Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tỷ lệ cận thị và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.75 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021

TỶ LỆ CẬN THỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Lâm Minh Quang1, Rcom H'Oanh1, Trần Thiện Thuần1

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở học sinh trong tuổi đi học. Cận thị không những gây
ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh mà còn làm giảm sút hiệu quả tiếp thu bài vở.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ cận thị và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 570 học sinh
trường THCS An Quảng Hữu, xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh từ ngày 11/05/2020 đến
22/05/2020. Học sinh được khảo sát bằng bộ câu hỏi soạn sẵn và khám sàng lọc mắt bằng phương pháp đo thị lực
xa để đánh giá cận thị và các yếu tố liên quan.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 16,3% học sinh bị cận thị, bên cạnh đó có đến 11,2% học sinh bị
cận thị mới được phát hiện và không đeo kính trong q trình học tập. Những học sinh có tiền sử gia đình bị cận
thị, tần suất học thêm, thời gian học ở nhà, tần suất và thời gian xem tivi/CD/VCD, tần suất và thời gian đọc
truyện/sách/báo, tần suất và thời gian sử dụng máy tính/máy tính bảng/điện thoại càng cao thì có tỷ lệ cận thị
càng cao.
Kết luận: Học sinh cần ý thức bảo vệ thị lực của mình bằng cách nhận biết được các hành vi, thói quen gây
hại cho mắt.
Từ khóa: cận thị, yếu tố liên quan, học sinh, trung học cơ sở, Trà Vinh

ABSTRACT
PREVALENCE OF MYOPIA AND FACTORS RELATED TO MYOPIA
AMONG JUNIOR HIGH SCHOOL STUDENTS
Lam Minh Quang, Rcom H'Oanh, Tran Thien Thuan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 01 - 07
Background: Myopia is a common refractive error in school age students. Myopia not only affects the health


of students but also reduces the efficiency of learning lessons.
Objectives: To identify the prevalence of myopia and the factors related to myopia of junior high school
students.
Methods: A cross-sectional survey was conducted among 570 students at An Quang Huu junior high
school, An Quang Huu Commune, Tra Cu District, Tra Vinh Province. Subjects were surveyed using prepared
questionnaires and an eye screening using telemetry to assess myopia and the related factors.
Results: The prevalence of myopia in students was 16.3%, in addition, up to 11.2% of students with myopia
were newly discovered and did not wear glasses during their study process. The higher students with a family
history of myopia, frequency of taking extra classes, time spent learning at home, frequency and time spent
watching TV/CD/VCD, frequency and time spent reading stories/books/newspapers, frequency and time spent
using computers/tablets/phones, the higher the rate of myopia, the higher prevalence of myopia.
Conclusions: Students need to consciously protect their eyesight by recognizing behaviors and habits that
harm the eyes.
Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Lâm Minh Quang
ĐT: 0908297705
Email:

1

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng

1


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021

Nghiên cứu Y học

Keywords: myopia, related factors, student, junior high school, Tra Vinh

hưởng tới cuộc sống, điều trị tốn kém và gây
ĐẶTVẤNĐỀ
ra nhiều bệnh lý đe dọa đến thị lực như đục
Trong những năm gần đây, cận thị đang
thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bong võng mạc và
ngày càng trở nên phổ biến và gia tăng nhanh
thoái hóa võng mạc, nghiêm trọng hơn có thể
chóng ở Châu Á và trên thế giới(1). Dự đoán vào
dẫn đến suy giảm thị lực và mù lịa(3,6,7).
năm 2050 sẽ có khoảng 5 tỷ dân số trên thế giới
Nguyên nhân dẫn tới cận thị khơng những do
bị cận thị(2). Trong đó Châu Á có những điểm
di truyền mà cịn do các yếu tố nguy cơ khác
nóng về cận thị xảy ra ở Đông Á nhiều, bao gồm
về vệ sinh trường học hay yếu tố môi trường
Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
sống như học tập trong môi trường thiếu ánh
Đài Loan, Hồng Kơng. Tại các nước trên, có
sáng, tiếp xúc q nhiều với các thiết bị điện tử
khoảng 80 – 90% trẻ em bị cận thị khi đang cịn
có màn hình(8). Vì vậy, việc phịng ngừa các tật
học trung học, trong đó có 10 – 20% tất cả các
khúc xạ ở học sinh THCS là rất cần thiết.
trường hợp cận thị là cận thị cao (>6.00 D)(3).
Chính vì lý do đó, nghiên cứu “Tỷ lệ cận thị
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện
và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ
Mắt Trung Ương năm 2017, cả nước ta có gần 3
sở An Quảng Hữu, xã An Quảng Hữu, huyện
triệu trẻ em ở độ tuổi từ 6 – 15 tuổi bị mắc các tật

Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm 2020” được tiến hành
khúc xạ cần được chỉnh kính. Trong đó, có hơn
với mục tiêu là: xác định tỷ lệ cận thị và các yếu
2/3 trẻ em bị cận thị. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ học
tố liên quan đến cận thị: đặc tính dân số xã hội,
đường chiếm khoảng 40 – 50% ở học sinh thành
học tập, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh
phố và 10 – 15% ở học sinh nông thôn(4).
trung học cơ sở An Quảng Hữu. Kết quả nghiên
Trà Vinh là tỉnh có dân số trên 1,1 triệu
cứu sẽ là cơ sở cung cấp thông tin cận thị của học
người với 03 dân tộc chính là Kinh, Khmer, Hoa,
sinh cho nhà trường và phụ huynh để có biện
trong đó dân tộc Khmer chiếm 30% dân số.
pháp can thiệp kịp thời, đặc biệt là ở học sinh bị
Trong đó Trà Cú là huyện có đông đồng bào
cận thị chưa được phát hiện cũng như chưa
Khmer đông nhất tỉnh, chiếm 60% dân số so với
được mang kính điều chỉnh.
dân số tồn huyện. Về tình trạng cơ sở hạ tầng
Mục tiêu
trường học tại đây thì một số trường đã có tình
Xác định tỷ lệ cận thị và các yếu tố liên quan
trạng xuống cấp, điều này có thể gây ra sự thiếu
đến cận thị: đặc tính dân số xã hội, học tập, hoạt
hụt ánh sáng trong phịng học, hay chất lượng
động vui chơi giải trí của học sinh trung học cơ
về bàn ghế đã xuống cấp và không đạt tiêu
sở An Quảng Hữu.
chuẩn cũng là những nguyên nhân dẫn tới cận

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
thị học đường mắc phải ở các em học sinh trung
Đối tượng nghiên cứu
học cơ sở (THCS)(5). Trường Trung học cơ sở An
Trên 585 học sinh trường trung học cơ sở An
Quảng Hữu được xây dựng vào những năm
Quảng
Hữu, xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú,
1999, là một trong những trường thuộc xã An
tỉnh Trà Vinh từ ngày 11/05/2020 đến 22/05/2020.
Quảng Hữu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Tiêu chí chọn vào
Trường đã được thành lập lâu nên nhiều trang
thiết bị ở đây đã có tình trạng xuống cấp.
Học sinh đang học tại trường trung học cơ sở
An Quảng Hữu tại thời điểm tiến hành nghiên
Đối với lứa tuổi học sinh THCS (10 – 15
cứu là từ ngày 11/05/2020 đến 22/05/2020, đồng ý
tuổi) thì đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ về
tham gia nghiên cứu.
thể chất, tâm lý và bước đầu hình thành nhân
cách trưởng thành. Cận thị khởi phát sớm có
Tiêu chí loại ra
liên quan đến cận thị cao sau này gây ảnh
Học sinh vắng mặt trong cả 2 lần khảo sát.

