Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát mức độ phù gai thị trên OCT ở bệnh nhân có khối choán chỗ nội sọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.14 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ PHÙ GAI THỊ TRÊN OCT
Ở BỆNH NHÂN CĨ KHỐI CHỐN CHỖ NỘI SỌ
Trương Nguyễn Bảo Châu1,2, Lê Minh Tuấn1, Ngô Văn Hồng2

TĨM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát vai trị của OCT trong chẩn đoán và phân độ phù gai thị trên bệnh nhân có khối chốn
chỗ nội sọ.
Phương pháp: Mơ tả cắt ngang, khảo sát trên 30 bệnh nhân có khối choán chỗ nội sọ từ 6/2018 – 4/2019.
Bệnh nhân được phân độ phù gai theo MFS trên hình đáy mắt và khảo sát độ dày RNFL trên OCT. Xác định mối
tương quan bằng phép kiểm Spearman.
Kết quả: Tỉ lệ nữ:nam là 1,72:1. Độ tuổi trung bình 60,3 ± 15,5 tuổi. BCVA trung bình 0,14 ± 0,19 (70%
từ 8/10 trở lên). Thể tích khối u trung bình 29,71±33,60 cm3. Vị trí thường gặp là thuỳ trán, thuỳ thái dương. U
lành thường gặp là u tế bào thần kinh đệm (63,4%), u ác thường gặp u di căn (10%) (3/4 ca. Độ nhạy và độ đặc
hiệu của OCT trong chẩn đoán phù gai lần lượt 94,4%và 90,0%. RNFL và MFS tương quan thuận chặt
(R=0,952). Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kết quả OCT với thể tích, vị trí và bản chất u.
Kết luận: OCT là một cơng cụ cận lâm sàng hiệu quả trong chẩn đoán phù gai ở bệnh nhân có khối chốn
chỗ nội sọ.
Từ khố: phù gai, khối choán chỗ nội sọ

ABSTRACT
DIAGNOSIS OF PAPILLEDEMA IN PATIENTS WITH INTRACRANIAL SPACE-OCCUPYING
LESION USING OPTICAL COHERENCE TOMOGRAPHY
Truong Nguyen Bao Chau, Le Minh Tuan, Ngo Van Hong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 252 - 257
Objective: To determine the ability of OCT in quantitating papilledema in patients with intracranial spaceoccupying lesion.
Methods: A cross-sectional, observational study was done from June 2018 – April 2019. Thirty patients
with intracranial space-occupying lesion were obtained imaging diagnosis by OCT and color optic disc


photograph. Based on the results of imaging diagnosis, papilledema level were graded according to MFS.
Correlation of RNFL thickness and MFS grade was determined by Spearman test.
Results: Female:male ratio was 1.72:1. The mean age was 60.3 ± 15.5 years. The mean BCVA was 0.14 ±
0.19 (70.0% at 8/10 and above). The mean volume of tumors was 29.71 ± 33.60 cm3. Tumor location was mostly
at frontal and temporal lobe. The most common benign tumor was astrocytoma (63.4%), metastatic lesion seen in
10.0% cases. Sensitivity and specificity of OCT in diagnosis papilledema were 94.4% and 90% respectively. OCT
RNFL thickness and MFS grade correlated well (R = 0.952). There were no significant differences between RNFL
thickness and volume, location and histology of the tumors.
Conclusion: OCT is an effective method of diagnosis papilledema in patient with intracranial spaceoccupying lesion.
Key words: papilledema, intracranial space-occupying lesion
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Trương Nguyễn Bảo Châu

1

252

Khoa Mắt, Bệnh viện Chợ Rẫy
ĐT: 0948784764
Email:

