Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Tỷ lệ phá thai và các yếu tố liên quan tại Thuận An, Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.81 KB, 71 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BPTT

Biện pháp tránh thai

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KTC

Khoảng tin cậy

QHTD

Quan hệ tình dục

SKSS

Sức khỏe sinh sản

TCYTTG

Tổ chức Y tế thế giới

Tp

Thành phố

Tx



Thị xã

Tiếng Anh
OR

Odds Ratio

(Tỷ số số chênh)

PR

Prevalence Ratio

(Tỷ số tỷ lệ hiện mắc)

SE

Standard Errors

(Sai số chuẩn)

SD

Standard Deviation

(Độ lệch chuẩn)

UNDP
United Nations Development Programe

triển Liên Hợp Quốc)
UNFPA

The United Nations Population Fund

(Chương trình phát

(Quỹ dân số Liên hợp quốc)


DANH MỤC BẢNG
Bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15

Bảng 4.1

Nội dung
Tỷ lệ phá thai tại các khu vực trên thế giới
Tỷ lệ phá thai tại Việt Nam qua các năm
Số ca phá thai tại Bình Dương
Đặc điểm mẫu nghiên cứu (không sử dụng trọng số)
Đặc điểm dân số - xã hội của mẫu nghiên cứu (sử dụng trọng số)
Đặc điểm các yếu tố về bản thân và gia đình
Đặc điểm các yếu tố về tiền căn SKSS - Ước muốn sinh con
Tỷ lệ công nhân biết các biện pháp tránh thai
Tỷ lệ công nhân tiếp cận các nguồn thông tin về BPTT
Số lần phá thai
Các lý do phá thai
Các biện pháp phá thai
Các cơ sở y tế thực hiện phá thai
Mối liên quan giữa phá thai với các yếu tố Dân số - Xã hội
Mối liên quan giữa phá thai với các yếu tố Bản thân – Gia đình
Mối liên quan giữa phá thai với các yếu tố Tiền căn SKSS – Ước
muốn sinh con
Mối liên quan giữa phá thai với kiến thức về BPTT
Mô hình đa biến kiểm soát các yếu tố có khả năng gây nhiễu
So sánh tỷ lệ phá thai của các nghiên cứu

Trang
9
10
12
29
30

31
32
33
34
35
36
36
37
38
39
40
41
41
52


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Sơ đồ dàn ý các biến số................................................................4
Hình 2. Bản đồ hành chánh thị xã Thuận An............................................16
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ tỷ lệ phá thai ở công nhân.........................................35


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Mục lục

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe sinh sản là một phần rất quan trọng của sức khỏe. Năm 1994, hội
nghị quốc tế về Dân số và Phát triển họp tại Cairo (Ai Cập) đã đưa ra định nghĩa
“Sức khỏe sinh sản là tình trạng thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội của tất
cả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không
phải là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó” [26]. Một trong số các nội
dung của sức khỏe sinh sản ở Việt Nam là ngăn ngừa phá thai và phá thai an
toàn. Thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang phải đối mặt trong lĩnh vực sức
khỏe sinh sản là vấn đề phá thai. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai thấp
được phản ánh bằng tỷ lệ phá thai cao và tỷ lệ này đang tiếp tục gia tăng ở Việt
Nam. Theo số liệu thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình quốc gia - 11/2011,
Việt Nam là nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tỷ lệ phá thai và nằm trong
nhóm những quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới [18].
Các nghiên cứu trước đây về phá thai thường tập trung ở đối tượng vị
thành niên, với tỷ lệ phá thai khoảng 10 - 20% trong tổng số ca phá thai [11].Tuy
nhiên, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam đã dẫn đến sự gia
tăng lao động di cư, đặt biệt là công nhân nhập cư đến các tỉnh có nhiều khu công
nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai,…. Các khó khăn trong điều kiện sống, sinh
hoạt, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí và nhu cầu thông tin có thể dẫn đến các hành vi
sức khỏe sinh sản không phù hợp như tình dục không an toàn, phá thai, …[1, 8].
Công nhân nhập cư phần lớn thuộc lứa tuổi sinh sản, sống xa nhà. Bên cạnh đó
việc thiếu các điều kiện về chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc sức khỏe
sinh sản nói riêng cũng cần được quan tâm nhiều hơn.
Theo nghiên cứu của Quỹ dân số Liên hợp quốc năm 2011, do nhiều

nguyên nhân, trong đó có rất nhiều yếu tố liên quan đến văn hóa – xã hội, các
quan niệm, sự kỳ thị về các vấn đề sức khỏe sinh sản, nữ lao động nhập cư


