Thành Phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) tăng từ
2,6% năm 2005 lên 5,54% tổng số sinh. Theo Ngô
Thị Uyên (2008) nghiên cứu tại Hải Phịng, thai
to là thai có trọng lượng trên bách phân vị thứ 90
so với tuổi thai là 15,7%(2). Tại Cần Thơ, Lâm Đức
Tâm báo cáo tỷ lệ thai to trên 3.500g là 23,25%;
trên 4.000g là 3,86%(3); đến năm 2016, tỷ lệ trẻ
4.000g tăng lên là 4,7% (khoảng tin cậy 95% là
3,6%-5,8%)(4).
Hậu quả của thai to: tăng tỷ lệ mổ lấy thai,
sự can thiệp giúp sinh bằng thủ thuật(2,5). Nếu
sinh ngả âm đạo, nguy cơ đờ tử cung, chấn
thương sinh dục(1). Việc sinh thai to thường khó
khăn và nguy hiểm trong lúc chuyển dạ, sổ thai
mà quan trọng nhất là kẹt vai (thường có đường
kính lưỡng mõm vai lớn hơn 12 cm), theo Hiệp
hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), tỷ lệ sinh
khó do thai to kẹt vai từ 0,6-1,4%(5). Đối với thai
nhi, chuyển dạ kéo dài làm tăng nguy cơ suy
thai, sinh khó có thể gây nhiều sang chấn, gãy

218

Để có chiến lược quản lý phù hợp đối với
thai kỳ có nguy cơ sinh con to tại bệnh viện Đại
học Y Dược TP. HCM cơ sở 2, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi: “Kết
cục của thai kỳ cân nặng sơ sinh từ 3.600gram
trở lên tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

cơ sở 2, với mục tiêu kết cục thai kỳ của mẹ và
trẻ sơ sinh có cân nặng từ 3.600gram, đồng thời
mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của
các sản phụ sinh con ≥3.600 g tại bệnh viện Đại
học Y Dược TP. HCM cơ sở 2.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả sản phụ sinh con ≥3.600g tại bệnh viện
Đại học Y Dược TP. HCM cơ sở 2 từ tháng
06/2019 đến 04/2020.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Sinh con ≥ 3.600 g (được cân ngay lúc sinh).
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại
Thai lưu.
Đa thai.
Sản phụ có bệnh lý tâm thần, khó tiếp xúc.
Chấm dứt thai kỳ vì thai dị dạng hay bệnh lý.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Báo cáo loạt ca tiến cứu.

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021


Nghiên cứu Y học
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ trong thời gian nghiên
cứu (NC).
Phương pháp tiến hành
Sàng lọc theo tiêu chuẩn chọn mẫu. Giải
thích về nghiên cứu và lấy đồng thuận tham
gia NC.
Thu thập thông tin theo dõi thai, thông tin
của mẹ và bé lúc sinh, đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng của mẹ tại thời điểm ngày 3 sau sinh
đối với trường hợp sinh ngả âm đạo và ngày 5
sau sinh đối với mổ lấy thai. Biến số được khảo
sát là đặc điểm dân số chung, tiền căn thai phụ,
số lần sinh, bệnh lý của mẹ, siêu âm đánh giá trẻ
gồm đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương
đùi, chỉ số ối, ước lượng cân nặng, phương pháp
sinh, giới tính trẻ, cân nặng trẻ sau sinh.
Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được quản lý và phân tích bằng
phần mềm Stata 10.0. p <0,05 được xem là sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Với biến đinh
tính được tính bằng tần suất và tỷ lệ; biến định
lượng là trung bình và độ lệch chuẩn; khi phân
tích thống kê về liên quan được áp dụng
phương pháp Chi bình phương, phân tích
Anova hoặc Student test.
Y đức
Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội
đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại

học Y Dược TP. HCM, số 656/ĐHYD-HĐĐĐ,
ngày 15/11/2019.