2

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng



Nghiên cứu Y học
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Kỹ thuật chọn mẫu
Nghiên cứu sử dụng chọn mẫu tồn bộ.
Bộ cơng cụ
Dữ kiện được thu thập bằng bộ câu hỏi tự
điền được thiết kế sẵn và sử dụng phương pháp
đo thị lực bằng bảng thị lực để kiểm tra học sinh
có giảm thị lực. Khi phát hiện học sinh bị tật
khúc xạ, học sinh sẽ được đo bằng kính phân kỳ
để xác định độ cận thị. Điều tra viên sẽ tiếp cận
các học sinh theo từng lớp và giải thích mục đích
nghiên cứu. Nếu học sinh đồng ý tham gia, điều
tra viên sẽ gửi phiếu câu hỏi cho học sinh trả lời
bằng phương pháp tự điền và thu lại phiếu câu
hỏi, sau đó sẽ tiến hành đo thị lực theo các bước
sau: trước khi đo học sinh được nghỉ ngơi vài
phút để làm quen với ánh sáng nơi đo. Bảng thị
lực cách thị lực học sinh 5 m. Đo thị lực khơng
kính từng mắt một: phải trước, trái sau, mắt tinh
trước, mắt kém sau. Lấy bìa cứng che mắt bên
kia. Đo bằng cách đọc từng hàng từ trên xuống
dưới, mỗi dịng 3-4 chữ khơng theo thứ tự. Nếu
học sinh đeo kính, đo thị lực khơng kính trước,
sau đó đo thị lực có kính. Ghi kết quả từng bên
mắt, khơng kính, có kính. Khi thị lực học sinh

<7/10 cho học sinh thử kính lỗ, với kính lỗ thị lực
tăng sẽ là do tật khúc xạ. Thử kính, cho đeo kính
-1D thị lực tăng thì mắt bị cận thị. Trường hợp
cịn lại có thể bị loạn thị, viễn thị hoặc bệnh lý
mắt khác.
Thơng tin thu thập gồm đặc tính của học
sinh tham gia nghiên cứu: như tuổi, giới tính,
dân tộc, khối lớp, học lực, tiền sử gia đình bị cận
thị. Các thông tin liên quan tới học tập và hoạt
động cũng được thu thập như: tần suất và thời
gian học thêm, tần suất và thời gian học ở nhà,
tần suất và thời gian xem tivi/CD/VCD, tần suất
và thời gian đọc truyện/sách/báo, tần suất và
thời gian sử dụng máy vi tính/máy tính
bảng/điện thoại, tần suất và thời gian hoạt động
vui chơi tại trường và ngồi trường. Học sinh có

Chun Đề Y Tế Cơng Cộng

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
cận thị khi có đầy đủ các điều kiện: Thị lực nhìn
xa 5m: thị lực <7/10, được xác định bằng bảng thị
lực đầy đủ đứng cách xa 5m; thị lực tăng khi đo
bằng kính lỗ; thị lực tăng khi thử kính bằng kính
phân kỳ; loại trừ các vấn đề khác liên quan giảm
thị lực. Học sinh không bị cận khi không thỏa
các điều kiện trên.

Xử lý và phân tích dữ kiện
Dữ kiện được nhập bằng phần mềm EpiData

3.1, xử lý và phân tích dữ kiện bằng phần mềm
thống kê STATA 14.0, với thống kê mô tả tần số
và tỷ lệ các biến số về đặc tính cá nhân; các biến
số về học tập và hoạt động. Kiểm định chi bình
phương và kiểm định chính xác Fisher được
dùng để xác định mối liên quan giữa đặc tính cá
nhân; các biến số về học tập và hoạt động với
cận thị của học sinh, mức độ liên quan được đo
lường bằng tỷ số tỷ lệ hiện mắc PR và KTC 95%.