2

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
ĐẶTVẤNĐỀ
Phù gai thị là một trong những triệu chứng
quan trọng trong các bệnh lý ảnh hưởng tới thị

lực và những bệnh lý nghiêm trọng liên quan tới
tính mạng của bệnh nhân. Hai nguyên nhân
hàng đầu của phù gai thị là tăng áp lực nội sọ vô
căn (62,5%) và khối u nội sọ (21,9%)(1). Trên thực
tế lâm sàng, việc chẩn đoán và phân độ phù gai
thường dựa theo thang điểm Frisen. Tuy nhiên,
việc nhận định các dấu hiệu theo thang điểm
Frisen lại phụ thuộc vào kinh nghiệm của các
bác sĩ nhãn khoa Lâm sàng, mang tính chất hết
sức chủ quan.
Từ năm 1991, OCT là một công cụ cận lâm
sàng cho hình ảnh mơ học cắt lớp có độ phân
giải cao để khảo sát các cấu trúc khác nhau của
nhãn cầu. Đây là một phương pháp mang tính
chất định lượng với độ tin cậy cao, có tính khách
quan cũng như cung cấp công cụ lưu trữ và so
sánh, theo dõi tiến triển phù gai một cách chính
xác hơn. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một
nghiên cứu nào tổng kết hay đánh giá vai trị
của OCT trong chẩn đốn phù gai và so sánh
với lâm sàng. Do vậy, chúng tôi quyết định
tiến hành nghiên cứu này với 3 mục tiêu
chuyên biệt sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh
nhân có khối chốn chỗ nội sọ.
2. Xác định mối tương quan về đặc điểm phù
gai trên OCT với hình ảnh phù gai trên lâm sàng
bằng MFS và giá trị của OCT trong chẩn đoán
phù gai thị.
3. Khảo sát sự tương quan giữa các đặc điểm

của khối choán chỗ nội sọ với biểu hiện phù gai
trên OCT.

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân đã được chẩn đoán có khối
chốn chỗ nội sọ trên phim MRI đang điều trị
nội trú tại khoa Ngoại Thần kinh đến phòng
khám Mắt bệnh viện Chợ Rẫy từ 01.06.2018 –
30.04.2019.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Nghiên cứu Y học
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân có đã có chỉ định can thiệp phẫu
thuật cắt bỏ khối u một phần hoặc hồn tồn, có
hoặc khơng có kèm theo hố trị, xạ trị, chỉ định
phẫu thuật đủ 18 tuổi trở lên, được ghi nhận đầy
đủ các biến số nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân đang có đang có tình
trạng viêm nhiễm tại mắt, tiền căn chấn thương,
có các bệnh lý về mắt có thể ảnh hưởng kết quả
thăm khám và cận lâm sàng được loại ra khỏi
nghiên cứu này. Nguy cơ tăng nhãn áp cấp khi
nhỏ giãn đồng tử là tiền phịng nơng, sẽ được
phát hiện khi khám mắt lâm sàng. Nguy cơ tăng
nhãn áp cấp
Phương pháp nghiên cứu


Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang, có phân tích,
với quy trình cụ thể cho từng bệnh nhân.
Phương pháp thực hiện
Những bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu
sẽ được thực hiện cận lâm sàng bao gồm hình
chụp màu đáy mắt và OCT khảo sát gai thị.
Chúng tôi ghi nhận thông số trên 1 mắt ở mỗi
bệnh nhân để tránh gây nhiễu khi thực hiện các
phương pháp so sánh thống kê vì biểu hiện ở hai
mắt trên cùng một bệnh nhân không độc lập với
nhau. Việc lựa chọn mắt nghiên cứu theo kết quả
OCT có vùng khảo sát nằm ngay trung tâm hơn,
nếu hai bên như nhau lựa chọn mắt có chất
lượng hình ảnh cao hơn. Nếu vẫn tương đương
thì lựa chọn mắt phải làm mắt nghiên cứu.
Biến số nghiên cứu
Các biến số chính được ghi nhận trong
nghiên cứu của chúng tôi bao gồm phân độ phù
gai thị trên lâm sàng, được đánh giá dựa vào
hình chụp màu đáy mắt, và độ dày lớp sợi thần
kinh trên hình ảnh OCT gai thị. Phân độ phù gai
được ghi nhận trên hình màu đáy mắt theo
thang Frisen hiệu chỉnh MFS. Mỗi phân độ trên
thang MFS đều có một triệu chứng chủ đạo, đại
diện cho phân độ đó. Phân độ 0 là khơng có tình