6

thường ít tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nghiên cứu mô tả
cắt ngang của Hoàng Đức Hạnh, Nguyễn Thị Vân Anh được thực hiện trên 1.120
nữ công nhân trên địa bàn Hà Nội năm 2011 cho thấy tỷ lệ phá thai ở các nữ công
nhân đã lập gia đình là 13,3%, tỷ lệ nữ công nhân chưa lập gia đình đã từng phá
thai là 2,01% [12]. Nghiên cứu bệnh chứng tìm yếu tố nguy cơ phá thai của tác
giả Nguyễn Thị Diễm Vân trên đối tượng phụ nữ phá thai lần đầu tại Tp. Hồ Chí
Minh năm 2001 cho thấy độ tuổi lớn và đã kết hôn sẽ giảm nguy cơ phá thai [40].
Theo thống kê điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm
2011 cho thấy rằng miền Đông Nam Bộ là nơi có tỷ suất nhập cư cao nhất cả
nước 23,4‰ và tỷ suất di cư thuần 14,8‰. Trong khi đó Bình Dương là tỉnh có
tỷ suất di cư thuần cao nhất là 43‰. Số trường hợp phá thai có chiều hướng gia
tăng, báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bình Dương trong năm 2013 có 8.386 trường hợp
phá thai, số liệu này cao gấp 2,4 lần so với năm 2012 và gấp 4 lần so với năm
2011. Tính riêng trong năm 2013 có 71,3% số trường hợp phá thai được ghi nhận
từ các phòng khám tư nhân, trong đó phòng khám đa khoa tư nhân Hoàn Hảo
(thuộc Thị xã Thuận An) chiếm 42,7% số trường hợp [9].
Thị xã Thuận An cũng là địa phương có số lượng công nhân lao động
đông nhất, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, trong đó có khu công nghiệp lớn
là khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 1. Theo số liệu thống kê từ Liên đoàn
lao động tỉnh Bình Dương trong 6 tháng đầu năm 2014 Thị Xã Thuận An có
166.342 lao động, trong đó lao động của khu công nghiệp Việt Nam – Singapore
1 chiếm 63,7% và lao động nữ chiếm 53,6% tổng số lao động của Thuận An [15].
Nhằm mục đích xác định tỷ lệ phá thai và các yếu tố liên quan đến phá thai
ở nữ công nhân nhập cư tại Thị xã Thuận An, Bình Dương, từ đó đề ra chính

sách phù hợp nhằm làm giảm tỷ lệ phá thai. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tỷ


7

lệ phá thai và các yếu tố liên quan ở nữ công nhân nhập cư từ 18 đến 49 tuổi
tại Thị xã Thuận An, Bình Dương năm 2014 ” là cần thiết.
Câu hỏi nghiên cứu
Tỷ lệ phá thai ở nữ công nhân nhập cư từ 18 đến 49 tuổi tại Thị xã Thuận
An, Bình Dương là bao nhiêu và những yếu tố nào có liên quan đến phá thai?
Mục tiêu chung
Xác định tỷ lệ phá thai ở nữ công nhân nhập cư từ 18 đến 49 tuổi tại Thị
xã Thuận An, Bình Dương năm 2014 và mối liên quan giữa phá thai với các yếu
tố: tuổi, dân tộc, tôn giáo, học vấn, người sống cùng, thu nhập, vùng miền, thời
gian tạm trú, số con hiện có, số con mong muốn, giới tính mong muốn, tuổi quan
hệ tình dục lần đầu, nhà/phòng có người phá thai, kiến thức về biện pháp tránh
thai.
Mục tiêu cụ thể
1.

Xác định tỷ lệ phá thai ở nữ công nhân nhập cư từ 18 – 49 tuổi (phân tầng

theo tình trạng hôn nhân).
2. Xác định mối liên quan giữa phá thai với các yếu tố: tuổi, dân tộc, tôn
giáo, học vấn, người sống cùng, thu nhập, vùng miền, thời gian tạm trú, số
con hiện có, số con mong muốn, giới tính mong muốn, tuổi quan hệ tình
dục lần đầu, nhà/phòng có người phá thai, kiến thức về biện pháp tránh
thai.



8

DÀN Ý
DÂN SỐ - XÃ HỘI
NHÓM TUỔI
DÂN TỘC
TÔN GIÁO
HỌC VẤN
VÙNG MIỀN

TIỀN CĂN SKSS - ƯỚC MUỐN SINH CON:
SỐ CON MONG MUỐN
GIỚI TÍNH MONG MUỐN
SỐ CON HIỆN CÓ
TUỔI QHTD LẦN ĐẦU

TỶ LỆ
PHÁ THAI

BẢN THÂN – GIA ĐÌNH
NGƯỜI SỐNG CHUNG
THỜI GIAN TẠM TRÚ
NHÀ/ PHÒNG CÓ NGƯỜI PHÁ THAI
THU NHẬP

KIẾN THỨC VỀ BIỆN PHÁ TRÁNH THAI


9


Hình 1. Sơ đồ dàn ý các biến số.