KẾT QUẢ
Có 570 học sinh được phỏng vấn, khơng có
học sinh nào khơng gửi lại phiếu khảo sát, toàn
bộ phiếu khảo sát đều được trả lời đầy đủ các
thơng tin.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 93 học sinh
(16,3%) bị cận thị, bên cạnh đó có đến 64 học
sinh (11,2%) mới được phát hiện bị cận thị và
khơng đeo kính trong q trình học tập.
Đặc tính mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Đặc tính dân số xã hội học sinh (n = 570)
Đặc tính
Giới tính
Nam
Nữ
Dân tộc
Kinh
Khmer
Hoa
Tuổi

12 tuổi
13 tuổi
14 tuổi
≥ 15 tuổi
Khối lớp
Khối 6
Khối 7

Tần số

%

269
301

47,2
52,8

310
259
1

54,4
45,4
0,2

157
150
130
133


27,5
26,3
22,8
23,4

168
144

29,5
25,2

3


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
Đặc tính
Khối 8
Khối 9
Học lực
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu/ Kém

Tần số
131
127

%

23,0
22,3

66
261
226
17

11,5
45,8
39,7
3,0

Bảng 2: Tiền sử gia đình cận thị, tư thế đọc
truyện/sách/báo, tỷ lệ cận thị (n = 570)
Đặc tính
Tiền sử gia đình cận thị

Khơng
Tư thế đọc truyện/sách/báo
Ngồi thẳng
Ngồi lệch
Đầu cúi thấp
Nằm
Cận thị

Khơng

Tần số


%

74
496

13,0
87,0

90
3
24
109

39,8
1,4
10,6
48,2

93
477

16,3
83,7

Nghiên cứu Y học
thấp nhất là khối lớp 9 (Bảng 1).
Phần lớn gia đình các học sinh khơng có tiền
sử cận thị. Tư thế học sinh đọc truyện/sách/báo
chủ yếu là nằm và ngồi thẳng. Tỷ lệ cận thị của
học sinh trường THCS Hoàng Văn Thụ trong

nghiên cứu là 16,3% (Bảng 2).
Các yếu tố liên quan đến cận thị
Kết quả Bảng 3 cho thấy có mối liên quan
giữa tiền sử gia đình cận thị với cận thị với p
<0,001. Những học sinh có tiền sử gia đình cận
thị có tỷ lệ cận thị bằng 3,04 lần so với những học
sinh khơng có tiền sử gia đình bị cận thị, với
khoảng tin cậy 95% từ 2,11 đến 4,37.
Kết quả ở Bảng 4 cho thấy có mối liên quan
giữa tần suất học thêm, tần suất xem
tivi/CD/VCD, tần suất đọc truyện/sách/báo và sử
dụng máy vi tính/máy tính bảng/điện thoại với
cận thị với p khuynh hướng lần lượt là <0,001,
0,001, <0,001, <0,001. Những học sinh tần suất
học thêm, tần suất xem tivi/CD/VCD, tần suất
đọc truyện/sách/báo và sử dụng máy vi
tính/máy tính bảng/điện thoại càng nhiều thì có
tỷ lệ cận thị càng cao.

Trong số 570 học sinh, số học sinh nữ nhiều
hơn học sinh nam. Đa phần là học sinh dân tộc
Kinh và Khmer. Về học lực, đa số học sinh có
học lực ở mức khá, tiếp đến là trung bình. Khối
lớp có học sinh chiếm tỉ lệ cao nhất là khối lớp 6,
Bảng 3: Mối liên quan giữa cận thị với các đặc tính mẫu nghiên cứu (n = 570)
Đặc tính
Giới tính
Nam
Nữ
Dân tộc

Kinh
Khmer, Hoa
Tuổi
12 tuổi
13 tuổi
14 tuổi
≥ 15 tuổi
Khối lớp
Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9
Học lực
Giỏi, Khá

4

Cận thị

Khơng
Tần số (%)
Tần số (%)

p*

PR
(KTC 95%)

40 (14,9)
53 (17,6)


229 (85,1)
248 (82,4)

0,377

1
1,18 (0,81 – 1,72)

59 (19,0)
34 (13,1)

251 (81,0)
226 (86,9)

0,055

1
0,69 (0,47 – 1,01)

20 (12,7)
21 (14,0)
27 (20,8)
25 (18,8)