KẾT QUẢ
Từ tháng 06/2019 đến 04/2020, có 149 sản
phụ được nhận vào nghiên cứu. Đặc điểm của
đối tượng nghiên cứu được trình bày trong
Bảng 1.
Bảng 1: Các đặc điểm về dịch tễ của đối tượng NC
Đặc điểm
20 < 35 tuổi
≥ 35 tuổi
Thành thị

Tần số (n = 149)
Tuổi sản phụ
107
42
Nơi cư trú
81

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

Tỷ lệ (%)
71,81
23,19
54,36

Đặc điểm
20 < 35 tuổi

≥ 35 tuổi
Nông thôn
Nội trợ
Buôn bán
Viên chức
Công nhân
Khác
THCS
THPT
Sau THPT

Tần số (n = 149)
Tuổi sản phụ
107
42
68
Nghề nghiệp
28
32
66
10
13
Trình độ học vấn
56
42
51

Tỷ lệ (%)
71,81
23,19

45,64
18,79
21,48
44,3
6,71
8,72
37,68
28,19
34,23

Tiền căn sản phụ khoa của mẹ được trình
bày trong Bảng 2.
Bảng 2: Tiền căn sản phụ khoa
Đặc điểm

Tần số (n=149)
Số lần sinh
Chưa sinh
71
1 – 2 lần
76
≥ 3 lần
2
Tiền sử nạo hút thai
Khơng
136

10
Tiền sử thai lưu
Khơng

138

11
Tiền căn sinh thai to
(n=78)
TLSS ≤ 3.600g
42
TLSS > 3.600g
36

Tỷ lệ (%)
47,65
51,11
1,38
93,15
6,85
92,62
7,38
53,85
46,15

Đặc điểm thể trạng và bệnh lý của mẹ trước
và trong quá trình mang thai được trình bày
trong Bảng 3.
Bảng 3: Đặc điểm về thể trạng mẹ trước và trong quá
trình mang thai (n=149)
Đặc điểm

Tần số
Tỷ lệ (%)

156,84±4,5 (nhỏ nhất là 145cm;
Chiều cao mẹ
lớn nhất là 167cm)
145 - < 155cm
46
30,87
155 - < 165cm
94
62,09
≥ 165cm
9
6,04
Cân nặng trước mang thai: 55,53±7,5 (nhỏ nhất là 40kg và
lớn nhất là 76kg)
< 45kg
5
3,36
45 - < 60kg
95
63,76
≥ 60kg
49
32,89
BMI trước mang thai: 22,69±2,83 (nhỏ nhất là 16,9; lớn nhất
là 30kg/m2)

219


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Đặc điểm
Tần số
Tỷ lệ (%)
< 18,5
3
2,01
18,5 - < 23
83
55,7
23 - < 25
33
22,15
≥ 25
30
20,13
Tăng cân trong thai kỳ: 15,97±4,65 (nhỏ nhất là 6kg và lớn
nhất là 29kg)
< 8kg
2
1,34
8 - < 12kg
25
16,78
12 - < 20kg
89
59,73
≥ 20kg
33
22,15
Số lần khám thai

6-9 lần
18
12,08
9-12 lần
55
36,91
≥ 12 lần
76
51,01
Bệnh lý của mẹ
Khơng
114
76,51
Có bệnh lý
35
23,49
Loại bệnh của mẹ trong quá trình mang thai
Tăng huyết áp
2
5,71
Bướu giáp
4
11,43
Đái tháo đường thai kỳ
18
51,43
Hở van tim 2 lá
4
11,43
Viêm gan B

3
8,57
Khác
4
11,43

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của mẹ
có con ≥ 3.600 g và sinh trắc thai trên siêu âm lúc
sinh được trình bày trong Bảng 4.
Bảng 4: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của mẹ
và sinh trắc thai trên siêu âm lúc sinh (n=149)
Đặc điểm
Tần số
Tỷ lệ (%)
Bề cao tử cung: Trung bình: 32,96±0,95 (nhỏ nhất là 30cm;
lớn nhất là 36cm)
< 25cm
0
0
25 - < 30cm
0
0
30 - < 35cm
141
94,63
≥ 35cm
8
5,37
Vịng bụng: Trung bình: 97,14±3,3 (nhỏ nhất 85cm; lớn nhất
là 110cm)