253



Nghiên cứu Y học
trạng phù gai, phân độ 1 đến 5 là tình trạng tăng
dần độ trầm trọng của phù gai. Trong đó 2 phân
độ đầu tiên dựa vào sự thay đổi của bờ gai và
võng mạc quanh gai. Các phân độ còn lại dựa
vào biến đổi mạch máu trung tâm võng mạc(2).
Độ dày lớp sợi thần kinh quanh gai được ghi
nhận qua quy trình chụp OCT gai thị với 256 lát
cắt A quanh gai theo hình trịn đường kính 3,46

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
mm tính từ trung tâm gai. Các giá trị thu được là
độ dày lớp sợi thần kinh trung bình và theo từng
góc tư trên, dưới, mũi, thái dương. Nếu có từ 2
góc tư trở lên có chỉ số vượt qua ngưỡng xanh lá
cây, tức là cao hơn mức bách phân vị 95% quy
định sẵn trên kết quả OCT thu được thì được
xếp vào nhóm có tăng độ dày RNFL trên OCT.

Hình 1: Hình ảnh phù gai theo phân độ tương ứng MFS(2)
bình là 60,3 ± 15,5 tuổi. Thị lực trung bình lức
Các biến số liên quan đặc điểm của khối
vào viện theo logMAR 0,14 ± 0,19, 70% có thị lực
chốn chỗ gồm có: vị trí, kích thước và bản chất
từ 8/10 trở lên. Tất cả bệnh nhân vào viện vì triệu
giải phẫu bệnh. Vị trí khối chốn chỗ, cụ thể: có
chứng đau đầu dai dẳng, xuất hiện trong thời
liên quan tới đường giữa hay không, và nằm ở
gian trung bình 3,73 ± 2,18 tháng.

thuỳ não nào, bao gồm thuỳ trán, thuỳ đính,
thuỳ thái dương, thuỳ chẩm, tiểu não, từ 2 thuỳ
Về đặc điểm khối choán chỗ nội sọ, thể tích
não trở lên. Kích thước khối chốn chỗ : trong
trung bình 29,71±33,60 cm3. Vị trí thường gặp là
nghiên cứu này quy ước là thể tích của khối
thuỳ trán, thuỳ thái dương. U lành thường gặp
chốn chỗ, với cơng thức V = chiều dài x chiều
nhất là u tế bào thần kinh đệm (63,4%), u ác
3
rộng x chiều cao, đơn vị tính cm . Theo Bartotz
thường gặp u di căn từ cơ quan khác (3/4 ca).
(2012) chọn 40 cm3 làm điểm cắt(3). Bản chất khối
Phương pháp thống kê
u được chia theo phân loại về khối u thần kinh
Hệ số tương quan giữa giá trị độ dày lớp sợi
trung ương của WHO(4).
thần kinh trung bình với mức độ phù gai theo
Kết quả
MFS được tính bằng tương quan Spearman, tính
Chúng tơi khảo sát 30 mắt trên 30 bệnh
hệ số tương quan R. Sự khác biệt về tỷ lệ có tăng
nhân. Tỷ lệ nữ:nam là 1,72:1 với độ tuổi trung
RNFL giữa các nhóm vị trí, kích thước, bản chất

254

Chun Đề Ngoại Khoa



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
khối u được đánh giá bằng cách sử dụng phép
kiểm Chi bình phương. Tất cả các số liệu thống
kê mô tả và so sánh được thực hiện bằng cách sử
dụng gói phần mềm SPSS v.20.0.