137 (87,3)
129 (86,0)
103 (79,2)
108 (81,2)


0,746
0,071
0,159

1
1,10 (0,62 – 1,94)
1,63 (0,96 – 2,77)
1,48 (0,86 – 2,54)

22 (13,1)
21 (14,6)
27 (20,6)
23 (18,1)

146 (86,9)
123 (85,4)
104 (79,4)
104 (81,9)

0,704
0,084
0,237

1
1,11 (0,64 – 1,94)
1,57 (0,94 – 2,63)
1,38 (0,81 – 2,37)

61 (18,7)


266 (81,4)

1

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021

Nghiên cứu Y học

Cận thị

Khơng
Tần số (%)
Tần số (%)
32 (13,2)
211 (86,8)

Đặc tính
Trung bình, Yếu/ Kém
Tiền sử gia đình cận thị
Khơng

Tư thế đọc truyện
Đúng tư thế
Sai tư thế

64 (12,9)
29 (39,2)


432 (87,1)
45 (60,8)

25 (10,6)
68 (20,3)

210 (89,4)
267 (79,7)

p*

PR
(KTC 95%)

0,084

0,71 (0,48 – 1,05)

< 0,001

1
3,04 (2,11 – 4,37)

0,123

1
1,42 (0,90 – 2,25)

Tất cả sử dụng kiểm định Chi bình phương, trừ khi có ghi chú khác PR: prevalence ratio


KTC95%: khoảng tin cậy 95%

*

Bảng 4: Mối liên quan giữa tần suất học tập và hoạt động giải trí với cận thị (n = 570)
Cận thị
Đặc tính

Khơng
1 - ≤3 ngày/tuần
>3 ngày/tuần
1 - ≤3 ngày/tuần
>3 ngày/tuần
Khơng
1 - ≤3 ngày/tuần
>3 ngày/tuần
Không
1 - ≤3 ngày/tuần
>3 ngày/tuần
Không
1 - ≤3 ngày/tuần
>3 ngày/tuần

p*

Khơng
Tần số (%)
Tần số (%)
Tần suất học thêm

62 (12,1)
450 (87,9)
22 (48,9)
23 (51,1)
< 0,001**
9 (69,2)
4 (30,8)
Tần suất học ở nhà
17 (15,3)
94 (84,7)
76 (16,6)
383 (83,4)
0,751
Tần suất xem tivi/CD/VCD
8 (7,0)
105 (93,0)
7 (10,0)
63 (90,0)
0,001**
78 (20,2)
309 (79,8)
Tần suất đọc truyện/sách/báo
30 (8,7)
314 (91,3)
36 (22,6)
123 (77,4)
< 0,001**
27 (40,3)
40 (59,7)
Tần suất sử dụng máy vi tính/máy tính bảng/điện thoại

2 (2,1)
91 (97,9)
15 (12,6)
104 (87,4)
< 0,001**
76 (21,2)
282 (78,8)

Tất cả sử dụng kiểm định Chi bình phương, trừ khi có ghi chú khác
PR: prevalence ratio
KTC95%: khoảng tin cậy 95%

*

Kiểm

**

định

PR
(KTC 95%)

1
2,72 (2,23 – 3,31)
7,40 (4,97 – 10,96)
1
1,08 (0,67 – 1,75)
1
1,74 (1,25 – 2,43)

3,03 (1,56 – 5,91)
1
2,16 (1,75 – 2,66)
4,67 (3,06 – 7,08)
1
2,30 (1,60 – 3,28)
5,29 (2,56 – 10,76)

tính

khuynh

hướng

Bảng 5: Mối liên quan giữa thời gian học tập và hoạt động giải trí với cận thị (n = 570)
Cận thị
Đặc tính
Thời gian học thêm (giờ/tuần)
Thời gian học ở nhà (giờ/tuần)
Thời gian xem tivi/CD/VCD (giờ/tuần)
Thời gian đọc truyện/sách/báo (giờ/tuần)
Thời gian sử dụng máy vi tính/máy tính bảng/điện thoại (giờ/tuần)