< 90cm
1
0,67
90 - < 100cm
120
80,54
≥ 100cm
28
18,79
Glucose máu: 5±0,83mmol/l; thấp nhất là 4mmol/l; lớn nhất
là 6,7mmol/l)
< 6,4mmol/l
139
93,29
≥ 6,4mmol/l
10
6,71
Đường kính lưỡng đỉnh: Trung bình: 93,98±2,56 (nhỏ nhất
là 87mm; lớn nhất là 100mm)
< 90mm
< 90mm
< 90mm
≥ 90mm
≥ 90mm
≥ 90mm
Chiều dài xương đùi: Trung bình: 71,82±5,94 (nhỏ nhất là

220

Nghiên cứu Y học

Đặc điểm
Tần số
Tỷ lệ (%)
70 mm; lớn nhất là 80mm)
< 70mm
< 70mm
< 70mm
≥ 70mm
≥ 70mm
≥ 70mm
Chỉ số ối: Trung bình: 11,49±2,65 (nhỏ nhất là 2; lớn nhất là
20)
< 5cm
< 5cm
< 5cm
5-25cm
5-25cm
5-25cm
Ước lượng trọng lượng thai theo siêu âm: Trung bình:
3.653,76± 221,07 (3.014-4.356g)
< 3.600g
49
32,89
≥ 3.600g
100
67,11

Hình 1 trình bày phương pháp sinh của các
trường hợp có con ≥3.600g.


Hình 1: Phương pháp sinh của thai phụ có con ≥3.600 g
Phương pháp sinh chủ yếu là mổ lấy thai với
các lý do của mổ lấy thai được trình bày trong
Bảng 5.
Bảng 5: Lý do mổ lấy thai (n=149)
Lý do mổ lấy thai
Tần số
Mổ cấp cứu
79
Thai to
32
Vết mổ lấy thai cũ đau, chuyển dạ
41
Suy thai
3
Bất xứng đầu chậu
3
Mổ chủ động
35
Khung chậu giới hạn
5
VMC 2 lần
3
VMC+ thai to
7
Khung chậu hẹp
13
Con q
4
Khác

3
Khởi phát chuyển dạ
Khơng có
139
Có khởi phát chuyển dạ
10

Tỷ lệ (%)
28,07
35,96
2,63
2,63
4,39
2,63
6,14
11,4
3,51
2,64
93,29
6,71

Kết cục trẻ sơ sinh được trình bày trong Bảng 6.

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Nghiên cứu Y học
Bảng 6: Kết cục trẻ sơ sinh (n=149)
Đặc điểm
Tần số

Tỷ lệ (%)
Tuổi thai lúc sinh
37 - < 39 tuần
44
29,53
39 - < 40 tuần
97
65,1
≥ 40 tuần
8
5,37
Giới tính
Gái
63
42,28
Trai
86
57,72
Cân nặng: Trung bình: 3.805,37±209,98 (nhỏ nhất là
3.600g, lớn nhất là 4.600g)
3.600 - < 3.800g
79
53,02
3.800 - < 4.000g
43
28,86
≥ 4.000g
27
18,12
Apgar 1 phút

<7
2
1,34
≥7
147
98,66

BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng mẹ sinh
con ≥3.600g

Tuổi mẹ
Tuổi của người mẹ sinh con khi quá trẻ (<18
tuồi) hoặc quá lớn (>35 tuổi) được phân vào
nhóm thai kỳ nguy cơ cao nên có nguy cơ sinh
thai to hoặc nhẹ cân, điều này đã được nhiều
nghiên cứu đề cập đến. Tuổi mẹ trung bình
trong nghiên cứu này là 31,46±4,67 tương đương
với Nguyễn Thị Ngọc Hải là 29,92 tuổi(7), Yi Li là
29,22 tuổi(8).
Tiền căn sản phụ khoa
Đa số các sản phụ sinh con lần đầu, tương tự
nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Hải(7).
Thể trạng mẹ trước và trong quá trình mang
thai: Cân nặng trung bình trước mang thai của
mẹ là 55kg. Tỉ lệ thừa cân, béo phì trước mang
thai (BMI >23) khá cao là 42%. Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Tuyền(9) tại bệnh viện Nhân Dân
Gia Định, bà mẹ tăng cân hay béo phì có xu
hướng sinh con nặng hơn trung bình.