10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
Một số khái niệm về di cư, phá thai

1.1.

1.1.1. Khái niệm về di cư

Theo định nghĩa của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP),
người di cư là người di chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách tạm thời hoặc
vĩnh viễn, tự nguyện hoặc bị bắt buộc. Có 2 dạng di cư, đó là di cư trong phạm vi
quốc gia (di cư nội địa) hoặc giữa các quốc gia (di cư quốc tế).
Trên thực tế, các nghiên cứu về di cư gặp khó khăn trong việc sử dụng các
định nghĩa và thuật ngữ vì di cư bao hàm cả khái niệm không gian, thời gian và
mục đích di cư. Những năm gần đây, nghiên cứu về di cư ở Việt Nam thường sử
dụng các phân loại từ Tổng điều tra dân số (Census) và hệ thống quản lý nhân
khẩu. Theo Census 2009, có 4 loại di cư:
- Di cư trong quận/huyện: đi từ xã/phường này sang xã/phường khác trong
-

cùng quận/huyện.
Di cư trong tỉnh: đi từ quận/huyện này sang quận/huyện khác trong cùng

-

tỉnh.

Di cư giữa các tỉnh: đi từ tỉnh này sang tỉnh khác.
Di cư quốc tế: đi ra/vào Việt Nam.

1.1.2. Phá thai

Phá thai là một biện pháp nhằm chấm dứt quá trình thai kỳ bằng cách loại
bỏ phôi hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở [2, 5, 6, 41]. Nó có
thể xảy ra theo 2 cách: ngẫu nhiên hoặc có mục đích. Hầu hết các vụ phá thai đều
có mục đích. Khi biết mình mang thai, có thể do nhiều nguyên nhân khách quan
lẫn chủ quan mà không thể giữ thai thì buộc lòng phải nhờ y khoa can thiệp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), phá thai đứng vị trí thứ ba trong
số các nguyên nhân gây tử vong cho phụ nữ mang thai và Việt Nam nằm trong số
các nước có tỷ lệ phá thai cao. Số lần nạo hút thai trung bình của một phụ nữ độ


11

tuổi sinh đẻ nước ta (19-45 tuổi) hiện nay là 0,5 lần. Con số này chiếm tỷ lệ cao ở
các thành phố, đô thị lớn. Có những trường hợp từ 15-39 tuổi đã nạo thai tới 3-4
lần [42].
Có hai hình thức chính là phá thai an toàn và không an toàn.
1.1.3. Phá thai an toàn

Phá thai an toàn là phương pháp chấm dứt thai kỳ do người cung cấp dịch
vụ được đào tạo, có kỹ năng tốt thực hiện tại cơ sở y tế đạt chuẩn với đầy đủ các
trang thiết bị, dụng cụ trong môi trường vệ sinh đảm bảo. Phá thai an toàn sẽ hạn
chế được tối đa các tai biến và biến chứng [3].
Các phương pháp phá thai an toàn
Phá thai 3 tháng đầu
Là các phương pháp chấm dứt thai kỳ đối với thai từ 6 tuần đến hết 12

tuần, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. Có hai lựa chọn:
-

Phá thai bằng thuốc
Là phương pháp dùng phối hợp hai loại thuốc là Mifepristone và

Misoprotol để chấm dứt thai kỳ. Được thực hiện đối với thai 7 tuần trở xuống,
tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Tuy nhiên hiện nay chỉ định phá thai
bằng thuốc đã được mở rộng có thể đến 9 tuần vô kinh. Thuốc phá thai sẽ làm
cho thai ngừng phát triển và gây co bóp tử cung để đẩy thai ra ngoài như bị sẩy
thai. Thuốc phá thai có hiệu quả chấm dứt thai kỳ tới 96 - 98%. Theo quy định
của Bộ Y tế, phương pháp phá thai bằng thuốc phải do bác sĩ đã được đào tạo
thực hiện và chỉ được thực hiện ở tuyến tỉnh.
-

Hút thai
Là một thủ thuật sử dụng dụng cụ hút chân không để chấm dứt thai kỳ.