KẾT QUẢ
Chúng tơi khảo sát 30 mắt trên 30 bệnh
nhân. Tỷ lệ nữ:nam là 1,72:1 với độ tuổi trung
bình là 60,3 ± 15,5 tuổi. Thị lực trung bình lức
vào viện theo logMAR 0,14 ± 0,19, 70% có thị lực
từ 8/10 trở lên. Thể tích trung bình khối chốn
chỗ nội sọ 29,71±33,60 cm3. Vị trí thường gặp là
thuỳ trán và thuỳ thái dương.
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (n=30)
Nhóm tuổi
18-49
50-59
60-69
>70
Tổng

Số bệnh nhân
5
7
11
7
30

Tỷ lệ (%)

16,7
23,3
36,7
23,3
100,0

Nghiên cứu Y học
Bảng 2: Phân bố khối choán chỗ theo giải phẫu bệnh
(n=30)
Số trường
hợp
U tế bào thần kinh đệm
19
U
lympho
1
U lành
tính
U màng não
4
U màng mạch não thất
2
U di căn
3
U ác
tính U nguyên bào thần kinh đệm
1
Giải phẫu bệnh khối u

Tỷ lệ

(%)
63,4
3,3
13,3
6,7
10,0
3,3

Khi khảo sát mối tương quan giữa kết quả
OCT và MFS, kết quả OCT cho giá trị độ dày
RNFL trung bình 172,25  68,94 m. Đối với khả
năng chẩn đốn và phân độ phù gai, chúng tơi
ghi nhận được độ dày lớp sợi thần kinh trung
bình trên OCT có mối tương quan thuận chặt với
mức độ phù gai thị theo phân độ MFS với hệ số
tương quan R=0,952 (p <0,05, sử dụng phép kiểm
Spearman) (Hình 2).

Hình 2: Phân bố độ dày lớp sợi thần kinh theo phân độ MFS
Về giá trị chẩn đoán phù gai thị của OCT, so
sánh trên lâm sàng có kết quả độ nhạy và độ đặc
hiệu tương ứng 94,4% và 90% (Bảng 3).

Bảng 4: Tương quan tỷ lệ (%) sự tăng RNFL và thể
tích khối u (p=0,592)

Bảng 3: Tần suất phát hiện phù gai thị trên OCT và
trên lâm sàng

Thể tích


Trên OCT
Theo MFS
Có phù
Khơng phù
Tổng cộng

Tăng
RNFL
17
3
20

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Không tăng
Tổng cộng
RNFL
1
9
10

18
12
30

Trên OCT
3

 40 cm

3
< 40 cm

Tăng RNFL

Khơng tăng RNFL

72,2
63,2

27,8
36,8

Về vị trí của khối u khi phân chia theo thuỳ
não và sự liên quan tới đường giữa, chúng tôi
nhận thấy 100% khối u ở thuỳ chẩm, hơn 80%
trường hợp thuộc nhóm khối u thuộc từ 2 thuỳ

255


Nghiên cứu Y học
não trở lên gây ra tình trạng tăng RNFL. Tuy
nhiên, sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống
kê (p=0,096). Tính chất chèn ép đường giữa của
khối u gây ra tăng chỉ số RNFL có 71,4% trường
hợp gây ra tình trạng phù gai biểu hiện trên cận
lâm sàng, sự khác biệt này cũng khơng có ý
nghĩa thống kê (p=0,605).
Khi xét về bản chất khối u theo giải phẫu


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
bệnh, trong nhóm u di căn, 100% trường hợp có
tăng độ dày RNFL, nhóm tế bào thần kinh đệm
có tỷ lệ này là 78,9%, khác biệt khơng có ý nghĩa
thống kê (p=0,071) (Hình 3). Theo nhóm u lành
và ác, riêng nhóm u ác tính, có 3/4 trường hợp có
tăng RNFL trên OCT, tỷ lệ này ở nhóm u lành là
65,4%, khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê
(p=0,704).