TB ± ĐLC
5,52 ± 2,25
7,90 ± 4,39
9,79 ± 5,54
4,17 ± 2,86
9,73 ± 5,76


Không
TB ± ĐLC
4,78 ± 2,29
6,64 ± 4,32
7,13 ± 4,54
2,48 ± 2,03
6,23 ± 4,27

p*
0,173
0,005
< 0,001
< 0,001
< 0,001

Tất cả sử dụng kiểm định t, trừ khi có ghi chú khác

*

Kết quả ở Bảng 5 cho thấy có mối liên quan
giữa thời gian học ở nhà, thời gian xem
tivi/CD/VCD, thời gian đọc truyện/sách/báo,

Chuyên Đề Y Tế Cơng Cộng

thời gian sử dụng máy vi tính/máy tính
bảng/điện thoại với cận thị với p lần lượt là
0,005, <0,001, <0,001, <0,001. Những học sinh có


5


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
thời gian học ở nhà, thời gian xem tivi/CD/VCD,
thời gian đọc truyện/sách/báo, thời gian sử dụng
máy vi tính/máy tính bảng/điện thoại càng nhiều
thì có tỷ lệ cận thị càng cao.

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ cận thị chiếm
16,3% trong tổng số học sinh. Trong số học sinh
bị cận thị, có đến 68,8% học sinh bị cận thị mới
được phát hiện và đã khơng đeo kính trong q
trình học tập. Ngun nhân có thể do các em
chưa nhận biết được những dấu hiệu của cận thị
hoặc học sinh mới mắc chưa có triệu chứng rõ
ràng, cũng có thể học sinh chưa quan tâm tình
trạng thị lực bản thân hoặc thiếu sự quan tâm
của gia đình. Kết quả này cũng có thể đến từ
việc các chương trình truyền thông, giáo dục về
cận thị học đường tại trường học chưa thực sự
phổ biến. Đây là tỷ lệ lớn cần chú ý vì có thể ảnh
hưởng đến học tập, giảm khả năng tiếp thu bài
học bằng mắt trên trường của học sinh cũng như
những sinh hoạt hằng ngày cần nhìn xa như là
việc đi lại của các em.
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa
cận thị với tiền sử gia đình, tỷ lệ cận thị ở học
sinh có tiền sử gia đình (ba, mẹ, anh/chị/em

ruột) bị cận thị bằng 3,04 lần so với học sinh
khơng có tiền sử gia đình bị cận thị, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Yếu tố
gia đình cịn được phát hiện trong nhiều
nghiên cứu trước đây, như nghiên cứu về tỷ lệ
tật khúc xạ ở học sinh tiểu học ở ngoại ô Kota
Bharu, Kelantan, Malaysia cho thấy có mối liên
quan với tiền sử gia đình bị cận thị, tiền sử có
anh/chị/em ruột bị cận thị (p <0,005)(9). Một
nghiên cứu khác tại Trung Quốc năm 2012 về
ảnh hưởng của tiền sử ba mẹ bị cận thị đến trẻ
cũng cho thấy mối liên quan (p <0,001), tỷ lệ
trẻ bị cận thị lên đến 83,3% nếu có cả cha lẫn
mẹ đều bị cận thị(10). Thêm một nghiên cứu
khác về tỷ lệ cận thị và các yêu tố liên quan
của sinh viên tại Nam Kinh, Trung Quốc cho
thấy cận thị của cha mẹ là một yếu tố nguy cơ
đối với cận thị ở sinh viên, cụ thể có ít nhất 1
cha mẹ bị cận thị là một yếu tố nguy cơ đối với