Được thực hiện đối với thai từ 6 tuần đến hết 12 tuần, tính từ ngày đầu tiên của


12

kỳ kinh cuối cùng. Thai trong buồng tử cung được hút ra ngoài qua ống hút vào
một bơm hút. Hút thai có hiệu quả chấm dứt thai kỳ đến 98%.
Phá thai 3 tháng giữa bằng phương pháp nong và gắp
Đây là phương pháp phá thai dùng cả thuốc và dụng cụ để chấm dứt thai
kỳ. Được thực hiện đối với thai từ 13 tuần đến 18 tuần tính từ ngày đầu tiên của
kỳ kinh cuối cùng. Phương pháp này chỉ an toàn khi người cung cấp dịch vụ là
các cán bộ y tế đã được đào tạo và có đủ kỹ năng thực hiện thủ thuật tại cơ sở y

tế có đầy đủ phương tiện. Tuy nhiên, có nguy cơ gặp tai biến trong quá trình phá
thai cao hơn khi phá thai ba tháng đầu.
1.1.4. Phá thai không an toàn

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa phá thai không an toàn như là một thủ
thuật chấm dứt một thời kỳ mang thai mà được thực hiện bởi một cá nhân thiếu
các kỹ năng cần thiết, hoặc trong một môi trường không phù hợp với tối thiểu
tiêu chuẩn y tế, hoặc cả hai [22][43]. Đây chính là hình thức phá thai nguy hiểm,
người có thai tự ý đưa vào tử cung những chất hoá học có tác dụng giết chết và
loại bỏ thai nhi. Hình thức này thường gặp ở nhiều trường hợp vì không dám đến
bệnh viện để được xử lý mà lén lúc tự ý loại bỏ thai nhi. Nguy cơ vô sinh đối với
phương pháp phá thai kiểu này thường cao gấp 4 lần so với việc phá thai thông
thường.
Nguy hiểm còn có thể xảy ra đối với những trường hợp phá thai đã quá lớn
(trên 12 tuần tuổi). Một trong những nguy hiểm là do xương của bào thai đã quá
to có thể làm xây xước hoặc làm thủng tử cung. Đối với những người có u khi
phá thai cũng rất nguy hiểm. Các trường hợp phá thai không an toàn đã đưa đến
nhiều tai biến, hậu quả xấu về sức khỏe sinh sản như vô sinh (do tắc dính buồng
tử cung, vòi trứng), chửa ngoài tử cung, băng huyết, sót nhau, thủng tử cung,
nhiễm trùng... và có không ít trường hợp gây tử vong. Cần phân biệt rằng hút


13

điều hòa kinh nguyệt, hoặc nạo thai không phải là một biện pháp tránh thai, mà
chỉ là một giải pháp thụ động nhằm giải quyết những trường hợp thai ngoài ý
muốn và nhiều khi sẽ dẫn đến tai biến do phá thai không an toàn.
1.2.

Các biện pháp tránh thai


Hiện nay có rất nhiều biện pháp tránh thai hiệu quả cao và dễ sử dụng, tùy
vào nhu cầu và sự thích ứng của mỗi người mà có thể chọn biện pháp tránh thai
phù hợp.
Biện pháp tránh thai cho nam gồm có: hiện đại (bao cao su, triệt sản nam)
và truyền thống (xuất tinh ngoài âm đạo). Biện pháp tránh thai dùng cho nữ giới
gồm có: hiện đại (dụng cụ tử cung, viên thuốc tránh thai kết hợp, viên thuốc
tránh thai đơn thuần, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai, viên tránh thai
khẩn cấp, màng phim tránh thai, bao cao su nữ, triệt sản nữ) và truyền thống (tính
vòng kinh, cho con bú) [22].
1.3.

Tình hình phá thai

1.3.1. Trên thế giới

Có gần 205 triệu trường hợp mang thai trên toàn thế giới mỗi năm. Hơn
một phần ba trường hợp là ngoài dự tính và khoảng một phần năm kết thúc với sự
phá thai có chủ đích [2].
Tỷ lệ phá thai chung ở châu Phi (nơi mà phần lớn các ca phá thai là bất
hợp pháp và không an toàn) cho thấy không có sự suy giảm từ năm 2003 đến
năm 2008, tỷ lệ phá thai là 29 trên 1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nam Phi
là nơi phá thai được hợp pháp hóa vào năm 1997, có tỷ lệ phá thai thấp nhất châu
Phi với 15 trên 1.000 phụ nữ trong năm 2008. Đông Phi có tỷ lệ cao nhất 38‰,
tiếp theo là Trung Phi 36‰, Tây Phi 28‰ và Bắc Phi 18‰ [42, 43].


14

Châu Âu (nơi phá thai nói chung là hợp pháp) tỷ lệ này là 12 trên 1.000

phụ nữ ở Tây Âu, trong khi đó ở Đông Âu là 43‰. Ở Đông Âu, tỷ lệ phá thai ổn
định ở mức 43/1.000 phụ nữ từ năm 2003 đến năm 2008, sau một thời gian giảm
mạnh giữa những năm 1990 và đầu những năm 2000. Tây Âu, Nam Phi và Bắc
Âu có tỷ lệ phá thai thấp nhất thế giới, tương ứng với 12‰, 15‰ và 17‰ [43].
Tỷ lệ phá thai đã giảm ở châu Mỹ La tinh 37-31/1.000 phụ nữ phá thai từ
năm 1995 đến năm 2003, và đạt 32‰ vào năm 2008. Ở châu Á, tỷ lệ phá thai
trên toàn tiểu vùng giữ ổn định từ năm 2003 đến năm 2008, từ 26‰ ở Nam
Trung Á và Tây Á đến 36‰ ở Đông Nam Châu Á [43].
Bảng 1.1. Tỷ lệ phá thai tại các khu vực trên thế giới[36].
Vùng/khu vực
Châu Phi
Châu Á
Châu Âu
Châu Mỹ Latinh
Khu vực Bắc Mỹ
Châu Đại Dương
Chung