Tăng cân trong thai kỳ càng nhiều, nguy cơ
sinh thai to càng tăng. Đa số sản phụ tăng cân
nhiều hơn mức hợp lý (8-12kg), tương tự với
Phạm Thị Mai Nhung(10), Nguyễn Thị Ngọc
Hải(7) khi ghi nhận tăng cân ≥13 kg là 43,7%,
50,42%. Đây là một vấn đề cần quan tâm tư

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
vấn cho thai phụ về chế độ dinh dưỡng trong
quá trình khám thai.

Siêu âm
Là phương tiện phổ biến trong thai kỳ giúp
khảo sát các số đo của thai nhi, dự đoán trọng
lượng thai. Uớc lượng thai > 3.600g chiếm
67,11%, trung bình là 3.653,76±221g. Siêu âm cịn
sai số nhiều nên khi hồi cứu có 67,11% trường
hợp trên 3.600g, còn 32,89% thai nhi < 3600g.
Theo Coustan DR, để chẩn đốn thai to, siêu âm
có độ nhạy 38%; độ đặc hiệu là 99,59%(11). Cịn
theo Ngơ Thị Un, giá trị chẩn đốn thai to theo
siêu âm có độ nhạy là 43,2%; độ đặc hiệu là
96,5%(2).
Đường máu
Nhiều nghiên cứu cho thấy liên quan giữa
đáiu tháo đường (ĐTĐ) và tỷ lệ sinh con nặng
cân. Kết quả có 18 sản phụ bị đái tháo dường
thai kỳ; điều trị bằng tiết chế ăn uống; theo dõi

đến cuối thai kỳ định lượng glucose máu có
6,71% trường hợp ở nồng độ ≥6,4 mmol/l. Bà mẹ
bị ĐTĐ thai kỳ cho ra đời trẻ có TSSS lớn.
Kết cục thai kỳ của các trường hợp sinh con
≥3.600 g.
Tuổi thai trung bình là 38,76±0,63 tuần. Kết
quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn
Thị Ngọc Hải với tuổi thai là 40,47 tuần(7) và Lê
Lam Hương tuổi thai ≥40 tuần là 46,3%(6). Tuổi
thai càng lớn nguy cơ thai to càng tăng (p <0,05),
tuổi thai từ 40 -<42 tuần nguy cơ thai to tăng 1,99
lần, sẽ tăng 6,4 lần khi thai ≥42 tuần. Theo
Hướng dẫn xử trí thai quá ngày của Hiệp hội
Sản phụ khoa Hoa Kỳ thì, tần suất thai to ở trẻ
sơ sinh quá ngày lớn hơn trẻ sơ sinh đủ tháng là
2,5-10% so với 0,8-1%(12). Theo Phan Xuân Khoa,
yếu tố tuổi thai không khác biệt giữa nhóm thai
to và nhóm chứng(13).
Về phương pháp sinh, mổ lấy thai chủ động
(23,49%), cấp cứu là 53,02%, 21,48% sinh thường
cắt may tầng sinh môn. So với nghiên cứu khác,
tỷ lệ MLT của là Ngô Thị Uyên (2008) là 54,5%(2);
Nguyễn Thị Ngọc Hải (2014) là 34,45%(7);
Najafian M (2012) là 89%(14). Lý do mổ lấy thai: là

221


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
vết mổ cũ đau là 35,96%; thai to là 28,07%;

15,79% khung chậu bất thường. Như vậy,
trường hợp thai có trọng lượng trẻ sơ sinh sau
sinh từ 3.600g trở lên, chủ yếu là vết mổ lấy thai,
do thai to và khung chậu bất xứng với thai nhi.
Nghiên cứu này khơng ghi nhận có biến
chứng sau sanh khi sinh trẻ >3.600 g. Nghiên cứu
của Najafian M(14) ghi nhận có mối liên quan
giữa thai to và tình trạng đờ tử cung, chấn
thương sinh dục (p <0,05). Theo Nguyễn Thị
Ngọc Hải, tỷ lệ băng huyết sau sinh (BHSS) là
1,68%(7).
Cân nặng lúc sinh của bé là 3.805,37 ± 209,98
g với đa số có apgar tốt. Điều này có thể do chủ
động mổ lấy thai khi nhận định có con to.
Hạn chế đề tài
Chỉ khảo sát những trường hơp thai to có
trọng lượng từ 3.600 gram trở lên nên chưa khảo
sát được các nguy cơ thật sư cho trường hợp con
to; tuy nhiên, đề tài cung cấp trường hợp thai to
từ 3600 gram trở lên đang có xu hướng gia tăng
trong thời gian gần đây nên những trường hợp
ước lượng thai to cần được theo dõi và xử trí kịp
thời nhằm cho ra đời trẻ an tồn nhất, hạn chế
những nguy cơ có thể gây ra cho thai nhi cũng
như những biến chứng xấu hơn sau khi trẻ về
tương lai về tâm thần, vận động và phát triển trí
tuệ sau này.