6

Nghiên cứu Y học
cận thị (p <0,001)(11). Hay trong nghiên cứu của
Nguyễn Văn Trung về thực trạng cận thị học
đường và một số yếu tố liên quan đối tượng
học sinh trên địa bàn thành phố Trà Vinh năm
2014 cho kết quả rằng tỷ lệ cận thị ở nhóm học
sinh có nguời thân mắc tật cận thị là 42,03%
cao hơn nhóm đối tượng khơng có người mắc

tật cận thị trong gia đình (17,06%). Có mối liên
quan chặt chẽ giữa cận thị học đường và tiền
sử mắc cận thị của gia đình có ý nghĩa thống
kê với p <0,001(5). Điều này cho thấy có thể yếu
tố di truyền có vai trị quan trọng đối với cận
thị ở học sinh, hoặc có thể do yếu tố mơi
trường sinh hoạt chung ảnh hưởng đến thói
quen các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên,
trong nghiên cứu này thơng tin về tiền sử gia
đình có điểm hạn chế do chỉ lấy thông tin qua
lời khai của học sinh mà khơng khám trực tiếp,
có thể dẫn đến phân loại nhóm có thể chưa
chính xác.
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa
tần suất học thêm với cận thị. Những học sinh
có tần suất học thêm càng nhiều thì tỷ lệ cận
thị càng cao, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (p <0,001). Điều này cho thấy học thêm là
một hoạt động cần sự nhìn gần nhiều nên có
thể bởi điều đó mà trong số những ngày học
thêm thì mắt của các em phải điều tiết nhiều
hơn, ngoài ra thời gian học sinh đi học thêm đa
phần là chiều tối và tối, khoảng thời gian này
ánh sáng thường không đủ dẫn đến mắt dễ
mỏi, lâu ngày dẫn đến giảm thị lực.
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa
cận thị và thời gian học ở nhà. Khi thời gian
học ở nhà càng nhiều thì tỷ lệ cận thị càng
tăng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p <0,001). Mối liên quan này cịn được tìm

thấy trong một nghiên cứu về tỷ lệ cận thị và
yếu tố liên quan ở học sinh THCS tại Delhi Ấn
Độ cho thấy có mối liên quan giữa cận thị và
thời gian học tập (p <0,001)(12). Điều này cho
thấy việc dành nhiều thời gian cho học tại nhà
mà khơng có khung giờ nghỉ ngơi hợp lý có
thể là yếu tố ảnh hưởng đến cận thị ở học sinh.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học
Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan
giữa tần suất và thời gian đọc truyện/sách/báo
với cận thị. Những em học sinh có tần suất đọc
truyện/sách/báo càng nhiều thì tỷ lệ cận thị càng
cao, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p <0,001). Yếu tố này cũng được tìm thấy trong
nghiên cứu về tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học tại
Singapore của Saw SM cho thấy có mối liên
quan giữa cận thị với tần suất đọc
truyện/sách/báo (p <0,001)(13). Đọc truyện/sách/báo
cũng là một hoạt động đòi hỏi cho mắt phải làm
việc ở tầm nhìn gần nên trong lúc học sinh đọc
truyện/sách/báo trong một thời gian dài và
khơng có thời gian nghỉ cho trong mỗi lần đọc
truyện/sách/báo hợp lý làm cho mắt tăng điều
tiết, có thể dẫn tới cận thị.
Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan
giữa tần suất và thời gian xem tivi/CD/VCD và

tần suất sử dụng máy vi tính/máy tính
bảng/điện thoại với cận thị. Những em học sinh
có tần suất xem tivi/CD/VCD và sử dụng máy vi
tính/máy tính bảng/điện thoại càng nhiều thì tỷ
lệ cận thị càng cao. Việc tiếp xúc quá nhiều với
ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử như
màn hình máy tính, điện thoại hay tivi cũng là
một trong những nguyên nhân có thể ảnh
hưởng tới mắt, dẫn tới cận thị(14).