Tỷ lệ phá thai (‰)
1995
2003
33
29
33
29
48
28
37
31
22

21
21
18
35
29

2008
29
28
27
32
19
17
28

Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới.

1.3.2. Việt Nam

Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá Việt Nam là nước có tỷ lệ phá thai cao
nhất châu Á và là một trong năm nước có tỷ lệ phá thai cao nhất trên thế giới.
Theo báo cáo của Daniel Goodkind năm 1994 tổng tỷ suất phá thai là 2,5 – nghĩa
là mỗi phụ nữ Việt Nam đã phải trải qua 2,5 lần trong cả cuộc đời sinh đẻ của
mình. Theo kết quả điều tra Y tế quốc gia 2001-2002 gần 12% phụ nữ đang có
chồng đã từng phá thai trong 5 năm qua. Phá thai thực sự là một thách thức lớn


15

nhất mà Việt Nam đang phải đối mặt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản,

mặc dù tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng [21].
Theo điều tra dân số học năm 1997, phụ nữ nông thôn có tỷ lệ phá thai cao
hơn thành thị, điều này được lý giải có thể một phần do sức ép của chương trình
kế hoạch hoá gia đình và sự cung cấp phương tiện tránh thai không được thích
ứng. Nhưng từ những năm 2000 trở lại đây, số liệu cho thấy xu hướng tỷ lệ phá
thai thành thị lại cao hơn nông thôn, năm 2001 tỷ lệ phá thai thành thị là 1,7% và
nông thôn là 1,2%, tương ứng đến năm 2008 là 1,1% và 0,9% [21].
Bảng 1.2. Tỷ lệ phá thai tại Việt Nam qua các năm
Đơn vị tính ‰
Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2010

Thành thị

Nông thôn

17
12

11
11

19
17

13
12

10
10

14
09

06
08

11
09

08
08

Cả nước


13

11

17

12

10

11

07

10

08

Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra biến động Dân Số-KHHGĐ 2010.

Trong số những trường hợp phá thai cho thấy những người có trình độ học
vấn cao có tỷ lệ phá thai cao hơn người có trình độ học vấn thấp. Theo điều tra
nhân khẩu học và sức khỏe năm 1997, tỷ lệ phá thai trong nhóm phụ nữ không đi
học chiếm 3%, nhóm có trình độ đại học là 12,9%, tăng hơn 4 lần. Điều tra Y tế
Quốc gia 2001-2002 cũng đưa ra kết luận, tỷ lệ phá thai cao nhất ở nhóm người
có trình độ học vấn cao. Đây cũng được xem là xu hướng ở các nước đang phát
triển [21].
Các vùng phía Bắc thường cao hơn các vùng phía Nam, đồng bằng Sông
Hồng có tỷ lệ phụ nữ phá thai trong 5 năm qua là 17,8% cao nhất cả nước, thấp

nhất là Nam Trung bộ với 2,6% [21].


16

Điểm đáng chú ý hơn cả là tỷ lệ phá thai ở nhóm tuổi từ 15-24 khá cao
(36,8%), cao hơn hẳn so với 2 nhóm tuổi còn lại, nhóm tuổi từ 25-34 là 29,3%,
nhóm tuổi từ 35-49 là 29,1%. Trong một nghiên cứu của Hội Phụ sản khoa và
sinh đẻ có kế hoạch năm 2006 cho biết tỷ lệ phá thai trong nghiên cứu tập trung
đông nhất ở lứa tuổi từ 20-24 với 64,74%, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 20,5%
là học sinh, sinh viên đã từng phá thai trong tổng mẫu nghiên cứu. Trong một
công bố năm 2008 của bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết có hơn 31% trong
tổng số 154 trường hợp phá thai từ 17-22 tuần tuổi là đối tượng học sinh, sinh
viên [21].
1.3.3. Tỉnh Bình Dương