KẾT LUẬN
Thai kỳ có con ≥3.600 g thường được sinh

mổ, kết cục con tốt. Nghiên cứu đưa ra các đặc
điểm lâm sàng và siêu âm của bà mẹ có liên
quan đến tình trạng sinh con to, giúp có chiến
lược phát hiện sớm và quản lý thai kỳ tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nghiên cứu Y học

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.


12.

13.

14.

macrosomia: lessons learned from the nonobese diabetic
mouse. American Journal of Perinatology, 11(1):51-56.
Ngơ Thị Un, Lê Thùy Hưu (2011). Tình hình chẩn đốn xử
trí thai to tại bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng từ tháng 3-4 năm
2008. Y học Thực hành, 7(774):54-57.
Lâm Đức Tâm, Lưu Thị Trâm Anh, Nguyễn Vũ Quốc Huy
(2016). Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố liên quan thai to tại bệnh
viện phụ sản thành phố cần thơ năm 2015. Phụ Sản, 14(3):31-37.
Ngô Thị Kim Phụng, Quan Kim Phụng, Lâm Đức Tâm (2017).
Tỷ lệ thai to và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản Cần
Thơ. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 21(1):136-143.
Abolfazl M, Hamidreza TS, Narges MY (2008). Gestational
diabetes and its association with unpleasant outcomes of
pregnancy. Pakistan Journal of Medical Sciences Online, 24(4):566–
570.
Lê Lam Hương, Hoàng Thanh Hà (2014). Nghiên cứu giá trị
dự đoán trong lượng thai của thai đủ tháng qua lâm sàng và
siêu âm. Phụ Sản, 12(1):58-63.
Nguyễn Thị Ngọc Hải, Tơn Thất Phúc, Bùi Lập (2009). Tình
hình thai to và thái độ xử trí sản phụ chuyển dạ sinh thai to tại
trung tâm y tế huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế năm
2009. Luận văn Tốt nghiệp Cao học, Đại học Y Huế.
Li N, Li Q, Li C, Liu C (2015). Risk factors and clinical
prediction of shoulder dystocia in non-macrosomia. Zhonghua

Fu Chan Ke Za Zhi, 50(1):17-21.
Nguyễn Thị Tuyền (2005). Liên quan chỉ số khối-tăng cân của
thai phụ với kết quả của thai kỳ. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên
khoa II, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Phạm Thị Mai Nhung (2009). Nghiên cứu tình hình cân nặng
sơ sinh tại Bệnh viện TW Huế 2009. Luận văn Tốt Nghiệp thạc sỹ,
Đại học Y Huế.
Coustan DR (1991). Maternal insulin to lower the risk of fetal
macrosomia in diabetic pregnancy. Clinical Obstetrics and
Gynecology, 34(2):288-295.
ACOG (American College of Obstetricians and Gynecologists)
(2004). Management of Postterm Pregnancy. ACOG Practice
Bulletin No. 55. Obstetrics & Gynecology, 104:639–646.
Phan Xuân Khoa (2007). Khảo sát một số yếu tố nguy cơ gây
thai to tại Bệnh viên Đại học Y Dược Cơ Sở 2. Luận văn Thạc sĩ
Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Najafian M, Cheraghi M (2012). Occurrence of Fetal
Macrosomia Rate and Its Maternal and Neonatal
Complications: A 5-Year Cohort Study. Obstetrics and
Gynecology, pp.353-791

Ngày nhận bài báo:

10/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

06/02/2021

Ngày bài báo được đăng:


10/03/2021

Bevier WC, Jovanovic - Peterson L, Formby B, and Peterson
CM (1994). Maternal hyperglycemia is not the only cause of

222

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa



×