Hình 3: Phân bố tăng độ dày RNFL theo giải phẫu bệnh u
định lượng(8). Tuy có sự khác nhau giữa các
BÀN LUẬN
nghiên cứu, nhưng với giá trị độ nhạy và độ đặc
Chúng tôi ghi nhận được mối tương quan
hiệu như trên, OCT có thể được sử dụng như
chặt giữa kết quả OCT và phân độ MFS trên
một xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đốn phù gai.
hình màu đáy mắt. Chỉ số độ dày RNFL và mức
So sánh với phương pháp sử dụng MFS, tác giả
độ phù gai thị theo MFS có mối tương quan
Frisen đã cho kết quả độ nhạy dao động từ 93% thuận chặt, hệ số tương quan R = 0,952. Kết quả
100%, độ đặc hiệu dao động từ 88% đến 96% do
này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Scott
tính chủ quan của phương pháp này(9). Như vậy,
CJ (2010) cho R=0,85, nghiên cứu của tác giả
OCT là một phương pháp hỗ trợ về mặt định
Ahuja S (2015) có R=0,795(2,5). Tác giả Tang L
lượng, tăng tính khách quan của chẩn đoán phù

(2015) cũng chỉ ra giữa các kết quả đo lường trên
gai bằng thang điểm MFS.
hình chụp màu đáy mắt, kết quả OCT và thang
Khi xác định mối tương quan giữa phù gai
đo MFS có mối tương quan chặt với nhau(6).
trên OCT với các đặc điểm khối u, nghiên cứu
Sử dụng cận lâm sàng là OCT trong chẩn
của chúng tơi ghi nhận nhóm khối u có kích
đốn phù gai ghi nhận được độ nhạy và độ đặc
thước từ 40 cm3 trở lên có tỷ lệ tăng RNFL cao
hiệu lần lượt 94,4% và 90%. Kết quả này thấp
hơn nhóm cịn lại nhưng sự khác biệt này khơng
hơn so với nghiên cứu của tác giả Bassi ST (2014)
có ý nghĩa thống kê. Hiện nay chưa có tác giả
cho giá trị chẩn đốn phù gai có độ nhạy và độ
nào tiến hành so sánh tỷ lệ tăng RNFL trên OCT
đặc hiệu đều đạt 100%(7). Nghiên cứu năm 2009
giữa các nhóm kích thước khối u.
của tác giả Johnson LN sử dụng OCT cho độ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
nhạy và độ đặc hiệu đều đạt 63% khi đánh giá
tỷ
lệ
tăng độ dày lớp sợi thần kinh giữa các
định tính, và lần lượt là 80% và 90% khi đánh giá

256

Chuyên Đề Ngoại Khoa



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
nhóm vị trí khối u khơng có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Chúng tơi ghi nhận khi khối u
thuộc thuỳ chẩm, hoặc liên quan đến 2 thuỳ não
trở lên là nhóm có tỷ lệ tăng RNFL cao nhất. Kết
quả nghiên cứu của tác giả Onakpoya OH (2009)
có một số điểm khác biệt về mặt tỷ lệ khối u
vùng thuỳ trán, hay cụ thể hơn khối u càng ở
phía trước thì càng có nguy cơ xuất hiện triệu
chứng phù gai(10). Khi khối u có liên quan tới
đường giữa thì có sự tăng lên về tỷ lệ có tăng
RNFL, tuy sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống
kê. Nghiên cứu của chúng tơi có đa số là u lành
tính, khi so sánh tỷ lệ có tăng RNFL cho thấy
khơng có sự khác biệt giữa 2 nhóm u này. Tuy
nhiên nhóm u ác tính có tỷ lệ tăng RNFL là 75%.
Kết quả này của chúng tôi khá tương đồng với
tác giả Serova N (2009) với sự khác biệt giữa các
nhóm vị trí và tính chất giải phẫu bệnh của khối
u có ý nghĩa thống kê(11).
Nghiên cứu của chúng tơi có một số hạn chế.
Đây là nghiên cứu khởi đầu khảo sát vai trị của
OCT trong chẩn đốn phù gai thị nên việc chọn
mẫu có cân nhắc. Mẫu nghiên cứu gồm bệnh
nhân đang điều trị nội trú có chỉ định phẫu thuật
thường ở giai đoạn muộn. Kích thước khối u
mang tính chất ước luợng trên MRI do đó dẫn
tới sai số. Nghiên cứu cỡ mẫu chưa đủ lớn và
thời gian chưa đủ lâu để phản ánh một cách rõ