Tại tỉnh Bình Dương, số trường hợp phá thai có chiều hướng gia tăng. Báo
cáo của Sở Y tế tỉnh Bình Dương trong năm 2013 có 8.386 trường hợp phá thai,
số liệu này cao gấp 2,4 lần so với năm 2012 và gấp 4 lần so với năm 2011. Tính
riêng trong năm 2013 thì có đến 71,3% số trường hợp phá thai được ghi nhận từ
các phòng khám tư nhân, trong đó có phòng khám đa khoa tư nhân Hoàn Hảo
(Thuộc Thị xã Thuận An) chiếm 42,7% số trường hợp [9].
Bảng 1.3. Số ca phá thai tại Bình Dương
Cơ sở y tế

Phá thai (số ca)
Năm 2011

Năm 2012


Năm 2013

Cơ sở y tế công

1464

982

2019

Y tế tư nhân

418

2171

5977

Cơ sở y tế Ngành

197

294

390

2079

3447


8386

Chung
Nguồn: Sở y tế Bình Dương


17

1.4.

Sơ lược các nghiên cứu trước đây

1.4.1.

Trên thế giới
Theo số liệu giám sát phá thai ở Hoa Kỳ năm 2010, tỷ lệ phá thai của phụ

nữ từ 15 – 44 tuổi là 14,6‰ và tỷ lệ phá thai là 228 ca phá thai trên 1.000 ca sinh
sống. So với năm 2009 tỷ lệ này giảm 3% và đạt mức thấp nhất trong giai đoạn
2001 – 2010 [32].
Nghiên cứu cắt ngang so sánh phá thai giữa phụ nữ có chồng và chưa lập
gia đình tại Sao Paulo, Brasil vào năm 2008 của tác giả Rebecca de Souza
Silva; Solange Andreoni cho thấy rằng phụ nữ độc thân là yếu tố duy nhất liên
quan, nghĩa là phụ nữ độc thân có tỷ lệ phá thai cao gấp 4 lần phụ nữ đã kết hôn
(OR = 3,9, p = 0,009) [37].
Nghiên cứu kết hợp phương pháp định lượng và định tính từ năm 2008 đến
2010 nhằm tìm hiểu lý do tại sao phụ nữ nước Mỹ phá thai của nhóm tác giả
Biggs MA, Gould H và Fosstor G cho thấy có nhiều lý do phụ nữ Mỹ phá thai,
trong đó tập trung vào các lý do tài chính (40%), thời gian (36%), lý do đối tác
liên quan (31%), và sự cần thiết phải tập trung vào những đứa trẻ khác (29%)

[30].
Nghiên cứu của nhóm tác giả Motaghi Z, Poorolajal J, Keramat A trên
102.394 người tham gia vào năm 2012 ở Iran cho kết quả tỷ lệ phá thai ở phụ nữ
tuổi từ 15-44 tuổi là 8,9‰ (KTC 95%: 5,46 – 12,33). Tỷ lệ mang thai ngoài ý
muốn đã được ước tính là 27,94 trên 100 phụ nữ mang thai (KTC95%: 23,46,
32,42) [33].
Nghiên cứu của Arusyak Sevoyan và Victor Agadjanian vào năm 2005 và
2007 ở Armenia về sử dụng biện pháp tránh thai và phá thai với tình trạng di cư
của người chồng, kết quả cho thấy những phụ nữ có chồng di cư thì ít có tỷ lệ sử
dụng thuốc hoặc vòng tránh thai hơn 44 % so với phụ nữ có chồng không di cư


18

(OR=0,6). Không có mối liên quan giữa phá thai và tình trạng di cư của chồng.
Tuy nhiên khi tác giả đưa vào mô hình đa biến điều kiện kinh tế gia đình thì lại
có ảnh hưởng tác động tích cực liên quan đến kết quả. Nghĩa là tăng sự giàu có
của hộ gia đình thì tỷ lệ phá thai tăng ở phụ nữ có chồng không di cư, nhưng
giảm nhẹ ở phụ nữ có người chồng di cư [28].
1.4.2.

Việt Nam
Nghiên cứu bệnh – chứng năm 2003 về các yếu tố hành vi nguy cơ phá

thai ở trẻ vị thành niên của Nguyễn Văn Lơ, Trần Thị Trung Chiến tại Tp. Hồ
Chí Minh và Bình Dương cho thấy những người có gia đình không nguyên vẹn
thì có tỷ lệ phá thai gấp 1,94 lần những người có gia đình nguyên vẹn (p =
0,005; OR=1,94, KTC95%: 1,23-3,14). Bên cạnh đó hành vi nguy cơ phá thai là
những người không đi học phá thai gấp 2,09 lần người đang đi học (p=0,001;
OR=2,09, KTC95%: 1,4 – 3,12) [7].

Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại ở nữ công nhân có gia đình là 46,7%, tuy
nhiên những công nhân chưa có gia đình mà có quan hệ tình dục thì lại không có
ai sử dụng BPTT. Tỷ lệ biết các BPTT là rất cao (98,4%) nhưng tỷ lệ biết cách sử
dụng chỉ có 55,8%. Đây là nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Lam, Nguyễn Thị Từ
Vân được thực hiện vào năm 2009 trên đối tượng nữ công nhân tại quận 9, Tp.
Hồ Chí Minh [14].
Nghiên cứu về tỷ lệ phá thai lặp lại của tác giả Nguyễn Hữu Thời thực
hiện tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, Cần Thơ năm 2009 cho kết quả có
16,3% phá thai lặp lại ở phụ nữ 15 – 49 tuổi đã có chồng (KTC95%: 12,9 – 19,5).
Yếu tố ảnh hưởng là phá thai ở cơ sở y tế công làm giảm phá thai lặp lại
(OR=0,21; KTC95%: 0,09 – 0,49) [23].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Hoàng Đức Hạnh, Nguyễn Thị Vân Anh
được thực hiện trên 1.120 nữ công nhân ở 12 nhà máy thuộc 8 khu công nghiệp


19

trên địa bàn Hà Nội từ tháng 12/2010 – 3/2011 nhằm đánh giá thực trạng kiến
thức, thực hành về kế hoạch hóa gia đình của nữ công nhân. Kết quả cho thấy, có
72,22% sử dụng biện pháp tránh thai, tuy nhiên số người sử dụng các biện pháp
tránh thai an toàn và hiện đại còn thấp (25,91%). Tỷ lệ phá thai ở các nữ công
nhân đã lập gia đình là 13,3%, tỷ lệ nữ công nhân chưa lập gia đình đã từng phá
thai là 2,01%. Một trong những lý do dẫn đến có thai ngoài ý muốn ở lao động
nữ là do kiến thức về kế hoạch hóa gia đình bị hạn chế (57,68% người chưa từng
nghe nói về thuốc tránh thai khẩn cấp). Việc sử dụng các biện pháp tránh thai còn
hạn chế, 27,78% số phụ nữ có chồng không sử dụng biện pháp tránh thai nào
[12].
Nghiên cứu bệnh chứng được tiến hành năm 2001 tại Thành phố Hồ Chí
Minh để điều tra các yếu tố liên quan đến việc phá thai lần đầu từ 16 đến 38 tuổi
của tác giả Nguyễn Thị Diễm Vân cho thấy tuổi lớn hơn (tỉ số chênh OR = 0,84)

và đã kết hôn (OR = 0,05) giảm nguy cơ phá thai. Phân tích mô tả các hành vi
tránh thai cho thấy 41% các trường hợp chưa bao giờ sử dụng biện pháp tránh
thai và lý do không sử dụng là do thiếu kiến thức về bất kỳ loại phương tiện tránh
thai (43%) [40].
1.5.

Sơ lược địa điểm nghiên cứu
Thị xã Thuận An có diện tích tự nhiên 8.426 ha, nằm ở phía Nam của tỉnh

Bình Dương; phía Đông giáp thị xã Dĩ An, phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu
Một và thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp quận 12 (Tp. Hồ Chí
Minh), phía Nam giáp quận Thủ Đức (Tp. Hồ Chí Minh); với 10 đơn vị hành
chính (07 phường và 03 xã), dân số 382.034 người. Toàn thị xã hiện có 04 khu
công nghiệp và 02 cụm công nghiệp tập trung, thu hút 2.368 doanh nghiệp trong
và ngoài nước, trong đó số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và
cụm công nghiệp là 400 doanh nghiệp.


20

Thị xã Thuận An cũng là địa phương có số lượng công nhân lao động
đông nhất, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, trong đó có khu công nghiệp lớn
là khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 1 (Vsip 1). Theo số liệu thống kê từ
Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương trong 6 tháng đầu năm 2014 Thị Xã Thuận
An có 166.342 lao động, trong đó lao động của khu công nghiệp Vsip 1 chiếm
63,7% và lao động nữ chiếm 53,6% tổng số lao động của Thuận An [15].


21


Hình 2. Bản đồ hành chánh thị xã Thuận An


22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Thiết kế nghiên cứu

2.1.1.

Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng nghiên cứu cắt ngang mô tả

2.1.2.

Địa điểm
Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

2.1.3.

Thời gian
Tháng 8 – 12/2014

2.2.