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

KẾT LUẬN
Học sinh cần ý thức bảo vệ thị lực bằng cách
nhận biết được các hành vi cũng như thói quen
gây hại cho mắt mà đa số học sinh đều có, bên
cạnh đó cần phải hạn chế: sử dụng máy tính hay
xem tivi quá nhiều. Học sinh được phát hiện cận
thị và học sinh cận thị chưa mang kính điều
chỉnh khúc xạ cần được đeo kính kịp thời. Tăng
cường truyền thơng – giáo dục sức khỏe học
đường. Chú trọng phổ biến kiến thức phát hiện,
chăm sóc cận thị học đường và vệ sinh thị giác
cho các đối tượng cán bộ y tế học đường, giáo
viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Củng cố
và tăng cường công tác y tế học đường. Tổ chức
tập huấn về cơng tác phịng chống cận thị học
đường cho cán bộ y tế học đường.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng

12.

13.

14.

Ang M, Wong CW, Hoang QV, Cheung GCM, Lee SY, Chia A,
Saw SM, Ohno-Matsui K, Schmetterer L (2019). Imaging in
myopia: potential biomarkers, current challenges and future

developments. Br J Ophthalmol, 103(6):855-862.
Holden BA, Fricke TR, Wilson DA, Jong M, Naidoo KS,
Sankaridurg P, Wong TY, Naduvilath TJ, Resnikoff S (2016).
Global Prevalence of Myopia and High Myopia and Temporal
Trends from 2000 through 2050. Ophthalmology, 123(5):10361042.
Morgan IG, Ohno-Matsui K, Saw SM (2012). Myopia. Lancet,
379(9827):1739-1748.
Bệnh viện Mắt Trung Ương (2017). Bệnh viện Mắt TW tổ chức
mittinh
Ngày
Thị
giác
thế
giới
2017.
URL:
truy cập ngày 28/09/2019.
Nguyễn Văn Trung (2014). Nghiên cứu thực trạng cận thị học
đường và một số yếu tố liên quan đến đối tượng học sinh trên
địa bàn thành phố Trà Vinh năm 2014. Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp trường, Trường Đại học Trà Vinh.
Resnikoff S, Pascolini D, Mariotti SP, Pokharel GP (2008). Global
magnitude of visual impairment caused by uncorrected
refractive errors in 2004. Bull World Health Organ, 86(1):63-70.
Saw SM, Gazzard G, Shih-Yen EC, Chua WH (2005). Myopia
and associated pathological complications. Ophthalmic Physiol
Opt, 25(5):381-391.
Vũ Quang Dũng, Nguyễn Minh Hợi, Vũ Thị Kim Liên, Hoàng
Thị Lực, Mai Quốc Tùng (2011). Thị lực – Tật khúc xạ. In: Vũ
Quang Dũng. Giáo trình mắt, pp.19-26. Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Hashim SE, Tan HK, Wan-Hazabbah WH, Ibrahim M (2008).
Prevalence of refractive error in malay primary school children
in suburban area of Kota Bharu, Kelantan, Malaysia. Ann Acad
Med Singapore, 37(11):940-946.
He M, Zheng Y, Xiang F (2009). Prevalence of myopia in urban
and rural children in mainland China. Optom Vis Sci, 86(1):40-44.
Huang L, Kawasaki H, Liu Y, Wang Z (2019). The prevalence of
myopia and the factors associated with it among university
students in Nanjing: A cross-sectional study. Medicine
(Baltimore), 98(10):e14777.
Saxena R, Vashist P, Tandon R, Pandey RM, Bhardawaj A,
Menon V, Mani K (2015). Prevalence of myopia and its risk
factors in urban school children in Delhi: the North India
Myopia Study (NIM Study). PLoS One, 10(2):e0117349.
Saw SM, Chua WH, Hong CY, Wu HM, Chan WY, Chia KS,
Stone RA, Tan D (2002). Nearwork in early-onset myopia. Invest
Ophthalmol Vis Sci, 43(2):332-339.
ENDMYOPIA (2015). Dangerous Light: HEV & Blue Light
Damage
To
Your
Eyesight.
URL:
accessed on 07/07/2020.

Ngày nhận bài báo:

16/11/2020


Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

29/01/2021

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2021

7



×