ràng hay có ý nghĩa thống kê về vai trị OCT
trong chẩn đốn phù gai.

KẾT LUẬN
OCT có thể được ứng dụng như là một cơng
cụ cận lâm sàng mang tính khách quan, hiệu quả
trong chẩn đoán phù gai ở bệnh nhân có khối
chốn chỗ nội sọ, hỗ trợ song song với thang
điểm Frisen hiệu chỉnh để tăng tính chính xác

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Nghiên cứu Y học
của chẩn đoán phù gai trên những bệnh nhân
này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.

6.

7.


8.

9.

10.

11.

Cassidy LM, Sanders MD (1999). "Choroidal folds and
papilloedema". Br J Ophthalmol, 83(10):1139-1143.
Scott CJ, Kardon RH, Lee AG, et al (2010). “Diagnosis and
grading of papilledema in patients with raised intracranial
pressure using optical coherence tomography vs clinical expert
assessment using a clinical staging scale”. Arch Ophthalmol,
128(6):705-711.
Bryszewski B, Pfajfer L, Aneta AB (2012). "Functional
rearrangement of the primary and secondary motor cortex in
patients with primary tumors of the central nervous system
located in the region of the central sulcus depending on the
histopathological type and the size of tumor: Examination by
means of functional magnetic resonance imaging". Polish
Journal of Radiology, 77(1):12-20.
Louis DN, Perry A, Reifenberger G, et al (2016). "The 2016
World Health Organization Classification of Tumors of the
Central Nervous System: a summary". Acta Neuropathol,
131(6):803-20.
Ahuja S, Anand D, Dutta TK, et al (2015). "Retinal nerve fiber
layer thickness analysis in cases of papilledema using optical
cohenrence tomography - A case control study". Clinical
Neurology and Neurosurgery, 136:95-99.

Tang L, Kardon RH, Wang JK, et al (2012). "Quantitative
Evaluation of Papilledema from Stereoscopic Color Fundus
Photographs". Investigative Ophthalmology & Visual Science,
53(8):4490 - 4497.
Shikha TB, Kuppuswamy PM (2014). "Optical coherence
tomography in papilledema and pseudopapilledema with and
without optic nerve head drusen". Indian Journal of
Ophtalmology, 62:1145-1151.
Johnson LN, Diehl ML, Hamm CW, et al (2009).
"Differentiating Optic Disc Edema From Optic Nerve Head
Drusen on Optical Coherence Tomography". Arch Ophthalmol,
127(1):45-49.
Frisien L (1982). "Swelling of the optic nerve head: a staging
scheme". Journal of Neurology, Neurosurgery and Psychiatry,
45:13-18.
Onakpoya O, Komolafe E, Akintomide F, et al (2009).
"Opthalmic manifestations in patients with intracranial
tumours". African Journal of Neurological Sciences, 28(1):53 – 60.
Serova N, Eliseeva N, Shifrin M (2009). "Papilloedema in
Patients With Brain Tumour". Neuro - Opthalmology, 33:100-105.

Ngày nhận bài báo:

12/03/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

13/01/2021

Ngày bài báo được đăng:


10/03/2021

257



×