Đối tượng nghiên cứu

2.2.1. Dân số mục tiêu

-

Tất cả nữ công nhân nhập cư từ 18 – 49 tuổi

2.2.2. Dân số chọn mẫu
-

Nữ công nhân nhập cư từ 18 – 49 tuổi đang làm việc tại các khu công
nghiệp trên địa bàn Tx. Thuận An năm 2014

2.2.3. Cỡ mẫu
-

Công thức tính

n = Z (21−α
-

2)

p (1 − p )
d2

xk

Trong đó
+ n: cỡ mẫu
+ p: tỷ lệ ước lượng (Tham khảo kết quả nghiên cứu của tác giả
Hoàng Đức Hạnh trên đối tượng nữ công nhân tại các khu công



23

nghiệp ở Hà Nội năm 2011 với tỷ lệ phá thai là 13,3% nên chọn
giá trị p = 0,133) [12]
+ Z1-α/2 = 1,96 (Mức ý nghĩa α = 0,05)
+ d = 0,05 (Sai số tương đối)
+ k = 2 (hệ số thiết kế do sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm và
phân tầng)
Thay các giá trị trên vào công thức ta được cỡ mẫu n=355 là đủ. Tuy nhiên
nghiên cứu này thực hiện lấy mẫu cùng với khảo sát về tình trạng SKSS của nữ
công nhân nhập cư tại Thuận An nên cỡ mẫu được chọn là 800 người và phân 2
nhóm (400 đối tượng có chồng và 400 đối tượng chưa có chồng)
2.2.4. Kỹ thuật chọn mẫu

Bước 1: Chọn 5/10 phường tại Thị xã Thuận An bằng phương pháp bốc
thăm ngẫu nhiên, kết quả 05 phường được chọn là: phường Lái Thiêu, phường
Bình Hòa, phường Thuận Giao, phường Bình Chuẩn và phường An Phú.
Bước 2: Tại mỗi phường chọn 2 khu phố bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên,
kết quả các khu phố được chọn là:
-

Phường Thuận Giao: chọn khu phố Hòa Lân 1 và khu phố Bình

-

Thuận 2
Phường Bình Hòa: Chọn khu phố Đồng An 2 và khu phố Bình Đức

-


2
Phường Lái Thiêu: Chọn khu phố Bình Hòa và khu phố Nguyễn

-

Trãi.
Phường Bình Chuẩn: Chọn khu phố Bình Phước B và khu phố Bình

-

Phú.
Phường An Phú: Chọn khu phố 2 và khu phố 3

Bước 3: Tại mỗi khu phố chọn 40 nữ công nhân có chồng và 40 nữ công
nhân chưa có chồng. Cách chọn như sau:


24

-

Điều tra viên chọn nhà của trưởng/phó khu phố làm điểm bắt đầu

-

xuất phát.
Ra khỏi nhà trưởng /phó khu phố đi về hướng bên phải và chọn khu
nhà trọ đầu tiên để phỏng vấn. Chọn những phòng trọ có nữ công
nhân, nếu trong phòng có nhiều nữ thì chọn người nữ đầu tiên ra mở


-

cửa và đi đến hết dãy nhà trọ.
Chọn dãy nhà trọ tiếp theo: từ nhà trọ đã điều tra xong, điều tra viên
đi về bên phải và chọn nhà trọ tiếp theo cho đến khi đủ số lượng.

2.2.5. Tiêu chí chọn mẫu
-

Tiêu chí đưa vào
Công nhân nhập cư: từ tỉnh khác đến Bình Dương
Làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp tại

địa bàn nghiên cứu
Độ tuổi từ 18 – 49 tuổi
Tạm trú tại địa phương ít nhất 6 tháng
Đồng ý tham gia nghiên cứu
-

Tiêu chí loại ra
Những người câm, điếc
Những đối tượng được chọn nhưng không phỏng vấn được và hẹn đến lần

thứ 3 vẫn không thu thập được

2.3.

Liệt kê và định nghĩa biến số


2.3.1.

Các biến số Dân số - xã hội


25

Nhóm tuổi: là biến số thứ tự, đo lường thông qua tuổi của đối tượng bằng cách
lấy năm hiện tại trừ cho năm sinh, và được phân thành 4 giá trị sau [16]:
-

Từ 18 – 24 tuổi
Từ 25 – 29 tuổi
Từ 30 – 35 tuổi
> 35 tuổi

Dân tộc: là biến nhị giá, có 2 giá trị:
-

Kinh
Khác

Tôn giáo: là biến số danh định, có 5 giá trị:
-

Phật giáo
Công giáo
Tin Lành
“Thờ Ông Bà”
Khác


Học vấn: là biến số thứ tự, gồm 5 giá trị:
-

Từ tiểu học trở xuống
Trung học cơ sở: lớp 6 đến lớp 9
Trung học phổ thông: lớp 10 đến lớp 12
Sơ cấp, trung cấp nghề
Cao đẳng, đại học trở lên

Tình trạng hôn nhân: là biến số danh định, gồm các giá trị:
-

Có chồng: là người đã được luật pháp hoặc phong tục tập quán thừa

-

nhận là có chồng
Chưa có chồng: là người chưa bao giờ lấy chồng
Ly hôn: là những người trước đây đã có chồng, nhưng vì lý do nào đó
họ đã được pháp luật cho ly hôn và hiện tại chưa tái kết hôn.


×